You are on page 1of 6

💦

Bài 2 sinh lý
1, Nguyên tắc
- Thí nghiệm xác định công thức bạch cầu: được làm trên tiêu bản máu ngoại vi đã
được dàn mỏng, nhuộm Giemsa và soi dưới kính hiển vi. Dựa vào hình dạng, kích
thước, sự bắt màu của nhân và các hạt đặc hiệu trong bào tương vừa nhận dạng, phân
loại vừa đếm ít nhất 100 bạch cầu rồi xác định tỷ lệ phần trăm giữa các loại bạch cầu.
- Thí nghiệm xác định nhóm máu ABO:
+ Nguyên tắc của phương pháp huyết thanh mẫu: Trộn máu người thử với những giọt
huyết thanh đã biết trước kháng thể. Dựa vào hiện tượng ngưng kết hay không ngưng
kết để xác định nhóm máu.
+ Nguyên tắc của phương pháp hồng cầu mẫu: Trộn máu của người thử với dung dịch
chứa hồng cầu mẫu đã biết trước kháng nguyên. Dựa vào hiện tượng ngưng kết hay
không ngưng kết để xác định nhóm máu.
2, Bạch cầu
- Hình dạng:
+ Bạch cầu không hạt: Bạch cầu mono, bạch cầu lympho
+ Bạch cầu có hạt: Bạch cầu ưa acid, base, trung tính

Các loại bạch cầu

Loại Bắt Tỷ
Hình dạng nhân Mịn hay không
bạch cầu màu gì lệ

40-
Hồng
Trung tính Nhiều múi Nhiều hạt rất nhỏ, mịn đều nhau 60%
tím
(62)
2 múi tạo thành hình 1-6%
Ưa acid Hạt to, tròn, đều nhau Đỏ
gọng kính (2.3)

Bài 2 sinh lý 1
Loại Bắt Tỷ
Hình dạng nhân Mịn hay không
bạch cầu màu gì lệ

Hình hoa thị, bị trói thắt Xanh <1


Ưa base Hạt to, nhỏ, không đều đè lên nhân
nhiều chỗ đen (0.4)

20-
Nhân to, tròn, sẫm, Không có hạt, bào tương là 1 dải Xanh
Lympho 40%
chiếm gần hết tế bào xanh lơ bao quanh nhân dương
(30)

Xanh
Nhân có hình hạt đậu, 2-10%
Mono Không biết xám
lệch về một phía (5.3)
nhạt

- Các bạch cầu thay đổi trong các trường hợp:


+ Nhiễm khuẩn, bỏng, hoại tử...: bạch cầu trung tính tăng
+ Nhiễm virus: bạch cầu ưa acid giảm
+ Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, thì bạch cầu (lympho) giảm
+ Khi bị thương, dị ứng,...: bạch cầu đa nhân trung tính tăng
- Bạch cầu có tham gia vào quá trình đông máu vì: bạch cầu giúp hình thành cục máu
đông:
+ Co mạch: sự giải phóng serotonin và throboxan A2
+ Tạo nút tiểu cầu: gắn receptor với collagen

+ Tạo cục máu đông: sự tham gia của phospholipide tiểu cầu
+ Tan cục mấu đông: sự co mạch gây ra bởi: serotonin và throboxan A2

Các thông số về máu

Tên Giá trị bình thường của


Ý nghĩa Note
thông số chúng
WBC Số lượng bạch câu 4.5 - 10.5 G/L G=10^9
Nam: 4.7 - 6.1 T/L Nữ: 4.2 - 5.4
RBC Số lượng hồng cầu T=10^12
T/L

PLT Số lượng tiểu cầu 150 - 450 G/L


LY Số lượng bạch cầu lympho 1 - 4 G/L
MO Số lượng bạch cầu mono 0,03 - 0,8 G/L

Bài 2 sinh lý 2
Tên Giá trị bình thường của
Ý nghĩa Note
thông số chúng
GR% Phần trăm bạch cầu có hạt 40 - 60 %
Nồng độ hemoglobin (Lượng huyết Nam: 140 - 160 g/L Nữ: 125 -
HGB
sắc tố) 145 g/L

Nồng độ hematocrit (Thế tích khối Nam: 0.38 - 0.5 L/L Nữ: 0.35 -
HCT
hồng cầu) 0.47 g/L
MCV Thể tích trung bình hồng cầu 86 - 92 FL (mm3)
MCH Huyết săc tố trung bình hồng cầu 27 - 33 pg/tế bào

Mật độ huyết săc tố trung bình hồng


MCHC 320 - 360 g/L
cầu
RDW Dải phân bố kích thước hồng cầu 10 - 15 %
PCT Thể tích khối tiểu cầu 0.15 - 0.4 %

MPV Thể tích trung bình tiểu cầu 5 - 20 FL


PDW Dải phân bố kích thước tiểu cầu 10 - 20 %

⇒ Các chỉ số trên đều liên quan đến sức đề kháng của cơ thể. HCT tăng khi số lượng
hồng cầu tăng (hiếm gặp) hoặc khi thể tích máu giảm (có thể do thiếu máu hoặc giảm
huyết tương).
3, Tiểu cầu

- Tác dụng của tiểu cầu:


+ Bảo vệ thành mạch: Bệnh nhân có số lượng tiểu cầu giảm thì tính bền vững cửa
thành mạch không còn nữa nên bệnh nhân dễ bị xuất huyết. Cơ chế để tiểu cầu củng
cố thành mạch là do tiểu cầu có khả năng làm non hóa các tế bào nội mạc và củng cố
màng của nội mạc.
+ Tham gia vào quá trình cầm máu: nhờ khả năng dính, ngưng tập và giải phóng các
chất mà tiểu cầu đã tham gia rất tích cực vào quá trình cầm máu.
+ Tham gia vào quá trình đông máu:

- Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?


⇒ Giai đoạn tạo nút tiểu cầu: Do điện tích âm và có receptor với collagen nên tiểu cầu
có thể dễ dàng kết dính với thành mạch tổn thương còn giải phóng ra yếu tố hoạt hóa
tiểu cầu, yếu tố von - Willebrand cần cho sự kết dính tiểu cầu. Sau khi đã kết dính vào

Bài 2 sinh lý 3
nơi có tổn thương, tiểu cầu được hoạt hóa, bề mặt trở nên xù xì đồng thời bài tiết yếu
tố hoạt hóa tiểu cầu. Các tiểu cầu mới kết tụ sẽ tiếp tục được hoạt hóa bài tiết các chất
hóa học làm cho càng thêm nhiều tiểu cầu đến kết tụ hình thành nút tiểu cầu. Trong nút
tiểu cầu, các phân tử fibrinogen cũng có mặt với vai trò tạo ra các cầu nối giữa các tiểu
cầu được kết tụ.
- Trong thí nghiệm xác định thời gian đông máu và chảy máu có sự tham gia của các
yếu tố đông máu ko?

⇒ Có.
- Trong thí nghiệm xác định thời gian đông máu, khi lấy máu ko phải bỏ giọt đầu, vì giọt
đấy có sự tham gia của yếu tố đông máu thứ 3 trong thành mạch, làm khuyech đại thời
gian đông máu. do đố sự đông máu này bằng cả 2 con đường nội sinh và ngoại sinh.
- Trong thí nghiệm chảy máu, thiếu các yếu tố đông máu, sẽ làm cho thời gian chảy
máu kéo dài hơn.

- Phụ nữ có số lượng tiểu cầu lớn hơn nam: Do nữ có chu kì kinh nguyệt, nên mỗi lần
ra máu sẽ cần một số lượng tiểu cầu nhiều giúp đông máu

4, Xác định nhóm máu hệ ABO

- Hệ thống nhóm máu ABO có hai loại kháng nguyên A và kháng nguyên B trên màng
hồng cầu và có hai kháng thể tương ứng là antiA và antiB trong huyết tương.

- Nguyên nhân máu bị ngưng kết: do kháng nguyên của người cho trên màng hồng cầu
gặp kháng thể tương ứng trên huyết tương của người nhận.
⇒ Trong máu của một người không thể có cùng kháng nguyên và kháng thể tương
ứng.

- Tại sao khi nhóm máu O truyền cho B lại phải truyền chậm và nhỏ hơn 250mL?
⇒ Do trong nhóm máu O không có kháng nguyên, nhưng lại có 2 kháng thể là antiA và
antiB . Máu B có kháng nguyên B. Khi truyền thì kháng nguyên B và kháng thể anti B
gặp nhau, sẽ gây ngưng kết.
- Tại sao thử, thấy không ngưng tụ A, đã ngưng tụ B mà vẫn phải thử ngưng tụ với AB?

⇒ Do có thể: người truyền máu là Rh+ còn người nhận mang máu AB-
- Không thể truyền máu Rh+ cho người nhận Rh- nhưng có thể truyền máu Rh- cho
người nhận Rh+

Bài 2 sinh lý 4
- Ý nghĩa của xác định nhóm máu: kiểm tra cùng huyết thống, xác định thời gian đông
máu xem cơ thể có đang bị bệnh lí gì không như thiết vitamin K, thiếu các yếu tố đông
máu có thể do gan hoạt động kém.

- Sau khi sinh đứa con đầu tiên có Rh+, người mẹ được tiêm kháng nguyên antiD là do:
Trong lần có thai đầu tiên không có biến chứng về máu nào xảy ra nếu trước đó người
mẹ chưa bao giờ nhận máu của người Rh+. Trong lúc sinh, hàng rào nhau thai bị phá
hủy và có sự trộn lẫn máu mẹ và máu của thai nhi (hồng cầu Rh+ của thai nhi đi vào
tuần hoàn máu mẹ, kích thích hệ thống miễn dịch của mẹ sản xuất ra kháng thể antiD,
những kháng thể này có thể tồn tại trong cơ thể mẹ vài năm). Khi người mẹ có thai lần
sau mà thai cũng có nhóm Rh+, các kháng thể antiD trong máu mẹ đi qua nhau thai vào
máu bào thai làm cho hồng cầu bào thai ngưng kết gây thiếu máu tan ở bào thai. Hậu
quả là sẩy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra bị thiếu máu tan máu tăng hồng cầu non.

5, Xác định thời gian đông máu và thời gian chảy máu

- Thời gian đông máu: là thời gian từ khi máu ra khỏi thành mạch đến khi máu đông lại,
nó đánh giá tình trạng chung của các yếu tố đông máu.

- Thời gian chảy máu: là thời gian tính từ khi máu chảy ra khỏi thành mạch cho đến khi
máu ngừng chảy, nó sơ bộ đánh giá yếu tố thành mạch và tiểu cầu.
- Nguyên tắc:

+ Phương pháp Millian: thời gian đông máu được xác định từ lúc máu chảy ra khỏi
thành mạch đến khi máu đông lại (trên lam kính)
+ Phương pháp Lee - White: Xác định thời gian đông máu là thời gian từ khí máu tiếp
xúc với bề mặt bị thấm của ống nghiệm đến khi máu đông lại trong ống nghiệm thứ hai.

+ Phương pháp Duke (thời gian chảy máu): thời gian chảy máu được tính từ khi tạo ra
một vết chích nằm ngang vừng giữa dái tai, máu chảy ra thành mạch cho tới khi máu
ngừng chảy.

- Tại sao xác định thời gian đông máu phải làm trên 2 phiến kinh?
⇒ Vì trong cơ thể có 2 quá trình đông máu ngoại sinh và nội sinh. Thí nghiệm trên lam
ngoài không khí để biết thời gian đông máu con dường ngoại sinh và lam đậy nặp petri
để biết thời gian đông máu con đường nội sinh.
- Tại sao phải bỏ giọt máu đầu

⇒ Do giọt thứ nhất tiếp xúc với kim trước nên nó hoạt hóa yếu tố XII sớm hơn.

Bài 2 sinh lý 5
Bài 2 sinh lý 6

You might also like