You are on page 1of 14

CHECKLIST ĐÁNH GIÁ

4.1 Yêu cầu chung


1. Các quá trình cần thiết trong hệ thống
quản lý chất lượng ?
2. Mối tương tác giữa các quá trình trên ?
3. Để đảm bảo vận hành và kiểm soát các
quá trình này có hiệu lực, Tổ chức xác
định các chuẩn mực, phương pháp cần
thiết như thế nào?
4. Xác định nguồn lực để hỗ trợ cho việc
vận hành và kiểm soát các quá trình trên
như thế nào? Làm sao đảm bảo luôn có
sẵn các nguồn lực và các thông tin cần
thiết? (đi kèm với các câu hỏi ở điều
khoản 6.2)
5. Tổ chức theo dõi đo lường và phân tích
các quá trình này như thế nào ? (đi kèm
với các câu hỏi ở điều khoản 8.2.3)
6. Tổ chức có quá trình hoặc dịch vụ nào
thuê/gia công bên ngoài hoặc được cung
cấp bởi nguồn lực bên ngoài? Chúng có
được thể hiện trong tài liệu của
HTQLCL ? Tổ chức theo dõi và kiểm
soát những quá trình/dịch vụ thuê ngoài
như thế nào ?
7. Các yêu cầu khác cần thiết? (nếu có)
4.2 Yêu cầu về hệ thống tài liệu
4.2.1 Khái quát
1. Tài liệu của HTQLCL bao gồm những
loại nào ?
2. Có tài liệu nào công bố chính sách và mục
tiêu chất lượng của Tổ chức ?
4.2.2 Sổ tay chất lượng
1. Sổ tay chất lượng có thể hiện phạm vi của
HTQLCL của Tổ chức ? Nội dung phạm
vi là gì ?
2. Có điều khoản ISO 9001:2008 nào Tổ
chức không áp dụng không? Lý do loại
trừ?
3. Sổ tay chất lượng có viện dẫn đến các thủ
tục ?
4. Sổ tay chất lượng có mô tả Sự tương tác
giữa các quá trình trong HTQLCL ?
4.2.3 Kiểm soát tài liệu
1. Tổ chức /phòng /bộ phận nhận biết và
kiểm soát tài liệu như thế nào?
2. Tổ chức có xác định thẩm quyền phê
duyệt tài liệu? như thế nào?
3. Cách thức Tổ chức nhận biết tình trạng
thay đổi hoặc sửa đổi của tài liệu ? Cách
thức theo dõi cập nhật/ soát xét tài liệu
nội bộ/ bên ngoài?
4. Tài liệu có rõ ràng và dễ nhận biết qua
kiểm tra thực tế? Tài liệu luôn có sẵn có
để sử dụng?
5. Làm cách nào để ngăn ngừa việc sử dụng
vô tình các tài liệu lỗi thời? Bằng chứng.
6. Có TTục/ quy trình kiểm soát tài liệu?
4.2.4 Kiểm soát hồ sơ
1. Tổ chức có quy trình Kiểm soát hồ sơ ?
2. Bộ phần/phòng ban có những loại hồ sơ
chất lượng nào ? hồ sơ dạng điện tử
đượckiểm soát như thế nào? (nếu có)
3. Cách thức bảo quản, xác định thời gian
lưu trữ và hủy bỏ hồ sơ chất lượng? Kiểm
tra qua thực tế?
5 TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO
5.1 Cam kết của lãnh đạo
1. Ban lãnh đạo có truyển đạt tâm quan
trong của việc đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng, các yêu cầu của pháp luật và
luật định đến nhân viên trong công ty?
Truyền đạt như thế nào ?
2. Lãnh đạo xem xét đến các hoạt động
trong Tổ chức ? Bao gồm những vấn đề
gì trong? Chu kỳ xem xét? Hồ sơ chứng
minh ? (liên quan đến các câu hỏi ở điều
khoản 5.6)
3. Lãnh đạo có cung cấp các nguồn lực hỗ
trợ cho việc xây dựng, thực hiện và cải
tiến HTQLCL (bao gồm thiết lập chính
sạch chất lượng và mục tiêu chất lượng) ?
5.2 Định hướng khách hàng (Xem 7.2.1 và
8.2.1) Cách thức- phương pháp lãnh đạo
sử dụng để định hướng hoạt động / dịch
vụ/ sản phẩm hướng về khách hàng?
5.3 Chính sách chất lượng
1. Chính sách chất lượng của Tổ chức là gì?
2. Cho biết ý nghĩa của chính sách chất
lượng?
3. Chính sách chất lượng được truyền đạt
như thế nào? nhân viên có thấu hiểu?
4. Khi nào xem xét lại chính sách chất
lượng?
5. Chính sách chất lượng có phù hợp với
mục đích hoạt động kinh doanh của Tổ
chức ?
6. Chính sách chất lượng có đáp ứng các yêu
cầu và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ
thống quản lý chất lượng?
5.4 Hoạch định
5.4.1 Mục tiêu chất lượng
1. Cơ sở để thiết lập Mục tiêu chất lượng
của Công ty?
2. Tổ chức /bộ phận/phòng ban có mục tiêu
chất lượng ? Những mục tiêu nào ? Có kế
hoạch hành động thực hiện mục tiêu ?
Tình hình thực hiện mục tiêu như thế
nào ?
3. Mục tiêu chất lượng có nhất quán với
chính sách chất lượng?
5.4.2 Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng
1 Tổ chức hoạch định hệ thống quản lý
chất lượng như thế nào?
2 Khi có sản phẩm mới thì việc hoạch định
để thực hiện như thế nào? Có nhất quán
với hệ thống quản lý được hoạch định ban
đầu không?
5.5 Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông
tin
5.5.1 Trách nhiệm và quyền hạn
1. Sơ đồ Tổ chức của công ty/phòng/bộ
phận ? chức năng nhiệm vụ tương ứng?
2. Trách nhiệm quyền hạn của từng chức
danh công việc trong tổ chức được xác
định như thế nào?
3. Trách nhiệm và quyền hạn của từng chức
danh công việc có được thông báo đến
từng cá nhân tuơng ứng trong Tổ chức ?
Như thế nào?
5.5.2 Đại diện lãnh đạo
1. lãnh đạo cao nhất có đề cử Đại diện lãnh
đạo? Bằng chứng chỉ định?
2. Bằng cách nào lãnh đạo cao nhất biết về
kết quả hoạt động của hệ thống quản lý
chất lượng có hiệu quả và luôn cải tiến?
3. Cách thức trao đổi , báo cáo các thông tin
về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý
chất lượng cho Giám đốc?
5.5.3 Trao đổi thông tin nội bộ
1 Những thông tin được trao đổi trong Tổ
chức gồm những thông tin gì?
2 Việc trao đổi được thực hiện như thế nào?
5.6 Xem xét của lãnh đạo
5.6.1 Khái quát
1. Bao lâu Ban lãnh đạo xem xét lại hệ
thống quản lý chất lượng? Điều này qui
định ở đâu?
2. Các yêu cầu rút ra từ cuộc họp xem xét
lãnh đạo lần trước được thực hiện như thế
nào ? Cho xem hồ sơ chứng minh
3. Làm thế nào để đánh giá cơ hội cải tiến ?
5.6.2 Đầu vào của việc xem xét
Những thông tin đầu vào của cuộc họp
xem xét lãnh đạo là gì?
5.6.2 Đầu ra của việc xem xét
Đầu ra của việc xem xét lãnh đạo là gì ?
6 QUẢN LÝ NGUỒN LỰC
6.1 Cung cấp nguồn lực
1. Làm thế nào để xác định và cung cấp
nguồn lực cần thiết?
6.2 Nguồn nhân lực
1. Những người thực hiện công việc có ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm có yêu
cầu cụ thể về năng lực ? Các yêu cầu về
kỹ năng cần thiết cho từng chức danh
công việc được xác định như thế nào?
2. Làm thế nào để nhân viên nhận thức được
mối liên quan và tầm quan trọng các công
việc của họ? Cách thức tổ chức thực hiện
để giúp nhân viên nâng cao nhận thức?
3. Tổ chức có công việc nào yêu cầu năng
lực đặc biệt ? Công việc đó là gì ? Nhân
viên làm công việc đó có được đào tạo
không ? Bằng chứng đào tạo?
4. Khi nào/ phương pháp Tổ chức xác định
nhu cầu đào tạo? Xem kế hoạch đào tạo
hàng năm.?
5. Phương pháp đánh giá tính hiệu lực của
việc đào tạo? Xem hồ sơ tương ứng?
6.3 Cơ sở hạ tầng
1. Cơ sở hạ tầng của Tổ chức bao gồm
những gì ?
2. Cơ sở hạ tầng này có đáp ứng được các
yêu cầu để đảm bảo sản phẩm và việc sản
xuất thực hiện tốt ?
3. Tổ chức có thực hiện bảo trì /tu sữa cơ sở
hả tầng để đáp ứng các yêu cầu sản
phẩm ? nội dung bảo trì ?
4. Có lập kế hoạch bảo trì không ? Tình hình
thực hiện bảo trì như thế nào ?
6.4 Môi trường làm việc
1 Các yếu tố môi trường nào Tổ chức phải
kiểm soát để đảm bảo sự phù hợp của
dịch vụ/ sản phẩm và/ hoặc theo luật
định? ( như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, vi
khí hậu, an toàn trong vận hành , sản xuất,
PCCC….) Cách thức kiểm soát? Xem hồ
sơ tương ứng.
7 TẠO SẢN PHẨM
7.1 Hoạch định việc tạo sản phẩm
1. Hoạch định việc tạo sản phẩm phải thoã
mãn điều gì?
2. Các quá trình thực hiện việc tạo sản phẩm
có được lưu hồ sơ không? Xem hồ sơ.
3. Đầu ra của việc hoạch định bao gồm
những gì?
7.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng
7.2.1 Xác định các yêu cầu liên quan đến sản
phẩm
1. Các yêu cầu liên quan đến sản phẩm/ dịch
vụ Tổ chức bao gồm các yêu cầu nào?
Thể hiện qua những hồ sơ nào?
2. Xem xét các hồ sơ thực tế?
7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản
phẩm
1 Yêu cầu liên quan đến sản phẩm bao gồm
những gì ?
2 Tổ chức xem xét các yêu cầu này như thế
nào ?
3 Tổ chức có nhận đơn đặt hàng qua điện
thoại/ đặt hàng không bằng văn bản ?
Những đơn đặt hàng này có được ghi
nhận lại ?
4 Khi có sự thay đổi liên quan đến sản
phẩm, Tổ chức làm gì?
7.2.3 Trao đổi thông tin với khách hàng
1 Thông tin về sản phẩm/ dịch vụ bao gồm
những gì ? Các hình thức thông tin?
2 Khi có sự thay đổi liên quan đến sản
phẩm/ dịch vụ , các thay đổi dổi có được
thông tin đến các cá nhân/ bộ phận có liên
quan ? Cách thức Thông tin?
4 Ai / bộ phận nào chịu trách nhiệm nhận
và phản hồi thông tin, khiếu nại của khách
hàng ?
5 Các phản hồi, khiếu nại của khách hàng
được ghi nhận vào đâu ? Và giải quyết
như thế nào?
7.3 Thiết kế và phát triển
7.3.1 Hoạch định thiết kế và phát triển
1 Thiết kế gồm những bước nào ?
2 Những bước nào cần có xem xét xác
nhận, kiểm tra ? (Xem hồ sơ)
3 Ai tham gia vào các giai đoạn thiết kế
phát triển ? Trách nhiệm - quyền hạn thế
nào ?
4 Kết quả của hoạch định thiết kế có được
cập nhật ? (Xem hồ sơ)
7.3.2 Đầu vào của thiết kế và phát triển:
1 Đầu vào của thiết kế và phát triển bao
gồm những gì ?
2 Tổ chức /phòng /bộ phận xác định những
yêu cầu đầu vào như thế nào?
3 Tổ chức / phòng / bộ phận có xác định
đầy đủ các yêu cẩu ? Chúng có mơ hồ,
không rõ ràng ? Các yêu cầu co mâu
thuẫn với nhâu ? Nếu mâu thuẫn giải
quyết như thế nào ?
7.3.3 Đầu ra của thiết kế và phát triển
1 Đầu ra của thiết kế là gì ? (Tài liệu thiết
kế, bản vẽ, sản phẩm mẫu …) Có thể
kiểm tra đâu ra theo các yêu cầu của đâu
vào ? Đáp ứng các yêu cầu đầu vào ?
2 Đầu ra có cung cấp thông in cho các quá
trinh sản xuất, mua hàng và cung cấp dịch
vụ?
3 Các chuẩn mực chấp nhận của sản phẩm
có được xáv định rõ ràng? Các chuẩn mực
nào?
4 Sự an toàn của sản phẩm và đặc tính sử
dụng có được xác định rõ ràng ? Bao gổm
những nội dung gì ?
7.3.4 Xem xét thiết kế và phát triển
1 Công ty/phòng/bộ phận xem xét thiết kế
như thế nào ? Bao gồm những nội dung gì
?
2 Việc xem xét có thực hiện theo đúng
hoạch định thiết kế (dúng kế hoạch) ?
Những cá nhân nào tham gia vào việc
xem xét thiết kế ? Có ghi nhận hồ sơ xem
xét ?
3 Sau khi xem xét, những hoạt động nào
cần phải thực hiện để đáp ứng được các
yêu cầu hoạt định và những thay đổi / trục
trặc ? Chúng được thực hiện như thế
nào ?
7.3.5 Thẩm tra xác nhận thiết kế và phát triển
1 Tổ chức kiểm tra xác nhận thiết kế và
phát triển như thế nào ? Thẩm tra theo các
yêu cầu nào ?
2 Quá trình thẩm tra xác nhận có được thực
hiện theo kế hoạch (7.3.1) ?
3 Các kết quả thẩm tra xác nhận và thẩm
tra xác nhận lại sau đó được thực hiện
như thế nào ? Có theo dõi ? Có ghi nhận
hồ sơ ?
7.3.6 Xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế và
phát triển
1 Tổ chức có thực hiện xác nhận giá trị sử
dụng để chứng minh sản phẩm có thể đáp
ứng các yêu cầu sử dụng ? Thực hiện như
thế nào ?
2 Việc xác nhận giá trị sử dụng thực hiện
khi nào ? Trước hay sau khi chuyển giao
hay sử dụng sản phẩm? Nếu thực hiện sau
khi phân phối, thực hiện xác định giá trị
sử dụng như thế nào ?
3 Kết quả của việc xác định giá trị sử dụng
có được lưu hồ sơ ? (Xem hồ sơ)
7.3.7 Kiểm soát thay đổi thiết kế và phát triển
1 Khi có thay đổi thiết kế , Tổ chức làm gì ?
2 Những thay đổi thiết kế được thực hiện
như thế nào ?
3 Các thay đổi này có được phê chuẩn và
lưu hồ sơ ?
4 Kết quả xem xét các thay đổi có được lưu
hồ sơ ?
5 Có thông tin các vấn để thay đổi cho các
cá nhân liên quan ? Thông tin như thế nào
?
6 Các hành động tiếp theo liên quan đến
việc xem xét thay đổi có được thực hiện,
theo dõi và lưu hồ sơ ?
7.4 Mua hàng
7.4.1 Quá trình mua hàng
1. Khi nào tiến hành mua hàng ? Dựa vào
đâu đề lập kế hoạch mua hàng / đặt hàng ?
2. Tổ chức đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng
như thế nào? Ai thực hiện đánh giá ?
Đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn nào ?
Bao lâu đánh giá 1 lần ?
Nếu nhà cung cấp đã được vào "Danh
sách nhà cung cấp được phê duyệt" khi
đánh giá lại không đạt thì giải quyết thế
nào ?
3 Có lưu hồ sơ liên quan đến đánh giá nhà
cung cấp ? Bao gồm những hồ sơ nào ?
7.4.2 Thông tin mua hàng
1 Thông tin mua hàng bao gồm những gì ?
(Qui cách, tiêu chuẩn, mẫu mã, số lượng
…), các thông tin này được xác định như
thế nào?
2 Cách thức xem xét tính đầy đủ và thoả
đáng của các thông tin mua hàng trước
khi thông báo (đặt hàng) như thế nào?
Xem quy trình / Thủ tục mua hàng? (nếu
có)
7.4.3 Kiểm tra xác nhận sản phẩm mua vào
1 Ai thực hiện kiểm tra sản phẩm mua vào ?
Kiểm tra những hạng mục gì ? Dựa trên
những tiêu chuẩn nào ?
2 Có sản phẩm mua vào nào cần kiểm tra
đặc biệt ? Ai đủ thẩm quyền và có trách
nhiệm kiểm tra ?
3 Tổ chức có thực hiện các hành động kiểm
tra xác nhận tại cơ sở nhà cung cấp ? Có
thông bao cho nhà cung cấp về nhựng nội
dung và phương pháp kiểm tra ? Những
nội dung gì và kiểm tra như thế nào ?
45 Cho xem hồ sơ kết quả kiểm tra sản
phẩm mua vào ?
7.5 Sản xuất và cung cấp dịch vụ
7.5.1 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
1. Tổ chức có lập kế hoạch kiểm soát các
quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch
vụ ? Lập kế hoạch dựa trên những yêu cầu
nào ? Ai chịu trách nhiệm lập kế hoạch ?
2. Tổ chức có kiểm soát việc sản xuất và
cung cấp dịch vụ ? Kiểm soát như thế nào
? - Có sẵn các thông tin mô tả đặc
tính sản phẩm hoặc yêu cầu của dịch vụ ?
- Có sẵn các hướng dẫn công việc khi
cần ?
- Có sẵn các phương tiện theo dõi và đo
lường ?
7.5.2 Xác nhận giá trị sử dụng của các quá
trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
1. Tổ chức có quá trình đặc biệt không?
( Quá trình đặc biệt là quá trình có kết quả
đầu ra không thể kiểm tra xác nhận bằng
cách theo dõi hoặc đo lường ) Quá trình
nào?
2. Nhân viên thao tác tại các vị trí đó có
được đánh giá về trình độ, năng lực ? Các
yêu cầu cụ thể là gì ? Bao nhiêu lâu đánh
giá một lần ? Có ghi nhận hồ sơ ?
3. Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng các quá
trình đặc biệt như thế nào? Có ghi nhận
hồ sơ ?
7.5.3 Nhận biết và xác định nguồn gốc
1. Tổ chức nhận biết và truy tìm nguồn gốc
sản phẩm như thế nào ?
2. Tổ chức có nhận biết được trạng thái của
sản phẩm theo các yêu cầu theo dõi và đo
lường ?
3. Tổ chức có kiểm soát và lưu hồ sơ việc
nhận biết duy nhất sản phẩm khi việc xác
định nguồn là một yêu cầu bắt buộc và
cần thiết trong hoạt động sản xuất cung
cấp dịch vụ của Tổ chức ?
7.5.4 Tài sản của khách hàng
1. Khách hàng có gửi máy móc, thiết bị hay
nguyên vật liệu tại Tổ chức ? Những tài
sản được kiểm soát như thế nào ?
2. Những hồ sơ liên quan kiểm soát tài sản
khách hàng có được lưu giữ không?
3. Khi tài sản của khách hàng bị mất, hư
hỏng hoặc phát hiển có những điểm
không phù hợp cho việc sữ dụng Tổ chức
xử lý như thế nào ?
7.5.5 Bảo toàn sản phẩm
1. Việc nhận biết, bảo quản trong các quá
trình :
- Xếp dỡ
- Bao gói
- Lưu giữ
- Bảo quản
của các chi tiết sản phẩm,bán thành phẩm,
thành phẩm hoặc vật tư được thực hiện
như thế nào ?
2. Xuất - nhập chi tiết, vật tư, nguyên liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm theo
nguuyên tắc nào ? Cách thức kiểm soát?
7.6 Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo
lường
1. Tổ chức kiểm soát các thiết bị đo lường
như thế nào ?
2. Các thiết bị nào bắt buộc kiểm định, các
thiết bị nào phải được hiệu chuẩn?
3. Các thiết bị hiệu chuẩn bên ngoài có được
đánh giá? Xem hồ sơ
4. Các thiết bị hiệu chuển nội bộ có tài liệu
hướng dẫn hiệu chuẩn không?
5. Nhân viên sử dụng thiết bị có hiểu được ý
nghĩa tem hiệu chuẩn?
6. Thời gian bao lâu tiến hành hiệu chuẩn lại
thiết bị đo? Căn cứ vào đâu đư a ra hiệu
lực thiết bị?
7. Khi có sự cố về thiết bị bọ Tổ chức xử lý
như thế nào ? (thiết bị đo và sản phẩm)
Khi sử dụng phần mềm máy tính để kiểm
tra sản phẩm thì phần mềm đó có được
kiểm soát không ? Kiểm soát như thế
nào ?
8. Tổ chức bảo quản thiết bị đo như thế nào
để tránh hư hỏng hoặc suy giảm?
9. Tổ chức bảo quản như thế nào để tránh
hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của
thiết bị đo ?
8 ĐO LƯỜNG, PHÂN TÍCH VÀ CẢI
TIẾN
8.1 Khái quát
1. Tổ chức có hoạch định và triển khai các
quá trinh đo lường như thế nào? Qui định
ở đâu ? Đo lường nhựng quá trình và
những hoạt động nào ?
2. Tổ chức áp dụng những hoạt động nào để
nâng cao tính hiệu lực của hệ thống ?
Bằng chứng ?
8.2 Theo dõi và đo lường
8.2.1 Sự thỏa mãn của khách hàng
1. Tổ chức đo lường sự thoả mãn khách
hàng như thế nào ?
2. Sử dụng phương pháp gì và thu thập
những thông tin gì ? Cho xem hồ sơ?
8.2.2 Đánh giá nội bộ
1. Tổ chức / phòng/ bộ phận có tài liệu nào
qui định/hướng dẩn về việt đánh giá chất
lượng nội bộ ?
2. Bao nhiều lâu ĐGNB 1 lần ? Ai chịu
trách nhiệp lập kế hoạch ĐGCLNB hàng
năm ?
3. Trước đây có Tổ chức ĐGNB chưa ?
Nếu có thì Chương trình đánh giá như thế
nào ? Có đợn vị /phòng ban/ bộ phận nào
đã được đành giá ? Nội dung đánh giá
gồm những gì ?
4. Kêt quả ĐGCLNB lần trước như thế
nào ? Tình hình thực hiện hành động
khắc phục phòng ngừa ra sao ?
5. Các nhân viên ĐGCLNB có được đào tạo
qua về kỹ năng đánh giá và có đủ năng
lực đánh giá ?
8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trình
1. Các quá trình trong bộ phận được theo
dõi/ đo lường như thế nào?
2. Khi quá trình không đạt được kết quả theo
như hoạch định, cách thức xử lý, thực
hiện hành động ra sao?
8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm
1. Tổ chức có theo dõi đo lường các đặc
tính của sàn phẩm/ dịch vụ ?
2. Theo dõi đo lường như thế nào ?
3. Có lưu hồ sơ việc theo dõi ?
4. Ai là người có thẩm quyền trong việc
thông qua sản phẩm trườc khi xuất hàng ?
(7,1)
5. Kiệm tra sản phẩm sau cùng theo những
hạng mục gì ? Phương pháp kiểm tra ?
8.3 Kiềm soát sản phẩm không phù hợp
1. Các sản phẩm không phù hợp được nhận
biết như thế nào?
2. Xử lý sản phẩm không phù hợp:
a. Các hình thức xử lý ?
b.Trách nhiệm và quyền hạn liên quan?
c. Hồ sơ liên quan ?

3. Sản phẩm không phù hợp sau khi đã được


khắc phục có được kiểm tra xác nhận
lại ? Có lưu hồ sơ kiểm tra xác nhận ?
4. Các sản phẩm không phù hợp được phát
hiện sau khi chuyển giao hoặc khi khách
hàng sử dụng, Tổ chức xử lý như thế
nào?
8.4 Phân tích dữ liệu
1. Tổ chức thu thập, phân tích những loại
dữ liệu nào liên quan đến quản lý chất
lượng ?
2. Phương pháp thu thập, phân tích ?
3. Ai chịu trách nhiệm theo dõi việc phân
tích dữ liệu ?
4. Kết quả phân tích dữ liệu có cung thông
tin : ( Kết quả như thê nào ?)
a. sự thoả mãn khách hàng ? (8.2.1)
b. sự phù hợp với các yêu cầu về sản
phẩm ? (7.2.1)
c. đặc tính và xu hướng của các quá trình
và sản phẩm ?
d. nhà cung cấp ?
8.5 Cải tiến
8.5.1 Cải tiến thường xuyên
1. Các hành động cải tiến của Tổ chức được
thực hiện như thế nào?
2. Công ty đưa ra hành động cải tiến từ
đâu ?
3. Tổ chức có tài liệu nào xác định về việc
khắc phục phòng ngừa ?
8.5.2 Hành động khắc phục
1. Hành động khắc phục là gì ?
2. Khi nào Tổ chức tiến hành thực hiện
hành động khắc phục?
3. Sau khi thực hiện hành động khắc phục,
có đánh giá lại kết quả thực hiện để ngăn
ngừaa nó không tái diễn? Có hồ sơ chứng
minh ?
8.5.3 Hành động phòng ngừa
1. Hành động phòng ngừa là gì ?
2. Thực hiện hành động khắc phục phòng
ngừa nhằm mục đích gì ?
3. Có hồ sơ nào về việc phòng ngừa sự
không phù hợp tiềm ẩn ?

You might also like