You are on page 1of 48

10/3/21

ĐÒN BẨY
Principles of Managerial Finance – Gitman 13e – Chapter 13

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. 2.
Hiểu về đòn bẩy, phân tích Phân biệt và tính toán đòn
điểm hòa vốn, và tác động bẩy hoạt động, đòn bẩy tài
của sự thay đổi trong chi phí chính, đòn bẩy tổng hợp và
đến điểm hòa vốn. mối liên hệ giữa chúng.

1
10/3/21


HÃY CHO TÔI MỘT ĐIỂM TỰA, TÔI
SẼ NÂNG CẢ TRÁI ĐẤT LÊN.
ARCHIMEDES

ĐÒN BẨY
Tác động của những chi phí cố định
lên tỷ suất sinh lợi của cổ đông.

Thông thường, mức độ đòn bẩy cao hơn


thường tạo ra tỷ suất sinh lợi lớn hơn
nhưng có mức độ biến động nhiều hơn.

2
10/3/21

CHI PHÍ CỐ ĐỊNH


Các chi phí không thay đổi khi doanh số biến đổi.

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỐ ĐỊNH CHI PHÍ TÀI CHÍNH CỐ ĐỊNH

Chi phí thuê mặt bằng Chi phí lãi vay


Chi phí khấu hao tài sản cố định Cổ tức cổ phần ưu đãi
Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí hoạt động

✘CHI PHÍ CỐ ĐỊNH (FIXED COST) ✘ CHI PHÍ BIẾN ĐỔI (VARIABLE COST)

✘Tổng định phí không đổi khi sản lượng ✘Tổng biến phí thay đổi khi sản lượng thay
thay đổi. Định phí/1 sản phẩm thay đổi khi đổi. Biến phí/ 1 sản phẩm không đổi.
sản lượng thay đổi.
✘Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
✘Chi phí thuê mặt bằng ✘Chi phí nhân công trực tiếp
✘Chi phí quản lý doanh nghiệp
✘Khấu hao tài sản cố định

3
10/3/21

CÁC ĐÒN BẨY


TRÊN BÁO CÁO
THU NHẬP

CÁC LOẠI ĐÒN BẨY TRONG DOANH NGHIỆP

Đòn bẩy hoạt Đòn bẩy tài Đòn bẩy


động chính tổng hợp
(Operating (Financial (Total
Leverage) Lvererage) leverage)

4
10/3/21

CÁC LOẠI ĐÒN BẨY TRONG DOANH NGHIỆP

ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ĐÒN BẨY TỔNG HỢP

Sự khuếch đại tác động của Sự khuếch đại tác động của Sự khuếch đại tác động của
thay đổi doanh thu đến thay thay đổi EBIT đến sự thay đổi thay đổi doanh thu đến sự thay
đổi trong EBIT (lợi nhuận hoạt của EPS. đổi trong EPS
động)
Được đo lường bởi độ nghiêng Đo lường bởi độ nghiêng đòn
Được đo lường bởi độ nghiêng đòn bẩy tài chính ( DFL – bẩy tổng hợp ( DTL – Degree of
đòn bẩy hoạt động (DOL – Degree of Financial Leverage) Total Leverage)
Degree of Operating Leverage)

PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN


BREAKEVEN ANALYSIS

✘ Xác định mức độ hoạt động vừa đủ bù đắp các chi phí hoạt động

✘Đánh giá khả năng sinh lợi ở các mức doanh số khác nhau.

10

5
10/3/21

PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

Tại mức hoạt động


500 đơn vị sản phẩm,
doanh thu vừa đủ bù
đắp chi phí.

EBIT = 0

11

ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG


OPERATING LEVERAGE
Do tác động của chi
phí hoạt động cố định
nên:

EBIT thay đổi gấp 2


lần sự biến đổi trong
sản lượng tiêu thụ

12

6
10/3/21

ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG


OPERATING LEVERAGE

✘ DOL: phần trăm thay đổi trong EBIT do 1% thay đổi trong doanh thu.

✘DOL càng cao nghĩa là EBIT càng bất ổn, rủi ro kinh doanh lớn hơn.

13

ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH


FINANCIAL LEVERAGE
Do tác động của chi
phí tài chính cố định
nên:

EPS biến động 100%


trong khi EBIT chỉ
thay đổi 40%

14

7
10/3/21

ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH


FINANCIAL LEVERAGE

✘ DFL: phần trăm thay đổi trong EPS do 1% thay đổi EBIT.

✘DFL càng cao nghĩa là EPS càng bất ổn, rủi ro tài chính lớn hơn.

15

CÁC ĐÒN BẨY


TRÊN BÁO CÁO
THU NHẬP

16

8
10/3/21

ĐÒN BẨY TỔNG HỢP


TOTAL LEVERAGE

✘ DTL: phần trăm thay đổi trong EPS do 1% thay đổi trong doanh thu.

✘DTL càng cao nghĩa là EPS càng bất ổn, rủi ro tổng thể lớn hơn.

17

CÁC ĐIỂM CHÍNH YẾU

ĐÒN BẨY ĐÒN BẨY


ĐÒN BẨY
KINH TỔNG
TÀI CHÍNH
DOANH HỢP

BÁO CÁO THU NHẬP

18

9
10/3/21

CÁC ĐIỂM CHÍNH YẾU

DOL X DFL = DTL

BÁO CÁO THU NHẬP

19

CÁC ĐIỂM CHÍNH YẾU

RỦI RO RỦI RO TÀI


KINH CHÍNH RỦI RO
DOANH + (CẤU TRÚC
= TỔNG THỂ
(ĐẦU TƯ) VỐN)

RỦI RO DOANH NGHIỆP

20

10
10/3/21

thanks!
Any questions?
You can find me at
khatcdn@ueh.edu.vn

21

Quiz
Click the Quiz button to edit this object

QUIZ
Nếu không vượt qua bài quiz này, các bạn sẽ không được
tham dự buổi học online và thực hiện bài kiểm tra cuối giờ.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

22

11
8/29/17

CHƯƠNG 16
CẤU TRÚC VỐN
NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1
CHAPTER 16
CAPITAL STRUCTURE – BASIC CONCEPTS

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


2

´ Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

´ Hiểu rõ tác động của đòn bẩy tài chính (nghĩa là cấu trúc
vốn) đến thu nhập của công ty.

´ Hiểu rõ cách thức nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cá
nhân (đòn bẩy tự tạo).

´ Hiểu rõ về lý thuyết cấu trúc vốn không thuế và có thuế.

´ Có khả năng tính toán được giá trị công ty có sử dụng đòn
bẩy tài chính và không sử dụng đòn bẩy tài chính.

CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG


3

´ 16.1 CẤU TRÚC VỐN VÀ LÝ THUYẾT CHIẾC BÁNH

´ 16.2 TỐI ĐA HÓA GIÁ TRỊ CÔNG TY VÀ TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH
CỔ ĐÔNG

´ 16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY

´ 16.4 MODIGLIANI - MILLER: ĐỊNH ĐỀ 2 (KHÔNG THUẾ)

´ 16.5 THUẾ

1
8/29/17

16.1 CẤU TRÚC VỐN VÀ LÝ THUYẾT CHIẾC BÁNH


4

´ Lựa chọn cấu trúc vốn chính là mô hình chiếc bánh (pie
model).

´ Giá trị công ty (V) = B + S

´ B: giá trị thị trường của nợ và S là giá trị thị trường vốn CP.

16.1 CẤU TRÚC VỐN VÀ LÝ THUYẾT CHIẾC BÁNH


5

´ Câu hỏi quan trọng khi nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vốn:

´ Tại sao các cổ đông lại quan tâm đến tối đa hóa giá trị công
ty?

´ Tỷ lệ nợ/ vốn cổ phần nào sẽ tối đa hóa lợi ích các cổ đông?

16.2 TỐI ĐA HÓA GIÁ TRỊ CÔNG TY VÀ TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH
6 CỔ ĐÔNG
´ Các giám đốc tài chính sẽ chọn cấu trúc vốn mà họ tin rằng
tối đa hóa giá trị công ty vì cấu trúc vốn này cũng có lợi nhất
cho các cổ đông.

´ Giả sử giá trị thị trường của công ty J.J. Sprint là $1,000.
Công ty hiện không có nợ và có 100 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu
giá $10.

´ Công ty xem xét vay $500, trả cổ tức $5/ cổ phần. Giá trị
công ty sẽ như thế nào sau khi tái cấu trúc?

2
8/29/17

16.2 TỐI ĐA HÓA GIÁ TRỊ CÔNG TY VÀ TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH
7 CỔ ĐÔNG
´ Giá trị công ty có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau:

´ Giá trị vốn cổ phần trên là sau khi chi trả cổ tức. Các cổ đông
sẽ có phần giá trị trong công ty ít hơn sau khi chi trả cổ tức.

16.2 TỐI ĐA HÓA GIÁ TRỊ CÔNG TY VÀ TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH
8 CỔ ĐÔNG
´ Giá trị vốn CP có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau:

´ Giá trị công ty tăng lên cũng chính là giá trị vốn cổ phần được
tăng lên.

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


9

´ ĐÒN BẨY VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỔ ĐÔNG

´ Cấu trúc vốn nào tối ưu (tối đa hóa giá trị công ty cũng là tối
đa hóa lợi ích cổ đông)?

´ Tài sản của Trans Am là $8.000. Cấu trúc vốn không có nợ.
Công ty xem xét việc phát hành nợ mua lại vốn CP.

3
8/29/17

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


10

´ Tác động của tình trạng kinh tế lên EPS của cấu trúc vốn hiện
tại:

´ Trong trường hợp không vay nợ, ROE cũng chính là ROA của
công ty.

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


11

´ Tác động của tình trạng kinh tế lên EPS của cấu trúc vốn
được đề xuất (có sử dụng nợ):

´ Trong trường hợp vay nợ, ROE được khuếch đại so với ROA
do tác động đòn bẩy của nợ.

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


12

´ Đồ thị phân tích mối quan hệ giữa EBI – EPS

4
8/29/17

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


13

´ Điểm hòa vốn giữa các phương án tài trợ (break – even
point) là $800.

´ Khi EBI lớn hơn $800, EPS của phương án có sử dụng nợ sẽ


cao hơn.

´ Khi EBI nhỏ hơn $800, EPS của phương án không sử dụng nợ
sẽ cao hơn.

´ Ở trạng thái kinh tế bình thường, ROA là 12%, EBI là $1.200


thì EPS của phương án có sử dụng nợ sẽ cao hơn ($4 so với
$3 của phương án không sử dụng nợ).

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


14

´ LỰA CHỌN GIỮA NỢ VÀ VỐN CỔ PHẦN.

´ Tuy EPS của phương án có sử dụng nợ cao hơn, nhưng việc


lựa chọn cấu trúc vốn có nợ chưa hẳn tốt hơn.

´ Đòn bẩy tạo ra rủi ro (mức độ bất ổn trong EPS cao hơn,
hoặc trong trường hợp suy thoái, EPS phương án vay nợ thấp
hơn).

´ Vậy cấu trúc vốn nào tốt hơn?

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


15

´ ĐỊNH ĐỀ I CỦA MM (MOGDILIANI VÀ MILLER):

´ Cấu trúc vốn không tác động đến giá trị công ty. Việc lựa
chọn giữa nợ và vốn cổ phần không tác động đến giá trị của
các cổ đông.

´ Lập luận của MM:


´ Chiến lược A: Mua 100 cổ phần công ty vay nợ.

5
8/29/17

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


16

´ Lập luận của MM:


´ Chiến lược B: Sử dụng đòn bẩy tự tạo (homemade leverage)

´ Vay $2.000 từ ngân hàng hoặc nhà môi giới (going on margin)

´ Sử dụng $4.000 (kể cả tiền vay) mua 200 cổ phần công ty không vay nợ.

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


17
´ Chi phí và thu nhập của 2 chiến lược này là như nhau.

´ Nói cách khác, những gì nhà đầu tư nhận được khi công ty sử
dụng đòn bẩy tài chính không khác gì so với những gì họ
nhận được từ đòn bẩy tự tạo.
´ Giả sử giá trị của công ty vay nợ cao hơn công ty không vay
nợ => chiến lược A có chi phí cao hơn (mà cùng thành quả)
=> tất cả các nhà đầu tư đều theo chiến lược B (đòn bẩy tự
tạo) => abitrage cho đến khi giá cổ phần có vay nợ giảm
xuống để ngang bằng chiến lược B
´ Kết quả là: thị trường sẽ abitrage để giá trị công ty có vay nợ
và không vay nợ ngang bằng nhau.

16.3 VÍ DỤ VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CÔNG TY


18

´ ĐỊNH ĐỀ I CỦA MM (KHÔNG THUẾ):

´ Giá trị của công ty có vay nợ bằng với giá trị công ty không
vay nợ.

´ MỘT GIẢ ĐỊNH QUAN TRỌNG

´ Các cá nhân có thể vay bằng với chi phí vay của các công ty.
´ Các cá nhân có thể vay margin account – tài khoản ký quỹ chứng khoán. (1)
Nhà đầu tư phải nộp thêm tiền khi giá CK xuống và (2) người môi giới nắm giữ
CK => rủi ro vỡ nợ thấp.

´ Công ty thường dùng bất động sản hoặc động sản để thế chấp => chi phí dàn
xếp ban đầu, chi phí giám sát, chi phí xử lý khi khánh kiệt tài chính rất đáng
kể => công ty có thể vay với lãi suất cao hơn

6
8/29/17

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


19

´ Rủi ro của cổ đông tăng cùng với tỷ lệ nợ vay

´ Theo kết quả của các bảng số liệu của Trans Am:
´ Đòn bẩy tài chính sẽ đem lại thu nhập lớn hơn cho các cổ đông (EPS cao hơn).
($4 so với $3)

´ Đòn bẩy tài chính cũng đem lại tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao hơn cho các cổ
đông. (20% so với 15%)

´ Nhưng, đòn bẩy tài chính cũng đem lại rủi ro cao hơn (khoảng biến thiên EPS
cao hơn, thiệt hại cao hơn trong trường hợp bất lợi)

´ ĐỊNH ĐỀ II CỦA MM: TỶ SUẤT SINH LỢI ĐÒI HỎI CỦA CỔ


ĐÔNG TĂNG TỶ LỆ VỚI NỢ VAY

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


20

´ Công thức tính chi phí sử dụng vốn:

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


21

´ Ngụ ý quan trọng của định đề I là RWACC sẽ là hằng số bất kể


công ty dùng cấu trúc vốn nào.

´ RWACC luôn bằng với R0 trong điều kiện không có thuế (R0 là
chi phí vốn trong công ty tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần
thường)

´ Định đề II của MM (không thuế):

7
8/29/17

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


22

´ Mối quan hệ giữa chi phí vốn cổ phần và tỷ lệ nợ là một


đường thẳng.

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


23

´ Luteran Motors được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần, có
thu nhập kỳ vọng vĩnh viễn là $10 triệu mỗi năm, tất cả thu
nhập chi trả cổ tức. Có 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như
vậy dòng tiền kỳ vọng hàng năm là $1 cho mỗi cổ phiếu.

´ Chi phí vốn của công ty không vay nợ này là 10%. Công ty
sắp xây một nhà máy mới trị giá $4 triệu. Nhà máy được kỳ
vọng tạo ra dòng tiền $1 triệu mỗi năm.

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


24

´ NPV của dự án mới là:

´ Giá trị công ty trước khi công bố dự án:

8
8/29/17

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


25

´ TÀI TRỢ BẰNG VỐN CỔ PHẦN:

´ Giá mỗi CP sẽ là $10,6, số lượng CP phát hành 377.358.

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


26
´ Giá trị thị trường công ty sau khi phát hành:

´ Giá mỗi CP sẽ là $10,6, số lượng CP đang lưu hành


10.377.358 CP

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


27
´ Giá trị thị trường công ty sau khi xây dựng xong nhà máy:

´ Dòng tiền kỳ vọng từ công ty là $11 triệu ($10 từ tài sản cũ


và $1 triệu từ nhà máy mới.

´ Công ty tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần RS = R0 = 0,10

9
8/29/17

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


28
´ TÀI TRỢ BẰNG NỢ

´ Vay $4 triệu với lãi suất 6% (trả lãi $240.000)

´ (1) Xây dựng cùng 1 nhà máy và (2) MM chứng minh phương án
tài trợ không tác động giá trị đầu tư trong TT hoàn hảo không
thuế.

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


29

´ Giá trị công ty sau khi phát hành nợ:

´ Giá cổ phiếu vẫn là $10,6 phù hợp với thị trường hiệu quả.

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


30

´ Giá trị công ty sau khi xây dựng nhà máy:

´ Dòng tiền kỳ vọng của cổ đông:

10
8/29/17

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


31

´ Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ đông:

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


32

´ Các hàm ý của ví dụ trên:

´ Nhất quán với định đề I MM: giá trị công ty đều là $110 triệu
cho dù tài trợ bằng nợ hay vốn cổ phần.

´ Giá cổ phần luôn là $10,6 cho dù tài trợ bằng nợ hay vốn cổ
phần.

´ Nhất quán với định đề II MM: tỷ suất sinh lợi của các cổ đông
tăng từ 10% lên 10,15% vì rủi ro tăng lên do việc vay nợ
mang lại (mức tăng này vừa đủ để định đề II là đúng).

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


33
´ Ý nghĩa các định đề MM:

´ Các giám đốc không thể thay đổi giá trị công ty bằng cách
thay đổi cấu trúc vốn của nó.
´ Tổng chi phí sử dụng vốn không thể giảm khi thay vốn cổ
phần bằng nợ cho dù nợ rẻ hơn.
´ Hình ảnh minh họa: giá trị từ bán sữa của người nông dân sẽ
không đổi cho dù sữa bán theo cách nào (bán nguyên chất
hay tách kem và sữa ít béo).
´ Hình ảnh minh họa: giá trị của chiếc bánh không phụ thuộc
vào cách cắt bánh.

11
8/29/17

16.4 MOGDILIANI MILLER: ĐỊNH ĐỀ II (KHÔNG THUẾ)


34

´ Các giả định của MM:


´ Không có thuế.

´ Không xét đến chi phí phá sản, chi phí đại diện.

´ Không có chi phí giao dịch.

´ Thị trường vốn hoàn hảo.

´ Cá nhân và công ty vay mượn cùng một lãi suất.

´ Trong thực tế, các định đề của MM không đúng. Các DN


không chọn tỷ lệ một cách ngẫu nhiên (tùy thuộc vào ngành,
theo điều kiện nội tại hoặc theo thay đổi trong yếu tố kinh tế
vĩ mô)

16.5 THUẾ
35

´ Khi có sự hiện diện của thuế, giá trị công ty có tương quan
dương với nợ.

16.5 THUẾ
36

´ Thuế và dòng tiền


´ Công ty Water Products có thuế thu nhập doanh nghiệp TC là 35%. EBIT là $1
triệu mỗi năm.

´ Công ty đang xem xét hai cấu trúc vốn. Phương án 1, cấu trúc vốn không có
nợ. Phương án 2, công ty vay nợ (B) là $4,000,000. Chi phí nợ (RB) là 10%.

12
8/29/17

16.5 THUẾ
37

´ Số tiền thuế tiết kiệm:

´ Hiện giá tất cả tấm chắn thuế hàng năm (giả định đó là dòng
tiền đều vĩnh viễn):

16.5 THUẾ
38

´ GIÁ TRỊ CÔNG TY VAY NỢ

´ Giá trị công ty không vay nợ:

´ Giá trị công ty có vay nợ (định đề I của MM – có thuế):

16.5 THUẾ
39

´ Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và đòn bẩy tài chính dưới tác động
của thuế thu nhập DN.

´ Chi phí vốn bình quân với thuế thu nhập DN

13
8/29/17

16.5 THUẾ
40

´ Giá cổ phiếu và đòn bẩy tài chính trong môi trường có thuế

´ Công ty phát hành $200 nợ để mua lại vốn cổ phần.

16.5 THUẾ
41

´ Giá mỗi cổ phần sau khi công ty thông báo (chưa phát hành
nợ) là $5,7.

´ Số cổ phần mua lại là $200/$5,7 = 35,09. Số lượng cổ phần


đang lưu hành là 64,91.

16.5 THUẾ
42

´ Tóm tắt

14
8/29/17

16.5 THUẾ
43

´ ổng dòng tiền cho cổ đông và chủ nợ trong phương án 2 cao


hơn phương án 1 là $140.000 = $790.000 - $650.000

´ Chênh lệch này chính là thuế TNDN của phương án 2 thấp


hơn phương án 1. Chi phí lãi vay được khấu trừ thuế. Đó
chính là tấm chắn thuế của lãi vay.

´ HIỆN GIÁ TẤM CHẮN THUẾ

15
12/29/17

CHƯƠNG 19
CỔ TỨC VÀ CÁC HÌNH THỨC CHI
TRẢ KHÁC

1
CHAPTER 19
DIVIDEND AND OTHER PAYOUTS

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


2

´ Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

´ Hiểu rõ các hình thức chi trả cổ tức khác nhau và cách thức
chi trả chúng.

´ Biết được các chủ đề liên quan đến quyết định chính sách cổ
tức.

´ Hiểu rõ tại sao việc mua lại cổ phiếu là một hình thức chi trả
cổ tức.

´ Hiểu rõ sự khác biệt giữa cổ tức cổ phiếu và cổ tức tiền mặt.

CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG


3

´ 19.1 CÁC HÌNH THỨC CỔ TỨC

´ 19.2 QUY TRÌNH CHI TRẢ CỔ TIỀN MẶT

´ 19.3 MINH HỌA CHO CHÍNH SÁCH CỔ TỨC KHÔNG TÁC


ĐỘNG GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

´ 19.4 MUA LẠI CỔ PHIẾU

´ 19.5 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI CỔ


PHẦN

1
12/29/17

CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG


4

´ 19.6 CÁC NHÂN TỐ TRONG THẾ GIỚI THỰC HỖ TRỢ CHO


CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TIỀN MẶT CAO

´ 19.7 HIỆU ỨNG KHÁCH HÀNG: LỜI GIẢI CHO CÁC NHÂN TỐ
TRONG THẾ GIỚI THỰC.

´ 19.8 ĐIỀU GÌ CHÚNG TA BIẾT VÀ KHÔNG BIẾT VỀ CHÍNH


SÁCH CỔ TỨC

´ 19.9 KẾT HỢP TẤT CẢ

´ 19.10 CỔ TỨC CỔ PHIẾU VÀ CHIA NHỎ CỔ PHIẾU

19.1 CÁC HÌNH THỨC CỔ TỨC


5

´ Cổ tức (dividend) phân phối từ thu nhập hiện tại hoặc thu
nhập giữ lại lũy kế.

´ Cổ tức thanh lý (liquidating dividend) hoặc phân phối


(distribution): phân phối từ vốn cổ phần.

´ Cổ tức tiền mặt: thường là cổ tức tiền mặt định kỳ (regular


cash dividend) và khoản cổ tức thêm vào cuối năm (extra
cash dividend).

´ Việc chi trả làm giảm trong tài khoản tiền mặt và giảm thu
nhập giữ lại của công ty.

19.1 CÁC HÌNH THỨC CỔ TỨC


6

´ Cổ tức cổ phiếu (stock dividend): không có tiền mặt ra khỏi


doanh nghiệp, tăng số lượng cổ phần lưu hành và làm giảm
giá trị mỗi cổ phần.
´ Ex: cổ tức cổ phiếu 2%, cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ nhận được thêm 2 CP

´ Chia nhỏ cổ phiếu (stock split): tương tự cổ tức cổ phiếu


nhưng ở mức độ lớn hơn.
´ Ex: chia nhỏ cổ phiếu ba cho một (three-for-one stock split): giá cổ phần sẽ
chỉ còn khoảng 1/3.

´ Mua lại cổ phiếu: tương tự cổ tức tiền mặt, cổ phần được


mua lại gọi là cổ phiếu quỹ.

2
12/29/17

19.2 QUY TRÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC TIỀN MẶT


7
´ Số tiền cổ tức trên mỗi cổ phần: divedend per share.
´ Phần trăm cổ tức trên giá thị trường – tỷ suất cổ tức: dividend
yield.
´ Phần trăm cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần – tỷ lệ chi trả cổ tức:
dividend payout.

´ Ngày thông báo: declaration date.


´ Ngày ghi sổ: record date (cổ đông có tên trong danh sách ghi sổ sẽ
được nhận cổ tức.
´ Ngày không có cổ tức: ex-dividend date (các cổ phần mua đúng
hoặc sau ngày này sẽ không có cổ tức)
´ Ngày thanh toán: payment date

19.2 QUY TRÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC TIỀN MẶT


8
´ Quy trình thanh toán:

´ 15/1: Hội đồng thông qua trả cổ tức $1/CP. Ngày ghi sổ là 30/1, ngày thanh
toán 16/02.

´ 30/1: công ty chốt danh sách các nhà đầu tư được xem là cổ đông công ty.

´ 28/2: ngày làm việc thứ hai trước khi đến ngày ghi sổ. Trước ngày này, cổ
phiếu là giao dịch có cổ tức (cum –dividend).

19.2 QUY TRÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC TIỀN MẶT


9

´ Nếu thị trường hoàn hảo và giả sử không có hiệu ứng thông
tin thì giá cổ phiếu được kỳ vọng giảm bằng cổ tức chi trả.

´ Giá giảm vào đúng ngày không có cổ tức. Mức giảm có thể
tùy thuộc vào thuế suất.
´ Trước ngày không có cổ tức: giá cổ phiếu là $(P+1)

´ Vào ngày không có cổ tức hoặc sau đó: giá cổ phiếu là $P.

3
12/29/17

19.3 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC KHÔNG LIÊN QUAN GTDN


10

´ Giá trị doanh nghiệp bắt nguồn từ dòng tiền tự do.

´ Giá trị một cổ phần là tổng hiện giá của dòng cổ tức kỳ vọng
trong tương lai.
´ Bristol tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần. Công ty sẽ giải thể trong 1 năm
tới. Công ty có một khoản tiền $10.000 hiện tại và $10.000 trong năm tới.

´ Chính sách hiện tại: chi trả toàn bộ.

19.3 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC KHÔNG LIÊN QUAN GTDN


11
´ Nếu có 1.000 cổ phần đang lưu hành, mỗi cổ phần có giá $19,09.

´ Sau khi cổ tức hiện hành được thanh toán, giá cổ phiếu giảm ngay xuống còn
$9,09.

´ Chính sách thay thế: cổ tức ban đầu lớn hơn dòng tiền sẵn
có.
´ Trả $11 ngay hiện tại. Tổng cổ tức là $11.000. Cần huy động thêm $1.000

´ Công ty phát hành cổ phiếu $1.000, cổ tức trả cho các cổ đông mới là $1.100
ở kỳ 1, cổ đông cũ sẽ nhận được $8.900

19.3 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC KHÔNG LIÊN QUAN GTDN


12
´ Cổ đông cũ:

´ Giá trị hiện tại mỗi cổ phần:

´ Đối với phát hành mới: giá cổ phần là $8,09. Số lượng cổ phần mới cần phát
hành là 123,61 ($1.000/$8,09) cổ phần.

4
12/29/17

19.3 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC KHÔNG LIÊN QUAN GTDN


13
´ Định đề của MM

´ Sự thay đổi trong chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp.

´ Cổ tức tự tạo:
´ Nhà đầu tư X thích cổ tức $10/ cổ phần ở kỳ 0 và kỳ 1. Công ty thì công bố chính
sách cổ tức thay thế ($11 ở kỳ 0 và $8,9 ở kỳ 1).

´ Nhà đầu tư X sẽ tái đầu tư $1 thừa ở kỳ 0 để thu về $1,1 ở kỳ 1. Nhà đầu tư sẽ có


số tiền cổ tức đúng như mình mong muốn.

´ Nhà đầu tư Z muốn nhận $11 ở kỳ 0 và %8,9 ở kỳ 1. Công ty thực hiện chính sách
cổ tức ban đầu ($10 ở mỗi kỳ).

´ Nhà đầu tư Z bán bớt cổ phần để có thêm $1 ở hiện tại nhưng cổ tức kỳ 1 sẽ sụt
giảm đúng $1,1. Z sẽ có số tiền cổ tức như mong muốn.

19.3 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC KHÔNG LIÊN QUAN GTDN


14
´ Định đề của MM

´ Sự thay đổi trong chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị
doanh nghiệp.

´ Cổ tức tự tạo (homemade dividend):


´ Nhà đầu tư X thích cổ tức $10/ cổ phần ở kỳ 0 và kỳ 1. Công ty thì công bố chính
sách cổ tức thay thế ($11 ở kỳ 0 và $8,9 ở kỳ 1).

´ Nhà đầu tư X sẽ tái đầu tư $1 thừa ở kỳ 0 để thu về $1,1 ở kỳ 1. Nhà đầu tư sẽ có


số tiền cổ tức đúng như mình mong muốn.

´ Nhà đầu tư Z muốn nhận $11 ở kỳ 0 và %8,9 ở kỳ 1. Công ty thực hiện chính sách
cổ tức ban đầu ($10 ở mỗi kỳ).

´ Nhà đầu tư Z bán bớt cổ phần để có thêm $1 ở hiện tại nhưng cổ tức kỳ 1 sẽ sụt
giảm đúng $1,1. Z sẽ có số tiền cổ tức như mong muốn.

19.3 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC KHÔNG LIÊN QUAN GTDN


15

´ BÀI KIỂM TRA

´ Các khoản cổ tức có ảnh hưởng đến tài sản của các cổ đông

´ Chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến tài sản của các cổ
đông.

´ Phát biểu 1: Nhà đầu tư sẽ thích cổ tức cao hơn cổ tức thấp
nếu cổ tức của các thời điểm khác không đổi.

´ Phát biểu 2: Chính sách cổ tức đơn thuần là sự đánh đổi cổ


tức kỳ này và cổ tức của những kỳ khác.

5
12/29/17

19.3 CHÍNH SÁCH CỔ TỨC KHÔNG LIÊN QUAN GTDN


16

´ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ

´ Công ty không bao giờ từ bỏ dự án có NPV dương để tăng cổ


tức (hoặc để trả cổ tức lần đầu).

´ Các giả định của MM

´ Không có thuế

´ Chính sách đầu tư được xác lập trước và không bị thay đổi
bởi những thay đổi trong chính sách cổ tức.

´ Chính sách tài trợ cũng được xác lập từ trước.

´ Thị trường vốn là cạnh tranh hoàn hảo.

19.4 MUA LẠI CỔ PHIẾU


17

´ Thay vì trả cổ tức tiền mặt, doanh nghiệp có thể dùng tiền
mua lại cổ phiếu từ chính nó.

´ Mua lại cổ phiếu có thể được thực hiện theo 3 cách.


´ Mua lại trên thị trường mở (open market repurchases)

´ Công ty đưa ra chào mua (tender offer): công ty có thể đặt giá cụ thể (thường
cao hơn giá thị trường) hoặc đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch Auction)

´ Mua lại riêng lẻ (targeted repurchases): công ty mua lại cổ phần từ một số cổ
đông cụ thể (giá mua có thể thấp hơn, phí pháp lý thấp hơn hoặc tránh bị
thâu tóm).

19.4 MUA LẠI CỔ PHIẾU


18

´ Cổ tức tiền mặt so với mua lại cổ phiếu


´ Telephonic có $300.000 ($3 cổ phần) dự định chi trả cổ tức tăng thêm.

´ Sau khi trả cổ tức, thu nhập mỗi cổ phần dự báo là $4,5. P/E là 6.

´ Giá cổ phần là $27 sau khi trả cổ tức và là $30 trước khi trả cổ tức.

6
12/29/17

19.4 MUA LẠI CỔ PHIẾU


19

´ Cổ tức tiền mặt so với mua lại cổ phiếu


´ Công ty có thể dùng $300.000 mua lại cổ phiếu.

´ Giá chào mua là $30 (ngang với giá thị trường). Số lượng CP mua là 10.000.
Số lượng CP thường đang lưu hành là 90.000

´ Thu nhập mỗi cổ phần sẽ tăng lên $5 (do số lượng CP thường ít hơn). P/E vẫn
không đổi vì RR không đổi. Giá CP sẽ là $30.

19.4 MUA LẠI CỔ PHIẾU


20
´ Nếu bỏ qua thuế, các bất hoàn hảo của thị trường, thì không có sự
khác biệt trong tài sản của các cổ đông giữa cổ tức tiền mặt và
mua lại cổ phiếu.

´ Thực tế, mua lại cổ phần là sự bổ sung cho cổ tức tiền mặt:
´ Sự linh hoạt (flexibility): Các công ty rất e ngại khi cắt giảm cổ tức. Mua lại cổ phần
thì linh hoạt hơn.

´ Thù lao ban điều hành (executive compensation): cụ thể là quyền chọn cổ phiếu.
Thực hiện quyền chọn luôn có giá trị hơn khi công ty mua lại CP.

´ Bù trừ sự pha loãng (offset to dilution): giảm số lượng cổ phần lưu hành.

´ Định giá thấp (undervaluation): khi nhà quản lý tin rằng cổ phiếu đang được định
giá thấp một cách tạm thời thì mua lại là tốt cho cổ đông.

´ Thuế (taxes): mua lại cổ phần có lợi thế về thuế tốt hơn cổ tức tiền mặt.

19.4 MUA LẠI CỔ PHIẾU


21
´ Nếu bỏ qua thuế, các bất hoàn hảo của thị trường, thì không có sự
khác biệt trong tài sản của các cổ đông giữa cổ tức tiền mặt và
mua lại cổ phiếu.

´ Thực tế, mua lại cổ phần là sự bổ sung cho cổ tức tiền mặt:
´ Sự linh hoạt (flexibility): Các công ty rất e ngại khi cắt giảm cổ tức. Mua lại cổ phần
thì linh hoạt hơn.

´ Thù lao ban điều hành (executive compensation): cụ thể là quyền chọn cổ phiếu.
Thực hiện quyền chọn luôn có giá trị hơn khi công ty mua lại CP.

´ Bù trừ sự pha loãng (offset to dilution): giảm số lượng cổ phần lưu hành.

´ Định giá thấp (undervaluation): khi nhà quản lý tin rằng cổ phiếu đang được định
giá thấp một cách tạm thời thì mua lại là tốt cho cổ đông.

´ Thuế (taxes): mua lại cổ phần có lợi thế về thuế tốt hơn cổ tức tiền mặt.

7
12/29/17

19.5 THUẾ TNCN, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI CP


22

´ CÁC CÔNG TY KHÔNG ĐỦ TIỀN CHI TRẢ CỔ TỨC

´ Công ty huy động vốn (phát hành CP) để chi trả cổ tức:

19.5 THUẾ TNCN, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI CP


23

´ Giả sử công ty cổ phần có một người chủ duy nhất:

´ MM: ông ta thu được $100 (cổ tức) và bỏ ra $100 (mua CP


mới phát hành).

´ Thực tế: thu được $85 (thuế 15%), bỏ ra nhiều hơn $100 (chi
phí phát hành).

´ Phát hành cổ phần để chi trả cổ tức không phải là hành động
hợp lý. Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi công ty chấp nhận
bất lợi về thuế để đánh đổi chính sách cổ tức ổn định (khi
dòng tiền một năm nào đó thiếu hụt ngoài kỳ vọng).

19.5 THUẾ TNCN, CỔ TỨC VÀ MUA LẠI CP


24

´ CÔNG TY CÓ ĐỦ TIỀN CHI TRẢ CỔ TỨC:

´ Khi công ty có tiền mặt thặng dư:


´ Chọn thêm các dự án đầu tư: nhiều nhà quản lý chấp nhận dự án có NPV âm
(một cách chủ ý) thay vì chi trả cổ tức.

´ Mua công ty khác: các công ty thường chịu chi phí khá lớn khi mua lại (chưa
kể giá đặt mua cao hơn giá thị trường). Mua lại để né tránh cổ tức có hại cho
các cổ đông.

´ Mua các tài sản tài chính: Nếu thuế suất thuế thu nhập cá nhân cao hơn thuế
suất thuế thu nhập DN, công ty sẽ có động cơ giảm cổ tức và ngược lại.

´ Mua lại cổ phần: thuế từ mua lại cổ phiếu thấp hơn so với cổ tức tiền mặt

8
12/29/17

19.6 CÁC NHÂN TỐ TRONG THẾ GIỚI THỰC HỖ TRỢ


25 CHO CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CAO
´ MONG MUỐN THU NHẬP HIỆN TẠI:

´ Nhóm khách hàng (nhà đầu tư) mong muốn cổ tức cao:
những người nghỉ hưu, nhóm người sống dựa trên thu nhập
cố định, các quỹ đầu tư có thuế biên tế thấp.

´ Trong thị trường hoàn hảo, họ có thể có chính sách cổ tức


cao tự tạo (homemade dividend) bằng cách bán CP.

´ Trong thực tế, lập luận trên không đúng do chi phí giao dịch.

19.6 CÁC NHÂN TỐ TRONG THẾ GIỚI THỰC HỖ TRỢ


26 CHO CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CAO
´ TÀI CHÍNH HÀNH VI:
´ Sự tự kiểm soát (self – control): tâm lý con người luôn có vấn
đề với khả năng tự kiểm soát.
´ Con người thường thiết lập các quy tắc “nghiêm ngặt” để
tránh sự tự do quá mức => mất kiểm soát.
´ Nhà đầu tư có thể mua cổ phần có cổ tức cao ($20.000) hoặc
mỗi năm bán cổ phần ($20.000) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu.
´ Việc bán cổ phần có thể tạo ra sự tự do quá mức => các nhà
đầu tư mong muốn theo cách 1 => nhóm khách hàng mong
muốn cổ tức cao.

19.6 CÁC NHÂN TỐ TRONG THẾ GIỚI THỰC HỖ TRỢ


27 CHO CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CAO
´ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN:

´ Mâu thuẫn giữa trái chủ và cổ đông: cổ tức có thể xem là sự


chuyển dịch giá trị từ trái chủ sang cổ đông.

´ Mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản lý: hội đồng quản trị có
thể dùng cổ tức giảm chi phí đại diện (không thể phung phí
khi không có tiền dồi dào).

´ Mua lại cổ phần cũng có thể được sử dụng vì hai mục đích
trên.

9
12/29/17

19.6 CÁC NHÂN TỐ TRONG THẾ GIỚI THỰC HỖ TRỢ


28 CHO CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CAO
´ NỘI DUNG THÔNG TIN VÀ PHÁT TÍN HIỆU

´ Nội dung thông tin (information content): nhìn chung, giá cổ


phiếu thường tăng khi công bố tăng cổ tức và ngược lại.

´ Lý giải: một công ty thường chỉ tăng cổ tức khi kỳ vọng thu
nhập, dòng tiền tương lai tăng đủ để cổ tức không giảm về
mức ban đầu.

´ Sự kỳ vọng về thời kỳ hoạt động tốt => tăng giá cổ phiếu


được gọi là hiệu ứng nội dung thông tin (information content
effect)

19.6 CÁC NHÂN TỐ TRONG THẾ GIỚI THỰC HỖ TRỢ


29 CHO CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CAO
´ NỘI DUNG THÔNG TIN VÀ PHÁT TÍN HIỆU

´ Phát tín hiệu (dividend signaling): ban quản lý tăng cổ tức chỉ để
thị trường nghĩ rằng dòng tiền sẽ tăng.

´ Chiến lược trên không trung thực nhưng các nhà nghiên cứu cho
rằng ban quản lý thường xuyên vận dụng chúng.
´ Dòng tiền = Chi tiêu vốn + cổ tức. Ex: công ty thông báo tăng cổ tức trong khi thị
trường kỳ vọng chi tiêu vốn không thay đổi thì giá CP sẽ tăng do thị trường kỳ
vọng dòng tiền tăng.

´ Điều gì ngăn cản quản lý thực hiện chiến lược này thường xuyên?
Đó chính là sự trừng phạt của thị trường khi nhận ra dòng tiền
tương lai không tăng. Giá CP sẽ thấp hơn so với không tăng cổ tức.

19.7 HIỆU ỨNG KHÁCH HÀNG


30

´ Thuế TNCN ủng hộ cho chính sách cổ tức thấp

´ Một số nhân tố khác ủng hộ chính sách cổ tức cao.

´ Hiệu ứng khách hàng (clientele effect): các nhóm nhân tố


triệt tiêu nhau một cách hoàn hảo.

10
12/29/17

19.7 HIỆU ỨNG KHÁCH HÀNG


31

´ Một khi các công ty trong thị trường điều chỉnh chính sách cổ
tức (cung) phù hợp với các nhóm khách hàng (cầu) thì không
có công ty đơn lẻ có thể thay đổi giá trị bằng cách thay đổi
chính sách cổ tức).
´ “Trong một thế giới có nhiều nhà đầu tư thích cổ tức cao, một công ty có thể
tăng giá trị bằng cách tăng tỷ lệ chi trả cổ tức” Đúng hay sai? Tại sao?

´ Sai. Một công ty chỉ có thể tăng giá trị khi tìm ra một “nhóm khách hàng chưa
thỏa mãn”.

´ Hiệu ứng khách hàng còn có thể thấy thông qua tỷ suất cổ
tức (dividend yield)

19.8 CHÚNG TA BIẾT VÀ KHÔNG BIẾT GÌ


32

´ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY KHÁ LỚN

´ Tỷ số tổng cổ tức/ tổng thu nhập của Mỹ khoảng 60% đến


80%.

´ ÍT CÔNG TY TRẢ CỔ TỨC HƠN

´ FF: Tỷ lệ các công ty trả cổ tức ít đi trong những năm qua. Lý


do: số lượng các công ty nhỏ (không trả cổ tức) tăng nhanh.

´ DeAngelo: tỷ lệ công ty trả cổ tức tăng lên. Lý do: giảm thuế


cổ tức còn 15% năm 2003.

19.8 CHÚNG TA BIẾT VÀ KHÔNG BIẾT GÌ


33
´ CÁC CÔNG TY LÀM MƯỢT CỔ TỨC
´ Các công ty trong thực tế thường có tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu
dài hạn.
´ Thay đổi cổ tức xảy ra chậm hơn trong thay đổi thu nhập.

´ t: tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu.

´ s: tốc độ điều chỉnh về mức mục tiêu.


´ Hàm ý của mô hình Lintner tỷ số cổ tức trên thu nhập tăng khi
công ty có bất lợi và giảm khi bước vào thời kỳ bất lợi.
´ Nói cách khác, các giám đốc rất e ngại cắt giảm cổ tức nên có
khuynh hướng làm mượt (smoothing) cổ tức.

11
12/29/17

19.8 CHÚNG TA BIẾT VÀ KHÔNG BIẾT GÌ


34

´ ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỔ TỨC


Ưu điểm Nhược điểm
1. Hấp dẫn nhà đầu tư mong muốn thu 1. Cổ tức bị đánh thuế giống như thu nhập
nhập ổn định thông thường
2. Tài chính hành vi cho rằng cổ tức phù 2. Cổ tức có thể làm giảm nguồn tài trợ nội
hợp với tâm lý “tự kiểm soát của nhà bộ. Có thể phải từ bỏ các dự án có NPV
đầu tư. dương.
3. Các nhà quản lý có thể trả cổ tức để rút 3. Khó cắt giảm cổ tức mà không gây
tiền khỏi tay trái chủ. những ảnh hưởng bất lợi lên giá CP của
4. Cổ đông có thể dùng cổ tức để giảm công ty.
lượng tiền sẵn có nhằm giảm chi phí đại
diện.
5. Có thể tăng cổ tức để phát tín hiệu về
sự lạc quan đối với dòng tiền tương lai
của công ty.

19.8 CHÚNG TA BIẾT VÀ KHÔNG BIẾT GÌ


35

´ BẰNG CHỨNG KHẢO SÁT CÁC GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH VỀ CỔ


TỨC

´ Không sẵn lòng cắt giảm cổ tức.

´ Rất quan tâm tính ổn định của cổ tức cũng như của thu nhập.

´ Không quan tâm nhiều đến thuế thu nhập cá nhân và chi phí
phát hành cổ phần.

19.9 KẾT HỢP TẤT CẢ


36

1. Tổng số tiền cổ tức và mua lại cổ phần rất lớn và tăng đều
đặn.

2. Cổ tức tiền mặt và mua lại cổ phần tập trung vào các công ty
lớn, trưởng thành.

3. Các nhà quản lý rất miễn cưỡng cắt giảm cổ tức.

4. Các nhà quản lý có khuynh hướng làm mượt cổ tức.

5. Giá cổ phiếu phản ứng với những thay đổi bất ngờ trong
chính sách cổ tức.

6. Mua lại cổ phiếu thay đổi theo thu nhập tạm thời.

12
12/29/17

19.9 KẾT HỢP TẤT CẢ


37
´ Lý thuyết vòng đời:
´ Công ty non trẻ (ít tiền mặt và nhiều cơ hội tăng trưởng) không nên phân phối tiền mặt. (2).

´ Khi công ty trưởng thành, dòng tiền tự do lớn hơn => xuất hiện chi phí đại diện => công ty
nên phân phối (2)

´ Tại sao lại chi trả cổ tức dù mua lại tạo ra lợi thế về thuế.
´ Cổ tức tiền mặt có thể tạo ra tín hiệu kép tới thị trường: đó là kỳ vọng về dòng tiền tương lai
(3,4,5) và công ty sẽ không giữ lại (quá) nhiều tiền hơn cần thiết.

´ Tính khó kiểm chứng và các chi phí đi kèm với chiến lược mua lại. Cổ tức thì đơn giản và minh
bạch hơn nhiều.

´ Sau 1982, SEC đã lập ra những quy định để mua lại dễ dàng hơn (6)

´ Tại sao cổ tức tiếp tục tăng?


´ Hiệu ứng kế thừa.

19.10 CỔ TỨC CỔ PHIẾU VÀ CHIA NHỎ CỔ PHIẾU


38
´ Cổ tức cổ phiếu (stock dividend): không phải là cổ tức thực
sự vì không có tiền mặt ra khỏi DN.
´ Thường thể hiện dạng %: cổ tức cổ phiếu 20% => 5 cổ phần sẽ nhận được 1
cổ phần mới, số lượng cổ phần tăng 20%, giá cổ phần giảm 20%.

´ Chia tách cổ phiếu (stock split): giống cổ tức cổ phiếu, nhưng


tỷ lệ cao hơn
´ Chia tách ba cho một (three for one stock split): một cổ phần cũ tách thành 3
cổ phần mới.

´ Sự khác biệt chỉ là hạch toán kế toán giữa cổ phiếu cổ tức


thấp (small stock dividend), cổ tức cổ phiếu cao (large stock
dividend), chia nhỏ cổ phiếu (stock split).

19.10 CỔ TỨC CỔ PHIẾU VÀ CHIA NHỎ CỔ PHIẾU


39

´ Gộp cổ phiếu (reverse split): ngược với hành động chia tách
cổ phiếu, số CP lưu hành ít hơn và giá tăng lên.

´ Chi phí giao dịch của cổ đông có thể ít hơn.

´ Thanh khoản và khả năng giao dịch có thể được cải thiện.

´ Cổ phiếu được bán giá thấp thì không được coi trọng.

´ Các quy định về mức giá tối thiểu của các sàn giao dịch.

´ Cho phép công ty rút khỏi danh sách của các sở giao dịch
nhưng vẫn được giao dịch (go dark).

13
8/29/17

CHƯƠNG 26
TÀI CHÍNH NGẮN HẠN VÀ LẬP KẾ
HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

1
CHAPTER 26
SHORT TERM FINANCE AND PLANNING

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


2

´ Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

´ Hiểu rõ tầm quan trọng của phân tích chu kỳ tiền mặt.

´ Biết được các thành phần của chu kỳ tiền mặt.

´ Hiểu rõ ưu và nhược điểm của các chiến lược tài trợ ngắn hạn
khác nhau.

´ Có khả năng chuẩn bị một ngân sách tiền mặt.

´ Hiểu rõ các lựa chọn khác nhau cho tài trợ ngắn hạn.

CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG


3

´ 26.1 THEO DÕI TIỀN MẶT VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN RÒNG

´ 26.2 CHU KỲ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN


MẶT

´ 26.3 MỘT SỐ KHÍA CẠNH CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH


NGẮN HẠN

´ 26.4 LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT

´ 26.5 KẾ HOẠCH TÀI TRỢ NGẮN HẠN

1
8/29/17

26.1 THEO DÕI TIỀN MẶT VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN RÒNG


4

´ Quản lý tài chính ngắn hạn thường được gọi là quản lý vốn
luân chuyển (working capital management).

´ Vốn luân chuyển ròng (net working capital): chênh lệch giữa
tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.

´ Các chủ đề về tài chính ngắn hạn:


´ Mức độ nắm giữ tiền mặt bao nhiêu là hợp lý?

´ Mức độ tồn trữ hàng tồn kho bao nhiêu là hợp lý?

´ Trong ngắn hạn, công ty nên vay mượn bao nhiêu?

´ Nên mở rộng tín dụng cho khách hàng bao nhiêu là hợp lý?

26.1 THEO DÕI TIỀN MẶT VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN RÒNG


5
´ Tài sản lưu động (current assets): tiền mặt và các tài sản khác có
thể chuyển đổi thành tiền trong 1 năm.
´ Tiền và các khoản tương đương tiền (cash and cash equivalent).

´ Chứng khoán khả nhượng (marketable securities)

´ Khoản phải thu (accounts receivable)

´ Hàng tồn kho (inventories)

´ Nợ ngắn hạn (current liabilities): nghĩa vụ nợ phải thanh toán trong


vòng 1 năm.
´ Khoản phải trả (accounts payable)

´ Chi phí phải trả (expenses payable)

´ Thương phiếu phải trả (notes payable).

26.1 THEO DÕI TIỀN MẶT VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN RÒNG


6
´ Theo dõi tiền mặt:

´ Các hoạt động tăng tiền mặt (nguồn tiền mặt – sources of cash):
´ Tăng nợ dài hạn, tăng vốn cổ phần, tăng nợ ngắn hạn, giảm tài sản lưu động khác
tiền mặt, giảm tài sản cố định.

´ Các hoạt động làm giảm tiền mặt (sử dụng tiền mặt – uses of
cash):
´ Giảm nợ dài hạn, giảm vốn cổ phần, giảm nợ ngắn hạn, tăng tài sản lưu động khác
tiền mặt, tăng tài sản cố định.

2
8/29/17

26.2 CHU KỲ KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT


7

´ Chu kỳ kinh doanh (operating cycle): khoản thời gian từ lúc


mua hàng tồn kho cho đến khi thu tiền mặt về (105 ngày)

´ Thời gian có và bán được hàng tồn kho: thời gian tồn kho (inventory period) –
60 ngày.

´ Thời gian cần để thu tiền bán hàng: kỳ thu tiền (accounts receivable period) –
45 ngày.

26.2 CHU KỲ KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT


8

´ Chu kỳ tiền mặt: khoản thời gian khi chúng ta thực sự thanh
toán hàng tồn kho cho đến khi thu tiền mặt từ bán hàng.

´ Khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi chúng ta mua hàng cho đến khi chúng ta
trả tiền là thời gian khoản phải trả (accounts payable period) hay kỳ thanh
toán.

´ Khi có chênh lệch giữa dòng tiền vào và ra, doanh nghiệp có
thể bổ sung hoặc giảm đi bằng cách vay ngắn hạn hoặc nắm
giữ chứng khoán khả nhượng.

26.2 CHU KỲ KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT


9

´ Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt

3
8/29/17

26.2 CHU KỲ KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT


10

Nhà quản lý Nhiệm vụ Hạng mục ảnh hưởng

Tiền mặt, chứng khoán khả


Nhà quản lý tiền Thu tiền, tập trung, giải ngân; đầu tư ngắn
nhượng, các khoản cho vay ngắn
mặt hạn; vay ngắn hạn; quan hệ với ngân hàng
hạn
Giám sát quản lý tín dụng và kiểm soát các
Nhà quản lý tín
tài khoản phải thu; quyết định chính sách Khoản phải thu
dụng
tín dụng
Nhà tiếp thị Quyết định chính sách tín dụng Khoản phải thu

Nhà quản lý mua Quyết định mua hàng, nhà cung cấp; có thể
Hàng tồn kho, khoản phải trả
hang đàm phán các điều khoản thanh toán

Nhà quản lý sản


Lập kế hoạch sản xuất và yêu cầu vật tư Hàng tồn kho, khoản phải trả
xuất
Nhà quản lý khoản Quyết định chính sách thanh toán và xem
Khoản phải trả
phải trả xét giảm giá

Thông tin kế toán về các dòng tiền; đối


Bộ phận kiểm soát chiếu các khoản phải trả; áp dụng thanh Khoản phải thu, khoản phải trả
toán cho tài khoản phải thu

26.2 CHU KỲ KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT


11

´ Tính toán chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt

26.2 CHU KỲ KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT


12
´ Tính toán chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt

´ Tính trung bình cần 168 ngày kể từ khi chúng ta mua hàng
tồn kho cho đến khi bán được hàng và thu tiền từ khách.

4
8/29/17

26.2 CHU KỲ KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT


13
´ Tính toán chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt

´ Tính trung bình cần 129 ngày kể từ khi chúng ta trả tiền hàng
tồn kho cho đến khi thu được tiền từ khách hàng.

26.2 CHU KỲ KINH DOANH VÀ CHU KỲ TIỀN MẶT


14

´ Chu kỳ tiền mặt tăng khi:(1) thời gian tồn kho tăng lên (2) kỳ
thu tiền dài hơn (3) kỳ thanh toán ngắn đi.

´ Chu kỳ tiền mặt càng tăng thì công ty càng cần nhiều nguồn
tài trợ hơn.

´ Trong các điều kiện khác cố định, chu kỳ tiền mặt càng ngắn,
đầu tư của công ty vào hàng tồn kho và khoản phải thu thấp,
hiệu suất sử dụng tài sản (asset turnover) tăng lên => ROA
tăng lên => ROE tăng lên.

26.3 CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH NGẮN HẠN


15
´ QUY MÔ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

´ Chính sách tài chính ngắn hạn linh hoạt (flexible) là chính sách có
tỷ lệ tài sản lưu động trên doanh thu cao.
´ Duy trì số dư tiền mặt lớn,

´ Đầu tư đáng kể cho hàng tồn kho.

´ Nới lỏng chính sách tín dụng => khoản phải thu cao.

´ Chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế (restrictive) là chính sách có
tỷ lệ tài sản lưu động trên doanh thu thấp.
´ Duy trì số dư tiền mặt thấp.

´ Đầu tư thấp vào hàng tồn kho.

´ Không cho phép trả chậm hoặc thắt chặt điều kiện trả chậm.

5
8/29/17

26.3 CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH NGẮN HẠN


16

´ Việc quản lý tài sản lưu động là cân nhắc sự đánh đổi giữa
chi phí lưu giữ (carrying cost) và chi phí thiếu hụt hàng tồn
kho (shortage cost)
´ Carrying cost: chi phí gia tăng cùng với tài sản lưu động: (1) chi phí cơ hội của
tài sản và (2) chi phí duy trì giá trị kinh tế của tài sản.

´ Shortage cost: chi phí giảm thiểu khi gia tăng tài sản lưu động. (1) chi phí giao
dịch, đặt hàng bổ sung tài sản và (2) chi phí liên quan đến dự trữ an toàn –
cashout hoặc stockout.

´ Nếu công ty có chi phí lưu giữ cao và chi phí thiếu hụt thấp
thì chính sách tài chính ngắn hạn hạn chế sẽ là tối ưu và
ngược lại.

26.3 CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH NGẮN HẠN


17

´ Chính sách linh hoạt và chính sách hạn chế

26.3 CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH NGẮN HẠN


18

´ CÁC CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ CHO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

´ Mô hình lý tưởng: tài sản lưu động được tài trợ bằng nợ ngắn
hạn, TSCĐ được tài trợ bằng nợ dài hạn và vốn cổ phần.

6
8/29/17

26.3 CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH NGẮN HẠN


19

´ Nhu cầu tài sản: (1) xu hướng tăng trưởng lâu dài, (2) sự
thay đổi theo mùa vụ và (3) sự biến động không đoán được.

´ Chiến lược F (Flexible): công ty luôn có tiền mặt thặng dư.

26.3 CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH NGẮN HẠN


20

´ Chiến lược R (Restrictive): công ty phải vay ngắn hạn để bù


vào sự thiếu hụt của tài trợ dài hạn.

26.3 CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH NGẮN HẠN


21

´ Chính sách tài trợ nào là tốt nhất?

´ Dự trữ tiền mặt: chiến lược linh hoạt sẽ có số dư tiền mặt cao
=> khả năng thanh toán tốt nhưng hiệu suất sử dụng tài sản
sẽ thấp.

´ Phòng ngừa rủi ro đáo hạn: các công ty rất hạn chế tài trợ
cho tài sản cố định bằng các khoản vay ngắn hạn.

´ Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất: lãi suất ngắn hạn thường thấp
hơn lãi suất dài hạn.

7
8/29/17

26.4 LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT


22

´ Ngân sách TM: Ghi lại các ước tính thu chi tiền mặt

´ Kỳ thu tiền bình quân 90 ngày, 100% doanh thu là bán chịu => Tiền thu bán
hàng = doanh số của quý trước.

26.4 LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT


23

´ Các khoản chi tiền mặt:


´ Thanh toán khoản phải trả (giả sử khoản thanh toán = khoản mua hàng quý
trước; khoản mua hàng = ½ dự báo doanh số quý tới.

´ Lương, thuế và chi phí khác

´ Chi tiêu vốn

´ Chi phí tài trợ dài hạn:

26.4 LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT


24

´ Tổng hợp dòng tiền ra

8
8/29/17

26.4 LẬP NGÂN SÁCH TIỀN MẶT


25

´ Cán cân tiền mặt

´ Công ty đối mặt với khoản thâm hụt $35 triệu trong quý 2.

26.4 KẾ HOẠCH TÀI TRỢ NGẮN HẠN


26
´ Vay không có đảm bảo:
´ Hạn mức tín dụng không cam kết (noncommitted line of credit): thỏa thuận
không chính thức, lãi suất thường có khoản cộng thêm

´ Hạn mức tín dụng có cam kết (committed line of credit): thỏa thuận pháp lý
chính thức, có khoản phí cam kết và yêu cầu số dư bù trừ.

´ Vay có đảm bảo:


´ Tài trợ được đảm bảo bằng khoản phải thu: các khoản phải thu hoặc được thế
chấp hoặc bán hẳn cho bên cho vay.

´ Khoản vay được đảm bảo bằng hàng tồn kho: (1) quyền lưu giữ toàn bộ hàng
tồn kho (blanket inventory lien) (2) biên nhận ủy thác (trust receipt) (3) lưu
giữ tại kho bãi (field warehouse financing)

´ Tài trợ theo đơn đặt hàng (purchase order financing)

26.4 KẾ HOẠCH TÀI TRỢ NGẮN HẠN


27

´ Phát hành thương phiếu (commercial paper)


´ Chứng khoán nợ của các DN lớn, xếp hạng tín nhiệm cao, thời gian đáo hạn
ngắn, không quá 270 ngày.

´ Hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng (banker’s
acceptances)
´ Thỏa thuận mà ngân hàng ký chấp nhận sẽ phải trả một khoản tiền.

´ Phát sinh từ hợp đồng thương mại, ngân hàng bên mua hàng sẽ ghi chữ chấp
nhận (accepts) lên hóa đơn và nó trở thành nghĩa vụ tài chính của ngân hàng.

You might also like