You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 GDCD 11

Câu 1. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa.
B. tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
C. tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
D. tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 2. Trên thị trường mối quan hệ giữa giá cả và giá trị hàng hóa là?
A. Giá cả hàng hóa lên xuống xoay quanh trục giá trị.
B. Giá cả hàng hóa luôn cao hơn giá trị hàng hóa.
C. Giá cả hàng hóa luôn thấp hơn giá trị hàng hóa. D. Giá cả hàng hóa bằng với giá trị hàng
hóa.
Câu 3. Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện trong?
A. sản xuất hàng hóa. B. sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.
C. sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. tiêu dùng hàng hóa.
Câu 4. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Số lượng hàng hóa trên thị trường. B. Nhu cầu của người sản xuất.
C. Giá cả thị trường. D. Nhu cầu của người tiêu dùng.
Câu 5. Một trong những mặt tích cực của quy luật giá trị là
A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa.
B. người sản xuất ngày càng giàu có.
C. kích thích lực lượng sản xuất, năng suất lao động tăng.
D. người tiêu dùng mua được hàng hóa rẻ.
Câu 6. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói đến mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Làm cho giá trị của hàng hóa giảm xuống.
B. Làm cho chi phí sản xuất của hàng hóa tăng lên.
C. Làm cho hàng hóa phân phối không đồng đều giữa các vùng.
D. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
A. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
B. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.
Câu 8. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói mặt hạn chế của quy luật giá trị?
A. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
B. Làm cho hàng hóa phân phối không đều giữa các vùng.
C. Làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên.
D. Làm cho giá trị hàng hóa giảm xuống.
Câu 9. Điều tiết sản xuất là
A. điều chỉnh lại số lượng và chất lượng hàng hóa giữa các ngành.
B. phân phối lại nguồn tiền từ nơi này sang nơi khác.
C. điều chỉnh lại số lượng hàng hóa giữa ngành này với ngành khác.
D. phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác.
Câu 10. Trao đổi theo nguyên tắc ngang giá là?
A. Ngang giá trị xã hội của hàng hóa. B. Ngang giá trị trao đổi của hàng hóa.
C. Ngang giá trị sử dụng của hàng hóa. D. Ngang giá trị cá biệt của hàng hóa.
Câu 11. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
A. Quy luật kinh tế. B. Quy luật cạnh tranh. C. Quy luật cung cầu. D. Quy luật giá trị.
Câu 12. Quy luật kinh tế chỉ ra đời và hoạt động khi nào?
A. Khi có hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa. B. Khi tiền tệ xuất hiện.
C. Khi con người xuất hiện. D. Khi xã hội phát triển.
Câu 13. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, nguyên tắc ngang giá có nghĩa là hàng hóa A và hàng
hóa B ngang nhau về?
A. giá cả. B. sức cạnh tranh trên thị trường.
C. giá trị trao đổi. . D. TGLĐXHCT để sản xuất hàng hóa A và hàng hóa B.
Câu 14. Giá trị xã hội của hàng hoá được xác định trong điều kiện sản xuất?
A. Đặc biệt. B. Trung bình. C. Tốt. D. Xấu.
Câu 15. Quy luật giá trị vận động thông qua?
A. Trao đổi. B. Giá trị trao đổi. C. Giá trị thị trường. D. Giá cả thị trường.
Câu 16. Ngoài giá trị, giá cả, quy luật thị trường còn phụ thuộc vào?
A. Cạnh tranh, sức mua của đồng tiền.
B. Cạnh tranh, cung cầu.
C. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị.
D. Cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.
Câu 17. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
A. Giá trị số lượng, chất lượng. B. Lao động xã hội của người sản xuất.
C. Giá trị trao đổi. D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 18. Giá cả hàng hóa trên thị trường không đổi, năng suất lao động tăng làm cho
A. lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận giảm.
B. lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận giảm.
C. lượng giá trị của một hàng hóa tăng và lợi nhuận tăng.
D. lượng giá trị của một hàng hóa giảm và lợi nhuận tăng.
Câu 19. Quy luật giá trị có tác dụng?
A. Mặt tích cực là cơ bản và trội hơn mặt tiêu cực. B. Hoàn toàn tích cực.
C. Hoàn toàn tiêu cực. D. Có tích cực, tiêu cực.
Câu 20. Những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, phá sản. Điều này thể hiện sự tác
động của quy luật giá trị đến việc
A. kích thích sản xuất. B. lưu thông hàng hóa. C. phân hóa giàu nghèo. D. điều tiết sản xuất.
Câu 21. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua
A. sự điều tiết của người bán. B. hành vi của người mua.
C. giá cả hàng hóa trên thị trường. D. giá trị hàng hóa trên thị trường.
Câu 22. Quy luật giá trị quy định trong sản xuất từng hàng hóa biểu hiện như thế nào?
A. Giá cả < giá trị. B. Thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Giá cả = giá trị. D. Thời gian lao động cá biệt phải phù hợp TGLĐXHCT.
Câu 23. Tăng năng suất lao động sẽ làm cho?
A. Giá trị một đơn vị sản phẩm giảm. B. Giá trị một đơn vị hàng hóa tăng.
C. Giá trị một đơn vị hàng hóa giảm. D. Giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi.
Câu 24. Tăng cường độ lao động không làm thay đổi?
A. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa. B. Giá cả của một đơn vị hàng hóa.
C. Lượng giá trị của các hàng hóa. D. Giá trị trao đổi của một đơn vị hàng
hóa.
Câu 25. Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
A. Phát triển mô hình kinh tế thị trường. B. Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản
xuất.
C. Tích cực mở rộng thị trường D. Tích lũy hàng hóa khi có điều kiện.
Câu 1. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để
thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của
A. cạnh tranh. B. thi đua. C. sản xuất. D. kinh doanh.
Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh do
A. nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển.
B. nền kinh tế thị trường phát triển.
C. quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh.
D. tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập.
Câu 3. Tính chất của cạnh tranh là
A. giành giật khách hàng. B. giành quyền lợi về mình.
C. thu được nhiều lợi nhuận. D. ganh đua, đấu tranh.
Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất phát từ
A. nguồn lao động dồi dào trong xã hội. B. sự tồn tại nhiều chủ sở hữu.
C. sự gia tăng sản xuất hàng hóa. D. sự thay đổi cung - cầu.
Câu 5. Cạnh tranh xuất hiện từ khi
A. con người biết lao động. B. xã hội loài người xuất hiện.
C. sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện. D. ngôn ngữ xuất hiện.
Câu 6. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là
A. phục vụ lợi ích xã hội. B. gây ảnh hưởng trong xã hội.
C. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. D. giành uy tín tuyệt đối cho doanh
nghiệp mình.
Câu 7. Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh
tranh
A. hợp lí. B. tự do. C. công bằng. D. lành mạnh.
Câu 8. Theo quy luật cạnh tranh, để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người
không từ
A. vi phạm quy luật tự nhiên. B. làm suy thoái môi trường.
C. thủ đoạn phi pháp và bất lương. D. chạy theo lợi nhuận một cách hợp
pháp.
Câu 9. Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa,
phương thức thanh toán... thuộc nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Tính hai mặt của cạnh tranh. B. Khái niệm cạnh tranh.
C. Mục đích của cạnh tranh. D. Nguyên nhân dẫn đến cạnh canh.
Câu 10. Câu tục ngữ "Thương trường như chiến trường" phản ánh quy luật kinh tế nào dưới
đây?
A. Quy luật cung cầu. B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật lưu thông tiền tệ. D. Quy luật giá trị.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh?
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. Bảo vệ môi trường tự nhiên. D. Đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.
Câu 12. Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh
A. không bình đẳng. B. tự do. C. không lành mạnh. D. không đẹp.
Câu 13. Người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ
chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
B. Thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
C. Khai thác tối đa mọi quyền lực của đất nước.
D. Triệt tiêu các doanh nghiệp cùng ngành.
Câu 15. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về cạnh tranh?
A. Mặt hạn chế của cạnh tranh là cơ bản.
B. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế.
C. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan.
D. Mặt tích cực của cạnh tranh là cơ bản.
Câu 16. Loại cạnh tranh nào dưới đây là động lực của nền kinh tế?
A. Cạnh tranh giữa người bán và người mua. B. Cạnh tranh lành mạnh
C. Cạnh tranh trong nội bộ ngành. D. Cạnh tranh giữa các ngành.
Câu 17. Phương án nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Tiền giấy khan hiếm trên thị trường. B. Đầu cơ tích lũy gây rối loạn thị trường.
C. Làm cho cung lớn hơn cầu. D. Gây ra hiện tượng lạm phát.
Câu 18. Cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu vi phạm
A. truyền thống văn hóa B. truyền thống và văn hóa dân tộc.
C. văn hóa và vi phạm pháp luật D. pháp luật và các chuẩn mực đạo đức.
Câu 19. Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp, đó

A. cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. B. tăng cường quá trình hợp tác.
C. cạnh tranh ngày càng nhiều. D. nâng cao năng lực cạnh tranh.
Câu 20. Để giành được các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất
và lưu thông hàng hóa, tất yếu các nhà sản xuất phải
A. thu hẹp quy mô sản xuất. B. tăng quy mô sản xuất.
C. cạnh tranh với nhau. D. hạ giá thành sản phẩm xuống.
Câu 21. Mặt tiêu cực, hạn chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều tiết không thông qua yếu
tố nào dưới đây?
A. Giáo dục. B. Chính sách. C. Pháp luật. D. Đạo đức.
Câu 22. Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ
A. cạnh tranh chính trị. B. cạnh tranh kinh tế.
C. cạnh tranh sản xuất. D. cạnh tranh văn hoá.
Câu 23. Nội dung cốt lõi của cạnh tranh không thể hiện ở khía cạnh nào sau đây?
A. Yêu cầu của sản xuất. B. Mục đích của cạnh tranh.
C. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh. D. Tính chất của cạnh tranh
Câu 24. Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
B. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
C. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
D. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất.
Câu 25. Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể
hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh?
A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương.
B. Gây rối loạn thị trường.
C. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái.
D. Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
Câu 1. Trong nền kinh tế hàng hóa khái niệm cầu được gọi tắt cho cụm từ nào?
A. Nhu cầu có khả năng thanh toán. B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa D. Nhu cầu của mọi người.
Câu 2. Trong nền sản xuất hàng hóa mục đích của sản xuất là để
A. tiêu dùng. B. bán. C. trưng bày D. tiêu dùng và
để bán.
Câu 3. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu là
A. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
B. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu.
C. giá cả, thu nhập.
D. thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.
Câu 4. Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
B. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường.
C. đang lưu thông trên thị trường.
D. đã có mặt trên thị trường.
Câu 5. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định,
tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
A. cầu. B. thị trường. C. nhu cầu. D. cung.
Câu 6. Khi cầu giảm sản xuất thu hẹp dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong
quan hệ cung – cầu?
A. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu B. Cung cầu tác động lẫn nhau.
C. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả. D. Thị trường chi phối cung cầu.
Câu 7. Yếu tố nào ảnh hưởng đến cung mang tính tập trung nhất?
A. Nguồn lực. B. Giá cả. C. Chi phí sản xuất. D. Năng suất
lao động.
Câu 8. Vận dụng quan hệ cung - cầu điều tiết giá cả trên thị trường thông qua pháp luật, chính
sách là thể hiện vai trò của chủ thể nào dưới đây?
A. Nhà nước. B. Nhân dân. C. Người tiêu dùng. D. Người sản
xuất.
Câu 9. Khi cung lớn hơn cầu và khi cung nhỏ hơn cầu thì đều ảnh hưởng đến
A. việc thu hẹp sản xuất. B. việc mở rộng sản xuất.
C. giá trị sử dụng của hàng hóa trên thị trường. D. giá cả thị trường.
Câu 10. Khái niệm tiêu dùng được hiểu là
A. tiêu dùng cho sản xuất, đời sống cá nhân. B. tiêu dùng cho đời sống cá nhân.
C. tiêu dùng cho gia đình. D. tiêu dùng cho sản xuất.
Câu 11. Trên thực tế sự vận động của cung, cầu diễn ra như thế nào?
A. Cung, cầu thường cân bằng.
B. Cung, cầu thường vận động không ăn khớp nhau.
C. Cầu thường lớn hơn cung.
D. Cung thường lớn hơn cầu.
Câu 12. Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động của
A. người bán và người bán. B. người sản xuất với người sản xuất.
C. người mua và người bán. D. người tiêu dùng với người tiêu dùng.
Câu 13. Khi trên thị trường giá cả giảm thì xảy ra trường hợp
A. cung và cầu tăng. B. cung giảm, cầu tăng. C. cung tăng cầu giảm. D. cung và cầu
giảm.
Câu 14. Khi trên thị trường giá cả tăng thì xảy ra trường hợp
A. cung và cầu giảm. B. cung và cầu tăng. C. cung giảm, cầu tăng. D. cung tăng,
cầu giảm.
Câu 15. Khi trên thị trường cung lớn hơn cầu thì xảy ra trường hợp
A. giá cả tăng. B. giá cả giảm. C. giá cả giữ nguyên. D. giá cả bằng
giá trị.
Câu 16. Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. cung giảm, cầu giảm B. cung tăng, cầu giảm. C. cung giảm, cầu tăng. D. cung tăng,
cầu tăng.
Câu 17. Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. cung tăng, cầu giảm B. cung giảm, cầu tăng. C. cung tăng, cầu tăng. D. cung giảm,
cầu giảm.
Câu 18. Khi cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây của thị
trường sẽ giảm theo?
A. Giá trị sử dụng. B. Giá cả. C. Giá trị. D. Cạnh tranh.
Câu 19. Người tiêu dùng sẽ có lợi khi mua hàng hóa ở trường hợp nào dưới đây?
A. Cung = cầu B. Cung < cầu. C. Cung > cầu. D. Cung ≤ cầu.
Câu 20. Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người sản xuất bị thiệt hại?
A. Cung > cầu. B. Cung ≤ cầu. C. Cung = cầu D. Cung < cầu.
Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng, khi giá cả tăng lên thì
A. người tiêu dùng không có lợi. B. các doanh nghiệp mở rộng sản xuất.
C. các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất. D. lượng cung tăng lên.
Câu 22. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu.
B. thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.
C. giá cả, thu nhập.
D. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
Câu 23. Trường hợp nào sau đây được gọi là cung?
A. Công ty A đã bán ra 1 triệu sản phẩm.
B. Trong kho công ty A không còn sản phẩm nào.
C. Công ty A chưa có dự kiến sản xuất thêm sản phẩm.
D. Dự kiến công ty A ngày mai sẽ sản xuất thêm 1 triệu sản phẩm.
Câu 24. Vận dụng quan hệ cung- cầu để lí giải tại sao lại có tình trạng "cháy vé" trong một buổi
ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. cung < cầu. B. cung, cầu rối loạn C. cung = cầu. D. cung > cầu.
Câu 25. Hiện nay, tình trạng "cháy vé" trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn
diễn ra ngày càng nhiều. Điều này xảy ra là do
A. cung > cầu. B. cung < cầu. C. cung, cầu rối loạn. D. cung = cầu.
Câu 1. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi
A. cơ bản, toàn diện. B. tức thì, toàn diện. C. căn bản, toàn diện. D. nhanh chóng, toàn diện.
Câu 2. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai là quá trình ứng dụng trang bị những thành tựu của
A. công nghệ tiên tiến hiện đại. B. người máy, rô bôt tiên tiến hiện đại.
C. công nghiệp cơ khí tiên tiến hiện đại. D. khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại.
Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?
A. Thế kỷ XVIII. B. Thế kỷ VII. C. Thế kỷ XX. D. Thế kỷ XIX.
Câu 4. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai ứng với quá trình
A. hiện đại hoá. B. công nghiệp hoá. C. tự động hoá. D. công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 5. Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất là
A. điện. B. máy tính. C. máy hơi nước. D. xe lửa.
Câu 6. Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng
CNH – HĐH gắn với phát triển yếu tố kinh tế
A. tri thức. B. hiện đại. C. thị trường. D. nông nghiệp.
Câu 7. Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta là phát triển mạnh mẽ
A. lực lượng sản xuất. B. ngành công nghiệp cơ khí. C. khoa học kĩ thuật.D. công nghệ thông
tin.
Câu 8. Theo em trách nhiệm đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là trách nhiệm của
A. một cá nhân. B. mọi công dân. C. một cơ quan đoàn thể. D. một tổ chức.
Câu 9. Trong sản xuất kinh doanh cần lựa chọn ngành hàng, mặt hàng
A. có khả năng cạnh tranh cao. B. có giá trị cao.
C. có hình thức, mẫu mã phù hợp. D. có chất lượng cao.
Câu 10. Công việc phải làm của công nghiệp hoá hiện đại hoá là chuyển đổi căn bản toàn diện
A. các dịch vụ. B. các hoạt động công nghiệp.
C. về kinh tế xã hội. D. các hoạt động kinh tế và quản lí kinh
tế.
Câu 11. Công nghệ vi sinh, kỹ thuật gen và nuôi cấy tế bào là biểu hiện của quá trình nào ở
nước ta hiện nay?
A. Hiện đại hóa. B. Tự động hóa. C. Công nghiệp hóa. D. Đô thị hóa.
Câu 12. Giáo dục đào tạo khoa học công nghệ được Đảng và nhà nước ta xác định là
A. tăng số người ở độ tuổi lao động qua đào tạo. B. phát triển kinh tế thị trường .
C. quốc sách hàng đầu. D. nâng cao trình độ người lao động.
Câu 13. Một trong những tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu
cầu phải
A. xây dựng nhanh, vững mạnh đất nước. B. xây dựng toàn diện chủ nghĩa xã hội.
C. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. D. tìm ra đường lối mới để phát triển đất
nước.
Câu 14. Một trong những tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu
cầu phải
A. hợp tác phát triển lâu dài với các nước trên thế giới.
B. rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ.
C. tạo ra một bước nhảy vọt về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ.
D. đẩy nhanh về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung phản ánh tác dụng của CNH- HĐH?
A. Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội
B. Xây dựng đất nước Việt Nam to lớn giàu mạnh.
C. Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới XHCN.
D. Tạo ra một lực lượng sản xuất mới.
Câu 16. Những yêu cầu nào dưới đây không nói lên tính tất yếu khách quan phải thực hiện công
nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta?
A. Tạo ra năng xuất lao động đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội.
B. Rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
C. Xây dựng một lực lượng sản xuất mới đáp ứng đước yêu cầu mới.
D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Câu 17. Thực hiện tốt nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá có
A. bước đầu có ảnh hưởng. B. tác dụng to lớn và toàn diện.
C. tiền đề cho công nghiệp phát triển. D. tạm thời ổn định bền vững.
Câu 18. Tổng thể hữu cơ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế là nội dung
của
A. vùng kinh tế. B. miền kinh tế. C. cơ cấu kinh tế. D. thành phần kinh tế.
Câu 19. Cơ cấu kinh tế nào là cốt lõi của nền kinh tế ?
A. Cơ cấu vùng kinh tế. B. Cơ cấu thành phần kinh tế.
C. Cơ cấu thị phần kinh tế. D. Cơ cấu ngành kinh tế.
Câu 20. Nước ta gia nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới) vào năm nào?
A. 2005 B. 2000 C. 2009 D. 2006
Câu 21. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ theo hướng
hiện đại đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức là trách nhiệm
A. công dân. B. nhà nước. C. các đoàn thể . D. tổ chức.
Câu 22. Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nội dung thuộc
A. khái niệm CNH – HĐH. B. tính tất yếu, khách quan của CNH –
HĐH.
C. nội dung cơ bản của CNH – HĐH. D. tác dụng của CNH – HĐH.
Câu 23. Trong nông nghiệp, chuyển từ hình thức lao động: Con trâu đi trước, cái cày đi sau sang
lao động bằng rô bốt là quá trình
A. đô thị hóa. B. hiện đại hóa. C. công nghiệp hóa. D. tự động hóa.
Câu 24. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ
bản của
A. công nghiệp hóa. B. kinh tế tri thức. C. hiện đại hóa. D. tự động hóa.
Câu 25. Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá: "Tôi thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp dược trong
nước đã bắt đầu có hiện tượng tách tốp như trong một cuộc đua xe đạp, chúng ta đang có những
nhà máy tách lên tốp đầu tức là tốp sẽ đạt những tiêu chuẩn PICS, tiêu chuẩn Nhật Bản hoặc là
tiêu chuẩn châu Âu". Nhận định này nói lên quá trình gì ở nước ta hiện nay?
A. Hiện đại hóa. B. Công nghiệp hóa. C. Cơ khí hóa. D. Tự động hóa.

You might also like