You are on page 1of 65

Đại cương về SAPONIN

Dược liệu chứa SAPONIN

1
NỘI DUNG
PHẦN ĐẠI CƯƠNG
• I. Khái niệm
• II. Danh pháp – Phân loại
• III. Phân bố trong tự nhiên
• IV. Cấu trúc hoá học
• V. Định tính – Định lượng
• VI. Chiết xuất
• VII. Tác dụng sinh học và công dụng

3/14/2023 2
I. Khái niệm
• Saponin còn gọi là saponosid (sapo = xà phòng) là nhóm glycosid
gặp rộng rãi trong TV, đôi khi trong ĐV (Hải sâm, cá Sao) và thể
hiện các tính chất chung sau:

✓ Tạo bọt bền khi lắc với nước

✓ Có tính phá huyết (làm vỡ hồng cầu)

✓ Độc với cá và động vật có máu lạnh

✓ Tạo phức với cholesterol và các dẫn chất 3-ß-hydroxy

steroid

✓ Có tính kích ứng (gây hắt hơi, đỏ mắt)


3/14/2023 3
I. Khái niệm
• Ngoại lệ: một số saponin không thể hiện đầy đủ các tính chất

trên. Ví dụ: Sarsaparillosid trong các loài Smilax không có tính

phá huyết và không tạo phức với cholesterol.

• Lưu ý: một số hợp chất khác như muối kiềm của acid mạch

dài, protein TV, terpen glycoside, pectin, chất nhầy…cũng tạo

bọt.

3/14/2023 4
II. Danh pháp – Phân loại
1. Danh pháp
• Saponin: tên chi/loài + osid
Vd: Ginsenosid từ Panax ginseng

Asiaticosid từ Centella asiatica

• Aglycon (sapogenin): dùng tiếp vị ngữ -genin, -idin.


Vd: Diosgenin từ Dioscorea, Tomatidin trong Cà chua
(Tomato)…

3/14/2023 5
II. Danh pháp – Phân loại
2. Phân loại
• Dựa vào cấu trúc của phần aglycon:

❖ Saponin triterpen

❖ Saponin steroid

❖ Saponin alkaloid steroid

3/14/2023 6
III. Phân bố
• Saponin triterpen: phổ biến trong cây Song tử diệp - lớp
Ngọc lan (Fabaceae, Araliaceae, Sapindaceae,
Polygalaceae…)

• Saponin steroid: phổ biến trong cây Đơn tử diệp - lớp Hành
(Liliaceae, Dioscoreaceae, Amaryllidaceae, Asparagaceae…)

• Saponin alkaloid steroid: gặp trong chi Solanum


(Solanaceae)

• Saponin còn gặp trong 1 số ít ĐV (Hải sâm, Sao biển)

3/14/2023 7
IV. Cấu trúc hoá học
• Cấu tạo của saponin gồm 2 phần:

Phần đường
(có thể có 1 đường hay nhiều đường)
SAPONIN

Phần không đường = aglycon = genin

(có thể có 30 C hay 27 C)

3/14/2023 8
IV. Cấu trúc hoá học
SAPONIN

SAPONIN STEROID (27C) SAPONIN TRITERPEN (30C)

Triterpen Triterpen
Spirostan Furostan Alk. steroid 5 vòng 4 vòng

Olean Dammaran
Spirosolan Ursan Cucurbitan
Solanidan Lupan Lanostan
Aminofurostan Hopan
….
3/14/2023 9
IV. Cấu trúc hoá học
Saponin triterpen (30 C) Saponin steroid (27 C)

3/14/2023 10
IV. Cấu trúc hoá học
Saponin triterpen (5 vòng) Saponin triterpen (4 vòng)

3/14/2023 11
1. Saponin triterpen 5 vòng
1.1. Nhóm Olean: khung cơ bản là oleanan, rất phổ biến trong
thiên nhiên là dẫn chất ß-amyrin (3ß-hydroxy olean-12-en).

3/14/2023 12
1. Saponin triterpen 5 vòng
1.2. Nhóm Ursan: khá phổ biến, các sapogenin thường là dẫn chất α-amyrin (3β-
hydroxy ursan-12-en). Ursolic acid (3β-hydroxy-ursan-12-en-28-oic acid)

3/14/2023 13
1. Saponin triterpen 5 vòng
1.2. Nhóm Ursan: khá phổ biến, các sapogenin thường là dẫn chất α-amyrin (3β-
hydroxy ursan-12-en). Ursolic acid (3β-hydroxy-ursan-12-en-28-oic acid)

3/14/2023 14
Alpha và beta Amyrin

3/14/2023 15
1. Saponin triterpen 5 vòng
1.3. Nhóm Lupan: ít gặp, các sapogenin thường là dẫn chất 3
ß-hydroxy lupan-20 (29)-en), vòng E có 5 cạnh.

3/14/2023 16
1. Saponin triterpen 5 vòng
1.4. Nhóm Hopan: ít gặp, vòng E có 5 cạnh.

3/14/2023 17
2. Saponin triterpen 4 vòng
11. Nhóm Dammaran: tiêu biểu là saponin trong các loài Sâm
(Panax spp).

3/14/2023 18
2. Saponin triterpen 4 vòng
11. Nhóm Dammaran: tiêu biểu là saponin trong các loài Sâm
(Panax spp).

3/14/2023 19
2. Saponin triterpen 4 vòng
11. Nhóm Dammaran: nếu thuỷ phân bằng acid sẽ cho các
genin giả (artefact) là panaxadiol và panaxatriol.

H+(HCl)

Panaxadiol: R = -H
Panaxatriol: R= -OH
3/14/2023 20
2. Saponin triterpen 4 vòng
11. Nhóm Dammaran: tiêu biểu là các saponin thật
protopanaxadiol và protopanaxatriol của các saponin Nhân
sâm (Panax ginseng) thu được khi thuỷ phân bằng enzym.

Hesperidinase
Enzyme đặc hiệu

Protopanaxadiol: R = -H
Protopanaxatriol: R= -OH
3/14/2023 21
2. Saponin triterpen 4 vòng
1.2. Nhóm Cucurbitan: thường gặp trong các cây họ
Cucurbitaceae, đa số ở dạng tự do, một số ít ở dạng glycosid

3/14/2023 22
2. Saponin triterpen 4 vòng
1.3. Nhóm Lanostan: thường gặp trong động vật như Hải sâm, có tính phá
huyết mạnh hơn các saponin của thực vật vì là vũ khí tự vệ của loài
này.

Có trong Hải sâm (Stichopus japonicus)

3/14/2023 23
2. Saponin triterpen 4 vòng
1.4. Nhóm Cycloartan: các astragalosid trong 1 số loài Astragalus….

(Có trong Combretum molle)


3/14/2023 24
2. Saponin steroid
1.1. Nhóm Spirostan: cấu tạo giống cholestan nhưng mạch nhánh từ C20-
C27 tạo thành 2 dị vòng có oxy là vòng E (hydrofuran) và vòng F
(hydropyran), nối với nhau qua 1 cầu carbon chung ở C22, tạo thành
mạch nhánh spiroacetal.

3/14/2023 25
2. Saponin steroid
1.1. Nhóm Spirostan (tt):

Các saponin thuộc nhóm này được dùng làm nguyên liệu
bán tổng hợp các thuốc steroid.

Chất đại diện: Diosgenin và Hecogenin

Có trong Agave americana, Dứa mỹ


Có trong Dioscorea, Mía dò Costus speciosus
3/14/2023 26
2. Saponin steroid
1.2. Nhóm Furostan: giống spirostan nhưng có vòng F mở

3/14/2023 27
2. Saponin alkaloid steroid
Nhóm Aminofurostan: Nhóm Spirosolan

Nhóm Solanidan

3/14/2023 28
IV. Cấu trúc hoá học (tt)
1. Trên khung sapogenin:
• Các sapogenin khác nhau bởi mức độ oxy hoá hay vị
trí và số lượng của các nhóm thế.

• Chủ yếu là nhóm thế OH, đôi khi là nhóm oxo hay
sulfat.

• Nhóm OH có thể tự do hay glycosid hoá với đường,


đôi khi acyl hoá với acid hữu cơ.

• Ở vị trí C-3 gần như luôn có nhóm OH, đa số là vị trí


ß, đây cũng là vị trí gắn đường của đa số saponin.
3/14/2023 29
IV. Cấu trúc hoá học (tt)
2. Phần đường:
• Đa số saponin có 1-2 mạch đường (monodesmosid-bidesmosid).
• Monodesmosid: đường gắn vào ở vị trí C-3.
• Bidesmosid: 1 mạch đường gắn ở C-3, còn lại gắn ở C-26 (saponin
steroid) hay là 1 ester ở C-28 (saponin triterpenoid).
• Tổng số có thể tới 11 đơn vị đường, số đường trên 1 mạch thường là
1-4 (max=8).
• Đường: ß-D-glucose, ß-D-xylose, α-L-rhamnose và α-L-arabinose…,
đôi khi là acid glucuronic (glycyrrhizin).
• Mạch đường có thể thẳng hay phân nhánh.

3/14/2023 30
3/14/2023 31
V. TÍNH CHẤT
• Vị đắng, mùi nồng, gây hắt hơi (Đặc biệt, glycyrrhizin,
abrusosid, oslandin có vị ngọt)

• Đa số ở dạng vô định hình, khó kết tinh.

• Saponin (saponosid): tan trong nước, cồn loãng, ít tan


trong dm hữu cơ không phân cực (hexan, benzen,…)

• Sapogenin và các dẫn chất acetyl của nó: dễ kết tinh,


độ tan ngược với saponin.

• Khối lượng phân tử lớn

3/14/2023 32
Thủy phân Saponin
• Saponin bị thuỷ phân hoàn toàn khi đun với acid vô cơ (HCl,

H2SO4,…) nồng độ 2- 4N.

• Thuỷ phân bằng acid mạnh có thể tạo thành các saponin giả

(artefact).

• Để thu được saponin nguyên thuỷ, dùng phương pháp thuỷ phân

chọn lọc bằng enzyme (hesperidinase, ß-glucosidase…).

3/14/2023 33
VI. ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG
1. Định tính và đánh giá saponin
1.1. Thử nghiệm tạo bọt và chỉ số bọt

Tính tạo bọt: do làm giảm sức căng bề mặt. Saponin có gắn
đường, tạo bọt bền. Sapogenin không tạo bọt.

Thử nghiệm tạo bọt: chiết xuất saponin bằng cồn 70%, cô bốc
hơi cồn, hòa trong nước, lắc tạo bọt.

• Chỉ số bọt: là độ pha loãng cần thiết của 1 g DL để có một


dung dịch cho lớp bọt cao 1 cm sau khi ngừng lắc 15 phút và
tiến hành trong điều kiện qui định.
3/14/2023 34
1.2. Phản ứng phá huyết và chỉ số phá huyết

Tính phá huyết: saponin làm vỡ hồng cầu.


• Chỉ số phá huyết: là độ pha loãng cần thiết tính bằng
ml dung dịch đệm dùng để pha loãng hay chiết 1g DL
có nồng độ vừa đủ gây nên hiện tượng phá huyết đầu
tiên và hoàn toàn đối với một loại máu đã chọn và tiến
hành trong điều kiện qui định.

3/14/2023 35
VI. ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG
1.3. Phản ứng độc với cá và chỉ số cá:

• Là tác động làm cá say hoặc chết (ít dùng).

• CS cá: độ pha loãng cần thiết của 1g DL có nồng độ vừa đủ


làm cho đa số cá trong lô thử nghiệm chết đối với một loại cá
nhất định và tiến hành trong điều kiện qui định.

1.4. Phản ứng đối với cholesterol:

• Định tính saponin dựa vào tính chất tạo phức không tan với
cholesterol.

3/14/2023 36
VI. ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG
1.5. Các phản ứng màu của saponin:

• P/ư Salkowski (TT H2SO4 hay H3PO4): vàng, đỏ, lơ-tím.

• P/ư Rosenthaler (TT Vanillin 1% HCl): lục → tím

• P/ư Kahlenberg (saponin/CHCl3 + SbCl3 20%/CHCl3): soi


dưới đèn UV → huỳnh quang xanh (saponin triterpen); huỳnh
quang vàng (saponin steroid)

• P/ư Liebermann-Burchard (sapogenin/CHCl3 + anhydrid


acetic + H2SO4 đđ): lơ-xanh lá (saponin steroid), hồng-tím
(saponin triterpen).
3/14/2023 37
VI. ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG
1.6. Phản ứng sơ bộ phân biệt saponin triterpen và saponin
steroid:

a. Phản ứng tạo bọt Fontan-Kaudel:

• Cho cắn dịch chiết cồn DL vào 2 ống nghiệm chứa 5 ml dd HCl
0,1% (pH=1) và 5 ml dd NaOH 0,1N (pH=13). Bịt và lắc mạnh
ống nghiệm theo qui định. Quan sát sự tạo bọt:

✓ Bọt trong 2 ống nghiệm tương đương nhau: saponin triterpen

✓ Bọt trong ống nghiệm có pH=13 > ống pH=1: saponin steroid.

3/14/2023 38
VI. ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG
1.6. Phản ứng sơ bộ phân biệt saponin triterpen và
saponin steroid:

b. Phản ứng Liebermann-Burchard:

• sapogenin/CHCl3 + anhydrid acetic + H2SO4 đđ:

✓ Vòng ngăn cách hồng đến đỏ tím: saponin triterpen

✓ Vòng ngăn cách xanh lá cây: saponin steroid.

3/14/2023 39
Phản ứng Liebermann - Burchard

Cắn saponin trong chén sứ


+ 1 ml anhydric acetic
+ 1 ml CHCl3
Khuấy kỹ,
Làm khan với Na2SO4
Lọc vào ống nghiệm khô

+ 1 ml H2SO4 đđ

Saponin triterpen
Phản ứng Liebermann - Burchard

Cắn saponin trong chén sứ


+ 1 ml anhydric acetic
+ 1 ml CHCl3
Khuấy kỹ,
Làm khan với Na2SO4
Lọc vào ống nghiệm khô
Vòng màu xanh lá
+ 1 ml H2SO4 đđ
Vòng ngăn cách
màu hồng -> tím

Saponin steroid
VI. ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG
1.6. Phản ứng sơ bộ phân biệt saponin triterpen và
saponin steroid:

c. Phản ứng với TT SbCl3/CHCl3:

• Cắn cồn DL + TT SbCl3/CHCl3:

✓ dd phát huỳnh quang xanh: saponin triterpen

✓ dd phát huỳnh quang vàng: saponin steroid.

3/14/2023 42
VI. ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG
1.7. Sắc ký saponin và sapogenin
• Chất hấp phụ: thường dùng silica gel G (đ/v sapogenin
thường dùng bản mỏng tẩm bạc nitrat 1-10% để tách tốt
hơn).

• Dịch chấm: thuỷ phân saponin bằng acid vô cơ và dùng


dung môi hữu cơ kém phân cực để hòa tan sapogenin
làm dịch chấm.

3/14/2023 43
Hệ dung môi SKLM
- Saponin triterpenoid:
• CHCl3 – MeOH - H2O (65:35:10, lớp dưới)
• n.BuOH - CH3COOH - H2O (4:1:5)
- Saponin steroid:
• C6H6 – n.BuOH - H2O (10:4:5)
• CHCl3 – MeOH - H2O (65:35:10, lớp dưới)
- Saponin alkaloid steroid:
• CHCl3 – EtOH – NH4OH1% trong H2O (2:2:1)

3/14/2023 44
SKLM

• C: cao đặc Sâm Hoa Kỳ


trong methanol
• B: bột Sâm đối chiếu trong
methanol
• Hệ dung môi: CHCl3-
MeOH-H2O (65:35:10)

3/14/2023 45
VI. ĐỊNH TÍNH – ĐỊNH LƯỢNG
• Phát hiện:
• H2SO4 20%/cồn 50%, H2SO4 10%/cồn, Vanilin-Sufuric/ cồn

• TT. Salkowski

• TT. Liebermann – Burchard

• TT. Carr – Price (phát hiện các dẫn chất có nối đôi ở vị trí C5 của
spirostan và các steroid alkaloid) → dẫn chất có nối đôi ở C5 cho màu
đỏ ở 20oC và tím đỏ ở 105oC

• TT. Sannié (phun vanilin 1%, sấy 120oC trong 3 phút; phun tiếp
anhydrid acetic-H2SO4 (12:1), các dẫn chất spirostan có màu vàng.

3/14/2023 46
1. Mẫu chuẩn M-R2
2. Mẫu chuẩn G-Rg1
3. Dịch chiết MeOH mẫu M1 Hệ dung môi 1: n-BuOH- acid acetic-H2O (7:1:2)
4. Dịch chiết MeOH mẫu M2 Hệ dung môi 2: CHCl3 – MeOH – H2O (65:35:10; lớp dưới)
5. Dịch chiết MeOH mẫu M3.1
6. Dịch chiết MeOH mẫu M3.2
7. Dịch chiết MeOH mẫu M4
3/14/20238. Dịch chiết MeOH mẫu M5 47
9. Dịch chiết MeOH mẫu saponin toàn phần Sâm VN chuẩn
Định lượng
• Phương pháp cân
• Phương pháp đo quang
• Phương pháp HPLC: hay dùng hiện nay.

3/14/2023 48
Định lượng bằng HPLC ginsenosid trong Nhân
Sâm (DĐVN V tập 2, trang 1279-1280)
• Pha động: acetonitril và nước theo chương trình dung
môi thích hợp.
• Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1g dl cho vào túi
lọc rồi đặt vào bình Soxhlet, thêm 40 ml chloroform, đun
hồi lưu cách thủy 3h. Để nguội, loại bỏ chloroform ra
khỏi cắn. Chuyển cắn và túi giấy lọc đựng cắn sang bình
nón. Thêm chính xác 50 ml n-butanol bão hòa nước,
đậy nút và để qua đêm, lắc siêu âm 30 phút, lọc. Lấy
chính xác 25 ml dịch lọc, bốc hơi đến khô, hòa tan cắn
trong methanol rồi chuyển vào bình định mức 5 ml, thêm
methanol vừa đủ và trộn đều.

3/14/2023 49
• Dung dịch chuẩn: cân chính xác các chất chuẩn
ginsenoside Rg1, Re, Rb1 hòa tan trong methanol để
được dung dịch chuẩn có nồng độ mỗi chất chuẩn
khoảng 0,2 mg/ml.
• Điều kiện sắc ký: cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được
nhồi pha tĩnh C (5 ϻm), detector quang phổ đặt ở bước
sóng 203 nm.
• Tốc độ dòng: 1 ml/phút
• Thể tích tiêm: 20 ϻl.

3/14/2023 50
Nhân sâm (DĐVN V tập 2, trang 1279-1280)
• Dược liệu phải chứa không dưới 0,3 % tổng hàm
lượng của ginsenosid Rg1, ginsennosid Re và
không dưới 0,2% hàm lượng ginsenoside Rb1
(C54H92O23) tính theo dược liệu khô kiệt.
Tam thất: (DĐVN V tập 2, trang 1322)
• Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,4 %
notoginsenosid R1 (C47H80O18 ) và không ít hơn
5,0% tổng hàm lượng của ginsenoside Rg1
(C42H72O14), ginsennosid Rb1 (C54H92O23) và
notoginsenosid R1 tính theo dược liệu khô kiệt.

3/14/2023 51
VII. CHIẾT XUẤT SAPONIN
• Dung môi thường dùng nhất là MeOH, EtOH 50-90%, nước.

• Nếu DL có nhiều chất béo, trước đó có thể loại bằng cách chiết
DL với ete dầu hoả, hexan, chloroform…

• Dịch cồn thu được đem bốc hơi dưới áp suất giảm để thu hồi
dung môi. Phần cao lỏng thu được có thể tiếp tục loại chất béo
bằng cách lắc với các dung môi kém phân cực, chiết phân đoạn
bằng n-butanol bão hoà nước.

• Cất thu hồi n-BuOH dưới áp suất giảm để thu được saponin thô.

3/14/2023 52
VII. CHIẾT XUẤT SAPONIN (tt)
Tinh chế saponin:

• Phương pháp tạo tủa: tủa saponin trong 1 lượng


lớn ether, aceton, ether-aceton (4:1).

• Phương pháp kết tinh: kết tinh hỗn hợp saponin từ


tủa thô bằng dung môi thích hợp. Phương pháp này
khó áp dụng vì saponin khó kết tinh.

• Phương pháp thẩm thấu và điện thẩm thấu: thích


hợp để loại các muối vô cơ.
3/14/2023 53
VII. CHIẾT XUẤT SAPONIN (tt)
Phương pháp tinh khiết hoá các saponin (tt):
• Phương pháp tạo bọt: dùng khí trơ sục dung dịch nước chứa
saponin để tạo bọt và tách riêng phần bọt chứa saponin tinh
khiết hơn.

• Phương pháp tạo phức với cholesterol.

• Phương pháp tạo dẫn chất: tạo dẫn chất acetyl để saponin có
thể kết tinh.

• Phương pháp sắc ký: áp dụng nhiều nhất vì rất hiệu quả, giúp
tách riêng các saponin đơn (SKLM, SK cột, SK điều chế…)

3/14/2023 54
VII. CHIẾT XUẤT SAPOGENIN
Thường áp dụng trong sản xuất các sapogenin steroid, để
thủy phân có thể dùng acid hoặc enzym hoặc phối hợp cả
hai.

• Thuỷ phân bằng enzym: xay nhỏ dược liệu, ngâm nước ấm
37-40oC. Thông thường các enzym có sẵn trong DL sẽ thuỷ
phân saponin. Đôi khi người ta cho thêm các enzym để giúp
sự thuỷ phân được nhanh chóng và hoàn toàn. Thời gian cần
thiết cho sự thuỷ phân khoảng 48-72 giờ.

3/14/2023 55
VII. CHIẾT XUẤT SAPOGENIN (tt)
• Thuỷ phân bằng acid: thường dùng H2SO4 hoặc
HCl 2-4N và đun nóng 4-8 giờ. Nồng độ và thời
gian thuỷ phân từng phần tuỳ theo loại saponin.

• Sau khi thuỷ phân, để nguội. Gạn lọc lấy tủa, sấy
khô. Chiết hỗn hợp sapogenin bằng dung môi hữu
cơ như ete dầu hoả, hexan, benzen…Tinh chế và
tách riêng các sapogenin bằng phương pháp kết
tinh phân đoạn, sắc ký..

3/14/2023 56
VIII. TÁC DỤNG-CÔNG DỤNG
1. Tác dụng chống nấm
2. Tác dụng kháng khuẩn
3. Tác dụng chống viêm
4. Tác dụng chống khối u
5. Tác dụng độc với cá và một số côn trùng
6. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (TKTW)
7. Tác dụng trên bộ máy sinh dục

3/14/2023 57
VIII. TÁC DỤNG-CÔNG DỤNG (tt)
1. Tác dụng chống nấm

Khá phổ biến, giúp bảo vệ, chống sự xâm nhập của nấm
mốc. Các saponin chống nấm đáng chú ý: holotoxin A, B, C
của loài hải sâm, các hợp chất tomatin nói chung.

Saponin steroid có tác dụng chống nấm mạnh hơn saponin


triterpen.

Các monodesmosid có mạch đường gồm 4-5 đơn vị đường


có tác dụng mạnh hơn các chất có 2-3 đơn vị đường.

3/14/2023 58
VIII. TÁC DỤNG-CÔNG DỤNG (tt)
2. Tác dụng kháng khuẩn
Một số saponin có tác dụng kháng khuẩn đáng kể. Ví
dụ: asiaticosid có trong Rau má (Centella asiatica) có
tác dụng kháng trực khuẩn Koch và Hansen, đã được
nghiên cứu trên lâm sàng để chữa bệnh lao và hủi.

Một số saponin trong cây dưới dạng tiền chất không


hoạt động, nhưng dưới tác dụng của các enzym
phóng thích khi mô cây bị tổn thương hay bị vò nát sẽ
tạo thành những chất có tác dụng kháng khuẩn.
3/14/2023 59
VIII. TÁC DỤNG-CÔNG DỤNG (tt)
4. Tác dụng chống khối u
Một số saponin như: aescin, cyclamin, primula
saponin…có tác dụng chống phân bào invitro và invivo.

Ginsenosid Rh2 trong Nhân sâm cũng được chứng minh


có tác động chống ung thư.

Một số saponin steroid nhóm spirostan có trên 4 đường


(agavosid D, E, yuccosid E, H…) trong phân tử thể hiện
tính chống ung thư trên thực nghiệm.

3/14/2023 60
VIII. TÁC DỤNG-CÔNG DỤNG (tt)

5. Tác dụng độc với cá và một số côn trùng

Hỗn hợp saponin trong Schima mertensiana được dùng để

thuốc cá.

Một số saponin có tác dụng diệt loài thân mềm như acid

primulic trong các loài Primula.

3/14/2023 61
VIII. TÁC DỤNG-CÔNG DỤNG (tt)

6. Tác dụng trên hệ TKTW

• Aralosid A, B, C từ Aralia mandshurica có tác dụng kích thích.

• Saponin của Rau má và hạt Táo có tác dụng an thần.

• Tác động trên hệ TKTW thay đổi tuỳ theo loài saponin nhưng

nói chung có tác dụng kích thích ở liều nhỏ và ức chế ở liều

cao.

3/14/2023 62
VIII. TÁC DỤNG-CÔNG DỤNG (tt)
7. Tác dụng trên bộ máy sinh dục
• Một số saponin có tác dụng diệt tinh trùng của người và
chuột thí nghiệm. Ứng dụng để ngừa thai.

Vd: Samanin D có trong Pithecolobium saman, saponin của


Schefflera capiata.

• Ginsenosid toàn phần từ Nhân sâm (Panax ginseng), Tam


thất (Panax notoginseng) có tác dụng hướng sinh dục trên
chuột.

3/14/2023 63
VIII. TÁC DỤNG-CÔNG DỤNG (tt)
CÔNG DỤNG
• Chữa ho, long đờm, viêm phế quản: Cam thảo, Cát cánh, Viễn chí, Thiên môn, Mạch
môn, Thường xuân…

• Thuốc bổ, tăng lực: các cây thuộc họ Araliaceae như Nhân sâm, Tam thất, Ngũ gia bì
gai…

• Thuốc tim mạch do có tác dụng điều hoà nhịp tim, hạ cholesterol máu, điều hoà huyết áp,
bảo vệ thành mạch (aescin): các cây thuộc họ Araliaceae …

• Thuốc kháng khuẩn và kháng nấm: asiaticosid, tomatin…

• Thuốc lợi tiểu, giải độc, chống viêm: solanin, glycyrrhetic, Cỏ xước, Rau má, Râu
mèo…

• Saponin steroid và saponin alkaloid steroid được dùng làm nguyên liệu bán tổng hợp
các thuốc steroid (hormon steroid, corticoid, thuốc ngừa thai..): diosgenin, hecogenin,
solasodin.

3/14/2023 64
Thank you for aTTenTion!

3/14/2023 65

You might also like