You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ _ ĐHQG HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – SINH HỌC 12


NĂM HỌC 2023 -2024

A. NỘI DUNG KIẾN THỨC


I. Tiến hoá:
1. Khái niệm loài: Loài là một hoặc một nhóm quần thể bao gồm các cá thể có khả năng giao phối với
nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các
nhóm quần thể khác
2. Các tiêu chuẩn để phân biệt loài:
- Tiêu chuẩn cách li sinh sản (tiêu chuẩn đơn giản nhất, chính xác nhất, không sử dụng được với loài
sinh sản vô tính, các loài bị tuyệt chủng, các loài sống ở những nơi quá xa nhau,…)
- Tiêu chuẩn khác: Tiêu chuẩn hình thái, hóa sinh, sinh lí, sinh học phân tử,...
3. Cơ chế cách li sinh sản là gì? Phân loại:
Loại cách li Cách li trước hợp tử Cách li sau hợp tử

- Cách li nơi ở (sinh cảnh): sống cùng một Do sự khác biệt về cấu trúc
khu vực địa lí nhưng khác sinh cảnh di truyền (số lượng, hình thái
Những yếu tố - Cách li tập tính: các loài có các tập tính giao NST,……)
tạo nên sự phối khác nhau ® con lai không có sức sống
cách li sinh - Cách li thời gian (mùa vụ): các loài có mùa nếu có sống sót thì sẽ giảm
sản sinh sản khác nhau phân bất thường ® tạo giao
- Cách li cơ học: các loài khác nhau có cấu tạo tử bị mất cân bằng gen ®
cơ quan sinh sản khác nhau giảm khả năng sinh sản hoặc
- Cách li giao tử: các loài khác nhau có cấu bất thụ
tạo giao tử khác nhau
E Chúng không thể giao phối với nhau
- Ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau ® duy trì được sự toàn vẹn của loài (bảo tồn đặc
điểm riêng)
- Cùng với các nhân tố tiến hóa,từ một quần thể ban đầu tách ra thành nhiều quần thể thì các cơ chế
cách li góp phần phân hóa vốn gen của các quần thể à cách li sinh sản ® tạo loài mới trong sinh
giới
* Cơ chế chung của quá trình hình thành loài mới:
Cách li Nhiều quần Nhân tố Thay đổi tần số alen và thành
Quần thể gốc thể khác nhau tiến hóa phần kiểu gen (vốn gen)

CLTN

Cách li Quần thể mới có vốn gen đặc


Loài mới sinh sản trưng (quần thể thích nghi)
4. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ
Nội dung Hình thành loài bằng cách li địa lý

Khái niệm cách li Là những trở ngại về mặt địa lí (sông, núi, biển,...) ngăn cản các cá thể của cùng
địa lí một loài gặp gỡ và giao phối với nhau
Nguyên nhân + Loài mở rộng khu phân bố
+ Khu phân bố của loài bị chia cắt bởi các trở ngại địa lí
Vai trò của cách li + Do trở ngại địa lí nên một quần thể bị chia cắt thành nhiều quần thể khác nhau.
địa lí + Các cá thể của các quần thể ít có cơ hội giao phối với nhau (ngăn cản giao phối tự
do – cách li sinh sản ở một mức độ nhất định)
+ Duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen (sự khác biệt này do
các nhân tố tiến hóa tạo ra).
Cơ chế hình thành
Mở rộng khu phân bố
loài

Quần Cách li địa lí Nhiều quần


thể gốc thể khác nhau

Khu phân bố bị ngăn cách Nhân tố tiến hóa


bởi các trở ngại địa lí
Thay đổi vốn gen

CLTN

Loài Cách li sinh sản Quần thể mới


mới thích nghi

Đặc điểm QTHT - Hay xảy ra đối với các loài.có khả năng phát tán mạnh
loài bằng cách li - Thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp
địa lí - Thường dẫn đến hình thành nòi địa lí
- Cách li địa lí không nhất thiết hình thành loài mới

5 - HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ


Con Cơ chế Ví dụ
đường
Hình
thành Quần
thể Đột Thay đổi kiểu gen liên quan
biến đến tập tính
loài gốc
bằng CLTN

cách li Loài Quần thể


Cách li
tập mới sinh sản thích nghi
tính

Hình
thành Ổ sinh Phân
Quần thái hóa
loài Phát tán Nhân tố
thể khác vốn
+ đột biến tiến hóa
bằng gốc nhau gen

cách li
CLTN
sinh
thái Loài Cách li Quần thể
mới sinh sản thích nghi

Hình + Tự đa bội:
thành 2n Tự đa bội 4n CLTN
loài (AA) (AAAA Sinh sản
nhờ đa )
bội
Cách li
Loài mới sinh sản Quần thể thích nghi

+ Dị đa bội:
Lai
2n (AA) × 2n (BB) xa n (A) +n (B)

Đa bội
hóa

2n (AA) +2n (BB)

CLTN Sinh sản


Loài mới Cách li
sinh sản Quần thể thích nghi

II. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI


1. Khái niệm môi trường
- Khái niệm: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sinh vật làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển và những hoạt động
khác của sinh vật.
- Phân loại: Có 4 loại môi trường chủ yếu (Error! Reference source not found.)
gồm mặt đất và lớp khí, là nơi sống của phần lớn sinh vật. trên cạn:
Gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, là nơi sống của các sinh vật đất. đất:
Những vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn, là nơi sống của sinh vật thủy nước:
sinh.
Gồm thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật kí sinh, sinh vật:
cộng sinh.
2. Khái niệm nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời
sống sinh vật.
- Phân loại nhân tố sinh thái.
- Trong nhóm nhân tố hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới
sự tồn tại, phát triển của sinh vật.
3. Mối quan hệ giữa nhân tố môi trường và nhân tố sinh thái:
Nhân tố môi trường là tất cả các nhân tố có trong môi trường. Khi các nhân tố này tác động trực tiếp
hay gián tiếp đến đời sống của sinh vật thì được gọi là nhân tố sinh thái.
4. Giới hạn sinh thái.
Thuật ngữ Nội dung
Khái niệm Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn
giới hạn sinh tại và phát triển ổn định theo thời gian.
thái Được xác định từ điểm gây chết dưới (giới hạn dưới) đến điểm gây chết trên (giới
hạn trên)
Khoảng sinh vật không tồn tại được.
ngoài giới
hạn sinh thái
Khoảng Khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp giúp cho sinh vật thực hiện
thuận lợi các chức năng sống tốt nhất
Khoảng Khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật
chống chịu
5. Ổ sinh thái
- Khái niệm: một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong
giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
- Phân loại:
+ Ổ sinh thái chung: ổ sinh thái của tất cả các nhân tố sinh thái
+ Ổ sinh thái riêng: ổ sinh thái của 1 nhân tố sinh thái
- VD: + Trên cùng một cây, có nhiều loài chim cùng sinh sống nhưng mỗi loài có kích thước mỏ khác
nhau khai thác các nguồn thức ăn khác nhau (chim ăn hạt, chim ăn sâu, chim ăn côn trùng,…) → chúng
có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.
+ Trong cùng 1 ao, các loài cá phân li thành các nhóm ăn các thức ăn khác nhau, sống ở tầng
mặt, tầng giữa, tầng đáy,…
- Phân biệt ổ sinh thái với nơi ở
4. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Sự thích nghi của thực vật với ánh sáng: Thực vật thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau
của môi trường thể hiện qua các đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và các hoạt động sinh lí.
Sự thích nghi của động vật với nhiệt độ
- Quy tắc về kích thước cơ thể ( quy tắc Becman): Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (khí hậu
lạnh) có kích thước cơ thể lớn hơn, lớp mỡ dày hơn so với động vật cùng loài (hoặc có quan hệ họ hàng
gần gũi) sống ở vùng nhiệt đới (khí hậu ấm áp)
- Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi,… của cơ thể (quy tắc Alen): Động vật hằng nhiệt
sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi,… thường bé hơn tai, đuôi, chi,… của loài động vạt tương tự sống
ở vùng nhiệt đới.
→ Kết luận: Động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh có tỉ lệ S/V giảm góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của
cơ thể.
5. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể sinh vật
- Khái niệm: Một nhóm cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, tại một
thời điểm nhất định, có khả năng sinh ra các cá thể mới hữu thụ.
- Quá trình hình thành quần thể
Một số cá Phát tán Môi trường CLTN Các cá thể Quần thể mới
Gắn bó
thể cùng loài sống mới thích nghi chặt chẽ thích nghi

6. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể


Đặc điểm Quan hệ hỗ trợ Quan hệ cạnh tranh
Ví dụ - Quần tụ cây chống gió, chống mất nước Các cá thể cùng loài cạnh tranh về
- Cáo săn mồi theo đàn bắt được con mồi thức ăn, nơi ở, sinh sản,…
to hơn
Đặc Thể hiện qua hiệu quả nhóm Xảy ra khi số lượng cá thể quá lớn và
điểm nguồn sống không đủ
Ý nghĩa - Giúp quần thể ổn định - Duy trì số lượng cá thể của quần thể
- Khai thác tối ưu nguồn sống của môi ở mức phù hợp
trường - Đảm bảo sự tồn tại, phát triển bền
- Tăng khả năng sống sót, sinh sản của các vững của quần thể
cá thể

II. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


- Học sinh ôn tập theo nội dung ở trên, đọc các ví dụ trong sách giáo khoa, hoàn thiện câu hỏi củng cố,
vở ghi sinh học.
- Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm và tâpkk trung theo lịch thi của nhà trường
Chúc các con ôn tập tốt!

You might also like