You are on page 1of 26

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH
----

TIỂU LUẬN NHÓM NĂM HỌC 2023-2024


MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về vấn đề bạo lực gia đình hiện nay tại
nơi bạn sinh sống và biện pháp ngăn chặn
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ THƯƠNG
DHCDT18B 420300332534 NHÓM 10
TÊN NHÓM TRƯỞNG: MSSV SĐT
NGUYỄN HOÀNG KHANG 22714281 0974295136
TÊN CÁC THÀNH VIÊN
BÙI ĐỨC ANH 22690101 0827714399
LÊ HỮU BẰNG 22715191 0866105256
NGUYỄN THÁI DƯƠNG 22694071 0386225405
LÊ BÙI TUẤN HƯNG 21085161 0357568901
TRƯƠNG TAM PHONG 22652541 0374825487
VÕ THẾ PHIỆT 22633681 0835922799
NGUYỄN THANH NAM 22656061 0937823894

TP.HCM, ngày 15 tháng 9 năm 2023


DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VS KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
THEO NHÓM:
STT HỌ và TÊN Mã số SV Nội Thời Kết quả Điểm Điểm
dung gian thực thực của của GV
phân hiện hiện nhóm
công

1 Bùi Đức Anh 22690101 Nội dung 24/8/2023 Đạt


I.1 đến
20/9/2023

2 Lê Hữu Bằng 22715191 Nội dung 24/8/2023 Đạt


I.2 đến
20/9/2023

3 Nguyễn Thái 22694071 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Dương I.3 đến
20/9/2023

4 Lê Bùi Tuấn 21085161 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Hưng II.1 đến
20/9/2023

5 Nguyễn 22714281 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Hoàng Khang II.2 đến
20/9/2023

6 Trương Tam 22652541 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Phong II.3 đến
20/9/2023

7 Võ Thế Phiệt 22633681 Nội dung 24/8/2023 Đạt


II.4 đến
20/9/2023

8 Nguyễn 226656061 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Thanh Nam III đến
20/9/2023

1
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU............................................................................................................3
1 Lý do chọn tiểu luận....................................................................................................3
2 Mục đích nghiên cứu...................................................................................................5
3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG TIỂU LUẬN................................................................................5
1.lý luận về chủ đề tiểu luận..........................................................................................5
1.1 Khái niệm...............................................................................................................5
1.2 Đặc điểm và biểu hiện...........................................................................................6
1.3 Hậu quả..................................................................................................................7
2 Thu thập, điều tra thực trạng chủ đề của bài tiểu luận...........................................8
2.1 Tỉ lệ phụ nữ bị chồng/ bạn tình bạo lực..............................................................8
2.2 Bạo lực đối với trẻ em, các khía cạnh bạo lực liên thế hệ.................................8
2.3 Thái độ và nhận thức của phụ nữ........................................................................9
2.4 Hậu quả của vi phạm cộng đồng chống đối phụ nữ........................................12
3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình..................................................................13
3.1 Bất bình đẳng giới...............................................................................................14
3.2 Do vấn đề kinh tế trong gia đình.......................................................................14
3.3 Thiếu thấu hiểu và cảm thông...........................................................................15
3.4 Do nghiện ngập cờ bạc,.......................................................................................16
3.5 Do tính cách trình độ học vấn............................................................................16
3.6 Do hiểu biết còn hạn chế.....................................................................................17
4 Những biện pháp góp phần cải thiện thực trạng và nguyên nhân nói trên.........18
4.1 Ngăn ngừa và cải thiện khách quan..................................................................18
4.2 Ngăn ngừa và cải thiện chủ quan......................................................................19
4.3 Nhu cầu trợ giúp.................................................................................................19
PHẦN III: KẾT LUẬN...................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................22
PHỤ LỤC.........................................................................................................................22

2
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn tiểu luận.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là
đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình”. Gia đình là một
nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thuận theo lẽ đó, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII – (Đảng Cộng Sản Việt
Nam) cũng đã xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,
văn minh”. Qua đó ta có thể thấy gia đình hạnh phúc đó vừa là động lực to lớn
cũng như là mục tiêu đối với mỗi cá nhân và toàn thể xã hội.
Nhưng trong bối cảnh mà xã hội phát triển nhanh đến mức chóng mặt trong các
lĩnh vực như hiện nay. Thì mỗi cá nhân phải đối mặt với vô vàn vấn đề mỗi ngày,
chính vì lẽ đó mà việc mưu cầu gia đình hạnh phúc là việc không hề đơn giản trong
xã hội hiện đại, thậm chí là có phần rất khó khăn. Nhìn vào thực tế, thực trạng bạo
lực gia đình đang là vấn đề nhức nhối, nan giải của hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về
thể chất cũng như là tinh thần và kinh tế của thành viên này đối với thành viên
khác trong gia đình. Bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như
đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần,
cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đình cũng như xã hội, bao vây kinh
tế, kiểm soát tiền bạc…Nạn nhân của bạo lực gia đình chiếm đa số hầu hết là phụ
nữ và trẻ em, số ít còn lại là nam giới.
Tại Hoa Kỳ, theo thổng kê của Liên minh quốc gia Chống bạo lực gia đình
(National Coalition Against Domestic Violence) trung bình mỗi phút thì có gần 20
người bị ngược đãi thể chất bởi người thân trong gia đình hoặc bạn tình bên cạnh
đó, mỗi năm cứ 15 trẻ em thì sẽ có 1 trẻ em đối mặt với bạo lực gia đình. Cũng
một thống kê khác, bởi Viện Y tế và Phúc lợi Úc (Australian Institute of Health
and Welfare) ước tính có khoảng 3.8 triệu người Úc trưởng thành (20% dân số) đã
trải qua bạo lực gia đình kể từ 15 tuổi. Còn tại các nước Châu Phi, có đến khoảng

3
51% phụ nữ châu Phi báo cáo rằng bị chồng đánh đập nếu như họ ra ngoài mà
không có sự cho phép, bỏ bê con cái, cãi lại mệnh lệnh hoặc từ chối quan hệ tình
dục (Theo tạp chí Ngân hàng Thế giới, ngày 18 tháng một, 2016). Một số liệu điều
tra toàn cầu của Liên đoàn Phụ nữ quốc tế cũng đã cho thấy, bạo lực gia đình đang
là mối đe doạ cuộc sống của 30% trong tổng số 270 triệu gia đình sống trên lục địa
(Theo tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4/2008).
Bấy nhiêu đó là những con số không hề nhỏ. Riêng ở Việt Nam, những hành vi
bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó
lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Trong giai đoạn 2009 -
2021, theo thống kê từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp từ báo cáo của
các tỉnh thành, số vụ bạo lực gia đình diễn ra tại các địa phương trên cả nước là
324.641 vụ. Đối với Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt
Nam, năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12
tháng và cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình
dục. Bất ngờ hơn hết là 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác lẫn tình dục mà
không tìm kiếm sự giúp đỡ. Kết quả điều tra này cũng cho thấy năm 2019, bạo lực
gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP. Cũng theo nghiên cứu do Viện
Nghiên cứu gia đình và Giới thực hiện năm 2019 chỉ ra rằng, 69% trẻ em cho biết
đã từng bị bố mẹ xử phạt bằng bất kỳ hình thức nào như đánh, đấm, đạp, tát… và
31,6% cha mẹ thừa nhận họ đã xử phạt con bằng hình thức bạo lực. Đáng chú ý,
trẻ em cũng là nhóm xã hội có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục trong gia đình.
Ngoài ra các hành vi bạo lực với người cao tuổi cũng diễn ra hết sức phổ biến như:
bỏ mặc không quan tâm về tình cảm, không quan tâm, chăm sóc ăn uống, thuốc
men, bên cạnh các hành vi khác như bị ép buộc lao động, bị tranh giành tài sản
thừa kế, bị đập phá tài sản, tịch thu tiền, bị coi thường, sỉ nhục, quát mắng, dọa
nạt .
Hậu quả mà bạo lực gây ra là hết sức nghiêm trọng không chỉ đối với người bị
bạo lực trong gia đình (thường là phụ nữ, trẻ em và người già) gây tổn thương đến

4
cuộc sống, sức khỏe lẫn danh dự mà hơn hết còn ảnh hưởng đến cộng đồng và xã
hội, sai lệch với các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho các tệ nạn xã hội như:
mại dâm, ma túy, người lang thang cơ nhỡ, nạn buôn bán người… Tất cả điều đó
làm băng hoại đi các giá trị đạo đức trong gia đình và xã hội.
Do đó, tìm hiểu các biện pháp ngăn chặn cũng như công tác phòng chống bạo
lực gia đình có vai trò quan trọng to lớn đối với mỗi cá nhân hay một gia đình
riêng lẻ mà còn là toàn xã hội.

Với ý nghĩa to lớn đó, nhằm giúp đỡ những đối tượng đã và đang bị bạo hành gia
đình cũng như những đối tượng chưa từng, có cái nhìn bao quát, tổng thể về bạo
lực gia đình, nhóm sinh viên thuộc trường Đại học Công nghiệp TP.HCM chọn chủ
đề: “Tìm hiểu về vấn đề bạo lực trong gia đình hiện nay tại nơi bạn sinh sống và
biện pháp ngăn chặn”. Với chủ đề này, nhóm sinh viên muốn được đóng góp một
phần công sức để ngăn chặn bạo lực gia đình và hy vọng góp các biện pháp ngăn
chặn kịp thời và hiệu quả tốt nhất.

2 Mục đích nghiên cứu.

Tìm hiểu về thực trạng và nguyên nhân của vấn đề bạo lực trong gia đình ở Việt
Nam hiện nay. Làm rõ nguyên nhân hậu quả để từ đó để xuất các biện pháp ngăn
chặn cũng như tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia trong ngành tâm lý quản lý,
và dư luận xã hội về vấn đề bạo lực gia đình. Giáo dục, nâng cao nhận thực về thực
trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam.

3 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp thu thập thông tin: đọc tài liệu, sách, báo chí điện tử và các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Phương pháp xử lí thông tin: định lượng, phân tích và tổng hợp.

PHẦN II: NỘI DUNG TIỂU LUẬN


1.lý luận về chủ đề tiểu luận
1.1 Khái niệm

5
Theo Luật số 13/2022/QH15 của Quốc hội: Luật phòng, chống bạo lực gia đình :
- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác
trong gia đình.
-Bạo lực gia đình được phân loại theo các hình thức sau đây:
+Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn
thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
+Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh
dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
+Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành
viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…).
+Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các
quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

1.2 Đặc điểm và biểu hiện.

Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng;
Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường
xuyên về tâm lý;
Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ
em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi,
người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành
viên gia đình là trẻ em;
Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia
đình;
Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành
mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

6
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và
cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh,
đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên
khác trong gia đình;
Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra
tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

1.3 Hậu quả

Đối với người gây ra Bạo lực gia đình:


 Tạo ra thói quen bạo lực khi nóng giận;
 Bị gia đình né tránh, xã hội công kích, ghét bỏ;
 Có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Hậu quả đối với trẻ em:
 Khi chúng chứng kiến hay hứng chịu bạo lực gia đình thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng
đến sức khỏe, sự hình thành nhân cách, trở nên lì lợm, phá phách, bỏ học,…
rồi chơi với bạn xấu, và nguy cơ dấn thân vào con đường phạm tội là rất lớn.
Đối với gia đình:
 Gây ra sự đổ vỡ trong hôn nhân; tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
rạn nứt.

7
Đối với cộng đồng xã hội:
 Gây mất trật tự xã hội, là cơ hội phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm
sút nguồn lao động, cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội.
2 Thu thập, điều tra thực trạng chủ đề của bài tiểu luận
2.1 Tỉ lệ phụ nữ bị chồng/ bạn tình bạo lực

-Năm 2019, gần 2 trong 3 phụ nữ (62,9%) đã từng bị một hoặc nhiều hình thức bạo
lực về thể chất,tình dục, tinh thần và kinh tế và bị chồng kiểm soát hành vi trong
đời và 31,6% hiện tại ( năm 2019)
-Cứ bốn phụ nữ đã từng kết hôn/bạn tình ở Việt Nam thì có một người bị bạo lực
thể xác do chồng gây ra trong đời .
-Tỷ lệ phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục là thước đo được sử dụng
thường xuyên nhất để đánh giá bạo lực do chồng/bạn tình gây ra . Ở Việt Nam, cứ
ba phụ nữ thì có một người (32,0%) đã từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục trong
đời và con số này hiện là 8,9% (trong 12 tháng qua năm 2019 ). Tỷ lệ ở nông thôn
cao hơn thành thị.
Hình 1: Tỷ lệ bạo lực về thể chất, tình dục, tinh thần và kinh tế cũng như hành vi
kiểm soát của chồng trong đời và 12 tháng qua , Việt Nam 2019

2.2 Bạo lực đối với trẻ em, các khía cạnh bạo lực liên thế hệ

8
Trong cuộc khảo sát, tất cả phụ nữ có con từ 5 đến 12 tuổi đều được hỏi các câu
hỏi về sức khỏe và hạnh phúc của con cái họ trước khi được hỏi về trải nghiệm bạo
lực.
Những phụ nữ từng bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục thì ở con cái họ có
nhiều khả năng bộc lộ các vấn đề về hành vi hơn như thường xuyên gặp ác mộng
và im lặng hoặc thu mình bất thường....
Trong số những phụ nữ từng bị chồng bạo lực thể xác, phần lớn cho biết con cái
họ đã chứng kiến hoặc nghe lỏm vụ bạo lực (61,4%).
Trong cuộc khảo sát, tất cả phụ nữ có con từ 5 đến 12 tuổi đều được hỏi các câu
hỏi về sức khỏe và hạnh phúc của con cái họ trước khi được hỏi về trải nghiệm bạo
lực.
Hình 2: Tình trạng sức khỏe con trẻ em từ 5 -12 tuổi của phụ nữ bị bạo lực thể xác
hoặc tình dục do chồng chia sẻ theo trải nghiệm của họ

Trong nghiên cứu định tính với nạn nhân/người sống sót sau bạo lực, phụ nữ nhận
ra rằng con cái họ đã chứng kiến bạo lực. Mặc dù nghiên cứu định tính không tập
trung vào việc đo lường tác động của bạo lực đối với sức khỏe của trẻ em, nhưng
các nhận xét đưa ra cho thấy việc chứng kiến bạo lực có tác động tiêu cực đến trẻ
em.

9
2.3 Thái độ và nhận thức của phụ nữ

Hơn một phần ba phụ nữ ở Việt Nam có thái độ ủng hộ nam giới trong vai trò
người ra quyết định và chủ gia đình (35,9%). Tỷ lệ phụ nữ ở nông thôn có những
quan điểm này có tỉ lệ cao hơn so với thành thị . Sự đồng ý với các chuẩn mực ở
những phụ nữ có trình đọ học vấn thấp hoặc không có học cao hơn so phụ nữ có
trình độ học vấn chính quy. Mối liên hệ giữa thái độ và giáo dục cho thấy những
thái độ có hại có thể được giảm thiểu bằng cách tăng trình độ học vấn.
Hình 3 : Tỷ lệ phụ nữ cho biết họ đồng ý với các nhận định cụ thể về vai trò giới,
theo địa phương, Việt Nam 2019

Những thái độ được thể hiện ở phụ nữ ở nông thôn rỏ hơn phụ nữ ở đô thị . Phân
chia các phát hiện theo nhóm tuổi cho thấy chỉ có 1/10 (11,4%) phụ nữ trong độ
tuổi 18-24 đồng ý với nhận định “người vợ tốt nên vâng lời chồng”, so với 4/10
phụ nữ từ 50 tuổi trở lên (41,3%). (Hình 4 ).
Hình 4 : Tỷ lệ phụ nữ đồng ý với nhận định “vợ tốt phải vâng lời chồng ngay cả
khi chồng không đồng ý” trên tổng số phụ nữ theo nhóm tuổi, Việt Nam 2019

10
Hơn một nửa số phụ nữ được phỏng vấn (51,8%) có một hoặc nhiều niềm tin rằng
họ biện minh hoặc dung túng cho việc đàn ông bạo lực với vợ vì cô ấy không
chung thủy (45,2%) hoặc không “chăm sóc con cái”. ” (27,0 phần trăm) (Hình 5).
Những niềm tin này cũng được ủng hộ mạnh mẽ bởi những người sống ở nông
thôn nhiều hơn ở thành thị và ở phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn. Phụ nữ là nạn
nhân của bạo lực cũng có xu hướng bào chữa và bào chữa cho hành vi bạo lực do
chồng gây ra nhiều hơn so với những phụ nữ chưa từng bị bạo lực.
Hình 5: Tỷ lệ phụ nữ cho biết họ đồng ý với những “lý do chính đáng” cụ thể để
đàn ông đánh vợ/bạn tình, Việt Nam 2019

11
2.4 Hậu quả của vi phạm cộng đồng chống đối phụ nữ

Tác động của bạo lực đối với phụ nữ có thể biểu hiện theo nhiều cách. Nó có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe của cô ấy, con cái và các khía cạnh khác của cuộc sống
hàng ngày. Phụ nữ có thể bị tổn thương trực tiếp về thể chất nhưng cũng có thể
thấy những tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần và khả năng kiếm thu
nhập.

2.4.1 Chấn thương do bạo lực

Gần một phần tư (23,3%) phụ nữ từng bị chồng/bạn tình bạo lực thể xác và/hoặc
tình dục cho biết họ bị thương do bạo lực đó. Phần lớn những phụ nữ này bị
thương nhiều hơn một lần và cứ năm phụ nữ thì có một người (21,8%) bị thương
nhiều lần trong đời.
Gần một phần mười phụ nữ (8,0%) từng bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình
dục, bạo lực là do bị tổn thương đến mức cần được chăm sóc y tế. Trong số
những phụ nữ cần được chăm sóc sức khỏe do bị thương, 2/3 (66,3%) thực tế đã
được chăm sóc sức khỏe

12
Trong số những người được chăm sóc sức khỏe, gần 1/10 (9,2%) phải nhập viện
do chấn thương.
Chưa đến một nửa (44,6%) phụ nữ Việt Nam tìm kiếm sự chăm sóc y tế .

2.4.2 Tác động đến sức khỏe tâm thần

Trong cuộc khảo sát năm 2019, Thang đo đau khổ tâm lý Kessler (K6+) đã được
giới thiệu để đo lường mối liên hệ giữa bạo lực do chồng/bạn tình gây ra và đau
khổ tâm lý. Những người trả lời nhận được điểm từ 0 đến 24. Những người có
điểm từ 13 đến 24 được phân loại là có thể mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng và
những người có điểm từ 0 đến 12 có thể không mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng
Những phụ nữ từng bị chồng/bạn tình bạo lực thể xác và/hoặc tình dục có nguy
cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn gấp ba lần so với những phụ nữ chưa từng bị
chồng/bạn tình bạo lực. So sánh điểm số trên thang điểm K6+ (Hình 14) cho thấy
tỷ lệ phụ nữ từng bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục cao hơn.
Hình 6: Các vấn đề sức khỏe tâm thần theo thang Kessler, theo trải nghiệm của
phụ nữ về bạo lực thể xác và/hoặc tình dục do chồng gây ra, Việt Nam 2019

3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình:

13
Ta vừa tìm hiểu về những biểu hiện, cử chỉ hành vi của bạo lực gia đình thông qua
phần trên. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến những vấn nạn như thế? Chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

3.1 Bất bình đẳng giới:

Việc bạo hành gia đình xảy ra rất thường xuyên và đây là vấn đề nhức nhối trong
xã hội, nhất là trong xã hội của nước ta hiện nay. Mặc dù so với trước kia việc bình
đẳng giới giữa nam và nữ đã có những phát triễn nhất định, nhưng vẫn còn một bộ
phận lớn người dân đặc biệt là vùng nông thôn có tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Được nuôi dạy trong môi trường như thế này người đàn ông có xu hướng trở nên ít
kỷ, gia trưởng,coi thường vai trò của người phụ nữ trong gia đình,...
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực gia đình. Khi sống
trong một gia đình truyền thống lạc hậu như thế này có những lý do dẫn đến việc
bị bạo hành của người phụ nữ trong gia đình là rất vô lí. Ta có thể lấy ví dụ như
việc sinh con trai hay gái, quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong nhận
thức của các kiểu gia đình cổ hữu như thế này. Người phụ nữ không sinh được con
trai sẽ bị cả gia đình, giồng họ chồng miệt thị, bị chồng chán chê bạo hành,...Sau
một thời gian dài bị bạo hành một số người phụ nữ có xu hướng không phản kháng
chấp nhận số phận.
Không chỉ người phụ nữ bị bạo hành trong một gia đình như thế này mà những
đứa trẻ cũng chính là nạn nhân đặc biệt là bé gái. Quan niệm trọng nam khinh nữ
vô hình chung làm giảm đi sự yêu thương của gia đình dành cho con gái. Sự ưu ái
của ông, bà, cha, mẹ dành cho con trai hơn cũng là một vết thương lòng lòng cho
các bé gái vì bị đối xử bất công từ bé,gây là những vấn đề tâm lý hết sức nguy
hiểm. Thậm chí có các gia đình trọng nam khinh nữ đến nỗi bạo hành các con gái,
gây ra các ám ảnh tâm lý sâu sắc cho các bé sau này.

3.2 Do vấn đề kinh tế trong gia đình

14
Đây là một vấn đề nhạy cảm nhưng rất thực tế trong xã hội phát triển hiện nay.
Phần lớn các vụ bạo hành gia đình xảy ra là do vấn đề kinh tế, tiền bạc. Chúng ta
phải chấp nhận hiện thực rằng “ có tiền chưa chắc mua được hạnh phúc, nhưng
không có tiền thì sẽ khó có hạnh phúc”. Thật như vậy, khi lâm vào tình cảnh khốn
cùng thì con người ta thường mất tỉnh táo, hay nóng nảy làm cho chất lượng cuộc
sống gia đình đã khó khăn này càng thêm không hạnh phúc. Những cuộc cãi vã
thậm chí ra ẩu đả thường xuyên xảy ra, gây rạn nứt tình cảm gia đình. Những đứa
trẻ là thiệt thòi nhất vì lúc nào cũng phải chứng kiến cảnh gia đình “ cơm không
lành, canh không ngọt”.
Có một số gia đình vấn đề mâu thuẫn không liên quan đến điều kiện kinh tế gia
đình mà liên quan đến thu nhập mà người vợ và người chồng kiếm được.Chủ thể
bạo hành ở đây thường là người có thu nhập cao hơn. Có một số người kiếm được
tiền nhiều hơn liền xem mình là nhân tố quan trọng nhất trong gia đình, bắt các
thành viên trong gia đình phải nghe lời, phục tùng và áp đặt suy nghĩ của mình lên
người khác. Người chồng kiếm được nhiều tiền hơn thì bắt vợ con phải nghe lời
mình sinh ra thói gia trưởng bắt người khác phải phục tùng mình với cái suy nghĩ
ích kỉ rằng mình làm ra tiền nhiều hơn thì mình có nhiều quyền hành hơn trong gia
đình. Người vợ kiếm nhiều tiền hơn thì sinh ra tâm lý xem thường chồng mình, chì
chiết làm cho người đàn ông có cảm giác yếu kém, lâu ngày sinh ra ức chế. Đều
này giải thích vì sao mà đàn ông có vợ giỏi vợ đẹp mà vẫn đi ngoại tình.

3.3 Thiếu thấu hiểu và cảm thông

Ta có thể thấy, việc cảm thông và chia sẻ của các thành viên trong gia đình là vô
cùng quan trọng. Để đi đến hôn nhân thì phải trãi qua quá trình yêu thương, tìm
hiểu thật kĩ về đối tượng kết hôn rồi mới đưa ra quyết định. Không phải ai cũng
may mắn có được một cuộc hôn nhân trọn vẹn, có rất nhiều người do không tìm
hiểu kĩ hay bất đồng quan điểm dẫn lỡ một hay nhiều nhiều lần đò.Hậu quả của
những cuộc hôn nhân đỗ vỡ ấy là những đứa ngây thơ chưa quyết định được cuộc

15
đời mình, phải chứng kiến sự chia ly của cha mẹ. Và cũng chính những đứa trẻ này
là nguồn cơn và đối tượng của bạo lực gia đình.
Ông bà xưa có câu “ Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con
chồng”, đây là vấn đề nhức nhối của xã hội từ xưa đến nay. Các cuộc bạo hành với
con riêng của chồng hay của vợ trong cuộc sống chúng ta không hiếm có thể bắt
gặp được. Chính sự thiếu cảm thông, lòng vị tha đã dẫn đến các cuộc bạo hành thể
xác lẫn tinh thần những đứa trẻ vô tội.
Những cuộc bạo hành kiểu này không chỉ gói gọn trong phạm vi suy nghĩ và cử chỉ
của vợ hoặc chồng mà còn có ở ông, bà, các anh chị em trong gia đình. Những
người lớn tuổi sẽ có cái nhìn không thiện cảm với con dâu hay con rễ đã từng kết
hôn và có con trước đó. Họ không nghĩ đến sự bất hạnh của người khác trước đó
mà họ chỉ nhìn thấy sự thiệt thòi của con cái mình, dẫn đến có những hành vi bạo
hành về thể xác lẫn tinh thần và tất nhiên những đứa con riêng của họ cũng không
là trường hợp ngoại lệ. Về phần các đứa trẻ trong gia đình, con riêng của vợ và con
riêng của chồng thường sẽ có xu hướng ganh ghét nhau, dẫn đến tranh cải thậm chí
là ẩu đã.
Những điều ấy cho ta thấy, các thành viên trong gia đình kiểu này nên có những
cảm thông thấu hiểu lẫn nhau, có thế gia đình mới đầm ấm, thuận hòa.

3.4 Do nghiện ngập cờ bạc,..

Trong một gia đình có một người nghiện ngập, cờ bạc thì không ít thì nhiều gia
đình đó sẽ xảy ra tình trạng bạo lực gia đình. Những người thường xuyên lạm dụng
chất kích thích như rượu bia, ma túy,... lâu ngày dẫn đến vấn đề thần kinh không
bình thường. Trường hợp chồng say xỉn đánh vợ,đợ con, chửi cha mắng mẹ là
không hiếm trong xã hội hiện nay. Có những gia đình có người thân nghiện ngập
càng đáng thương hơn, có các thành phần sử dụng ma túy vào dẫn đến ngáo có các
hành vi thiếu chuẩn mực thậm chí là phi đạo đức với những người thân của mình.
Tác hại của chất kích thích là vô cùng lớn nó không chỉ là mầm mống của bạo lực
gia đình mà còn là mầm mống của các tệ nạn xã hội khác.

16
Nghiện cờ bạc cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình. Những cuộc cãi vã
bạo hành sẽ thường xuyên xảy ra trong những gia đình như thế này. Trẻ em được
sinh ra và nuôi dạy trong một môi trường như thế này có thể ảnh hướng rất nhiều
về suy nghĩ của những người lớn, phát triển nhân cách không lành mạnh.

3.5 Do tính cách trình độ học vấn

Những kiểu bạo hành như thế này sẽ thường xảy ra ở vùng nông thôn, vùng núi
nơi có trình độ dân trí thấp. Ở những vùng như thế này do xã hội chưa quá phát
triển những quan niệm phong kiến vẫn còn khắc sâu trong tư tưởng của người dân
nơi đây. Vì thế tình trạng “chồng chúa, vợ tôi” được người dân nơi đây xem như lẽ
thường tình.Người phụ nữ hình thành thói quen chịu đựng nên dễ trở thành đối
tượng của bạo lực gia đình.
Đối với những người có học vấn cao cũng có hành vi bạo lực gia đình. Họ tự cho
mình là thông minh, giỏi giang nên sinh ra suy nghĩ khinh thường người khác, bắt
người ta phải làm theo ý kiến và phục tùng mình.
Cũng có những người bạo hành gia đình là do tính cách và bản chất con người đó.
Tính cách này có thể hình thành khi người đó sống trong một gia đình có người
bạo hành trước đó, họ học theo một cách vô thức rồi hình thành tính cách và bản
chất con người. Có những người vì quá nóng nảy, tính khí thất thường, đa nghi
cũng là kẻ thường xuyên thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Đối với những người
như thế này thì đàn ông sẽ có xu hướng bạo hành bằng bạo lực hành động với các
thành viên trong gia đình. Còn phụ nữ thường sẽ có hành vi bạo lực ngôn từ.

3.6 Do hiểu biết còn hạn chế

Việc bạo hành trong gia đình xảy ra thường xuyên và không có dấu hiệu chấm dứt
là do người bị bọ hành có kiến thức pháp luật còn hạn chế về vấn đề này. Tất cả
hành vi làm tổn hại đến thể chất và tinh thần trong gia đình điều được cấu thành tội
danh bạo lực gia đình. Có những người khi bị bạo lực gia đình thay vì tìm đến cơ
quan chức năng để được hỗ trợ lại chọn cách nhẫn nhịn, hy vọng đối phương thay

17
đổi. Đó là một suy nghĩ sai lầm người có hành vi bạo hành sẽ có xu hướng tăng
mức độ bạo hành lên cao hơn nữa vì vậy cần phải có biện pháp răng đe kịp thời để
bảo vệ chính mình, nếu đối tượng không có thay đổi thì nên xem xét thoát ra khỏi
mối quan hệ độc hại đó.
Mỗi người chúng ta nên tìm hiểu thật kỉ vấn đề này trước khi kết hôn, để có thể
bảo vệ mình không bị lạm dụng bạo lực gia đình.

4 Những biện pháp góp phần cải thiện thực trạng và nguyên nhân nói trên.

Như đã chia sẻ ở trên, bạo lực gia đình có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc ảnh
hưởng đến cá nhân và cả cộng động. Chính vì thế, bản thân chúng ta cần phải có ý
thức hơn về việc phòng chống và ngăn chặn hành vi bạo lực này bằng các cách
sau:

4.1 Ngăn ngừa và cải thiện khách quan

4.1.1 Tuyên truyền, giáo dục

Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì phòng ngừa chính là yếu tố được nêu
lên hàng đầu. Trong đó, cần chú trọng nhiều hơn đến công tác giáo dục, tuyên
truyền đối với gia đình, tư vấn và hòa giải phù hợp với phong tục, truyền thống văn
hóa, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta. Các cơ quan, tổ chức cần tích cực đưa ra các
thông tin, nội dung về phòng và chống bạo lực gia đình. Đồng thời, tư vấn, góp ý
và trực tiếp phê bình trong cộng đồng về tình trạng bạo lực gia đình.

4.1.2 Phát hiện và báo tin về bạo lực gia đình

Ngay khi phát hiện được hành vi bạo lực gia đình, người dân cần tiến hành báo tin
kịp thời đến cơ quan công an gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc với
những người đứng đầu trong cộng động dân cử để tìm hiểu và giải quyết sự việc.
Các cơ quan khi nhận được tin báo hoặc phát hiện ra hành vi bạo lực gia đình cần
phải có trách nhiệm kịp thời để xử lý. Đồng thời cần phải bảo vệ nhân thân hoặc
trong các trường hợp cần thiết cần bảo vệ người báo tin.

18
4.1.3 Biện pháp ngăn chạn và bảo vệ

Để tránh những thiệt hại to lớn về thể chất, tinh thần và cả tính mạng thì mỗi chúng
ta cần có ý thức hơn trong việc ngăn chặn và bảo vệ người bị bạo hành. Khi nhận
thấy hành vi bạo hành gia đình, cần phải:
-Buộc chấm dứt ngay hành vi tiêu cực
-Theo dõi và cấp cứu cho nạn nhân bị bạo hành gia đình
-Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo đúng quy định của pháp luật đối với cơ
quan có thẩm quyền
-Cấm người gây bạo hành gia đình đến gần nạn nhân hoặc sử dụng các phương tiện
thông tin để liên lạc, đe dọa nạn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và
Điều 21 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

4.2 Ngăn ngừa và cải thiện chủ quan

4.2.1 Hạ nhiệt hành vi bạo lực

Hạ nhiệt có nghĩa là khi chồng nóng thì vợ bớt lời, làm cho chồng nguôi ngoai, sau
đó tìm cơ hội thích hợp khuyên lơn để người chồng thấy rằng hành vi bạo hành
vừa qua là một sai lầm cần thay đổi. Ngược lại nếu người vợ cũng nóng tính vì
muốn chứng minh mình chính là nạn nhân oan ức của sự sai lầm do chồng gây ra,
đứng trên cương vị người vợ, chúng ta cũng hành động nói năng như người chồng
thì chỉ “đổ dầu vào lửa”.

4.2.2 Giúp đỡ thay đổi tâm tính

Sau khi đã hạ nhiệt được cơn nóng giận của người chồng thì người vợ phải biết tư
vấn, bao gồm lắng nghe lý do tại sao chồng mình lại hành động như vậy, sau đó
tâm sự giải bày. Qua tâm sự, người chồng có thể nhận ra vợ chính là người lo lắng,
thương mình nhiều nhất. Tuy nhiên, thực tế nhiều người vợ lại không hiểu và cư
xử như tâm hạnh bồ tát để tháo gỡ tình huống đổ nát trở thành lành lặn.

19
4.3 Nhu cầu trợ giúp

Nếu hai nỗ lực nhường nhịn và tư vấn hỗ trợ không thành công thì không còn cách
nào khác, nạn nhân cần sáng suốt để có thái độ cầu viện trợ.
Đối với người thực hiện bạo lực bằng hành động thì phải bị phạt làm các công tác
từ thiện chăm sóc người già, bệnh, xấu xí. Trong lúc chắm sóc từ vệ sinh cá nhân
đến dìu dắt người già, người có hành vi bạo lực sẽ khỏi niệm so sánh rằng vợ mình
đẹp hơn nhiều, đáng nâng niu hơn nhiều, để rồi từ đó tự thay đổi cá tính của bản
thân. Luật pháp cần nghiêm minh buộc các tác nhân bạo hành đi cải tạo theo cách
đó trong ba đến sáu tháng để sau khi quay về, họ thay đổi cách nhìn nhận vợ của
mình.
Đối với những người có bạo hành ngôn ngữ, tức là chửi mắng, nhục mạ, cần cải
tạo họ bằng cách buộc làm bồi bàn. Khi làm bồi bàn, những lời nói bậy trước đây
sẽ không còn được dùng đến mà thay vào đó là những lời chào hỏi, mời mọc một
cách lịch sự với khách hàng. Về nhà được vợ lo lắng ở mọi phương diện thì không
lý gì chúng ta phải đối xử với vợ như đã từng.
Đối với những người chồng bạo hành về tình dục, tức là cưỡng ép quan hệ trong
khi vợ đang mệt hoặc không muốn. Biện pháp hữu hiệu nhất là đưa vào chùa tu
một thời gian. Trong chùa họ được học hỏi, bắt chước các thầy tu kìm hãm dục
vọng và thấy rõ mình có được những hạnh phúc cao thượng hơn. Tu một thời gian,
về nhà sẽ không đòi hỏi quá nhiều mà ngược lại còn học nghệ thuật sống dưỡng
tinh khí thần để được thọ và có sức khỏe phục vụ xã hội.
Đối với nạn bạo hành mang tính phong tỏa về kinh tế thì người đó nên buộc đi
làm công quả một thời gian, tức là làm việc mà không được nhận lương, để nới
rộng tâm mình phụng sự người khác. Dĩ nhiên điều này rất khó làm, nhưng ai
quyết tâm thì sẽ thành công trong việc chuyển hóa tâm keo kiệt của mình. Nhiều
đấng mày râu có thái độ phong tỏa kinh tế, sợ vợ có tiền đi giao lưu với người
khác, vì vậy họ rất chi li tính toán khi đưa tiền cho vợ chi tiêu việc gì đó. Tính bao

20
dung rộng lượng đem đến bình an cho bản thân mà vợ mình cũng được an vui hạnh
phúc, gia đình được vững bền.
Nỗ lực của chính tác nhân gây bạo hành gia đình mới được xem là yếu tố quan
trọng nhất. Chúng ta cần phát triển những trung tâm dành cho người có thói quen
bạo lực có cơ hội quay đầu.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Bạo lực trong gia đình là một vấn đề đáng lo ngại và đau lòng đang tồn tại trên
khắp thế giới, bao gồm cả nơi tôi sinh sống. Đây là một hành vi đe dọa đến sự an
toàn và hạnh phúc của một gia đình, gây tổn thương về tinh thần lẫn thể chất cho
những người bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thông qua các nỗ lực và các biện pháp phù
hợp chúng ta có thể ngăn chặn và giải quyết vấn đề này.
Ngăn chặn bạo lực gia đình không chỉ là một trách nhiệm chung, mà còn là một
sứ mệnh nhân đạo. Bằng cách tạo ra một môi trường an toàn và đầy yêu thương
trong gia đình, chúng ta có thể xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ bề vững. Việc
tăng cường nhận thức và giáo dục về bạo lực gia đình là cách quan trọng để thay
đổi ý thức và hành vi của mọi người. Khi mọi người hiểu rõ hơn về hậu quả tiêu
cực của bạo lực gia đình và khám phá những cách thức khác để giải quyết mâu
thuẫn, chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi thành viên
trong gia đình. Hơn nữa, chúng ta cần xây dựng mạng lưới hỗ trợ mạng lưới hỗ trợ
để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình. Từ các tổ chức tư vấn
và trung tâm cứu trợ đến dịch vụ tâm lý và hỗ trợ pháp lý, chúng ta cần đảm bảo
rằng những người cần được hỗ trợ nhận được sự quan tâm và giúp đỡ một cách
toàn diện. Việc ngăn chặn bạo lực gia đình là nhiệm vụ của toàn xã hội. Chính phủ,
tổ chức phi chính phủ, cộng đồng và các cá nhân đều có trách nhiệm và vai trò
quan trọng trong việc xây dựng một môi trường không bạo lực. Bằng cách tăng
cường quyền pháp lý và đảm bảo tuân thủ, chúng ta có thể đưa ra thông điệp rằng
bạo lực gia đình ko được chấp nhận và sẽ bị xử lý một cách nghiêm minh. Đồng

21
thời, chúng ta cần tạo ra một môi trường xã hội nâng cao ý thức về vai trò của mỗi
người trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình và khuyến khích tình yêu thương, tôn
trọng và sự công bằng trong gia đình.
Cuộc chiến chống lại bạo lực gia đình không dừng lại ở việc cụ thể, mà còn là
việc thay đổi tư duy và thái độ của xã hội đối với bạo lực. Chúng ta cần xây dựng
một văn hóa tôn trọng, sự công bằng và sự chăm sóc lẫn nhau. Chỉ khi chúng ta
thay đổi cách suy nghĩ và hành động, chúng ta mới có thể tạo ra một xã hội không
bạo lực và hạnh phúc cho mọi người.
Vấn đề bạo lực gia đình không thể giải quyết được trong một ngày, nhưng bằng
sự đoàn kết và tận tâm, chúng ta có thể làm thay đổi được mọi việc. Hãy tìm cách
tham gia vào các hoạt động công đồng, chia sẽ thông tin, và truyền cảm hứng để
xây dựng một thế giới ko có bạo lực. Mỗi một hành động nhỏ của chúng ta đều có
thể tạo ra sự khác biệt lớn. Hãy hành động ngay và cùng nhau tạo nên một tương
lai tốt đẹp hơn, nơi mọi gia đình được sống trong hạnh phúc và đầy tình yêu
thương ấm áp từ gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://luatsutotung.com/tac-gia/camxuyen
2. https://luatsutotung.com/hau-qua-cua-bao-luc-gia-dinh.html
3.https://vanban.chinhphu.vn/?
pageid=27160&docid=207711&classid=1&orggroupid=1
4. https://tamlytrilieunhc.com/bao-luc-gia-dinh-18264.html
5.https://vwu.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/mot-so-giai-phap-%C4%91e-
ngan-chan-hien-tuong-bao-luc-gia-%C4%91inh-49369-6902.html
6.https://vwu.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/mot-so-giai-phap-%C4%91e-
ngan-chan-hien-tuong-bao-luc-gia-%C4%91inh-49369-6902.html

22
PHỤ LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

-------------------

Biên bản họp nhóm phân công nhiệm vụ làm bài tiểu luận nhóm, kỳ 1, năm
học 2023-2024

Môn: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Thời gian: 25/8/2023

2 Địa điểm: Thư viện trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM

3. Thành phần:

- Chủ trì: Nguyễn Hoàng Khang

- Thư ký: Lê Bùi Tuấn Hưng

- Thành viên: Bùi Đức Anh , Lê Hữu Bằng,Nguyễn Thái Dương ,Trương Tam
Phong,Võ Thế Phiệt,Nguyễn Thanh Nam.

4. Nội dung cuộc họp:

4.1 : Nhóm trưởng phân công công việc nội dung bài nghị luânj cụ thể cho từng
thành viên

4.2: Cả nhóm đều tán thành với ý kiến của nhóm trường

4.3: Cả nhóm thống nhất và phân công như sau:

23
STT HỌ và TÊN Mã số SV Nội Thời Kết quả Điểm Điểm
dung gian thực thực của của GV
phân hiện hiện nhóm
công

1 Bùi Đức Anh 22690101 Nội dung 24/8/2023 Đạt


I.1 đến
20/9/2023

2 Lê Hữu Bằng 22715191 Nội dung 24/8/2023 Đạt


I.2 đến
20/9/2023

3 Nguyễn Thái 22694071 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Dương I.3 đến
20/9/2023

4 Lê Bùi Tuấn 21085161 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Hưng II.1 đến
20/9/2023

5 Nguyễn 22714281 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Hoàng Khang II.2 đến
20/9/2023

6 Trương Tam 22652541 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Phong II.3 đến
20/9/2023

7 Võ Thế Phiệt 22633681 Nội dung 24/8/2023 Đạt


II.4 đến
20/9/2023

8 Nguyễn 226656061 Nội dung 24/8/2023 Đạt


Thanh Nam III đến
20/9/2023

4.4 : Thư ký đọc lại biên bản và không có ý kiến nào thêm
5. Cuộc họp kết thúc lúc:

24
Ngày 25 tháng 8 năm 2023
Trưởng nhóm Thư kí
Khang Hưng
Nguyễn Hoàng Khang Lê Bùi Tuấn Hưng

25

You might also like