You are on page 1of 8

ĐỊA LÝ VẬN TẢI TƯ CÁCH 1

Câu 1: Chọn đáp án ĐÚNG khi nói về eo biển Hormuz

A. Là lối dẫn vào Châu Á (gu của anh là Châu Á) khi vận chuyển hàng hóa bằng tàu
biển
B. Là lối dẫn vào khu vực Trung Đông khi vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển
C. Là lối duy nhất dẫn vào khu vực Trung Đông khi vận chuyển hàng hóa bằng tàu
biển
D. Cả ABC đều ĐÚNG

Câu 2: Chọn đáp án ĐÚNG khi nói về Biển Đông

A. Là vùng biển thuộc khu vực Châu Âu


B. Là vùng biển thuộc khu vực Châu Á (gu của anh là Châu Á)
C. Là vùng biển thuộc khu vực Châu Mỹ
D. Cả ABC đều ĐÚNG

Câu 3: Vùng biển gần nhất dẫn vào Kênh Đào Suez khi tàu biển đi từ Châu Á (và gu của
anh ah mà thôi…) sang Châu Âu là

A. Biển đen
B. Biển Đông
C. Biển đỏ (hồng hải)
D. Biển Địa Trung Hải

Câu 4: Vùng biển gần nhất dẫn vào Kênh Đào Suez khi tàu biển đi từ Châu Âu sang
Châu Á (thôi nhé...)

A. Biển chết
B. Biển Địa trung Hải
C. Biển Đông
D. Biển Đỏ
Câu 5: Kênh đào Kiel nối 2 vùng biển nào

A. Biển chết và biển địa trung hải


B. Biển Đông và biển ả rập
C. Biển Bắc và biển Baltic
D. Biển Ả rập và biển địa trung hải

Câu 6,7,8: Khoanh tròn vào những Quốc gia không có đường biên giới giáp biển ở Châu
Âu

A. Croatia
B. Áo
C. Monaco
D. Nepal
E. Serbia
F. Séc
G. Iran

Câu 9: Cảng biển lớn nhất Đông Nam Á hiện nay là

A. Hải Phòng
B. Yokohama
C. Singapore
D. Thượng Hải

Câu 10: Khoanh tròn vào ý ĐÚNG khi nói về eo biển Malacca

A. Eo biển được bao quanh bởi 2 Quốc gia là Maylaysia và Indonesia


B. Eo biển được bao quanh bởi 2 Quốc gia là Malaysia và Singapore
C. Eo biển được bao quanh bởi 3 Quốc gia là Singapore, Maylaysia và Indonesia
D. Cả ABC đều ĐÚNG

Câu 11: Vùng biển nào lớn nhất trong những vùng biển được liệt kê dưới đây

A. Biển Ả rập
B. Biển Đông
C. Biển Địa trung hải
D. Biển Caribe

Dựa vào hình ảnh cho dưới đây, trả lời các câu hỏi 12, 13, 14, 15, 16

Câu 12: Điền vào số 1

A. Lãnh Hải
B. Hải văn
C. Lãnh địa
D. Thềm Lục Địa

Câu 13: Điền vào số 2

A. Hải văn
B. Lãnh địa
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Thềm Lục địa

Câu 14: Điền vào số 3

A. Vùng đặc quyền kinh tế


B. Lãnh hải
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Hải phận

Câu 15: Điền vào số 4

A. Vùng đặc quyền kinh tế


B. Thềm Lục Địa
C. Vùng biển Quốc tế
D. Vùng ven biển

Câu 16: Điền vào số 5

A. Vùng biển Quốc tế


B. Vùng ven biển
C. Vùng đặc quyền kinh tế
D. Thềm lục địa

Câu 17: Vùng biển nào trong vùng biển sau không thuộc Thái Bình Dương

A. Biển Đen
B. Biển Đông
C. Biển Nhật Bản
D. Biển Java

Câu 18: Vùng biển nào trong vùng biển sau không thuộc Đại Tây Dương

A. Biển Nauy
B. Biển Bắc
C. Biển Baltic
D. Biển Nhật Bản

Câu 19: Diện tích bề mặt trái đất là bao nhiêu

A. 510 triệu km2


B. 361 triệu km2
C. 100 triệu km2
D. 200 triệu km2

Dựa vào hình ảnh trả lời các câu hỏi 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25

Câu 19: Đường nước mùa hè kí hiệu là


A. S
B. W
C. WNA
D. Cả ABC đều KHÔNG ĐÚNG

Câu 20: Tên tiếng Anh đầy đủ của đường nước mùa hè là

A. Summer Load Line


B. Summer Linear
C. Summer Lina
D. Summer Load Length

Câu 21: Winter North Atlantic Load Line được hiểu là

A. Đường nước chở hàng mùa đông của tàu biển


B. Lượng hàng có thể chở trên tàu vào mùa Đông
C. Lượng chiếm nước toàn tàu vào mùa Đông
D. Cả ABC đều KHÔNG ĐÚNG

BÀI TẬP:
1. Xác định khối lượng hàng hoá còn lại trên tàu sau khi đã chuyển tải lượng hàng
hóa nhỏ nhất để tàu vào cảng được an toàn. Biết rằng chiều chìm của tàu trước lúc vào
cảng là Th = 9,70 mét; khối lượng hàng được chở trên tàu là Qh = 18.490 Tấn; Chiều sâu
của luồng so với số 0 hải đồ là H1 = 6,9 mét. Chiều dày đệm nước dự trữ cần thiết dưới
sống tàu là Hdt = 0,8 mét. Độ sâu dự trữ đáy luồng không bằng phẳng do công tác nạo
vét là Hnv = 0,9 mét. Chiều cao của sóng biển tại nơi chuyển tải = 0,9 mét. Độ cao thuỷ
triều là h = 2,2 mét. Chiều dài thiết kế của tàu là 147 mét, chiều rộng thiết kế của tàu là
35 mét. Hệ số béo thể tích phần ngâm nước là hằng số β = 0,85. Môi trường chuyển tải là
nước mặn.

Giải:

Chiều sâu thực tế của cái luồng mà tàu đang di chuyển vào:

 H = H1 + h = 6,9 + 2,2 = 9,1 m

Độ sâu dự trữ khi có sóng:

 Hs = 1/3 × Chiều cao của sóng biển tại nơi chuyển tải = 1/3 × 0,9 = 0,3 m

Theo đề bài ta có:

 Hdt: Chiều dày đệm nước dự trữ cần thiết dưới sống tàu là UKC = 0,8 m
 Hnv: Độ sâu dự trữ đáy luồng không bằng phẳng do công tác nạo vét là 0,9 m
 Từ các dữ liệu trên ta tính được:
Tmax = H – (Hdt + Hnv + Hs) = 9,1 – (0,8 + 0,9 + 0,3) = 7,1 m

Theo đề bài có:

 Ltk: Chiều dài thiết kế của tàu là 147 m


 Btk: Chiều rộng thiết kế của tàu là 35 m
 B1 = B2 = B: Hệ số béo thể tích phần ngâm nước là hằng số β = 0,85
 T1 = Th: Chiều chìm của tàu trước lúc vào cảng là Th = 9,70 m
Có: T2 = Tmax; mà Tmax = 7,1 m

 T2 = 7,1 m
 Từ các dữ liệu trên ta tính được lượng hàng hóa cần dỡ bớt xuống:
Qct = Khối lượng riêng của nước mặn × Ltk × Btk × (β1 × T1 – β2 × T2)
= 1,020 × 147 × 35 × (0,85 × 9,7 – 0,85 × 7,1) = 11597,859 (tấn)
Vậy khối lượng hàng hóa còn lại trên tàu: 18490 - 11597,859 = 6892,141 (tấn)

You might also like