You are on page 1of 6

Câu 2: Anh(chị) hãy xây dựng kế hoạch thực nghiệm nhằm thu thập thông tin

cho đề tài mà anh (chị) dự định thực hiện.

BƯỚC 1: CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM.


1. Nội dung thực nghiệm: Tập trung vào nghiên cứu xu hướng tiếp
cận sản phẩm thân thiện với môi trường của sinh viên.
Cùng một thông tin những người tham gia có 3 lựa chọn tiếp cận
khác nhau: Một là tiếp cận thông qua việc tiêu dùng mua bán hằng
ngày, hai là được cho; biếu; tặng, ba là do được giới thiệu khuyên
dùng. Người tham gia được chọn 1 trong 3 hình thức trên, sau đó
tóm tắt lại những thông tin mình nhớ được ra phiếu.
Bước 1 Chuẩn bị tài liệu phục vụ thực nghiệm;
phiếu kiểm tra.
Bước 2 Người tham gia lựa chọn một trong 3 cách
tiếp cận nêu trên trong vòng 5 phút.
Bước 3 Người tham gia viết lại thông tin mình nhớ
được ra phiếu.
Bước 4 Cộng tác viên thu thập phiếu khảo sát và
đánh giá mức độ tiếp cận sản phẩm đối với
từng loại hình.

2. Mục đích thực nghiệm: Từ việc đề ra 3 cách tiếp cận, ta có thể


kiểm chứng giả thuyết đặt ra xem xu hướng sử dụng sản phẩm
thân thiện với môi trường của sinh viên hiện nay như thế nào,
đánh giá tình hình tiêu dùng chung ở đối tượng sinh viên đối với
các sản phẩm ấy từ đó có thể đưa ra những hướng đi phù hợp
nhằm nâng cao tiêu dùng sản phẩm sử dụng vật liệu thân thiện
với môi trường ở sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện
nay.

3. Đối tượng thực nghiệm:


+ Đối tượng thực nghiệm: nhu cầu sử dụng các sản phẩm sử dụng vật
liệu thân thiện với môi trường.
+ Đối tượng khảo sát: Sinh viên các trường đại học trong địa bàn thành
phố Hà Nội. Số lượng: 500 sinh viên.

4. Thời gian: tiến hành thực nghiệm vào tháng 1/2024.

5. Địa điểm thực nghiệm:


Một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội: Học viện Báo Chí và
Tuyên truyền, Đại học Ngoại thương, Đại học Tài nguyên và môi trường,
Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội.
Thời gian Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Địa điểm
1. Học Sáng thứ
viện Báo 2: 50
Chí và sinh viên
Tuyên Sáng thứ
truyền 3: 50
sinh viên
2. Đại Sáng thứ
học 2: 50
Ngoại sinh viên
thương Chiều
thứ 4: 50
sinh viên

3. Đại Sáng thứ


học Tài 2: 50
nguyên sinh viên
và môi Sáng thứ
trường 3: 50
sinh viên
4.Đại học Sáng thứ
Bách 3: 550
Khoa Hà sinh viên
Nội Chiều
thứ 4: 50
sinh viên
5. Đại Sáng thứ
học Y Hà 4: 50
Nội. sinh viên
Chiều
thứ 5: 50
sinh viên
Bảng 01: Kế hoạch thời gian, địa điểm và chỉ tiêu thực hiện nghiên cứu.
6. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm:
Từ nội dung thực nghiệm, ta có thể đánh giá kết quả theo 2 phần: nhu
cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và hiệu quả sử dụng
sản phẩm thân thiện với môi trường. Cụ thể như sau:
● Nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường: số sinh viên
chọn sử dụng sản phẩm/tổng số sinh viên tham gia.
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Dưới 10% Từ 10- Từ 30- Từ 50- Từ 70-
30% 50% 70% 100%
Rất ít hoặc Nhu Nhu cầu Nhu cầu Nhu cầu
gần như cầu trung khá cao rất cao
không có khá ít. bình
nhu cầu.
Bảng 02
● Hiệu quả sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường của sinh viên:

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5


Dưới Từ 10- Từ 30- Từ 50- Từ 70-
10% 30% 50% 70% 100%
Không Hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả
hiệu quả thấp trung cao rất cao
bình
Bảng 03
Thông qua việc đánh giá theo các tiêu chí này, ta có thể thu được kết quả
về hiện trạng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường hiện nay của
sinh viên và hiệu quả sử dụng sản phẩm này so với những sản phẩm khác
ngoài thị trường.

7.Lập kế hoạch
7.1. Tiến độ thực hiện
S Nội dung công việc Thời gian thực Người thực hiện
T hiện
T
1 Triển khai nội dung, kế hoạch Trước Nhóm nghiên
đến cả nhóm nghiên cứu. 25/12/2023 cứu
2 Chuẩn bị tư liệu, thiết bị phục Trước 3 người
vụ quá trình nghiên cứu 28/12/2023
(video, bản mp3, bài viết,
phiếu khảo sát, laptop, bút,…)
3 Liên hệ với địa điểm, thống nhất Trước 2 người
địa điểm tiến hành thực nghiệm. 30/12/2023
4 Tiến hành nghiên cứu (lịch Trong tháng Cả nhóm
trình như ở bảng 01) 1/2024 nghiên cứu
5 Xử lý kết quả, viết báo cáo Trước tháng Cả nhóm
1/2024 nghiên cứu
Bảng 04
7.2. Kế hoạch nhân lực
- Nhóm nghiên cứu: 5 người, chia thành:
+ 2 nhóm (một nhóm 3 người, một nhóm 2 người) trong bước chuẩn bị
nghiên cứu.
+ 1 nhóm trong khi tiến hành thực nghiệm.
Vị trí Số lượng Số lượng Cần tuyển Nhiệm vụ
hiện tại thêm
Thành viên 5 5 0 Thực hiện
chính thức nghiên cứu
chính trong
quá trình.
Bảng 05

Các tình huống có thể xảy ra


Tình huống Hướng giải quyết
Vì lý do khách quan hoặc chủ quan Rời lịch sang một ngày khác trong
mà không thể thực hiện thực tuần (trừ cuối tuần).
nghiệm vào một ngày trong kế
hoạch.
Số lượng người tham gia khảo sát Cách 1: Sắp xếp thêm một buổi
không đạt chỉ tiêu. khác trong tuần (trừ cuối tuần) để
hoàn thành đủ chỉ tiêu tối thiểu của
tuần.
Cách 2: bổ sung thêm một buổi
ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
để bù lại tất cả các chỉ tiêu còn
thiếu.
Thành viên nhóm có việc bận đột Đổi lịch cho nhóm khác
xuất vào ngày được phân công.
Bảng 06

Dự trù kinh phí


8.
Sau khi có được lịch trình và kế hoạch thực hiện, ta cần dự tính khoản
kinh phí cần thiết cho quá trình thực nghiệm, tạm tính như sau:
STT Mô tả Đơn vị Số Đơn Thành
lượng giá( V tiền
NĐ) (VNĐ)
1 Chi Người 5 100.00 500.00
phí đi 0 0
lại
2 Phiếu Cái 500 500 250.00
khảo 0
sát
3 Nước Thùng 1 75.000 75.000
uống
đóng
chai
Tổng 825.00
cộng 0
Bảng 07

BƯỚC 2: TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM


- Phân công các nhóm đến các địa điểm tiến hành, phân công người
giám sát và thu thập các thông tin trong quá trình thực nghiệm.
Yêu cầu:
+ Thực hiện đúng như bảng kế hoạch 01, 04.
+ Đảm bảo tính khách quan, trung thực trong khi tiến hành khảo sát.
+ Mỗi người tham gia chỉ được chọn một loại hình và hoàn thành đầy
đủ phiếu khảo sát.
+ Hoàn thành đúng chỉ tiêu đã đặt ra.
- Kịp thời phát hiện, kiểm soát và điều chỉnh các tác động của quá trình
thực nghiệm như đã chỉ ra bên trên.
- Tuân thủ các nội dung, tiêu chí đã đề ra.

BƯỚC 3: XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM


1. Xử lý kết quả:
- Đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường của sinh
viên tham gia khảo sát.
- Đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường
→ so sánh với hiệu quả sử dụng các sản phẩm khác ngoài thị trường.
- Giải thích nguyên nhân, đưa ra phương hướng và kết luận.
Dự kiến kết quả thực nghiệm
Dự kiến khuyến nghị
Sau khi xử lý số liệu và chỉ ra nguyên nhân như trên, ta có thể đưa ra một
số giải pháp như sau:
- Nghiên cứu kỹ thị trường, thị hiếu công chúng.
- Phát triển dịch vụ truyền thông trên nhiều nền tảng khác nhau để sinh
viên có thể tiếp cận một các dễ dàng.
- Tăng cường công tác tư tưởng, tuyên truyền về các sản phẩm thân thiện
với môi trường đến cho sinh viên.
2. Viết báo cáo
Sau khi hoàn tất xử lý số liệu, ta cần tổng hợp lại và viết báo cáo để
làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu “Nâng cao việc tiêu dùng sản phẩm
sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường ở sinh viên trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay”.
Bố cục bản báo cáo bao gồm những mục sau:
- Tên đề tài, mục tiêu thực hiện
- Tổng quan nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu: đưa ra số liệu sau khi xử lý
- Bàn luận: so sánh, đánh giá, bình luận
- Kết luận: dựa trên kết quả thu được theo mục tiêu có đạt hay không.
- Kiến nghị: đưa ra một số giải pháp dựa trên phần kết quả và bàn luận.
- Phụ lục, tài liệu tham khảo
3. Công bố kết quả báo cáo

You might also like