You are on page 1of 8

Câu hỏi nhóm 4

1. Những mô hình kinh doanh dựa trên các nền tảng số xuyên quốc
gia đặt ra vấn đề về nghĩa vụ tài chính, cạnh tranh công bằng mà
câu chuyện gần đây về taxi truyền thống và taxi công nghệ là như
thế nào?
“Với cách tiếp cận phù hợp, cộng đồng thu nhập thấp cũng có khả năng tham gia
và có cơ hội hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả mà cuộc cách mạng này mang
lại” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay.

Trên thực tế, nhiều khả năng, chỉ số kết nối của Việt Nam trong những năm tới sẽ
được cải thiện, là nền tảng thuận lợi để những mô hình kinh doanh mới, dựa trên
kết nối số phát triển nhanh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, CMCN 4.0 cũng đặt ra
nhiều thách thức về nâng cao năng lực tranh và phát triển bao trùm cho Việt Nam.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn chứng về thay đổi mô hình kinh
doanh, tự động hóa gây ra xáo trộn, chuyển dịch, thay thế lao động quy mô lớn như
đang xảy ra với các hãng taxi hay các công ty sử dụng nhiều lao động trong các
ngành sản xuất, chế tạo ở Việt Nam.

“Những mô hình kinh doanh dựa trên các nền tảng số xuyên quốc gia đặt ra vấn đề
về nghĩa vụ tài chính, cạnh tranh công bằng mà câu chuyện gần đây về taxi truyền
thống và taxi công nghệ là ví dụ điển hình.

Đảm bảo cạnh tranh công bằng, chủ quyền quốc gia, quản lý nhưng không hạn chế
quá trình phát triển, luôn là những câu hỏi đối với Chính phủ và các cơ quan quản
lý” Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, thế giới ngày nay là thế giới của công nghệ và
sáng tạo, một nước đi sau có thể có lợi thế hơn nếu biết học hỏi, lựa chọn hướng đi
và tiến nhanh lên phía trước.

“Chỉ có đi trước theo những lựa chọn của riêng mình mới thay đổi được thứ hạng.
Muốn đi trước đầu tiên phải tạo được môi trường cho cái mới. Làm được như vậy,
Chính Phủ Việt Nam tin tưởng rằng cơ hội của đất nước trong cuộc CMCN 4.0 là
rất lớn” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay.
Lãnh đạo Chính phủ thông tin, Uber - công ty thường được nhắc tới như ví dụ tiêu
biểu trong CMCN 4.0, đã phải “quy phục” tại thị trường Trung Quốc cho Didi
Chuxing - một đối thủ địa phương, đồng thời bị cạnh tranh gay gắt bởi Grab tại
Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Nam Á.

“Có thể thấy, để thành công, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra giải pháp,
cách tiếp cận riêng và tạo ra sự khác biệt. Biết phát hiện vấn đề và có một tầm nhìn
khác biệt là vô cùng quan trọng để đưa các quốc gia, doanh nghiệp tiến lên phía
trước trong bối cảnh ngày nay”.

2. Thương hiệu taxi truyền thống bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự
phát triển của các hãng taxi công nghệ?

Thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của loại hình vận tải Grab, Uber, GoViet đã
khiến các hãng taxi truyền thống chao đảo. Tình hình kinh doanh tụt dốc, nhiều hãng
phải cắt giảm nhân viên để bù trừ chi phí, điển hình như hãng taxi Mai Linh đã cắt
giảm gần 6.000 nhân viên. Trước đó, một hãng taxi lớn tại thị trường phía nam là
Vinasun cũng đã phải giảm gần 8.000 nhân sự chỉ trong sáu tháng đầu năm vì kết quả
kinh doanh không hiệu quả. Tuy nhiên, công nghệ thông tin (CNTT) hiện đang trong
quá trình phát triển nhanh với nhiều ứng dụng trong các loại ngành khác nhau bao
gồm cả dịch vụ vận tải, thường được gọi là các ngành 4.0.

Taxi công nghệ với sự tiện lợi, phù hợp với nhu cầu người dân hiện nay đang có
nhiều điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn so taxi truyền thống, bởi không cần bãi đỗ,
giấy phép tần số, logo, bảng giá, đồng phục... đồng thời tạo sự tin tưởng cho khách
hàng khi sử dụng dịch vụ vận tải này. Không những vậy, các hãng xe công nghệ vẫn
có thể đi vào các tuyến đường cấm taxi trong khi đang vận chuyển khách bình
thường. Ngoài ra, lái xe taxi truyền thống phải tự bỏ tiền túi trả các chi phí như phí
điện đàm, phí nhiên liệu, phí vệ sinh, nộp phạt nếu vi phạm an toàn giao thông, sửa
xe hay áp lực chạy đua doanh số tháng..., những áp lực vô hình đó buộc họ phải cạnh
tranh gay gắt với các hãng khác, thậm chí với chính đồng nghiệp cùng hãng. Nhiều
người do không chịu được áp lực đã phải bỏ cuộc giữa chừng, chấp nhận mất tiền
cọc ban đầu.

Trong khi đó, lượng khách ngày càng giảm do nhiều người ưu tiên chọn Uber hay
Grab, việc này khiến nhiều lái xe taxi truyền thống gặp khó khăn để hoàn thành đủ
doanh số tháng, kéo theo những khoản lương, thưởng bị cắt giảm, ảnh hưởng không
nhỏ tới thu nhập. Sự du nhập của Grab, Uber, GoViet đã làm bộc lộ những bất cập,
hạn chế lâu nay của taxi truyền thống khiến một loạt các hãng taxi truyền thống
báo lỗ, thậm chí giải thể, sáp nhập trước sức ép cạnh tranh với các hãng taxi công
nghệ.

Taxi công nghệ với sự tiện lợi, phù hợp với nhu cầu người dân hiện nay đang có
nhiều điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn so taxi truyền thống, bởi không cần bãi đỗ,
giấy phép tần số, logo, bảng giá, đồng phục... đồng thời tạo sự tin tưởng cho khách
hàng khi sử dụng dịch vụ vận tải này. Không những vậy, các hãng xe công nghệ vẫn
có thể đi vào các tuyến đường cấm taxi trong khi đang vận chuyển khách bình
thường.

Ngoài ra, lái xe taxi truyền thống phải tự bỏ tiền túi trả các chi phí như phí điện đàm,
phí nhiên liệu, phí vệ sinh, nộp phạt nếu vi phạm an toàn giao thông, sửa xe hay áp
lực chạy đua doanh số tháng..., những áp lực vô hình đó buộc họ phải cạnh tranh gay
gắt với các hãng khác, thậm chí với chính đồng nghiệp cùng hãng. Nhiều người do
không chịu được áp lực đã phải bỏ cuộc giữa chừng, chấp nhận mất tiền cọc ban đầu.

Mấu chốt quan trọng để các hãng taxi truyền thống hay phi truyền thống tồn tại đều
phụ thuộc vào khách hàng. Tuy nhiên, một trong những bất cập của taxi truyền thống
thời gian qua là thiếu kênh giao tiếp giữa lái xe và hành khách. Cùng đó là công tác
điều hành thủ công, quy mô nhỏ và đặc biệt tỷ lệ xe chạy rỗng cao, trong khi taxi
công nghệ lại có nhiều ưu điểm khi chỉ cần một chiếc điện thoại smartphone có kết
nối internet là khách có thể đặt xe gần nhất, biết lộ trình đi và số tiền phải trả, tránh
được tình trạng “bắt chẹt”. Điều này tăng phần khó khăn cho lái xe các hãng taxi
truyền thống, bởi có những người đầu tư xe, có những người chạy thuê... nhưng chỉ
có thể bắt khách dọc đường hoặc chờ tổng đài gọi thì mới có khách.

Những thách thức đó đòi hỏi các đơn vị taxi “truyền thống” không chỉ đầu tư công
nghệ, dịch vụ mà còn phải tìm ra mô hình hoạt động mới để giữ chân khách hàng.
Hiện nay, các hãng taxi truyền thống chưa có một ứng dụng gọi xe chung cho tất cả.
Cụ thể, khi hành khách gọi xe, trung tâm xe sẽ điều chiếc xe gần nhất đến đón, như
vậy giảm được thời gian chờ của khách và giảm chi phí chạy rỗng của taxi, đồng thời
giảm chi phí cho DN và nâng cao dịch vụ của các hãng taxi. Nhận biết được vấn đề
này, vào năm 2018, ba hãng taxi lớn nhất Hà Nội là taxi Thành Công, Ba Sao và Sao
Hà Nội đã chính thức sáp nhập thành một với thương hiệu G7 Taxi để cạnh tranh với
hãng taxi công nghệ Grab. Trên thị trường vận chuyển taxi gần đây, không chỉ là
cuộc chiến giữa taxi truyền thống với công nghệ mà ngay giữa những ứng dụng gọi
xe cũng ngày càng khốc liệt. Do đó, các công ty kinh doanh taxi truyền thống cần
phải chấp nhận luật chơi của thị trường, tìm cách ứng phó để tồn tại và phát triển.

3. Taxi truyền thống đang tự thay đổi để thích ứng với xu thế mới
thế nào?
Một số hãng taxi truyền thống buộc phải tự thay đổi, cải tiến công nghệ, nâng cao
chất lượng phục vụ nhằm thu hút khách hàng, trước sự cạnh tranh của các ứng
dụng gọi xe. Từ khi Uber và Grab xuất hiện tại Việt Nam đã tạo ra áp lực cạnh
tranh rất mạnh mẽ đến các hãng taxi truyền thống. Do vậy, một số hãng taxi truyền
thống buộc phải tự thay đổi, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm
thu hút khách hàng. Nhờ gia tăng số lượng phương tiện, số cuộc gọi, kết nối của
khách đã tăng 20 đến 30% so với trước. Do giảm được chi phí quản lý, điều hành
nên giá cước rẻ hơn thị trường.

Cùng với việc hợp nhất để tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp taxi cũng xây
dựng những app riêng để đặt xe, tạo thêm một kênh kết nối khác cho khách hàng.
Thậm chí, có đơn vị chọn việc hợp tác với Grab để tiếp tục phát triển. Từ gần 3
năm nay, 500 taxi của hang taxi Nguyên Minh (Hà Nội) luôn kết nối với phần
mềm Grab trong hoạt động kinh doanh của mình.

Còn tại TP. HCM, một số hãng taxi cũng tự đổi mới để cạnh tranh, thay vì trả
lương theo doanh số như trước bằng hình thức khoán xe. Với một số tiền nhất định
phải nộp cho hãng giống như thuê xe, tài xế có thể chủ động về giá, tạo sự cạnh
tranh về giá so với Grab. Điều này tạo tâm lý khá thoải mái cho các tài xế: "Chẳng
hạn như là cung đường người ta nói người ta đi bằng giá Grab thì mình chấp nhận
đi và bù lỗ thì cũng bằng giá Grab".

Còn đối với doanh nghiệp, ngoài thay đổi chính sách khoán xe với tài xế, bản thân
bộ máy quản lý cũng được tinh gọn để giảm giá cước. Như vậy, với áp lực của taxi
công nghệ, các doanh nghiệp taxi truyền thống đã phải đầu tư công nghệ, tự đổi
mới cả về bộ máy quản lý, chất lượng dịch vụ, giá cước… Điều này đem lại lợi ích
cho chính các doanh nghiệp vận tải, qua đó người tiêu dùng cũng được hưởng lợi
về chất lượng và giá cả dịch vụ".

Đại án Việt Á.
Câu 1: Để ngành y có thể phục hồi trở lại, các cán bộ và nhân viên ý tế an tâm
phục vụ trong bối cảnh hàng chục quan chức bị bắt liên quan vụ Việt Á, theo ông
Bộ Y tế, Sở Y tế các địa phương cần có những giải pháp cấp bách nào?

Việc đầu tiên Bộ Y tế, các sở Y tế phải xem các thiếu hụt, các trang bị vật tư y tế
và thuốc men là một vấn đề khẩn cấp, cần giải quyết ngay. Chúng ta biết hiện nay
Bộ Y tế và các sở Y tế có rất nhiều công việc, nhưng một trong vấn đề cần tập
trung là đưa ra những quy định, hướng dẫn, xem xét những gói thầu được đưa lên
để đánh giá và phê duyệt sớm tạo ra thuận lợi. Đó là việc khẩn cấp nhất.

Điều thứ hai là Bộ Y tế, các sở y tế cần tìm cách kiến nghị Thường vụ Quốc hội để
làm sao giải quyết, giải thích, nêu rõ những quy định trong những tình huống đặc
thù (như trong đại dịch vừa qua). Luật chúng ta thì ghi rất rõ nhưng có những chỗ
chưa được hiểu giống nhau và như vậy sẽ gây lúng túng, hoang mang. Việc
Thường vụ Quốc hội có giải pháp sẽ giúp mọi người an tâm áp dụng các quy định
pháp luật. Thường vụ Quốc hội cũng nên xem đó là vấn đề quang trọng và có thể
tập hợp trí tuệ của những lãnh đạo của ngành y tế, một số chuyên gia để làm sao
quy định rõ ràng việc áp dụng luật trong các tình huống cụ thể để những người
quản lý y tế ở các tuyến dưới thực hiện theo.

Thứ ba, hiện nay ngành y tế cũng đã tổ chức việc mua sắm tập trung, đấu thầu tập
trung, nhưng cần làm một cách hiệu quả hơn. Việc mà đấu thầu tập trung sẽ dễ hơn
bởi vì dễ tập hợp được tư duy, năng lực, kinh nghiệm không chỉ cán bộ trong
ngành y tế mà nhiều ngành khác như luật, kinh tế... Như vậy sẽ đảm bảo việc mua
sắm hơn, tiết kiệm được kinh phí. Nếu mỗi đơn vị mua phải làm hồ sơ thầu để
thẩm định, xét duyệt thì sẽ tốn rất nhiều thời gian nhưng nếu mua với số lượng lớn
thì các sở y tế có thể thực hiện hiệu quả hơn.

Dựa trên đó thì kết quả của việc đấu thầu tập trung có thể được xem xét, tiến hành
thiết lập đó như một mặt bằng giá trần để các đơn vị phía dưới mua các thiết bị,
không cần thực hiện công tác đấu thầu, gọi thầu. Với những gói mua sắm nhỏ thì
đơn vị y tế cũng có thể tự mua sắm theo nhu cầu.
Cuối cùng cần phải động viên, có chính sách bảo vệ những cán bộ quản lý để họ
mạnh dạn làm việc, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.

Câu 2: Qua đại án trên, ta cũng phần nào thấy được tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm
ở các đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước. Vậy, theo nhóm thì có những đề xuất
nào để có thể khắc phục được tâm lý trên ?

Một trong những đột phá quan trọng mà Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
đưa ra là cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám”. Đó là những người “dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó
khăn, thử thách”. Cần phải hiểu rằng “dám làm” không có nghĩa là làm liều, càng
không phải là vi phạm pháp luật. Cán bộ, đảng viên phải là con người của hành
động, “miệng nói, tay làm”, vì cái chung.

Dám chịu trách nhiệm thể hiện bản lĩnh, tinh thần vững vàng của người
“đứng mũi chịu sào” trước mọi “sóng to, gió cả”, không lùi bước và luôn sẵn sàng
đón nhận cả thành công và chưa thành công, thậm chí đối mặt với những rủi ro
ngoài ý muốn. Dám chịu trách nhiệm bao gồm hai yếu tố: Một là, nhận nhiệm vụ
và nhận trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, đồng thời nỗ lực hết sức mình để
hoàn thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy. Hai là, dám chịu trách nhiệm nhận
lỗi và sẵn sàng gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi không hoàn thành nhiệm
vụ.

Dù đường lối của Đảng đã khuyến khích, bảo vệ cán bộ “6 dám”, nhưng trên thực
tế, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm vẫn đang tồn tại trong một bộ phận cán bộ, công
chức. Để khắc phục tình trạng này, rất cần một hành lang pháp lý đầy đủ khuyến
khích và bảo vệ phẩm chất “6 dám” của cán bộ, đảng viên.

Vấn đề cấp thiết hiện nay là có quy định cụ thể để giải tỏa cho được tâm lý sợ làm
sai với quy định hiện hành, sợ bị xử lý trách nhiệm, mặc dù rất cố gắng giải quyết
khó khăn, thách thức với một động cơ trong sáng - vì lợi ích của dân, của đất nước,
không vì danh, lợi cá nhân.

Như Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã từng trả lời chất vấn trước Quốc hội khi
mới xảy ra vụ án Việt Á thì rõ ràng là cơ quan điều tra chỉ khởi tố đối với những
người liên quan đến chia chác tiền nong.

Để khắc phục tâm lý trên, vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 14-KL/TW về
chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Theo đó, khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải
quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những
vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực
tiễn khi giải quyết công việc.

Kết luận nêu rõ: Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát
vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì nhân dân phục vụ của đội
ngũ cán bộ.

Khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần
mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời
xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử
lý phù hợp; nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung
thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.

Câu 3: Nếu thông tin Việt Á được công khai, minh bạch hay câu chuyện nhập kit
xét nghiệm từ Trung Quốc được công khai, minh bạch sớm... sẽ ngăn chặn được
những tiêu cực xảy ra tránh sai phạm. Nhóm hãy chỉ ra những lỗ hổng còn tồn
đọng trong việc công khai, minh bạch thông tin và đưa ra biện pháp khắc phục sau
đại án trên.

Cần phải thay đổi cơ chế quản lý, chuyển từ cơ chế quản lý tuân thủ quy
trình, cầm tay chỉ việc sang quản lý theo kết quả đầu ra. Tức là không nhất thiết
phải tuân thủ quy trình như thế nhưng kết quả đạt được mục tiêu thì sẽ được ghi
nhận.

Và để muốn chứng minh làm ra kết quả đầu ra như thế, bỏ qua các quy trình,
nhưng không có yếu tố cá nhân, không tư lợi, thì phải công khai, minh bạch quá
trình đó.
Như vậy, công khai, minh bạch hóa là điều cần thiết để giúp tránh được những sai
phạm mà đôi khi bản thân người làm có khi không biết đó là sai phạm. Nhưng nếu
công khai, có thể người dân, chuyên gia, những người khác nhìn vào, chỉ ra điểm
chưa phù hợp để ngăn chặn trước.

Nhưng đồng thời cũng buộc những người thực hiện phải có trách nhiệm giải trình,
làm như thế thì người dân mới biết, mới có ý kiến để kiểm tra, giám sát, chất vấn.

Trong thời gian rất dài, chúng ta đã có rất nhiều quy định pháp luật, từ các đạo luật
đến quy định của Đảng liên quan công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, không chỉ
đối với các cơ quan nhà nước mà cả với người dân thông qua “dân biết dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra”, song thực chất và hiệu quả đến đâu, rõ ràng cần phải rà
soát, đánh giá và tổ chức lại.

You might also like