You are on page 1of 32

Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Người làm và chia sẻ: Chuyên gia Tâm lý học giáo dục RAM Nông Thanh Đối –
Khoa Ngữ văn – HNUE
Thông tin sản phẩm: Đây là đề cương và bài làm của chuyên gia Đối trong kỳ 1
(2022 – 2023)

1
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Mục lục
Câu 1: Văn hóa là gì? Phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến và văn vật. ................ 3
Câu 2: Những thành tựu của Văn minh Văn Lang – Âu Lạc. .......................................... 4
Câu 3: Nội dung cơ bản của triết lí Âm – Dương. Ảnh hưởng của triết lí Âm – Dương
đến nhận thức và tính cách người Việt. .............................................................................. 7
Câu 4: Các quy luật vận động của Ngũ hành. Phân tích một số ứng dụng của Ngũ
hành trong văn hóa Việt Nam. ........................................................................................... 11
Câu 5. Cơ cấu bữa ăn và đặc trưng cơ bản trong bữa ăn của người Việt. .................... 13
Câu 6: Các đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam. .................................................. 16
Câu 7. Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam. ...................................................................... 19
Câu 8. Tín ngưỡng sùng bái con người ở Việt Nam. ....................................................... 20
Câu 10. Đặc điểm Phật giáo Việt Nam .............................................................................. 25
Phân tích đặc trưng của văn hóa? ......................................................................................... 27
Câu 11: Em hãy làm rõ quan điểm hòa nhập và hòa tan trong văn hóa Lấy ví dụ thực tiễn
ở việt nam? Phân tích đưa ra giải pháp phù hợp?................................................................... 30

2
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Câu 1: Văn hóa là gì? Phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến và văn vật.
* Khái niệm: Theo Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng
với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”
* Phân biệt:
– Văn hóa với văn minh
Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng “văn minh” như một từ đồng nghĩa với
“văn hóa”. Thực ra”đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với
nhau, song không đồng nhất. Văn hóa giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá
trị muôn thuở; trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống
sao cho tiện lợi”. Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật
chất.
Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn
hóa là một khái niệm bao trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì
văn minh thiên về các giá trị vật chất mà thôi.
Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hóa luôn luôn có
bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ
cho biết trình độ phát triển của văn hóa; từ “văn minh” có thể được định nghĩa
khác nhau trong các từ điển khác nhau, song chúng thường có chung một nét nghĩa
là nói đến “trình độ phát triển”. Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu
như vào thế kỷ XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh
thì sang thế kỷ XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa
vũ trụ và máy vi tính. Một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền
văn hóa rất nghèo nàn, và ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền
văn hóa phong phú.
Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến
sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần
và tính lịch sử, mà cái tinh thần và cái lịch sử là của riêng, không dễ gì mua bán
hoặc thay đổi được; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu
vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì
dễ phổ biến, lây lan.
Và sự khác biệt thứ tư, về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông
nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Nếu văn
minh liên quan chủ yếu với kĩ thuật thì văn hóa biểu hiện sự liên quan của con
người với ba mặt: tự nhiên, con người và thần linh.
Như vậy, có thể khẳng định, văn minh nằm trong văn hóa.
3
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

– Văn hóa với văn hiến và văn vật


Văn hiến là những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải, thể
hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ nét. Văn hóa và văn hiến, do vậy, là 2 khái niệm
tương đồng khi người ta dùng để chỉ đời sống tinh thần của xã hội. Song chúng
khác nhau về tính lịch sử và phạm vi bao quát. Văn hóa là khái niệm rộng hơn văn
hiến vì nó còn hàm nghĩa văn hóa vật thể.
Khái niệm văn vật thường được dùng theo nghĩa hẹp, gắn với những thành
quả vật thể của văn hóa. Tuy văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch
sử nhưng khi so sánh với khái niệm văn hóa, ta thấy văn vật cũng ở trong tương
quan tựa như văn hiến nhưng từ một phía khác

Chung quy, văn minh, văn hiến, văn vật đều là những khái niệm bộ phận của
văn hóa. Bởi vì văn hóa bao giờ cũng được dùng với một hàm nghĩa bao quát hơn.

Câu 2: Những thành tựu của Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Nền văn minh sông Hồng được hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước
Văn Lang – Âu Lạc và sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần của người
Việt cổ. Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển mạnh và phạm vi lãnh thổ được mở
rộng từ vùng đồi núi, trung du đến vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông
Mã, sông Cả,… đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao rõ rệt; tổ chức xã hội
đạt đến một trình độ cao hơn, vượt khỏi thời nguyên thuỷ, bước sang thời đại văn
minh đầu tiên của người Việt cổ – nền văn minh sông Hồng.
* Về đời sống vật chất
Sản xuất: Thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu
Lạc, chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, xôi, làm bánh
chưng, bánh giầy. Sách Lĩnh nam chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương trồng
được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi
xôi đã được tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hoá Đông Sơn. Ngoài thóc gạo là
nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang – Âu Lạc còn sử dụng các loại hoa màu,
rau quả, nhất là các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn, củ
mài, khoai sọ. Lúc thiếu thốn, người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây
quang lang, búng, báng.
Thức ăn cũng khá phong phú, gồm các loại cá, tôm, cua, ốc hến, ba ba, các
loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu…). Thức ăn được chế biến theo nhiều cách khác nhau
theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống…) Nghề
chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn cho mỗi gia đình.
Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà,
chó…). Trong thức ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang – Âu Lạc còn có nhiều
loại hoa quả vùng nhiệt đới như: vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu, cam, quýt,…

4
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Người ta cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng,
hẹ,… Nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ rất phong phú, đa dạng
và rất giàu chất bột, chất đạm và các chất bổ khác. Đây là một biểu hiện của cuộc
sống vật chất được nâng cao, của sự phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của
cư dân bấy giờ .
Tập quán ăn uống: Người Việt cổ bấy giờ có tục uống rượu gạo và ăn trầu.
Rượu được nhắc đến nhiều trong các thư tịch cổ, truyện dân gian. Người Đông Sơn
có thói quen ăn trầu, nhuộm răng đen. Dấu tích hạt cau, quả cau đã được tìm thấy ở
Đông Sơn.
Trang phục của cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ
phát triển, óc thẩm mỹ và bản sắc văn hoá của người Việt cổ. Do nghề dệt phát
triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ
tằm, bông,… nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong sinh
hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có loại
quấn đơn và loại quần kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui,
được làm từ một mảnh vải dài, rộng. Tượng người đàn ông thổi kèn ngồi trên cán
đèn Việt Khê hay các tượng mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh đã phản ánh
kiểu mặc đó. Phụ nữ ngoài mặc váy còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng
quấn ngang bụng và khăn quấn đầu. Vào các ngày lễ hội, trang phục của nam nữ
đẹp đẽ hơn: có mũ lông chim, váy xòe kết bằng lông chim hoặc lá cây và mang
nhiều đồ trang sức đẹp (khuyên tai, hạt chuỗi, nhẫn, vòng tay, vòng cổ chân bằng
đá, đồng).
Sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển mạnh của nghề thủ công và kỹ thuật
luyện kim đã tạo điều kiện làm phong phú, đa dạng các đồ trang sức. Điều đó cũng
chứng tỏ đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc được nâng cao rõ rệt.
Về đầu tóc, người bấy giờ có bốn kiểu: kiểu tóc cắt ngắn, búi tó, tết bím và tóc
quấn ngược lên đỉnh đầu. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có tượng nam tóc
cắt ngắn ngang vai để xoã. Ở trống đồng Cổ Loa cũng có hiện tượng tương tự. Lối
cắt tóc ngắn đến ngang lưng, để xoã khá phổ biến ở nam giới thời bấy giờ. Búi tóc
cũng rất phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Nhiều người còn có kiểu chít một dải
khăn nhỏ giữa trán và chân tóc, hoặc có đuôi khăn thả dài phía sau. Có thể nói,
kiểu tóc cắt ngắn buông xoã sau lưng và búi tóc cao sau đầu là hai kiểu tóc phổ
biến nhất của người Đông Sơn. Người Việt cổ bấy giờ còn có tục xăm mình.
Nhà ở có nhiều kiểu như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa. Trên
trống đồng Đông Sơn ta thấy có 2 kiểu nhà: nhà sàn mái cong hình thuyền và mái
tròn hình mui thuyền, sàn thấp, mái rủ xuống như mái tranh đến gần sàn, có cầu
thang lên xuống. Mỗi công xã nông thôn bao gồm một số nhà sàn quần tụ bên nhau
trong một địa vực, hình thành những xóm làng định cư lâu dài mà thời đó thường
gọi là kẻ, chiềng – tức là nơi chốn, chạ tức là tục kết đôi làng quê. Các vật dụng
trong sinh hoạt gia đình rất phong phú như bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát bằng đồ
5
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

gốm hay bằng đồng. Ngoài ra, có những đồ dùng làm bằng tre, nứa, mây, vỏ
bầu,…
Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè. Thuyền có thuyền độc mộc, thuyền
ván với các kiểu loại khác nhau: thuyền chiến, thuyền tải, thuyền bơi trải. Trên bộ
còn sử dụng súc vật như voi, trâu, bò, ngựa.
* Đời sống tinh thần
Cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khá
cao. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng
đồng nói lên kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc,
khuôn đúc, nguyên liệu pha chế hợp kim, làm hoa văn,…). Người xưa tuỳ theo
chức năng sử dụng của từng loại công cụ mà tạo nên một hợp kim hay tỷ lệ giữa
các hợp kim cho phù hợp với cách chế tạo đồ đồng của người Đông Sơn, thể hiện
khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của người Việt cổ. Điều này còn được thể hiện ở
trình độ luyện sắt bấy giờ với phương pháp hoàn nguyên trực tiếp thành loại sắt
xốp.
Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai đã hình
thành lãnh thổ chung, đã nổi lên xu hướng thống nhất, đoàn kết, hoà hợp trước yêu
cầu trị thủy, làm thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm.
Từ ý thức cộng đồng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các
anh hùng, các thủ lĩnh. Cụ thể, trong ý thức tư tưởng của cư dân bấy giờ, là các
cộng đồng cư dân của nước Văn Lang – Âu Lạc đều có cùng chung một cội nguồn,
một tổ tiên. Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới nảy sinh, người đương thời
còn bảo lưu những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như: tín ngưỡng
vật tổ, ma thuật, phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, giống nòi phát
triển. Nhiều phong tục tập quán được định hình đã nói lên sự phong phú và phát
triển của đời sống tinh thần trong xã hội Hùng Vương như tục ăn đất, uống nước
bằng mũi, tục giã cối (để làm hiệu lệnh, truyền tin), tục cưới xin, ăn hỏi, ma chay,
chôn cất người chết trong mộ đất, mộ có quan tài hình thuyền, chôn chồng lên
nhau, chôn trong nồi vò úp nhau, chôn theo đồ tuỳ táng bằng hiện vật.
Lễ hội bấy giờ rất phổ biến, thịnh hành, là một phần quan trọng trong đời
sống tinh thần của người Văn Lang – Âu Lạc. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh
năm, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và
các hình thức diễn xướng dân gian (đoàn người hoá trang, vừa đi vừa múa, tay cầm
giáo, lao, nhạc cụ…). Bên cạnh đó, còn có những hội thi tài, thi sức khoẻ, hội đâm
trâu, hội cầu nước, hội mừng năm mới…
Trong cuộc sống, cư dân thời Hùng Vương rất thích cái đẹp và hướng tới cái
đẹp. Đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt cũng như vũ khí không
những hết sức phong phú mà còn đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật rất cao, có
những thứ có thể xem như là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật Đông Sơn trở
thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương. Nghệ thuật đó vừa phản
6
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

ánh cuộc sống thường nhật của cư dân Việt cổ, vừa thể hiện mối quan hệ giữa con
người với thế giới chung quanh, với những đường nét có tính ước lệ, cách điệu và
một bố cục cân xứng, hài hoà.
Nghệ thuật âm nhạc cũng phát triển. Có nhiều nhạc cụ được chế tạo và sử
dụng bộ gõ có trống đồng, trống da, chuông nhạc, phách, bộ hơi (khèn). Trong các
nhạc cụ, tiêu biểu nhất là trống đồng. Kết cấu trống đồng gồm có phần tang phình
ra, phần thân và chân trống loe ra giúp cho hình dáng trống đẹp, có sức cộng
hưởng làm cho âm thanh vang xa. Cư dân bấy giờ biết sử dụng nhiều nhạc cụ phối
hợp trong các lễ hội. Trên trống đồng Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống đồng từ
2 đến 4 chiếc, dàn cồng từ 6 đến 8 chiếc và một tốp người vừa múa vừa sử dụng
những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh. Trên trống đồng có hình ảnh
người nhảy múa hoá trang và múa vũ trang. Có tượng đồng Đông Sơn thể hiện hai
người cõng nhau, vừa thổi khèn, vừa nhảy múa.
Cùng với trống đồng – di vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn và văn minh
sông Hồng, công trình kiến trúc thành Cổ Loa cũng biểu hiện trình độ phát triển
cao của cư dân thời Văn Lang – Âu Lạc.
+ Tổ chức xã hội
Đứng đầu nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là nhà vua, cha truyền con nối.
Giúp việc cho nhà vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Nhà nước văn lang đã có một
đội quan thường trực với vũ khí bằng đồng, như: dìu chiến, giáo mác, dao găm.
Đăc biệt, họ biết sử dụng thành thạo các loại cung nỏ, có loại bắn một lần được
nhiều mũi tên. Thời Âu Lạc, nhà vua đóng đô ở thành Cổ Loa.
Đơn vị xã hội cơ sở của người Việt cổ là các làng bản, đứng đầu làng bản là
các Bố chính (thường là một người già làng), Bình dân làng xã gọi là Lạc dân.
Trong làng xã, tinh thần cộng đồng rất sâu đậm. Họ sống quây quần giúp đỡ lẫn
nhau, đoàn kết cùng chống kẻ thù đến xâm lấn. Tổ chức gia đình: phụ quyền.

Câu 3: Nội dung cơ bản của triết lí Âm – Dương. Ảnh hưởng của triết lí Âm –
Dương đến nhận thức và tính cách người Việt.
* Nội dung cơ bản của triết lí Âm – Dương
– Bản chất của triết lí Âm – Dương
Âm dương là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn
bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính,
mềm mại … đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động,
nam tính, cứng rắn … Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là
triết lý âm dương mà bản chất của nó là sự kết hợp giữa các mặt đối lập.
– Hai qui luật của triết lí Âm – Dương
+ Quy luật về bản chất của các thành tố
▪ Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, và
▪ Trong âm có dương, trong dương có âm.

7
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương
đối, trong sự so sánh với một vật khác. Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên
thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm:
nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm
nên mưa lạnh thuộc âm. Chính vì thế mà việc xác định tính âm dương của các cặp
đối lập thường dễ dàng. Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai
hệ quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của một đối tượng:
Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết
phải xác định được đối tượng so sánh. Màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng
so với màu đen thì là dương. Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều
hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ (đất
“đen” sinh ra mầm lá “trắng”, lớn lên thì chuyển thành “xanh”, lâu dần chuyển
thành lá “vàng” và cuối cùng thành “đỏ”)
Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì phải xác định
được cơ sở so sánh. Ví dụ, nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là
dương; nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm.
+ Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
▪ Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho
nhau, và
▪ Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển
đến cùng cực thì chuyển thành âm.
Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,… luôn chuyển hóa
cho nhau. Cây màu xanh từ đất “đen”, sau khi lớn chín “vàng” rồi hóa “đỏ” và cuối
cùng lại rụng xuống và thối rữa để trở lại màu “đen” của đất. Từ nước lạnh (âm)
nếu được đun nóng đến cùng cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại,
nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ thành nước đá (thành âm).
Tất cả các quy luật trên được thể hiện đầy đủ trong biểu tượng âm dương nói lên
bản chất và sự chuyển hóa của âm và dương.
* Ảnh hưởng của Triết lí Âm – Dương đến nhận thức và tính cách người Việt
Trong khi Đông Bắc Á là trung gian giữa Đông Nam Á và phương Tây thì Việt
Nam là trung gian giữa phần còn lại của Đông Nam Á với Đông Bắc Á. Việt Nam
vừa nằm trong Đông Nam Á là cái nôi sinh ra triết lý âm dương nguyên thủy, lại
vừa nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Hoa là nơi tạo nên triết lý âm dương
hoàn thiện nên tính cách của người Việt thể hiện ảnh hưởng của tư duy âm dương
rất mạnh.
+ Tính ưa hài hòa
Tính cách thứ nhất thuộc loại này là tính ưa hài hòa, còn có thể gọi là tư
duy Lưỡng phân lưỡng cực. Nó thể hiện ở chỗ, người Việt Nam nắm rất vững quy
luật “trong âm có dương, trong dương có âm”.

8
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

(a) Trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam, có các câu phản ánh nhận thức
dân gian về quy luật “trong âm có dương, trong dương có âm”, kiểu như: Trong
rủi có may, trong dở có hay, trong họa có phúc; Người có lúc vinh lúc nhục, nước
có lúc đục lúc trong, v.v..
(b) Do nắm vững quy luật “trong âm có dương, trong dương có âm” nên ở
Việt Nam, mọi thứ thường thể hiện theo cặp đôi tạo nên âm dương hài hòa. Tổ
quốc là “đất – nước”, “non – nước”, “non – sông”. Người Êđê có sông đực và sông
cái (krông nô và krông ana). Trống đồng của người Ê-đê, Lô Lô có trống đực và
trống cái. Câu hò trong dân gian có một vế trống và một vế mái (câu hò mái hai,
mái ba có nghĩa là một câu trống đi với hai hoặc ba câu mái). Anh hùng dân tộc
Trần Hưng Đạo và nàng Liễu Hạnh vốn chẳng có liên quan gì với nhau và sống
cách nhau tới ba thế kỷ, nhưng khi được tôn lên làm thánh, nhân dân bèn ghép lại
thành đôi Cha – Mẹ (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ – tục ngữ).
(c) Trong khi thủy tổ của người Hán là một ông Bàn Cổ, của người Hàn là
một ông Dangun (Đàn Quân) thì thủy tổ của người Việt là cặp đôi Lạc Long Quân
và Âu Cơ biểu hiện cho Rồng và Tiên (cá sấu và chim); thủy tổ của người Mường
là chàng Hươu và nàng Cá, v.v..
Người Chăm có hai bộ tộc là tộc cau (đặc, dương) và tộc dừa (rỗng, nước,
âm). Người Chân Lạp sống ở hai vùng là Thủy Chân Lạp (âm) và Lục Chân Lạp
(dương). Ở Tây Nguyên từng tồn tại trong một thời gian dài hai nhà nước Thủy
Xá (Pơtao Ia) và Hỏa Xá (Pơtao Pui).
(d) Ngay cả những khái niệm đơn độc của dân tộc khác khi du nhập vào Việt
Nam cũng được nhân đôi thành cặp: Thần mai mối ở Trung Hoa chỉ là một ông Tơ
Hồng thì vào Việt Nam được nhân đôi thành ông Tơ và bà Nguyệt. Người Hoa ở
Chợ Lớn (Tp. Hồ Chí Minh) dựng lên hai miếu thờ Quan Công và Thiên Hậu riêng
rẽ thì người Việt ở đây lập tức ghép hai nhân vật vốn không liên quan gì với nhau
ấy thành một cặp và gọi hai miếu đó là “chùa Ông – chùa Bà” (xem hình 4).
+ Triết lý sống quân bình
Nếu việc nắm vững quy luật “trong âm có dương, trong dương có âm” tạo
nên tính ưa hài hòa thì việc nắm vững quy luật “âm dương chuyển hóa” đã giúp
người Việt có được triết lý sống quân bình.
(a) Trong kho tàng văn hóa dân gian người Việt, có các câu tục ngữ phản
ánh nhận thức về quy luật âm dương chuyển hóa, kiểu như: Sướng lắm khổ nhiều;
quan cả vạ to; trèo cao ngã đau; ghét của nào trời trao của nấy; v.v..
(b) Từ đó dẫn đến triết lý sống quân bình, vừa phải: Trong việc ăn, không ăn
nhanh quá, không ăn chậm quá; không ăn hết sạch, không để thừa nhiều. Trong
ứng xử thì ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười, ở hẹp người chê. Trong
giao tiếp thì đề cao cách nói nước đôi: Làm trai nước hai mà nói; người khôn ăn
nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo, v.v.. Ngay cả khi ước vọng
cũng không tham lam: Cầu sung vừa đủ xài.
9
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

(c) Triết lý sống quân bình được thể hiện không chỉ nơi người sống mà cả
nơi người chết: Trong mộ cổ ở Lạch Trường (Thanh Hóa) vào thế kỷ III TCN., các
đồ vật tùy táng bằng gỗ (dương) được đặt ở phía Bắc (âm) và các đồ vật bằng gốm
(âm) được đặt ở phía Nam (dương)
(d) Trong khi biểu tượng âm dương truyền thống của Trung Hoa là hai vạch
ngắn “- -” với một vạch dài “¾” của bát quái và hình tròn chia hai nửa bằng chữ S
của Đạo giáo thì biểu tượng âm dương truyền thống khá bền vững của Việt Nam là
cặp hình vuông – tròn. Ý niệm vuông – tròn với nghĩa là sự hài hòa, quân bình, do
vậy mà viên mãn, hoàn chỉnh được thể hiện khắp nơi: Từ ý niệm (ví dụ: “cuộc
vuông tròn” = hôn nhân), qua phong tục (bánh chưng bánh dày), đến các hiện vật.
Cái cối giã gạo của người Kh’mer có hình trong tròn, ngoài vuông. Trong tròn là
để thuận tiện cho việc giã gạo, còn ngoài vuông thì mang ý nghĩa biểu tượng âm
dương thuần túy thể hiện sự hài hòa. Năm 1995 chúng tôi đã phát hiện ra rằng hình
“tròn ngoài vuông trong” ở rìa ngoài mặt trống đồng Thôn Mống (Nho Quan, Ninh
Bình) của Việt Nam mà lâu nay được miêu tả là “trang trí bằng hình đồng tiền” có
liên quan mật thiết với hình “vuông ngoài tròn trong” trên rìa trống Yên Bồng (Lạc
Thủy, Hòa Bình) và chính là những hình biểu tượng âm dương “tròn vuông” và
“vuông tròn” lồng vào nhau. Tiền đồng cổ với lỗ vuông của Tần Thủy Hoàng xuất
hiện sau đó.
Triết lý sống quân bình có nguồn gốc từ phương Nam được Khổng Tử và
Lão Tử tiếp nhận thành tư tưởng trung dung, trung đạo và được xem như một
phẩm chất mà nho sĩ, đạo sĩ phải rèn luyện để hướng đến. Chính bởi chứa đựng
những tư tưởng vay mượn khác thường này mà Nho gia và Đạo gia nguyên thủy
đều không được xã hội đương thời đề cao. Về bản chất, văn hóa Trung Hoa
(phương Bắc) mang tính cực đoan hơn nhiều so với văn hóa phương Nam: Nho
giáo coi trọng lễ nghi một cách cực đoan; Đạo giáo vô vi một cách cực đoan; Phật
giáo Thiền tông thì phá chấp một cách cực đoan.
+ Tính linh hoạt
Chính triết lý quân bình âm dương đã tạo ra ở người Việt một lối sống chừng
mực và linh hoạt. Trong khi gốc văn hóa du mục lại tạo nên ở người Hán tính cực
đoan với quyết tâm cải tạo hoàn cảnh (vd: hình tượng Tinh Vệ lấp biển, Ngu Công
dời núi) thì người Việt Nam có xu hướng thích nghi với mọi hoàn cảnh (ở bầu thì
tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy – tục ngữ). Nếu
văn hóa Trung Hoa (phương Bắc) coi trọng cuộc sống thế tục thì văn hóa Việt
Nam coi trọng tương lai (tinh thần lạc quan): Khi nhỏ mà khổ thì tin rằng về già sẽ
sướng, suốt đời khổ thì tin rằng đời con mình sẽ sướng: Không ai giàu ba họ,
không ai khó ba đời; Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ (tục
ngữ).
Tính cách người Việt với những biểu hiện mang tính dân gian nguyên thủy
như trên cho thấy rõ ràng ảnh hưởng sâu đậm của triết lý âm dương. Chúng hoàn
10
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

toàn khác xa với truyền thống văn hóa dân gian Trung Hoa tương ứng. Đó cũng
chính là những bằng chứng bổ sung, củng cố thêm cho kết luận của chúng tôi về
nguồn gốc Đông Nam Á của triết lý âm dương.

Câu 4: Các quy luật vận động của Ngũ hành. Phân tích một số ứng dụng của
Ngũ hành trong văn hóa Việt Nam.
* Các quy luật vận động của Ngũ hành
1. Tương sinh: Giữa Ngũ Hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc
đẩy nhau, đó là quan hệ Tương sinh. Còn bao hàm ý là hành nào cũng
có quan hệ trên hai phương diện: cái sinh ra nó (sinh nhập) và cái nó
sinh ra (sinh xuất).
– Mộc sinh Hỏa
– Hỏa sinh Thổ
– Thổ sinh Kim
– Kim sinh Thủy
– Thủy sinh Mộc
2. Tương khắc: Giữa Ngũ Hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế
quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Trong tương khắc, mỗi hành
cũng lại có hai mối quan hệ: cái khắc nó (khắc nhập) và cái nó khắc
(khắc xuất).
– Mộc khắc Thổ
– Thổ khắc Thủy
– Thủy khắc Hỏa
– Hỏa khắc Kim
– Kim khắc Mộc
3. Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp): Trong điều kiện bất thường, Hành
này khắc hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến
thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ,
nếu có một lý do nào đó mà Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc
thừa Thổ.
4. Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn): Nếu Hành này không khắc được
Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng
hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy
giảm khắc Hoả (nói cách khác: Hỏa “khinh hờn” Thủy) thì lúc đó gọi
là Hỏa vũ Thủy.
5. Quy luật chế hóa Ngũ Hành:
– Mộc khắc Thổ – Thổ sinh Kim – Kim khắc Mộc
– Hỏa khắc Kim – Kim sinh Thủy – Thủy khắc Hỏa
– Thổ khắc Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc khắc Thổ
– Kim khắc Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa khắc Kim
11
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

– Thủy khắc Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ khắc Kim


* Một số ứng dụng của Ngũ hành trong văn hóa Việt Nam
Ngũ hành có ứng dụng rất rộng rãi. Sở dĩ như vậy là vì các hành trong Ngũ hành là
những khái niệm vừa cụ thể, vừa trừu tượng, chúng rất đa nghĩa.
Về mặt văn hóa, đáng chú ý là hệ thống các màu biểu và vật biểu theo Ngũ hành:
Về màu biểu
Hai màu đen, đỏ mang tính đối lập âm/dương rõ rệt nhất nên ứng với 2 hành
Thủy – Hỏa (2 phương Nam – Bắc). Hai màu xanh, trắng cũng đối lập âm dương
nhưng kém rõ rệt hơn, ứng với 2 hành Mộc – Kim. Màu vàng ứng với hành thổ ở
trung ương.
Về vật biểu
Rùa – chim – rồng – hổ – người. Đáng chú ý là trong số vật biểu cho 5
phương thì đã có 3 là những động vật tiêu biểu của vùng Nam sông nước – chim,
rồng, rùa; thành ngữ VN có câu: nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng.
Phương Nam: Chim: loài vật luôn quy tụ về phương nam nắng ấm.
Không phải ngẫu nhiên mà người Lạc Việt xưng là dòng dõi họ Hồng Bàng (1 loài
sếu lớn) và trên các trống đồng là cả một thế giới các loài chim, con người cũng
dùng lông chim để hóa trang.
Phương Đông: Rồng.: con vật do người Bách Việt tưởng tượng ra trên
cơ sở nguyên mẫu là cá sấu và rắn. Tính cách trọng tình cảm, hiếu hòa của người
nông nghiệp đã biến con cá sấu nguyên mẫu ác độc thành con rồng tưởng tượng
cao quý, hiền lành. Rồng còn là con vật mang đủ tính tổng hợp và linh hoạt của
văn hóa nông nghiệp với các đối lập nước/lửa, nước/trời (sinh ra từ nước rồi bay
lên trời và phun lửa) linh hoạt tới mức không cần cánh mà vẫn có thể bay lên trời
được.
Phương Tây: Hổ: con vật đại diện rất phù hợp cho văn hóa gốc du mục
trọng động, trọng sức mạnh.
Phương Bắc: Rùa: là phương của hành Thủy: nước là cái có tầm quan
trọng số một (sau đất) đối với nghề nông lúa nước mà con rùa thì gắn liền với
nước.
Trung ương: người: cai quản bốn phương, muôn loài.
Vật biểu của hành/phương nào thì mang theo màu biểu của hành/phương ấy.
Cho nên khi xã hội có vua, mà vua thì cai quản con người, con người cai quản
muôn loài, thành ra Vua mới giành lấy màu vàng (màu của hành thổ, của Trung
ương, của con người) làm của riêng cho mình. Vua mặc áo màu vàng là vì vậy.
Trong truyền thống dân gian, ta thường bắt gặp nhiều ứng dụng của ngũ hành.
Chẳng hạn, người Việt trị tà ma bằng bùa Ngũ sắc, bằng bức tranh dân gian Ngũ
hổ vẽ 5 con hổ ở 5 phương với 5 màu theo ngũ hành với ý nghĩa: Hổ tượng trưng
cho sức mạnh, trấn trị ở khắp phương, tà ma không còn lối thoát. Ở các lễ hội sử
dụng những cờ hình vuông mau bằng vải 5 màu theo ngũ hành. Không gian vũ trụ
12
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

đối với Việt Nam không phải bốn phương mà là 5 phương theo Ngũ hành, không
phải 8 hướng mà là 9 hướng. Cũng không phải ngẫu nhiên mà 6 ngọn núi ở Non
nước (Quảng Nam) được quy về 5 để gọi là Ngũ Hành Sơn. Ở lăng Trần Thủ Độ
(Thái Bình) có đặt tượng hổ đá phía tây, rồng ở phía đông, phượng (chim) ở phía
nam, rù ở phía bắc, mộ Trần Thủ Độ ở giữa theo đúng quy định vật biểu trong Ngũ
hành.
Một điều rất đáng chú ý là trong các ứng dụng dân gian của Ngũ hành ngoài
trung ương là vị trí trung tâm thì phương nam và phương đông (phương của văn
hóa gốc nông nghiệp) thường được coi trọng hơn bắc và tây (phương của văn hóa
gốc du mục). Chẳng hạn trong truyền thuyết Nam Tào – Bắc Đẩu, trong khi thần
Nam Tào giữ sổ sinh ở phương Nam thì Bắc đẩu giữ sổ tử lại ở phương bắc(bên
phải Ngọc Hoàng). Trong khi màu đỏ là màu của niềm vui và sự tốt lành, màu
xanh là màu của sự sống, thì màu trắng là màu của chết chóc, màu đen là màu tang
thứ 2.
Một hướng khác đi theo con đường phân đôi cặp lưỡng nghi Âm –
dương thành Tứ tượng, rồi từ tứ tượng phân đôi tiếp thành Bát quái. Để trừ tà ma,
trong dân gian phương Nam sử dụng Ngũ hành làm bùa thì người phương bắc
dùng bát quái làm bùa.

Câu 5. Cơ cấu bữa ăn và đặc trưng cơ bản trong bữa ăn của người Việt.
Người Việt rất quan trọng việc ăn “Có thực mới vực được đạo – Trời đánh tránh
miếng ăn”, “Ăn” quan trọng đến mức xuất hiện trong nhiều câu nói, đứng trc nhiều
hành động thường ngày: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn ngủ, ăn
nằm, ăn cắp, ăn trộm…
* Cơ cấu bữa ăn
Thể hiện đặc trưng văn hóa nông nghiệp lúa nước của ng Việt, trong cơ cấu của
bữa ăn: Cơm – rau – cá – thịt . Thành phần đầu tiên và quan trọng nhất là cơm
+ Cơm được làm từ gạo, gạo đứng vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn:
“Người sống về gạo, cá bạo về nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm.
Người Việt trồng cả hai loại lúa: nếp và tẻ. Cây lúa tẻ là loại cây trồng chính nên
gạo tẻ được dùng trong bữa ăn hàng ngày: “Cơm tẻ là mẹ ruột”, “Đói thì thèm thịt
thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Người Việt còn coi cây lúa là tiêu
chuẩn của cái đẹp: “Em xinh là xinh như cây lúa”. Người Việt không chỉ tận dụng
cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh:
bánh lá, bánh đúc, bánh tráng… Gạo nếp được dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh
ngọt…
+ Rau: Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp
lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú. Việc dùng rau trong
cơ cấu bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt.
Người Việt thường hay nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”.Ngoài ra còn có những
13
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

loại rau dùng làm gia vị như: hành, rau răm, rau diếp cá…Gia vị cũng là thành
phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt.
+ Cá đại diện cho thủy sản: Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lại
có hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt nên dùng cá trong cơ cấu bữa ăn cũng là
khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt.“Cơm với cá như má với
con” tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước
mắm, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú quốc Thực phẩm
được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chín, ướp mắm, phơi khô. Chế
biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi…
+ Thịt cũng là một thành phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn. Thịt có thể
dùng kết hợp với cơ cấu nói trên, có thể thay thế cho cá trong các bữa cơm của
người Việt. Người Việt thường ăn các loại thịt như: thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, thịt bò,
thịt trâu, thịt cầy…“Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có
hay không?”.
+ Đồ uống hút
Truyền thống của người Việt có trầu, cau , thuốc lào, nước vối. rượu gạo,
chúng đều là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt đông nam á:
Ăn Trầu Cau
Rượu
Cây chè và tục uống chè
* Đặc điểm trong văn hóa ăn của người Việt
+ Tính tổng hợp
Tất cả các món ăn đều có sự pha trộn, kết hợp hài hòa của nhiều nguồn
nguyên vật liệu. Trong chế biến thức ăn, tổng hợp nhiều loại thức ăn, gia vị… Chế
biến đảm bảo cơ cấu đủ ngũ chất: bột – nước – khoáng – đạm – béo, đủ ngũ vị:
chua – cay – ngọt – mặn – đắng; đủ ngũ sắc: trắng – xanh – vàng – đỏ – đen. Nước
chấm cũng mang tính tổng hợp rất đặc biệt nước mắm với vị mặn đậm đà được kết
hợp với vị cay của gừng, ớt, tiêu, vị chua của chanh, giấm, vị ngọt của đường…
Trong cách ăn, tính tổng hợp được biểu hiện qua việc ăn nhiều món trong bữa ăn.
Cách ăn tổng hợp, tác động vào đủ mọi giác quan: mũi ngửi mùi thơm, mắt nhìn
màu sắc hài hòa của bàn ăn, lưỡi nếm vị ngon của thức ăn, tai nghe tiếng kêu ròn
tan của thức ăn. Người Việt ăn uống nhiều món cùng một lúc. Cách ăn của người
Việt còn tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố: thời tiết, chỗ ăn, bè bạn, người thân,
không khí bữa ăn…
+ Tính linh hoạt
Tính linh hoạt của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong cách ăn và còn thể
hiện trong dụng cụ ăn : truyền thống sử dụng dụng cụ là đôi đũa, đó là cách ăn đặc
thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt xuất phát từ những thứ ăn những thứ
ko thể dùng tay bốc hoặc mó tay vào được ( cơm, cá, nước mắm..)thể hiện trong
cách ăn, trong dụng cụ đựng thức ăn: đôi đũalấy vật liệu từ tre, gỗ
14
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Ứng xử khi ăn: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”


+ Tính cộng đồng
Thể hiện trong văn hóa ăn tập thể của ng Việt, biểu hiện của tính cộng dồng
là việc ăn chung, uống chung, “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Trong
khi ăn thích trò chuyện cùng nhau… và thú uống rượu cần của người vùng cao là
biểu hiện triết lý thâm thúy về tính cộng đồng sống chết có nhau.
Tính cộng đồng đòi hỏi ở con người 1 thứ văn hóa cao trong ăn uống ” Ăn
trong nồi ngồi trong hướng”. Vì nét truyền thống của người Việt trong bữa ăn là
mực thước, tính mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình trong âm
dương nó đòi hỏi ” ăn chậm nhai kĩ”
Khi ăn cơm khách 1 mặt phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn
trọng chủ nhà, mặt khác phải chừa ra 1 ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình
không chết đói, không tham ăn. Tục ngữ có câu : Ăn hết bị đòn. ăn còn mất vợ.
Nồi cơm và chén nước mắm là hai biểu tượng của tính cộng đồng trong bữa ăn
(cũng giống như sân đình, bến nước là biểu tượng cho tính cộng đồng nơi làng xã).
Người Việt ăn cơm chung cùng một nòi cơm, chấm chung chén nước mắm. Biểu
hiện của tính mực thước ở chỗ tôn trọng khách “tiên khách hậu chủ”
+ Tính biện chứng
Người Việt Nam đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chúng Âm- Dương
bao gồm 3 mặt liên quan mật thiết với nhau là: âm dương của thức ăn, sự quân
bình âm dương trong cơ thể và sự cân bằng âm dương giữa con người với môi
trường tự nhiên.
Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng âm dương người Việt phân
biệt thức ăn theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành: hàn ( lạnh ), nhiệt ( nóng ),
ôn ( ẩm ), lương ( mát ), bình ( trung tính ).
Để tạo nên sự quân bình âm dương trong cơ thể ngoài việc ăn các món
chế biến có tính đến sự quân bình âm dương người Việt Nam còn sử dụng thức ăn
như những vị thuốc để điểu chỉnh sự mất quân bình âm dương trong cơ thể. Mọi
bệnh tật đều do mất quân bình âm dương vì vậy mọi người bị ốm do quá ân cần ăn
đồ dương và ngược lại ốm do quá dương cần ăn đồ âm để khôi phục lại sự thăng
bằng đã mất.
Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con người với môi trường thì
người Việt có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu , theo mùa. Ăn theo mùa tức là
tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ con người là hòa mình vào tự nhiên
tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với môi trường. Thức ăn theo mùa
hay mùa nào thức ấy ” Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể, chim ngói mùa thu, chim
cu mùa hè…
Tính biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp
thời tiết ,phải đúng mùa, và người Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ
phận có giá trị ( chuối sau, cau trước,đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm..).
15
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Thời điểm có giá trị còn là lúc thức ăn đang trong quá trình âm dương chuyển hóa,
đang ở dạng âm dương cân bằng hơn cả và vì vậy mà rất giàu chất dinh dưỡng (
trứng lộn, nhộng, lợn sữa, ong non..).

Câu 6: Các đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam.
Hai đặc trưng cơ bản của nông thôn Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị, là
hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã, chúng tồn tại song song
như 2 mặt của một vấn đề
* Tính cộng đồng
Định nghĩa
Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên
tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại
với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác – nó là đặc trưng dương tính,
hướng ngoại
Biểu tượng
Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa
CÁI ĐÌNH: Làng nào cũng có một cái đình. Đó là biểu tượng tập trung nhất
của làng về mọi phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi duễn
ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thuế. Thứ đến, đình là một trung
tâm văn hóa, nơi tổ chức các cuộc hội hè, ăn uống ( do vậy mà có từ đình đám ),
nơi biểu diễn chèo tuống. Đình còn là một trung tâm về mặt tôn giáo: thế đất,
hướng đình được xem là quyết định vận mệnh cả làng, đình cũng là nơi thờ thần
Thành Hoàng bảo vệ cho làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm vế mặt tình cảm:
nói đến làng, người ta nghĩ ngay tới cái đình với tất cả những tình cảm gắn bó thân
thương nhất “Qua đình ngã nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy
nhiêu.”
BẾN NƯỚC: Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của
tất cả mọi người dần dần chỉ còn là chốn lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình,
phụ nữ quần tụ lại nơi BẾN NƯỚC (ở những làng ko có sông chảy qua thì có
giếng nước ) – chỗ hàng ngày chị e gặp nhau cùng rửa rau, giặt giũ, chuyện trò…
CÂY ĐA cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng
khói hương nghi ngút ; đó là nơi hội tụ của thánh thần: thần cây da, ma cây gạo, cú
cáo cây đề; sợ thần sợ cả cây đa. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ
chân gặp gỡ của những người đi làm đồng, những khách qua đường…nhờ khách
qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên kết làng với thế giới bên ngoài.
– Biểu hiện tích cực của tính cộng đồng trong nông thôn Việt Nam
+ Tinh thần đoàn kết, tương trợ: Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng
nhất. do đồng nhất( cùng hội cùng thuyền, đồng cảnh ngộ ) cho nên người Việt
Nam luôn sẵng sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng
như anh chị e trong nhà: tay đứt ruột xót; chị ngã e nâng…
16
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

+ Tính tập thể hòa đồng: Do đồng nhất (giống nhau) nên người Việt Nam
luôn có tính tập thể rất cao, hòa đồng vào cuộc sống chung
+ Nếp sống dân chủ, bình đẳng: Sự đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của
nếp sống dân chủ – bình đẳng bookc look trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn
theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.
– Biểu hiện tiêu cực
+ Sự thủ tiêu vai trò cá nhân: Chính do đồng nhất mà ở người Việt Nam, ý
thức về con người cá nhân bị thủ tiêu: người Việt Nam luôn hòa tan vào các mối
quan hệ xã hội ( với người này là em, người kia là cháu, với người khác nữa là anh/
chị…), giải quyết xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác hắn với truyền
thống phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân ngay từ nhỏ.
+ Thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: Sự đồng nhất còn dẫn đến chỗ người Việt
Nam hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: Nước trôi thì bèo trôi, Nước nổi thì bèo nổi.
Tệ hơn nữa là tình trạng “Cha chung không ai khóc; Lắm sãi ko ai đóng cửa
chùa…” Cùng với thỏi dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an ( an phận thủ thường) và
cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chỉ trương đóng cửa
bảo nhau…
+Thói cào bằng, đố kị: Một nhược điểm trầm trọng thứ 3 là thói cào bằng ,
đố kị, không muốn cho ai hơn mình ( để cho tất cả đều giông nhau, đồng nhất )
“Xấu đều hơn tốt lòi, Khôn độc không bằng ngốc đàn…”
Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam,
khái niệm “ giá trị” trở nên hết sức tương đối (nó khẳng định đặc điểm tính chủ
quan của lối tư duy nông nghiệp), cái tốt nhưng tốt riêng rẽ thì trở thành cái xấu,
ngược lại; cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường: “Toét mắt là tại
hướng đình, Cả làng cùng toét phải mình e đâu”
* Tính tự trị
Định nghĩa
Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng
nào biết làng nấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với
triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “vương quốc” nhỏ khép kín với luật pháp
riêng ( hương ước ) và “tiểu triều đình” riêng ( trong đó hội đồng kì mục là cơ quan
lập pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp, nhiều làng tôn xưng bốn cụ cao tuổi nhất
làng là tứ trụ ). Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống phép vua thua lệ làng. Đây là
đặc trưng âm tính – hướng nội.
Biểu tượng
Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là LŨY TRE. Rặng tre bao kín làng,
trở thành một thứ thành lũy kiên cốbất khả xâm phạm: đốt ko cháy, trèo ko được,
đào đường hầm thì vướng rễ ko qua ( chính vì vậy mà tiếng Việt mới gọi rặng tre
là lũy, thành lũy). Lũy tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương
Nam khác hẳn ấp lí Trung Hoa có thành quách đắp bằng đất.
17
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

– Biểu hiện tích cực của tính tự trị trong nông thôn Việt Nam
+ Tinh thần tự lập: Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào sự khác biệt. Khởi
đầu là sự khác biệt của cộng đồng ( làng, họ ) này so với cộng đồng ( làng, họ )
khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị – tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi
làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc
+ Nếp sống tự cấp, tự túc, tính cần cù: Vì phải tự lo liệu, nên người Việt
Nam có truyền thống cần cù, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. nó
cũng tạo nên nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc
sống của làng mình; mỗi nhà có vường rau, chồng gà, ao cá – tự đảm bảo nhu cầu
về ăn, có bụi tre, rặng xoan, gốc mít – tự đảm bảo nhu cầu về ở.
– Biểu hiện tiêu cực của tính tự trị
+ Óc tư hữu, ích kỉ: Chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt – cơ sở của tính tự
trị – mà người Việt Nam có thói xấu là óc tư hữu, ích kỉ: bè ai người nấy lo; ruộng
ai người nấy đắp bờ, ai có thân người nấy lo; ai có bò người nấy giữ…Óc tư hữu,
ích kỉ nảy sinh ra từ tính tự trị của làng xã Việt và đã luôn bị chính người Việt phê
phán: của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn; của người bò tát, của
mình buộc lạt…
+ Óc bè phái, địa phương cục bộ: Làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho
địa phương mình: trống làng nào làng nấy đánh, thánh làng nào làng nấy thờ; trâu
ta ăn cỏ đồng ta…
+ Óc gia trưởng – tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông
thôn theo huyết thống, tự thân nó không phải là xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc
gia trưởng, tạo nên tâm lí “quyền huynh thế phụ”, áp đặt ý muốn của mình cho
người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lý: sống lâu lên lão làng, áo mặc không
qua khỏi đầu, thì nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là
khi mà thói gia đình chủ nghĩa vẫn đang là một căn bệnh lan tràn.
Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính cách của
dân tộc. Cuộc sống nông nghiệp lúa nước và lối tư duy biện chứng, như ta đã biết,
dẫn đến dự hình thành nguyên lý âm dương và lối ứng xử nước đôi chính là một
đặc điểm tính cách của dân tộc Việt. Người Việt đồng thời vừa có tinh thần đoàn
kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu ích kỉ và thói cào bằng; vừa có tính tập thể hòa
đồng lại vừa có có bè phái, địa phương; vừa có nếp sống dân chủ bình đẳng lại vừa
có óc gia trưởng tôn ti, vừa có tinh thần tự lập lại vừa xem nhẹ vai trò cá nhân; vừa
có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự túc vừa có thói dựa dẫm, ỷ lại. Tất cả những
cái tốt và cái xấu ấy đều đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người Việt Nam; bởi lẻ
tất cả  đều bắt nguồn từ 2 đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng
và tính tự trị. Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc mặt xấu sẽ được phát huy: khi đứng
trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cộng đồng thì
cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy đi qua rồi
thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương có thể nối lên.
18
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Câu 7. Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam.


* Nguồn gốc
Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống là 1 nhu cầu thiết yếu nhất của con
người, nhất là lối văn hóa nông nghiệp. Để duy trì sự sống cần mùa màng tươi tốt.
Để phát triển sự sống cần con người sinh sôi. Từ thực tiễn đó, tư duy cư dân nông
nghiệp Nam – Á đã phát triển theo 2 hướng:
+ Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khách quan để lý giải hiện thực: triết
lý âm dương.
+ Còn những người có trình độ hạn chế thì nhìn thấy ở hiện thực 1 sức mạnh
siêu nhiên, bởi vậy mà sung bái nó như thân thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng
phồn thực (Phồn=nhiều, thực=nảy nở)
* Biểu hiện
Ở VN, TNPT từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử với 2 dạng biểu hiện: thờ cơ
quan sinh dục và thờ hành vi giao phối
Thờ cơ quan sinh dục
Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh=đẻ,
thực=nảy nở, khí=công cụ). Đây là hình thái đơn giản của TNPT, phổ biến ở các
nên VH nông nghiệp.
– Tượng đá hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to hàng nghìn năm
TCN được tìm thấy ở Văn Điển, Sa Pa. Ở các nhà mồ Tây Nguyên thường có các
tượng người với bộ phận sinh dục phóng to.
– Ở Phú Thọ, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác có tục thờ cúng nõ nường (nõ=cái
nêm tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường=nang, mo nang tượng trưng cho
sinh thực khí nữ).
– Ở hội làng Đồng Kị (Bắc Ninh) có tục rước sinh thực khí bằng gỗ rồi
đem đốt thành tro chia cho mọi người đem rắc ra ruộng
– Ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây… thường có tục rước 18 bộ sinh thực khí
vào hội làng. Khi đám rước kết thúc, mọi người tranh nhau cướp vì tin rằng sẽ đem
lại may mắn.
– Việc thờ các loại cột đá và các loại hốc. Ở chùa Dạm (Bắc Ninh) có 1
cột đá hình sinh thực khí nam có chạm nổi hình rồng thời Lý. Ngư phủ ở Sở đầm
Hòn Đỏ thờ 1 kẽ nứt trên tảng đá gọi là Lỗ Lường
Thờ hành vi giao phối
Bên cạnh việc thờ sinh thực khí, cư dân trồng lúa nước với lối tư duy coi
trọng quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên 1 dạng tín ngưỡng phồn
thực độc đáo, phổ biến ở kv ĐNA
– Trên nắp thạp đồng tìm được ở làng Đào Thịnh, xung quanh hình mặt trời
là tượng 4 đôi nam nữ đang giao phối. Ở chân thạp đồng khắc hình những con

19
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

thuyền nối đuôi nhau khiến cho 2 con cá sấu – rồng chạm nhau trong tư thế giao
hoan.
– Ở các nhà mồ Tây Nguyên dựng những tượng nam nữ giao phối
– Hình chim, thú, cóc giao phối tìm thấy khắp nơi
– Vào Hội đền Hùng, thanh niên nam nữ múa từng đôi, tay cầm vật biểu
trưng cho sinh thực khí.
– Ở Sở đầm Hòn Đỏ, khi không đánh được cá, người cầm đầu tới cầu xin và
cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam rồi đâm vào Lỗ Lường 3 lần
– Chày và cối là bộ công cụ tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn
việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối
– Trên các trống đồng khắc rất nhiều hình nam nữ giã gạo từng đôi
– Tục giã cối đón dâu
* Ý nghĩa
Vai trò của TNPT trong đời sống người Việt cổ lớn tới mức chiếc trống
đồng-biểu tượng sức mạnh và quyền lực của người xưa – đồng thời cũng là biểu
tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực
– Hình dáng trống đồng phát triển từ chiếc cối giã gạo
– Cách đánh trống mô phỏng động tác giã gạo
– Tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sang biểu hiện cho sinh thực
khí nam, ở giữa các tia sang là 1 hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho stk nữ
– Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc, cũng là 1 dạng biểu
trưng của TNPT
– Tiếng trống mô phỏng tiếng sấm, mang theo mùa mưa, mùa màng tốt tươi
cũng mang ý nghĩa trên

Câu 8. Tín ngưỡng sùng bái con người ở Việt Nam.


* Nguồn gốc chung
Con người có cái vật chất và tinh thần, cái tinh thần là cái khó nắm bắt và
được trừu tượng hóa, thần thánh hóa gọi là ” linh hồn “, và linh hồn trở thành đầu
mối của tín ngưỡng . Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á đã chia linh hồn
thành hồn và vía . Có 3 hồn là tinh, khí, thần. Đàn ông có 7 vía là 7 lỗ trên mặt: 2
tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, 1 cái miệng. Đàn bà có 9 vía: giống đàn ông và có thêm chỗ
sinh sản và chỗ cho con bú. Hồn và vía giải thích các hiện tượng như trẻ con hay
đau ốm, ngủ mê, ngất, chết. Vía phụ thuộc vào thể xác: có người lành vía, dữ vía,
yếu vía, cứng vía, độc vía, vía nặng, vía nhẹ. Khi gặp phải độc vía nếu chạm vía
phải đốt vía, trừ vía, giải vía. Hồn độc lập với thể xác (hồn người này có thể nhập
vào xác của người khác).
* Biểu hiện
Thờ cúng tổ tiên

20
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Khi chết thì cả vía và hồn đều lìa khỏi xác mà đi. Xác mất đi nhưng linh hồn
vẫn còn tồn tại và phù hộ độ trì cho con cháu; có tục thờ cúng tổ tiên.
Nghĩa hẹp: là sự thờ cúng cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên (những người đã chết)
cùng huyết thống, những người có công sinh thành và nuôi dưỡng con cháu.
Nghĩa rộng: không chỉ trong phạm vi huyết thống từ gia đình đến họ tộc mà
con người còn mở rộng ra cả tổ tiên làng xã và đất nước.
Nguồn gốc của thờ cúng tổ tiên:
+ Là đặc trưng của thời kì lịch sử ở chế độ thị tộc phụ quyền .
+ Gắn với sự tồn tại của linh hồn con người sau khi mất .
+ Coi tổ tiên là động vật, thực vật, sự vật đến việc thừa nhận tổ tiên đích
thực của con người.
+ Là sản phẩm của sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản ý thức về linh hồn bất
tử, tổ tiên Tôn Ten, tổ tiên của con người và ý nghĩa là sự che chở cho gia đình.
Biểu hiện của thờ cúng tổ tiên :
+ Mang sắc thái riêng so với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hán,
nó ăn sâu vào tâm linh của người Việt .
+ Có tính lịch sử, sức sống lâu bền, mang tính phổ quát.
+ Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam thể hiện 3 cấp độ: gia đình, làng xã và
quốc gia. Thờ vua – thần vừa mang tính huyết thống vừa mang tính xã hội .
Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên
+ Vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh , vừa thể hiện đạo lí làm người .
+ Ý nghĩa thế tục .
+ Là một nét đẹp văn hóa , một đặc trưng vốn có của người Việt.
cần phát huy những mặt tích cực , hạn chế mặt tiêu cực.
Thờ Thổ Công – một dạng mẹ đất: Là vị thần coi gia cư , định đoạt phúc họa
cho một gia đình . Sống ở đâu thì Thổ Công ở đó : ” đất có Thổ Công , sông có Hà
Bá ” . Mối quan hệ giữa Thổ Công và ông bà tổ tiên trong gia đình rất thú vị : Thổ
Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất , nhưng ông bà
sinh thành ra gia đình nên được tôn kính nhất . Để không làm mất lòng ai , người
Việt xếp cho ông , bà tổ tiên  ngự tại bàn thờ tôn kính nhất – gian giữa . Còn
Thổ Công thì gian bên trái .
– Tín ngưỡng thờ thần ở Việt Nam không chỉ đóng khung trong phạm vi gia
đình , ngoài các vị thần tại gia thì còn có các thần linh chung của thôn xã và toàn
dân tôc . Trong phạm vi thôn xã thì quan trọng nhất là thờ Thành Hoàng , trong
một ngôi làng thì Thành Hoàng là một vị thần cai quản , che chở , định đoạt phúc
họa cho dân làng đó . Không làng nào là không có Thành Hoàng . Cái lệ làng quan
trọng đến mức vua Lê Thánh Tông sai triều đình sưu tầm và biên soạn ra thần tích
của Thành Hoàng các làng để vua ban sắc phong trần. Đó thể là thiên thần , nhiên
thần hay nhân thần và cũng có khi là người có công lập ra làng xã hoặc là những
người chết bất đắc kì tử .
21
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Có ý nghĩa :
+ Là công cụ tinh thần biểu hiện quyền uy tối thượng của nhà vua.
+ Là một loại tín ngưỡng đặc sắc nhất , phản ánh rõ đời sống hiện thực của
cộng đồng làng , xã .
+ Là bộ sưu tập văn hóa thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc
+ Cần khuyến khích những yếu tố tích cực, định hướng vào việc bồi dưỡng
tình cảm trong sáng, lành mạnh của con người .
– Tín ngưỡng thờ quốc tổ và quốc mẫu
Mảnh đất Phong Châu (Phú Thọ) ở đó có đền thờ các vua hùng trên núi Hy
Cương và đền thờ Âu Cơ .
Trong nhà thờ gia tiên, trong làng thờ Thành Hoàng, thì trong nước người
Việt Nam thờ vua tổ – vua Hùng. Người VN còn có một tín ngưỡng đặc biệt là thờ
cúng Tứ bất tử: Thánh Gióng , Tản Viên, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh. Như vậy , tục
thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc ta, đó là đặc trưng
được chắc lọc trong suốt chiều dài lịch sử biểu trưng cho sức mạnh của cộng đồng,
để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn
vinh và tinh thần hạnh phúc.

Câu 9. Phong tục tang ma người Việt. Những quan niệm và tục lệ
Quan niệm: 2 quan niệm
*Do cho rằng trong con người có phần xác và phần hồn, sau khi chết, linh
hồn sẽ về nơi “thế giới bên kia” và với thói quen sống bằng tương lai (sản phẩm
của lối tư duy theo triết lí âm dương) cho nên người Việt Nam rất bình tĩnh, yên
tâm chờ đón cái chết. Chết già vì vậy được xem là một sự mừng: trẻ làm ma, già
làm hội. Nhiều nơi có người già chết còn đốt pháo; chắt chút để tang cụ kị thì đội
khăn đỏ, khăn vàng (là màu tốt theo Ngũ hành).
Người Việt Nam chuẩn bị khá chu đáo, kĩ càng cho cái chết của chính mình
hoặc của người thân. Các cụ già tự mình lo sắm cỗ hậu (chỉ việc về sau, còn gọi là
cỗ thọ, quan tài, áo quan). Quan tài của ta làm hình vuông tượng trưng cho cõi âm
theo triết lí âm dương.
Người cẩn thận còn cho làm thêm chiếc quách bọc ngoài (thành ngữ trong
quan ngoài quách. Cỗ thọ làm xong, kê ngay dưới bàn thờ như một việc hết sức
bình thường. Có cỗ thọ rồi. các cụ còn lo nhờ thầy địa lí đi tìm đất rồi xây sinh
phần. Các vua chúa bao giờ cũng lo tất cả những việc này rất chu tất ngay từ khi
mới tên ngôi; các lăng mộ vua còn giữ được ở Huế đồng thời cũng là những nơi
thắng cảnh là vì thế.
Khi trong nhà có người nhà hấp hối, việc quan trọng là đặt lên hèm (tên
thụy) cho người sắp chết. Đó là một tên mới (do người sắp chết tự đặt hoặc con
cháu đặt cho) mà chỉ có người chết, con cháu và thần Thổ công nhà đó biết mà
thôi.
22
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Khi cúng giỗ, con trưởng sẽ khấn bằng tên hèm. Thổ thần có trách nhiệm chỉ
cho phép linh hồn có “mật đanh” đúng như thế vào thôi (vì vậy, tên này còn gọi là
tên cúng cơm). Làm như vậy là đề phòng ngừa những cô hồn lang thang vào ăn
tranh cỗ cúng sau này.
Trước khi khâm liệm, phải làm lễ mộc đục (tắm gội cho người chết) và lễ
phạn hàm: bỏ một nhúm gạo nếp và ba đồng tiền vào miệng (gạo để dùng thay bữa,
tiền để đi đò – quan niệm của người vùng sông nước). Khi khâm liệm, phải có
miếng vải đắp mặt người chết để khỏi trông thấy cháu con sinh buồn.
Trong áo quan, từ thời Hùng Vương đã có tục chia tài sản cho người chết
mang theo. Ngày nay, người Việt vẫn để kèm trong áo quan các đồ vật tùy thân
như quần áo, gương lược. .. và hằng năm khi giỗ thì “gửi thêm” vàng (giấy), quần
áo (giấy)….
Trước khi đưa quan tài đến nơi chôn cất, người ta cúng thần coi sóc các ngả
đường để xin phép đưa tang. Trên đường đi có tục rắc các thỏi vàng giấy làm lộ phí
cho ma quỷ để chúng khỏi quấy nhiễu. Đến nơi, làm lễ tế Thồ thần nơi đó để xin
phép cho người chết được nhập cư”.
Chôn cất xong, trên nấm mộ đặt bát cơm, quả trứng, đôi đũa (cắm trên bát
cơm), nhiều nơi còn đặt thêm mớ bùi nhùi. Tục này mang ý nghĩa chúc tụng : mớ
bùi nhùi tượng trưng cho thế giới hỗn mang, trong hỗn mang hình thành nên thái
cực (tượng trưng bằng bát cơm), thái cực sinh ra lưỡng nghi (tượng trưng bằng đôi
đũa), có lưỡng nghi (âm dương) là có sự sống (tượng trưng bằng quả trứng).
Toàn bộ toát lên ý cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại. Nhiều nơi
có tục làm nhà mồ cho người chết với đủ những tiện nghi. vật dụng tối thiếu.
Để cho linh hồn người chết được yên ổn và phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh, làm
ăn phát đạt là tục cải táng.
* Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa hai thái cực : Một
bên là quan niệm coi chết là bước vào cuộc sống mới ở thế giới khác nên việc tang
ma được xem như việc đưa tiễn; bên kia là quan niệm trần tục coi chết là hết nên
việc tang ma là việc xót thương.
Xót thương nên muốn níu kéo, giữ lại. Tục khiêng người chết đặt xuống đất,
tục gọi hồn là mong người chết sống lại. Vì xót thương nên có tục khóc than (nhà
không có con thì thuê người khóc mướn).
Vì xót thương nên con cháu không lòng dạ nào mà dùng đồ tốt (nên có tục
làm đỗ tang bằng các loại vải thô, xấu như xô gai màu trắng – màu xấu nhất trong
Ngũ hành); không tâm trí nào mà nghĩ đến việc ăn mặc (nên trong thời gian tang
có tục để gấu xổ, áo trái, đầu bù….); đau buồn quá nên đứng không vững (khi đưa
ma, con trai phải chống gậy, gái yếu hơn nên phải lăn đường); đau buồn quá dễ
sinh quẫn trí va đập thành trùng tang (nên khi đưa ma. phải đội mũ làm bằng dây
chuối,…). Ngày nay, nhiều tục lệ trong số đó không còn tồn tại nữa, lẽ chính là vì
chúng quá chi li, cầu kì, chứ không phải vì chúng vô nghĩa.
23
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Ở lĩnh vực tang lễ này cũng thấy rõ tính cộng đồng : nhà có tang, việc thì
nhiều mà người nhà lại không còn đủ tỉnh táo minh mẫn nữa, nên bà con xóm làng
bao giờ cũng chạy tới giúp rập, lo toan chỉ bảo cho mọi việc.
Người Việt Nam quan niệm Bán anh em xa, mua láng giềng gần nên khi nhà
có người mất, hàng xóm láng giềng không những giúp đỡ mà còn để tang nhau :
Họ dương 3 tháng, láng giềng 3 ngày; Láng giềng còn để ba ngày- Chồng cô, vợ
cậu một ngày cũng không.
Người nông nghiệp sống gắn bó không chỉ với xóm làng mà còn cả với thiên
nhiên, cho nên khi chủ chết, cây cối trong vườn cũng đau buồn mà để tang : nhiều
nơi có tục đeo băng trắng cho cả cây cối.
* Phong tục tang lễ của ta thấm nhuần rất sâu sắc tinh thần triết lí âm dương
Ngũ hành phương nam
Tang lễ truyền thống Việt Nam dùng màu trắng là màu của phương Tây theo
Ngũ hành. Mọi thứ liên quan đến phương Tây đều được xem là xấu. Nơi để mồ mả
của người Việt và người dân tộc thường là hướng Tây của làng; người dân tộc xem
rừng phía Tây là rừng của ma quỷ. Sau màu trắng là màu đen (của phương Bắc
theo Ngũ hành). Nếu chắt, chút để tang cụ, kị (là tốt, vì các cụ sống lâu) thì dùng
các màu tốt như màu đỏ (phương Nam) và vàng (Trung ương).
Về loại số, theo triết lí âm dương, âm ứng với số chẵn, dương ứng với số lẻ;
vì vậy mọi thứ liên quan đến người chết đều phải là số chẵn. Lạy trước linh cữu thì
phải lạy 2 hoặc 4 lạy; ở nhà mồ của các dân tộc miền núi, cầu thang phải làm với
số bậc chẵn; hoa cúng nười chết cũng phải dùng số chẵn. khác với người sống ở
cõi dương, mọi thứ phải theo số lẻ : lạy người sống phải là 1 hoặc 3 lạy; cầu thang,
bậc tam cấp nhà ở phải có số bậc lẻ (thế mới là tam cấp); hoa cho người sống cũng
phải có số bông lẻ. Trừ trường hợp chết coi như sống – ví dụ cúng Phật thắp 3 nén
nhang, hoặc sống coi như chết – ví dụ con gái lạy cha mẹ trước lúc xuất giá đi lấy
chồng 2 lạy).
Cũng theo luật âm dương là việc phân biệt tang cha với tang mẹ : Khi con
trai chống gậy để tang thì cha gậy tre, mẹ gậy vông. Đó là vì thân tre tròn. biểu
tượng dương; cành gỗ vông đẽo được thành hình vuông, biểu tượng âm.
Đưa tang và để tang còn có tục cha đưa mẹ đón (tang cha – đi sau quan tài,
tang mẹ – đi giật lùi phía đầu quan tài) và tục áo tang cha thì mặc trở đàng sống
lưng ra, tang mẹ mặc trỏ đằng sông lưng vô – hai tục sau cũng đều thể hiện triết lí
âm dương qua cặp nghĩa hướng ngoại (dương, cha) – hướng nội (âm, mẹ).
Phong tục tang lễ phổ biến và chính thống của ta còn thừa kế được cả tinh
thần dân chủ truyền thống . Thọ Mai gia lễ của ta quy định cha mẹ phải để tang
con, và không chỉ cha mẹ để tang con mà cả ông bà và cụ kị cũng để tang hàng
cháu, hàng chắt.
Trong khi đó thì theo tục lệ Trung Hoa, “Phụ bất bái tử” (cha không lạy
con). Con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là con bất hiếu (một vài nơi ở vùng
24
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Bắc Bộ có truyền thống Nho học mạnh cũng theo quan niệm này nên nếu con chết
trước thì lúc khâm liệm quấn trên đầu tử thi mấy vòng khăn trắng, ý là ở cõi âm
cũng phải để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ!).

Câu 10. Đặc điểm Phật giáo Việt Nam


* Tính tổng hợp
Đây là đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng nổi bật nhất
của Phật giáo Việt Nam.
Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền
thống của dân tộc, và do vậy đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng. Hệ thống
chùa “Tứ pháp” thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự
nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam là
“tiền Phật, hậu Thần” với việc đưa các thần, thánh, các thành hoàng, thổ địa, các
anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa. Có những chùa còn có cả bàn thờ cụ Hồ Chí
Minh ở Hậu tổ. Hầu như không chùa nào là không để bia hậu, bát nhang ho các
linh hồn, vong hồn đã khuất.
Phật giáo Việt Nam là tổng hợp các tông phái lại với nhau. Ở Việt Nam,
không có tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Tuy chủ trương của Thiền tông
là bất lập ngôn, song ở Việt Nam chính các thiền sư đã để lại nhiều trước tác có giá
trị. Dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi thì pha trộn với Mẫu giáo, nhiều thiền sư phái
này, nhất là những vị sống vào thời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn
Minh Không, đều nổi tiếng là giỏi pháp thuật, có tài biến hóa thần thông. Phật giáo
Việt Nam cũng tổng hợp các con đường giải thoát bằng tự lực và tha lực, phối hợp
Thiền tông với Tịnh Độ tông.
Các chùa phía Bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với hàng mấy
chục pho tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Ở phía Nam, Đại
thừa và Tiểu thừa kết hợp mật thiết với nhau: nhiều chùa mang hình thức tiểu thừa
(thờ Phật Thích Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa, bên cạnh
Phật Thích Ca lớn vẫn có nhiều tượng nhỏ, bên cạnh áo vàng vẫn có đồ nâu lam.
Phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với
Đạo, tạo thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên (3 tôn giáo cùng phát nguyên từ
một gốc) và Tam giáo đồng quy (3 tôn giáo cùng quy về một đích).
Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ với việc đạo và việc đời. Vốn là một
tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: Các cao
tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. Sự
gắn bó đạo – đời không chỉ thể hiện ở việc các nhà sư tham gia chính sự, mà ngược
lại còn có khá nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của phái Thảo
Đường thì đã có tới 9 người là vua quan đương nhiệm. Không phải ngẫu nhiên mà
ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần, lại có chiếc vạc đồng lớn (1 trong “An
Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.
25
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Vẫn với truyền thống gắn bó với đời, đầu thế kỷ XX, Phật tử Việt Nam hăng
hái tham gia vào các hoạt động xã hội (như cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội
Châu và đám tang Phan Châu Trinh). Thời Diệm – Thiệu, Phật tử miền Nam đã
tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lập dân tộc, nổi bật
là sự kiện Phật tử xuống đường đấu tranh phản đối nền độc tài của gia đình họ
Ngô, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.
* Khuynh hướng thiên về nữ tính
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật
Ông – Phật Bà. Bồ tát Quán Thể Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với
nghìn mắt nghìn tay – vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông
Nam Á (nên còn gọi là Quan Âm Nam Hải). Ở một số vùng, ngay cả Phật tổ Thích
Ca cũng được coi là phụ nữ (người Tày Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích Ca”). Người
Việt Nam còn tạo ra những “Phật bà” riêng của mình: Đứa con gái nàng Man,
tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem là Phật Tổ Việt Nam, bản thân bà Man
trở thành Phật Mẫu. Rồi còn những vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính,
Phật bà chùa Hương. Lại còn rất nhiều các bà bồ tát như Bà Trắng chùa Dâu, các
thánh mẫu…
Việt Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà Dâu, chùa Bà
Đậu, chùa Bà Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh… Tuyệt đại bộ
phận Phật tử tại gia là các bà: Trẻ vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà.
Chùa hòa nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu tình; bởi vậy
mới có cách nói ví “vui như trảy hội chùa”. Cảnh chùa hữu tình, hội chùa vui, cửa
chùa rộng mở, cho nên cũng là nơi chở che cho trai gái tình tự: “Hội chùa Thầy có
hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”.
* Tính linh hoạt
Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng
mình: nàng Man, cô gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của
Phật giáo, trở thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.
Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức,
trung thực hơn là đi chùa: Thứ nhất là tu tại gia, Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa; Dù
xây chín bậc phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một người; coi trọng truyền
thống thờ cha mẹ, ông bà hơn là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính
mẹ mới là chân tu; đồng nhất cha mẹ, ông bà với Phật: Phật trong nhà không thờ đi
thờ Thích ca ngoài đường (Tục ngữ).
Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng
truyền thống có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa: Nghiêng vai
ngửa vái Phật, Trời, Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân; làm nên mây mưa
sấm chớp để mùa màng tốt tươi (hệ thống chùa Tứ pháp); ban cho người hiếm
muộn có con (tục đi chùa cầu tự: Tay bưng quả nếp vô chùa, Thắp nhang lạy Phật
xin bùa em đeo); ban lộc cho người bình dân để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi
26
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

chùa lễ phật và hái lộc lúc giao thừa); cứu độ cho người chết và giúp họ siêu thoát
(tục mời nhà sư tới cầu kinh và làm lễ tiễn đưa người chết).
Muốn giữ cho Phật ở mãi bên mình, người Việt Nam có khi phá cả giới Phật
giáo. Có nơi, do muốn buộc ông sư phải gắn bó với làng mình để giữ chùa, cúng
lễ; dân làng đã tổ chức cưới vợ cho sư, khiến ngôi chùa gần như trở thành một gia
đình.
Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân
gian: ông Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di-lặc to
béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn)… Nhiều pho tượng được tạc theo lối ngồi
không phải trên tòa sen mà là chân co chân duỗi rất thoải mái, giản dị. Trên đầu
Phật Bà chùa Hương còn lấp ló lọn tóc đuôi gà truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Ngôi chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với hình
thức mái cong có 3 gian 2 chái… Chùa Một Cột như một lễ vật dâng lên Phật Bà
với hình bông sen thanh thoát ở trên và trụ đá tròn trong hồ vuông ở dưới biểu hiện
ước vọng phồn thực (no đủ và đông đúc).
Cùng với mái đình, ngôi chùa trở thành công trình công cộng quan trọng thứ
hai ở mỗi làng. Người dân đi bất kỳ đâu có thế ghé chùa xin nghỉ tạm hoặc xin ăn.

Phân tích đặc trưng của văn hóa?


Tính nhân sinh
+ Là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa.Nói đến văn hóa là nói đến con
người.Văn hóa là sẳn phẩm của trình độ phát triển bản chất người,là nơi hình
thành,nuôi dưỡng nhân cách con người.Con người vừa là chủ thể,vừa là sản phẩm
và còn là đại biểu mang các giá trị văn hóa.
+ Văn hóa được tạo thành bởi các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra.Thuộc tính này cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với
những sản vật tự nhiên chưa qua bàn tay sáng tạo của con người.Theo đó,1 đất
nước có thể giàu khoáng sản,dầu mỏ,các nguồn lợi thiên nhiên nhưng chưa hẳn già
có về văn hóa.Văn hóa là thành quả lao động sáng tạo lao động của nhân
loại.Những thành quả ấy phải phục vụ sự phát triển toàn diện của con người.Phục
vụ cuộc sống hạnh phúc trong an toàn của toàn thể xã hội.
▪ Tính nhân sinh là cơ sở làm nên giá trị nhân văn của văn hóa.Giá trị
nhân văn là thực chất của văn hóa, là cái tạo nên nội dung,bản chất của
1 nền văn hóa.
Tính hệ thống
+ Là 1 tổ hợp hữu cơ,bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau,
tương tác,tương thành,chi phối và chế ước lẫn nhau.Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực
hoạt động của con người và xã hội,là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội..Văn hóa
là sản phẩm mang tính xã hội cao do mọi người cùng chung sức tạo ra.
Tính lịch sử
27
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

+ Đây là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của văn hóa.Một nề văn
hóa bao giờ cũng cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên chiều dài lịch sử.Văn
hóa là 1 quá trình vận động liên tục,không giá đoạn.Là sản phẩm của 1 xã hội,1
thời đại nhất định,là di sản của xã hội,văn hóa đồng thời là 1 quá trình không
ngừng tích lũy,đổi mới.Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống
văn hóa.Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính cộng đồng.
Tính giá trị
+ là đặc trưng quan trọng của văn hóa.Giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng
chấp nhận và theo đuổi.Giá trị văn hóa là “thành quả mà dân tộc hay 1 con người
đạt được trong quan hệ với thiên nhiên,với xã hội và trong sự phát triển của bản
than mình.Nói tới giá trị vh là nói tới thái độ,trách nhiệm và những quy tắc ứng xử
của mọi người trong những quan hệ giữa bản thân mình với gia đình,xã hội và
thiên nhiên.Văn hóa chỉ bao gồm các giá trị,các vẻ đẹp.
Tính dân tộc của văn hóa
+ Là đặc trưng cho ta thấy cách thức tồn tại và biểu hiện của mọi cộng đồng,mọi
nền văn hóa.Một nền văn hóa cụ thể luôn chịu sự chi phối,chế ước của hoàn cảnh
tự nhiên và rất nhiều điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.Ví như:Có cây chè
thì mới có văn hóa uống trà,có văn phòng tiếp khách và thời gian nhàn rỗi mới có
cái gọi là”văn hóa salong” của giới quý tộc châu Âu.
▪ Mỗi dân tộc sẽ có 1 ngôn ngữ chung,tuân thủ phong tục tập quán
chung, cùng chia sẻ những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh
thần,nuôi dưỡng thành tố chất tâm lí và tính cách chung.Đó là biểu hiện
tính dân tộc của văn hóa.
▪ Đặc trưng cơ bản của văn hóa có thể giúp chúng ta nhận thuwsc1 cách
đầy đủ,toàn diện hơn về bản chất của văn hóa.
Các chức năng cơ bản của văn hóa???
* chức năng tổ chức xã hội
▪ Tính hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Khi nói đến đặc
trung của văn hóa ta đã nêu lên tính chất này để lưu ý rằng đây là một
thuộc tính bản chất, thể hiện mối liên hệ khăng khít hữu cơ, sự xâm
nhập, tương tác, chi phooisvaf chế ước lẫn nhau giữa các thành tố văn
hóa cùng tạo nên diện mạo, sức sống và bản chất sâu xa của 1 nền văn
hóa. Văn hóa với tư cách là 1 hiện tượng xã hội, thẩm thấu, hiện diện
và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ tính hệ thống mà
thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Đây là một chức năng quan
trọng, nó duy trì kết cấu xã hội, thực hiện sự liên kết và tổ chức đời
sống cộng đồng thông qua các thiết chế xã hội-văn hóa.Thiết chế xã hội
là 1 chức năng hoạt động xã hội được đặt ra để duy trì và phát triển các
chức năng của xã hội, còn được xem như là đại diện của hệ thống

28
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

chuẩn mực xã hội, vận hành trong mọi sinh hoạt kinh tế,chính trị , pháp
luật,tôn giáo,văn hóa-xã hội…
* Chức năng điều tiết xã hội
▪ Đặc trưng quan trọng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Hiểu một cách
ngắn gọn thì giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và
theo đuổi.Giá trị là nhân tố quan trọng của hành vi cá nhân.Nó điều
chỉnh các nguyện vọng và hành động của 1 con người, là cơ sở để đánh
giá hành vi và định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng
đồng.Do đó giá trị xác định các tiêu chuẩn của thang bậc xã hội, làm
nền tảng cho cuộc sống chung.
▪ Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có nhiều
nhu cầu và họ phải thường xuyên lựa chọn các phương thức ứng xử
thích hợp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình.Sự lự chọn đó giống
như 1 hành động giá trị có liên quan mật thiết với tiêu chuẩn của khung
giá trị chung của cộng đồng.Với mức ổn định lớn, khung giá trị này là
cơ sở để các thành viên trong cộng đồng lựa chọn các phương thức
hoạt động, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu và
chuẩn mực của xã hội.Nền văn hó nào cũng có 1 bảng giá trị được coi
như bộ chỉnh của xã hội.Bảng giá trị xã hội làm nhiệm vụ định hướng
cho mục tiêu phấn đấu của mỗi các nhân và cộng đồng…Căn cứ vào đó
mà xã hội thường xuyên chấp nhận, sàng lọc điều chỉnh để duy trì sự
ổn định và không ngừng tự hoàn thiện, văn hóa thực hiện được chức
năng quan trọng thứ 2 là điều tiết xã hội.
* Chức năng giáo dục
▪ Đặc trưng quan trọng thứ 3 của văn hóa đó chính là tính lịch sử.Văn
hóa là sản phẩm của hoạt động con người, chứa đựng vốn kinh nghiệm
xã hội.Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình
thành trong 1 quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ.Tính lịch sử
tạo cho văn hóa một bề daỳ,1 chiều sâu.Nó tạo nên các trầm tích và
truyền thống văn hóa.Nhờ đó, văn hóa thực hiện được chức năng giáo
dục.Nhân cách con người được tạo dựng và hun đúc, trước hết bởi các
giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.Một đứa trẻ mới sinh chưa
thực sự là con người bởi nó chưa tiếp nhận được 1 phẩm chất xã hội
nào của loài người truyền cho cả.Đúng như nhà xã hội học người Mĩ
R.E Pacco đã nói :” Người k đẻ ra người. đưa trẻ chỉ trở nên người
trong quá trình giáo dục.Truyền thống văn hó luôn thực hiện chức năng
giáo dục của mình đối với con người.Bằng con đường giáo dục hữu
thức và vô thức từ khi chào đời cho đến khi trưởng thành, con người
nhận được sự dạy bảo của truyền thống văn hóa.

29
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

▪Trong các chức năng của văn hóa thì chức năng giáo dục là chức năng
bao trùm nhất.Nó đóng vai trò định hướng giá trị, chuẩn mực xã hội
cho con người, quyết định việc hình thành và phát triển nhân cách con
người.Từ chức năng này mà văn hóa phát sinh thêm chức năng là đảm
bảo tính kế tục lịch sử.Các chức năng khác như nhận thức, thẩm mĩ, dự
báo, giải trí có thể coi như là những tiểu chức năng hỗ trợ cho việc thực
hiện chức năng giáo dục của văn hóa.
*Chức năng giao tiếp
▪ Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân bản(nhân sinh).Đây là thuộc
tính cốt lõi của văn hóa.Nó cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện
tượng xã hội với các giá trị tự nhiên.văn hóa là cái tự nhiên được biến
đổi bởi con người.Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang
tính chất như khai khoáng, đẽo gỗ hoặc tinh thần như đặt tên, tạo
truyền thống cho các cảnh quan thiên nhiên.
▪ Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội,,
văn hóa trở thành 1 công cụ giao tiếp quan trọng.Thông qua ngôn ngữ,
chữ viết, con người tiếp xúc với nhau, trao đổi với vói nhau, thông báo
cho nhau, yêu cầu hoặc tiếp nhận ở nhau các thông tin cần thiết về hoạt
động của cộng đồng..Cùng với ngôn ngữ và vượt lên trên tính trực tiếp
của ngôn ngữ,văn hóa bằng hệ thống các giá trị chi phối cách ứng xử
và giáo tiếp của cá nhân với bản thân, gia đình và cộng đồng. Mọi nền
văn hóa đều hướng đến con người,vì cuộc sống của con người và cộng
đồng.Nhờ đặc điểm chung này, văn hóa còn đóng vai trò là chiếc cầu
nối giữa các thế hệ, các dân tộc, quốc gia, tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu
giữa các nền văn hóa.Bằng tính vị nhân sinh, văn hóa thwucj hiện được
chức năng thứ 4 của mình đó là chức năng giao tiếp.Nếu ngôn ngữ là
hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Văn hóa được
coi là sợi dây nối liền nhân dân các nước và các dân tộc…Sự hiểu biết
lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng lẫn nhau xưa nay đều thể hiện sâu sắc
qua văn hóa,nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và
sức sáng tạo của con người.

Câu 11: Em hãy làm rõ quan điểm hòa nhập và hòa tan trong văn hóa Lấy ví
dụ thực tiễn ở việt nam? Phân tích đưa ra giải pháp phù hợp?
- Hòa nhập văn hóa: giao thoa, hòa quyện các vẻ đẹp đặc sắc của nền
văn hóa từ nhiều dân tộc, khu vực trên thế giới. Đa văn hóa không
giới hạn trong phạm vi vật chất mà nó có thể là đời sống tinh thần,
phong tục tập quán hay đơn giản là lời ăn tiếng nói hằng ngày của một
dân tộc được du nhập vào một khu vực quốc gia khác.
30
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

Hòa nhập đa văn hóa được ví như cây cầu gắn kết khu vực, phương
tiện vận chuyển nét đẹp văn hóa, chính vì thế không thể phủ nhận
rằng điều này đã mang lại không ít giá trị tốt đẹp cho các khu vực cả
về vật chất lẫn tinh thần. Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều đang phát triển theo xu thế toàn cầu hóa, hòa
nhập - hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt. Chính điều này đã giúp
chúng ta có cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn tri thức mới lạ từ các khu
vực khác, đặc biệt là kiến thức của các nền văn hóa trên thế giới. Việc
tìm hiểu, nắm bắt được thông tin về ngôn ngữ, lối sống, định kiến, tâm
lý và thế giới quan của một nền văn hóa thông qua hòa nhập đa văn
hóa không chỉ giúp chúng ta cởi mở tri thức, nâng tầm hiểu biết mà
còn là một lợi thế trong việc xây dựng mối quan hệ quốc tế ở bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay.
Ví dụ: áo dài cách tân hiện nay đó là sự kết hợp giữa văn hóa phương
tây và văn hóa Việt Nam, chiếc áo dài giữ nguyên hình dáng mà thay
vào đó là cải tiến một số đường nét vừa giữ bản sắc dân tộc mà còn
tôn lên dáng vẻ của người con gái việt nam quyến rũ mà vẫn kín đáo,
hiện đại mà lại truyền thống.
- Hòa tan văn hóa: Là sự đề cao văn hóa du nhập vào nội địa mà
quyên đi bản sắc dân tộc, khi văn hóa bên ngoài đã lấn át đi văn hóa
truyền thống, khiến nét đẹp dân tộc lưu giữ hàng nghìn đời bị phai
nhòa và không còn nguyên giá trị nữa, đó chính là hòa tan văn hóa.
Ví dụ: Hiện nay giới trẻ đang đua đòi theo phong cách ăn mặc hiện
đại như Hàn quốc, Mỹ, …mà quên mất rằng trang phục áo dài truyền
thống lại bị bỏ quên, văn hóa ngoại lai du nhập vào mất việc kiểm soát
là nguyên nhân chính dẫn tới văn văn hóa nước nhà ngày càng trở nên
bị thờ ơ của giới trẻ.
- Giải pháp:
▪ Trau dồi kiến thức văn hóa dân tộc
▪ Kiến thức văn hóa sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan đồng thời
hiểu rõ được nét đẹp đặc trưng trong nền văn hóa dân tộc. Chính vì thế, mỗi
cá nhân cần có ý thức tự trau dồi kiến thức cho riêng mình. Những tinh hoa
của nền văn hóa dân tộc có thể được thu thập thông qua các áng văn chương
lỗi lạc, qua những vở kịch hấp dẫn, những thước phim sinh động hay qua
không gian nhộn nhịp của những lễ hội, những buổi giao lưu văn hóa.
▪ Tiếp thu những tinh hoa ấy không chỉ để trang bị cho hành trình “giữ lửa”
mà đó còn là hành trang trên con đường “truyền lửa” đưa văn hóa dân tộc
đến với thế giới.
▪ Học hỏi nhưng không học thuộc

31
Nhóm học tập RAM – HNUE Chiến dịch Nguyễn Công Hoan (2023 – 2024)

▪ Chắc chắn rằng trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như ngày nay thì việc học
hỏi, tiếp thu những kiến thức, văn hóa mới là điều hết sức cần thiết. Tuy
nhiên, chúng ta chỉ nên học thêm cái mới để trau dồi, phát triển nền tảng của
mình chứ không học thuộc rồi thay thế đi những cái ban đầu. Nên giao lưu,
học hỏi những cái đẹp cái hay phù hợp với văn hóa dân tộc mình và vận dụng
những điều đó đúng nơi, đúng thời điểm. Không nên lạm dụng một cách thái
quá, lố lăng văn hóa từ nước ngoài. Phong cách ăn mặc, cử chỉ lời nói ở một
số nước phương Tây vô cùng thoải mái và táo bạo. Sẽ thật không phù hợp và
khó tiếp nhận nếu chúng ta ăn mặc và có những cử chỉ y như vậy trong văn
hóa dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy tiếp nhận một cách vừa đủ sự thoải mái,
cởi mở từ phương Tây sẽ giúp chúng ta vừa tiến bộ trong tư tưởng vừa phù
hợp với văn hóa dân tộc.
▪ Tăng cường tuyên truyền, quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc
▪ Chỉ làm người giữ lửa thôi là chưa đủ, để bản sắc văn hóa không bị phai mờ
mỗi chúng ta phải trở thành người truyền lửa, đưa nét đẹp văn hóa đến với
anh em, bạn bè quốc tế. Quảng bá các hình ảnh đẹp để nhiều người, nhiều
quốc gia biết đến văn hóa Việt Nam cũng là cách để các nét đặc trưng ấy lưu
truyền và phát triển. Điều này có thể thông qua các buổi giao lưu, tọa đàm,
các tour du lịch, tham quan.

32

You might also like