You are on page 1of 9

ÔN TẬP CHƯƠNG 1.

1. Sử dụng các thiết bị thí nghiệm


Khi làm việc với các thiết bị thí nghiệm Vật Lý cần quan sát kĩ các kí hiệu và thông số trên thiết bị để sử
dụng một cách an toàn và đúng mục đích, yêu cầu kĩ thuật.
Một số kí hiệu trên các thiệt bị thí nghiệm
Kí Hiệu Mô tả Kí Hiệu Mô Tả
DC hoặc dấu − Dòng điện một chiều “+” hoặc màu đỏ Cực dương
AC hoặc dấu ~ Dòng điện xoay chiều “ − ” hoặc màu xanh Cực âm

Input (I) Đầu vào Dụng cụ đặt đứng

Output Đầu ra Tránh sáng năng mặt Trời

Bình kí nén áp suất


Dụng cụ dễ vỡ
cao

Không được phép bỏ vào


Cảnh báo tia laser
thùng rác

Nhiệt độ cao Lưu ý cẩn thận

Từ trường Chất độc sức khỏe

Nơi nguy hiểm về


Nơi có chất phóng xạ
điện
Cần đeo mặt nạ phòng
Chất dễ cháy
độc

Cảnh báo vật sắc nhọn Cấm lửa

QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM


Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.
Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sử cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cầm hoặc tháo thiết bị điện.
Chỉ cắm dây cắm của thiết bị điện vào ổ khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế
của dụng cụ.
Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại.
Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ hỗ trợ.
Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia
laser.
Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàn các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng
nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.
PHÉP ĐO TRỰC TIẾP VÀ PHÉP ĐO GIÁN TIẾP

Phép đo trực tiếp: Đo trực tiếp một đại lượng bằng dụng cu đo, kết quả được đọc trực tiếp trên dụng cu đo
đó.
Phép đo gián tiếp: Đo một đại lượng không trực tiếp mà thông qua công thức liên hệ với các đại lượng có
thể đo trực tiếp.

SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO

1. Phân loại sai số


a) Sai số hệ thống
Các dụng cụ đo các đại lượng Vật Lý luôn có sự sai lệch do đặc
điểm và cấu tạo của dụng cụ gây ra. Sự sai lệch này gọi là sai số hệ
thống.
Sai số hệ thống có tính quy luật và lặp lại ở tất cả các lần đo.
Đối với một số dụng cụ, sai số hệ thống thường xác định bằng
một nửa độ chia nhỏ nhất hoặc bằng một độ chia nhỏ nhất.
b) Sai số ngẫu nhiên
Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất phát từ sai sót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc từ những yếu tố bên
ngoài.
Để khắc phục sai số ngẫu nhiên, người ta thường tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số để lấy giá trị
trung bình
Khi đo n lần cùng một đại lượng A, giá trị trung bình được tính là
A + A2 + ... + An
A= 1
n
2. Các xác định sai số của phép đo
a) Sai số tuyệt đối
Được xác định bằng hiệu số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của môi lần đo.
Ai = A − Ai
Với Ai là giá trị đo lần thứ i
Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được tính theo công thức
A + A2 + ... + An
A = 1
n

Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên
A = A + Adc
b) Sai số tỉ đối (tương đối)
Sai số tỉ đối của phép đo là tỉ lệ phần trăm giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đó.
A
A= .100%
A
Sai số tỉ đối cho biết mức độ chính xác của phép đo.
3. Cách xác định sai số phép đo gián tiếp
Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng
Nếu X + Y + Z thì X = Y + Z
Sai số tỉ đối của một tích hay một thương bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.
Y
Nếu A = X . thì  A =  X +  Y +  Z
Z
m
Y
Nếu A = X n . k thì  A = m. X + n. Y + k. Z
Z
4. Cách ghi kết quả đo
Kết quả đo đại lượng A được ghi dưới dạng một khoảng giá trị
A = A ± A
+ A : là sai số tuyệt đối thường được viết đến chữ số có nghĩa tới đơn vị của ĐCNN trên dụng cụ đo.
+ Giá trị trung bình A được viết đến bậc thập phân tương ứng với A .
Bài tập ví dụ
Ví dụ 1 : Quan sát các hình sau và phân tích các nguyên nhân gây ra sai số của phép đo trong các trường
hợp được nêu

Ví dụ 2 : Quan sát hình bên, hãy xác định sai số dụng cụ


của hai thước đo

Ví dụ 4 : Cho bảng số liệu thể hiện kết quả đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân đồng hồ. Em hãy xác định
sai số tuyệt đố ứng với từng lần đo, sai số tuyệt đối và sai số tương đối của phép đo. Biết sai số dụng cụ là 0,1 kg
Lần đo m (Kg) ∆𝒎 (kg)
1 4,2 -
2 4,4 -
3 4,4 -
4 4,2 -
Trung bình ̅ =?
𝒎 ̅̅̅̅̅ = ?
∆𝒎
Ví dụ 7 : Hai người cùng đo chiều dài của cánh cửa sổ, kết quả thu được như sau:
- Người thứ nhất: d = 120 1 cm
- Người thứ hai: d = 120  2 cm
Trong hai người, ai là người đo chính xác hơn ? Vì sao ?
Ví dụ 10 : Một vật chuyển động thẳng đều với quãng đường đi được s = 15, 4  0,1 m trong thời gian t = 4, 0  0,1 s
s
. Biết tốc độ của vật chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức v =
t
a) Phép đo tốc độ của vật có sai số tỉ đổi và sai số tuyệt độ bằng bao nhiêu ?
b) Viết kết quả phép đo tốc độ của vật.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1,2.


Đề 1.
Câu 1. Gia tốc trong chuyển động biến đổi có đơn vị là
A. m.s2. B. m/s. C. m/s2. D. m.s.
Câu 2. Quy tắc nào sau đây không đảm bảo an toàn trong phòng thực hành?
A.Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị. B.Tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên.
C.Tắt công tắc nguồn thiết bị trước khi cắm điện và sau khi tháo điện.
D.Tiếp xúc với nơi có cảnh báo nguy hiểm về điện.
Câu 3. Đạn sẽ đạt tầm xa tối đa, nếu nó được bắn ở góc
A.300. B. 470. C. 900. D. 450.
Câu 4. Bạn A đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía Đông. Đến bến xe, bạn lên xe bus
đi tiếp 8 km về phía Nam. Độ dịch chuyển tổng hợp của bạn A có độ lớn là
A. 10 km. B. 2 km. C. 14 km. D. 8 km.
Câu 5. Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính tốc độ của
vật khi chạm đất là
gh
A. v = 2 gh . B. v = 2gh . C. v = gh . D. v = .
2
Câu 6. Một quả bóng tennis đang bay với vận tốc 25 m/s theo hướng Đông thì chạm vào tường chắn và
bay trở lại với vận tốc 15 m/s theo hướng Tây. Chọn chiều dương theo hướng Đông. Độ thay đổi vận tốc của quả
bóng có giá trị
A. 10 m/s. B. – 10 m/s. C. 40 m/s. D. – 40 m/s.
Câu 7. Khi lái xe trên đường, người lái chỉ mất tập trung một khoảng thời gian rất nhỏ cũng có thể gây ra
va chạm không mong muốn. Khi một người hắt hơi mạnh, mắt của người đó có thể nhắm lại trong 0,50 s. Nếu
người đó đang lái xe với tốc độ 90 km/h thì xe sẽ đi được bao nhiêu mét trong khoảng thời gian nhắm mắt đó?
A.12,5 m. B. 180 m. C. 50 m. D. 45 m.
Câu 8. Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với tốc độ 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với tốc độ 40 km/h. Tốc
độ trung bình của xe là
A. 34 km/h. B. 35 km/h. C. 30 km/h. D. 40 km/h.
Câu 9. Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi độ dịch chuyển
của bạn A là bao nhiêu?
A. 2 km. B. 4 km. C. 0 km. D. 3 km.
Câu 10. Để xác định thời gian đi của bạn A trong quãng đường 100 m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây,
ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo 1 2 3
Thời gian (s) 35,20 36,15 35,75
Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số ngẫu nhiên tuyệt đối trung bình trong phép đo
này là bao nhiêu?
A. 0,33 s. B. 0,31 s. C. 0,32 s. D. 0,30 s.
Câu 11. Một chiếc ô tô đang chạy với vận tốc 25 m/s thì chạy chậm dần. Sau 10 s vận tốc của ô tô chỉ còn
10 m/s. Gia tốc của ô tô là
A. –1,5 m/s2. B. 1,5 m/s2. C. 3,5 m/s2. D. –3,5 m/s2.
Câu 12. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s thì bắt đầu tăng tốc. Biết rằng sau 10s kể từ khi
tăng tốc, xe đạt vận tốc là 15 m/s. Gia tốc của xe là bao nhiêu?
A. 0,4 m/s2. B. 0,5 m/s2. C. 0,6 m/s2. D. 0,7 m/s2.
Câu 13. Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Khoảng
thời gian để xe đạt được vận tốc 36 km/h là
A. 360 s. B. 200 s. C. 300 s. D. 100 s.
Câu 14. Một vật nặng rơi từ độ cao 20 m xuống mặt đất, lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là
A. 1 s. B. 2 s. C. 3 s. D. 4 s.
Câu 15. Một người đang ở phía Tây của một cái hồ và muốn bơi ngang qua để đến vị trí ở phía Đông, đối
diện với vị trí xuất phát của mình. Người này có thể bơi với tốc độ 1,9 m/s khi nước hồ lặng. Biết rằng lá cây trôi
trên mặt nước hồ được 4,2 m về hướng Nam trong 5,0 s. Người này sẽ phải bơi theo hướng nào để đến vị trí đối
diện trực tiếp với vị trí của anh ta?
A.770 hướng Đông – Bắc. B. 230 hướng Đông – Bắc. C. 260 hướng Đông – Bắc. D. hướng Đông.
Câu 16. Một viên bi bay với tốc độ 25,0 m/s vuông góc với một bức tường và bật ngược lại với tốc độ 22,0 m/s.
Nếu viên bi tiếp xúc với tường trong thời gian 3,50 ms (1 ms = 10-3 s). Chọn chiều dương hướng vào trong bức
tường, vuông góc với tường thì gia tốc trung bình của nó trong khoảng thời gian này là
A.– 0,86 m/s2. B. –1,34.104 m/s2. C. 0,86 m/s2. D. 1,34.104 m/s2.
Câu 17. Một máy bay đạt vận tốc 110 m/s mới có thể cất cánh. Nếu chiều dài của đường băng là 2,4 km và máy
bay tăng tốc đều từ điểm dừng ở một đầu đến khi rời mặt đất ở đầu kia thì gia tốc tối thiểu phải có để cất cánh là
A.2,5 m/s2. B. 2,3.10-2 m/s2. C. 22,9 m/s2. D.5,0 m/s2.
Câu 18. Cảnh sát giao thông có thể ước tính tốc độ của các xe ô tô liên quan đến vụ tai nạn bằng độ dài của vết
trượt do lốp xe trượt và để lại trên mặt đường. Tại hiện trường vụ tai nạn, vết lốp được tìm thấy dài 50 m. Thử
nghiệm trên mặt đường này cho thấy loại ô tô đó có gia tốc trong khoảng cách dừng lại là – 9 m/s2. Tốc độ của
xe trước khi hãm phanh vào cỡ
A.30 km/h. B. 108 km/h. C.76 km/h. D. 70 km/h.
Đề 2
Câu 1. (Sách BT Cánh Diều). Hai đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ ?
A.Quãng đường và tốc độ.B. Độ dịch chuyển và vận tốc.
C.Quãng đường và độ dịch chuyển. C. Tốc độ và vận tốc.
Câu 2. Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp ?
(1) Dùng thước đo chiều cao.
(2) Dùng cân đo cân nặng.
(3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước.
(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe.
A.(1), (2). B.(1), (2), (4). C.(2),(3), (4). D.(2),(4).
Câu 3. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng?
A.Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
B.Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận.
C.Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
D.Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.
Câu 4. (Sách BT Cánh Diều). Một vật chuyển động trên một đường thẳng Ox, chiều dương là trục Ox.
Trong một khoảng thời gian xác định, trường hợp nào sau đây độ lớn vận tốc trung bình của vật có thể nhỏ hơn
tốc độ trung bình của nó ?
A.Vật chuyển động theo chiều dương và không đổi chiều.
B.Vật chuyển động theo chiều âm và không đổi chiều.
C.Vật chuyển động theo chiều dương và sau đó đảo ngược chiều chuyển động của nó.
D. Không có điều kiện nào thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
Câu 5. Số đo chiều dài của cây bút chì ở hình bên dưới là

A. 6,0  0,3 ( cm ) . B.
6  0,3 ( cm ) . C. 6,0  0,5 ( cm ) . D. 6  0,5 ( cm ) .
Câu 6. (Sách BT Cánh Diều). Một con nhện bò dọc theo hai cạnh của một chiếc bàn hình chữ nhật. Biết
hai cạnh bàn có chiều dài lần lượt là 0,8 m và 1,2 m. Độ dịch chuyển của con nhện khi nó đi được quãng đường
2,0 m là
A.1,4 m. B. 1,5 m. C. 1,6 m. D. 1,7 m.
Câu 7. (Sách BT Cánh Diều). Hình bên là độ thị dịch chuyển theo
thời gian của ô tô chuyển động thẳng theo một hướng xác định. Ô tô đi với d
tốc độ lớn nhất trong đoạn đường nào ? 4
3
A.1. B. 2.
C. 3. D. 4. 2
1
t
0
Câu 8. (Sách BT Cánh Diều). Độ dốc của đồ thị vận tốc theo thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào
sau đây ?
A.Vận tốc. B. Độ dịch chuyển. C. Quãng đường. D. Gia tốc.
Câu 9. (Sách BT Cánh Diều). Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại
lượng nào sau đây ?
A.Thời gian. B. Gia tốc. C. Độ dịch chuyển. D. Vận tốc.
Câu 10. (Sách BT CTST). Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn
chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. a > 0, v > 0. B. a < 0, v < 0. C. a > 0, v < 0. D. a < 0, v > 0.
Câu 11. (Sách BT CTST). Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới
đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v = 7. B. v = 6t2 + 2t – 2. C. v = 5t – 4. D. v = 6t2 – 2.
Câu 12. (Sách BT Cánh Diều). Nếu vận tốc ban đầu của một vật bằng không và quãng đường vật đi được
trong thời gian t và gia tốc 9,8 m/s2 sẽ là
A.2,9 t2. B. 3t2. C. 4t2. D. 4,9 t2.
Câu 13. (Sách BT KNTT). Đồ thị vận tốc – thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia
tốc là lớn nhất?

A. Hình a. a) B. Hình b. b) C. Hình c.c) D. Hình


d) d.
Câu 14. (Sách BT KNTT). Chuyển động thẳng chậm dần đều có tính chất nào sau đây?
A. Độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian. B. Tốc độ giảm đều theo thời gian.
C. Gia tốc giảm đều theo thời gian. D. Cả ba tính chất trên.
Câu 15. (Sách BT CTST).Trong chuyển động thẳng biến đổi đều gia tốc
A. có giá trị bằng 0. B. có giá trị biến thiên theo thời gian.
C. là một hằng số khác 0. D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.
Câu 16. (Sách BT CTST). Quan sát đồ thị (v – t) trong hình dưới của
một vật đang chuyển động thẳng và cho biết quãng đường vật đi được trong
khoảng thời gian nào là lớn nhất?
A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 1 s.
B. Trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s.
C. Trong khoảng thời gian từ 2 s đến 3 s.
D. Trong khoảng thời gian từ 3 s đến 4 s.

Đề 3
Câu 1. Ý nào dưới đây không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời
sống?
A. Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế. B. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. D. Định hướng tư tưởng, phát triển hệ thống chính trị.
Câu 2. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ
thuật?
A. Vật lí có ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác dụng làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
B. Vật lí đem lại cho con người những lợi ích tuyệt vời và không gây ra một ảnh hưởng xấu nào.
C. Kiến thức vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu.
D. Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.
Câu 3. Thiết bị nào sau đây có ứng dụng kiến thức về nhiệt là chủ yếu?
A. Điện thoại. B. Nhiệt kế. C. Cân điện tử. D. Ti vi.
Câu 4. Kiến thức về từ trường Trái Đất được dùng để giải thích đặc điểm nào của loài chim di trú?
A. Xác định hướng bay. B. Làm tổ. C. Sinh sản. D. Kiếm ăn.
Câu 5. Kết luận nào sau đây về ô tô điện là chưa đúng?
A. Hoạt động bằng pin acquy. B. Thân thiện với môi trường.
C. Hoạt động bằng nhiên liệu. D. Hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời.
Câu 6. Hoạt động y tế nào dưới đây không sử dụng các thành tựu của vật lí?
A. Chụp X - quang. B. Chữa tật khúc xạ của mắt bằng laze. C. Lấy thuốc theo đơn. D. Xạ trị.
Câu 7. Phương pháp thực nghiệm gồm các bước nào sau đây?
A. Quan sát, suy luận, kết luận
B. Xác định đối tượng nghiên cứu, xây dựng mô hình, kiểm tra mô hình, điều chỉnh mô hình, kết luận.
C. Xác định vấn đề nghiên cứu, quan sát thu thập thông tin, đưa ra dự đoán, thí nghiệm kiểm tra, kết luận.
D. Xác định đối tượng nghiên cứu, quan sát thu thập thông tin, đưa ra dự đoán, kết luận.
Câu 8. Khi nói về những quy tắc an toàn khi làm việc với phóng xạ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ. B. Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ.
C. Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể.
D. Mang áo phòng hộ và không cần đeo mặt nạ.
Câu 9. Chọn đáp án sai. Cần tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành nhằm mục đích
A. tạo ra nhiều sản phẩm mang lại lợi nhuận
B. hạn chế các trường hợp nguy hiểm như: đứt tay, ngộ độc,…
C. tránh được các tổn thất về tài sản nếu không làm theo hướng dẫn. D. chống cháy, nổ.
Câu 10. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.
B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
C. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
Câu 11. Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo
hộ.
B. Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
C. Được phép tiến hành thí nghiệm khi đã mang đồ bảo hộ.
D. Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.
Câu 12. Kí hiệu DC hoặc dấu “-” mang ý nghĩa là
A. dòng điện 1 chiều. B. dòng điện xoay chiều. C. cực dương. D. cực âm.
Câu 13. Kí hiệu AC hoặc dấu “~” mang ý nghĩa là
A. dòng điện 1 chiều B. dòng điện xoay chiều.C. cực dương D. cực âm.
Câu 14. Kí hiệu “+” hoặc màu đỏ mang ý nghĩa là
A. đầu vào. B. đầu ra. C. cực dương. D. cực âm.
Câu 15. Kí hiệu “–” hoặc màu xanh mang ý nghĩa là
A. đầu vào. B. đầu ra. C. cực dương. D. cực âm.
Câu 16. Kí hiệu “Input (I)” mang ý nghĩa là
A. đầu vào. B. đầu ra. C. cực dương. D. cực âm.
Câu 17. Kí hiệu “Output” mang ý nghĩa là
A. đầu vào. B. đầu ra. C. cực dương. D. cực âm.

Câu 18. Kí hiệu mang ý nghĩa:


A. Không được phép bỏ vào thùng rác. B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
C. Dụng cụ đặt đứng. D. Dụng cụ dễ vỡ.

Câu 19. Kí hiệu mang ý nghĩa:


A. Không được phép bỏ vào thùng rác. B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
C. Dụng cụ đặt đứng. D. Dụng cụ dễ vỡ.

Câu 20. Kí hiệu mang ý nghĩa:


A. Không được phép bỏ vào thùng rác. B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
C. Dụng cụ đặt đứng. D. Dụng cụ dễ vỡ.
Câu 21. Kí hiệu mang ý nghĩa:
A. Không được phép bỏ vào thùng rác. B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
C. Dụng cụ đặt đứng. D. Dụng cụ dễ vỡ.

Câu 22. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Bình chữa cháy. B. Chất độc môi trường. C. Bình khí nén áp suất cao. D. Dụng cụ dễ vỡ.

Câu 23. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.B. Nhiệt độ cao. C. Cảnh báo tia laser. D. Nơi có chất phóng xạ.

Câu 24. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.B. Nhiệt độ cao.C. Cảnh báo tia laser. D. Nơi có nhiều khí độc.

Câu 25. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Lưu ý cẩn thận. B. Lối thoát hiểm. C. Cảnh báo tia laser. D. Cảnh báo vật sắc, nhọn.

Câu 26. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Chất độc môi trường. B. Cần mang bao tay chống hóa chất. C. Chất ăn mòn.D. Cảnh báo vật sắc, nhọn.

Câu 27. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Nhiệt độ cao. B. Nơi cấm lửa. C. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. D. Chất dễ cháy.

Câu 28. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Chất độc sức khỏe. B. Chất ăn mòn. C. Chất độc môi trường. D. Nơi có chất phóng xạ.

Câu 29. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Chất độc sức khỏe. B. Lưu ý cẩn thận. C. Chất độc môi trường. D. Nơi có chất phóng xạ.

Câu 30. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Nơi nguy hiểm về điện. B. Lưu ý cẩn thận. C. Cẩn thận sét đánh. D.
Cảnh báo tia laser.

Câu 31. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Nơi nguy hiểm về điện. B. Từ trường. C. Lưu ý vật dễ vỡ. D. Nơi có chất
phóng xạ.

Câu 32. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Nhiệt độ cao. B. Nơi cấm lửa. C. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. D. Chất dễ cháy.

Câu 33. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Nơi có chất phóng xạ. B. Nơi cấm sử dụng quạt. C. Tránh gió trực tiếp. D. Lối thoát hiểm.

Câu 34. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Chất độc sức khỏe. B. Chất ăn mòn. C. Chất độc môi trường. D. Nơi rửa tay.

Câu 35. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Lối đi vào phòng thí nghiệm. B. Phải rời khỏi đây ngay.
C. Phòng thực hành ở bên trái. D. Lối thoát hiểm.

Câu 36. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Cần đeo mặt nạ phòng độc. B. Cần mang đồ bảo hộ cơ thể, chống hóa chất, chống nước.
C. Cần mang kính bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người trong phòng TN.
D. Cần sử dụng bao tay chống hóa chất, chống khuẩn.

Câu 37. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Cần đeo mặt nạ phòng độc. B. Cần mang đồ bảo hộ cơ thể, chống hóa chất, chống nước.
C. Cần mang kính bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người trong phòng TN.
D. Bao tay chống hóa chất, chống khuẩn.

Câu 38. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Cần đeo mặt nạ phòng độc. B. Cần mang đồ bảo hộ cơ thể, chống hóa chất, chống nước.
C. Cần mang kính bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người trong phòng TN.
D. Bao tay chống hóa chất, chống khuẩn.

Câu 39. Biển báo mang ý nghĩa:


A. Cần đeo mặt nạ phòng độc. B. Cần mang đồ bảo hộ cơ thể, chống hóa chất, chống nước.
C. Cần mang kính bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người trong phòng TN.
D. Bao tay chống hóa chất, chống khuẩn.
Câu 40. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, học sinh cần
A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành. B. tự xử lí và không báo với giáo viên.
C. nhờ bạn xử lí sử cố. D. tiếp tục làm thí nghiệm.
Câu 41. Trong bài thực hành có sử dụng mạch điện nhưng khi lắp ráp xong mạch điện, báo cáo giáo viên phụ
trách rồi cắm vào nguồn điện nhưng mạch không vào điện thì học sinh cần
A. kiểm tra lại mạch điện. B. ngắt mạch điện ra khỏi nguồn sau đó kiểm tra mạch điện và nguồn điện.
C. kiểm tra nguồn điện. D. ngắt mạch điện ra khỏi nguồn.
Câu 42. Khi phòng thực hành xuất hiện cháy thì ta cần phải
A. ngắt điện, di chuyển các chất dễ cháy ra ngoài và chống cháy lan, cứu người, cứu tài sản, dập tắt đám cháy.
B. chạy ra khỏi phòng, đi tìm thêm người đến dập đám cháy.
C. ngắt nguồn điện, dùng nước dập đám cháy. D. dùng nước dập đám cháy.
Câu 43. Hoạt động nào sau đây không được làm sau khi kết thúc giờ thí nghiệm?
A. vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm.
B. sắp xếp gọn gàng các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.
C. bỏ chất thải thí nghiệm vào nới quy định.
D. để các thiết bị nối với nguồn điện giúp duy trì năng lượng.
Câu 44. Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào tuân thủ theo nguyên tắc an toàn khi làm việc với các
nguồn phóng xạ
A. sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, găng tay, mũ, áo chì.
B. ăn uống, trang điểm trong phòng nơi có chất phóng xạ.
C. đổ rác thải phóng xạ ra khu vực rác thải sinh hoạt. D. tiếp xúc trục tiếp với chất phóng xạ.
Câu 45. Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm. B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

You might also like