You are on page 1of 17

NÁM MÁ

 Định nghĩa: Dát, khoảng màu nâu nhạt đến nâu đậm hoặc nâu
xám không triệu chứng ở 2 bên với rìa không đều xuất hiện vùng
phơi bày ánh sáng, chủ yếu trên mặt.
 Tình trạng tăng sắc tố da mắc phải, mạn tính, thường gặp ở da
type IV, V và VI (phụ nữ châu Á, gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
người da đen).
 Thường gặp ở nữ, 10% ở nam giới
 Nguyên nhân và sinh bệnh học: phức tạp và chưa rõ hoàn toàn.
 Bao gồm: nám thượng bì, nám bì và nám hỗn hợp.
 Các yếu tố nguy cơ gây nám đã biết: Ánh nắng, Hormone, Viêm,
Di truyền.
 Các yếu tố liên quan trong chu trình sinh tổng hợp melanin:
- Melanin được tổng hợp trong các melanocome.
- Có sự tác động của men Tyrosinase: chuyển hoá Tyrosine thành L-
DOPA => DOPAquinone => melanin.
- Ức chế phản ứng “Tyrosine => L-DOPA” sẽ ngưng trệ tổng hợp
melanin.
 Stress oxy hoá được xem là một trong những nguy cơ chính gây
ra nám má.
 Một số bệnh cần phân biệt:
+ Bệnh sắc tố Riehl
+ Poikiloderma of civatte
+ Maturational dyschromia
+ Nevus Hori
+ Nevus Ota
+ Tàn nhang
+ Đốm nâu
+ Tăng sắc tố quanh mắt
+ Viêm da ánh sáng thực vật
+ Tăng sắc tố do thuốc
+ Ochronosis ngoại sinh
+ Tăng sắc tố sau viêm (PIH)
+ Bệnh gai đen ở mặt (AN)
+ Lichen phẳng ánh sáng
+ Lichen phẳng sắc tố
+ Bệnh da xám tro (EPD)
+ Hồng ban sắc tố nang lông
+ Tăng sắc tố dạng dát vô căn
+ Bệnh Addison
+ Một số bệnh khác
 Hướng điều trị:
- “ONCE MELASMA, ALWAYS MELASMA.” => rất khó khăn để điều trị
triệt để hoàn toàn, cần sự kiên trì của cả bác sĩ lẫn bệnh nhân trong
điều trị và duy trì hiệu quả điều trị.
- A. Trước điều trị:
a. Tư vấn bệnh nhân về:
+ Kết quả mong đợi
+ Sự hài long dựa trên thực tế da
+ Nám da là một bệnh mạn tính và tái phát
b. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng hơn:
+ Thuốc ngừa thai, các loại thuốc hormone dùng khi mãn kinh.
+ Các loại thực phẩm chức năng “chống lão hoá” có bất kỳ thành
phần giống hormone.
+ Các loại kem thoa dùng để giảm các triệu chứng mãn kinh.
- B. Điều trị:
 First-line: thuốc thoa tại chỗ làm sáng da
 Một số loại thuốc thoa tại chỗ:
- Dựa trên cơ chế:
1. Ngăn chặn tổng hợp melanin:
+ Các tác nhân ức chế men Tyrosinase – Hydroquinone, Arbutin,
Kojic acid, Cysteamine…
+ Các tác nhân ức chế sự vận chuyển các hạt melanocomes từ
hắc tố bào sang tế bào sừng - Niacinamide, Đậu nành, Lecithins,
Neoglycoproteins…
+ Các tác nhân gây độc hắc tế bào
2. Loại bỏ sắc tố melanin:
+ AHA (Glycolic acid, Linoleic acid, Lactic acid) và BHA
+ Retinoids
3. Cách dùng:
 Nám nhẹ và trung bình: ( vẫn có thể kết hợp thêm các loại thuốc
chống oxy hoá toàn thân như vitamin A,E,C, các chiết xuất thảo dược
và viên uống chống nắng)
+ Non-hydroquinone: azelaic acid, kojic acid, niacinamide, v.v..
Có thể thoa sáng – tối duy trì, kết hợp kem chống nắng.
+ Hydroquinone hoặc cysteamine
Có thể thoa 1-2 lần/ngày từ 4-6 tháng – theo kinh nghiệm:
sau đó có thể thoa duy trì 2 lần/tuần
 Nám nặng: (vẫn có thể kết hợp uống hoặc chích tranexamic acid)
+ Thuốc thoa phối hợp fluocinolone 0.01%, hydroquinone 4% và
tretinoin 0.05% (TCC)
Có thể thoa tối 1 lần, trong 2-4 tháng.
 Second-line: lột da bằng hoá chất + tranexamic acid uống.
 Tranexamic acid:
+ Tranexamic acid có tác động đến nhiều quá trình trong việc
tổng hợp melanin như: giảm sản xuất prostaglandin, men
Tyrosinase, hormone MSH; giảm lượng VEGF và endothelin-1,
giảm cơ chế nám da do tăng sinh mạch máu.
+ Tranexamic acid 250mg (uống): 2 lần/ngày
 Lột da bằng hoá chất:
+ Tăng bong tróc da, tẩy các tế bào sừng chứa hắc tố.
+ Thúc đẩy quá trình tái tạo da từ đáy tới sừng.
+ Hiệu quả trên nám thượng bì, nám mức độ trung bình –
nhẹ. Nên phối hợp thuốc thoa tại chỗ.
+ Tác dụng phụ: hồng ban, PIH (tăng sắc tố sau viêm), nám
đậm hơn, sẹo => do không thể kiểm soát được độ thấm sâu
của các hoá chất lột da.
+ Tần suất sử dụng: 2 tuần 1 lần trong 8 – 12 tuần để thấy kết
quả.
+ Các loại hoá chất thường dùng:
Jessner’s peel: resorcinol, lactic acid, salicylic acid
Vitalize peel: resorcinol, salicylic acid, retinoic acid
TCA (10-30%): mạnh hơn AHA và Jessner’s peel, nên sử
dụng với nồng độ thấp trước.
AHA: glycolic acid (50-70%), lactic acid (40%)
Mandelic acid (10-15%): có khả năng cải thiện nám bì
Yellow peel: retinoic acid, phytic acid, kojic acid, acid
azelaic acid.
+ Phân loại hoá chất theo độ sâu tác động:
Biểu bì: (nông)
o AHA và Retinoids
o Salicylic acid
o Jessner’s peel
o TCA 20%
Hạ bì nhú: (trung bình)
o TCA 35-40%
o TCA 35% kèm Jessner’s peel hoặc GA 70%
Hạ bì dạng lưới: (sâu)
o Phenol peel
o Baker-Gordon
o TCA > 40%
+ Phân loại hoá chất theo lợi ích kèm theo:
Chống oxy hoá:
o Glycolic acid
o Phytic acid
o Retinol
o Tretinoin
o …
Gây viêm ít/ Kháng viêm:
o Glycolic acid
o Mandelic acid
o Pyruvic acid
o Lactic acid
o Salicylic acid
o …
Kích thích tế bào sợi:
o Glycolic acid
o Retinol
o Tretinoin
o Salicylic acid
o Pyruvic acid
o Lactic acid
o …
+ Tuy nhiên, dựa theo nghiên cứu so sánh tác dụng các hoá
chất lột tẩy trong nám má của J.Cutan Aesthetic tháng 10-12
năm 2012, không có loại hoá chất nào thật sự là tối ưu trong
điều trị nám má.
+ Chủ yếu sẽ lựa chọn hoá chất dựa trên:
o Biểu hiện của da khi sử dụng
o Khả năng chống nắng của khách hàng
o Cảm giác của khách hàng khi peel
o Giá thành
o Tình trạng hoá chất sẵn có
o …
+ Trên làn da châu Á, nên sử dụng peel với AHA và mandelic
acid vì độ an toàn cao. Sử dụng TCA dễ gây tăng sắc tố sau
viêm.
+ “Đa chất” hay “Đơn chất”
Theo một số nghiên cứu, việc sử dụng “đa chất” hay
“đơn chất” không khác biệt về hiệu quả điều trị nám
má. Tuy nhiên, vẫn có thể cân nhắc.
Một số kết hợp hoá chất gợi ý:
o Jessner’s solution: salicylic acid, resorcinol, lactic acid
o 25% salicylic acid + 10% TCA gel
o Salicylic acid, lactic acid, phytic acid, citric acid và
tocopheryl acetate.
o 20% azelaic acid + 10% resorcinol + 6% phytic acid.
o …
+ Lưu ý trước khi lột da bằng hoá chất:
Lưu ý các type da sẫm màu (IV, V, VI)
Chống nắng kỹ, kem chống nắng phổ rộng, SPF >= 30; không
đi biển, núi, du lịch trong 2 tuần trước điều trị
Không dùng các sản phẩm bong lột (BHA, AHA, tretinoin…
nồng độ cao), hạn chế tẩy tế bào chết.
Tránh các thuốc uống gây nhạy cảm ánh sáng: Doxycycline,
isotretinoin, ibuprofen, thuốc tránh thai, v.v..
Dự phòng Herpes (đối với peel sâu): Acyclovir 2 ngày trước và
3 ngày sau thủ thuật khi có tiền căn herpes simplex vùng mặt.
Cân nhắc một số bệnh lý da như viêm da tiếp xúc dị ứng,
trứng cá đỏ, viêm da quanh miệng, v.v..
+ Lột da bằng AHA là tốt nhất: cần khoảng 5-6 lần trị liệu, mỗi
2-4 tuần/lần, kết hợp Hydroquinone hoặc/và các thuốc thoa
non-hydroquinone giữa các trị liệu.
+ Có thể dự phòng tăng sắc tố sau viêm (PIH) bằng
Tranexamic acid đường uống:
Tranexamic acid 650mg mỗi ngày:
Trong vòng 2 tuần sau thủ thuật
Có thể dùng kéo dài nếu sau đó còn tiếp tục các thủ thuật tiếp
theo.
 Third-line: điều trị bằng laser và ánh sáng.
 NAFL (nonablative fractional laser): (có thể duy trì với tần
suất 4-6-8 tuần/lần)
+ Laser phân đoạn dưới xâm lấn (Thulium 1927nm) và không
xâm lấn (Erbium glass 1550nm; Nd:YAG 1440nm) cho kết quả
tốt và ít tai biến, chậm tái phát hơn Q-switched Nd:YAG.
+ Nám thượng bì đáp ứng tốt với điều trị bằng laser phân
đoạn dưới xâm lấn (Thulium 1927nm).
+ Nám bì đáp ứng tốt hơn với laser phân đoạn không xâm lấn
có các bước song 1440, 1540 và 1550nm.
++ Phân tử đích trong điều trị laser là melanin. Melanin có
phổ hấp thu 351-1064nm. Do đó, có thể dùng IPL và các loại
laser như Q-switched Nd:YAG 1064nm, 510nm Pulsed-Dye
laser…
 IPL:
+ IPL có phổ rộng 500-1200nm. Bước sóng thường dùng trong
điều trị nám da là 570nm. Bước sóng 590-615 dùng để điều
trị các tổn thương sâu hơn.
+ Rất phổ biến do không xâm lấn, down time tối thiểu, ít tác
dụng phụ.
+ Hiệu quả với nám thượng bì hơn so với nám ở bì.
+ Có nguy cơ gây tăng sắc tố sau viêm đối với type da sậm
màu.
 Q-switched Nd:YAG 1064 năng lượng thấp với spot size 6-10:
+ Được sử dụng phổ biến nhất vì được melanin hấp thụ tốt
hơn các tổ chức mô da khác. Ngoài ra, còn hỗ trợ tăng sinh
tổng hợp collagen trong lớp bì. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát cao
nhất.
+ Dễ gây kích thích (hơn là gây tổn thương hắc tố bào) gây
PIH => tăng tổng hợp melanin.
+ Hiệu ứng quang cơ của Qs-Nd:YAG gây phá vỡ
melanocomes => PIH
 Laser picosecond:
+ Laser thế hệ mới nhất với xung tính bằng đơn vị phần ngàn
tỉ giây (picosecond) => phân huỷ mạnh sắc tố thành các mảnh
cực nhỏ => cơ thể mau hấp thu và đào thải.
+ Xoá sắc tố nhanh hơn, bảo vệ da tốt hơn nhờ tác động
quang cơ chứ không phải quang nhiệt.
+ Hiệu quả hơn, ít gây tai biến PIH, mất sắc tố da hơn so với
Q-switched trong điều trị các bệnh tàn nhang, đồi mồi, nevus
Ota, nevus Hori…
+ Trong điều trị nám da, chưa có bằng chứng Laser
picosecond ưu việt hơn Q-switched.
Nguyên tắc sử dụng laser (Q-switched và picosecond):
+ Spot size lớn từ 6 trở lên. Frequency: 8-10 Hz
+ Sử dụng năng lượng thấp nhất => endpoint: hồng ban nhẹ,
hoặc tốt nhất là không có hồng ban, tránh việc gây ra bất cứ
nguy cơ kích ứng nào.
+ Thoa corticosteroids giúp kháng viêm vài ngày sau khi điều
trị để ngăn ngừa PIH – Theo kinh nghiệm, nên thoa loại
corticosteroids nhẹ nhất là Hydrocortisol, thời gian ngắn (ví
dụ, chỉ thoa 1 lần ngay sau Peel hay Laser toning; thoa duy trì
3-4 ngày sau khi dùng Laser xâm lấn hay Laser dưới xâm lấn.)
+ Nên kết hợp với Hydroquinone hoặc cysteamine để ngăn
ngừa PIH và tăng hiệu quả điều trị nám.
+ Điều trị duy trì nhưng không thường xuyên (6-8 tuần/lần)
để hạn chế nám tái phát và tránh xuất hiện các tai biến như
mất sắc tố điểm.
Tác dụng phụ của liệu pháp laser – ánh sáng: có nguy cơ
gây mất sắc tố điểm nếu sử dụng quá thường xuyên
theo nghiên cứu “Vấn đề sử dụng liệu pháp Laser
thường xuyên ở châu Á để điều trị nám da.”
 Bệnh nhân thường đến với tình trạng da nám nặng kèm nhiều
biểu hiện lão hoá do ánh sáng => có thể áp dụng cả 3 bước để
nhanh chóng đạt hiệu quả cao. Có thể duy trì thuốc uống,
thuốc thoa tại chỗ và lột da bằng hoá chất theo chu trình.
 Đối với Nám má kháng trị, có thể phối hợp xen kẽ các phương
pháp (thuốc thoa, peel, laser). Ví dụ:
Sau vài lần Laser có thể peel 1 lần, kết hợp thuốc thoa v.v..
- C. Sau điều trị: Duy trì kết quả điều trị và phòng ngừa tái phát:
+ Kem chống nắng và tránh nắng
+ Thoa duy trì các loại giúp sáng da non-hydroquinone (vitamin C,
azelaic acid, kojic acid, niacinamide và retinoids)
+ Sử dụng hydroquinone 4% hoặc cysteamine hoặc TCC 2 lần/tuần
+ Định kỳ lột da bằng hoá chất kết hợp thoa hàng ngày mỹ phẩm
chứa AHA nồng độ thấp.
- Nếu nám tái phát: điều trị lại như ban đầu.
- Chế độ chăm sóc da tại nhà:
+ Sáng:
Rửa mặt với sữa rửa mặt có chứa AHA.
Thoa kem có thành phần làm sáng da non-hydroquinone.
Thoa kem dưỡng ẩm, kem chống nắng.
+ Trưa:
Thoa lại kem chống nắng.
+ Tối:
Rửa mặt với sữa rửa mặt có chứa AHA.
Thoa cysteamine 15 phút rồi rửa mặt lại 2 lần/tuần hoặc thoa
Hydroquinone 2 lần/tuần.
Tẩy da chết bằng AHA 2-3 lần/tuần hoặc thoa dung dịch nước
hoa hồng có chứa AHA nồng độ thấp hàng ngày hoặc cách
ngày.
Thoa kem Retinol hàng ngày hoặc cách ngày.
Thoa kem có thành phần làm sáng da non-hydroquinone.
Thoa kem dưỡng ẩm nếu cần.
+ Có thể kèm thêm thuốc uống: Glutathion, vitamin C, v.v..
Lăn Kim trong Nám má
- Trong các Guidelines điều trị Nám má, không có khuyến cáo sử
dụng Lăn Kim. Vậy thì Lăn Kim có tác dụng trong điều trị Nám má
hay không?
- Lăn Kim có các tác dụng:
o Phục hồi hàng rào bảo vệ da
o Phục hồi và tăng trưởng elastin làm da săn chắc
o Giúp đưa sản phẩm chống oxy hoá vào trong da hiệu quả hơn
o Đưa melanin ra khỏi da
- Theo nghiên cứu “So sánh các phương pháp điều trị Nám má” của
Liu Y và cộng sự, liệu pháp Lăn Kim được xếp vị trí thứ 9, hơn hẳn
liệu pháp sử dụng Q-switched Nd:YAG 1064 (vị trứ thứ 13) về độ
hiệu quả.
- Theo nghiên cứu “Lăn kim đơn trị liệu trong điều trị Nám má”, dùng
phương pháp sinh thiết da trước và sau khi lăn kim 7 ngày. Kết quả
so sánh cho thấy có sự thay đổi mang ý nghĩa thống kê: sau 7 ngày,
màng đáy da phục hồi rõ rệt, melanin giảm đáng kể.
- Tuy nhiên, theo lời khuyên chuyên gia, không nên dùng Lăn kim
đơn trị liệu trong điều trị nám má, mà nên dùng Lăn kim kết hợp
thuốc để đưa thuốc vào sâu trong da.
Theo nghiên cứu của Bailey AJM và cộng sự về Lăn kim kèm
thuốc bôi trong điều trị nám má vào năm 2022 dựa trên các
phương pháp nghiên cứu khá thuyết phục như Split face, v.v.,
hiệu quả của Lăn kim có dùng thêm các loại thuốc như:
Tranexamic acid (4%), Vitamin C, N-acetyl glucosamine,
Triluma, v.v. đem lại hiệu quả rất cao chỉ sau 4 tuần điều trị.
Có thể áp dụng Lăn Kim + PRP thay vì dùng phương pháp tiêm
vi điểm:
Dựa trên nghiên cứu “Hiệu quả và tính an toàn của PRP trong
điều trị nám má: Một báo cáo phân tích hệ thống”, việc sử
dụng Lăn Kim kết hợp PRP đem lại hiệu quả cao, ví dụ:
Tác dụng phụ: 80% tình trạng đỏ da trên các đối tượng 31-40
tuổi
So với tiêm vi điểm Tranexamic Acid, việc sử dụng PRP kết
hợp Lăn Kim đem lại hiệu quả tương đương nhưng ít gây đau
hơn. – Tiêm vi điểm Tranexamic Acid gây đau vì Tranexamic
Acid tính chất khác biệt với da, tiêm vào nhiều điểm liên tục
sẽ khiến da có tình trạng đau nhiều.
Độ sâu kim khi dùng phương pháp này: 0.25 đến tối đa 1.5
mm để tránh tình trạng viêm nhiễm, kích ứng tuyệt đối nhất
có thể. Thậm chí nếu dùng kim nông hơn nữa vẫn được, bởi
vì lớp sừng của da chỉ dày từ 0.01 – 0.02 mm. Endpoint cần có
sau thủ thuật: hồng ban nhẹ hay vài chấm xuất huyết nhỏ.
Tốt nhất là ít hồng ban nhất có thể.
Hiệu quả của phương pháp này sẽ tăng dần theo thời gian:
thường là sau 12 tuần với tần suất 4 tuần/lần.
- Thuốc ưu tiên theo hiệu quả: PRP > Tranexamic acid > Vitamin C
Tuy nhiên, hiệu quả Tranexamic acid > Vitamin ít có ý nghĩa thống
kê, nên vẫn có thể dùng Vitamin C thay cho Tranexamic acid mà
không lo ảnh hưởng hiệu quả điều trị.
- Tác dụng phụ sau điều trị: Hồng ban, nóng, châm chích thoáng qua,
rối loạn sắc tố sau viêm (5-12%), herpes simplex (hiếm)…
- Lăn Kim RF cũng được chứng minh là có hiệu quả tốt trong điều trị
Nám má thông qua các nghiên cứu:
Liệu pháp lăn kim RF trong điều trị rối loạn sắc tố ở mặt của
Byeong Jin Park cùng cộng sự, tháng 3/2022
Nghiên cứu Face-Split để so sánh hiệu quả sử dụng Lăn kim
RF với Q-Switched Nd:YAG laser trong điều trị Nám má của Jin
Woon Jung cùng cộng sự.
Kết hợp điều trị trong nám má bằng Q-switched Nd:YAG laser
năng lượng thấp và Lăn kim RF của Hyuck Hoon Kwon.
- Xử lý tăng sắc tố sau viêm (PIH) sau điều trị:
Nguyên nhân: thường do điều trị quá tay => nên cố gắng dự
phòng nhất có thể
Khuyến cáo ngưng tất cả mọi liệu pháp điều trị, chỉ sử dụng
thuốc thoa, kem chống nắng và tránh nắng dần dần cho đến
khi da hồi phục.
Một số trường hợp có thể phi kim 0.2 – 0.3mm cùng với
Vitamin C + Hyaluronic acid (mục đích không gây bong tróc
mà là dẫn thuốc tốt hơn).
Vai trò các chất chống oxy hoá trong điều trị Nám má
 Nám má còn được định nghĩa là tình trạng oxy hoá của da dưới
tác động của ánh sáng.
 Stress oxy hoá được xem là một trong những nguy cơ chính gây
ra nám má.
+ Khi hệ thống chống oxy hoá (nội sinh – ngoại sinh) yếu kém so
với tình trạng stress oxy hoá => các DNA bị tổn thương, ti thể bị
tổn thương, lipid trải qua quá trình peroxy hoá, các protein bị
tổn thượng => các vấn đề về da như: ung thư da, mụn trứng cá,
rosacea, nám, v.v..
 Dựa theo nghiên cứu “Stress oxy hoá trên các bệnh nhân nám
má” của Havva Yildiz Seckin và cộng sự, chúng ta có thể thấy các
yếu tố nguy cơ chính trong stress oxy hoá là NO và Carbonyl.
+ Khi gặp các yếu tố tác động như: tổn thương, bức xạ, vi khuẩn,
nhiệt độ, căng thẳng tâm lý, tổn thương hệ miễn dịch, các độc
chất v.v. => xuất hiện các bức xạ oxy tự do thiếu 1 electron =>
các bức xạ oxy tự do này có xu hướng tự trung hoà điện tích
bằng cách cướp lấy 1 electron của các tế bào khác => gây ra hiện
tượng oxy hoá.
+ Nếu sử dụng các chất chống oxy hoá ngoại sinh, các chất này
sẽ tự động cho 1 electron cho các bức xạ oxy tự do mà vẫn giữ
được độ ổn định của mình => chống hiện tượng oxy hoá.
 Một số chất chống oxy hoá thường gặp, có hiệu quả:
o Vitamin C
o Vitamin E
o Carotenoids
o Glutathione
o Niacinamide
o Silymarin
o Polymodium Leucotomos/ chiết xuất hạt nho
o …
1. Vitamin C:
- Là một chất chống oxy hoá mạnh, trung hoà các gốc tự do.
- Được nghiên cứu nhiều trong nám má, lão hoá da.
- Kích thích tăng sinh collagen, ức chế tyrosinase.
- Yêu cầu loại Vitamin C có hiệu quả:
+ L-ascorbic acid
+ Nồng đồ: 10-20%
+ pH < 3.5
- L-ascorbic acid được chứng minh là có hiệu quả tương đương so
với Hydroquinone trong điều trị rối loạn sắc tố trên da.
Nghiên cứu double-blind randomized thử nghiệm 5% ascorbic acid
so với 4% Hydroquinone trong điều trị nám má đem lại kết quả:
Không có khác biệt mang ý nghĩa thống kê về hiệu quả điều trị.
Trong khi đó, việc sử dụng ascorbic acid ít đem đến tác dụng phụ so
với sử dụng Hydroquinone.
- Ngoài ra, vitamin C còn được chứng minh hiệu quả khi kết hợp với
các phương pháp khác như với Q-switched Nd:YAG laser 1064nm
(trong nghiên cứu “Điều trị nám má phối hợp 1064nm Q-switched
Nd:YAG laser cùng siêu âm thẩm thấu vitamin C”), Mesotherapy
cùng lột tẩy (trong nghiên cứu “Liệu pháp phối hợp lột tẩy bằng
Salicylic acid cùng mesotherapy vitamin C so với lột tẩy đơn trị
bằng salicylic acid”)
- Đường sử dụng:
+ Tại chỗ:
o Thoa tại chỗ
o Mesotherapy
o Điện di
o Kết hợp Lăn Kim
o Kết hợp Laser
2. Vitamin E:
- Là một chất trung hoà gốc tự do, ngăn ngừa quá trình peroxyl hoá
các lipid.
- Có thể sử dụng ở dạng đường uống hoặc tại chỗ.
- Ít khi gây kích ứng hay dị ứng.
- Theo một số nghiên cứu:
Kết hợp với Vitamin C sẽ đem lại hiệu quả vượt bậc hơn là sử
dụng Vitamin C đơn lẻ.
Kết hợp với procyanidin, vitamin A, vitamin C an toàn và đem
lại hiệu quả trong điều trị nám thượng bì.
Kem dưỡng chứa 4% Hydroquinone, 10% glycolic acid,
vitamin C, vitamin E cùng sử dụng kem chống nắng là liệu
pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị nám má.

3. Carotenoids:
- Gồm: beta-carotene, lycopene, glutein, zeaxathin
- Là sắc tố tự nhiên trong thực vật
- Có tác dụng trung hoà các gốc tự do
- Theo nghiên cứu “Nghiên cứu Double blind placebo so sánh hiệu
quả trong sử dụng thực phẩm chức năng giàu Carotenoids với việc
thoa kem sáng da trong điều trị Nám má”, việc sử dụng thực phẩm
chức năng giàu Carotenoids đem lại tiềm năng lớn trong hỗ trợ
điều trị Nám má.
- Theo nghiên cứu “Hiệu quả của thoa sản phẩm chứa beta-carotene
trong điều trị Nám má”, việc sử dụng này đem lại hiệu quả giảm các
đốm sắc tố trên da.

4. Glutathione:
- Nghiên cứu “Độ an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng Glutathione
như thuốc thoa trên các đối tượng phụ nữ Philippines” của
Evangeline B Handog cùng cộng sự.
- Nghiên cứu “Khả năng làm trắng da và cải thiện tình trạng da của
thuốc thoa chứa glutathione: một nghiên cứu lâm sàng mù – đối
chứng”
 Có hiệu quả chống oxy hoá và làm sáng da trong việc sử dụng
các sản phẩm chứa Glutathione.

5. Niacinamide:
- Niacinamide được chứng minh có hiệu quả và an toàn hơn so với
Hydroquinone trong điều trị Nám má, trong một nghiên cứu lâm
sàng ngẫu nhiên mù – đối chứng.
- Niacinamide được chứng minh làm giảm đáng kể các sắc tố trên da
và có khả năng làm sáng da so với che chắn thông thường, trong
một nghiên cứu split-face ngẫu nhiên, mù – đối chứng.
- Niacinamide kết hợp với tranexamic acid, kojic acid dưới dạng
serum được chứng minh có hiệu quả tốt trong điều trị da có tình
trạng tăng sắc tố, trong một nghiên cứu ca lâm sàng.
- Niacinamide dạng gel kết hợp liệu pháp thẩm thấu bằng sóng siêu
âm cao tần được chứng minh có hiệu quả làm giảm các điểm sắc tố
da, trong một nghiên cứu Split-face ngẫu nhiên, mù – đối chứng.

6. Silymarin:
- Silymarin được chứng minh có hiệu quả trong điều trị Nám má
trong nghiên cứu “Điều trị Nám má bằng kem chứa Silymarin” của
Tagreed Altaei.
- Silymarin được chứng minh có hiệu quả tương đương
Hydroquinone trong điều trị Nám má trong nghiên cứu “Hiệu quả
thuốc thoa chứa Silymarin so với Hydroquinone trong điều trị Nám
má: Nghiên cứu so sánh” của Ahmad Nofal cùng cộng sự.

7. Ngoài ra, một số hoạt chất chiết xuất tự nhiên như


Polypodium Leucotomos, chiết xuất hạt nho, chiết xuất
thông, v.v. cũng được chứng minh đem lại hiệu quả đường
uống theo dạng thực phẩm chức năng.

You might also like