You are on page 1of 2

CÂU HỎI CỦNG CỐ NỘI DUNG “LẤY MẪU VÀ TIỀN XỬ LÝ MẪU”

1. Cần lưu ý những yếu tố nào khi lựa chọn một kế hoạch lấy mẫu?
2. Lấy mẫu thuộc tính khác gì với lấy mẫu biến số?
3. Hãy phâm biệt 3 loại kế hoạch lấy mẫu: một lần, hai lần và nhiều lần.
4. Phân biệt rủi ro đối với người tiêu dùng và rủi ro đối với nhà cung cấp.
5. Cần xét đến những yếu tố nào khi xác định các đường “Chấp nhận” và
“Từ chối” trong kế hoạch lấy mẫu nhiều lần? Tại sao?
6. Hãy phân biệt cách lấy mẫu có tính xác suất và lấy mẫu không có tính xác
suất. Cách lấy mẫu nào được ưu tiên sử dụng hơn? Vì sao?
7. Hãy mô tả một dụng cụ được dùng để lấy mẫu và vài loại thực phẩm có
thể được lấy mẫu bằng dụng cụ này. Khi lấy mẫu, cần chú ý những điều gì
để đảm bảo mẫu thu được có tính đại diện?
8. Hãy mô tả một dụng cụ được dùng để xử lý mẫu trước khi phân tích và
vài loại thực phẩm có thể được xử lý bằng dụng cụ này. Cần chú ý những
điều gì để đảm bảo mẫu không bị biến đổi trong quá trình xử lý mẫu này?
9. Hãy nêu một giải pháp cho mỗi vấn đề được nêu dưới đây khi lấy
mẫu hoặc xử lý mẫu:
(a) Thiên vị khi lấy mẫu
(b) Thay đổi thành phần mẫu trong quá trình lưu trữ mẫu trước
khi phân tích

(c) Tạp nhiễm kim loại trong quá trình nghiền

(d) Vi sinh vật phát triển trong quá trình bảo quản sản phẩm
trước khi phân tích.

10.Trong một quy trình xử lý mẫu trước khi phân tích hàm lượng
protein trong một loại ngũ cốc, cần phải nghiền hạt ngũ cốc này đến
kích thước tương ứng với 10 mesh trước khi trích ly protein nhiều
lần khỏi hạt. Hãy cho biết ý nghĩa của kích thước tương ứng với 10
mesh. Tại sao cần phải nghiền hạt ngũ cốc đến kích thước này?
11. Lấy mẫu định tính, lấy mẫu định lượng
12. Tính cỡ mẫu
13. Rủi ro của nhà cung cấp
14. Rủi ro của người tiêu dùng
15. Lấy mẫu xác suất
16. Lấy mẫu phi xác suất
17. Số mesh
18. Bảo quản mẫu (tránh enzym, vi sinh vật, oxy hóa)

You might also like