You are on page 1of 8

Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Sinh học Mr. Cần Đề Rèn luyện số 6


(File lưu hành nội bộ)
Lớp [EOM – 2k6]
Word hóa và hiệu chỉnh: Mr. Cần và các cộng sự.
Câu 1. Ở tế bào động vật đơn bào, loại bào quan nào sau đây chứa các enzyme tiêu hóa nội bào?
A. Lục lạp. B. Lysosome. C. Không bào. D. Bộ máy Golgi.
Câu 2. Lưới thức ăn của quần xã nào sau đây thường là ít phức tạp hơn các quần xã còn lại.
A. Đồng rêu. B. Rừng lá kim.
C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Savana.
Câu 3. Loại liên kết hóa học nào sau đây đóng vai trò duy trì cấu trúc mạch kép của phân tử ADN?
A. Liên kết hydrogen. B. Liên kết ion.
C. Liên kết peptide. D. Liên kết glycosid.
Câu 4. Để tách chiết diệp lục, sử dụng loại mẫu vật nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Củ cà rốt. B. Lá khoai lang còn xanh.
C. Vỏ thân cây thông. D. Cánh hoa giấy.
Câu 5. Cho sơ đồ mô tả dòng thông tin di truyền như sau: Gene → mARN → Protein → Tính trạng.
Những cơ chế sinh học nào được biểu diễn trong sơ đồ này?
A. Tự nhân đôi AND và dịch mã. B. Phiên mã ngược và phiên mã.
C. Phiên mã và dịch mã. D. Đột biến và điều hòa gene.
Câu 6. Quá trình dịch mã trong tế bào tạo ra sản phẩm nào?
A. Ribosome. B. Polypeptide. C. ARN. D. ADN.
Câu 7. Kiểu giao phối nào dưới đây đảm bảo cấu trúc di truyền của quần thể giao phối không thay đổi
qua các thế hệ?
A. Tự thụ phấn. B. Giao phối gần.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Giao phối có chọn lọc.
Câu 8. Dạng đột biến cấu trúc NST nào được tạo bởi sự sao chép nhiều lần một đoạn ADN?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 9. Theo học thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm biến đổi tần số allele của quần thể
rất chậm?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Đột biến. D. Di – nhập gene.
Câu 10. Trong đời sống của cá thể động vật, đột biến gene xảy ra ở thời điểm nào sau đây thường
không có cơ hội di truyền cho đời sau?
A. Giai đoạn sau sinh sản. B. Giai đoạn hợp tử.
C. Giai đoạn sinh sản. D. Giai đoạn phôi thai.
Câu 11. Triplet 3’TTA5’ sẽ tương ứng với codon nào trong các codon sau?
A. 3’AAT5’. B. 3’ATT5’. C. 5’AAU3’. D. 5’ATT3’.
1
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 12. Trong chuỗi thức ăn gồm có lúa → sâu → ếch → rắn → đại bàng; loài nào đóng vai trò làm sinh
vật tiêu thụ bậc 4?
A. Sâu. B. Ếch. C. Rắn. D. Đại bàng.
Câu 13. Trong nghiên cứu của Morgan, khi ông đem ruồi giấm cái thuần chủng mắt đỏ (X AXA) lai với
ruồi giấm đực thuần chủng mắt trắng (XaY), F1 có kết quả ra sao?
A. 100% mắt đỏ. B. 100% mắt trắng.
C. 50% mắt đỏ : 50% mắt trắng. D. 75% mắt đỏ : 25% mắt trắng.
Câu 14. Cấu trúc di truyền của một quần thể bị biến động mạnh thường do tác động của nhân tố tiến
hóa nào?
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 15. Cho sơ đồ mô tả một hiện tượng di
truyền như sau:
Khái niệm nào sau đây là phù hợp nhất để
điền vào vị trí “X” trong hình?
A. Thường biến.
B. Mức phản ứng.
C. Sự mềm dẻo kiểu hình.
D. Đột biến.

Câu 16. Kiến đen là loài động vật thường sống trong các vườn cây. Kiến giúp rệp di chuyển từ các lá
già lên các lá non và chồi ngọn. Kiến sử dụng đường do rệp bài tiết làm thức ăn. Mối quan hệ giữa kiến
và rệp nhiều khả năng là mối quan hệ nào trong các quan hệ sau?
A. Hợp tác. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Ức chế - cảm nhiễm.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các quy trình tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật?
A. Nuôi cấy mô, tế bào giúp nhân nhanh giống cây từ một cây quý hiếm.
B. Lai tế bào sinh dưỡng có thể tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ.
C. Nuôi cấy hạt phấn tạo ra cây lưỡng bội có kiểu gene dị hợp tử về tất cả các gene.
D. Công nghệ tế bào thực vật có thể giúp tái tạo cây hoàn chỉnh từ các tế bào của nó.
Câu 18. Ý nào sau đây là đặc điểm chung của kĩ thuật lai tế bào soma và kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp
trong công nghệ gene?
A. Tạo sinh vật mang gene từ hai loài khác nhau.
B. Tạo được thể song nhị bội hữu thụ.
C. Tạo được dòng đột biến tam bội.
D. Tạo được nguồn biến dị tổ hợp.

2
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 19. Theo quan điểm của Darwin, sự tiến hóa của các loài diễn ra chủ yếu bởi tác động của các yếu
tố nào sau đây?
A. Đột biến, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Biến dị cá thể và chọn lọc tự nhiên.
C. Di – nhập gene, đột biến và chọn lọc tự nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 20. Trong mô hình điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, protein điều hòa đóng
vai trò gì?
A. Bám vào vùng vận hành (O) và ức chế phiên mã các gene cấu trúc.
B. Tương tác với vùng khởi động (P) và khởi đầu phiên mã các gene cấu trúc.
C. Ức chế hoạt tính của enzyme ARN – polymerase thông qua chất cảm ứng.
D. Kết hợp với chất cảm ứng để tạo ra phức hệ đóng vai trò ngăn cản dịch mã các gene cấu trúc.
Câu 21. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể có cấu trúc di truyền 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa, qua ngẫu
phối sinh ra F1 có cấu trúc di truyền ra sao? Biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.
A. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. B. 0,32AA : 0,64Aa : 0,04aa.
C. 0,64AA : 0,2Aa : 0,16aa. D. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.
Câu 22. Dạng đột biến điểm nào sau đây không làm thay đổi thành phần các loại nucleotide của gene?
A. Thay thế cặp T – A bằng cặp A – T. B. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
C. Thêm một cặp A – T. D. Thêm một cặp G – X.
Câu 23. Để xử lý vườn cây bị ngập úng, có các biện pháp được đề xuất như sau:
1. Bón thêm phân. 2. Xới đất.
3. Tạo đường thoát nước. 4. Lên luống.
Tổ hợp biện pháp nào là hợp lý hơn cả?
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 24. Ở người, pH máu là một chỉ số nội môi quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của
tế bào cơ thể. Giá trị pH máu phụ thuộc vào nồng độ H+ trong máu, pH giảm khi H+ máu tăng và ngược
lại. H+ máu chủ yếu bắt nguồn từ CO2 máu qua phản ứng: CO2 + H2O ⇌ H+ + HCO3-. Trường hợp nào
sau đây có thể khiến cho giá trị pH máu tăng lên?
A. Người bị nôn ói liên tục.
B. Người đang vận động thể thao.
C. Người đang sử dụng thuốc có tính acid nhiều ngày.
D. Người đang bị tắc nghẽn đường dẫn khí.
Câu 25. Trong các điều kiện sau đây, điều kiện nào là quan trọng nhất đảm bảo cho các tính trạng di
truyền theo quy luật phân li độc lập?
A. Mỗi tính trạng do một cặp gene quy định và tính trội, lặn hoàn toàn.
B. Các cặp gene quy định các tính trạng tồn tại trên các cặp NST tương đồng khác nhau
C. Không xảy ra đột biến trong quá trình giảm phân của cơ thể bố và mẹ.
D. Không có tác động của chọn lọc tự nhiên trong quá trình giảm phân, thụ tinh và phát triển cá thể.
3
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 26. Khi nói về vai trò của di - nhập gene đối với sự tiến hoá của quần thể giao phối, phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Nhập gene có thể làm xuất hiện những allele mới trong quần thể.
B. Di – nhập gene chỉ xảy ra khi có sự di – nhập cá thể vào quần thể.
C. Cấu trúc di truyền của quần thể không thay đổi nếu số cá thể nhập cư bằng số cá thể xuất cư.
D. Di – nhập gene chỉ làm thay đổi tần số allele, không làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể.
Câu 27. Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ổ sinh thái và nơi ở của một loài là giống nhau.
B. Bên trong ổ sinh thái của loài, loài tồn tại được nhưng phát triển không ổn định.
C. Tổ hợp các giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái là ổ sinh thái chung của loài.
D. Khi mức độ trùng lặp ổ sinh thái giữa 2 loài tăng lên thì mức độ cạnh tranh có xu hướng giảm.
Câu 28. Cho biết mỗi gene quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu
phép lai dưới đây tạo ra đời con có số loại kiểu gene nhiều hơn số loại kiểu hình?
I. Aabb  Aabb. II. Aabb  aaBb. III. aabb  AAbb. IV. AaBb  Aabb.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Hình sau mô tả hiện tượng thông liền rễ:

Phát biểu nào sau đây là không chính xác về hiện tượng này?
A. Hiện tượng thông liền rễ là ví dụ minh họa cho sự hỗ trợ cùng loài.
B. Rễ các cây thông bắt đầu được nối liền nhau sau khi có một cây bị chặt ngang thân.
C. Nhờ nước và chất dinh dưỡng từ cây nguyên vẹn, cây bị chặt nhanh chóng phục hồi.
D. Hiện tượng thông liền rễ không thể hiện mối quan hệ về sinh sản giữa 2 cây thông.
Câu 30. Một loài thực vật, tính trạng màu xanh của lá do 1 gene nằm trên phân tử ADN của lục lạp chi
phối, trong đó allele A quy định lá xanh đậm, allele a quy định lá xanh nhạt. Theo lí thuyết, phát biểu
nào sau đây không đúng?
A. Cho cây lá xanh đậm tự thụ phấn, đời sau hầu hết là cây lá xanh đậm.
B. Cho cây lá xanh nhạt tự thụ phấn, đời sau hầu hết là cây lá xanh nhạt.
C. Đem cây lá xanh đậm thụ phấn cho hoa cây lá xanh nhạt, đời sau hầu hết là cây lá xanh đậm.
D. Đem cây lá xanh nhạt thụ phấn cho hoa cây lá xanh đậm, đời sau hầu hết là cây lá xanh đậm.
4
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 31. Ở vi khuẩn E. coli, có một số chủng đột biến mất chức năng liên quan đến operon lac đã được
phát hiện. Trong mỗi mô tả về đặc điểm tương ứng với đột biến sau, chủng nào đã được mô tả không
chính xác?
A. Chủng đột biến vùng khởi động (Promoter) sẽ có operon không phiên mã ngay cả khi môi trường
có lactose.
B. Chủng đột biến vùng vận hành (Operator) sẽ có operon phiên mã ngay cả khi môi trường không
có lactose.
C. Chủng đột biến gene điều hòa (Regulator) sẽ có operon không phiên mã ngay cả khi môi trường
có lactose.
D. Chủng đột biến vùng khởi động của gene điều hòa sẽ có operon phiên mã ngay cả khi môi trường
không có lactose.
Câu 32. Hình bên mô tả về về hai dạng
đường cong tăng trưởng của quần thể sinh
vật. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Dạng tăng trưởng theo đường cong 1
xảy ra khi nguồn sống của môi trường rất
dồi dào và hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu
của các cá thể.
B. Đường cong 2 phản ánh sự tăng trưởng
thực tế, khi điều kiện sống bị giới hạn.
C. Ở giai đoạn đầu của đường cong 2, do
kích thước quần thể nhỏ nên tốc độ tăng
trưởng của quần thể thấp.
D. Dạng tăng trưởng theo đường cong 1 là
phổ biến hơn dạng tăng trưởng theo
đường cong 2.
Câu 33. Ở người, sự rối loạn phân li của cặp NST 21 trong lần phân bào II ở 1 trong 2 tế bào con của 1
tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra các giao tử ra sao?
A. 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21.
B. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường.
C. 4 tinh trùng bất thường.
D. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST 21.
Câu 34. Trong các hoạt động khai thác tài nguyên sau, hoạt động nào được xem là hình thức khai thác
bền vững?
I. Khai thác có kế hoạch các nguồn lợi thủy, hải sản.
II. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản, kim loại, đất hiếm.
III. Xây dựng nhà máy turbine gió tại những vùng ven biển.
IV. Tăng cường bón phân hóa học cho đất để tăng lượng dinh dưỡng khoáng.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

5
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 35. Ở người, gene gây bệnh phenylketone niệu trên NST thường, allele a gây bệnh, allele trội tương
ứng A không gây bệnh. Bệnh mù màu đỏ – xanh lục do allele lặn b nằm trên vùng không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, allele trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Sơ đồ phả hệ
sau mô tả sự di truyền của 2 bệnh này trong một gia đình.
Biết rằng không
phát sinh các đột
biến mới ở tất cả
các cá thể trong
phả hệ. Cặp vợ
chồng III10 – III11
trong phả hệ
sinh con đầu
lòng không bị cả 2 bệnh, xác suất để đứa trẻ này không mang allele bệnh là bao nhiêu?
A. 7/9. B. 4/7. C. 3/7. D. 4/9.
Câu 36. Ở một giống lúa mì, màu sắc hạt do 2 cặp gene phân ly độc lập tương tác theo kiểu cộng gộp
cùng quy định. Trong đó, mỗi alen A, B đóng góp một lượng sắc tố đỏ như nhau và các alen a, b không
đóng góp sắc tố; điều này dẫn đến kiểu gene càng có nhiều alen trội thì hạt có màu càng đậm. Sự tương
tác này tạo thành một dãy màu sắc hạt từ trắng → hồng → đỏ nhạt → đỏ → đỏ đậm. Đem cây hạt đỏ
đậm thụ phấn cho cây hạt trắng; thu được F1 và các cây này đều cho hạt có màu đỏ nhạt. Sau đó cho
các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2. Theo lí thuyết, khẳng định nào sau đây về F2 là đúng?
A. Ở F2, cây có kiểu gene mang 3 allele trội sẽ cho hạt màu đỏ nhạt.
B. Ở F2, tỉ lệ cây có hạt màu trắng xấp xỉ tỉ lệ cây có hạt màu đỏ.
C. Ở F2, các cây có hạt màu đỏ chiếm tỉ lệ lớn hơn 35%.
D. Chọn một cây có hạt đỏ ở F2 tự thụ phấn, đời con không xuất hiện cây có hạt màu trắng.
Câu 37. Ở một loài động vật lưỡng bội, xét phép lai ♂AaBb x ♀aaBb. Biết rằng trong quá trình giảm
phân, cơ thể cái hoàn toàn bình thường, một số tế bào sinh dục đực có cặp NST chứa gene Aa không
phân ly trong giảm phân 2, giảm phân 1 bình thường. Trên lý thuyết thì trong các kiểu gene sau, hợp
tử đời con có thể xuất hiện bao nhiêu loại kiểu gene?
I. AaBB. II. AAaBb. III. AaaBb. IV. abb.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 38. Ở một loài thực vật lưỡng bội, ngẫu phối, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy
định hoa trắng. Tại thế hệ đang khảo sát, quần thể có đầy đủ kiểu gene và tần số A gấp đôi a. Theo
thuyết tiến hóa hiện đại, nếu quần thể chỉ chịu tối đa tác động của một nhân tố tiến hóa, phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Nếu đột biến gene xảy ra, sau vài thế hệ, tần số a có thể sẽ gấp đôi tần số A.
B. Nếu tần số A vẫn gấp đôi a nhỏ qua các thế hệ thì quần thể này không chịu tác động của các hân
tố tiến hoá.
C. Nếu thế hệ sau có 1/16 hoa trắng thì chứng tỏ chọn lọc tự nhiên đã tác động trực tiếp lên allele a.
D. Nếu các cây dị hợp đều không sinh sản, thế hệ sau sẽ có hoa đỏ chiếm 96%.

6
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 39. Ở một loài hoa mõm chó, khả năng chuyển tiền chất (trắng) sang sắc tố đỏ do một enzyme X
tác động. Enzyme này được mã hóa bởi một locus gene gồm 2 alen là W và w. Mức độ biểu hiện màu
sắc hoa của từng kiểu gene (WW, Ww, ww) liên quan đến lượng sắc tố tổng hợp thay đổi tùy thuộc
vào nhiệt độ trong giới hạn sinh thái của loài (từ 10 – 45oC) được thể hiện trong biểu đồ sau:
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Kiểu gene WW có mức phản ứng rộng hơn cả.
II. Xét về khả năng quy định màu sắc hoa, alen W trội hơn
alen w nhưng mức độ trội thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ.
III. Trong giới hạn sinh thái của loài này, nhìn chung hoạt
tính của enzyme X có xu hướng tăng lên khi nhiệt độ tăng.
IV. Ở nhiệt độ thấp hơn 10oC, nhiều khả năng một cây có
kiểu gene Ww của loài này sẽ cho hoa màu trắng.
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Câu 40. Hai loài cỏ chăn nuôi A, B cùng chi sống lâu năm phân bố hầu như tách biệt ở hai vùng đất
chua và đất kiềm đá vôi. Cả hai loài đều sinh trưởng tốt khi được trồng riêng rẽ trên cả hai loại đất. Đồ
thị và biểu đồ dưới đây thể hiện kết quả sinh trưởng và tỷ lệ này mầm của hạt của cả hai loài khi trồng
chung trên mỗi loại đất.

Từ kết quả nghiên cứu, có bao nhiêu phát biểu sau đúng.
I. pH đất làm thay đổi ưu thế cạnh tranh của mỗi 2 loài A, B khi sống chung.
II. Trong tự nhiên, loài A phân bố chủ yếu ở đất kiềm và loài B phân bố chủ yếu ở đất chua.
III. Nếu cả 2 loài này có chung một tổ tiên ban đầu, nhiều khả năng đây là kết quả tiến hóa từ một loài
thích nghi với điều kiện sống ở vùng đất chua.
IV. Tỉ lệ nảy mầm của loài A luôn cao hơn hoặc bằng chứng tỏ loài A có tiềm năng sinh học cao hơn
loài B.
V. Nếu một trong hai loài biến mất thì loài kia sẽ mở rộng khu phân bố.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

7
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

ĐÁP ÁN

1. B 2. A 3. A 4. B 5. C 6. B 7. C 8. B 9. C 10. A
11. C 12. D 13. A 14. B 15. B 16. A 17. C 18. A 19. B 20. A
21. A 22. A 23. B 24. A 25. B 26. A 27. C 28. B 29. B 30. C
31. C 32. D 33. D 34. A 35. C 36. D 37. B 38. D 39. C 40. C

You might also like