You are on page 1of 69

MODULE S2.

8: KHOA HỌC THẦN KINH VÀ HÀNH VI


iRAT/tRAT – TBL 1 – YK1
Tình huống 1:
Bà M 63 tuổi, than phiền thỉnh thoảng có cảm giác tê bì ở các đầu ngón chân từ 1 tháng nay. Khi khám, bác sĩ
phát hiện bà M bị giảm cảm giác rung ở ngón chân cái và mắt cá chân cả 2 bên, giảm cảm giác đau ở hai chân khi
khám bằng kim đầu tù.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Cảm giác rung được dẫn truyền thông qua:
A. Bó thon và bó chêm.
B. Bó tuỷ đồi thị trước – bên.
C. Bó tuỷ - tiểu não trước – bên.
D. Bó vỏ tuỷ.
Câu 2: Cảm giác đau được dẫn truyền thông qua:
A. Bó thon và bó chêm.
B. Bó tuỷ đồi thị bên.
C. Bó tuỷ - tiểu não trước – sau.
D. Bó vỏ tuỷ.
Câu 3: Đặc điểm của cảm giác đau:
A. Là cảm giác nông chỉ có receptor ở da và niêm mạc.
B. Có tính thích nghi.
C. Cho nhánh bên vào cấu tạo lưới để hoạt hóa toàn bộ vỏ não.
D. Đường dẫn truyền cảm giác đau bắt chéo ở hành não.
Tình huống 2:
Chị B 16 tuổi, được đưa vào phòng khám cấp cứu vì bị hất văng khỏi xe máy sau một tai nạn xe máy – ô tô, bị
một mảnh kim loại tách rời đâm ngang vùng xương sống ngực. Phim chụp cắt lớp vi tính sau nhập viện cho thấy
đầu của mảnh kim loại nằm trong ống sống, vùng cột sau tuỷ sống, nằm lệch về bên trái ngang mức D7.
Câu hỏi MCQ
Câu 4: Triệu chứng rối loạn cảm giác có khả năng gặp trên người bệnh này?
A. Mất cảm giác rung và cảm giác tư thế khớp ở chân trái.
B. Mất cảm giác rung và tư thế khớp ở chân phải.
C. Mất cảm giác đau ở chân trái.
D. Mất cảm giác đau ở chân phải.
Câu 5: Nhận định đúng nhất về dẫn truyền cảm giác sâu (Proprioception) ở chi và thân mình:
A. Các sợi có kích thước lớn là các sợi hướng tâm (Ia), Ib và II.
B. Thụ cảm thể quan trọng là thể Golgi và thoi cơ.
C. Một số sợi có thể có tiếp nối synap trực tiếp với neuron vận động mà không tiếp tục đi lên cao hơn.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Liên quan đến con đường dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào trung ương, nhận định nào sau đây là
đúng:
A. Được dẫn truyền qua bó Goll và Burdach.
B. Khi vào tủy, bắt chéo qua mép xám trước sang cột tủy đối bên rồi tiếp tục đi lên.
C. Không vào trong chất xám tủy mà dừng ngay ở chất trắng cột sau bên tủy đi thẳng lên hành não cùng bên.
D. Trung tâm của cảm giác đau nằm ở vỏ não thùy đỉnh.
Tình huống 3:
Anh L 27 tuổi đến khám vì than phiền về cảm giác đau xuất hiện từ cột sống lưng lan ra phía trước (ngang rốn),
tăng lên trong các động tác ho, hít sâu và rặn. Hai tuần nay, anh L phát hiện yếu dần chân phải, đi lại khó khăn.
Khám cảm giác phát hiện: có ranh giới rối loạn cảm giác ở bên phải, mức ngang rốn, giảm cảm giác đau, nhiệt ở
chân bên trái, mất cảm giác rung ở chân bên phải.
Câu hỏi MCQ
Câu 7: Đường dẫn truyền cảm giác xúc giác ở chặng thứ nhất thực hiện bởi:
A. Sợi A alpha và C.
B. Sợi Aδ và C.
C. Sợi Aβ và C.
D. Sợi B và C.
Câu 8: Hiện tượng mất cảm giác rung chân bên phải có thể do tổn thương:
A. Liềm giữa.
B. Nhân thon và nhân chêm.
C. Cột sau của tuỷ sống.
D. Tất cả các vị trí trên.
Câu 9: Phân ly cảm giác trong hội chứng rỗng tuỷ (tổn thương ống trung tâm tủy) có đặc trưng:
A. Vùng có rối loạn cảm giác cao hơn so với đốt rỗng tuỷ.
B. Còn cảm giác xúc giác (sờ), mất cảm giác đau, nóng lạnh.
C. Còn cảm giác sâu, mất cảm giác nóng lạnh.
D. Do tổn thương tuỷ sống ở xa khu vực ống trung tâm.
Câu 10: Liên quan đến khám cảm giác rung, nhận định nào sau đây là đúng;
A. Đặt âm thoa vào các bắp cơ, nơi có khối cơ lớn.
B. Có thể sử dụng cán của búa phản xạ để khám trong trường hợp không có âm thoa.
C. Đánh giá dựa vào thời gian tiếp nhận cảm giác rung của người bệnh.
D. Gặp trong tổn thương cột tủy bên.

tAPP – TBL 1 – YK1


Tình huống 4:
Anh L 27 tuổi đến khám vì than phiền về cảm giác đau xuất hiện từ cột sống lưng lan ra phía trước (ngang rốn),
tăng lên trong các động tác ho, hít sâu và rặn. Hai tuần nay, anh L phát hiện yếu dần chân phải, đi lại khó khăn.
Khám cảm giác phát hiện: có ranh giới rối loạn cảm giác ở bên phải, mức ngang rốn, giảm cảm giác đau, nhiệt ở
chân bên trái, mất cảm giác rung ở chân bên phải.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Hội chứng lâm sàng nào sau đây giải thích được các triệu chứng của người bệnh:
A. Hội chứng tổn thương cột tuỷ trước.
B. Hội chứng Brown Séquard.
C. Hội chứng rỗng tuỷ (tổn thương tủy trung tâm).
D. Hội chứng cột tủy sau.
Câu 2: Vị trí định khu tổn thương của người bệnh:
A. D11 - D12.
B. D5 - D6.
C. D9 - D10.
D. D7 - D8.
Tình huống 5:
Cô B 16 tuổi, được đưa vào phòng khám cấp cứu vì bị hất văng khỏi xe máy sau một tai nạn xe máy – ô tô, bị
một mảnh kim loại tách rời đâm ngang vùng xương sống ngực. Phim chụp cắt lớp vi tính sau nhập viện cho thấy
đầu của mảnh kim loại nằm trong ống sống, vùng cột sau tuỷ sống, nằm lệch về bên trái ngang mức đốt sống ngực
D7.
Câu hỏi MCQ
Câu 3: Giả sử mảnh kim loại đi sâu hơn và làm tổn thương hoàn toàn nửa tuỷ bên trái của người bệnh, bạn dự kiến
người bệnh sẽ có ranh giới rối loạn cảm giác như thế nào
A. Ngang mức khoanh tủy D7 bên phải.
B. Ngang mức khoanh tủy D8 - D9 bên trái.
C. Ngang mức khoanh tủy D8 - D9 bên phải.
D. Ngang mức khoanh tủy D5 - D6 bên trái.
Câu 4: Vị trí của thân neuron cảm nhận trực tiếp cảm giác rung nằm ở:
A. Rễ bụng tuỷ sống.
B. Sừng sau tuỷ sống.
C. Rễ lưng tuỷ sống.
D. Sừng trước tuỷ sống.
Câu 5: Nhận định nào về các đường dẫn truyền cảm giác sau đây là ĐÚNG
A. Đường dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức gồm bó Gower (tiểu não trước) và bó Flechsig (tiểu não sau).
B. Bó tủy đồi thị bên dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ.
C. Đường dẫn truyền cảm giác sâu không có ý thức gồm bó Goll (thon) và bó Burdach (chêm).
D. Bó tủy đồi thị trước dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ.
iRAT/tRAT – TBL 1 – YK2
Tình huống 1:
Bệnh nhân nữ 40 tuổi, vào viện vì liệt 2 tay và đau cột sống cổ. Bệnh diễn biến nặng dần từ 6 tháng nay. Kèm
theo đi lại khó khăn, và bắt đầu có rối loạn tiểu tiện (tiểu khó, tiểu không hết bãi). Khi khám lâm sàng phát hiện
bệnh nhân teo cơ bàn tay 2 bên. Cơ lực ngọn chi 2 tay 3/5, cơ lực gốc chi 2 tay 4/5. Cơ lựa 2 chân 4/5. Tăng phản
xạ gân xương ở tứ chi và dấu hiệu Babinski (+) 2 bên. Phim chụp MRI cột sống cổ của bệnh nhân cho thấy bệnh
nhân có khối u nội tuỷ dạng Ependynoma.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Hiện tượng teo cơ bàn tay của bệnh nhân này do nguyên nhân
A. Tổn thương cột trước tuỷ sống.
B. Tổn thương cột sau tuỷ sống.
C. Tổn thương sừng trước tuỷ sống.
D. Tổn thương cột bên tuỷ sống.
Câu 2: Nhận định đúng về dấu hiệu Babinski ở bệnh nhân này
A. Được giải thích bởi sự mất kiểm soát của các Neuron vận động cao hơn từ vỏ não do tổn thương bó tháp.
B. Do tổn thương bó đỏ tuỷ.
C. Là dấu hiệu chắc chắn bệnh nhân có tổn thương thần kinh vận động.
D. Do tổn thương bó lưới tuỷ.
Câu 3: Chênh lệch cơ lực tay và chân ở người bệnh này liên quan tới
A. Tổn thương ưu thế phía sau của tuỷ sống.
B. Tổn thương ưu thế phía trước của cột sống.
C. Tổn thương ưu thế lan rộng từ tuỷ trung tâm.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 1 (tAPP): Hội chứng tổn thương của người bệnh này là:
A. Hội chứng rỗng tuỷ.
B. Hội chứng Brown Séquard.
C. Hội chứng tổn thương tuỷ toàn bộ.
D. Không có đáp án nào chính xác.
Tình huống 2:
Ông K 50 tuổi, xuất hiện triệu chứng đau vùng cổ lan xuống tay phải từ một tuần nay. Khám lâm sàng phát hiện
yếu các cơ yếu cơ tam đầu, duỗi cổ tay quay dài - ngắn, duỗi chung các ngón tay đồng thời thấy giàm cảm giác vùng
mặt mu tay ngón cái và giữa bên phải, mất phản xạ tam đầu cánh tay bên phải. Ngoài ra, không thấy bất thường nào
khác.
Câu hỏi MCQ
Câu 4: Nhận định về vị trí tổn thương nào sau đây là phù hợp trong trường hợp này:
A. Tổn thương lan rộng từ ống trung tâm của tuỷ sống.
B. Tổn thương rễ thần kinh cổ.
C. Tổn thương cột tủy sau.
D. Tổn thương sừng trước tủy.
Câu 5: Bệnh nhân trên được chụp phim cộng hưởng từ cột sống có hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn
ép đường ra của rễ thần kinh, chèn ép nhẹ tủy cổ ngang mức. Vị trí thoát vị nào là phù hợp với các mô tả trên:
A. C3-C4.
B. C7-T1.
C. C5-C6.
D. C6-C7.
Câu 6: Cảm giác đau được dẫn truyền thông qua:
A. Bó thon và bó chêm.
B. Bó tuỷ đồi thị trước – bên.
C. Bó tuỷ - tiểu não trước – bên.
D. Bó vỏ tủy.
Câu 2 (tAPP): Bệnh nhân được chụp MRI, một thoát vị đĩa đệm cột sống ngang mức giữa thân đốt sống C6 và C7.
Thoát vị này sẽ chèn ép vào:
A. Rễ thần kinh C6 bên phải. B. Rễ thần kinh C7 bên phải.
C. Rễ thần kinh C6 bên trái. D. Rễ thần kinh C7 bên trái.
Tình huống 3:
Bệnh nhân nam 40 tuổi, đến khám vì rối loạn dáng đi và yếu 2 chân. Bệnh nhân than phiền từ 1 năm nay xuất
hiện các cơn đau và co thắt cơ ở tứ chi. Đi lại loạng choạng mất thăng bằng với cảm giác bồng bềnh. 2 chân yếu dần
làm người bệnh phải dùng gậy chống để đi lại. Khám lâm sàng thấy bệnh nhân yếu 2 chân cơ lực 4/5. Tăng phản xạ
gân xương 2 chân. Mất cảm gíac rung ở 2 chân. Nghiệm pháp Romberg cho thấy hiện tượng mất thăng bằng rõ khi
nhắm mắt. Các phần thăm khám thần kinh khác đều bình thường, ngoại trừ bác sĩ ghi nhận bệnh nhân mất phản xạ
đồng tử với ánh sáng nhưng còn phản xạ co đồng tử trong chức năng nhìn hội tụ.
Câu hỏi MCQ
Câu 7: Cấu trúc dẫn truyền cảm giác rung tới não của người bệnh
A. Cột bên (Lateral Funiculus).
B. Liềm bên.
C. Sừng bụng (trước) của tuỷ sống.
D. Liềm giữa (medial lemniscus).
Câu 8: Cấu trúc nào dẫn truyền cảm giác rung ở tuỷ sống của người bệnh
A. Bó tuỷ đồi thị trước – bên.
B. Bó tuỷ - tiểu não trước – bên.
C. Bó thon và bó chêm.
D. Bó vỏ tủy.
Câu 9: Hiện tượng mất thăng bằng của người bệnh tăng lên khi nhắm mắt gợi ý tổn thương:
A. Cột tủy sau.
B. Cột tủy bên.
C. Cột tủy trước.
D. Trung tâm tuỷ sống.
Câu 10: Trạm dừng đầu tiên của Neuron chi phối cảm giác rung:
A. Cầu não.
B. Phần cao của hành não.
C. Phần thấp của hành não.
D. Tuỷ sống ở mức cao hơn 1 -2 đốt tuỷ.
Câu 3 (tAPP): Xét nghiệm cận lâm sàng cần thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân của trường hợp này là:
A. Huyết thanh chẩn đoán giang mai.
B. Xét nghiệm định lượng Vitamin B1.
C. Xét nghiệm định lượng đồng.
D. Xét nghiệm định lượng Porphyrin niệu.

tAPP – TBL 1 – YK2


Tình huống 4:
Bệnh nhân nam 50 tuổi, nhập viện khoa cấp cứu vì liệt 2 chân sau tai nạn ngã cao. Tại thời điểm nhập viện bệnh
nhân liệt hoàn toàn hai chân, mất phản xạ gân xương 2 chân, tiểu tiện không tự chủ. Ranh giới rối loạn cảm giác
nông ngang mức D7. Mất phản xạ hành hang.
Câu hỏi MCQ
Câu 4: Mức tổn thương tuỷ sống của bệnh nhân là:
A. Ngang mức D7.
B. Ngang mức D8.
C. Ngang mức D6 hoặc D5.
D. Ngang mức D7.
Câu 5: Nhận định về hiện tượng mất phản xạ hành hang ở người bệnh này
A. Thể hiện bệnh nhân đang trong giai đoạn shock tuỷ.
B. Phản xạ này có trung tâm phản xạ S2 - S4.
C. Đường ra của phản xạ này đi theo dây thần kinh thẹn.
D. Tất cả các đáp án trên.
iRAT/tRAT – TBL 1 – YK3
Tình huống 1:
Một nam sinh viên được đưa tới khoa cấp cứu sau một chấn thương trong khi chơi thể thao. Người bệnh bị mất
khả năng dạng vai, gấp cẳng tay vào khuỷu tay và yếu động tác duỗi cổ tay. Khám lâm sàng cho thấy: mất phản xạ
nhị đầu. Các phần khám thần kinh khác bình thường.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Khi gõ phản xạ gân xương, thụ thể nào nhận cảm kích thích để gây nên phản xạ cho người bệnh:
A. Tiểu thể Merkel.
B. Thể Golgi.
C. Thụ thể Pacinian.
D. Thoi cơ.
Câu 2: Neuron hướng tâm của phản xạ gân xương này thuộc loại:
A. Sợi Gamma.
B. Sợi Ib.
C. Sợi Alpha.
D. Sợi Ia.
Câu 3: Neuron ly tâm của phản xạ gân xương thuộc loại
A. Sợi Alpha.
B. Sợi A-delta.
C. Sợi Beta.
D. Sợi Gamma.
Tình huống 2:
Một bệnh nhân nam 75 tuổi vào viện vì liệt 2 chân. Bệnh diễn biến 2 tháng nay. Khởi đầu xuất hiện đau cột sống
ngực, cảm giác đau bó chặt quanh thân mình ngang với núm vú 2 bên. Sau đó yếu 2 chân tăng dần. Rối loạn tiểu
tiện. Khám lâm sàng: Liệt 2 chân cơ lực 3/5. Tăng trương lực cơ kiểu tháp ở chi dưới, phản xạ gân xương ở 2 chân
tăng ở mức 4+, dấu hiệu Clonus + ở 2 bên, ngoài ra phát hiện dấu hiệu sau: Khi kích thích vạch bằng kim đầu tù
trên da bụng người bệnh ở trên thành bụng bên khoảng rốn bệnh nhân, cơ thành bụng cùng bên không có phản xạ
co lại. Ranh giới cảm giác nông của người bệnh khi khám cảm giác đau nằm ngang với rốn. Phản xạ hành hang của
người bệnh vẫn còn dù bệnh nhân bí tiểu và tiểu qua sonde đái liên tục.
Câu hỏi MCQ
Câu 4: Phản xạ điều hoà trương lực cơ ở chi dưới của người bệnh có Neuron hướng tâm là:
A. Neuron IA và II xuất phát từ sợi cơ nội suốt.
B. Neuron Gamma xuất phát từ sợi cơ nội suốt.
C. Neuron Ib xuất phát từ sợi cơ ngoại suốt.
D. Không có đáp án nào chính xác.
Câu 5: Tăng trương lực cơ ở chi dưới người bệnh thể hiện bằng:
A. Độ gấp doãi giảm, độ chắc của bó cơ tăng, độ ve vẩy giảm.
B. Độ ve vẩy tăng, độ gấp doãi giảm, độ chắc giảm.
C. Độ ve vẩy giảm, độ chắc giảm, độ gấp doãi tăng.
D. Độ ve vẩy tăng, độ gấp doãi giảm, độ chắc tăng.
Câu 6: Trung tâm của phản xạ hành hang nằm ở
A. Tuỷ thắt lưng L4-L5.
B. Tuỷ cùng S2-S4.
C. Tuỷ ngực cao D10-D12.
D. Tuỷ cùng S1-S2.
Câu 2 (tAPP): Vị trí tổn thương cột sống dựa trên ranh giới cảm giác da của người bệnh là:
A. D8-D9.
B. D5-D6.
C. D10.
D. D11.
Câu 3 (tAPP): Khi bạn khám trương lực cơ của người bệnh, bạn sẽ yêu cầu người bệnh thả lỏng tối đa và di chuyển
phần chi của người bệnh như hình sau:

Và cảm nhận sức đề kháng gây ra bởi cơ tương ứng. Tác động của thao tác kéo căng cơ tứ đầu đùi này dẫn tới:
A. Kích thích sợi cơ nội suốt qua Neuron IA, II qua tuỷ sống để kích thích neuron alpha của cơ tứ đầu đùi và ức
chế neuron alpha của cơ nhị đầu đùi.
B. Kích thích sợi cơ nội suốt qua Neuron IA, II qua tuỷ sống để ức chế neuron alpha của cơ tứ đầu đùi và ức chế
neuron alpha của cơ nhị đầu đùi.
C. Kích thích sợi cơ nội suốt qua Neuron IA, II qua tuỷ sống để kích thích neuron alpha của cơ tứ đầu đùi và kích
thích neuron alpha của cơ nhị đầu đùi.
D. Kích thích sợi cơ nội suốt qua Neuron IA, II qua tuỷ sống để ức chế neuron alpha của cơ tứ đầu đùi và kích
thích neuron alpha của cơ nhị đầu đùi.
Tình huống 3:
Bệnh nhân nữ 70 tuổi, đến khám vì tê bì tay chân và đi lại khó khăn, diễn biến nặng dần từ 1 năm nay. Khám lâm
sàng bạn phát hiện bệnh nhân thiếu máu với da xanh, niêm mạc nhợt. Giảm cảm giác nông kiểu đi găng và đi bốt ở
tứ chi. Tăng phản xạ gân xương ở 2 chân. Dấu hiệu Romberg cho thấy bệnh nhân bị mất thăng bằng nặng khi nhắm
mắt và ngã về bất kỳ phía nào. Bệnh nhân bị mất cảm giác rung và cảm giác vị trí tư thế bản thể trong không gian.
Xét nghiệm công thức máu cho thấy huyết sắc tố ở mức 95g/l. Thể tích trung bình hồng cầu là 115 fl. Bạn định
lượng Vitamin B12 trong máu của người bệnh thấy giảm nhiều. Bệnh nhân dương tính với kháng thể kháng tế bào
thành và yếu tố nội. Phim Mri của người bệnh cho thấy hình ảnh tổn thương cột sau của tuỷ sống cổ và tuỷ sống
ngực.
Câu hỏi MCQ
Câu 7: Nhận định không đúng về dẫn truyền cảm giác bản thể (Proprioception) ở chi và thân mình ở nửa dưới cơ
thể:
A. Thông tin từ phía dưới cơ thể (L2-T1) được chuyển đến tiếp nối đầu tiên ở nhân Clarke.
B. Tận cùng thứ 2 của bó này nằm ở nhân chêm ngoài.
C. Các nhánh bên của bó dẫn truyền này đi tới nhân thon trước khi bắt chéo và đi lên đồi thị.
D. Tương tự như dẫn truyền cảm giác chạm (tactile) ở thân mình, tín hiệu cảm giác sâu đi lên ở vùng phía sau
của tuỷ sống trong bó tuỷ đồi thị sau.
Câu 8: Bó dẫn truyền bị tổn thương chịu trách nhiệm cho dấu hiệu Romberg của người bệnh này:
A. Bó vỏ tuỷ.
B. Bó tuỷ đồi thị trước bên.
C. Bó tiền đình tuỷ.
D. Bó thon và bó chêm, bó tuỷ tiểu não.
Câu 9: Cấu trúc nào ở thân não chuyển tín hiệu cảm giác rung lên não bộ
A. Liềm giữa (Medial lemniscus).
B. Cột bên (Lateral Funiculus).
C. Liềm bên.
D. Sừng bụng (trước) của tuỷ sống.
Câu 10: Nhận định đúng về dẫn truyền cảm giác đau nhiệt của người bệnh:
A. Bó thon và bó chêm.
B. Bó vỏ tủy.
C. Bó tuỷ - tiểu não trước – bên.
D. Bó tuỷ đồi thị trước – bên.
tAPP – TBL 1 – YK3
Câu 1: Một tổn thương mạch máu tuỷ làm gián đoạn con đường chuyển thông tin từ thoi cơ tới phần cao hơn của
não, hãy chọn vị trí trong hình bị tổn thương.

Vị trí tổn thương phù hợp với các mô tả trong trường hợp này:
A. H.
B. D.
C. B.
D. E.
Câu 4: Nhận xét đúng về dẫn truyền cảm giác của các receptor nhận cảm cơ học qua tuỷ sống (Mechanoreceptor)
(chạm, sờ và phân biệt 2 điểm):
A. Sau khi đi vào qua rễ sau, nó đi qua tuỷ sống ở các lá sâu của sừng sau tuỷ sống.
B. Các sợi chính tiếp tục đi lên ở bó thon.
C. Bắt chéo sang đối bên ở hành tuỷ và đi lên tiếp qua liềm giữa.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Tình huống 3:
Bệnh nhân nam 27 tuổi, đến khám vì đau cột sống cổ sau một tai nạn giao thông cách đây 1 tháng. Bệnh nhân
than phiền đau cột sống cổ lan dọc cánh tay bên phải và tăng lên trong các động tác ho, hít sâu và rặn. 2 tuần nay
người bệnh phát hiện tay phải và chân phải yếu dần, đi lại khó khăn. Khám lâm sàng thực thể phát hiện bệnh nhân
liệt nửa người bên phải, tăng phản xạ gân xương nửa người phải. Khi gõ phản xạ trâm quay bên phải bệnh nhân
không co cẳng tay mà gấp các ngón tay. Có dấu hiệu Babinski bên phải. Giảm cảm giác đau, nhiệt nửa người bên
trái. Mất cảm giác rung ở nửa người bên phải.
Câu hỏi MCQ
Câu 5: Vị trí định khu tổn thương phù hợp trong trường hợp này dựa trên phản xạ trâm quay của người bệnh:
A. C8.
B. C7.
C. D1.
D. C6.
iRAT/tRAT – TBL 1 – YK4
Tình huống 1:
Ông H, 68 tuổi, tiền sử tăng huyết áp không điều trị, đến khám vì đột ngột xuất hiện mất thăng bằng, đi lại ngã
về bên phải. Khám: mất cảm giác vị trí/tư thế khớp và mất cảm giác rung ở chân bên phải.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Bác sĩ chuyên khoa thần kinh hướng tới tổn thương ở tủy ngực. Vị trí tổn thương nào sẽ giải thích được triệu
chứng của người bệnh:
A. Cột tủy bên.
B. Cột tủy trước.
C. Cột tủy sau.
D. Ống trung tâm tủy.
Câu 2: Động mạch nào dưới đây cấp máu cho vùng nghi ngờ tổn thương trên:
A. Động mạch rễ tuỷ trước.
B. Các nhánh xiên của động mạch tuỷ trước.
C. Động mạch tuỷ sau.
D. Động mạch tuỷ trước.
Câu 3: Ông G, 70 tuổi, tiền sử tăng huyết áp. Khoảng 2 giờ sau khi ngủ dậy đột ngột xuất hiện mất vận động hai
chân, mất cảm giác nông từ ngang rốn trở xuống, rối loạn cơ tròn. Khám cảm giác sâu bình thường. Bệnh nhân được
chẩn đoán nhồi máu tuỷ. Động mạch não dưới đây cấp máu cho vùng tổn thương của người bệnh:
A. Các nhánh xiên của động mạch tủy trước.
B. Động mạch tủy trước.
C. Động mạch tủy sau.
D. Động mạch rễ tủy trước.
Tình huống 2: Xem hình sau để trả lời các câu hỏi

Câu hỏi MCQ


Câu 4: Bệnh nhân sau đột quỵ thiếu máu não ở vùng vỏ não vận động dẫn tới liệt cứng di chứng vận động đối diện
với bên tổn thương. Con đường nào ở tuỷ sống bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tổn thương nói trên:
A. A.
B. F.
C. E.
D. B.
Câu 5: Tổn thương vị trí nào trên hình vẽ sẽ gây nên liệt 2 chân kiểu ngoại biên (do tổn thương Neuron vận động
dưới):
A. K.
B. I.
C. B..
D. J.
Tình huống 3: Anh C 24 tuổi sau một trận ẩu đả ở quán rượu bị bạn đâm xuyên qua vùng cột sống cổ từ phía sau.
Sau khi được đưa vào phòng cấp cứu, bác sĩ nhận định vết đâm đã xuyên qua nửa phải phần thấp cột sống cổ.
Câu hỏi MCQ
Câu 6: Triệu chứng nào sau đây là phù hợp nhất với tổn thương vị trí này:
A. Giảm vận động 2 chi dưới đơn thuần.
B. Mất cảm nông tay chân trái và mất cảm gíác sâu cùng với liệt nửa người bên phải.
C. Chỉ thấy tiểu khó do suy giảm chức năng bàng quang.
D. Giảm vận động 2 chi trên đơn thuần.
Câu 7: Hội chứng lâm sàng mà người bệnh biểu hiện là:
A. Hội chứng Brown Séquard.
B. Hội chứng tuỷ sau.
C. Hội chứng tuỷ trước.
D. Hội chứng tuỷ trung tâm.
Tình huống 4:
Bệnh nhân nữ 28 tuổi, tiền sử nhìn mờ mắt trái cách 2 năm do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, hồi phục 1 phần
thị lực. Đợt này nhập viện vì nhìn mờ mắt trái và liệt 2 chân tiến triển từ 1 tuần nay. Khám lâm sàng phát hiện bệnh
nhân liệt mềm 2 chân cơ lực 2/5. Rối loạn tiểu tiện cần tiểu qua sonde bàng quang liên tục. Ranh giới rối loạn cảm
giác nông ở ngang với rốn. Mất cảm giác rung và cảm giác vị trí tư thế trong không gian. Có dấu hiệu Babinski 2
bên. Xét nghiệm máu thường quy bình thường. Xét nghiệm dịch não tuỷ không có tế bào nhưng phát hiện tăng chuỗi
Oligoclonal Band ở dịch não tuỷ. Bệnh nhân được chẩn đoán một đợt cấp của bệnh xơ cứng rải rác.
Câu hỏi MCQ
Câu 8: Cấu trúc nào dẫn truyền cảm giác đau khi khám bằng kim đầu tù của người bệnh:
A. Bó thon và bó chêm.
B. Bó tuỷ - tiểu não trước – bên.
C. Bó vỏ tuỷ.
D. Bó tuỷ đồi thị trước – bên.
Câu 9: Cấu trúc dẫn truyền cảm giác rung ở thân não tới não của người bệnh
A. Liềm giữa (Medial Lemniscus).
B. Sừng bụng (trước) của tuỷ sống.
C. Liềm bên.
D. Cột bên (Lateral Funiculus).
Câu 10: Cấu trúc nào dẫn truyền cảm giác rung ở tuỷ sống của người bệnh
A. Bó vỏ tuỷ.
B. Bó thon và bó chêm.
C. Bó tuỷ đồi thị trước – bên.
D. Bó tuỷ - tiểu não trước – bên.

tAPP – TBL 1 – YK4


Tình huống 5:
Bệnh nhân nam 80 tuổi, sau thủ thuật đặt Stent Graff động mạch chủ nhật xuất hiện liệt 2 chân và rối loạn tiểu
tiện, không kèm theo rối loạn cảm giác nông và sâu. Khám thấy người bệnh liệt mềm 2 chân, cơ lực 2/5. Dấu hiệu
Babinski có ở 2 bên. Cảm giác rung và cảm giác tư thế của người bệnh bình thường. Bệnh nhân mất các phản xạ
gân gối và gân gót. Trương lực cơ ở chi dưới giảm.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Hội chứng tổn thương của người bệnh này là:
A. Hội chứng tuỷ trung tâm.
B. Hội chứng tuỷ trước.
C. Hội chứng tuỷ sau.
D. Hội chứng cắt ngang tuỷ hoàn toàn.
Câu 2: Ngày hôm sau, bệnh nhân này xuất hiện tê bì ngang núm vú. Khám phát hiện giảm cảm giác xúc giác thô sơ
và cảm giác đau từ ngang núm vú, cảm giác sâu bình thường. Mức tổn thương tuỷ sống của bệnh nhân này là ?
A. Ngang mức D5.
B. Ngang mức D4.
C. Ngang mức D3.
D. Ngang mức D6.
Tình huống 4:
Bệnh nhân nữ 28 tuổi, tiền sử nhìn mờ mắt trái cách 2 năm do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, hồi phục 1 phần
thị lực. Đợt này nhập viện vì nhìn mờ mắt trái và liệt 2 chân tiến triển từ 1 tuần nay. Khám lâm sàng phát hiện bệnh
nhân liệt mềm 2 chân cơ lực 2/5. Rối loạn tiểu tiện cần tiểu qua sonde bàng quang liên tục. Ranh giới rối loạn cảm
giác nông ở ngang với rốn. Mất cảm giác rung và cảm giác vị trí tư thế trong không gian. Có dấu hiệu Babinski 2
bên. Xét nghiệm máu thường quy bình thường. Xét nghiệm dịch não tuỷ không có tế bào nhưng phát hiện tăng chuỗi
Oligoclonal Band ở dịch não tuỷ. Bệnh nhân được chẩn đoán một đợt cấp của bệnh xơ cứng rải rác – là bệnh lý viêm
tự miễn mất myelin của hệ thần kinh trung ương.
Câu hỏi MCQ
Câu 3: Tổn thương tuỷ sống của người bệnh chủ yếu nằm ở:
A. Chất xám do đó tới sừng trước và sừng sau là chính.
B. Chất trắng do đó tới các bó dẫn truyền là chính.
C. Thường tổn thương ở ống trung tâm tuỷ.
D. Thường tổn thương ở cột tuỷ trước.
Tình huống 6:
Bệnh nhân nam 68 tuổi, đã được chẩn đoán mắc bệnh xơ cột bên teo cơ sau 1 thời gian xuất hiện yếu cơ ở tứ chi.
Sau 2 năm, bệnh bệnh nặng dần dẫn tới mất hoàn toàn vận động hai tay, hai chân và cơ lưỡi cũng như cơ hầu họng,
người bệnh không thể phát âm cũng như nuốt thức ăn. Ông giao tiếp bằng một hệ thống máy tính nhận biết cử động
liếc dọc mắt và chớp mắt theo ý muốn. Ông cũng ăn uống bằng một ống mở thông dạ dày qua da. Khi khám lâm
sàng cho bệnh nhân, bác sĩ phát hiện ống có tình trạng tăng trương lực cơ ở toàn thân, phản xạ gân xương tăng nhiều
và có dấu hiệu Clonus ở chi dưới.
Câu hỏi MCQ
Câu 4: Vùng tổn thương ưu thế của bệnh lý này ở tuỷ sống là:
A. Cột bên của tuỷ sống.
B. Sừng sau của tuỷ sống.
C. Sừng trước và cột bên của tuỷ sống.
D. Sừng trước của tuỷ sống.
Câu 5: Neuron thần kinh bị tổn thương trong trường hợp này
A. Neuron vận động thứ 2.
B. Neuron trung gian.
C. Neuron vận động thứ nhất.
D. Cả Neuron vận động thứ nhất và thứ 2.
iRAT/tRAT – TBL 2 – YK1
Tình huống 1:
Ông Nguyễn văn H, nam, 60 tuổi, thuận tay phải, được đưa tới khám cấp cứu lúc 19h vì mất vận động nửa người
phải xuất hiện đột ngột từ 14h. Tại phòng khám cấp cứu, bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, liệt hoàn toàn nửa người phải,
cơ lực 0/5, méo miệng sang trái, nhân trung lệch trái, không có dấu hiệu Charles Bell. Bệnh nhân hiểu lời nhưng
không nói được, không thấy rối loạn cảm giác. Tiền sử: tăng huyết áp phát hiện từ 5 năm nay nhưng không điều trị
thuốc và không theo dõi huyết áp, chưa phát hiện tiểu đường. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não cấp.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Liên quan đến tỷ lệ tử vong và tàn tận ở bệnh nhân đột quỵ não ở Việt Nam theo thống kê đến năm 2017,
nhận định nào sau đây là ĐÚNG ?
A. Tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 và tỷ lệ tàn tật đứng hàng đầu.
B. Tỷ lệ tử vong cao nhất, tỷ lệ tàn tật đứng thứ 3.
C. Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn tật đều đứng hàng đầu.
D. Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tàn tật đều đứng thứ 2.
Câu 2: Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh đột quỵ não ?
A. Hoạt động thể chất cường độ cao.
B. Đái tháo đường.
C. Rối loạn chuyển hoá lipid máu.
D. Tăng huyết áp.
Câu 3: Định khu vùng tổn thương của bệnh nhân thuộc chi phối của động mạch nào dưới đây ?
A. Động mạch thân nền.
B. Động mạch não trước.
C. Nhánh nông sau của động mạch não giữa.
D. Nhánh nông trước của động mạch não giữa.
Câu 4: Người bệnh được chụp phim cắt lớp vi tính tưới máu não (CTA- perfusion) thấy toàn bộ vùng tổn thương
có lưu lượng tưới máu não < 10 ml/100mg/min. Theo bạn, nhận định nào sau đây là đúng về lưu lượng tưới máu
não này ?
A. Lưu lượng tưới máu não của vùng tế bào thần kinh chết không có khả năng phục hồi.
B. Lưu lượng tưới máu não hoàn toàn bình thường.
C. Lưu lượng tưới máu não của vùng nhu mô não tranh sáng tranh tối (vùng tế bào thần kinh bị tổn thương nhưng
có thể phục hồi nếu được điều trị tái thông mạch).
D. Lưu lượng tưới máu não là vùng tế bào thần kinh hoạt động điện kém nhưng còn khả năng phục hồi.
Tình huống 2:
Anh K 45 tuổi, không có tiền sử bệnh lý gì đặc biệt, thuận tay phải. Theo vợ anh ta kể, bệnh nhân đang ăn cơm
trưa lúc 12 giờ đột ngột xuất hiện nói khó, nuốt khó, tê mặt phải, gia đình người bệnh nghĩ rằng đó là do bị trúng
gió, ngay lập tức cho người bệnh nằm nghỉ và tiến hành cạo gió. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày thì người bệnh xuất
hiện hiện tượng “vụng về” nửa người phải, sụp nhẹ mi mắt phải và giảm cảm giác nửa người bên trái khi sờ vào đồ
vật và khi kích thích đau. Anh K được đưa lên tuyến huyện, được chẩn đoán theo dõi đột quỵ não nên gia đình xin
chuyển tuyến trung ương. Nhập viện tại tuyến trung ương lúc 2 giờ ngày hôm sau (14 giờ từ lúc khởi phát bệnh).
Bác sĩ tại đó nói rằng người bệnh không còn chỉ định điều trị tái thông mạch máu.
Câu hỏi MCQ
Câu 5: Thang điểm nào dưới đây dùng để nhận biết sớm các triệu chứng của đột quỵ não
A. FISHER.
B. ABCD2.
C. FAST.
D. NIHSS.
Câu 6: Hướng dẫn xử trí đột quỵ cấp tại cộng đồng nào dưới đây là đúng nhất ?
A. Kiểm soát huyết áp ổn định rồi mới di chuyển bệnh nhân đi lại.
B. Gọi bác sĩ đến thăm khám tại nhà.
C. Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng tiêu sợi huyết.
D. Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng tiêu sợi huyết và lấy huyết khối.
Câu 7: Định khu vùng tổn thương của bệnh nhân thuộc chi phối của động mạch nào dưới đây?
A. Động mạch thân nền. B. Động mạch đốt sống.
C. Động mạch tiểu não trên. D. Động mạch tiểu não sau dưới.
Tình huống 3:
Bà M, 70 tuổi, tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đi khám định kỳ phát hiện tắc động mạch
cảnh trong phải ngay từ đoạn ngoài sọ. Bà M lo lắng rất nhiều và được bác sĩ chụp bổ sung CLVT mạch máu để
giúp cho việc tư vấn, giải thích tình trạng hiện tại, tiên lượng cũng như đưa ra các biện pháp phòng bệnh.
Câu hỏi MCQ
Câu 8: Liên quan đến hệ thống cấp máu của não, nhận định nào sau đây là đúng:
A. Não được cấp máu bởi hai hệ thống động mạch: cảnh ngoài và hệ động mạch sống nền.
B. Các nhánh nông cấp máu cho vùng nhân xám trung ương, nhánh sau cấp máu cho vỏ não và chất trắng dưới
vỏ.
C. Khi có tụt huyết áp, vùng tới hạn (zone critique) dễ bị tổn thương gây nhồi máu vùng giáp ranh (watershed
infarction).
D. Hệ thống mạch máu đốt sống- thân nền cấp máu cho phần lớn bán cầu đại não.
Câu 9: Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về hệ thống tuần hoàn bàng hệ của não:
A. Vòng nối đa giác Willis nối hệ thống cảnh trong và hệ thống mạch sống nền.
B. Hệ thống tuần hoàn của não hoạt động liên tục, ngay cả trong các điều kiện bình thường của não và mạch não.
C. Vòng nối cảnh trong - cảnh ngoài cùng bên hoạt động thông qua động mạch mắt (nhánh của động mạch cảnh
trong) và động mạch mặt (nhánh của động mạch cảnh ngoài).
D. Vùng tiếp nối giữa các nhánh nông của các động mạch não trước - giữa - sau rất nghèo nàn mạch máu, dễ bị
tổn thương khi tụt huyết áp.
Câu 10: Căn nguyên thường gặp nhất ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não là ?
A. Lóc tách động mạch.
B. Xơ vữa tắc mạch.
C. Huyết khối từ tim.
D. Bệnh lý mạch máu nhỏ.

tAPP – TBL 2 – YK1


Tình huống 4:
Bệnh nhân T, 60 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, được người nhà phát hiện nằm bất động trên sàn nhà, gọi hỏi không
đáp ứng, méo miệng sang trái và mất vận động nửa người phải. Trước đó 2 giờ, bệnh nhân vẫn còn nói chuyện bình
thường với vợ. Bệnh nhân từ khi phát hiện và được đưa đến phòng cấp cứu mất khoảng 30 phút. Tại phòng cấp cứu:
bệnh nhân ý thức GCS 13 điểm, có quay mắt quay đầu sang trái, liệt nửa người phải hoàn toàn, thất ngôn toàn bộ
(bệnh nhân không hiểu lời, không nói được), tim đều 60 l/p, HA 160/100 mmHg. Bệnh nhân được chẩn đoán đột
quỵ não cấp.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Xác định thời điểm khởi phát đột quỵ não của bệnh nhân này dựa vào:
A. Thời điểm phát hiện bệnh nhân có biểu hiện bất thường.
B. Thời điểm cuối bệnh nhân còn được nhìn thấy là bình thường.
C. Tại thời điểm trước đó 30 phút.
D. Tại thời điểm được đưa đến phòng cấp cứu.
Câu 2: Định khu vùng não tổn thương của bệnh nhân này là:
A. Tủy cổ cao.
B. Thân não.
C. Bán cầu não trái.
D. Bao trong bên trái.
Câu 3: Nếu ở trung tâm đột quỵ tiêu chuẩn, chỉ định thăm dò hình ảnh cấp cứu nào là phù hợp ở bệnh nhân này ?
(Trung tâm đột quỵ tiêu chuẩn là trung tâm với sự tham gia của đội ngũ các bác sĩ nhiều chuyên ngành trong đó bác
sĩ mạch máu thần kinh nắm vai trò điều phối cùng với cơ sở hạ tầng với nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại để
phục vụ điều trị tái thông, đặt stent cấp cứu, phẫu thuật…).
A. Chụp CHT sọ não- mạch não.
B. Chụp CLVT não - mạch máu.
C. Chụp CLVT sọ không tiêm thuốc cản quang.
D. Chụp CLVT sọ có tiêm thuốc cản quang.
Câu 4: Bệnh nhân chụp phim CLVT sọ não và có kết quả dưới đây. Mô tả nào kết quả là phù hợp nhất?

A. Hình ảnh tăng tỷ trọng nhân xám trung ương bên trái gây hiệu ứng khối, đẩy lệch đường giữa lệch phải.
B. Hình ảnh giảm tỷ trọng nhân xám trung ương bên trái gây hiệu ứng khối, đẩy lệch đường giữa lệch phải.
C. Hình ảnh tăng tỷ trọng bao trong bên phải gây hiệu ứng khối, phù não nhiều xung quanh.
D. Hình ảnh tăng tỷ trọng đồi thị bên trái gây hiệu ứng khối, phù não nhiều xung quanh.
Câu 5: Bệnh nhân sau đó được chẩn đoán chảy máu do tăng huyết áp. Nhận đinh nào sau đây có thể giải thích vị trí
thường gặp do chảy máu não do tăng huyết áp (chọn đáp án đúng nhất) ?
A. Thường gặp chảy máu ở hạch nền (nơi chia nhánh bèo vân của ĐM não giữa); đồi thị (nơi chia nhánh gối đồi
thị của ĐM não sau); cầu não (nơi chia các nhánh cạnh trung tâm của ĐM thân nền) và tiểu não (nơi chia các nhánh
của ĐM tiểu não sau dưới, ĐM tiểu não trước dưới, ĐM tiểu não trên).
B. Thường gặp chảy máu ở các thuỳ não nơi chia các nhánh vỏ não của động mạch não trước, ĐM não giữa và
ĐM não sau.
C. Chỉ gặp chảy máu đồi thị nơi chia nhánh gối-đồi thị (thalmogeniculate) của động mạch não sau.
D. Ít gặp chảy máu ở tiểu não nơi chia nhánh của động mạch tiểu não sau dưới, ĐM tiểu não trước dưới và ĐM
tiểu não trên.
iRAT/tRAT – TBL 2 – YK2
Tình huống 1:
Bệnh nhân nam 30 tuổi, đến khám cấp cứu vì mất vận động nửa người trái khoảng 1 giờ nay.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về nguyên nhân gây đột quỵ não ở người trẻ ?
A. Thường không rõ nguyên nhân.
B. Thường liên quan tới di truyền.
C. Do sử dụng nghiện chất.
D. Cần tiến hành bilan rộng rãi để tìm nguyên nhân.
Câu 2: Yếu tố nguy cơ đột quỵ nào dưới đây không thể thay đổi được ? Chọn đáp án Sai
A. Chỉ số BMI.
B. Giới.
C. Chủng tộc.
D. Do gen.
Câu 3: Khám thần kinh phát hiện bệnh nhân tỉnh, liệt ưu thế chân trái với cơ lực 0/5, tay trái cơ lực 3/5, bệnh nhân
thờ ơ, vô cảm, tiểu tiện không tự chủ, phản xạ cầm nắm (+). Với các dữ kiện lâm sàng trên bạn định khu tổn thương
ở đâu ?
A. Vùng cấp máu của động mạch thân nền.
B. Vùng cấp máu nhánh nông trên của động mạch não giữa bên phải.
C. Vùng cấp máu nhánh nông dưới của động mạch não trước bên phải.
D. Vùng cấp máu của động mạch não trước bên phải.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về tuần hoàn đa giác Willis trong sọ não:
A. Động mạch thông sau nối từ động mạch đốt sống với động mạch não giữa.
B. Động mạch não sau không tham gia vào tuần hoàn đa giác Willis.
C. Hai động mạch não trước nối thông nhau qua động mạch thông trước.
D. Động mạch thông sau nối động mạch não sau và động mạch não giữa.
Câu 5: Việc duy trì lưu lượng mạch máu não hằng định là rất quan trọng trong bảo tồn các chức năng của não. Liên
quan đến lưu lượng máu não, nhận định nào sau đây không chính xác:
A. Nồng độ CO2 là yếu tố quan trọng trong điều hòa lưu lượng máu não, khi nồng độ CO2 trong máu giảm làm
tăng lưu lượng máu não.
B. Lưu lượng máu não ở người trưởng thành bình thường trung bình từ 50 đến 65 ml/100g mô näo/ph.
C. Ở bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính, lưu lượng máu não không đổi do khoảng tự điều hòa huyết áp dịch
chuyển sang ngưỡng cao hơn.
D. Tại vùng lõi nhồi máu, lưu lượng máu não giảm < 10ml/100g/ph.
Tình huống 2:
Bệnh nhân nam 70 tuổi, tiền sử đái tháo đường type 2 và nhồi máu não cách đây 1 năm di chứng liệt cứng nửa
người phải .
Câu hỏi MCQ
Câu 6: Nhận định nào sau đây về nhồi máu não là đúng ?
A. Nguyên nhân thường gặp nhất gây nhồi máu não là do xơ vữa mạch.
B. Là một thể ít gặp trong đột quỵ não.
C. Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được ở bệnh nhân nhồi máu não.
D. Ở bệnh nhân nhồi máu não cấp, cần nhanh chóng hạ huyết áp tích cực trong 24h đầu.
Câu 7: Theo bạn tổn thương cấu trúc nào dưới đây gây liệt ?
A. Thể chai.
B. Bao trong.
C. Hồi sau trung tâm.
D. Liềm đen.
Câu 8: Sáng sau khi ngủ dậy, bệnh nhân thấy nửa người trái xuất hiện các động tác vung tay, vung chân không kiểm
soát được. Bệnh nhân nghĩ rằng do thiếu canxi nên tự đi mua thuốc uống, nhưng các triệu chứng không cải thiện.
Ngày hôm sau đó, bệnh nhân đi khám bác sĩ thần kinh chẩn đoán múa vung nửa người trái, theo dõi do đột quỵ não.
Tổn thương cấu trúc nào dưới đây gây ra triệu chứng của vung nửa người ?
A. Hạch nền. B. Cuống não.
C. Vỏ não vận động phụ. D. Vành tia.
Câu 9: Chụp phim CLVT sọ não của bệnh nhân có kết quả như sau:

Mô tả tổn thương của bệnh nhân ?


A. Tổn thương tăng tỷ trọng nhân cầu nhạt trong bên phải.
B. Tổn thương tăng tỷ trọng nhân bèo sẫm bên phải.
C. Tổn thương tăng tỷ trọng nhân dưới đồi bên phải.
D. Tổn thương tăng tỷ trọng nhân cầu nhạt ngoài bên phải.
Câu 10: Nguồn cấp máu cho tổn thương của bệnh nhân, chọn đáp án đúng nhất ?
A. Nhánh của động mạch đốt sống.
B. Nhảnh của động mạch não sau.
C. Động mạch màng mạch trước.
D. Động mạch thân nền.

tAPP – TBL 2 – YK2


Tình huống 3:
Bệnh nhân nam 46 tuổi, được cứu thương đưa tới phòng khám cấp cứu trong tình trạng rối loạn ý thức, G12 điểm,
liệt hoàn toàn nửa người phải, không có vết xây sát trên người, M 80 l/p, HA 130/80 mmHg, nhịp thở 20 l/p, SpO2
98%. Không khai thác được hoàn cảnh xảy ra bệnh cũng như tiền sử của bệnh nhân.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Trong tình huống này, bạn nghĩ nhiều nhất đến nguyên nhân nào sau đây:
A. Đột quỵ não.
B. Hạ đường huyết.
C. Chấn thương sọ não.
D. Nhồi máu cơ tim.
Câu 2: Ngoài liệt vận động, theo bạn, bệnh nhân còn có thể có triệu chứng nào sau đây ?
A. Liệt hầu họng.
B. Rối loạn thị lực.
C. Thất ngôn.
D. Mất chức năng liếc dọc.
Câu 3: Khi tiến hành làm điện tâm đồ của bệnh nhân có hình ảnh rung nhĩ nhanh, siêu âm tim có hình ảnh huyết
khối buồng tim, không có bệnh lý van tim, các xét nghiệm cơ bản khác chưa phát hiện bất thường. Nguyên nhân
gây nhồi máu của bệnh này là ?
A. Xơ vữa tắc mạch.
B. Chưa rõ nguyên nhân.
C. Huyết khối tắc mạch.
D. Do chấn thương.
Câu 4: Chụp phim MRI sọ não có kết quả như sau

Mô tả kết quả chụp phim của bệnh nhân?


A. Tổn thương thuộc cấp máu của động mạch não sau bên trái.
B. Tổn thương thuộc chi phối của động mạch cảnh trong trái.
C. Tổn thương thuộc cấp máu của động mạch não trước bên trái.
D. Tổn thương thuộc chi phối của động mạch não giữa bên trái.
Câu 5: Vài ngày sau, bệnh nhân hôn mê, HA 180/90, M 65l/ph, đôi lúc có các cơn rối loạn nhịp thở. Bệnh nhân
được nhận định là có phản xạ Cushing do tăng áp lực nội sọ gây tăng huyết áp. Cơ chế của phản xạ này là gì ?
A. Tăng ALNS kích thích hệ thần kinh phó giao cảm gây tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
B. Tăng ALNS ức chế hệ thần kinh giao cảm, kích hoạt các thụ thể adrenergic alpha gây tăng nhịp tim và tăng
huyết áp.
C. Tăng ALNS kích thích hệ thần kinh giao cảm, kích hoạt các thụ thể adrenergic alpha gây co mạch.
D. Tăng ALNS kích thích hệ thần kinh phó giao cảm gây tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
iRAT/tRAT – TBL 2 – YK3
Tình huống 1:
Bà G 67 tuổi đã bị tăng huyết áp và tiểu đường hơn 10 năm. Sáng nay, khi đang nấu cơm, đột ngột xuất hiện yếu
nửa người phải khiến bà bị ngã xuống đất. Bà cố gắng đứng dậy khỏi sàn nhà nhưng nhận thấy không thể cử động
tay và chân phải. Bà cũng cố gắng kêu cứu, tuy nhiên, giọng nói ngọng và khá khó hiểu. Bà nằm trên sàn và chờ
đợi. Khoảng 30 phút sau con trai đi ăn sáng trở về thấy mẹ nằm trên sàn nhà. Bà cố gắng kể cho anh biết chuyện gì
đã xảy ra, nhưng giọng nói rất khó để có thể hiểu được. Cho rằng mẹ bị đột quỵ, con trai đã gọi cấp cứu 115 để đưa
bà đến bệnh viện. Khi khám: người bệnh làm tốt các mệnh lệnh, giọng nói rất ngọng nghịu những trả lời phù hợp và
chính xác. Liệt nửa người phải đồng đều bao gồm cả tay, chân, mặt. Không rối loạn cảm giác. Các thăm khám khác
đều bình thường.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Các dấu hiệu sau đây là những dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ, NGOẠI TRỪ:
A. Giọng nói bị thay đổi hoặc không nói được hoặc không hiểu lời nói.
B. Cử động khó khăn ở tay chân.
C. Đau đầu.
D. Mặt mất cân đối.
Câu 2: Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu ưu tiên, đòi hỏi nhân viên y tế phải phản ứng một cách nhanh chóng. Giả
sử bạn là người ở trung tâm cấp cứu nhận cuộc gọi từ người con trai, thông tin nào sau đây không cần phải hỏi trong
cuộc trao đổi này:
A. Tình trạng ăn uống, dinh dưỡng của người bệnh.
B. Thời gian khởi phát triệu chứng.
C. Thời gian gần nhất nhìn thấy bệnh nhân bình thường.
D. Triệu chứng (yếu/liệt) của người bệnh.
Câu 3: Tổn thương cấu trúc nào sau đây có thể giải thích triệu chứng của người bệnh này:
A. Hồi trước trung tâm trái.
B. Bao trong trái.
C. Đồi thị trái.
D. Nhân bèo trái.
Câu 4: Bệnh nhân được chụp phim CLVT não - mạch máu não khẳng định tổn thương dạng thiếu máu não trong
cấu trúc não mà bạn đã nghi ngờ, vậy, tổn thương này được cấp máu bởi nhánh động mạch nào:
A. Động mạch não trước.
B. Động mạch não sau.
C. Nhánh nông sau của động mạch não giữa.
D. Nhánh bèo vân của động mạch não giữa.
Câu 5: Trong cơ chế bệnh sinh thiếu máu cục bộ não, nguyên nhân chính khiến tế bào não mất chức năng rất nhanh
là:
A. Tăng Ca2+ nội bào và phóng thích nhiều glutamate.
B. Chỉ do không dự trữ được oxy
C. Không sử dụng được ATP.
D. Không có dự trữ glucose và oxy.
Câu 6: Vùng rìa của ổ nhồi máu (mà ở đây tế bào não đã mất chức năng nhưng có thể tồn tại trong vài giờ vì vẫn
duy trì được hoạt động chuyển hóa) có lưu lượng máu não trong khoảng:
A. > 30 ml/p.
B. 10 - 18 ml/p.
C. < 10 ml/p.
D. 20 - 30 ml/p.
Câu 7: Các xét nghiệm sau đây là cần thiết để chẩn đoán căn nguyên đột quỵ của người bệnh, NGOẠI TRỪ:
A. Ghi điện tim.
B. Siêu âm Doppler tim.
C. Siêu âm Doppler mạch cảnh và sống nền.
D. Ghi điện não.
Câu 8: Sau khi làm đầy đủ bilan chẩn đoán bệnh, bác sĩ cho rằng đột quỵ thiếu máu não của bà G có nguồn gốc từ
xơ vữa mạch. Nhận định nào sau đây là đúng về nhóm căn nguyên này:
A. Phải có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp.
B. Dễ dàng phát hiện thông qua tiền sử bệnh và hình ảnh não.
C. Là bệnh nguyên thường gặp nhất của thiếu máu cục bộ não.
D. Gây nhồi máu não bằng cơ chế duy nhất là huyết khối lấp mạch do mảng xơ vữa.
Câu 9: Vài ngày sau người bệnh có xu hướng chậm hơn. Phim chụp CLVT sọ não kiểm tra có những ổ xuất huyết
trong vùng thiếu máu. Hiện tượng sau đây KHÔNG tham gia vào cơ chế gây chuyển dạng xuất huyết trong vùng
thiếu máu:
A. Do điều chỉnh hạ huyết áp quá nhanh.
B. Do vỡ hàng rào máu não làm hồng cầu thoát quản.
C. Do tái thông mạch bị tắc.
D. Do hoạt động của hệ thống tuần hoàn bàng hệ.
Câu 10: Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về nguy cơ đột quỵ:
A. Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ.
B. Đột quỵ ở người trẻ có xu hướng tăng trong thập kỷ gần đây.
C. Nguy cơ đột quỵ tăng ở người có nhiều yếu tố nguy cơ mạch
D. Nguy cơ đột quỵ giảm dần khi ngoài 75 tuổi.

tAPP – TBL 2 – YK3


Tình huống 2:
Bà L 78 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, tăng cholesterol, tiểu đường, sáng nay được con trai đưa vào bệnh viện sau
khi phát hiện nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Tại phòng khám cấp cứu người bệnh tự thở và có mạch, nhưng không thể
đánh thức bởi bất kỳ kích thích nào. Tay và chân co cứng - tăng trương lực cơ và không cử động khi bị kích thích
đau. Mắt bệnh nhân vẫn chuyển động sang phía đối diện khi di chuyển đầu. Bệnh nhân có đáp ứng mở mắt khi gọi
to và kích thích đau, tuy nhiên, ngay lập tức lại nhắm mắt lại. Dấu hiệu Babinski (+) hai bên. Bà L được chụp CLVT
sọ não và chuyển đến đơn vị hồi sức Thần kinh.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Những việc sau đây cần phải làm ngay khi nghi ngờ người bệnh bị đột quỵ, NGOẠI TRỪ:
A. Cho uống thuốc hạ huyết áp nếu huyết áp cao > 160/90 mmHg.
B. Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, đầu hơi cao và nghiêng một bên.
C. Gọi cấp cứu 115 và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
D. Báo với nhân viên y tế những dấu hiệu của người bệnh và thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
Câu 2: Tổn thương vùng não nào sau đây có thể giải thích được triệu chứng của người bệnh:
A. Tủy cổ cao.
B. Hạch nền.
C. Cầu não.
D. Thùy trán hai bên.
Câu 3: Hình ảnh chụp CLVT sọ của người bệnh khẳng định có khối máu tụ tại vùng não mà bạn đã nghi ngờ. Vùng
não này được cấp máu bởi động mạch nào ?
A. Động mạch não giữa.
B. Động mạch não sau.
C. Động mạch não trước.
D. Động mạch thân nền.
Câu 4: Tại đơn vị hồi sức thần kinh, bệnh nhân diễn biến nặng, hôn mê sâu hơn, đã được đặt ống nội khí quản và
thở máy. Các biện pháp sau đây được ứng dụng trong điều trị tăng áp lực nội nọ, NGOẠI TRỪ:
A. Sử dụng dung dịch ưu trương.
B. Tăng thông khí vừa phải.
C. Sử dụng thuốc an thần (Barbituric).
D. Nằm đầu thấp.
Câu 5: Liên quan đến các thể bệnh đột quỵ não, nhận định nào sau đây là đúng:
A. Đột quỵ thiếu máu não và xuất huyết não hoàn toàn có thể phân biệt được trên lâm sàng.
B. Đột quỵ thiếu máu não là thể bệnh thường gặp nhất.
C. Ở Việt Nam, thường gặp xuất huyết não hơn đột quỵ thiếu máu não do không kiểm soát tốt huyết áp.
D. Đột quỵ thiếu máu nào có nguy cơ tử vong cao hơn xuất huyết não.
iRAT/tRAT – TBL 2 – YK4
Tình huống 1:
Bà K., 61 tuổi có tiền sử đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và rung nhĩ, vào viện vì giảm vận động nửa người
phải xuất hiện đột ngột khi đang chải răng. Khám lúc vào viện: người bệnh tỉnh, thất ngôn toàn bộ (không nói và
không làm theo lệnh), liệt nửa người phải cơ lực tay 0/5, chân 2/5; liệt VII trung ương bên phải, bán manh đồng
danh bên phải, phản xạ cầm nắm +, không rõ rối loạn cảm giác, HA 190/95, tim loạn nhịp hoàn toàn. Xét nghiệm
sinh hóa cơ bản và số lượng tế bào máu: bình thường.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Bệnh nhân vào phòng khám cấp cứu được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp, theo bạn các triệu chứng
của bệnh nhân do tổn thương thuộc vùng cấp máu của động mạch nào:
A. Động mạch não giữa.
B. Động mạch cảnh trong.
C. Động mạch thân nền.
D. Động mạch đốt sống.
Câu 2: Khi nhận biết người bệnh có dấu hiệu đột quỵ não (các thiếu sót chức năng não thường khu trú hơn lan toả,
xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thương). Nhận định
nào sau đây là đúng:
A. Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị đột quỵ cấp.
B. Sử dụng thang điểm NIHSS trong cộng đồng để nhận biết đột quỵ não.
C. Cho uống thuốc hạ huyết áp ngay nếu thấy huyết áp cao > 160/90 mmHg.
D. Gọi người thân đến hỗ trợ đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất gần nhất.
Câu 3: Việc duy trì lưu lượng mạch máu não hằng định là rất quan trọng trong bảo tồn các chức năng của não. Liên
quan đến lưu lượng máu não, nhận định nào sau đây không chính xác:
A. Cơ chế giúp duy trì lưu lượng máu não hằng định dù huyết áp hay áp lực tưới máu thay đổi gọi là cơ chế tự
điều hòa.
B. Cơ chế tự điều hòa lưu lượng máu não rất hiệu quả ở người lớn tuổi.
C. Lưu lượng máu não được duy trì gần như hằng định khi huyết áp trung bình ở trong khoảng 65-140 mmHg.
D. Lưu lượng máu não tùy thuộc vào áp lực tưới máu não và kháng lực mạch máu não.
Câu 4: Lưu lượng máu não rất nhạy cảm với những thay đổi của thành phần nào sau đây:
A. Tăng PaO2 trên mức bình thường.
B. Giảm nhẹ PaO2.
C. Nồng độ Glucose trong máu.
D. Áp suất Carbon dioxide trong máu động mạch (PaCO2).
Tình huống 2: Bệnh nhân nữ 70 tuổi, tiền sử Tăng huyết áp, Đái tháo đường điều trị không đều. Cách vào viện 3
giờ, bệnh nhân đột ngột xuất hiện yếu nửa người phải kèm theo sụp mi mắt trái. Khám: bệnh nhân tỉnh, liệt vận động
nửa người phải, liệt dây III trái.
Câu hỏi MCQ
Câu 5: Theo bạn, tổn thương của bệnh nhân nằm ở vị trí nào:
A. Cuống não.
B. Vỏ não.
C. Bao trong.
D. Hành não.
Câu 6: Tổn thương của bệnh nhân thuộc vùng cấp máu của động mạch não?
A. Động mạch tiểu não sau dưới.
B. Đoạn P2 - Động mạch não sau.
C. Nhánh cuống não của động mạch thân nền.
D. Động mạch tiểu não trước dưới.
Tình huống 3: Bệnh nhân P, nam 75 tuổi, đột quỵ não cấp. Khám vào viện: Bệnh nhân G14đ, liệt vận động nửa
người phải, HA: 190/100mmHg.
Câu hỏi MCQ
Câu 7: Phim CLVT sọ não có hình ảnh như sau. Mô tả nào dưới đây là chính xác nhất:

Mô tả nào dưới đây là chính xác nhất:


A. Tổn thương thuộc vùng cấp máu nhánh sâu động mạch não giữa bên trái.
B. Tổn thương thuộc vùng cấp máu nhánh nông động mạch não giữa bên trái .
C. Tổn thương thuộc vùng cấp máu nhánh nông và sâu động mạch não giữa bên trái.
D. Tổn thương thuộc vùng cấp máu động mạch não trước bên trái.
Câu 8: Bạn rất thắc mắc vì sao huyết áp của bệnh nhân P quá cao so với mức huyết áp nền hằng ngày. Bác sĩ có giải
thích với bạn đó là hiện tượng tăng huyết áp phản ứng theo phản xạ Curshing do tình trạng TALNS. Cơ chế của
phản xạ này là:
A. Tăng ALNS kích thích hệ thần kinh phó giao cảm gây tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
B. Tăng ALNS ức chế hệ thần kinh giao cảm, kích hoạt các thụ thể adrenergic alpha gây tăng nhịp tim và tăng
huyết áp.
C. Tăng ALNS kích thích hệ thần kinh phó giao cảm gây tăng nhịp tim và tăng huyết áp.
D. Tăng ALNS kích thích hệ thần kinh giao cảm, kích hoạt các thụ thể adrenergic alpha 1 thông qua Noradrenaline
gây co thắt các động mạch.
Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng về vòng nối đa giác Willis:
A. Động mạch não trước nối thông giữa động mạch cảnh trong hai bên.
B. Động mạch thông sau nối thông giữa động mạch cảnh trong và động mạch não sau.
C. Động mạch não sau nối thông giữa động mạch cảnh trong và động mạch thân nền.
D. Động mạch não trước nối thông giữa động mạch cảnh trong và động mạch thân nền.
Câu 10: Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về hệ thống tuần hoàn bàng hệ của não:
A. Vòng nối đa giác Willis nối hệ thống cảnh trong và hệ thống mạch sống nền.
B. Hệ thống tuần hoàn bàng hệ của não hoạt động liên tục, ngay cả trong các điều kiện bình thường của não và
mạch não.
C. Vùng tiếp nối giữa các nhánh nông của các động mạch não trước - giữa- sau rất nghèo nàn mạch máu, dễ bị
tổn thương khi tụt huyết áp.
D. Vòng nối cảnh trong - cảnh ngoài cùng bên hoạt động thông qua động mạch mắt (nhánh của động mạch cảnh
trong) và động mạch mặt (nhánh của động mạch cảnh ngoài).
tAPP – TBL 2 – YK4
Tình huống 4:
Một cụ bà 76 tuổi, tiền sử tăng huyết áp hơn 10 năm nhưng uống thuốc hạ huyết áp không liên tục và không theo
dõi huyết áp thường xuyên. Sáng nay, gia đình không thấy bà cụ dậy sớm như mọi khi nên vào giường kiểm tra:
bệnh nhân trong tình trạng giảm vận động người phải, nói khó nghe, bị méo tiếng. Tại phòng khám cấp cứu, người
bệnh tỉnh hoàn toàn, G 15 điểm, M 65 l/p HA 170/100 mmHg. Liệt nửa người bên phải đồng đều cả cánh tay và
chân. Liệt VII ngoại biên bên trái. Các thăm khám thần kinh khác không thấy bất thường.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não. Xác định thời điểm khởi phát đột quỵ não ở người bệnh này dựa
vào:
A. Tại thời điểm được đưa đến phòng cấp cứu.
B. Thời điểm cuối bệnh nhân còn được nhìn thấy là bình thường.
C. Thời điểm phát hiện bệnh nhân có biểu hiện bất thường.
D. Tại thời điểm trước đó 30 phút.
Câu 2: Tổn thương cấu trúc nào có thể giải thích triệu chứng của người bệnh?
A. Hồi trước trung tâm.
B. Cầu não.
C. Bao trong.
D. Hành não.
Câu 3: Tổn thương của bệnh nhân thuộc vùng cấp máu của động mạch nào?
A. Động mạch thân nền.
B. Động mạch tiểu não sau dưới.
C. Động mạch đốt sống.
D. Động mạch não sau.
Câu 4: Cơ chế nào sau đây là không phù hợp để giải thích bệnh sinh của thiếu máu cục bộ não:
A. Giảm hoạt động của bơm Na+- K+ ATPase.
B. Hoạt hóa phospholipase.
C. Tăng tiêu thụ glucose ở vùng lõi nhồi máu.
D. Giảm tiêu thụ oxy ở vùng tranh tối tranh sáng (vùng penumbra).
Câu 5: Tự điều hòa là cơ chế bảo vệ đặc biệt của não với các thay đổi huyết áp. Các đặc trưng sau đây mô tả chính
xác về cơ chế tự điều hòa của não, NGOẠI TRỪ:
A. Ở các bệnh nhân tăng huyết áp mạn tính, khoảng giới hạn tự điều hòa đã được dịch chuyển lên cao hơn so với
người bình thường.
B. Ở các bệnh nhân tăng huyết áp cấp tính, khoảng giới hạn tự điều hòa đã được dịch chuyển lên cao hơn so với
người bình thường.
C. Cơ chế tự điều hòa kém hiệu quả ở người lớn tuổi.
D. Cơ chế tự điều hòa bị suy giảm hoặc mất đi ở các vùng não bị tổn thương.
iRAT/tRAT – TBL 3 – YK1
Tình huống 1:
Bà Q 67 tuổi, tiền sử đái tháo đường type II 10 năm nay, đến khám vì triệu chứng đau chân, tê bì, dị cảm, đau
kiểu bỏng rát ở 2 chân đối xứng nhau, tăng lên khi có sờ chạm ở 2 bàn chân. Đồng thời xuất hiện tê bì 2 bàn tay,
chủ yếu ở các ngón tay 1,2,3 của bàn tay phải, ở vị trí tương tự nhưng nhẹ hơn của bàn tay trái. Bệnh nhân vào viện
được chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên do biến chứng Đái tháo đường.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Ngày nay, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý thần kinh ngoại biên ở nước ta là:
A. Bệnh nhiễm trùng Virus.
B. Bệnh tự miễn.
C. Đái tháo đường.
D. Bệnh Phong.
Câu 2: Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng của tổn thương thần kinh ngoại biên?
A. Rối loạn cảm giác kiểu đi găng/tất.
B. Rối loạn cảm giác theo đường chi phối của dây và rễ thần kinh.
C. Tăng trương lực cơ.
D. Rối loạn hệ thần kinh tự chủ: hạ huyết áp tư thế.
Câu 3: Triệu chứng rối loạn cảm giác ở bàn tay nghĩ nhiều đến tổn thương dây thần kinh nào sau đây:
A. Tổn thương dây thần kinh trụ.
B. Tổn thương dây thần kinh quay.
C. Tổn thương dây thần kinh giữa.
D. Đáp án A và C đúng.
Câu 4: Nhận định đúng về sợi C:
1. Là sợi có bao Myeline. 2. Tốc độ dẫn truyền chậm.
3. Đường kính sợi nhỏ. 4. Các sợi sau hạch và các sợi cảm giác nhỏ tới da thuộc nhóm này.
A. 3, 4.
B. 2, 3, 4.
C. 2, 3.
D. 1, 3, 4.
Câu 5: Phản xạ gân xương nào sau đây là đặc trưng cho bệnh lý thần kinh ngoại biên:
A. Tăng phản xạ gân xương.
B. Giảm phản xạ gân xương.
C. Mất phản xạ gân xương.
D. Cả B và C đều đúng.
Tình huống 2:
Bệnh nhân nam 65 tuổi, đến khám vì nhìn đôi và sụp mi mắt hai bên, yếu tay chân. Triệu chứng xuất hiện nhẹ
nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và nặng hơn vào cuối buổi chiều, đặc biệt khi bệnh nhân vận động nhiều.

Trên lâm sàng nghĩ đến bệnh Nhược cơ. Bác sĩ đã tiến hành làm test nước đá và test một loại thuốc bằng đường
tĩnh mạch, cho kết quả dương tính. Người bệnh sau đó được phát hiện tồn tại kháng thể kháng Receptor
Acetylcholine ở trong máu.
Bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn dịch dẫn đến rối loạn dẫn truyền tại synap thần kinh - cơ (neuromuscular
junction). Bình thường, xung động từ hệ thần kinh đến các cơ đảm bảo cho cơ hoạt động nhờ vào một chất dẫn
truyền thần kinh được gọi là acetylcholin (Ach). Trong bệnh nhược cơ có hiện tượng cơ thể sinh ra một loại tự kháng
thể kháng Ach từ đó làm giảm số lượng chất này đồng thời làm giảm sự đáp ứng của các thụ thể Ach tại màng hậu
synap. Hậu quả là giảm hoặc mất sự dẫn truyền các xung thần kinh từ các đầu mút thần kinh tới màng hậu synap
thần kinh cơ dẫn đến hiện tượng yếu cơ, liệt cơ.
Câu hỏi MCQ
Câu 6: Bệnh nhân được Test thử điều trị bằng 1 thuốc tiêm tĩnh mạch cho kết quả dương tính (ngay sau khi tiêm
phát hiện mắt bệnh nhân mở lại được như bình thường). Bạn cho rằng thuốc này sẽ có cơ chế nào sau đây:
A. Thuốc này đã ngăn chặn việc phân huỷ Acetylcholine.
B. Thuốc này đã ngăn chặn hình thành kháng thể tấn công màng sau synap.
C. Thuốc này đã có tác dụng hiệp đồng với Acetylcholine.
D. Thuốc này đã ngăn chặn kháng thể tấn công màng sau Synap.
Câu 7: Tính chất dao động trong ngày của triệu chứng ở người bệnh gây ra bởi
A. Tính chất chu kỳ bài tiết tự kháng thể thay đổi theo ngày và đêm.
B. Hiện tượng mỏi Synap xảy ra trên một khớp nối thần kinh cơ bình thường.
C. Hiện tượng cạn kiệt Acetylcholine làm giảm điện thế ở tấm vận động và không gây được khử cực ở màng sau
synap.
D. Hiện tượng giảm ngưỡng an toàn khi điện thế tấm vận động không gây được khử cực màng sau synap.
Câu 8: Bệnh nhân được làm Test với túi nước đá (với việc chườm túi nước đá trên mắt khoảng 3 phút) kết quả thu
được như sau:

Hãy chọn nhận định chính xác:


A. Việc chườm lạnh làm ức chế hoạt động của thụ thể và cải thiện triệu chứng.
B. Việc chườm lạnh làm tăng giải phóng Ach, giảm phân huỷ Ach, tăng tác dụng của Ach.
C. Việc chườm lạnh làm tăng thời gian tác dụng của Acetylcholine.
D. Việc chườm lạnh làm tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh và cải thiện triệu chứng.
Tình huống 3:
Bệnh nhân nam 51 tuổi, đến khám vì đau cột sống thắt lưng lan xuống đùi phải. Kèm theo đi lại khó khăn vì đau
tăng lên khi vận động, giảm xuống khi ngồi cúi người ra trước, ít cải thiện khi nghỉ. Cảm giác yếu nhẹ cơ đùi khi
làm động tác duỗi thẳng khớp gối. Không có rối loạn cơ tròn bàng quang. Khám lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị
mất phản xạ gân gối bên phải. Yếu nhẹ cơ tứ đầu đùi bên phải. Dấu Babinski không xuất hiện ở 2 bên.
Câu hỏi MCQ
Câu 9: Mất phản xạ gân xương bánh chè trong trường hợp này là do tổn thương cung phản xạ nào:
A. Phản xạ bệnh lý bó tháp.
B. Phản xạ tránh né đáp ứng đau.
C. Cung phản xạ đầy đủ 2 tiếp nối synap.
D. Cung phản xạ đơn synap.
Câu 10: Tổn thương phù hợp với các mô tả lâm sàng ở trên
A. Tổn thương rễ L4.
B. Tổn thương đám rối thắt lưng.
C. Tổn thương rễ L5.
D. Tổn thương thần kinh đùi.
tAPP – TBL 3 – YK1
Tình huống 4:
Ông H. 60 tuổi, tiền sử đau vùng cột sống thắt lưng 5 năm nay. Vào viện vì đau cột sống thắt lưng, yếu 2 chân
và tiểu khó, bệnh diễn biến 2 ngày nay, tiến triển tăng dần. Khởi đầu đau thắt lưng, đau lan xuống 2 mông, mặt sau
đùi, cẳng chân và vùng quanh cơ quan sinh dục, đau nhiều hơn bên phải, kèm theo tiểu khó. Khi khám lâm sàng bác
sĩ phát hiện:
- Bệnh nhân bị liệt 2 chân, chủ yếu phần ngọn chi cơ lực 2/5 bên phải, 3/5 bên trái, gốc chi cơ lực 4/5.
- Bệnh nhân bị giảm cảm giác đau khi khám bằng kim đầu tù ở vùng quanh cơ quan sinh dục và hậu môn.
- Mất phản xạ gân gót 2 bên, gân cơ tứ đầu đùi bên phải, còn phản xạ gân cơ tứ đầu đùi bên trái.
- Không có phản xạ bệnh lý bó tháp.

Câu hỏi MCQ


Câu 1: Hội chứng lâm sàng nào giải thích đầy đủ nhất các triệu chứng của người bệnh:
A. Hội chứng tổn thương đám rối thắt lưng cùng.
B. Hội chứng đuôi ngựa.
C. Hội chứng chóp cùng.
D. Hội chứng tổn thương tủy ngực.
Câu 2: Tổn thương vị trí nào sau đây gây ra triệu chứng liệt hai chân của người bệnh ?
A. Do tổn thương tủy.
B. Do tổn thương các rễ L3 đến S1.
C. Do tổn thương các rễ S2 đến S5.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 3: Triệu chứng rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục (vùng yên ngựa) của bệnh nhân là do tổn thương các
rễ thần kinh nào ?
A. L4-L5.
B. S3-S5.
C. L3-L4.
D. L5-S1.
Câu 4: Nhận định đúng về rối loạn tiểu tiện của người bệnh:
A. Do tổn thương đám rối thắt lưng cùng.
B. Do phì đại tiền liệt tuyến.
C. Do tổn thương thần kinh trung ương.
D. Do tổn thương rễ S2-S4.
Câu 5: Triệu chứng nào sau đây là đặc trưng trong hội chứng đuôi ngựa:
A. Rối loạn cảm giác kiểu dẫn truyền.
B. Teo cơ vùng cẳng chân.
C. Tăng phản xạ gân xương.
D. Teo cơ toàn bộ đùi và cẳng chân.
iRAT/tRAT – TBL 3 – YK2
Tình huống 1:
Chị L 45 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, mới trở về sau chuyển du lịch tới đảo Phú Quốc (tại đây ăn Hải Sản, tiêu chảy
cấp đã điều trị ổn định). Chị L được chồng đưa đến khám cấp cứu vì yếu cơ, tê bì tay chân và các cơn ngất khi thay
đổi tư thế diễn biến nặng dần từ 1 tuần nay. Triệu chứng khởi đầu bằng cảm giác tê cóng 2 bàn chân. Hôm sau,
người bệnh xuất hiện cảm giác dị cảm, tê bì như kim châm ở 2 tay, đau 2 bắp chân tăng về đêm làm người bệnh
không ngủ được, đồng thời thấy yếu các cơ ở tay và chân làm người bệnh không thể nâng cao chân khi leo cầu thang,
thường xuyên rơi dép và vấp ngã, yếu các cơ 2 tay làm người bệnh khó chải tóc, khó mở và cài cúc áo. Trước ngày
vào viện, người bệnh có các cơn choáng, có lúc gần như ngất khi thay đổi tư thế từ nằm sang đứng. Ngoài ra, người
bệnh bắt đầu có hiện tượng sặc khi uống nước và nghẹn thức ăn đặc. Khám:
 Thở nhanh, nông, nhịp thở 30 Ck/ phút. Bão hoà ô-xi máu 90%. Dung tích thở sống giảm hơn 50% so với
bình
 thường.
 Liệt tứ chi: Cơ lực gốc chi ở chi trên (delta, trên gai, dưới gai) và chi dưới (thắt lưng chậu, tứ đầu đùi) ở mức
3/5, các cơ ngọn chi chi trên (gian cốt 1, dạng ngón cái ngắn), chi dưới (duỗi các ngón chân ngắn, chày trước)
4/5.
 Liệt các cơ bám da mặt và mắt nhắm không kín hai bên, giảm phản xạ nôn.
 Giảm phản xạ gân xương
 Giảm cảm giác rung (Âm thoa: 2/8 ở chi dưới, 3/8 ở chi trên).
 Giảm cảm giác nông theo kiểu đi găng đi bốt.
 Không có hội chứng màng não, không có tăng áp lực nội sọ
 Xét nghiệm DNT: dịch trong, 2 bạch cầu/mm3, protein DNT là 1,65 g/l (0,20 – 0,35 g/l) đường DNT:
0,5 g/l (Glucose máu = 1 g/l)
 Người bệnh được chỉ định thăm dò điện sinh lý thần kinh cơ, kết quả thu được cho thấy các bất thường như:
suy giảm tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh ngoại biên, nghẽn dẫn truyền và kéo dài thời gian tiềm dẫn
truyền ngoại vi.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Các cấu trúc thần kinh bị tổn thương trong bệnh cảnh này là:
A. Thân não.
B. Cột sau tủy cổ.
C. Rễ và dây thần kinh ngoại biên và thần kinh sọ não.
D. Vỏ não 2 bên.
Câu 2: Khi khám cảm giác rung, bác sĩ chuyên khoa thần kinh sử dụng âm thoa 128 Hz để đánh giá nhận cảm trên
thang điểm từ 1 tới 8. Thụ cảm thể nào chịu trách nhiệm chính nhận cảm cảm giác này
A. Thể Meissner.
B. Thoi cơ.
C. Cơ quan Golgi ở gân xương.
D. Tiểu thể Pacinian.
Câu 3: Khởi phát của bệnh lý sau khi đi du lịch và nhiễm khuẩn tiêu hoá gợi ý cơ chế liên quan tới nhiễm trùng.
Các nhận định sau đây về cơ chế gây bệnh là phù hợp trong trường này, NGOẠI TRỪ
A. Tác động gây bệnh trực tiếp bởi ngoại độc tố vi khuẩn.
B. Liên quan rõ nhất được tìm thấy là với vi khuẩn Campilobacter Jejuni.
C. Cả cơ chế miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch đóng vai trò quan trọng.
D. Sự tương đồng của kháng nguyên vi khuẩn với các phân tử Glycoprotein trên bề mặt của dây và rễ thần kinh.
Câu 1 (tAPP): Tốc độ dẫn truyền vận động của dây thần kinh giữa người bệnh này đo ở cẳng tay là 25 m/s. Hãy
chọn nhận định chính xác:
A. Quá trình bệnh lý đã làm mỏng lớp Myeline do đó thay đổi tính chất cách điện và biến đổi tốc độ dẫn truyền.
B. Quá trình bệnh lý đã làm mất Myeline hoàn toàn từng đoạn, do đó dòng điện dẫn truyền qua đoạn này không
còn theo cơ chế “nhảy cóc” nữa.
C. Quá trình bệnh lý làm ngắn các đoạn gian nốt Ranvier, đồng thời làm rộng các vùng quanh nốt Ranvier và
làm chậm tốc độ dẫn truyền.
D. Tất cả các đáp án trên.
Tình huống 2:
Bệnh nhân nam 60 tuổi, tiền sử ung thư phổi, nhập viện vì đau dữ dội, dị cảm và liệt tay phải. Bệnh nhân này có
tiền sử hút thuốc lá 30 bao/năm, 2 năm trước vào viện, ông bị chẩn đoán mắc ung thư phổi và trải qua phẫu thuật
cắt thuỳ trên phổi phải sau đó được xạ trị kết hợp hoá trị. 6 tháng sau phẫu thuật, người bệnh xuất hiện cảm giác đau
dữ dội tăng dần toàn bộ cánh tay phải. Sưng nề tay phải theo sau đó là yếu dần các cơ của đai vai cũng như các cơ
của cánh - cẳng – bàn tay. Khám lâm sàng: Bệnh nhân tỉnh, các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường. Các thần
kinh sọ không liệt. Đồng tử 2 mắt còn phản xạ ánh sáng, tuy nhiên khi khám trong môi trường ánh sáng yếu thấy
khe mi phải hẹp hơn bên trái và đồng tử bên này kích thước nhỏ hơn bên trái. Bệnh nhân đồng thời có hiện tượng
giảm tiết mồ hôi nửa mặt bên phải. Cơ lực toàn bộ tay phải là 0/5. Các phản xạ gân xương tay phải mất hoàn toàn.
Cảm giác đau, nhiệt và sờ giảm ở toàn bộ tay phải như trong hình.

Câu hỏi MCQ


Câu 4: Nhận định đúng về các chất dẫn truyền thần kinh cho phép kiểm soát kích thước đồng tử và tiết mồ hôi ở
nửa mặt bên phải của người bệnh:
A. Các sợi tới tuyến mồ hôi ở mặt chủ yếu bài tiết Noradrenaline.
B. Các sợi thần kinh đến từ nhân Edinger Westphal và nhân giao cảm cổ ngực bài tiết chất Acetyl choline.
C. Các sợi từ hạch mi bài tiết chủ yếu Acetylcholine làm co đồng tử.
D. Các sợi tới cơ thể mi đến từ hạch mi và bài tiết Noradrenaline.
Câu 5: Việc thăm khám cơ lực của các cơ nào sau đây giúp định hướng nguyên nhân của tổn thương nằm ở đám rối
cánh tay hay ngoài đám rối cánh tay
A. Cơ Delta, trên gai và dưới gai.
B. Cơ răng trước và cơ trám.
C. Cơ thang và cơ lưng rộng.
D. Cơ thang và cơ răng trước.
Câu 6: Hội chứng lâm sàng bao phủ được hết các triệu chứng của người bệnh này:
A. Hội chứng Claude – Bernard – Horner.
B. Hội chứng Wallenberg.
C. Hội chứng Brown – Séquard.
D. Hội chứng Pancoast – Tobias.
Câu 2 (tAPP): Định khu tổn thương phù hợp với các mô tả ở trên:
A. Tổn thương rễ thần kinh C8 - D1 và toàn bộ đám rối cánh tay.
B. Tổn thương đơn thuần đám rối cánh tay.
C. Tổn thương cột bên tuỷ sống.
D. Tổn thương đám rối cánh tay và hạch giao cảm cổ ngang xoang cảnh.
Tình huống 3:
Bệnh nhân nữ 65 tuổi, tiền sử đái tháo đường Type II đang điều trị thuốc uống thường xuyên (Glucophage 1000
mg / ngày), chỉ số HbA1C 7 %. Đến khám vì tê tay bên phải, triệu chứng xuất hiện từ 5 tháng nay, nặng dần, chủ
yếu ở các ngón tay từ 1 đến 3, cảm giác kim châm, điện giật tăng vào buổi tối làm bệnh nhân mất ngủ thường xuyên.
Khoảng 1 tháng gần đây cảm giác lực cầm nắm bàn tay phải giảm dần, khó làm các động tác tinh tế bằng bàn tay
phải như tháo mở cúc áo, khó cầm thìa đũa ăn cơm. Bệnh nhân không có triệu chứng gì cơ năng gì khác như sút cân,
sốt, rối loạn thăng bằng. Khám lâm sàng thấy bệnh nhân giảm cảm giác sờ, chạm và đau (kim đầu tù) ở các ngón
tay 1-2-3, cảm giác gan tay bình thường. Yếu và teo cơ dạng ngón cái ngắn, cơ đối chiếu ngón cái. Các cơ khác của
bàn tay bình thường. Khi làm điện cơ, bác sĩ điện sinh lý thần kinh thực hiện kỹ thuật sau

Các điện cực G1,2 là điện cực ghi, điện cực S1 và S2 là các điện cực kích thích. Đáp ứng thu được sau khi kích thích
S1 là hình ghi trên, đáp ứng thu được ở kích thích S2 là hình dưới.
Câu hỏi MCQ
Câu 7: Các triệu chứng trên lâm sàng giúp định khu tổn thương phù hợp với nhận định nào sau đây:
A. Thần kinh trụ đoạn cổ tay.
B. Thần kinh giữa đoạn trước khi tách nhánh gan tay.
C. Thần kinh giữa đoạn sau khi tách nhánh gan tay.
D. Chỉ có thể định khu ở mức tổn thương thần kinh giữa.
Câu 8: Thời gian dẫn truyền dòng điện từ vị trí kích thích (S1,2 đến G1,G2) phụ thuộc vào:
A. Thông thường tốc độ dẫn truyền cảm giác khoảng 45 m/S, phụ thuộc nhiều vào sự toàn vẹn của bao Myeline.
B. Tốc độ dẫn truyền giảm đi khi nhiệt độ da của người bệnh tăng lên.
C. Các sợi thần kinh dẫn truyền cảm giác đau có tốc độ dẫn truyền cao hơn sợi dẫn truyền cảm xúc giác tinh tế.
D. Thời gian này phụ thuộc vào vận chuyển qua khớp nối thần kinh cơ của chất trung gian hoá học.
Câu 3 (tAPP): Nếu tổn thương thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay, cơ nào sau đây có thể bị ảnh hưởng:
A. Cơ đối chiếu ngón cái.
B. Cơ khép ngón cái.
C. Cơ gian cốt gan tay.
D. Cơ đối chiếu ngón út.
Câu 4 (tAPP): Các sợi cảm giác của dây thần kinh giữa phân bố cho da mặt gan tay của các ngón, ngoại trừ:
A. Ngón I.
B. Ngón II.
C. Ngón III.
D. Ngón V.
Tình huống 4:
Bệnh nhân nam 39 tuổi, nhân viên văn phòng cho một công ty liên doanh Nhật Bản, đến khám ở phòng khám
cấp cứu vì tê bì quanh môi và tê lưỡi. Triệu chứng mới xuất hiện từ tối trước vào viện, sáng hôm sau ngoài tê bì
bệnh nhân xuất hiện buồn nôn, nôn và chóng mặt. Khai thác kỹ hơn, người bệnh kể chiều hôm trước nhập viện bệnh
nhân mới hoàn thành dự án lớn của công ty và tham gia buổi liên hoan với ban giam đốc. Trong bữa tiệc bệnh nhân
đã lần đầu tiên được thưởng thức món cá nóc sống. Sau khi nhập viện được 1h, các triệu chứng của bệnh nhân nhanh
chóng nặng lên tới suy hô hấp, rối loạn nhịp tim. Người bệnh nhanh chóng được đặt ống nội khí quản, thở máy và
nhập đơn vị hồi sức tích cực theo dõi. Bệnh nhân tử vong sau 3 ngày nằm viện. Tử thiết sau đó xác định bệnh nhân
bị ngộ độc Tetrodotoxin (TTX)
Câu hỏi MCQ
Câu 9: Cơ chế hoá sinh phù hợp với độc tố TTX gây nên các triệu chứng của người bệnh này
A. Thuốc giải độc tố sẽ cạnh tranh với TTX ở kênh Natri nhanh và cải thiện triệu chứng.
B. TTX gắn vào kênh Natri nhanh, làm bất hoạt nó do đó làm rối loạn phase khử cực nhanh của màng tế bào.
C. TTX gắn vào kênh Natri nhanh làm bất hoạt nó, do đó làm rối loạn phase tái cực của màng tế bào.
D. Điện thế hoạt động của Neuron thần kinh không thể hình thành do bơm Na/K ATP ase bị bất hoạt.
Câu 10: Các thành phần cần thiết để tạo nên điện thế nghỉ của tế bào thần kinh là
A. Chênh lệch nồng độ Ion Natri, Clo (chủ yếu nằm ngoài màng tế bào thần kinh).
B. Chênh lệch nồng độ Ion Kali (chủ yếu nằm trong màng tế bào thần kinh).
C. Vai trò kênh Na/K-ATPase.
D. Tất cả các đáp án trên.

tAPP – TBL 3 – YK2


Tình huống 5:
Bệnh nhân nam 39 tuổi, sau một đêm ngủ dậy bệnh nhân xuất hiện mất khả năng duỗi bàn tay và các ngón tay,
mất khả năng dạng ngón tay cái bên trái. Bệnh nhân thấy bàn tay trái không ưỡn thẳng lên được mà gấp lại. Bệnh
nhân đến khám bác sĩ và được chẩn đoán tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
Câu hỏi MCQ
Câu 5: Trong trường hợp này, dây thần kinh nào bị tổn thương:
A. Dây thần kinh quay.
B. Dây thần kinh trụ.
C. Dây thần kinh giữa.
D. Tất cả đáp án trên.
iRAT/tRAT – TBL 3 – YK3
Tình huống 1:
Chị L 45 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, mới trở về sau chuyển du lịch tới đảo Phú Quốc (tại đây ăn Hải Sản, tiêu chảy
cấp đã điều trị ổn định). Chị L được chồng đưa đến khám cấp cứu vì yếu cơ, tê bì tay chân và các cơn ngất khi thay
đổi tư thế diễn biến nặng dần từ 1 tuần nay. Triệu chứng khởi đầu bằng cảm giác tê cóng 2 bàn chân. Hôm sau,
người bệnh xuất hiện cảm giác dị cảm, tê bì như kim châm ở 2 tay, đau 2 bắp chân tăng về đêm làm người bệnh
không ngủ được, đồng thời thấy yếu các cơ ở tay và chân làm người bệnh không thể nâng cao chân khi leo cầu thang,
thường xuyên rơi dép và vấp ngã, yếu các cơ 2 tay làm người bệnh khó chải tóc, khó mở và cài cúc áo. Trước ngày
vào viện, người bệnh có các cơn choáng, có lúc gần như ngất khi thay đổi tư thế từ nằm sang đứng. Ngoài ra, người
bệnh bắt đầu có hiện tượng sặc khi uống nước và nghẹn thức ăn đặc. Khám:
 Thở nhanh, nông, nhịp thở 30 Ck/ phút. Bão hoà ô-xi máu 90%. Dung tích thở sống giảm hơn 50% so với
bình thường.
 Liệt tứ chi: Cơ lực gốc chi ở chi trên (delta, trên gai, dưới gai) và chi dưới (thắt lưng chậu, tứ đầu đùi) ở mức
3/5, các cơ ngọn chi chi trên (gian cốt 1, dạng ngón cái ngắn), chi dưới (duỗi các ngón chân ngắn, chày trước)
4/5.
 Liệt các cơ bám da mặt và mắt nhắm không kín hai bên, giảm phản xạ nôn.
 Giảm phản xạ gân xương
 Giảm cảm giác rung (Âm thoa: 2/8 ở chi dưới, 3/8 ở chi trên).
 Giảm cảm giác nông theo kiểu đi găng đi bốt.
 Không có hội chứng màng não, không có tăng áp lực nội sọ.
 Xét nghiệm DNT: dịch trong, 2 bạch cầu/mm3, protein DNT là 1,65 g/l (0,20 – 0,35 g/l) đường DNT: 0,5
g/l (Glucose máu = 1 g/l).
 Người bệnh được chỉ định thăm dò điện sinh lý thần kinh cơ, kết quả thu được cho thấy các bất thường như:
suy giảm tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh ngoại biên, nghẽn dẫn truyền và kéo dài thời gian tiềm dẫn
truyền ngoại vi.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Khi người bệnh có hiện tượng giảm cảm giác đau khi khám bằng kim đầu tù, receptor nào chịu trách nhiệm
chính cho nhận cảm cảm giác này:
A. Thể Meissner.
B. Thể Pacinian.
C. Tiểu thể Ruffini.
D. Đĩa Merckel.
Câu 2: Thăm dò bổ sung nào có giá trị nhất giúp chẩn đoán bệnh ở người bệnh này:
A. Phân lập virus trong máu.
B. Ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh.
C. Chụp CHT rễ thần kinh.
D. Nuôi cấy dịch não tủy.
Câu 3: Hiện tượng tăng protein mà không có tế bào trong dịch não tuỷ kèm theo gọi là phân ly đạm tế bào. Hiện
tượng này được lý giải trên khía cạnh giải phẫu bệnh sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Tổn thương lan rộng đến thành phần trong ống sống của các rễ thần kinh.
B. Phản ứng viêm trong khoang dưới nhện của các rễ thần kinh.
C. Sự bao phủ của mạng nhện tới rễ thần kinh.
D. Tổn thương có bản chất viêm tại sừng trước và sau của tuỷ sống.
Tình huống 2:
Bệnh nhân nam 60 tuổi, tiền sử ung thư phổi, nhập viện vì đau dữ dội, dị cảm và liệt tay phải. Bệnh nhân này có
tiền sử hút thuốc lá 30 bao/năm, 2 năm trước vào viện, ông bị chẩn đoán mắc ung thư phổi và trải qua phẫu thuật
cắt thuỳ trên phổi phải sau đó được xạ trị kết hợp hoá trị. 6 tháng sau phẫu thuật, ngừoi bệnh xuất hiện cảm giác đau
dữ dội tăng dần toàn bộ cánh tay phải. Sưng nề tay phải theo sau đó là yếu dần các cơ của đai vai cũng như các cơ
của cánh - cẳng – bàn tay.
Khám lâm sàng: Bệnh nhân tỉnh, các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường. Các thần kinh sọ không liệt.
Đồng tử 2 mắt còn phản xạ ánh sáng, tuy nhiên khi khám trong môi trường ánh sáng yếu thấy khe mi phải hẹp hơn
bên trái và đồng tử bên này kích thước nhỏ hơn bên trái. Cơ lực toàn bộ tay phải là 0/5. Các phản xạ gân xương tay
phải mất hoàn toàn. Cảm giác đau, nhiệt và sờ giảm ở toàn bộ tay phải như trong hình
Các chức năng khác của hệ thần kinh bình thường.
Bạn sờ thấy ở nách người bệnh có hạch kích thước khá lớn 10 cm, rắn, di động ít.
Câu hỏi MCQ
Câu 4: Nhận định đúng về sự chênh lệch kích thước đồng tử đi kèm với hẹp khe mi bên phải
A. Trương lực giao cảm tới mắt phải của người bệnh giảm hơn so với bên mắt trái gây nên chênh lệch kích thước
đồng tử.
B. Nên khám thêm trong môi trường ánh sáng mạnh vì sẽ quan sát rõ hơn trong môi trường ánh sáng mạnh hơn
là ánh sáng yếu.
C. Nguyên nhân đến từ tổn thương dây thần kinh III.
D. Trương lực phó giao cảm tới mắt trái của người bệnh tăng hơn so với bên phải gây nên chênh lệch kích thước
đồng tử.
Câu 5: Nhận định chính xác về giải phẫu qua triệu chứng của người bệnh
A. Nhân Edinger Westphal ở cuống đại não là nơi xuất phát của sợi thần kinh làm co đồng tử.
B. Các sợi sau hạch của sợi thần kinh làm co đồng tử đi cùng với dây thần kinh số III xuất phát từ hạch mi.
C. Các sợi sau hạch của dây thần kinh làm giãn đồng tử có đường đi ngắn hơn các sợi tương ứng của dây thần
kinh làm co đồng tử.
D. Cảm giác đau nhiệt ở tay bên phải được dẫn truyền lên đồi thị trái nhờ phức hợp trước – bên ở cột trước tuỷ
sống.
Câu 2 (tAPP): Tổn thương định khu phù hợp với các mô tả lâm sàng trên là:
A. Tổn thương toàn bộ đám rối cánh tay kèm theo phần trước đám rối cánh tay của C8 - D1.
B. Tổn thương đơn thuần toàn bộ đám rối cánh tay bên phải.
C. Tổn thương kết hợp của nhiều dây thần kinh ở chi trên bên phải.
D. Tổn thương cắt ngang nửa tuỷ.
Tình huống 3:
Bệnh nhân nam 27 tuổi, sau khi trượt chân trên nền nhà ướt bị đập cẳng chân phải xuống bậc thềm cứng. Sau ngã
anh thấy đau cổ bàn chân theo sau đó là yếu bàn chân bên phải. Ngừoi bệnh đến khám tại phòng khám cấp cứu trong
tình trạng cơ lực: cho động tác duỗi cổ chân phía mu 0/5, duỗi ngón chân cái 0/5, duỗi các ngón chân 0/5, xoay
ngoài bàn chân 3/5. Giảm cảm giác sờ ở mặt trước ngoài cẳng chân, mu chân và rõ ở khe giữa ngón 1,2 bàn chân
phải.
Vùng giảm cảm giác (xanh nhạt) và vùng mất cảm giác ở người bệnh 27 tuổi, sau ngã. Cơ lực của cơ gấp gan bàn
chân, cơ chày sau bên phải cũng như các cơ khác ở chân trái bình thường.
Câu hỏi MCQ
Câu 6: Chi phối cảm giác của vùng màu xanh đậm bị ảnh hưởng nhiều hơn các vùng khác ở người bệnh này là do
tổn thương
A. Thần kinh mác nông.
B. Thần kinh ngồi.
C. Thần kinh hiển trong.
D. Thần kinh mác sâu.
Câu 7: Nhận định đúng về chi phối thần kinh ở vùng cẳng bàn chân của người bệnh này
A. Động tác xoay ngoài bàn chân chủ yếu do chi phối của rễ thần kinh S1.
B. Cạnh ngoài của bàn chân phải do thần kinh mác nông chi phối.
C. Động tác duỗi cổ chân về phía mu chân chủ yếu do rễ L4-L5 chi phối.
D. Động tác gấp bàn chân về phía gan chân chủ yếu do rễ L5 chi phối.
Câu 3 (tAPP): Khám cơ lực của cơ nào giúp phân biệt 1 trường hợp bàn chân rủ đến từ tổn thương rễ L5 với một
tổn thương thần kinh mác chung:
A. Cơ lực cơ tam đầu cẳng chân.
B. Cơ lực cơ gấp ngón chân cái.
C. Cơ lực cơ chày sau.
D. Cơ lực cơ gấp các ngón chân.
Câu 4 (tAPP): Sau 1 năm, người bệnh trên được tái khám, bác sĩ phát hiện cơ lực các cơ duỗi mu chân, xoay ngoài
bàn chân 0/5, teo cơ chày trước và điện cơ kim ghi nhận điện thế tự phát dạng giật sợi cơ, không ghi được điện thế
co cơ chủ động, mức độ tổn thương có thể ước lượng trên phân loại Seldon và Sunderland là:
A. Neupraxia độ I.
B. Axonotmesis độ III.
C. Axonotmesis độ IV.
D. Neurotmesis độ V.
Tình huống 4:
Bà Q 67 tuổi, thuận tay phải có tiền sử đái tháo đường type II 10 năm nay, đến khám vì triệu chứng đau chân. Bà
đã có biến chứng cầu thận và võng mạc của đái tháo đường kiểm soát kém (HbA1C 9,9%). Bà mô tả triệu chứng tê
bì, dị cảm, đau kiểu bỏng rát ở 2 chân đối xứng nhau. Đặc biệt khó chịu khi có sờ chạm, tiếp xúc ở 2 bàn chân, 2
năm nay thường xuyên ngủ với 2 bàn chân để ra khỏi ga giường. Khởi phát triệu chứng rất lặng thầm sau đó mỗi
ngày một nặng thêm cho tới thời điểm hiện tại đã lan tới ngay trên mắt cá. Trên thang điểm VAS chủ quan, người
bệnh tự đánh giá ở 8/10. Người bệnh đồng thời mô tả triệu chứng mới xuất hiện ở 2 bàn tay, chủ yếu ở các ngón tay
1,2,3 của bàn tay phải, ở vị trí tương tự nhưng nhẹ hơn của bàn tay trái. Triệu chứng dị cảm kiến bò, đau như dao
cắt tăng về đêm, thường xuyên làm bệnh nhân thức giấc cùng với các cơn đau ở 2 bàn chân.
Câu hỏi MCQ
Câu 8: Triệu chứng thần kinh ở tay của người bệnh này phù hợp với tổn thương thần kinh
A. Thần kinh quay.
B. Trụ và giữa.
C. Thần kinh giữa.
D. Thần kinh trụ.
Câu 9: Các triệu chứng chủ quan chính của người bệnh mô tả ở trên phù hợp với tổn thương chủ yếu ảnh hưởng tới
nhóm sợi thần kinh:
A. Sợi A Delta.
B. Nhóm sợi I-A đảm nhiệm.
C. Sợi A-Delta và sợi C.
D. Sợi A alpha.
Câu 10: Nhận định đúng về phân loại các loại sợi thần kinh loại A (A Fiber)
1. Tốc độ dẫn truyền nhanh hơn loại B và loại C.
2. Có myeline.
3. Các loại hướng tâm tới từ sợi cơ được chia tiếp thành các nhóm I tới IV theo kích thước sợi thần kinh tăng dần.
4. Sợi thuộc nhóm A – Gamma đi tới sợi cơ nội suốt.
A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 3.
C. 1, 2, 4. D. 1, 4.
Câu 5 (tAPP): Gần đây người bệnh lo lắng khá nhiều về các triệu chứng tiêu hóa bao gồm đầy bụng, chướng bụng
sau ăn, táo bón và tiêu chảy xen kẽ cùng với các cơn choáng váng, gần như ngất khi thay đổi tư thế. Huyết áp tư thế
nằm là 120/80 mmHg, tư thế đứng sau 5 phút là 90/50 mmHg. Nhận định chính xác về cơ chế gây ra các dấu hiệu
được mô tả ở trên:
A. Bệnh nhân bị trụy tuần hoàn do nhiễm độc.
B. Bệnh nhân có các dấu hiệu của tổn thương thần kinh tự động, đây là dấu hiệu cấp cứu cần nhập viện ICU.
C. Bệnh nhân có dấu hiệu của giảm thể tích tuần hoàn do tăng tính thấm thành mạch.
D. Bệnh nhân có triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng nặng.

tAPP – TBL 3 – YK3


Câu hỏi MCQ
Câu 1: Dựa trên các kiến thức về giải phẫu và sinh lý dẫn truyền thần kinh, hãy chọn nhận định chính xác trong
những nhận định sau:
A. Tốc độ dẫn truyền vận động đoạn cẳng tay là 62 m/s cho thấy thành phần Myeline của dây thần kinh trụ này
bình thường.
B. Tốc độ dẫn truyền đo được phản ánh tốc độ của nhóm sợi C trong dây thần kinh trụ.
C. Nhiệt độ môi trường giảm có thể làm tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh.
D. Hiện tượng sụt giảm biên độ ở BE còn 84% và AE còn 31% là do tổn thương thành phần myeline của dây
thần kinh trụ.
iRAT/tRAT – TBL 3 – YK4
Tình huống 1:
BN nữ, 31 tuổi vào viện vì yếu và tê bì tứ chi. Bệnh ngày thứ 4. Cách 1 tuần, BN bị sốt kèm đau họng, tự điều trị
tại nhà, đã ổn định. Khám hiện tại:
Bệnh nhân tỉnh, tê bì tứ chi chủ yếu ngọn chi 2 bên
Liệt mềm tứ chi cơ lực 4/5, ưu thế ngọn chi
Không liệt thần kinh sọ
Phản xạ gân xương tứ chi mất, không có dấu hiệu Babinski 2 bên
BN ăn nuốt được, không khó thở, không rối loạn cơ tròn
Bệnh nhân được chẩn đoán TD Viêm đa rễ và dây thần kinh cấp tính.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Tổn thương vị trí nào sau đây KHÔNG PHẢI tổn thương thần kinh ngoại biên:
A. Rễ thần kinh.
B. Dây thần kinh.
C. Cột bên tủy sống.
D. Sừng trước tủy sống.
Câu 2: Các triệu chứng sau đây cho thấy bệnh nhân có tổn thương thần kinh ngoại biên, NGOẠI TRỪ:
A. Dấu hiệu 3 co.
B. Không có phản xạ bệnh lý bó tháp.
C. Không có rối loạn cơ tròn.
D. Rối loạn cảm giác ngọn chi (kiểu đi găng đi bốt).
Câu 3: Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán ở bệnh nhân này:
A. Chọc dịch não tủy, Ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh.
B. Ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, Chụp MRI tủy cổ.
C. Chụp MRI tủy cổ, Khám Tai mũi họng.
D. Chọc dò dịch não tủy, Khám Tai mũi họng.
Câu 4: Bệnh nhân được chọc dịch não tủy, kết quả có phân ly đạm tế bào (BC 0,003 G/l, Protein 1,2 g/l), cơ chế
của hiện tượng này trong tổn thương thần kinh ngoại biên là do tổn thương ở vị trí nào?
A. Rễ và dây thần kinh.
B. Sừng trước tủy.
C. Rễ thần kinh.
D. Dây thần kinh.
Tình huống 2:
Bệnh nhân P, 27 tuổi, tiền sử mắc bệnh tiểu đường type 1, làm nghề thợ thủ công. Đến khám vì tê bàn tay trái.
Diễn biến đã 1 năm nay, chủ yếu cảm giác tê ở gan tay và các ngón 1-2-3 bàn tay trái, cảm giác kim châm và kiến
bò đôi khi như có điện giật ở tay. Tăng lên về tối và đêm. Triệu chứng đau cũng tăng lên rõ rệt khi người bệnh đi xe
máy. Hầu như phải dừng lại mỗi 200m. Khi khám lâm sàng bác sĩ phát hiện người bệnh bị yếu rõ rệt các cơ dạng
ngón cái ngắn, cơ đối chiếu ngón cái bên trái. Cơ gian cốt mu tay, cơ lực cơ gấp và duỗi cổ tay bình thường. Khi
khám cảm giác bằng kim đầu tù: người bệnh giảm cảm giác đau trên ngón 1-2-3 của bàn tay trái.
Ảnh chụp bàn tay của người bệnh như sau:

Câu hỏi MCQ


Câu 5: Tổn thương ở vị trí nào sau đây gây ra triệu chứng của người bệnh:
A. Tổn thương thần kinh trụ ở cổ tay.
B. Tổn thương thần kinh quay ở cổ tay.
C. Tổn thương thần kinh giữa ở cổ tay.
D. Tổn thương thần kinh giữa và thần kinh trụ ở cổ tay.
Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây gây ra hiện tượng teo cơ của người bệnh này, chọn đáp án đúng nhất:
A. Tổn thương myeline thứ phát sau tổn thương sợi trục.
B. Tổn thương sợi trục của thần kinh ngoại biên.
C. Tổn thương bao myeline của dây thần kinh.
D. Tổn thương sợi trục thứ phát sau tổn thương myeline.
Câu 7: Xét nghiệm cận lâm sàng nào là quan trọng nhất giúp chẩn đoán mức độ tổn thương dây thần kinh ngoại
biên trong trường hợp này:
A. Chụp MRI cột sống cổ.
B. XQ cổ tay.
C. Ghi điện cơ và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh.
D. Siêu âm phần mềm cổ tay.
Tình huống 3:
Ông L 70 tuổi, công nhân tại nhà máy gang thép thái nguyên đã nghỉ hưu, nhập viện vì đau cột sống thắt lưng,
yếu 2 chân và tiểu tiện không tự chủ. Bệnh diễn biến khoảng nửa năm nay. Khởi đầu đau thắt lưng, đau tăng khi vận
động, giảm khi nghỉ ngơi, đau lan xuống 2 mông, mặt sau đùi, cẳng chân và vùng quanh cơ quan sinh dục, đau nhiều
hơn bên phải. Gần đây bệnh nhân đi lại khó khăn hơn, cần dùng gậy chống, thường xuyên rơi dép khi đi dép lê và
vấp ngã do bàn chân quẹt đất. 1 tháng nay người bệnh than phiền rằng tiểu nhiều lần trong ngày, khó nhịn tiểu và
đôi khi tiểu ra quần nếu không kịp đi vào nhà vệ sinh. Khi khám lâm sàng bác sĩ phát hiện:
- Bệnh nhân bị liệt 2 chân, chủ yếu phần ngọn chi cơ lực 2/5 bên phải, 3/5 bên trái. Yếu cơ tứ đầu đùi, thắt lưng
chậu 2 bên cơ lực 4/5.
- Bệnh nhân bị giảm giác đau khi khám bằng kim đầu tù ở vùng quanh cơ quan sinh dục và hậu môn.
- Mất phản xạ gân gót 2 bên, gân tứ đầu bên phải, còn phản xạ tứ đầu đùi bên trái.
- Không có phản xạ bệnh lý bó tháp.
Câu hỏi MCQ
Câu 8: Hội chứng lâm sàng nào giải thích đầy đủ nhất các triệu chứng của người bệnh:
A. Hội chứng tổn thương đám rối thắt lưng cùng.
B. Hội chứng tổn thương tủy ngực.
C. Hội chứng đuôi ngựa.
D. Hội chứng chóp cùng.
Câu 9: Thái độ xử trí thích hợp nhất trong trường hợp này là:
A. Các triệu chứng trên thường do nguyên nhân nội khoa và được điều trị bằng thuốc.
B. Nhanh chóng cho người bệnh đi tập phục hồi chức năng.
C. Thái độ xử lý cấp cứu: nhanh chóng tìm và giải quyết nguyên nhân cơ học nếu có.
D. Cần giải thích động viên người bệnh kiên nhẫn thực hiện cận lâm sàng làm rõ chẩn đoán.
Câu 10: Nhận định đúng về rối loạn tiểu tiện của người bệnh:
A. Do tổn thương đám rối thắt lưng cùng.
B. Do hoạt động không phù hợp của cơ mở cổ bàng quang và cơ destrusor.
C. Do phì đại tiền liệt tuyến.
D. Do tổn thương trung ương.
tAPP – TBL 3 – YK4
Tình huống 4:
Ông L 65 tuổi, sau khi ngủ dậy phát hiện bàn tay bên trái bị rủ, mất khả năng duỗi cổ tay bên này. Diễn biến
trước vào viện 1 tuần. Tối trước đó bệnh nhân có dùng rượu. Khám lâm sàng:
- Liệt cơ duỗi cổ tay, duỗi các ngón tay của bàn tay trái. Yếu cơ cánh tay quay bên trái. Cơ tam đầu cánh tay bên
trái và cơ Delta bên trái bình thường.
- Giảm cảm giác nông ở da mặt mu tay giữa ngón 1 và 2.
- Phản xạ gân xương bình thường.
- Không có triệu chứng thần kinh khác.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Bác sĩ chỉ định thăm dò điện sinh lý thần kinh cơ cho người bệnh, mục đích của kỹ thuật cận lâm sàng trong
trường hợp này là, chọn đáp án chính xác nhất:
1. Xác định vị trí tổn thương.
2. Xác định mức độ nặng của tổn thương.
3. Giúp chẩn đoán phân biệt tổn thương dây thần kinh với tổn thương rễ và đám rối thần kinh.
A. 1, 3.
B. 1, 2.
C. 1, 2, 3.
D. 1.
Câu 2: Khám cơ lực của cơ nào sau đây giúp chúng ta có thể phân biệt tổn thương dây thần kinh với đám rối thần
kinh ở trường hợp người bệnh này:
A. Cơ gấp cổ tay quay.
B. Cơ duỗi cổ tay quay.
C. Cơ nhị đầu cánh tay.
D. Cơ Delta.
Câu 3: Vị trí tổn thương nào là phù hợp nhất với các triệu chứng của người bệnh này
A. Tổn thương thần kinh quay ở phần nách.
B. Tổn thương thần kinh gian cốt sau.
C. Tổn thương thần kinh quay ở phần giữa cánh tay.
D. Tổn thương thần kinh quay ở cẳng tay.
Câu 4: Những nhận định nào dưới đây là chính xác nhất về hướng dẫn truyền dòng điện trên sợi trục thần kinh ngoại
vi ở người:
1. Khi kích thích ở thân của sợi trục, dòng điện dẫn truyền theo 2 hướng từ vị trí kích thích.
2. Trong điều kiện sinh lý, dẫn truyền vận động từ sừng trước tuỷ sống chỉ dẫn truyền theo 1 chiều.
3. Khi kích thích ở thân của sợi trục, dòng điện dẫn truyền theo 1 hướng từ vị trí kích thích ra phía ngoại vi.
4. Khi kích thích ở thân của sợi trục, dòng điện dẫn truyền theo 1 hướng từ vị trí kích thích về phía trung tâm.
A. 1, 2.
B. 3, 4.
C. 2, 4.
D. 2, 3.
Câu 5: Những nhận định nào dưới đây là đúng về phân loại các loại sợi thần kinh loại A (A Fiber):
1. Tốc độ dẫn truyền nhanh hơn loại B và loại C.
2. Có myeline
3. Các loại hướng tâm tới từ sợi cơ được chia tiếp thành các nhóm I tới IV theo kích thước sợi thần kinh tăng dần.
4. Sợi thuộc nhóm A – Gamma đi tới sợi cơ nội suốt.
A. 1, 4.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 2, 3, 4.
iRAT/tRAT – TBL 4 – YK1
Tình huống 1:
Anh L 29 tuổi, được chẩn đoán bệnh động kinh từ 5 năm nay. Anh thường xuất hiện những cơn mất tiếp xúc kèm
co cứng nhẹ cánh tay phải và không nói được trong một vài phút. Anh L kể rằng, ngay trước cơn, anh thường ngửi
thấy mùi bất thường như mùi cá thối. Có lúc lại nghe thấy âm thanh bất thường như tiếng nhạc.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Chất dẫn truyền thần kinh nào sau đây bị thiếu hụt ở người bệnh động kinh?
A. Glutamate.
B. Serotonin.
C. GABA.
D. Acetylcholine.
Câu 2: Điện thế nào sau đây là nguồn gốc để gây ra các cơn co giật:
A. Điện thế màng .
B. Điện thế ức chế sau synap (IPSP).
C. Điện thế kích thích sau synap (EPSP).
D. Điện thế nghỉ.
Câu 3: Thụ thể của chất dẫn truyền thần kinh nào sau đây khi bị ức chế sẽ tạo ra hiệu quả chống động kinh:
A. Thụ thể Glutamate.
B. Thụ thể GABAa/b.
C. Thụ thể Serotonin.
D. Thụ thể Nicotinic.
Câu 4: Bác sĩ đã chỉ định cho anh L ghi điện não. Anh L tỉnh táo, thư giãn, nhưng có cảm giác buồn ngủ thoáng qua
trong suốt thời gian ghi. Giả sử bản ghi của anh L là bình thường thì sóng nào sẽ không xuất hiện trên bản ghi này:
A. Sóng alpha (tần số: 8-12Hz).
B. Sóng beta (tần số: 13-30Hz).
C. Sóng theta (tần số: 4-7Hz).
D. Sóng delta (tần số: 0,5-3 Hz).
Tình huống 2:
Một người đàn ông trung niên được đưa đến bệnh viện để khám sau khi có biểu hiện không kiểm soát được các
cử động của chi trên. Ông được chẩn đoán mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp
Dopamine trong tế bào thần kinh thân não. Tuy nhiên, có một số tranh cãi liên quan đến bước nào trong quá trình
sinh tổng hợp Dopamine đã bị lỗi.
Câu hỏi MCQ
Câu 5: Tiền chất nào tạo thành Dopamine trong quá trình sinh tổng hợp ?
A. Tyrosine.
B. Tyrosine hydroxylase.
C. Tryptophan.
D. L-dihydroxyphenylalanin (L-DOPA).
Câu 6: Loại enzyme nào dưới đây tham gia quá trình sinh tổng hợp Dopamine ?
A. Phenylethanolamine-N-methyltransferase.
B. Tryptophan hydroxylase.
C. Dopamine β-hydroxylase.
D. Tyrosine hydroxylase.
Tình huống 3:
Ông G 55 tuổi đến khám vì rối loạn thăng bằng, chậm chạp khi thực hiện sinh hoạt hàng ngày diễn biến 3 năm
nay. Khám thấy bệnh nhân có hội chứng Parkinson với các biểu hiện tăng trương lực cơ, chậm động, mất ổn định tư
thế. Sau khi làm các xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán ông G bị bệnh Parkinson
Câu hỏi MCQ
Câu 7: Nhận định nào đúng về dấu hiệu tăng trương lực cơ của ông G:
A. Có thể gặp dấu hiệu lưỡi dao nhíp.
B. Tăng độ ve vẩy của khớp.
C. Có thể gặp dấu hiệu bánh xe răng cưa.
D. Tăng độ gấp doãi của khớp.
Câu 8: Cấu trúc nào sau đây không nằm trong hệ thống hạch nền?
A. Chất đen, phân lưới.
B. Đồi thị.
C. Nhân cầu nhạt.
D. Chất đen, phân đặc.
Câu 9: Nhận định nào là đúng về các con đường trực tiếp và gián tiếp trong kiểm soát vận động của bệnh nhân
Parkinson :
A. Ở con đường gián tiếp, giảm ức chế thụ thể D2 kết quả là tăng tín hiệu kích thích từ đồi thị lên vỏ não.
B. Cholinergic gây giảm hoạt động con đường gián tiếp.
C. Cholinergic gây tăng hoạt động con đường trực tiếp.
D. Ở con đường trực tiếp, giảm kích thích thụ thể D1 do đó giảm kích thích từ đồi thị lên vỏ não.
Câu 10: Cấu trúc nào dưới đây bị thoái hoá gây giảm tiết Dopamin
A. Vỏ não.
B. Chất đen.
C. Hệ thống cấu tạo lưới.
D. Nhân trám hành.

tAPP – TBL 4 – YK1


Tình huống 1:
Anh L 29 tuổi, thuận tay phải, được chẩn đoán bệnh động kinh từ 5 năm nay. Anh thường xuất hiện những cơn
mất tiếp xúc kèm co cứng nhẹ cánh tay phải và không nói được trong một vài phút. Anh L kể rằng, ngay trước cơn,
anh thường ngửi thấy mùi bất thường như mùi cá thối. Có lúc lại nghe thấy âm thanh bất thường như tiếng nhạc.
Các triệu chứng kéo dài khoảng vài chục giây rồi hết.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Theo bạn, nguồn gốc cơn co giật của người bệnh có thể đến từ vùng não nào:
A. Thùy chẩm.
B. Thùy trán.
C. Thùy thái dương.
D. Thủy đỉnh.
Câu 2: Bệnh nhân được chỉ định chụp hình ảnh não (CHT) tìm căn nguyên. Lựa chọn nào sau đây mô tả chính xác
những ảnh CHT này

A. Không thấy bất thường trên ảnh cộng hưởng từ.


B. Tăng tín hiệu động mạch não giữa bên phải.
C. Giãn rộng sửng thái dương não thất bên bên phải.
D. Tăng tín hiệu cấu trúc hải mã bên phải.
Câu 3: Lời khuyên nào dưới đây là đúng nhất cho người bệnh này ?
A. Tuyệt đối không tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
B. Bắt buộc chụp cộng hưởng từ não để tầm soát bất thường nhu mô não cho gia đình người bệnh.
C. Không nên kết hôn.
D. Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp người bệnh tránh tái phát cơn.
Tình huống 4: Ông P 60 tuổi, đến khám vì rối loạn dáng đi xuất hiện tăng dần từ 1 năm nay. Từ 6 tháng nay, bệnh
nhân tự nhận thấy mình chậm chạp khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, đặc biệt khi sử dụng tay phải và viết rất
khó. Tay phải ngày càng run rõ, tuy nhiên hết run khi cử động. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý trước đây. Khám
thấy bệnh nhân cơ lực 5/5, trương lực cơ tăng tứ chi ưu thế bên phải, run khi nghỉ, chậm động tác, không có phản
xạ bệnh lý bó tháp. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson.
Câu hỏi MCQ
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng về các triệu chứng của người bệnh ?
A. Run của người bệnh là run ưu thế khi hoạt động.
B. Phản xạ gân xương bình thường trong bệnh lý này.
C. Tăng trương lực cơ của người bệnh nhân là tăng trương lực tháp.
D. Bệnh nhân chậm chạp các động tác là giảm cơ lực.
Câu 5: Để điều trị bệnh Parkinson, người ta dùng các liệu pháp để tăng nồng độ Dopamin trong não. Cấu trúc nào
dưới đây tham gia đầu tiên trong quá trình tương tác với Dopamin ?
A. Chất đen.
B. Nhân đỏ.
C. Thể vân mới (Nhân đuôi và Nhân bèo sẫm).
D. Nhân cầu nhạt.
iRAT/tRAT – TBL 4 – YK2
Tình huống 1:
Anh K 27 tuổi, xuất hiện các động tác co giật ở ngón tay cái bên trái. Trong khoảng 30 giây, cơn co giật lan ra
toàn bộ bàn tay trái, lan lên cẳng tay trái và nửa mặt trái. Lúc này anh thấy tê tay-mặt bên trái. Anh K không thể nhớ
được những gì xảy ra sau đó. Sau cơn, anh K có tiểu dầm, không có đáp ứng với kích thích trong khoảng 3 phút, sau
đó tiếp tục tình trạng lú lẫn thêm 15 phút nữa rồi mới trở lại trạng thái ý thức bình thường. Khi đến bệnh viện khám:
bác sĩ phát hiện anh K có vết cắn lưỡi bên trái nhưng không thấy bất thường nào khác. Mẹ anh K cũng nói rằng, đã
vài lần anh bị những cơn giật tương tự nhưng chưa từng được khám và điều trị.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng nhất đối với việc tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến tế bào thần kinh :
A. Các xung động thần kinh truyền đến chủ yếu ở đuôi gai, một phần ở thân.
B. Các xung động thần kinh truyền đến chủ yếu ở thân, một phần ở đuôi gai.
C. Chỉ có đuôi gai tiếp nhận các xung động thần kinh truyền đến.
D. Chỉ có thân tế bào tiếp nhận các xung động thần kinh truyền đến.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây KHÔNG làm giảm tính hưng phấn của neuron:
A. Thiếu oxy.
B. Nhiễm kiềm.
C. Dùng thuốc gây mê.
D. Nhiễm toan.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng về chất dẫn truyền thần kinh GABA:
A. Là chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng kích thích.
B. Kích thích GABAb làm tăng dòng K+ vào tế bào.
C. Là chất dẫn truyền thần kinh kích thước lớn.
D. Kích thích GABAa làm tăng dòng Cl– vào tế bào.
Câu 4: Để hỗ trợ chẩn đoán xác định động kinh, xét nghiệm cận lâm sàng nào sau đây có giá trị nhất:
A. Ghi điện não.
B. Chụp Xquang hộp sọ.
C. Xét nghiệm dịch não tủy.
D. Siêu âm Doppler xuyên sọ.
Câu 5: Khi cơn động kinh xảy ra, tế bào nào sau đây bị hưng phấn quá mức và gây ra cơn động kinh trên lâm sàng:
A. Tế bào Schwanna.
B. Tế bào tháp.
C. Tế bào rổ (Basket).
D. Tế bào Purkinje.
Câu 6: Anh K rất lo lắng và tự ti về căn bệnh của mình. Bác sĩ đã giải thích cho anh rằng, đây không phải là căn
bệnh hiếm gặp với tỷ lệ hiện mắc trong dân số trong khoảng:
A. 2-5%.
B. 0,5-1%.
C. 1-2 %.
D. 5-7%.
Tình huống 2: Ông P 60 tuổi, đến khám vì rối loạn dáng đi xuất hiện tăng dần từ 1 năm nay. Từ 6 tháng nay, bệnh
nhân tự nhận thấy mình chậm chạp khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, đặc biệt khi sử dụng tay phải và viết rất
khó. Tay phải ngày càng run rõ, tuy nhiên hết run khi cử động. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý trước đây. Ông
đến khám được bác sĩ thông báo bị mắc bệnh Parkinson.
Câu hỏi MCQ
Câu 7: Theo bạn, tình trạng rối loạn vận động ở bệnh nhân này là hậu quả của sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh
nào sau đây ?
A. GABA.
B. Acetyl Choline.
C. Dopamin.
D. Glutamate.
Câu 8: Để cải thiện triệu chứng vận động, bác sĩ có kê cho ông P một loại thuốc là tiền chất của chất dẫn truyền
thần kinh bị thiếu hụt. Theo bạn, tiền chất nào sau đây đã được dùng?
A. Acetyl CoA.
B. L-dihydroxy phenylalamine (L-DOPA).
C. Choline.
D. Tyrosine.
Câu 9: Loại ức chế loại enzyme nào sau đây sẽ kéo dài thời gian tồn tại của chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt,
nguyên nhân gây rối loạn vận động trong bệnh Parkinson?
A. Choline Acetyltranferase.
B. Tyrosine hydroxylase.
C. Monoamine oxidase.
D. Acetylcholinesterase.
Câu 10: Cấu trúc (bôi đỏ) trên ảnh cộng hưởng từ là cấu trúc giải phẫu nào

A. Chất đen.
B. Nhân đỏ.
C. Nhân đuôi.
D. Nhân răng.

tAPP – TBL 4 – YK2


Tình huống 1:
Anh K 27 tuổi, xuất hiện các động tác co giật ở ngón tay cái bên trái. Trong khoảng 30 giây co giật đã lan ra toàn
bộ bàn tay trái, lan lên cẳng tay trái và nửa mặt trái. Lúc này anh thấy tê tay-mặt bên trái. Anh K không thể nhớ được
những gì xảy ra sau đó. Sau cơn, anh K có tiểu dầm, không có đáp ứng với kích thích trong khoảng 3 phút, sau đó
tiếp tục tình trạng lú lẫn thêm 15 phút nữa rồi mới trở lại trạng thái ý thức bình thường. Khi đến bệnh viện khám:
bác sĩ phát hiện anh K có vết cắn lưỡi bên trái nhưng không thấy bất thường nào khác. Mẹ anh K cũng nói rằng, đã
vài lần anh bị những cơn giật tương tự nhưng chưa từng được khám và điều trị bệnh.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Cơn động kinh là biểu hiện lâm sàng của hiện tượng:
A. Tăng hưng phấn và giảm hoạt động đồng bộ các tế bào thần kinh.
B. Tăng hưng phấn và/hoặc tăng hoạt động đồng bộ các tế bào thần kinh.
C. Giảm hoạt động đồng bộ của các tế bào thần kinh.
D. Giảm tính hưng phấn của tế bào thần kinh.
Câu 2: Theo bạn, nguồn gốc cơn co giật của người bệnh có thể đến từ vùng não nào ?
A. Hồi hải mã bên phải.
B. Thùy thái dương phải.
C. Hồi đỉnh lên bên phải.
D. Hồi trước trung tâm bên phải.
Câu 3: Vùng não phát sinh cơn giật của anh K được cấp máu bởi động mạch nào sau đây:
A. Động mạch não trước.
B. Động mạch mạch mạc trước.
C. Động mạch não giữa.
D. Động mạch thân nền.
Câu 4: Chọn đáp án đúng nhất về các cơ chế gây ức chế màng sau synap của các chất dẫn truyền thần kinh ?
A. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và mở kênh clo.
B. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và mở kênh clo, hoặc /và đóng
kênh natri.
C. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali, hoặc/và đóng kênh natri.
D. Khi gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap sẽ làm mở kênh kali hoặc/và kênh natri.
Câu 5: Theo bạn, vì căn bệnh động kinh của mình, anh K sẽ bị hạn chế trong hoạt động nào sau đây:
A. Điều khiển phương tiện giao thông.
B. Cấp chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước.
C. Lập gia đình.
D. Sinh con.
iRAT/tRAT – TBL 4 – YK3
Tình huống 1:
Anh K 37 tuổi xuất hiện các động tác co giật ở ngón tay cái bên trái. Trong khoảng 30 giây co giật đã lan ra toàn
bộ bàn tay trái, lan lên cẳng tay trái và nửa mặt trái. Anh K không thể nhớ được những gì xảy ra sau đó, nhưng vợ
anh K kể lại rằng, anh bị ngã xuống đất và dường như toàn bộ cơ thể bên trái bị co giật. Sau cơn, anh K không có
đáp ứng với kích thích trong khoảng 3 phút, sau đó tiếp tục tình trạng lú lẫn thêm 15 phút nữa rồi mới trở lại trạng
thái ý thức bình thường. Khi đến bệnh viện khám: bác sĩ phát hiện anh K có vết cắn lưỡi bên trái nhưng không thấy
bất thường nào khác.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Neuron được cấu tạo từ những thành phần nào:
A. Thân, sợi trục, cúc tận cùng.
B. Thân, sợi trục, đuôi gai, synap.
C. Thân, sợi trục, đuôi gai.
D. Thân, sợi trục, cúc tận cùng, đuôi gai, synap.
Câu 2: Nguồn gốc các cơn co giật của người bệnh được cho là có sự hưng phấn quá mức của các tế bào thần kinh
(neuron). Tính hưng phấn của nơron KHÔNG CÓ đặc điểm sau đây:
A. Neuron có tính hưng phấn cao, thể hiện ở ngưỡng kích thích cao.
B. Thời gian trơ của nơron ngắn, thể hiện hoạt tính chức năng cao.
C. Nhu cầu năng lượng của neuron cao khi hưng phấn.
D. Nhu cầu tiêu thụ oxy khi hưng phấn của neuron cao.
Câu 3: Điện thế hoạt động sẽ xuất hiện ở màng sau synap khi:
A. Chất dẫn truyền thần kinh kết hợp với phần tử cảm thụ ức chế ở màng sau synap, dẫn đến hiện tượng ưu phân
cực màng.
B. Chất dẫn truyền thần kinh gắn với phần tử cảm thụ kích thích ở màng sau synap dẫn đến khử cực màng sau
synap.
C. Khi có hiện tượng ưu phân cực của màng sau synap.
D. Chất dẫn truyền thần kinh kết hợp với phần tử cảm thụ kích thích ở màng trước synap dẫn đến khử cực màng.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng về chất dẫn truyền thần kinh GABA:
A. GABA là chất dẫn truyền kích thích.
B. GABAa là thu thể phân bố chủ yếu ở màng trước synap.
C. GABAb là thụ thể phân bố ở cả màng trước và sau synap.
D. GABAa là một thụ thể G kết hợp với protein.
Câu 5: Theo bạn, mất cân bằng giữa các hệ thống nào sau đây là cơ sở gây ra cơn động kinh:
A. Glutamat, dopamine, adrenalin.
B. GABA, dopamine, noradrenalin.
C. Glutamat, GABA, dopamine, acetylcholin.
D. Glutamat, GABA.
Câu 6: Trong hỗ trợ chẩn đoán xác định động kinh, xét nghiệm cận lâm sàng nào sau đây có giá trị nhất:
A. Ghi điện cơ.
B. Chụp hình ảnh não (CLVT hoặc CHT não).
C. Ghi điện não.
D. Siêu âm Doppler xuyên sọ.
Tình huống 2:
Bà L, 60 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, đến khám vì đi lại chậm chạp, run tay phải khi nghỉ. Khám: gương mặt ít biểu
hiện cảm xúc. Dáng đi bất đối xứng, chân phải dường như hơi chậm lại, tay phải không đong đưa khi đi. Khi khám
phát hiện bệnh nhân có: độ chắc cơ tăng, độ gấp doãi và độ ve vẩy giảm, có dấu hiệu bánh xe răng cưa. Run khi nghỉ
ở tay phải. Cơ lực: 5/5.
Câu hỏi MCQ
Câu 7: Các triệu chứng của người bệnh theo mô tả trên là:
A. Liệt mềm nửa người phải.
B. Run, tăng trương lực cơ ngoại tháp nửa người phải.
C. Thất điều nửa người phải.
D. Run, tăng trương lực cơ tháp nửa người phải.
Câu 8: Cấu trúc nào sau đây không nằm trong hệ thống hạch nền ?
A. Đồi thị.
B. Chất đen, phần lưới.
C. Chất đen, phần đặc.
D. Nhân cầu nhạt.
Câu 9: Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson. Trong bệnh Parkinson, cơ chế bệnh sinh của bệnh là do thiếu
hụt dopamine. Theo bạn, thiếu hụt dopamine do tổn thương cấu trúc nào sau đây ?
A. Vỏ não.
B. Chất đen.
C. Thân não.
D. Bao trong.
Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là đúng về cơ chế bệnh sinh của bệnh Parkinson?
A. Dopamin kích thích con đường trực tiếp và ức chế con đường gián tiếp.
B. Dopamin ức chế con đường trực tiếp và kích thích con đường gián tiếp.
C. Neuron Cholinergic ức chế con đường gián tiếp và kích thích con đường trực tiếp.
D. Bình thường con đường trực tiếp hoạt động mạnh hơn con đường gián tiếp.

tAPP – TBL 4 – YK3


Tình huống 3:
Chị M, 32 tuổi, thuận tay P, tiền sử chấn thương sọ não. 1 năm sau, chị M bắt đầu có những cơn co giật với tính
chất định hình (cơn sau giống cơn trước) với biểu hiện giật cơ vùng mặt, miệng bên phải, hiểu lời nhưng không nói
được. Cơn rất ngắn, dưới 1 phút. Ngay trước cơn, chị M không cảm thấy gì bất thường, sau cơn, chị trở lại trạng thái
bình thường, không rối loạn cảm giác, không giảm vận động chi. Chị M kể rằng cơn thường xuất hiện thành chuỗi
3-4 cơn trong một vài ngày, 1-2 đợt/tháng. Thỉnh thoảng chị lại có những cơn nặng hơn, với khởi đầu giống như cơn
đã mô tả, sau đó là biểu hiện co cứng - co giật toàn thân với mất ý thức trong cơn, kéo dài khoảng 3 phút, tần suất
1 tháng/lần. Chị M đã đến khám chuyên khoa thần kinh, được chẩn đoán là động kinh và cho thuốc điều trị. Tần
suất các cơn co giật đã giảm rất nhiều, chỉ còn một vài cơn trong 1 năm, xuất hiện khi chị M bị mất ngủ một vài
ngày. Tuy nhiên, hiện tại chị M chuẩn bị muốn sinh con, chị rất lo lắng, sợ rằng sẽ di truyền bệnh cho con mình.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Cơn động kinh là biểu hiện lâm sàng của hiện tượng:
A. Tăng hưng phấn và/hoặc tăng hoạt động đồng bộ các tế bào thần kinh.
B. Giảm hoạt động đồng bộ của các tế bào thần kinh.
C. Giảm tính hưng phấn của tế bào thần kinh.
D. Tăng hưng phấn và giảm hoạt động đồng bộ các tế bào thần kinh.
Câu 2: Chất dẫn truyền thần kinh nào sau đây thường bị sụt giảm ở bệnh nhân động kinh:
A. Acetylcholine.
B. GABA.
C. Serotonin.
D. Glutamate.
Câu 3: Vùng não có khả năng nhất gây cơn động kinh ở người bệnh này là:
A. Thùy đỉnh bên phải.
B. Hồi trước trung tâm bên phải.
C. Hồi trước trán bên phải.
D. Thùy thái dương phải.
Câu 4: Theo các nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ hiện mắc của bệnh động kinh trong dân số trưởng thành là bao nhiêu?
A. 10 - 15%. B. 15 - 20%.
C. 0,5 - 1 %. D. 5 - 10 %.
Câu 5: Theo bạn, thái độ nào sau đây về bệnh là đúng ?
A. Bệnh nhân có thể có thai và sinh con được, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ sản khoa và thần
kinh.
B. Bệnh nhân cần ngừng thuốc điều trị động kinh trước khi có thai.
C. Bệnh nhân có thể có thai và sinh đẻ bình thường vì bệnh và tất cả thuốc động kinh không gây ảnh hưởng đến
thai.
D. Khuyên bệnh nhân không nên có thai vì đây là bệnh di truyền.
iRAT/tRAT – TBL 4 – YK4
Tình huống 1:
Chị T 38 tuổi, được chẩn đoán bệnh động kinh từ 1 năm nay. Ngay lúc bắt đầu cơn, chị T có cảm giác lo lắng dữ
dội và có dấu hiệu ảo giác như nghe thấy giọng nói của người xa lạ hoặc ngửi thấy mùi khó chịu. Tiếp theo, chị T
bị mất tiếp xúc, không đáp ứng với các kích thích bên ngoài. Người nhà mô tả: chị T có những động tác rập khuôn
không mục đích như chu môi, liếm mép, nhai chóp chép, gãi tay vào áo.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Liên quan đến đặc điểm dịch tễ bệnh động kinh, nhận định nào sau đây là đúng:
A. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rõ rệt nữ giới.
B. Các nước đang phát triển có tỷ lệ hiện mắc cao hơn các nước phát triển.
C. Các nước phát triển có tỷ lệ hiện mắc cao hơn các nước đang phát triển.
D. Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rõ rệt nam giới.
Câu 2: Động tác ở môi và tay của người bệnh được mô tả trong cơn là triệu chứng gì
A. Múa vung.
B. Run.
C. Múa giật.
D. Động tác tự động.
Câu 3: Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về tính hưng phấn của nơron:
A. Nhu cầu năng lượng của nơron cao khi hưng phấn.
B. Nhu cầu tiêu thụ oxy của nơron cao khi hưng phấn.
C. Thời gian trơ của nơron ngắn, thể hiện hoạt tính chức năng cao.
D. Nơron có tính hưng phấn cao, thể hiện ở ngưỡng kích thích cao.
Câu 4: Tác động của thuốc chống động kinh gây ức chế tại màng sau synap thông qua cơ chế:
A. Đóng các kênh Ca2+.
B. Ức chế các kênh K+ và/hoặc kênh Cl– (Giảm K+ đi ra và/hoặc giảm Cl– đi vào).
C. Mở các kênh K+ và/hoặc kênh Cl– (K+ đi ra và/hoặc tăng vận chuyển Cl– vào trong tế bào).
D. Mở các kênh Na+.
Câu 5: Chất dẫn truyền thần kinh nào sau đây bị dư thừa ở người bệnh động kinh ?
A. GABA.
B. Serotonine.
C. Glutamate.
D. Acetylcholine.
Câu 6: Bác sĩ đã chỉ định cho chị T ghi điện não, tình trạng chị hoàn toàn tỉnh tỉnh táo, nhắm mắt và thư giãn trong
suốt thời gian ghi. Giả sử bản ghi của chị T là bình thường thì sóng chiếm ưu thế trên bản ghi là:
A. Sóng beta.
B. Sóng theta.
C. Sóng alpha.
D. Sóng delta.
Câu 7: Thực hiện nghiệm pháp hoạt hóa tăng thở trong quá trình ghi điện não nhằm mục đích tăng bộc lộ các hoạt
động bất thường. Cơ sở của nghiệm pháp này là làm tăng khả năng hưng phấn tế bào thần kinh thông qua cơ chế:
A. Giảm đường máu.
B. Nhiễm kiềm.
C. Thiếu oxy máu.
D. Nhiễm toan.
Tình huống 2:
Ông G 55 tuổi, tiền sử nghiện rượu nhiều năm, đến khám vì gặp khó khăn trong việc phối hợp sử dụng cánh tay
của mình để thực hiện động tác. Khi khám: bác sĩ nhận thấy ông G không thể di chuyển ngón tay chính xác về phía
mũi mà thay vào đó, cánh tay ông trở nên do dự, đi chệch đích hoặc sẽ chạm hoặc vượt quá đích. Ông G cũng gặp
khó khăn trong việc thực hiện các chuyển động lật úp liên tiếp nhanh bàn tay.
Câu hỏi MCQ
Câu 8: Theo mô tả, Ông G có các biểu hiện sau, NGOẠI TRỪ:
A. Mất liên động.
B. Quá tầm.
C. Múa giật.
D. Rối tầm.
Câu 9: Bác sĩ tin rằng ông G đang bị tổn thương một vùng của tiểu não hoặc các cấu trúc liên quan đến nó. Vậy,
cấu trúc nào sau đây có khả năng bị tổn thương ?
A. Bán cầu tiểu não.
B. Nhân mái.
C. Thùy nhộng.
D. Nhân tiền đình.
Câu 10: Ông G bị tử vong sau đó 2 tháng. Sau khi khám nghiệm tử thi, giám định viên nhận thấy sự mất mát đáng
kể của một trong các loại tế bào sau đây
A. Tế bào Purkinje.
B. Tế bào sừng trước tủy.
C. Tế bào Schwann.
D. Tế bào tháp.

tAPP – TBL 4 – YK4


Tình huống 1:
Chị T 38 tuổi, được chẩn đoán bệnh động kinh từ 1 năm nay. Ngay lúc bắt đầu cơn, chị T có cảm giác lo lắng dữ
dội và có dấu hiệu ảo giác như nghe thấy giọng nói của người xa lạ hoặc ngửi thấy mùi khó chịu. Tiếp theo, chị T
bị mất tiếp xúc, không đáp ứng với các kích thích bên ngoài. Người nhà mô tả: chị T có những động tác rập khuôn
không mục đích như chu môi, liếm mép, nhai chóp chép, gãi tay vào áo.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Theo bạn, nguồn gốc cơn động kinh của người bệnh có thể đến từ vùng não nào
A. Thùy đỉnh.
B. Thùy trán.
C. Thùy thái dương.
D. Thùy chẩm.
Câu 2: Chị T đã được chụp phim cộng hưởng từ và có kết quả như sau:

Cấu trúc (mũi tên chỉ) trên ảnh chụp cộng hưởng từ này là
A. Hồi thái dương dưới.
B. Lều tiểu não.
C. Hải mã.
D. Hồi thái dương giữa.
Câu 3: Sau khi xem phim chụp cộng hưởng từ, bác sĩ lo ngại chị T có nguy cơ bị suy giảm chức năng thần kinh nào
sau đây
A. Ngôn ngữ.
B. Thính giác.
C. Thị giác.
D. Trí nhớ.
Tình huống 3:
Ông P 60 tuổi, đến khám vì rối loạn dáng đi xuất hiện tăng dần từ 1 năm nay. Từ 6 tháng nay, bệnh nhân tự nhận
thấy mình chậm chạp khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, đặc biệt khi sử dụng tay phải và viết rất khó. Tay phải
ngày càng run rõ, tuy nhiên hết run khi cử động. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý trước đây. Ông đến khám được
bác sĩ thông báo bị mắc bệnh Parkinson, liên quan đến sự thiếu hụt Dopamin trong não.
Câu hỏi MCQ
Câu 4: Cấu trúc nào sau đây bị thoái hóa gây ra triệu chứng vận động của người bệnh ?
A. Chất đen phần đặc.
B. Đồi thị.
C. Nhân cầu nhạt.
D. Chất đen phần lưới.
Câu 5: Để điều trị bệnh Parkinson, ngưởi ta dùng các liệu pháp như: sử dụng trực tiếp Dopamine, chất chủ vận
Dopamine, hoặc tiền chất Dopamine. Cấu trúc nào nhận các hợp chất này ?
A. Thể vân (Nhân đuôi và nhân bèo sẫm).
B. Chất đen.
C. Nhân cầu nhạt.
D. Nhân đỏ.
iRAT – TBL 5
Tình huống:
Một giáo viên 36 tuổi được giới thiệu đến phòng khám tâm thần. Cô mô tả ở vùng tim của cô, cô cảm thấy nóng
và tức nặng, kèm theo cảm giác lo lắng sợ hãi vô cơ, bồn chồn chân tay không yên, vã mồ hôi, run tay chân. Vấn đề
của cô ta bắt đầu lần đầu tiên tại bệnh viện khi cô thăm anh trai của cô ta phải đi cấp cứu vì nhồi máu cơ tim cách
đây 6 tháng, sau đó xuất hiện ngày một thường xuyên dần, cô ăn uống kém hơn, sụt 3kg/ 6 tháng. Cô ta thừa nhận
mình là người khá yếu đuối. Trong gia đình của cô thì mẹ và chị gái của cô cũng đã từng đi khám và được chẩn đoán
rối loạn lo âu lan tỏa. Cô ấy lo lắng về sức khỏe thể chất của mình, nhưng kiểm tra thể chất và các xét nghiệm khác
bởi bác sĩ tuyến trước của cô đã không tìm thấy bất thường.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Định nghĩa nào về stress là đúng ?
A. Stress là một trạng thái bình thường của để đối phó với tình huống đang đe dọa.
B. Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó
với tình huống đang đe dọa.
C. Stress là một trạng thái căng thẳng trường.
D. Stress là một trạng thái cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với tình huống thông
thường
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng với stress
A. Nhân cách.
B. Đặc tính của stress.
C. Môi trường.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 3: Đặc điểm gây bệnh của stress ?
A. Những người chịu stress khó tìm được lối thoát sẽ thích nghi dần do đó ít bị bệnh stress.
B. Những người chịu stress càng khó tìm được lối thoát càng dễ bị bệnh.
C. Yếu tố stress gây cho đối tượng khó tìm được lối thoát nhưng do tùy cá thể mà có thể tăng hoặc giảm khả
năng gây bệnh.
D. Việc các yếu tố stress gây cho đối tượng khó tìm được lối thoát không ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh.
Câu 4: Đặc điểm về nhân cách ?
A. Một nhân cách yếu hoặc những người có tính cách chi ly, cầu toàn thì có thể bị bệnh chỉ sau một stress nhẹ,
nhưng bệnh nhanh hồi phục.
B. Những người có tính cách chi ly, cầu toàn thì ít có khả năng bị bệnh chỉ sau một stress nhẹ.
C. Một nhân cách yếu hoặc những người có tính cách chi ly, cầu toàn thì có thể bị bệnh chỉ sau một stress nhẹ,
mà bệnh chậm hồi phục.
D. Một nhân cách yếu thì luôn bị bệnh chỉ sau một stress nhẹ.
Câu 5: Nhận định nào đúng nhất về ảnh hưởng của gen ?
A. Tác động của gen với stress là do đơn gen hoặc đa gen tùy cá thể.
B. Tác động của gen với stress là do đa gen.
C. Gen không có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của stress.
D. Tác động của gen với stress là do đơn gen.
Câu 6: Nhận định nào đúng về vai trò của yếu tố môi trường trong stress ?
A. Môi trường ảnh hưởng thông qua tương tác với gen và stress.
B. Môi trường là yếu tố quyết định duy nhất gây stress.
C. Môi trường là yếu tố cho Gen gây stress bộc lộ.
D. Môi trường thường không ảnh hưởng đến stress.
Câu 7: Đáp ứng với stress có thể là, Trừ ?
1. Đáp ứng stress có thể ở cấp độ tế bào
2. Đáp ứng với stress thường chỉ ở cấp độ cơ quan
3. Đáp ứng với stress thường chỉ ở cấp độ hệ cơ quan
4. Đáp ứng với stress thường chỉ ở cấp độ cơ thể
A. Đáp ứng với stress thường chỉ ở cấp độ cơ quan.
B. Đáp ứng với stress thường chỉ ở cấp độ cơ thể.
C. Đáp ứng stress có thể ở cấp độ tế bào.
D. Đáp ứng với stress thường chỉ ở cấp độ hệ cơ quan.
Câu 8: Đáp ứng thần kinh của stress thường liên quan đến ?
A. Cả hệ giao cảm và hệ phó giao cảm.
B. Hệ phó giao cảm.
C. Hệ giao cảm hoặc hệ phó giao cảm.
D. Hệ giao cảm.
Câu 9: Nhận định về mối quan hệ giữa các chất dẫn truyền thần kinh và Stress là đúng nhất?
A. Stress ảnh hưởng tới sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh.
B. Stress không ảnh hưởng tới chất dẫn truyền thần kinh.
C. Mối quan hệ giữa các chất dẫn truyền thần kinh và stress là mối quan hệ hai chiều.
D. Các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng với stress.
Câu 10: Chất hóa học nào là quan trọng nhất trong con đường đáp ứng với stress con đường thể dịch
1. Glucocorticoid
2. FT3, FT4
3. Catecholamin
4. GABA
A. Glucocorticoid.
B. FT3, FT4.
C. Catecholamin.
D. GABA.

tRAT – TBL 5 – YK1


Tình huống:
Một bệnh nhân nữ được đến cấp cứu vì bệnh nhân có biểu hiện hoảng loạn, đòi bỏ chạy, không tiếp xúc được với
người khác. Theo thông tin của người nhà, bệnh nhân là người yếu đuối, hay lo, trước vào viện 1 hôm thì bệnh nhân
và chồng bệnh nhân đi trên đường về nhà thì bị tai nạn xe máy ô tô. Sau tai nạn bệnh nhân vẫn tỉnh bình thường và
bị đau nhẹ vùng cánh tay và ngực nhưng chồng bệnh nhân bị tử vong, bệnh nhân là người đầu tiên nhìn thấy chồng
mình bị tử vong. Sau khi thấy chồng mình tại vụ tai nạn bệnh nhân xuất hiện hoảng loạn, gào khóc, có lúc run rẩy
đòi bỏ chạy và không tiếp xúc được với mọi người. Người nhà đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại viện và được khám,
làm các xét nghiệm, các thăm dò chức năng thì không phát hiện tổn thương nhưng tình trạng của bệnh nhân không
được cải thiện nên được mời khám và đánh giá chuyên khoa tâm thần.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Đặc điểm gây bệnh của stress ?
A. Bệnh xuất hiện phải do nhiều sang chấn kết hợp gây ra.
B. Ý nghĩa thông tin của stress có vai trò ít hơn là cường độ stress.
C. Bệnh do stress gây ra là do stress tác động kéo dài.
D. Stress gây bệnh thường là những stress mạnh và cấp diễn.
Câu 2: Đặc điểm về nhân cách ?
A. Nhân cách vững mạnh, có lý tưởng, tự nguyện chịu đựng stress thì dù stress có mạnh cũng khó gây bệnh.
B. Trong cơ chế bệnh sinh thì nhân cách và stress có vai trò tương tự nhau.
C. Một nhân cách yếu vẫn cần một stress tương đối lớn để gây bệnh.
D. Những người có tính cách né tránh cũng là những nét nhân cách khó bị bệnh vì dễ tránh né được stress.
Câu 3: Các phản ứng với stress cấp tính thường là ?
A. Bỏ chạy.
B. Bỏ chạy hoặc chiến đấu.
C. Chiến đấu.
D. Chiến đấu và bỏ chạy.
Câu 4: Nhận định nào đúng nhất ?
A. Sự trải nghiệm chính là yếu tố quyết định tính ứng phó với stress.
B. Môi trường là yếu tố thuận lợi cho gen quy định nhân cách bộc lộ.
C. Khả năng ứng phó của mối cá nhân là do sự tương tác giữa gen và môi trường.
D. Gen quyết định nhân cách của từng cá thể do đó quyết định tính ứng phó với stress.
Câu 5: Tương tác giữa gen với stress là ?
A. Gen ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với stress nhưng stress cũng sẽ có thể gây biến đổi và ảnh hưởng đến
biểu hiện của gen.
B. Gen quy định khả năng ứng phó với stress trong việc gây bệnh.
C. Stress gây biến đổi gen từ đó gây ra biểu hiện các bệnh lý khác nhau.
D. Stress gây thay đổi sự biểu hiện của gen sẵn có trong cơ thể từ đó gây ra các bệnh lý khác nhau.
Câu 6: Đáp ứng nội tiết của stress thường liên quan đến trục ?
A. Hạ đồi - tuyến yên - tuyến giáp.
B. Không phải các trục trên.
C. Trục hooc môn tăng trưởng.
D. Hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận.
Câu 7: Đáp ứng thần kinh của stress thường là ?
A. Tăng cường hệ giao cảm và giảm hệ phó giao cảm.
B. Thường không ảnh hướng đến hệ thần kinh tự chủ.
C. Tăng cường hệ giao cảm.
D. Giảm hoạt động hệ phó giao cảm.
Câu 8: Các chất dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng bởi Stress là ?
A. GABA, Norepinephrin, serotonin và Dopamin.
B. GABA và Norepinephrin.
C. GABA và Dopamin.
D. GABA, Norepinephrin và Dopamin.
Câu 9: Chất hóa học nào là quan trọng nhất trong con đường đáp ứng thần kinh với stress ?
A. Glucocorticoid.
B. Dopamin.
C. GABA.
D. Catecholamin.
Câu 10: Stress tác động lên cơ thể ?
A. Stress lâu dài thường làm tăng cường miễn dịch do tăng huy động khả năng miễn dịch của cơ thể.
B. Stress có thể là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành.
C. Stress gây ra các biến đối chức năng của bộ não chứ không ảnh hưởng đến cấu trúc của bộ não.
D. Stress thường ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

tAPP – TBL 5 – YK1


Tình huống:
Một nữ thư ký của tập đoàn bất động sản đến viện khám vì đau thượng vị. Bệnh nhân là người tính cách hay lo,
khoảng 1 năm gần đây bệnh nhân hay than phiền là bệnh nhân có nhiều nhiều công việc ở công ty do công ty có
nhiều dự án, đồng thời bệnh nhân có thêm công việc bán hàng online tại nhà nên thường không có thời gian nghỉ
ngơi và chơi với con cái. Khoảng 5 tháng trước khi đi khám, bệnh nhân nói rằng vì dịch Covid nên công việc của
công ty và công việc bán hàng online có nhiều đình trệ ảnh hưởng đến kinh tế nên bệnh nhân thường xuyên phải suy
nghĩ, lo lắng, ngủ kém. Bệnh nhân thường xuyên than phiền mệt mỏi, dễ cáu gắt và như bệnh nhân nói là mình dễ
bị "những bệnh lặt vặt" hơn so với trước đây. Đợt này cách đây một tuần, công ty của bệnh nhân có ra quyết định sẽ
cắt giảm 50% số nhân sự hiện có, bệnh nhân thấy lo lắng và suy nghĩ nhiều hơn, có hôm mất ngủ cả đêm, thỉnh
thoảng có đau thượng vị. Trước ngày đi khám 1 hôm bệnh nhân lo lắng bồn chồn nhiều, cả đêm không ngủ vì "ngày
mai là ngày có quyết định". Sáng cùng ngày đi khám bệnh nhân thấy đau bụng thượng vị nhiều và người nhà đưa
bệnh nhân đi khám. Tại phòng khám cấp cứu bệnh nhân được làm các xét nghiệm máu cơ bản (huyết học và sinh
hóa), siêu âm ổ bụng, chụp xquang ổ bụng, nội soi dạ dày. Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân có bị loét nông
hành tá tràng. Bệnh nhân có được bác sĩ cấp cứu cho thuốc và gửi khám chuyên khoa tâm thần.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Đặc điểm gây bệnh của stress ?
A. Những stress gây xung đột là những stress dễ giải quyết nên ít có tính gây bệnh.
B. Stress có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng cũng có thể là yếu tố thúc đẩy một bệnh sẵn có phát
sinh.
C. Tính gây bệnh của stress thường không phụ thuộc vào sự chuẩn bị của chủ thể bị stress.
D. Stress tác động vào một cá nhân hay với một tập thể cùng chịu stress là như nhau phụ thuộc chính vào nhân
cách của cá nhân đó.
Câu 2: Nhận định nào về stress là đúng ?
A. Stress thường mang tính tiêu cực vì thường gây bệnh.
B. Stress là một đáp ứng mất thích nghi về mặt tâm lý và sinh lý.
C. Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố gây stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra được
một cân bằng mới, thì sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài.
D. Stress đều mang tính tích cực vì giúp cơ thể tăng khả năng ứng phó.
Câu 3: Các giai đoạn gây bệnh của stress thường là ?
A. Gồm 2 giai đoạn là thích nghi và mất thích nghi.
B. Gồm 3 giai đoạn là cảm thấy khó khăn, thích nghi và mất thích nghi.
C. Gồm 4 giai đoạn là phân khích, khó khăn, thích nghi và mất thích nghi.
D. Gồm 1 giai đoạn mất thích nghi với stress tạo ra bệnh lý.
Câu 4: Nhận định sau đây về khả năng gây bệnh của stress là đúng, TRỪ ?
A. Stress là nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần.
B. Stress có thể làm nặng thêm các bệnh hệ thống.
C. Stress có thể là một trong các yếu tố làm tăng mức độ tiến triển của các bệnh truyền nhiễm.
D. Stress luôn là các yếu tố thúc đẩy nhiều bệnh và rối loạn về cơ thể và tâm lý.
Câu 5: Stress thường là nguyên nhân gây ra các bệnh hoặc rối loạn sau, TRỪ ?
A. Rối loạn hoang tưởng.
B. Các rối loạn sự thích ứng.
C. Các rối loạn lo âu.
D. Trầm cảm.
tRAT – TBL 5 – YK2
Tình huống:
Một giáo viên 40 tuổi đến khám bác sĩ đa khoa cùng vợ với những lời phàn nàn về cảm giác liên tục sợ hãi.
Những cảm giác này đã có mặt trong hầu hết các ngày trong 3 năm qua và không giới hạn trong các tình huống cụ
thể hoặc các giai đoạn riêng biệt. Anh ta cũng trải qua sự tập trung kém, dễ cáu gắt, run rẩy, đánh trống ngực, chóng
mặt và khô miệng. Anh ấy đã tiếp tục làm việc, nhưng các triệu chứng của anh ấy đang gây ra căng thắng tại nơi
làm việc và ở nhà. Anh ta thừa nhận mình là người cẩn thận, cầu toàn. Công việc và gia đình thường chiếm trọn thời
gian của anh ta. Anh ta phủ nhận mọi vấn đề với cảm xúc của mình và báo cáo rằng mức năng lượng của anh ta vẫn
ổn. Anh ấy thừa nhận rằng anh ấy đang gặp vấn đề với giấc ngủ của mình. Anh ta thấy khó ngủ và nói rằng anh ta
không cảm thấy tỉnh táo khi thức dậy.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Đặc điểm gây bệnh của stress ?
A. Stress gây bệnh phải do nhiều sang chấn gây nên.
B. Stress có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, nhưng cũng có thể chỉ là yếu tố thúc đẩy một bệnh sẵn có
phát sinh.
C. Ý nghĩa thông tin của stress có vai trò ít hơn là cường độ stress.
D. Bệnh do stress gây ra là do stress tác động kéo dài.
Câu 2: Đặc điểm về nhân cách ?
A. Nhân cách vững mạnh, có lý tưởng, tự nguyện chịu đựng stress thì stress mạnh cũng dễ gây bệnh.
B. Những người lo âu cũng là những nét nhân cách khó bị bệnh vì dễ tránh né được stress.
C. Một nhân cách yếu hoặc những người có tính cách chi ly, cầu toàn thì có thể bị bệnh chỉ sau một stress nhẹ.
D. Trong cơ chế bệnh sinh thì nhân cách có vai trò lớn hơn stress.
Câu 3: Các phản ứng với stress cấp tính thường là ?
A. Thăm dò.
B. Bỏ chạy hoặc chiến đấu.
C. Sợ hãi
D. Sợ hãi và bỏ chạy.
Câu 4: Nhận định nào đúng nhất ?
A. Môi trường là yếu tố thuận lợi cho gen quy định nhân cách bộc lộ.
B. Khả năng ứng phó của mỗi cá nhân là do gen tương tác với môi trường.
C. Sự trải nghiệm chính là yếu tố quyết định tính ứng phó với stress.
D. Gen quy định nhân cách của từng cá thể do đó quyết định tính ứng phó với stress.
Câu 5: Tương tác giữa gen với stress là ?
A. Stress gây biến đổi gen từ đó gây ra biểu hiện các bệnh lý khác nhau.
B. Stress gây thay đổi sự biểu hiện của gen sẵn có trong cơ thể từ đó gây ra các bệnh lý khác nhau.
C. Gen quy định khả năng ứng phó với stress trong việc gây bệnh.
D. Gen ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với stress.
Câu 6: Đáp ứng nội tiết của stress thường liên quan đến trục ?
A. Hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận.
B. Hạ đồi - tuyến yên - tuyến giáp.
C. Trục hooc môn tăng trưởng.
D. Không phải các trục trên.
Câu 7: Đáp ứng thần kinh của stress thường là ?
A. Tăng cường hệ giao cảm và giảm hệ phó giao cảm.
B. Giảm hoạt động hệ giao cảm.
C. Thường ít ảnh hướng đến hệ thần kinh thực vật.
D. Giảm cường hệ phó giao cảm.
Câu 8: Các chất dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng bởi Stress là ?
A. Norepinephrin.
B. Serotonin và Dopamin.
C. GABA, Norepinephrin, Serotonin và Dopamin.
D. GABA.
Câu 9: Chất hóa học nào là quan trọng nhất trong con đường đáp ứng thần kinh với stress ?
A. Glutamat. B. Glucocorticoid.
C. Catecholamin. D. Dopamin.
Câu 10: Stress tác động lên cơ thể ?
A. Stress luôn gây ra các biến đối chức năng của bộ não và cấu trúc của bộ não.
B. Stress lâu dài thường ít ảnh hưởng miễn dịch.
C. Stress có thể là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày.
D. Stress thường ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

tAPP – TBL 5 – YK2


Tình huống:
Bệnh nhân nữ 39 tuổi, nghề nghiệp công nhân, vào viện vì lo lắng căng thẳng. Gần đây dịch bệnh Covid làm
bệnh nhân lo lắng bị nhiễm bệnh đồng thời cũng ảnh hưởng đến thu nhập của bệnh nhân và gia đình. Bệnh nhân
phân vân có nên nghỉ việc hay tiếp tục. Bệnh nhân cảm thấy căng thẳng nhiều, có lúc không thể thư giãn được, bệnh
nhân đêm ngủ ít chỉ ngủ được 2-3 tiếng một ngày. Bệnh nhân khó vào giấc ngủ, trước khi ngủ thường hay suy nghĩ
nhiều chuyện trong cuộc sống. Bệnh nhân lo những thứ nhỏ nhặt như chuyện cơm nước trong ngày, có lúc lại lo
những chủ đề mơ hồ không rõ ràng. Bệnh nhân có lúc cảm thấy đầu đặc lại, có lúc trống rỗng. Bệnh nhân có cảm
giác bồn chồn bất an, đứng ngồi không yên. Bệnh nhân kèm theo hoa mắt chóng mặt, bứt rứt khó chịu, hồi hộp đánh
trống ngực, ra mồ hôi nhiều. BN đi khám được chẩn đoán Rối loạn lo âu và điều trị Sertraline 100mg/ ngày. Bệnh
nhân dùng thuốc 1 tháng, các triệu chứng tạm ổn bn tự ý bỏ thuốc. Sau 1 năm các biểu hiện xuất hiện trở lại như
trước, Bệnh nhân tự ý dùng thuốc như cũ 1 tháng thì đỡ. Đợt này cách vào viện khoảng 8 tháng, bệnh nhân cảm thấy
mệt mỏi, nhất là về tối, lo lắng những thứ mơ hồ, không có chủ đề rõ ràng. Bệnh nhân giảm các hoạt động công
việc, và xã hội. Đêm rất khó ngủ, chỉ ngủ được 2-3 tiếng/ngày ngủ, có cảm thấy ngột ngạt khó thở, đôi lúc có bi
quan về bệnh tật, làm việc khó tập trung, ăn uống kém ngon miệng hơn trước kia.
Câu hỏi MCQ

Câu 1: Đặc điểm gây bệnh của stress ?


A. Tính gây bệnh của stress không phụ thuộc vào tính bất ngờ của stress.
B. Stress thường là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.
C. Stress tác động vào một cá nhân hay với một tập thể cùng chịu stress là như nhau phụ thuộc và tính chất của
tập thể đó.
D. Những stress gây phân vân giao động hoặc xung đột giữa các khuynh hướng khó dung hòa là những stress có
tính gây bệnh cao.
Câu 2: Nhận định nào về stress là đúng ?
A. Stress một đáp ứng thích nghi hoặc mất thích nghi về mặt tâm lý và sinh lý.
B. Stress luôn mang tính tích cực vì tăng sức chống đỡ.
C. Đáp ứng của cá nhân với các yếu tố gây stress dù tạo ra được một cân bằng mới vẫn sẽ tạo ra những stress
bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài.
D. Stress đều mang tính tiêu cực vì giúp cơ thể giảm khả năng ứng phó.
Câu 3: Các giai đoạn gây bệnh của stress thường là ?
A. Gồm 3 giai đoạn là phân khích, thích nghi và mất thích nghi.
B. Gồm 3 giai đoạn tiếp nhận, thích nghi và mất thích nghi.
C. Gồm 4 giai đoạn là phân khích, khó khăn, thích nghi và mất thích nghi.
D. Gồm 3 giai đoạn là cảm thấy khó khăn, thích nghi và mất thích nghi.
Câu 4: Nhận định sau đây về khả năng gây bệnh của stress là đúng, TRỪ ?
A. Stress là yếu tố thúc đẩy nhiều bệnh và rối loạn về cơ thể và tâm thần.
B. Stress có thể làm tăng mức độ tiến triển của các bệnh truyền nhiễm.
C. Stress là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều bệnh và rối loạn tâm thần.
D. Stress thường làm nặng thêm các bệnh hệ thống.
Câu 5: Stress thường là nguyên nhân gây ra các bệnh hoặc rối loạn sau, TRỪ ?
A. Phản ứng stress cấp.
B. Rối loạn lo âu ám ảnh sợ.
C. Tâm thần phân liệt.
D. Rôí loạn phân ly.
tRAT – TBL 5 – YK3
Tình huống:
[.....] Cô ấy đã ăn uống hợp lý mặc dù cô thừa nhận rằng cô cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Cô vẫn đang đi
làm nhưng thấy khó tập trung vào công việc như trước đây. Cô lo lắng rằng mình có thể phạm sai lầm nghiêm trọng
trong công việc. Cô ấy nói rằng cô ấy đã xoay sở để đối phó với những căng thẳng này cùng với sự hỗ trợ của chồng
cô ấy. Tuy nhiên, đã có những ngày cô cảm thấy khó khăn khi ra khỏi giường. Cô cảm thấy mình đang trải qua một
tâm trạng xấu và hy vọng rằng mọi thứ sẽ sớm trở nên tốt hơn. Cô ấy khẳng định hoàn toàn không có ý tưởng tự làm
hại hoặc tự tử, nói rằng cô ấy thậm chí sẽ không bao giờ nghĩ về nó. Cô xin lỗi vì đã dễ xúc động và khẳng định
rằng bình thường cô rất bình tĩnh. Cô ấy yêu cầu một ly nước và hít một vài hơi thở sâu khi trái tim của cô ấy đập
nhanh. Cô sống với chồng trong căn nhà 4 phòng ngủ của họ. Không có tiền sử gia đình của bất kỳ bệnh cơ thể hay
các rối loạn tâm thần nào được thừa nhận nhưng cô cũng nhận thấy rằng có vẻ mẹ cô cũng giống cô là người hay lo
hơn những người khác.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Đặc điểm gây bệnh của stress ?
A. Stress gây bệnh phải là một stress mạnh, cấp tính.
B. Bệnh do stress gây ra là do stress tác động kéo dài.
C. Bệnh xuất hiện phải do nhiều sang chấn kết hợp gây ra.
D. Ý nghĩa thông tin của stress có vai trò gây bệnh hơn là cường độ của stress.
Câu 2: Đặc điểm về nhân cách ?
A. Cảm xúc không ổn định, lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn thương.
B. Một nhân cách yếu sẽ cần một stress tương đối lớn để gây bệnh.
C. Nhân cách vững mạnh, có lý tưởng, tự nguyện chịu đựng stress thì stress mạnh cũng sẽ gây bệnh.
D. Trong cơ chế bệnh sinh thì nhân cách có vai trò ít hơn stress.
Câu 3: Các phản ứng với stress cấp tính thường là ?
A. Bỏ chạy.
B. Bỏ chạy hoặc chiến đấu.
C. Bất động.
D. Bất động rồi bỏ chạy.
Câu 4: Nhận định nào đúng nhất ?
A. Khả năng ứng phó của mỗi cá nhân là môi trường.
B. Gen thông qua tương tác với môi trường là các yếu tố chính hình thành nhân cách.
C. Sự trải nghiệm chính là yếu tố quyết định tính ứng phó với stress.
D. Gen ít ảnh hưởng nhân cách của từng cá thể do đó ít quyết định tính ứng phó với stress.
Câu 5: Đáp ứng nội tiết của stress thường liên quan đến trục ?
A. Hạ đồi - tuyến yên - tuyến giáp.
B. Không phải các trục trên.
C. Trục hooc môn tăng trưởng.
D. Hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận.
Câu 6: Tương tác giữa gen với stress là ?
A. Gen quyết định khả năng ứng phó với stress trong việc gây bệnh.
B. Stress gây thay đổi sự biểu hiện của gen sẵn có trong cơ thể từ đó gây ra các bệnh lý khác nhau.
C. Stress cũng sẽ có thể gây biến đổi và ảnh hưởng đến biểu hiện của gen.
D. Stress gây đột biến gen từ đó gây ra biểu hiện các bệnh lý khác nhau.
Câu 7: Đáp ứng thần kinh của stress thường là ?
A. Tăng cường hệ giao cảm và giảm hệ phó giao cảm.
B. Thường ảnh hưởng đến hệ thần kinh vận động.
C. Tăng cường hệ giao cảm.
D. Tăng hoạt động hệ giao cảm.
Câu 8: Các chất dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng bởi Stress là ?
A. GABA, Norepinephrin, serotonin và Dopamin.
B. GABA và Serotonin.
C. GABA và Dopamin.
D. Norepinephrin và Dopamin.
Câu 9: Chất hóa học nào là quan trọng nhất trong con đường đáp ứng thần kinh với stress ?
A. Glucocorticoid.
B. Acetylcholin.
C. GABA.
D. Catecholamin.
Câu 10: Stress tác động lên cơ thể ?
A. Stress thường ít ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.
B. Stress thường ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
C. Stress có thể là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra suy giảm miễn dịch.
D. Stress thường ảnh hưởng đến cấu trúc của bộ não.

tAPP – TBL 5 – YK3


Tình huống:
Bệnh nhân nữ, 39 tuổi, nghề nghiệp nội trợ tại nhà, vào viện vì có hành vi tự sát. Khoảng 6 tháng nay, bệnh nhân
phát hiện chồng cô ngoại tình, tuy nhiên bệnh nhân không có bằng chứng, khi bệnh nhân hỏi chồng thì chồng trả lời
thản nhiên là không và đi làm việc khác. Tình cảm hai vợ chồng ngày càng lạnh nhạt. Chồng bệnh nhân hay đi chơi
với bạn về rồi ngủ ở bên ngoài. Thời gian đầu bệnh nhân thường xuyên lo lắng cho hạnh phúc gia đình, hay hồi hộp
căng thẳng, nóng ruột gan. Về sau càng ngày bệnh nhân cảm thấy buồn chán, có cảm thấy tự ti, bi quan về tương
lai, thường hay ngồi khóc một minh, làm việc nhà cũng mất tập trung, giảm những sở thích trước đây, ít giao tiếp
với mọi người hơn, đêm ngủ ít khó vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, ăn uống kém ngon miệng. Bệnh nhân có lúc
cảm thấy đầu óc trống rỗng, bệnh nhân cảm thấy mình đang chỉ sống như thực vật không biết làm gì, không có cảm
nhận đang được sống. Bệnh nhân luôn bận tâm đến chuyện vợ chồng. Bệnh nhân cảm thấy buồn tủi, thương cho
chính mình, và luôn mong muốn được chia sẻ, nhưng khi nói chuyện với chồng nhưng chồng không nhiệt tình thì
bệnh nhân cũng thường hay nhịn không nói nữa. Cách vào viện 2 ngày bệnh nhân đã dùng dao để cắt tay trái, làm
đứt gân duỗi. Bệnh nhân được đưa đến viện xử trí vết thương sau đó được đưa đến khám chuyên khoa tâm thần.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Đặc điểm gây bệnh của stress ?
A. Những stress gây xung đột là những stress dễ giải quyết nên ít có tính gây bệnh.
B. Stress thường là yếu tố thúc đẩy một bệnh sẵn có phát sinh.
C. Stress tác động vào một cá nhân hay với một tập thể cùng chịu stress là khác nhau.
D. Tính gây bệnh của stress phụ thuộc vào sự chuẩn bị của chủ thể bị stress. Các stress bất ngờ đều sẽ gây bệnh.
Câu 2: Nhận định nào về stress là đúng ?
A. Stress có thể làm cơ thể đáp ứng bằng cách huy động các cơ quan trong cơ thể phản ứng lại với stress. Đây là
phản ứng tích cực.
B. Stress là một đáp ứng thuần túy về mặt tâm lý, đáp ứng đó thường là một đáp ứng thích nghi.
C. Stress thường không ảnh hưởng đến khả năng ứng phó.
D. Đáp ứng của cá nhân với các yếu tố gây stress thường không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra
được một cân bằng mới, nên sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài.
Câu 3: Các giai đoạn gây bệnh của stress thường là ?
A. Gồm 3 giai đoạn là phấn kích, khó khăn, thích nghi.
B. Gồm 3 giai đoạn là cảm thấy khó khăn, thích nghi và mất thích nghi.
C. Gồm 3 giai đoạn là tiếp nhận, phấn khích, thích nghi.
D. Gồm 3 giai đoạn là phấn khích, khó khăn, mất thích nghi.
Câu 4: Nhận định sau đây về khả năng gây bệnh của stress là đúng, TRỪ ?
A. Stress thường ít khi là nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần.
B. Stress có thể làm nặng thêm các bệnh hệ thống.
C. Stress cùng các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mức độ tiến triển của các bệnh truyền nhiễm.
D. Stress là yếu tố thúc đẩy các nguyên nhân gây bệnh khác gây ra nhiều bệnh và rối loạn về cơ thể và tâm thần.
Câu 5: Stress thường là nguyên nhân gây ra các bệnh hoặc rối loạn sau, TRỪ ?
A. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
B. Rối loạn hoảng sợ.
C. Phản ứng stress cấp.
D. Trầm cảm.
tRAT – TBL 5 – YK4
Tình huống:
Bệnh nhân nữ, 27 tuổi, vào viện vì lí do bị ngất nhiều lần. Bệnh nhân tốt nghiệp trường Đại học Mở chuyên ngành
marketing. Bệnh nhân hiện đang làm việc tại một công ty nước ngoài, có tính cạnh tranh cao, dễ bị đuổi việc nếu
không chứng tỏ được năng lực làm việc. Bệnh nhân phải cố gắng rất nhiều để giữ được công việc của mình. Bệnh
nhân có chia tay bạn trai cách đây 2 năm và sau đó cũng chưa có thêm người yêu mới. Khoảng 1 năm nay, bệnh
nhân nhiều lần xuất hiện ngất lịm đi. Tất cả các lần đó, bệnh nhân đều được đưa vào cấp cứu và các bác sĩ đều kết
luận không phát hiện gì bất thường. Bệnh nhân có kể lại rằng, trước khi ngất mình đều cảm nhận được rằng sẽ chuẩn
bị xuất hiện cơn. Trong cơn ngất, bệnh nhân đều nhận biết được bác sĩ đang áp dụng biện pháp chẩn đoán và điều
trị gì trên cơ thể mình, nhưng bệnh nhân không thể mở mắt và không thể giao tiếp với mọi người được. Bệnh nhân
đã đi khám nhiều nơi và mỗi lần đều cảm thấy thất vọng, chán nản vì tại sao không tìm được bất thường gì. Bệnh
nhân rất dễ khóc, nhưng cố gắng không khóc trước mặt mọi người, bệnh nhân sợ hãi bệnh mình nặng sẽ không ai
chăm sóc được bố mẹ ở quê. Bệnh nhân thấy người rất hay mệt mỏi, hầu như không thể duy trì công việc như trước
đây. Bệnh nhân cũng không còn hứng thú với bất cứ điều gì trong cuộc sống, cảm thấy bản thân không còn chỗ nào
để dựa dẫm. Khám tâm thần, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, tự nhân cho rằng mình là người sống tình cảm, hay
suy nghĩ, có cảm xúc chán nản, thất vọng, nhưng không tự thừa nhận là mình có vấn đề về mặt tâm thần. Bệnh nhân
có chia sẻ thỉnh thoảng có suy nghĩ muốn chết, nhưng nghĩ đến bố mẹ nên không thực hiện. Nhiều lúc cảm giác cô
đơn và bất lực trong cuộc sống đầy căng thẳng này.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Đặc điểm gây bệnh của stress ?
A. Stress gây bệnh là những stress cấp hoặc mạn nhưng cường độ stress phải mạnh.
B. Stress tác động vào một cá nhân khác với một tập thể cùng chịu stress.
C. Bệnh xuất hiện phải do nhiều sang chấn kết hợp gây ra.
D. Ý nghĩa thông tin của stress có vai trò ít hơn là cường độ stress.
Câu 2: Đặc điểm về nhân cách ?
A. Trong cơ chế bệnh sinh thì nhân cách có vai trò khác nhau tùy theo thể bệnh.
B. Nhân cách vững mạnh, có lý tưởng, tự nguyện chịu đựng stress thì stress mạnh hay yếu cũng không thể gây
bệnh.
C. Những người dễ căng thẳng cũng là những nét nhân cách khó bị bệnh vì dễ tránh né được stress.
D. Một nhân cách yếu chỉ cần một stress yếu sẽ gây bệnh.
Câu 3: Các phản ứng với stress cấp tính thường là ?
A. Chiến đấu rồi bỏ chạy.
B. Bỏ chạy hoặc chiến đấu.
C. Bất động.
D. Bất động hoặc bỏ chạy.
Câu 4: Nhận định nào đúng nhất ?
A. Gen là một trong các yếu tố quyết định nhân cách của từng cá thể do đó ảnh hưởng tính ứng phó với stress.
B. Môi trường là yếu tố thuận lợi cho gen quy định nhân cách bộc lộ.
C. Khả năng ứng phó của mối cá nhân là do gen là chính, môi trường là phụ.
D. Sự trải nghiệm chính là yếu tố quyết định tính ứng phó với stress.
Câu 5: Tương tác giữa gen với stress là ?
A. Gen thường không ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với stress nhưng stress sẽ gây biến đổi và ảnh hưởng đến
biểu hiện của gen.
B. Stress gây biến đổi gen từ đó gây ra biểu hiện các bệnh lý khác nhau.
C. Stress gây thay đổi sự biểu hiện của gen sẵn có trong cơ thể từ đó gây ra các bệnh lý khác nhau.
D. Gen không quy định hoàn toàn khả năng ứng phó với stress trong việc gây bệnh.
Câu 6: Đáp ứng nội tiết của stress thường liên quan đến trục ?
A. Hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận.
B. Hạ đồi - tuyến yên - tuyến giáp.
C. Trục hooc môn tăng trưởng.
D. Không phải các trục trên.
Câu 7: Đáp ứng thần kinh của stress thường là ?
A. Tăng cường hệ giao cảm và giảm hệ phó giao cảm.
B. Tăng hoạt động hệ giao cảm.
C. Thường chủ yếu ảnh hướng đến hệ thần kinh vận động.
D. Giảm cường hệ phó giao cảm.
Câu 8: Các chất dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng bởi Stress là ?
A. Norepinephrin và Dopamin.
B. Serotonin và Norepinephrin.
C. GABA, Norepinephrin, serotonin và Dopamin.
D. GABA và Dopamin.
Câu 9: Chất hóa học nào là quan trọng nhất trong con đường đáp ứng thần kinh với stress ?
A. Serotonin.
B. GABA.
C. Catecholamin.
D. Dopamin.
Câu 10: Stress tác động lên cơ thể ?
A. Stress lâu dài thường làm tăng cường miễn dịch do tăng huy động khả năng miễn dịch của cơ thể.
B. Stress có thể gây ra các biến đối chức năng của bộ não và cũng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của bộ não.
C. Stress thường ít ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.
D. Stress luôn gây ra các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành.

tAPP – TBL 5 – YK4


Tình huống:
Bà T.T.H là một người phụ nữ 48 tuổi hiện đang làm công việc buôn bán tạp hóa tại nhà. Bà được mô tả là người
hay lo, hay nhẫn nhịn. Bà sống cùng chồng và 2 người cháu nội (do con bà đi làm xa). Kinh tế gia đình hoàn toàn
phụ thuộc vào cửa hàng tạp hóa, mọi thứ chỉ đủ ăn và nuôi 2 cháu, không đủ để bà để ra khoản tiết kiệm. Khoảng 1
năm trở lại đây, việc kinh doanh của bà trở nên khó khăn hơn do việc cạnh tranh với các cửa hàng tiện lợi khiến bà
khó buôn bán. Bà dần trở nên lo lắng về tình hình kinh tế như vậy. Ban đầu việc lo lắng chỉ xoay quanh cửa hàng,
bà vẫn có thể ăn ngủ và trông cháu bình thường. Khoảng 7 tháng trở lại đây, bà tự nhận thấy mình trở nên dễ cáu
kỉnh và mắng cháu hơn, dù trước đó bà hầu như không bao giờ như vậy. Nỗi lo của bà thường trực hơn, xuất hiện
cả ngày. Bà lo về sức khỏe chồng, lo con cái đi làm xa, lo buôn bán, lo cả những việc nhỏ như gạo có thể bị mốc,
nước có thể không đủ, mất dép nếu để ở ngoài cửa… Chồng bà than phiền bà có quá nhiều nỗi lo dù cho những điều
đó phần lớn là vô lí. Bà thấy người mệt, tay chân run và dường như bà thấy khó thở hơn. Việc ăn uống cũng trở nên
khó khăn khi bà thấy đắng miệng nhiều và bụng thượng vị luôn cảm thấy ấm ách. Bà tự thấy không thể ngồi được,
việc đi lại giúp bà đỡ khó chịu. Khoảng 2 tuần nay bà mất ngủ trắng đêm. Gia đình đưa bà đến nhập viện.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Đặc điểm gây bệnh của stress?
A. Những stress gây xung đột là những stress dễ giải quyết nên ít có tính gây bệnh.
B. Stress thường ít có khả năng gây bệnh mà chỉ là yếu tố góp phần gây bệnh.
C. Tính gây bệnh của stress thường phụ thuộc vào sự chuẩn bị của chủ thể bị stress. Stress càng bất ngờ càng dễ
gây bệnh.
D. Stress tác động vào một cá nhân hay với một tập thể cùng chịu stress là như nhau phụ thuộc chính yếu tố nền
tảng văn hóa của tập thể.
Câu 2: Nhận định nào về stress là đúng ?
A. Bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi bị stress (phản ứng stress cấp) hoặc sau một thời gian "ngấm" stress (rối
loạn sự thích ứng).
B. Stress là một đáp ứng thích nghi thuần túy về mặt tâm lý và đó là một đáp ứng mất thích nghi.
C. Đáp ứng của cá nhân với các yếu tố gây stress luôn tạo ra cho cơ thể được một cân bằng mới nhưng tùy vào
cá nhân sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài hoặc không.
D. Stress ở giai đoạn nào cũng là tích cự tiêu cực vì thường giúp chống lại bệnh.
Câu 3: Các giai đoạn gây bệnh của stress thường là ?
A. Gồm 3 giai đoạn là phấn khích, thích nghi và mất thích nghi.
B. Gồm 2 giai đoạn là phấn khích và thích nghi.
C. Gồm 3 giai đoạn là cảm thấy khó khăn, thích nghi và mất thích nghi.
D. Gồm 2 giai đoạn mất thích nghi và thích nghi.
Câu 4: Nhận định sau đây về khả năng gây bệnh của stress là đúng, TRỪ:
A. Stress luôn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cơ thể.
B. Stress là yếu tố làm tăng mức độ tiến triển của các bệnh truyền nhiễm.
C. Stress không chỉ thúc đẩy các nguyên nhân gây bênh khác gây ra nhiều bệnh và rối loạn về cơ thể và tâm lý
mà còn là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều bệnh và rối loạn.
D. Stress có thể làm nặng thêm các bệnh hệ thống.
Câu 5: Stress thường là nguyên nhân gây ra các bệnh hoặc rối loạn sau, TRỪ
A. Các rối loạn sự thích ứng.
B. Rối loạn giấc ngủ.
C. Tự kỷ ở trẻ em.
D. Rối loạn phân ly.
SEM 1
Tình huống 1:
Bệnh nhân nam 50 tuổi, khoảng 5 ngày nay bệnh nhân xuất hiện giảm thính lực. Bệnh nhân đi khám bác sĩ tai
mũi họng chẩn đoán viêm tai giữa, kê đơn kháng sinh về nhà uống. Sau uống thuốc 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt,
đau đầu nhiều nên nhập viện. Khám lúc vào viện: bệnh nhân tỉnh, gáy cứng nhẹ, không liệt khư trú. Bệnh nhân được
chụp cắt lớp vi tính sọ não kết qua bình thường, chọc dịch não tủy: dịch đục, P: 2,9g/l, TB: 500 BC, trung tính 80%.
Câu hỏi MCQ
Câu 1: Trong các loại cytokine của phản ứng viêm xảy ra khi màng não bị viêm, loại cytokine nào sau đây có tác
động kép: vừa gây viêm, phá hủy hàng rào máu não, vừa ức chế phản ứng viêm:
A. IL-1β.
B. IL-10.
C. IL-6.
D. TNF-α.
Câu 2: Song cầu khuẩn Nisseria meningitides là loại vi khuẩn cộng sinh, thường tồn tại ở vùng mũi họng của 20%
người khỏe mạnh. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây:
A. Tuổi, giới và bệnh đồng nhiễm.
B. Tuổi, giới, các tiếp xúc gần.
C. Tuổi, hút thuốc, các tiếp xúc gần và bệnh đồng nhiễm.
D. Giới, tình trạng hút thuốc và bệnh đồng nhiễm.
Câu 3: Trong viêm màng não, nhận định nào sau đây không đúng khi phân tích thành phần đường trong dịch não
tủy:
A. Nồng độ đường trong dịch não tủy phụ thuộc vào lượng đường trong máu.
B. Yếu tố gây giảm đường chủ yếu trong dịch não tủy là sự tăng ly giải glucose theo đường kỵ khí.
C. Trong viêm màng não do virus đường có thể bình thường.
D. Đường chỉ giảm trong viêm màng não mủ.
Câu 4: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não. Với những đặc điểm lâm sàng và biến đổi trong dịch não tủy
như trong tình huống trên, tác nhân gây bệnh có khả năng nhất là:
A. Lao.
B. Nấm.
C. Virus.
D. Vi khuẩn.
Câu 5: Xét nghiệm vi sinh nào nên được chỉ định để khẳng định chẩn đoán cho bệnh nhân có biến đổi dịch não tuỷ
như trong tình huống trên ?
A. Nhuộm soi.
B. PCR.
C. Nuôi cấy.
D. Cả 3 xét nghiệm trên.
Tình huống 2:
Bệnh nhân nam, 58 tuổi, tiền sử nghiện rượu, (> 1 lít/ ngày) vào viện vì sốt, rối loạn ý thức ngày thứ 3. Bệnh sử:
Bệnh diễn biến khoảng 5 ngày nay, khởi đầu sốt cao 38-39 độ C, kèm theo đau đầu. Ngày nay, vợ bệnh nhân thấy
bệnh nhân gọi hỏi đáp ứng chậm kèm theo tiểu tiện không tự chủ. Khám: Bệnh nhân lú lẫn, G12 điểm, kích thích,
thể trạng gầy, môi khô, lưỡi bẩn, nhiệt độ 38.5 độ C, M 100 l/, HA 110/70 mmHg. Gáy cứng, không liệt vận động,
không liệt thần kinh sọ, rối loạn cơ tròn, phản xạ gân xương bình thường, Babinski (-). Sau khi thăm khám, bác sĩ
cho chỉ định xét nghiệm dịch não tủy, kết quả như sau:
+ Màu trắng đục như nước dừa non, áp lực tăng nhẹ.
+ Tế bào: 2000 bạch cầu, trung tính 80%, lympho 20%.
+ Protein 3g/l, Cl 121, Glucose 2.0 mmol/l.
Câu hỏi MCQ
Câu 6: Các vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương thông qua phương thức:
A. Từ tế bào sang tế bào khác (intercellular).
B. Xuyên qua tế bào (transcellular) hoặc thông qua sự hỗ trợ của các loại bạch cầu (VD: cơ chế “con ngựa thành
Troi”).
C. Qua sợi trục của dây thần kinh sọ.
D. Tất cả các phương thức trên.
Câu 7: Về mặt dịch tễ học, tỷ lệ mới mắc (incidence) viêm màng não do não mô cầu (Nisseria meningitidis) cao
nhất ở nhóm tuổi nào:
A. < 1 tuổi.
B. 15 - 25 tuổi.
C. > 50 tuổi.
D. 1 - 5 tuổi.
Câu 8: Tế bào chính bài tiết dịch não tủy là:
A. Tế bào thần kinh đệm nhỏ - vi bào đệm (microglia).
B. Tế bào hình sao (astrocytoma).
C. Tế bào thần kinh đệm ít nhánh (oligodendrocytes).
D. Tế bào nội mô.
Câu 9: Vi khuẩn Streptococcus nhóm B (Streptococcus agalactiae) là một trong các tác nhân gây viêm màng não
thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhận định nào sau đây về vi khuẩn này là không chính xác:
A. Có thể lây truyền trực tiếp khi sinh.
B. Thường có mặt trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của người mẹ.
C. Có thể lây truyền trực tiếp khi thai nhi còn trong tử cung.
D. Thường có mặt trong đường hô hấp của người mẹ.
Câu 10: Với những thay đổi trong thành phần dịch não tủy của người bệnh trong tình huống lâm sàng đã cho, bạn
hướng tới nhóm căn nguyên nào:
A. Chảy máu màng não.
B. Viêm màng não mủ.
C. Viêm màng não virus.
D. Viêm màng não lao.
Tình huống 3:
Anh M 33 tuổi bị AIDS (số lượng CD4 là 160) đến khám vì sốt và nhức đầu kèm buồn nôn, có lúc nôn xuất hiện
từ vài tháng nay. Bệnh sử: BN nói rằng anh ấy hay bị đổ mồ hôi ban đêm, ớn lạnh và giảm cân từ 4 tháng nay. BN
bị sốt 38 độ, sợ ánh sáng và gáy cứng nhẹ, và không có các dấu hiệu thần kinh khu trú. Xét nghiệm công thức máu
không có tăng bạch cầu. CLVT sọ: không thấy tổn thương. DNT: đục nhẹ, áp lực tăng mạnh: 35 mmHg, Bạch cầu
132 tế bào, chủ yếu là lympho, protein 1,13 g/l và glucose DNT/máu: 3.3/6 mmol/l.
Câu hỏi MCQ
Câu 11: Trong các loại cytokine của phản ứng viêm xảy ra khi màng não bị viêm, loại cytokine nào sau đây có tác
động làm giảm phản ứng viêm
A. IL-1β.
B. IL-10.
C. IL-6.
D. TNF-α.
Câu 12: Xét nghiệm nào sau đây cho phép xác định tác nhân gây bệnh viêm màng não mủ nhanh nhất:
A. Điện di miễn dịch ngược dòng DNT.
B. Cấy DNT trên môi trường thạch máu.
C. Phản ứng ngưng kết hạt Latex có gắn sẵn kháng thể đơn dòng.
D. Nhuộm Gram cặn lắng DNT.
Câu 13: Phòng ngừa viêm màng não mủ bằng những biện pháp sau, ngoại trừ:
A. Điều trị tích cực các ổ nhiễm khuẩn cạnh màng não.
B. Tiêm vắcxin H. influenzae cho trẻ em.
C. Dùng Rifampicin để làm sạch não mô cầu vùng mũi họng ở người có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm não mô
cầu.
D. Xử lý tốt phân và nước tiểu của người bệnh viêm màng não mủ.
Câu 14: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não. Với những biến đổi trong DNT như trong tình huống trên, tác
nhân gây bệnh có khả năng nhất là:
A. Listeria monocytogenes.
B. Virus.
C. Cryptococcus neoformans.
D. H. influenzae.
Câu 15: Với tác nhân có khả năng nhiều nhất gây viêm màng não ở câu 14, xét nghiệm tốt nhất nên được chỉ định?
A. Nhuộm Zielh – Neelsen.
B. Soi tươi.
C. Nhuộm Gram.
D. Nhuộm India ink.
Tình huống 4:
Bệnh nhân nam 11 tuổi, cách vào viện 1 tuần xuất hiện đau họng, sau đó bệnh nhân đau đầu và mệt mỏi. Khám
lúc vào viện: bệnh nhân tỉnh, mệt, gáy cứng, Kernig (+), sợ ánh sáng, không có liệt khu trú. Bệnh nhân có ban trên
da và niêm mạc sẫm màu. Tần số thở 24 lần/phút; HA 80/40 mmHg; xét nghiệm: BC: 5,4 g/l, HC: 3,5 T/l;
TC: 70 g/l, GOT: 45 UI/l, GPT: 126 UI/l.
Câu hỏi MCQ
Câu 16: Trong viêm màng não, cơ chế bệnh sinh nào sau đây tham gia gây phù não:
A. Phù não tổ chức kẽ (interstitial edema) và do độc tế bào (cytotoxic edema).
B. Phù não có nguồn gốc mạch máu (vasogenic edema) và phù não tổ chức kẽ (interstitial edema).
C. Phù não có nguồn gốc mạch máu (vasogenic edema), do độc tế bào (cytotoxic edema) và phù não tổ chức kẽ
(interstitial edema).
D. Phù não có nguồn gốc mạch máu (vasogenic edema) và do độc tế bào (cytotoxic edema).
Câu 17: Các hàng rào giải phẫu sau đây tham gia ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào màng não, ngoại
trừ:
A. Các tế bào Schwann.
B. Xương sọ.
C. Hàng rào máu não.
D. Các màng não.
Câu 18: Khi điều trị viêm màng não mủ do nguyên nhân nào sau đây thì cần phải cách ly bệnh nhân về hô hấp trước
khi kháng sinh có hiệu quả:
A. Listeria monocytogen.
B. Streptococcus pneumoniae.
C. Staphylococcus aureus.
D. Nisseria Mengitidis.
Câu 19: Trẻ sau đó chẩn đoán viêm màng não mủ. DNT trong trường hợp này sẽ có biểu hiện:
A. Áp lực tăng, Pr tăng > 1g/l, đường giảm, tế bào tăng bạch cầu đa nhân.
B. Áp lực tăng, Pr tăng 0,8g/l, đường giảm, tăng nhiều bạch cầu lympho.
C. Áp lực bình thường, Pr tăng nhẹ 0,55g/l, đường bình thường, tế bào tăng bạch cầu lympho.
D. Áp lực bình thường, Pr : 0,45g/l, đường muối bình thường.
Câu 20: Xét nghiệm vi sinh nào tốt nhất nên được chỉ định khi nghi ngờ bệnh nhân viêm màng não mủ ?
A. Nuôi cấy dịch não tuỷ.
B. PCR dịch não tuỷ.
C. Nhuộm soi dịch não tuỷ.
D. Tìm kháng nguyên dịch não tuỷ.
Tình huống 5:
BN nữ 20 tuổi trước đó khỏe mạnh đến khám cấp cứu vì sốt, nhức đầu và phát ban. BN là sinh viên và 2 tuần
gần đây có nhận chăm sóc một đứa trẻ mới biết đi, bé bị bệnh tiêu chảy. BN đã tự dùng ibuprofen trong 3 ngày qua
để giảm đau. Khám: BN sốt 39 độ, tỉnh hoàn toàn, BN nằm trong phòng tối do nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động.
Gáy cứng. Thị lực bình thường, không có phù gai thị. BN bị phát ban đỏ ở thân và lưng, bàn tay, CLVT sọ bình
thường. Chọc dò thắt lưng được thực hiện do nghi ngờ viêm màng não, kết quả: bạch cầu là 150, tế bào lympho
chiếm ưu thế, hồng cầu: 3, protein 0,4 g/l, glucose 4 mmol/l.
Câu hỏi MCQ
Câu 21: Trong các loại cytokine của phản ứng viêm xảy ra khi màng não bị viêm, loại cytokine nào sau đây gây tổn
thương tế bào thần kinh nhiều nhất:
A. IL-1β.
B. IL-10.
C. IL-6.
D. TNF-α.
Câu 22: Viêm màng não mủ có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Có hội chứng màng não và hội chứng nhiễm khuẩn.
B. Là tình trạng nhiễm khuẩn màng não cấp tính.
C. Thời gian điều trị không phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.
D. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ hạn chế tỷ lệ tử vong.
Câu 23: Lưu lượng máu não giảm trong viêm màng não do các yếu tố nào sau đây:
A. Tăng áp lực nội sọ, rối loạn cơ chế tự điều hòa và hạ huyết áp.
B. Tăng áp lực nội sọ và huyết áp tụt.
C. Tăng áp lực nội sọ, rối loạn cơ chế tự điều hòa.
D. Hạ huyết áp và rối loạn cơ chế tự điều hòa.
Câu 24: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não. Với những biến đổi trong dịch não tủy như trong tỉnh huống
trên, tác nhân gây bệnh có khả năng nhất là
A. Lao.
B. Nấm.
C. Vi khuẩn.
D. Virus.
Câu 25: Xét nghiệm vi sinh nào nên được chỉ định để khẳng định chẩn đoán ?
A. Nhuộm soi.
B. PCR.
C. Nuôi cấy.
D. Cả 3 xét nghiệm trên.
SEM 2
Câu 1: Máu tụ trong não được chẩn đoán chính xác nhất khi:
A. Tri giác xấu dần.
B. Có liệt ngay nửa người.
C. Có hình ảnh phim chụp cắt lớp vi tính.
D. Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 2: Máu tụ ngoài màng cứng thường gặp ở vùng thái dương vì:
A. Hố thái dương sâu nên máu dồn về.
B. Động mạch màng não giữa nằm mặt trong xương thái dương nên dễ thương tổn khi có vỡ xương thái dương.
C. Xương thái dương mỏng nên dễ vỡ.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 3: Chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng cần:
A. Chỉ phát hiện “khoảng tỉnh” là đủ.
B. Theo dõi (bảng điểm Glasgow): giảm 2 điểm phải nghĩ đến máu tụ ngoài màng cứng.
C. Có dấu hiệu lâm sàng rõ (khoảng tỉnh; điểm Glasgow hạ; các dấu hiệu thần kinh khu trú hoặc thần kinh thực
vật..) với hình ảnh phim chụp cắt lớp vi tính rõ.
D. Chỉ cần có “khoảng tỉnh” với đường vỡ xương thái dương.
Câu 4: Các biện pháp sơ cứu sau đây là đúng, với bệnh nhân chấn thương cột sống, TRỪ
A. Cho bệnh nhân nằm trên ván mềm để tránh tổn thương thêm.
B. Đeo nẹp cổ ngay lập tức.
C. Cố định bệnh nhân vào cáng.
D. Đảm bảo hô hấp ổn định.
Câu 5: Biện pháp cận lâm sàng quan trọng cần làm cho bệnh nhân chấn thương cột sống là, TRỪ:
A. Chụp XQ ngực thẳng – nghiêng.
B. Chụp cắt lớp lồng ngực.
C. Chụp MRI cột sống ngực.
D. Xét nghiệm dịch não tuỷ.
Câu 6: Phân biệt trên lâm sàng dịch chảy qua tai có lẫn dịch não tủy hay không dựa vào:
A. Có dịch trong chảy qua mũi.
B. Xét nghiệm Glucose dịch.
C. Dấu hiệu vòng Halo (Halo sign).
D. Dấu hiệu đeo kính râm (Raccoon eyes).
Câu 7: Đây là máu tụ gì trên phim cắt lớp vi tính ?

A. Máu tụ ngoài màng cứng.


B. Máu tụ dưới màng cứng.
C. Máu tụ trong nhu mô não.
D. Máu tụ trong não thất.
Câu 8: Các biện pháp điều trị ban đầu cho bệnh nhân chấn thương cột sống, TRỪ:
A. Hồi sức, chống choáng.
B. Cố định cột sống bằng áo nẹp.
C. Đặt sonde tiểu, sonde dạ dày.
D. Tập vận động thụ động sớm tránh cứng khớp.
Tình huống (Câu 9 – 10):
Bệnh nhân nam, 18 tuổi. Bệnh nhân tai nạn lao động ngã giàn giáo cao 5m cách vào viện 30 phút. Bệnh nhân sau
tai nạn được người nhà đưa vào viện ngay trong tình trạng lơ mơ, da niêm mạc nhợt, mạch 100 lần/ phút, HA 90/60
mmHg, mất vận động và cảm giác 2 chân, đại tiểu tiện không tự chủ. Bệnh nhân được chỉ định chụp XQ cột sống
thắt lưng và cắt lớp vi tính cột sống. Đây là kết quả chụp của bệnh nhân.

Câu hỏi MCQ


Câu 9: Ở tình huống, dựa vào triệu chứng lâm sàng, phân loại tổn thương của bệnh nhân theo ASIA:
A. ASIA A.
B. ASIA B.
C. ASIA C.
D. ASIA D.
Câu 10: Ở tình huống, theo phân loại Denis, bệnh nhân có tổn thương trục nào của cột sống:
A. Trục trước.
B. Trục giữa.
C. Trục sau.
D. Cả 3 trục.
Câu 11: Nguồn gốc gây máu tụ dưới màng cứng mạn tính chủ yếu do
A. Động mạch màng não giữa.
B. Tĩnh mạch cầu.
C. Động mạch não giữa.
D. Xoang tĩnh mạch dọc trên.
Câu 12: Yếu tố nguy cơ của máu tụ dưới màng cứng mạn tính là
A. Tuổi già.
B. Dùng thuốc chống đông.
C. Nghiện rượu.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 13: Trên phim chụp cắt lớp vi tính, hình ảnh của máu tụ dưới màng cứng mạn tính điển hình là
A. Khối tăng tỉ trọng, hình thấu kính hai mặt lồi.
B. Hình ảnh tăng tỉ trọng trong các rãnh cuộn não.
C. Khối giảm tỷ trọng hình liềm.
D. Khối tăng tỷ trọng hình liềm.
Câu 14: Dấu hiệu lâm sàng gợi ý đến chấn thương cột sống có tổn thương tủy, trừ:
A. Mất phản xạ hành hang.
B. Cương dương vật.
C. Mất phản xạ da bìu
D. Dấu hiệu ngoại tháp.
Câu 15: Đặc điểm của tổn thương nón tủy trong chấn thương cột sống, TRỪ
A. Tổn thương bàng quang kiểu trung ương.
B. Babinski dương tính.
C. Mất phản xạ cơ nâng bìu.
D. Có thể mất phản xạ da bụng dưới.
Câu 16: Nguồn gốc gây máu tụ dưới màng cứng:
A. Từ động mạch màng não giữa.
B. Từ 1 trong 3 nguồn sau: động mạch màng não giữa, lớp xương xốp , từ tĩnh mạch.
C. Từ tĩnh mạch vỏ não.
D. Từ 1 trong 3 nguồn: tĩnh mạch vỏ não, động mạch vỏ não, ổ dập não.
Câu 17: Trên phim chụp cắt lớp vi tính, hình ảnh của máu tụ dưới màng cứng cấp tính là:
A. Khối tăng tỉ trọng, hình thấu kính hai mặt lồi.
B. Tuỳ thuộc vào thời gian, tăng/đồng/giảm tỉ trọng, hình liềm.
C. Khối tăng tỉ trọng hình liềm.
D. Khối giảm tỉ trọng hình liềm.
Câu 18: Dấu hiệu lâm sàng gợi ý khối máu tụ to lên là:
1. Giảm tri giác ≥ 2 điểm,
2. Liệt nửa người,
3. Dãn đồng tử 1 bên tăng dần,
4. Liệt 2 chân tăng dần.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 3.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3.
Câu 19: Dấu hiệu lâm sàng của hội chứng sốc thần kinh là:
A. Mạch chậm, huyết áp tăng, đỏ da, rối loạn nhịp thở.
B. Mạch chậm, giảm huyết áp, đỏ da.
C. Mạch nhanh, huyết áp giảm, rối loạn nhịp thở.
D. Mất cảm giác, vận động, giảm phản xạ gân xương.
Câu 20: Đặc điểm liệt cứng gặp trong tổn thương tủy sống là:
A. Tăng phản xạ gân xương, tăng trương lực cơ.
B. Giảm phản xạ gân xương, tăng trương lực cơ.
C. Giảm phản xạ gân xương, giảm trương lực cơ.
D. Tăng phản xạ gân xương, tăng trương lực cơ.
Câu 21: Nguồn gốc gây máu tụ ngoài màng cứng:
A. Động tĩnh mạch màng não giữa.
B. Xương xốp.
C. Xoang tĩnh mạch.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 22: Hình ảnh cắt lớp vi tính điển hình của máu tụ ngoài màng cứng cấp tính
A. Hình ảnh giảm tỉ trọng, hình trăng lưỡi liềm.
B. Hình ảnh giảm tỉ trọng, thấu kính hai mặt lồi.
C. Hình ảnh tăng tỉ trọng, hình trăng lưỡi liềm.
D. Hình ảnh tăng tỉ trọng, thấu kính hai mặt lồi.
Câu 23: Máu tụ ngoài màng cứng thường gặp ở vùng thái dương vì
A. Phần đá xương thái dương mỏng, dễ vỡ.
B. Động mạch não giữa chạy sát xương, nên vỡ xương thường kèm tổn thương động mạch màng não giữa.
C. Hố thái dương là vị trí thấp nhất của nền sọ giữa.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 24: Ý nghĩa của việc thăm khám vận động, cảm giác và rối loạn cơ tròn ở bệnh nhân chấn thương cột sống là
A. Định khu vị trí tổn thương.
B. Đánh giá mức độ nặng và chỉ định mổ.
C. Tiên lượng.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 25: Sơ cứu dùng ở bệnh nhân chấn thương cột sống là:
A. Kiểm soát đường thở, ổn định hô hấp, huyết động. Đeo áo nẹp cột sống.
B. Kiểm soát đường thở, ổn định hô hấp, huyết động. Cố định tạm thời trên ván cứng và vận chuyển đến cơ sở y
tế gần nhất.
C. Kiểm soát đường thở, ổn định hô hấp, huyết động. Vận chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
D. Cả 3 ý trên.
SEM 3
Câu 1: Khi trẻ bắt đầu biết lẫy được từ sấp sang ngửa, ngửa sang sấp. Trẻ có thể ngồi được khi đỡ giữ ở nách. Vậy
trẻ đã đạt các mốc phát triển về vận động thô tương đương với độ tuổi nào ?
A. 9 – 11 tháng.
B. 4 – 5 tháng.
C. 6 – 8 tháng.
D. 2 – 3 tháng.
Câu 2: Bé An 7 tuổi, trẻ đã học lớp 1 được 6 tháng. Trẻ không biết đọc theo cô giáo hướng dẫn, vẽ nguệch ngoạc
linh tinh lên vở, không biết tập tô, tập viết, chưa nhận biết và đọc các số. Trẻ không biết tuân thủ nội qui, luôn chạy
ra khỏi chỗ ngồi và ra sân chơi trong giờ học, đem đồ chơi ra chơi trong giờ học, nói tự do khi cô giảng. Giật lấy đồ
của bạn, đánh bạn khi không hài lòng. Nhận định nào là đúng về phát triển của trẻ này:
A. Chậm phát triển trí tuệ.
B. Phát triển trí tuệ bình thường.
C. Phát triển cá nhân - xã hội bình thường.
D. Hành vi thích ứng và phù hợp lứa tuổi.
Câu 3: Ở trẻ 15 – 18 tháng, phát triển vận động tinh bình thường là trẻ có thể:
A. Vẽ được vòng tròn khép kín.
B. Vẽ được đường thẳng.
C. Vẽ nguệch ngoạc.
D. Vẽ được hình người.
Câu 4: Trẻ Minh 36 tháng, trẻ hát được bài hát ngắn, bắt chước múa hát, rất thích kể các câu chuyện dài hàng trăm
từ, biết diễn đạt đòi giữ đồ “cái này là của cháu”. Trẻ biết tự mặc quần áo, kéo khóa áo, đi được xe đạp 3 bánh, đá
và ném bóng cao tay. Nhận định nào là đúng về phát triển ngôn ngữ và vận động tinh của trẻ này:
a) Phát triển ngôn ngữ bình thường.
b) Phát triển tiến bộ về ngôn ngữ.
c) Phát triển vận động tinh bình thường.
d) Phát triển tiến bộ về vận động tinh.
A. a + d.
B. b + d.
C. a + c.
D. b + c.
Câu 5: Trẻ biết tự đánh răng, tự rửa mặt, tự mặc quần áo các loại, tự lấy đồ ăn và chuẩn bị bữa ăn, biết trò chơi theo
luật, biết đóng kịch là trẻ đang phát triển đạt ở mốc tuổi:
A. 24 – 30 tháng tuổi
B. 48 – 54 tháng tuổi.
C. 12 – 18 tháng tuổi.
D. 36 – 42 tháng tuổi.
Câu 6: Kết quả đánh giá phát triển lĩnh vực cá nhân - xã hội của trẻ như sau: trẻ biết nhìn mặt người, mỉm cười,
hóng chuyện, đáp ứng tốt với âm thanh. Vậy trẻ đã đạt mốc phát triển về cá nhân - xã hội tương đương với độ tuổi
nào sau đây ?
A. 4 - 5 tháng.
B. 6 - 9 tháng.
C. 2 - 3 tháng.
D. 0 - 1 tháng.
Câu 7: Bé Minh 24 tháng tuổi, chạy chưa vững, bắt đầu biết xúc ăn, chơi xây nhà cao 6 tầng bằng các hình khối,
chỉ nói được 1 – 2 từ đơn như “bà” , “măm”. Trẻ đáp ứng được các mệnh lệnh đơn giản, biết đi lấy và cất đồ vật.
Nhận định nào là đúng về phát triển tâm thần - vận động của trẻ này ?
a. Phát triển bình thường về vận động tinh và cá nhân xã hội.
b. Chậm phát triển về vận động tinh và cá nhân xã hội.
c. Phát triển bình thường về ngôn ngữ và vận động thô.
d. Chậm phát triển về ngôn ngữ và vận động thô.
A. b + d.
B. a + c.
C. a + d.
D. b + c.
Câu 8: Hãy lựa chọn thang đo phù hợp để đánh giá phát triển trí tuệ cho trẻ trên 6 tuổi:
A. Wechsler Intelligence Scale for Children (WISC).
B. Age and Stages Questionnaires (ASQ).
C. Denver Developmental Screening Test (Denver).
D. Children Behavior Check List (CBCL).
Câu 9: Đối với trẻ ở lứa tuổi 6 - 10 tuổi, yếu tố môi trường nào ảnh hưởng nhiều hơn đến sự phát triển tâm lý của
trẻ:
A. Trường học.
B. Gia đình.
C. Câu lạc bộ.
D. Xã hội.
Câu 10: Kết quả đánh giá phát triển lĩnh vực vận động thô của trẻ như sau: trẻ chạy nhanh, tự leo cầu thang lần lượt
từng chân lên mỗi bậc, nhảy tại chỗ, đứng 1 chân, ném bóng tay cao, đi xe ba bánh. Vậy trẻ đã đạt các mốc phát
triển về vận động thô tương đương với độ tuổi nào sau đây ?
A. 36 tháng.
B. 24 tháng.
C. 18 tháng.
D. 48 tháng.
Câu 11: Ở trẻ 18 - 23 tháng, phát triển vận động tinh bình thường là trẻ có thể:
A. Nhặt và bỏ khối vào cốc.
B. Nhặt hạt lạc, hạt ngô.
C. Vẽ hình người 3 bộ phận.
D. Xếp chồng 6 khối gỗ nhỏ.
Câu 12: Đặc điểm tâm lý nào thể hiện sự khác biệt giữa lứa tuổi học đường (6 – 10 tuổi) với lứa tuổi tiền học đường
(3 – 5 tuổi):
A. Vui chơi tự do là hoạt động chính làm thay đổi tâm lý của trẻ.
B. Học tập ở trường là hoạt động chính làm thay đổi tâm lý của trẻ.
C. Tham gia nhóm bạn là hoạt động chính làm thay đổi tâm lý của trẻ.
D. Chăm sóc tại nhà của bố mẹ là hoạt động chính làm thay đổi tâm lý của trẻ.
Câu 13: Bé Lâm 8 tháng tuổi, ngồi chưa vững, bắt đầu biết với thức ăn đưa vào miệng, chuyển vật từ tay này sang
tay khác, bập bẹ được 1 âm đơn. Trẻ chưa biết bắt chước hoan hô dù mẹ dạy. Nhận định nào sau đây là đúng về phát
triển tâm thần – vận động ở trẻ này:
a) Chậm phát triển về vận động thô và phát triển bình thường về vận động tinh
b) Phát triển bình thường về vận động thô và vận động tinh
c) Phát triển bình thường cá nhân – xã hội và ngôn ngữ
d) Chậm phát triển về ngôn ngữ và chậm phát triển về cá nhân – xã hội.
A. b + d.
B. a + d.
C. a + c.
D. b + c.
Câu 14: Bin đã biết tự mặc quần áo, kéo khóa áo. Bin thích chơi chung các bạn, biết rủ bạn cùng chơi, hiểu luật
chơi luân phiên, biết chờ đợi đến lượt mình. Vậy trẻ Bin đã đạt các mốc phát triển về cá nhân - xã hội tương đương
với độ tuổi nào ?
A. 48 tháng.
B. 18 tháng.
C. 24 tháng.
D. 36 tháng.
Câu 15: Những hội chứng bất thường về di truyền nào liệt kê dưới đây dẫn đến chậm phát triển tâm thần – vận động
ở trẻ em:
a) Hội chứng Asperger. b) Hội chứng Turner.
c) Hội chứng Down. d) Hội chứng Guillain – Barre.
A. b + c.
B. a + c.
C. b + d.
D. a + d.
Câu 16: Bé Minh 24 tháng tuổi, chạy chưa vững, bắt đầu biết xúc ăn, chơi xếp các hình khối, chưa nói được cụm 2
từ đơn. Trẻ đáp ứng được các mệnh lệnh đơn giản, biết đi lấy và cất đồ vật. Nhận định nào là đúng về phát triển tâm
thần - vận động của trẻ này:
a) Phát triển bình thường về vận động thô và vận động tinh.
b) Chậm phát triển về vận động thô và phát triển bình thường về vận động tinh.
c) Phát triển bình thường cá nhân - xã hội và ngôn ngữ.
d) Chậm phát triển về ngôn ngữ và phát triển bình thường về cá nhân - xã hội.
A. b + c.
B. a + d.
C. b + d.
D. a + c.
Câu 17: Lựa chọn ý kiến đúng nhất trong 4 ý kiến sau của 4 bà mẹ đã chia sẻ kiến thức cho nhóm bạn nuôi con nhỏ
về cung cấp dinh dưỡng là yếu tố quan trọng cho phát triển của trẻ
A. Cho trẻ ăn các sản phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu thay cho sữa mẹ đang có.
B. Chế độ dinh dưỡng cao hơn nhu cầu lứa tuổi để phát triển vượt trội hơn trẻ cùng lứa.
C. Chế độ dinh dưỡng phù hợp theo nhu cầu của lứa tuổi nhằm tối ưu hóa sự phát triển của trẻ.
D. Chế độ dinh dưỡng tập trung cao vào một số chất dinh dưỡng ưu thế cho phát triển não bộ.
Câu 18: Ở trẻ 18 – 23 tháng, phát triển vận động thô bình thường là trẻ có thể:
A. Đi vững, nhảy lò cò 1 chân.
B. Đi vững, tự đi lên cầu thang.
C. Đi vững, chạy đoạn ngắn.
D. Đi vững, đứng bằng một chân.
Câu 19: Khi trẻ thường cầm đồ vật bằng lòng bàn tay và chuyển vật từ tay này sang tay khác. Hay đập các đồ vật
vào nhau để phát âm thanh và cười reo thành tiếng. Biết đưa tay với lấy đồ vật, thậm chí nhoài cả người để với, biết
cầm bánh cho vào miệng ăn. Vậy trẻ đã đạt các mốc phát triển về vận động tinh tương đương với độ tuổi nào ?
A. 6 – 8 tháng.
B. 9 – 11 tháng.
C. 2 – 3 tháng.
D. 4 – 5 tháng.
Câu 20: Mẹ gọi điện khoe với bố, Bi đã biết nói được câu dài 4 – 5 từ, đặt rất nhiều câu hỏi, đọc thơ, hát nhiều bài
hát ngắn, kể chuyện, vốn từ rất phong phú (ít nhất 250 từ). Bé còn biết xưng cháu với Dì, xưng chị với em bé, luôn
nhận nhiều món ăn về mình và nói “của con”. Vậy Bi đã đạt các mốc phát triển về ngôn ngữ tương đương với độ
tuổi nào ?
A. 48 tháng.
B. 24 tháng.
C. 60 tháng.
D. 36 tháng.
Câu 21: An 13 tháng, đã biết đi chập chững 1 vài bước, biết cầm đồ vật bằng hai tay, chưa biết cầm cốc uống nước,
chưa biết nhặt đồ vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ. Nhận định nào là đúng về phát triển vận động của trẻ này:
a) Phát triển bình thường về vận động thô
b) Chậm phát triển về vận động thô
c) Phát triển bình thường về vận động tinh
d) Chậm phát triển về vận động tinh
A. b + d.
B. b + c.
C. a + c.
D. a + d.
Câu 22: Sự bất thường di truyền dẫn đến chậm phát triển tâm thần – vận động thông qua cơ chế tương tác giữa
a) Các gen với nhau b) Gen và các virus
c) Gen và các chất độc hại d) Gen và môi trường
A. a + c.
B. a + d.
C. b + c.
D. b + d.
Câu 23: Trẻ 4 – 5 tuổi, nếu phát triển ngôn ngữ đạt mốc bình thường là trẻ có thể:
A. Kể chuyện được với vốn từ khoảng 50 – 150 từ.
B. Kể chuyện được với vốn từ khoảng 350 – 500 từ.
C. Kể chuyện được với vốn từ khoảng 150 – 250 từ.
D. kể chuyện được với vốn từ khoảng 250 – 350 từ.
Câu 24: Ở trẻ 18 – 23 tháng tuổi, phát triển ngôn ngữ bình thường là trẻ có thể:
A. Nói bập bẹ vài từ đơn.
B. Nói câu dài, kể chuyện.
C. Nói câu ngắn 3 – 5 từ.
D. Nói 1 số câu 2 từ.

You might also like