You are on page 1of 20

NHÓM 9

BẢNG PHÂN CÔNG THUYẾT


TRÌNH
Phân
công
cụ thể
nội
Phân
ST dung
Họ và tên công việc
T khi
(Gợi ý)
trình
bày
trên
lớp
1 Lê Thị Việt Anh MC dẫn Dẫn
chương chươn
Email:
trình g trình
22155002@gmail.co và
trình
bày
cặp
phạm
m
trù cái
chung
– cái
riêng.
Trình
Phát quà; bày
Tìm tư cặp
Mai Thị Bích Anh liệu, hình phạm
Email: ảnh, phim, trù tất
2 nhạc…hỗ nhiên
22155003@gmail.co trợ bạn

m làm ngẫu
Powerpoin nhiên.
t
3 Lưu Nguyễn Phi Soạn file Trình
Word; bày
Long
Soạn các cặp
phạm
Email: câu hỏi và trù tất
trả lời sau nhiên
22155054@gmail.co mỗi nội

m dung trình ngẫu
bày nhiên.
Trình
Soạn trò bày
Lê Tiểu Đình chơi đố cặp
Email: vui có phạm
4 thưởng trù
22155015@gmail.co khi củng nguyê
m cố toàn n nhân
bài và kết
quả.
5 Lưu Thị Ngọc Thảo Soạn file Trình
Powerpoin bày
Email:
t cặp
22155104@gmail.co phạm
trù cái
m
chung
– cái
riêng

nguyê
n nhân
kết
quả

NỘI DUNG THUYẾT


TRÌNH
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC
MÁC – LÊNIN
-Các cặp phạm thù cơ bản của phép
biện chứng duy vật-
1. Cặp phạm trù : Cái riêng và cái
chung
*Khái niệm
Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ
một sự vật, hiện tượng nhất định. (Cái
riêng được hiểu như là một chỉnh thể
độc lập với cái khác).
Cái chung: là phạm trù triết học dùng
để chỉ những mặt, những thuộc tính
không những có ở một sự vật, một hiện
tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự
vật, hiện tượng khác.
Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng
để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở
một sự vật, hiện tượng mà không lặp lại
ở sự vật, hiện tượng nào khác.
*Mối quan hệ biện chứng giữa cái
chung và cái riêng
Trong lịch sử triết học đã có hai xu
hướng – duy thực và duy danh – đối lập
nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái
riêng và cái chung. Các nhà duy thực
khẳng định, cái chung tồn tại độc lập,
không phụ thuộc vào cái riêng. Các nhà
duy danh cho rằng, cái chung không tồn
tại thực trong hiện thực khách quan.
Chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn
tại thực. Cái chung chỉ tồn tại trong tư
duy con người. Cái chung chỉ là tên gọi,
danh xưng của các đối tượng đơn lẻ.
Tuy cùng coi cái riêng là duy nhất có
thực, song các nhà duy đanh giải quyết
khác nhau vấn đề hình thức tồn tại của
nó. Một số (như Occam) cho rằng, cái
riêng tồn tại như đối tượng vật chật cảm
tính; số khác (Béccli) lại coi cảm giác là
hình thức tồn tại của cái riêng…..
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc
phục những khiếm khuyết của cả hai xu
hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ
cái chung – cái riêng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng
cả cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều
tồn tại khách quan và có mối quan hệ
hữu cơ với nhau. Mối quan hệ đó được
thể hiện qua các đặc điểm sau:
– Cái chung tồn tại trong cái riêng, vì
cái chung là một mặt, một thuộc tính
của cái riêng, không có cái chung tồn
tại bên ngoài cái riêng và nó liên hệ
không tách rời cái đơn nhất.
– Mọi cái riêng đều là sự thống nhất
của các mặt đối lập, giữa cái đơn nhất
và cái chung. (Trong cùng một lúc, sự
vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất
vừa là cái chung; các mặt cá biệt, không
lặp lại của sự vật, hiện tượng đó là biểu
hiện cái đơn nhất. Còn các mặt lặp lại ở
nhiều sự vật hiện tượng thì biểu hiện cái
chung).
– Cái riêng là cái toàn bộ bởi vì nó là
một chỉnh thể độc lập với cái khác, là
cái phong phú hơn cái chung vì ngoài
những điểm chung, cái riêng còn có cái
đơn nhất.
– Cái chung là cái bộ phận bởi vì nó chỉ
là những thuộc tính của cái riêng nhưng
nó sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung là
những thuộc tính, những mối liên hệ ổn
định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng
cùng loại.
– Cái đơn nhất và cái chung có mối liên
hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất.
Trong những điều kiện nhất định có thể
chuyển hoá lẫn nhau: khi cái đơn nhất
chuyển hoá thành cái chung thì nó thể
hiện cái mới ra đời và phát triển, khi cái
chung chuyển hoá thành cái đơn nhất
thì nó thể hiện cái cũ, cái lỗi thời cần
phải vứt bỏ.
*Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào
cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như
một thuộc tính chung của một số cái
riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ
với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem
lại cho cái chung một hình thức riêng
biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa
trên việc vận dụng một quy luật chung
nào đó đều không thể như nhau đối với
mọi sự vật, hiện tượng (cái riêng) có
liên hệ với cái chung đó, Vì bản thần
cái chung trong mọi sự vật, hiện tượng
không phải là một và không giống nhau
hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái
chung đã được cá biệt hóa, thì các
phương pháp xuất phát từ cái chung đó,
trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải
thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho
phù hợp với đặc điểm của từng trường
hợp.
Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp
nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái
đơn nhất, thì khi sử dụng một kinh
nghiệm nào đổ trong điều kiện khác,
không nên sử dụng hình thức hiện có
của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt
chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra
những cái thích hợp với điều kiện nhất
định đó.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của
sự vật, trong những điều kiện nhất định
“cái đơn nhất” có thể biến thành “cái
chung” và ngược lại “cái chung” có thể
biến thành “cái đơn nhất”, nên trong
hoạt động thực tiễn có thể và cần phải
tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn
nhất” có lợi cho con người trở thành
“cái chung” và “cái chung” bất lợi trở
thành “cái đơn nhất”.

2. Cặp phạm trù : Nguyên nhân và


kết quả
*Khái niệm
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau
giữa các mặt trong cùng một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra
một hoặc hơn một sự biến đổi nhất
định. Kết quả là sự biến đổi xuất hiện
do sự tác động lẫn nhau của các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau.
Trong hai khái niệm này, chúng ta cần
lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và
nguyên cơ, để không có sự nhầm lẫn về
khái niệm.
– Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay
trước kết quả nhưng không sinh ra kết
quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với
kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên
ngoài, không bản chất.
– Điều kiện là tổng hợp những hiện
tượng không phụ thuộc vào nguyên
nhân nhưng có tác dụng đối với việc
sinh ra kết quả.
Các điều kiện này cùng với những hiện
tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây
ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
*Mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy
nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết
quả và kết quả bao giờ cũng xuất hiện
sau nguyên nhân. Như vậy, mối liên hệ
nhân quả không đơn thuần là sự kế tiếp
nhau về mặt thời gian. Ngoài sự kế tiếp
nhau về thời gian, mối quan hệ nhân
quả còn là mối sản sinh.
Một nguyên nhân có thể sinh ra một
hoặc nhiều kết quả và một kết quả có
thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo
nên. Cùng một nguyên nhân trong điều
kiện hoàn cảnh khác nhau có thể gây
nên những kết quả khác nhau. Một kết
quả có thể do một hay nhiều nguyên
nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay
cùng một lúc. Và không có nguyên
nhân đầu tiên hay kết quả cuối cùng.
Giữa nguyên nhân và kết quả có thể
chuyển hóa cho nhau. Điều đó có nghĩa
là một sự vật, hiện tượng nào đó trong
mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng
trong mối quan hệ khác là kết quả và
ngược lại. Trong thế giới khách quan,
chuỗi nhân quả là vô cùng, không có
bắt đầu, không có kết thúc. Vì vậy,
muốn biết đâu là nguyên nhân, đâu là
kết quả chúng ta phải đặt nó trong một
mối quan hệ xác định.
Nguyên nhân là cái sản sinh ra kết quả,
nhưng sau khi kết quả xuất hiện, nó
không giữ vai trò thụ động đối với
nguyên nhân mà có ảnh hưởng tác động
trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Sự tác
động trở lại của kết quả đối với nguyên
nhân có thể diễn ra theo hai hướng:
hoặc là tác động tích cực thúc đẩy hoạt
động của nguyên nhân, hoặc là tác động
tiêu cực làm cản trở hoạt động của
nguyên nhân.
*Ý nghĩa phương pháp luận của cặp
phạm trù nguyên nhân và kết quả
– Mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan và tính phổ biến, nghĩa là không
có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới
vật chất lại không có nguyên nhân.
Nhưng không phải con người có thể
nhận thức ngay được mọi nguyên nhân.
Nhiệm vụ của nhận thức khó học là
phải tìm ra nguyên nhân của những
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư
duy để giải thích được những hiện
tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải
tìm trong thế giới hiện thực, trong bản
thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong
thế giới vật chất chứ không được tưởng
tượng ra từ trong đầu óc con người,
tách rời với thế giới hiện thực.
– Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả
nên muốn tìm nguyên nhân của một
hiện tượng nào đấy cần tìm trong những
sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước
khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết
quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh
ra. Những nguyên nhân này có vai trò
khác nhau đối với việc hình thành kết
quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phân loại các nguyên
nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản,
nguyên nhân khách quan,… Đồng thời
phải nắm được chiều hướng tác động
của các nguyên nhân, từ đó có biện
pháp thích hợp tạo điều kiện cho
nguyên nhân có tác động tích cực đến
họt động và hạn chế sự hoạt động của
nguyên nhân có tác động tiêu cực.
– Kết quả tác động trở lại nguyên nhân.
Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng
ta cần phải khai thác, tận dụng các kết
quả đã đạt được để tạo điều kiện thức
đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng,
nhằm đạt mục đích.

3. Cặp phạm trù : Tất nhiên và ngẫu


nhiên
*Khái niệm
Tất nhiên là một phạm trù dùng để chỉ
cái do những nguyên nhân cơ bản, bên
trong của kết cấu vật chất quyết định và
trong những điều kiện nhất định thì nó
phải xảy ra như thế chứ không thể khác
được
Ngược lại với phạm trù tất nhiên, ngẫu
nhiên lại là cái không do mối liên hệ
bản chất, bên trong kết cấu vật chất, sự
vật quyết định mà lại do các nhân tố
bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều
hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó
nó có thể xuất hiện có thể không xuất
hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc
có thể xuất hiện như thế khác.v.v..
*Quan hệ biện chứng giữa ngẫu
nhiên và tất nhiên
Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên luôn có
một mối quan hệ với nhau. Và quan hệ
đó được thể hiện ở những điểm sau:
Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn
tại khách quan và đều có vai trò nhất
định đối với sự vận động, phát triển của
sự vật và hiện tượng, trong đó cái tất
nhiên đóng vai trò quyết định. Tuy
nhiên, trong quá trình vận động không
phải chỉ có tất nhiên mới đóng vai trò
quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu
nhiên cũng đóng góp một phần đáng
kể. Nếu mà cái tất nhiên có tác dụng chi
phối sự phát triển của sự vật thì cái
ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự vật
diễn ra nhanh hay chậm.
Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại
trong sự thống nhất biện chứng với
nhau. Không có cái tất nhiên thuần túy
và ngẫu nhiên thuần túy. Cái tất nhiên
bao giờ cũng vạch đường đi cho mình
thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn
ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của
tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên.
Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên không
phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà
thương xuyên thay đổi, phát triển và
trong những điều kiện nhất định chúng
có thể chuyển hóa cho nhau
*Ý nghĩa phương pháp luận
Tất nhiên và ngẫu nhiên cùng với mối
quan hệ giữa chúng không chỉ góp phần
xây dựng lên phép biện chứng duy vật
mà nó còn có ý nghĩa đưa lại cho chúng
ta bài học trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn của đời sống hàng ngày:
Một là, trong hoạt động tư duy và thực
tiễn, phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ
không phải cái ngẫu nhiên. Bởi vì cái
tất nhiên là cái gắn liền với bản chất của
sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy
luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu
nhiên là cái không gắn với bản chất nội
tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể
không.
Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu
nhiên tách rời cái tất nhiên khỏi cái
ngẫu nhiên. Cần xuất phát từ cái ngẫu
nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi
dựa vào cái tất nhiên thì ta cũng phải
chú ý đến cái ngẫu nhiên
Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ
mang tính tương đối, chúng có thể
chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy, ta cần tạo
ra những điều kiện nhất định để cản trở
hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng
theo mục đích nhất đinh, phù hợp với
mong muốn của chúng ta.

-HẾT-

You might also like