You are on page 1of 3

LÝ THUYẾT VỀ GIAO LƯU, TIẾP BIẾN VĂN HÓA

1. Định nghĩa giao lưu, tiếp biến văn hóa


- Cuối thế kỷ XIX, các nhà nhân học Anglo-Saxon đã đưa ra khái niêm giao lưu, tiếp biến
văn hóa để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả
của cuộc tiếp xúc này là sự thay đổi hoặc biến đổi của một số loại hình văn hóa hoặc cả
hai nền văn hóa đó.
- Theo các nhà nhân học Mỹ, giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn
hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc
trưng của nền văn hóa ấy.
- Theo Redfield, Linton, Herskovits năm 1936, sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một
cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự thay đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi
các cộng đồng tiếp xúc trực diện, liên tục. Các hình mẫu văn hóa nguyên thủy của một
cộng đồng hoặc của cả hai cộng đồng có thể bị biến đổi thông qua quá trình biến đổi này.

2. Con đường diễn ra giao lưu, tiếp biến văn hóa


- Con đường Cưỡng bức thông qua sự thống trị về quân sự
VD: quá trình mở rộng lãnh thổ của Việt Nam bắt đầu từ khoảng thế kỷ 11 đến thế
kỷ 19, dân tộc Việt đã mở mang lãnh thổ ra hướng tây, hướng nam và mở rộng chủ quyền
trên biển Đông. Trong đó vùng đất Đông Nam Bộ ban đầu có người Khmer và người
Chăm sinh sống đã trở thành nơi cư trú của một bộ phận người Khmer, Hoa, Chăm và
Việt.
- Con đường hòa bình thông qua các cơ chế như buôn bán, truyền đạo, di dân
VD: Giao lưu, tiếp biến văn hóa thông qua con đường di dân.
Ở Việt Nam, hiện tượng giao lưu, tiếp xúc văn hóa sớm nhất thông qua con đường di dân
được xác định từ thời sơ sử. Trên vùng biên giới và lãnh thổ nước ta có 3 nền văn hóa
lớn, phức hệ văn hóa: Phức hệ văn hóa Bàu Trám – Sa Huỳnh, phức hệ văn hóa Phùng
Nguyên – Đông Sơn và phức hệ văn hóa Đồng Nai là ba đỉnh cao của văn hóa Đông Nam
Á. Sau này, quá trình di dân, đan xen các cộng đồng và tộc người trong phạm vi lãnh thổ
vẫn không ngừng diễn ra tạo ra 6 vùng văn hóa.
 Tuy nhiên, dù ngay cả bằng con đường hòa bình, nếu không đủ bản lĩnh, qua quá trình
tiếp xúc giao lưu giữa hai nền văn hóa thì xã hội yếu hơn sẽ bị xã hội mạnh tác động thay
đổi. Trong thực tế, quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa có thể dẫn đến sự đánh mất bản
sắc của một nền văn hóa ngay cả khi dân tộc đó đang tồn tại.
3. Lý thuyết về vùng văn hóa
- Vùng văn hóa là một khái niệm dùng để chỉ một vùng lãnh thổ, một khu vực địa lý có
sự tương đồng về môi trường tự nhiên; có quá trình lịch sử lâu dài, ở đó có các dân tộc cư
trú khá lâu đời, giữa họ luôn diễn ra quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, dẫn tới hình
thành sắc thái văn hóa đặc trưng của vùng bên cạnh bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân
tộc.
- Ở Việt Nam có 6 vùng văn hóa:
 Vùng văn hóa Tây Bắc: gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La,
Yên Bái và một phần tỉnh Hòa Bình.

 Vùng văn hóa Việt Bắc: gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, phần đồi núi Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh.
 Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ: là vùng đồng bằng thuộc lưu vực những dòng
sông Hồng, sông Mã, với cư dân chủ yếu là người Việt và nền văn hóa nông
nghiệp lúa nước.
 Vùng văn hóa Trung Bộ: Bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
 Vùng văn hóa Tây Nguyên: Bao gồm các tỉnh Gia Lai Kon Tum, Đắk Lắk,
Đắk Nông, Lâm Đồng, là địa bàn sinh sống của hơn 20 tộc người thuộc về
hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu: Môn – Khmer và Mã Lai – Nam Đảo.
 Vùng văn hóa Nam Bộ: Thuộc địa phận các tỉnh Nam Bộ, hình thành trên
vùng châu thổ của hai hệ thống sông chính là Cửu Long ở phía tây và Đồng
Nai ở phía đông.
- Ví dụ cụ thể về vùng văn hóa Tây Nguyên:
Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ đơn thuần là một hoạt động văn hóa mà còn
mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên, được tổ chức hàng năm và
luân phiên giữa các tỉnh có văn hóa Cồng chiêng. Nó không chỉ đơn thuần là một hoạt
động văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người dân Tây Nguyên. Ở
phần lớn các tộc người như: Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho... Thì
cồng chiên là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Song có những dân tộc thì cả nam lẫn nữ
đều có thể sử dụng như Mạ, M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có
nữ giới mới được chơi cồng chiêng.
Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau cho mỗi sự kiện
quan trọng những tiếng cồng chiên kết hợp với những tiếng hò reo tạo nên không khí vui
tươi những giai điệu đi theo họ từ lúc sinh ra (lễ thổi tay) gắn liền đời sống hằng ngày
qua các lễ hội đến khi họ mất (lễ bỏ mả).
Thanh âm của cồng chiêng là tiếng nói gắn kết giữa con người với thần linh. Mỗi sự kiện
khác nhau thì giai điệu, bước múa cũng khác nhau.
 Những tộc người có lễ hội đâm trâu: Người Ba Na, người Cor,

You might also like