You are on page 1of 13

Niacinamide - Thành phần đắt giá trong giới mỹ phẩm

 Khái niệm về Niacinamide - Niacinamide là gì?


 Lợi ích của Niacinamide
 Lợi ích Niacinamide thoa ngoài da
 Lợi ích của Niacinamide đường uống
 Một số lời đồn về Niacinamide
 Niacinamide và Vitamin C
 Kích ứng Niacinamide
 Sản phẩm Niacinamide nào bạn nên dùng thử?
Niacinamide (còn được gọi là Nicotinamide) là một isotype amid hòa tan trong nước của vitamin
B3, trong khi đó niacin (axit nicotinic) là isotype axit tương ứng của vitamin B3 [3] (hoặc tên gọi
khác là Vitamin PP (Pellagra-Preventive) vì đây là vitamin đã giúp đẩy lùi căn bệnh Pellagra này
vào đầu thế kỷ 20 tại Mỹ [2]).

Ngày nay, Niacinamide là một thành phần sao sáng trong cộng đồng làm đẹp do có nhiều lợi ích
đối với làn da và hầu như không có các tác dụng phụ đáng kể. Niacinamide mang lại lợi ích cho
hầu hết các loại da và tình trạng da: da khô, da dầu, da hỗn hợp, nhạy cảm… Và một điều đáng kể
đó chính là hầu như các lợi ích của Niacinamide đều được nghiên cứu kỹ càng trong các nghiên
cứu khoa học!

Nicotinamide là chất xúc tác cho nhiều phản ứng phân tử trên toàn cơ thể, và được chuyển đổi
thành một số coenzyme, bao gồm nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) và nicotinamide
adenine dinucleotide phosphate (NADP), cả hai đều cần thiết cho quá trình trao đổi chất [3]. Nó
cũng là tiền chất của rất nhiều yếu tố enzyme, có nghĩa là rất nhiều quá trình trên da của bạn
không hoạt động đúng mà không có nó [5].

 Hỗ trợ điều trị mụn

Niacinamide đã được công nhận khả năng điều trị mụn khi so sánh với các thuốc bôi kháng sinh
trị mụn phổ biến như Clindamycin và Erythromycin. Shalita và cộng sự đã so sánh khả năng trị
mụn của Niacinamide và Clindamycin (một kháng sinh trị mụn phổ biến) trong một thí nghiệm
mù đôi. Một nhóm tình nguyện viên sẽ được sử dụng niacinamide 4% 2 lần mỗi ngày và một
nhóm sẽ sử dụng 1% Clindamycin trong 8 tuần. Kết quả cho thấy cả Niacinamide và Clindamycin
đều hiệu quả trong việc giảm mụn, trong đó nhóm sử dụng Niacinamide giảm 82% triệu chứng
mụn và Clindamycin là 62% [4].

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Khodaeiani và cộng sự năm 2013 cũng chứng minh được hiệu quả
trị mụn tốt của Niacinamide và Clindamycin khi điều trị mụn ở mức độ trung bình, trong đó
Niacinamide được xem là hiệu quả hơn với làn da thiên dầu và Clindamycin hiệu quả hơn đối với
làn da thiên khô [6].

Weltert Y, Chartier S, Gibaud C và cộng sự đã thực hiện thí nghiệm mù đôi so sánh hiệu quả của
4% niacinamide và 4% Erythromycin khi bôi 2 lần mỗi ngày. Kết quả cho thấy hiệu quả tương
đương với nhau, nhưng nhóm sử dụng Niacinamide được đánh giá là kiểm soát bã nhờn hiệu
quả hơn [5].

 Điều tiết dầu trên da

Một số nghiên cứu đã chỉ ra Niacinamide hỗ trợ điều tiết, giảm lượng dầu trên da [7][8]. Nghiên
cứu của Draelos và cộng sự đã gợi ý rằng Niacinamide 2% có thể hỗ trợ giảm tiết dầu cho da [7].
Nghiên cứu của Biedermann và cộng sự cũng cho thấy khả năng giảm tổng lượng bã nhờn với
Niacinamide 4% [8].

 Hỗ trợ tăng sinh ceramide trong da, phục hồi màng bảo vệ da

Thật ra có khá ít nghiên cứu cho thấy khả năng hỗ trợ phục hồi màng bảo vệ da của Niacinamide
[1][9][10], tuy vậy có 2 nghiên cứu. Tanno và cộng sự (1997) cho thấy ở tế bào keratinocytes
được nuôi cấy ở người, niacinamide có thể tăng gấp 5 lần quá trình tổng hợp ceramide [9]. Vào
năm 2000, Tanno và cộng sự cũng cho thấy những kết quả nuôi cấy trong ống nghiệm (in vitro)
trước kia của họ có ý nghĩa lâm sàng (in-vivo). Áp dụng một sản phẩm có chứa 2% niacinamide
thoa vào phần chân dưới bị khô trong 4 tuần đã tăng đáng kể số lượng ceramide được phục hồi
tại tầng stratum corneum của da và đồng thời cũng giảm tình trạng mất nước qua da đáng kể
(transepidermal water loss) [10]
 Hỗ trợ giảm nám da và cải thiện tăng sắc tố da

Thực tế không có nhiều nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của niacinamide đối với nếp nhăn.
Nhưng cũng đã có một vài nghiên cứu đề cặp đến vấn đề này [1][12]. Chẳng hạn, trong nghiên
cứu của Bissett và cộng sự (2004), các nhà nghiên cứu cho 50 phụ nữ (tất cả là người da trắng và
trong độ tuổi từ 40 đến 60) bôi kem dưỡng ẩm có chứa 5% niacinamide lên một nửa khuôn mặt
của họ và một loại kem dưỡng ẩm giả dược (placebo) cho nửa kia trong 12 tuần. Kết quả của họ
cho thấy bên nửa khuôn mặt của họ sử dụng niacinamide có những cải thiện đáng kể về các đốm
tăng sắc tố, nếp nhăn và nếp nhăn so với bên còn lại [15].

Trong một nghiên cứu tách nửa mặt khác vào năm 2011 của Josefina Navarrete-Sol´ıs và cộng sự
[16], cho thấy phương pháp điều trị niacinamide 4% có hiệu quả trong điều trị nám, tuy nhiên
hơi kém hơn 4% hydroquinone (thường được coi là tiêu chuẩn vàng) trong điều trị nám trong 8
tuần với 27 người tham gia. Cụ thể, 44 phần trăm bệnh nhân đã thấy sự cải thiện tốt-đến-tuyệt-
vời với niacinamide và 55 phần trăm thấy điều tương tự với hydroquinone. Tuy vậy, mặc dù
Niacinamide kém hiệu quả hơn (không hoàn toàn không có hiệu quả), Niaciamide có ưu điểm là
ít tác dụng phụ như đỏ da, ngứa da hơn Hydroquinone (18% người tham gia gặp tác dụng phụ
đối với Niacinamide và 29% đối với Hydroquinone)

 Hỗ trợ các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn và độ đàn hồi

Bissett và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng của niacinamide dạng bôi trên làn da lão hóa trong hai
nghiên cứu lâm sàng mù đôi. Trong nghiên cứu đầu tiên, 40 đối tượng nữ trong độ tuổi 35 - 60
đã sử dụng một sản phẩm có chứa 5% niacinamide (trên một nửa mặt) trong 12 tuần. Các hình
ảnh kỹ thuật số có độ phân giải cao được chụp tại baseline (lúc chưa dùng sản phẩm), tuần thứ 4,
8 và 12. Sau đó, kết cấu da và mức độ tăng sắc tố sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia. Các
chuyên gia có thể nhận thấy sự cải thiện đáng kể về ngoại hình kết cấu da sau 4 tuần (p <0,1) và
12 tuần (p <0,05) và cải thiện đáng kể sự xuất hiện của đốm tăng sắc tố sau 8 tuần (p <0,05)
(Hình 1) [18].

Trong nghiên cứu thứ hai, các đối tượng nữ trong độ tuổi 35- 60 sử dụng các sản phẩm mã hóa
mù (một sản phẩm giả dược (placebo) và một sản phẩm có chứa 5% niacinamide; số người tham
gia là 88) trên mỗi bên mặt trong 8 tuần. Kết cấu da được đánh giá như nghiên cứu đầu tiên trên.
Sản phẩm điều trị có chứa niacinamide mang lại sự cải thiện đáng kể về kết cấu da so với giả
dược tại thời điểm 8 tuần, xác nhận kết quả của nghiên cứu đầu tiên [18].

 Hỗ trợ điều trị Rosacea (Chứng đỏ da)

Draelos và cộng sự (2001) đã điều trị 48 đối tượng nữ mắc bệnh rosacea giai đoạn I / II bằng sản
phẩm dưỡng ẩm chứa 2% niacinamide trong 4 tuần và chứng minh sự cải thiện đáng kể về tình
trạng tổng quan ở 96% đối tượng ở tuần thứ 4. Họ đã chứng minh, một lần nữa , rằng lợi ích lâm
sàng này được đi kèm với một sự cải thiện đáng kể trong chức năng hàng rào bảo vệ da [17]

 Hỗ trợ điều trị mụn, mụn nội tiết và chứng đỏ da

Niacinamide đường uống cũng có khả năng hỗ trợ điều trị mụn từ nhẹ - trung bình [14], theo bài
literature review của Neil M Niren (2006) trên tạp chí khoa học Cutis. [19]

Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Niren và Torok (2006) nghiên cứu việc sử dụng niacinamide
đường uống 740mg bên cạnh kẽm (25mg), đồng (1,5mg) và Acid folic (0,5mg) trong 198 bệnh
nhân và tìm thấy kết quả rằng 79% bệnh nhân báo cáo lại tình trạng bệnh là "tốt hơn/ tốt hơn
nhiều”.

 Hỗ trợ tăng collagen cho da

Nghiên cứu của Oblong và cộng sự (2001) cho thấy niacinamide có khả năng kích thích tăng
trưởng collagen (54%), protein (41%) và số lượng tế bào mới (20%) khi so với mẫu thử không
được bổ sung niacinamide. Quan trọng hơn, tỷ lệ collagen / tổng protein cũng tăng đáng kể (so
với mẫu thử không được bổ sung niacinamide). Những dữ liệu này gợi ý rằng điều trị bằng
niacinamide có tác động tích cực đến da, đặc biệt với các làn da lão hóa và các làn da bị ảnh
hưởng bởi bức xạ UV [21]

Ngăn ngừa và Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư da không phải là melanoma (non-melanoma skin
cancer) (trái ngược với ung thư da tế bào hắc tố melanoma khó trị và nguy hiểm hơn) . Trong một
nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí Y học New England của Chen và cộng sự, các nhà nghiên cứu
đã cho 386 bệnh nhân uống 500mg niacinamide hoặc giả dược hai lần mỗi ngày trong 12 tháng.
Tất cả những người tham gia đều có ít nhất hai bệnh ung thư da không phải ác tính (non-
melanoma skin cancer) trong vòng năm năm trước đó và do đó, có nguy cơ cao phát triển một
bệnh ung thư da khác. Kết quả cho thấy trong năm nghiên cứu, số trường hợp bệnh ung thư da
mới phát triển trong nhóm sử dụng niacinamide ít hơn 23% (336 trường hợp) so với nhóm dùng
giả dược (463 trường hợp) [22]

 Niacinamide và Vitamin C

Có nhiều người nói rằng Niacinamide và Vitamin C không nên dùng chung với nhau do chênh lệch
độ PH, khi dùng chung sẽ làm mất tác dụng của nhau, thậm chí là tác dụng với nhau để tạo ra
Niacin - một phái sinh khác của Vitamin B3 - và gây đỏ da và kích ứng da. Vậy, điều này có thật
hay không?. Thắc mắc này đã được cô Paula Begoun giải đáp cặn kẽ trên website của cô, do đó
mình xin phép trích dẫn lại [13]:

Vào đầu những năm 1960 các nghiên cứu cho thấy sự không tương thích giữa Niacinamide và
vitamin C. Những nghiên cứu này sử dụng hình thức không ổn định của cả hai thành phần, trong
khi hiện nay chúng thường xuất hiện dưới dạng ổn định ở trong các công thức mỹ phẩm tiên
tiến.
Niacinamide là một thành phần khá bền vững; ánh sáng và không khí không có tác dụng tương tự
như tác dụng của chúng đối với các chất chống oxy hóa như vitamin C. Điều quan trọng đối với
niacinamide là sản phẩm được điều chế ở độ pH gần với trung tính. Mặt khác, Vitamin C
(ascorbic acid tinh khiết) hoạt động tốt nhất trong môi trường có độ pH thấp (acid). Tuy nhiên,
nicotinic acid, sản phẩm phụ không mong muốn của niacinamide và vitamin C, chỉ trở thành vấn
đề khi niacinamide và vitamin C được kết hợp trong môi trường nhiệt độ cao trong một thời gian
dài. Mức nhiệt độ đó cao hơn mức bạn tìm thấy trong hầu hết các môi trường tại nhà, bao gồm
cả việc để một hộp sản phẩm chăm sóc da ở ngoài nắng trong vài ngày.

Ngoài ra, mối lo ngại này thường chỉ với vitamin c nguyên chất (l-ascorbic acid), không phải các
dạng khác của nó như (magnesium ascorbyl phosphate, tetrahexyldecyl ascorbate, and ascorbyl
glucoside).

 Kích ứng Niacinamide

Mặc dù được xem là an toàn khi sử dụng ở nồng độ 2 - 5%, một số người vẫn gặp kích ứng khi sử
dụng Niacinamide. Cụ thế là, ở trang cộng đồng lớn như reddit, có rất nhiều thành viên cho rằng
họ nhạy cảm với Niacinamide, bạn có thể tham khảo tại 2 link sau:

1) https://www.reddit.com/r/SkincareAddiction/
comments/8bh6u9/what_did_your_niacinamide_reaction/

2) https://www.reddit.com/r/AsianBeauty/
comments/66ir6z/does_niacinamide_sensitivity_get_better_as/

Theo ý kiến cá nhân của mình, sinh lý cơ thể người là một phạm vi rất lớn nên không thể chắc
chắn điều gì, ví dụ như mức độ an toàn của Niacinamide. Ngay cả nghiên cứu khoa học cũng có %
sai số. Do đó, có khả năng là một số ít người sẽ bị dị ứng với Niacinamide như các thành viên
trong cộng đồng Reddit.

 Để tránh điều đó xảy ra, bạn có thể: bắt đầu với các sản phẩm Niacinamide nồng độ hợp
lý khoảng 4 - 5%, không nên sử dụng sản phẩm nồng độ quá cao. Patch test sản phẩm ở
một vị trí cố định trước khi sử dụng trên toàn mặt

Tuy vậy, một phản hồi của thành viên whatispermanence cũng đem đến một khía cạnh đáng
quan tâm. Cố kể rằng vào lần đầu tiên dùng Niacinamide, lúc đó da cô đang bị kích ứng và hàng
rào bảo vệ da đang yếu nên cô có phản ứng không tốt với Niacinamide. Tuy vậy, 1 năm sau, sau
khi tình trạng da cô ấy bình phục, cô ấy đã sử dụng lại Niacinamide và lúc này da cô ấy YÊU NÓ.
Thật khó tin đúng không nào? Do đo, nếu da bạn đang bị kích ứng, bạn hãy thử để da nghỉ ngơi
trong khoảng vài tuần để phục hồi trước khi sử dụng Niacinamide hay bất kỳ treatment nào bạn
nhé.

Sau khi đã tìm hiểu qua các lợi ích của Niacinamide, hãy cùng CallMeDuy liệt kê một số sản phẩm
Niacinamide phổ biến và một số sản phẩm Niacinamide mà bạn nên thử nhé:

 The Ordinary Niacinamide 10% + Zinc 1%

Sản phẩm này thì chắc mình không cần giới thiệu nữa rồi! Sản phẩm cực kỳ phổ biến đối với các
bạn muốn sử dụng Niacinamide, và lúc trước mình cũng thế! Tuy vậy, mình đã thử cả 2 version:
version trước khi hãng đổi công thức (khoảng năm 2017, 2018) và version sau này (lúc mình dùng
là 2019), và mình đều bị kích ứng đối với cả 2 version :(( và cũng có khá nhiều người gặp kích ứng
đối với sản phẩm này giống mình (bạn có thể lướt trên forum Reddit để xem chi tiết hơn, có rất
nhiều người gặp phản ứng không tốt đối với sản phẩm này). Một số lý do có thể là:

- Nồng độ Niacinamide cao: 10% so với nồng độ tiêu chuẩn là 4 - 5 %

- Thành phần Carrageenan ở version năm 2017, 2018. Thành phần này có khả năng gây mụn khá
cao

Mặc dù vậy, có rất nhiều người đã sử dụng và đạt kết quả tốt đối với sản phẩm này. Do đó, nếu
có khả năng, bạn có thể mua và test thử xem sao nhé, vì sau khi cải tiến công thức thì bảng thành
phần đã lành tính hơn nhiều.

 Kem chống nắng Eltamd spf 46

Đầy là kem chống nắng Holy grail của mình do không tạo lớp màng quá trắng trên da, kết cấu
mỏng nhẹ giúp dễ apply trên da, có dưỡng ẩm nhẹ cho da và có bổ sung Niacinamide 5% nữa
đấy! Bảng thành phần cũng khá lành tính, không chứa các chất có thể gây kích ứng/ mụn cho da.
 Kem dưỡng EltaMD AM Therapy Facial Moisturizer

Là một sản phẩm kem dưỡng ẩm cực kỳ dịu nhẹ và lành tính đến từ nhà Elta MD, EltaMD AM
Therapy Facial Moisturizer có chứa 4% niacinamide bên cạnh các thành phần nổi bật như: Chiết
xuất vỏ cây liễu (Salix alba extract), Chiết xuất vỏ Piptadenia colubrina, Ascorbyl palmitate (ester
của Vitamin C) và Hyaluronic Acid. Sản phẩm không cồn, không hương liệu nên phù hợp với các
bạn da nhạy cảm.

 Kem dưỡng ẩm Stratia Liquid gold

Liquid Gold là sản phẩm nổi tiếng nhất của hãng Stratia, là kem dưỡng “holy grail” của rất nhiều
tín đồ skincare. Đây là một kem dưỡng ẩm mạnh mẽ, giúp cải thiện hàng rào bảo vệ da khỏe
mạnh.

Liquid gold có chứa các thành phần cấu thành nên hàng rào bảo vệ da của chúng ta, bao gồm:
Ceramides, Cholesterol và các Acid béo tự do. Hỗn hợp trên mô phỏng và làm khỏe hàng rào bảo
vệ da, giúp giữ cho da khỏe mạnh, khôi phục các làn da nhạy cảm do bị kích ứng sản phẩm hoặc
sử dụng các treatment nhiều. Ngoài ra, Stratia cũng chứa 4% niacinamide giúp hỗ trợ phục hồi
hàng rào bảo vệ da. Chỉ cần kiên trì sử dụng sản phẩm trong khoảng vài tuần, bạn sẽ thấy làn da
của mình đẹp hơn rất nhiều đấy!
 Stratia Rewind

Rewind là một loại serum chứa 5% niacinamide và 2,5% DMAE (dimethylaminoethanol, giúp da
săn chắc hơn). Sản phẩm cũng chứa thành phần cấp ẩm tốt như Hyaluronic Acid và chiết xuất
Tamarind (chiết xuất hạt me, được nghiên cứu có khả năng cấp ẩm rất tốt, vượt trội hơn so với
hyaluronic acid). Các thành phần còn lại cũng khá lành tính, phù hợp cho bạn nào muốn tìm
serum để dưỡng ẩm và hỗ trợ phục hồi làn da.

 Glossier Super Pure

Đây là serum chứa 5% Niacinamide của hãng Glossier. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa Kẽm giúp
hỗ trợ trị mụn và chiết xuất của Honeysuckle giúp làm dịu da, sáng da và hỗ trợ chống Oxy hóa.
Bảng thành phần đơn giản, ít thành phần và ít khả năng gây kích ứng (mặc dù vậy có Acid citric có
thể nhạy cảm với một số làn da), phù hợp với các bạn muốn sử dụng Niacinamide hỗ trợ điều trị
mụn do có chứa thêm Kẽm.
Đến đây thì bài viết đã kết thúc rồi! Nếu bạn có thắc mắc về Niacinamide, hãy cùng thảo luận với
chúng mình ở mục Bình luận nhé!

[1] Levin, J., & Momin, S. B. (2010). How much do we really know about our favorite
cosmeceutical ingredients?. The Journal of clinical and aesthetic dermatology, 3(2), 22–41.

[2] Matts, P., & Oblong, J., & Bissett, D.L.. (2002). A Review of the range of effects of niacinamide
in human skin. Int Fed Soc Cosmet Chem Mag. 5. 285-289.

[3] Forbat, E., & Al-Niaimi, F., & Ali, Faisal. (2017). Use of nicotinamide in dermatology. Clinical
and Experimental Dermatology.

[4] Shalita, A.R., Smith, J.G., Parish, L.C., Sofman, M.S., and Chalker, D.K., Topical nicotinamide
compared with clindamycin gel in the treatment of inflammatory acne vulgaris, Int. J. Dermatol.,
34 (6) (1995) 434-437.

[5] Weltert Y, Chartier S, Gibaud C et al. Double-blind clinical assessment of the efficacy of a 4%
nicotinamide gel (Exfoliac NC Gel) versus a 4% erythromycin gel in the treatment of moderate
acne with a predominant inflammatory component. Nouvelles Dermatologiques 2004; 23: 385–
94.

[6] Khodaeiani, Effat & Fouladi, Rohollah & Amirnia, Mehdi & Saeidi, Majid & Karimi, Elham.
(2013). Topical 4% nicotinamide vs. 1% clindamycin in moderate inflammatory acne vulgaris.
International journal of dermatology. 52. 10.1111/ijd.12002

[7] Draelos ZD, Matsubara A, Smiles K. The effect of 2% niacinamide on facial sebum production.
J Cosmet Laser Ther. 2006;8(2):96-101. doi:10.1080/14764170600717704

[8] Biedermann, K., Lammers, K., Mrowczynski, E., Coombs, M., Lepp, C., El-Nokaly, M., and
Burton, E., Regulation of sebum production by niacinamide, 60th Annual Meeting American
Academy of Dermatology, New Orleans, 2002
[9] Tanno, O., Yukiko, O., Kitamura, N., and Inoue, S., Effects of niacinamide on ceramide
biosynthesis and differentiation of cultured human keratinocytes, 3rd ASCS Conference, Taipei,
Taiwan, 1997

[10] Tanno O, Ota Y, Kitamura N, Katsube T, Inoue S. Nicotinamide increases biosynthesis of


ceramides as well as other stratum corneum lipids to improve the epidermal permeability
barrier. Br J Dermatol. 2000;143(3):524-531. doi:10.1111/j.1365-2133.2000.03705.x

[11]https://labmuffin.com/what-is-niacinamide-and-what-does-it-do-in-skincare/

[12] https://www.self.com/story/what-niacinamide-can-do-for-your-skin

[13] https://www.paulaschoice.com/expert-advice/skincare-advice/myths/can-niacinamide-and-
vitamin-c-be-used-together.html

[14] https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1534/niacinamide

[15] Bissett, D.L et al., (2004) Topical niacinamide reduces yellowing, wrinkling, red blotchiness,
and hyperpigmented spots in aging facial skin. International Journal of Cosmetic Science.

[16] https://www.hindawi.com/journals/drp/2011/379173/

[17] Draelos, Z.D., Ertel, E., Berge, C., and Amburgey, M.S., A facial moisturizing product as an
adjunct in the treatment of rosacea, 59th Annual Meeting American Academy of Dermatology,
Washington, 2001.

[18] Bissett, D.L., Oblong, J.E., Saud, A., and Levine, M., Topical niacinamide provides
improvements in ageing human facial skin, 60th Annual Meeting American Academy of
Dermatology, New Orleans, 2002.

[19] Niren NM. Pharmacologic doses of nicotinamide in the treatment of inflammatory skin
conditions: a review. Cutis. 2006;77(1 Suppl):11-16.

[20] Niren NM, Torok HM. The Nicomide Improvement in Clinical Outcomes Study (NICOS):
results of an 8-week trial. Cutis 2006; 77(Suppl): 17–28.

[21] Oblong, J.E., Bissett, D.L., Ritter, J.L., Kurtz, K.K., and Schnicker, M.S., »Niacinamide
stimulates collagen synthesis from human dermal fibroblasts and differentiation marker in
normal human epidermal keratinocytes: Potential of niacinamide to normalize aged skin cells to
correct homeostatic balance, 59th Annual Meeting American Academy of Dermatology,
Washington, 2001

[22] Chen, A. C. et al., (20150. A Phase 3 Randomized Trial of Nicotinamide for Skin-Cancer
Chemoprevention. The New England Journal of Medicine

You might also like