You are on page 1of 4

BẠCH BIẾN – THẦY TRAI

Sang thương:

-Dát màu trắng sữa (tình trạng giảm sắc tố khá đồng nhất), giới hạn rõ.
-Vị trí: có thể ở bất cứ đâu. Nhưng khuynh hướng ở những vùng phơi bày ánh sáng mặt trời, nếp gấp,
quanh lỗ tự nhiên
-Leukotrichia (10-60%): Bên trong những dát sang thương bạch biến, sợi lông cũng bị mất sắc tố ->Có sự
phá hủy của các tế bào melanocyte bên trong nang lông
-Hiện tượng Koebner bạch biến xuất hiện tại các vùng da bị chấn thương

THỂ LAN TỎA

*Thể thông thường (Vitiligo vulgaris):


Là biểu hiện thường gặp nhất của bạch biến thể lan tỏa
Nhiều sang thương rải rác phân bố đối xứng
*Thể mặt-đầu chi (Acrofacial vitiligo)
Sang thương nằm ở phần xa của những ngón tay và xung quanh các lỗ tự nhiên ở mặt
*Thể hỗn hợp (Mixed vitiligo):
kết hợp giữa thể bạch biến thông thường và bạch biến mặt-đầu chi hoặc
bạch biến thể phân đoạn và bạch biến mặt-đầu chi.

THỂ TOÀN THÂN


Thể nặng nhất
Giảm sắc tố toàn bộ hoặc gần như toàn bộ cơ thể

THỂ KHU TRÚ

*Thể phân đoạn (segmental vitiligo):


-Thường gặp ở trẻ nhỏ
-Dát giảm sắc tố phân bố theo đường dermatome ở
một bên cơ thể, sang thương không vượt qua đường giữa
-Tình trạng giảm sắc tố vẫn khu trú & không thay đổi trong nhiều năm
-Thường không đồng mắc với những bệnh tự miễn khác.
*Thể khu trú từng vùng (Focal vitiligo):
-chỉ một hoặc một vài dát nằm ở một vùng cơ thể nhưng lại KHÔNG theo kiểu phân đoạn
-Được xem là tiền thân của bạch biến lan tỏa
*Thể niêm mạc (Mucosal vitiligo): sang thương chỉ có ở niêm mạc

BIẾN THỂ LÂM SÀNG

• -Trichrome vitiligo: Giữa da bình thường và vùng da bị mất sắc tố hoàn toàn có khoảng da màu
trung gian (giảm sắc tố)
-Quadrichrome vitiligo
-Pentachrome vitiligo
-Confetti vitiligo/vitiligo ponctué: đốm giảm sắc tố nhỏ xíu nằm trên những dát tăng sắc tố hoặc
vùng da thường.
-Red vitiligo_ các sang thương giảm sắc tố có rìa hồng ban nhô cao
-Blue vitiligo: Màu xanh-xám. Mô học: không có melanocytes ở thượng bì và có rất nhiều các
melanophages trong lớp bì
BẠCH BIẾN – THẦY TRAI

Điều trị:
1.Quang trị liệu
UVB phổ hẹp: đỉnh phát xạ là 311nm. Đây liệu pháp điều trị bạch biến hiệu quả và an toàn nhất hiện nay
->được chọn lựa trên những bệnh nhân bạch biến lan tỏa thể TB-nặng.
PUVA: kết hợp 8-methoxypsoralen tại chỗ/uống + chiếu tia UVA (320-400 nm)
Ưu điểm của UVB phổ hẹp so với PUVA:
-Tái hình thành sắc tố nhiều hơn
-Da đều màu hơn.
-Ít TDP ngắn hạn (vd hồng ban đau) & TDP lâu dài hơn (vd dày thượng bì, teo da, sinh ung do quang trị
liệu)

2.GCS tại chỗ


Cơ chế: khi thoa steroid  TB melanocytes xuất hiện tua gai, DOPA (+), và chứa nhiều các melanosomes
hình dạng và kích thước bình thường
Chỉ định: đầu tay cho bạch biến thể khu trú & Rất được k/cáo cho thương tổn vùng mặt hoặc thương
tổn nhỏ và điều trị cho trẻ em
Cách dùng: dùng GCs nhóm mạnh (clobetasol propionate 0.05%) trong 1-2 tháng  xuống thang GCs
nhóm yếu hơn (hydrocortisone butyrate 0.1%).
Ưu điểm: dễ sử dụng, độ dung nạp cao, và giá thành thấp
So với PUVA chỉ tái tạo sắc tố chủ yếu quanh nang lông, thì GCs tái tạo sắc tố lan tỏa hơn, nhanh hơn
nhưng không ổn định

3.DX vitamin D thoa tại chỗ


Cơ chế :-Giảm quá trình tự miễn tại chỗ
-Kích hoạt trực tiếp các TB tiền thân melanocyte và con đường tổng hợp melanin
Chỉ định trong TH bệnh khu trú
Ưu điểm: không gây teo da và dễ sử dụng

4.Ức chế Calcineurin


Cơ chế: -Ức chế các lympho T hoạt hóa
-Tác dụng trực tiếp lên sự phát triển và di cư của melanocyte trong quá trình tái tạo sắc tố
Ức chế Calcineurin thoa tại chỗ (tacrolimus 0.03%–0.1%, pimecrolimus 1%) được ưa thích trong điều trị
bạch biến khu trú ở mặt, cổ và có vẻ hiệu quả hơn khi kết hợp với chiếu tia UVB tần số cao

5. Pseudocatalase
Cơ chế: - Phục hồi sự thiếu hụt hoạt tính men catalase trong sang thương bạch biến
BẠCH BIẾN – THẦY TRAI

-Giảm hoạt tính của H2O2 dư thừa


Hiệu quả trong điều trị bạch biến cần được xác nhận thêm

6.Laser: UV B narrowband excimer laser (XeCl) và monochromatic excimer light (MEL) được sử dụng
trong điều trị bạch biến thể khu trú.

7. GCS toàn thân Được sử dụng với Liều 5-10mg/ngày (trẻ em) hoặc 10-20mg/ngày (người lớn) trong 1
khoảng thời gian ngắn (#2 tuần) để nhanh chóng ngăn chặn tình trạng giảm sắc tố lan rộng ở 1 số case
bạch biến toàn thể

8. Ghép da: Ghép da tự thân (<3%), chia thành 5 nhóm chính


-Ghép dịch treo không được nuôi cấy
-Ghép bì-thượng bì
-Vi ghép (MINIGRAFTING)
-Ghép thượng bì (EPIDERMAL GRAFTING)
-Nuôi cấy thượng bì in-vitro với dịch treo chứa melanocyte và keratinocyte

9. Xăm micropigmentation
-Xăm những hạt mực trơ vào ngoại bào lớp bì_giữa những bó sợi collagen, ở độ sâu 1-2mm
- Mực xăm được đưa vào da nhờ nhiều đầu kim được điều khiển bằng điện.

10. Khử sắc tố


-TH bạch biến thể lan rộng có thể khử sắc tố ở những khoảng da còn sắc tố còn lại
-dùng monobenzyl ether 20% của hydroquinone (MBEH; monobenzone)  hoại tử TB melanocytes
-Làm patch test 48h để xem có tăng nhạy cảm không.
-Bôi 2 lần/ngày trong ít nhất là 1 năm
-Gây mất sắc tố không hồi phục
-Lưu ý: cần thiết bảo vệ vùng da khử sắc tố khỏi ánh nắng mặt trời

11. Những pp khác:kem chống nắng ngừa cháy nắng tại vùng da giảm sắc tố
Tránh nhuộm da (tanning) vì sẽ làm tăng sự tương phản màu sắc giữa sang thương bạch biến với da bình
thường.
Dùng mỹ phẩm che phủ
Hỗ trợ tâm lý
Phương pháp không truyền thống khác: bổ sung vitamin và dinh dưỡng, điều hòa miễn dịch, chiết xuất
nhau thai người, khellin, phenylalanine thoa tại chỗ/toàn thân
BẠCH BIẾN – THẦY TRAI

You might also like