You are on page 1of 229

BÁO CÁO KHẢO SÁT

Đất nước Hàn Quốc từ góc nhìn của giới trẻ Việt Nam
(Khảo sát sinh viên Trường Đại học Văn Hiến)

Năm 2023
Thực hiện bởi giảng viên Khoa ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
Trường ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

TS. Lê Sĩ Hải, chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Đặng Tường Vy, thành viên
ThS. Cao Thúy Oanh, điều phối viên ThS. Đặng Thị Diệu Linh, thành viên
ThS. Chểnh Cao Ngọc Linh, thành viên ThS. Lưu Nhuệ Bang, thành viên
ThS. Nguyễn Duy Hải, thành viên ThS. Baek Myeongjin, thành viên
ThS. Nguyễn Hồng Nhung, thành viên Sinh viên Bộ môn Hàn Quốc học, CTV

Cố vấn chuyên môn: PGS.TS. Nguyễn Minh Đức


Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến

Đề tài được tài trợ bởi: TỔNG LÃNH SỰ QUÁN HÀN QUỐC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cố vấn: Ông Shin Choong Il – Tổng lãnh sự Hàn Quốc
Điều phối: Bà Kim Mi Yeon – Lãnh sự Hàn Quốc
MỤC LỤC

PHẦN I - MỞ ĐẦU....................................................................................................01

PHẦN II - KẾT QUẢ KHẢO SÁT...............................................................................02

1. THÔNG TIN MẪU KHẢO SÁT.......................................................................02

2. ĐÁNH GIÁ VỀ NGOẠI GIAO, CHÍNH TRỊ CỦA HÀN QUỐC.........................04

3. ĐÁNH GIÁ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HÀN QUỐC......................................12

4. ĐÁNH GIÁ VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC CỦA HÀN QUỐC...............................22

5. ĐÁNH GIÁ VỀ LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, DU LỊCH CỦA HÀN QUỐC......................36

6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC.........................................43

PHẦN III - KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP............................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................53

PHỤ LỤC.................................................................................................................. 56
PHẦN I – MỞ ĐẦU

Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoai giao từ năm 1992, sau 30 năm,
đến năm 2022 mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng lên thành đối tác
chiến lược toàn diện.
Hàn Quốc luôn chiếm vị trí đối tác lớn nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại
Việt Nam [27], là quốc gia có số lượng lao động người Việt Nam lớn nhất thế giới
[27]. Bên cạnh đó, với chính sách ngoại giao văn hoá, “Hallyu” (làn sóng Hàn) với
các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật, phim ảnh, ẩm thực... ngày càng
được ưa chuộng tại Việt Nam [2]. Với những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa,
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các du khách Hàn Quốc [28]. Hàn Quốc cũng thu
hút nhiều du học sinh Việt Nam đến học tập với số lượng đứng thứ hai trong số các
quốc gia có du học sinh tại Hàn Quốc [29].
Với những thành quả ấn tượng từ mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa
Việt Nam và Hàn Quốc như vậy, câu hỏi đặt ra là: Giới trẻ hiện nay, đặc biệt là sinh
viên có cái nhìn như thế nào về đất nước Hàn Quốc?
Được sự đồng ý của Ban Điều hành Trường đại học Văn Hiến và Tổng lãnh sự quán
Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đất
nước Hàn Quốc từ góc nhìn của giới trẻ Việt Nam (Nghiên cứu tại Trường Đại học
Văn Hiến)” nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
Nghiên cứu này tập trung phân tích, đánh giá về mức độ nhận thức (hiểu biết), thái
độ (quan điểm, đánh giá) và hành vi (hành động cụ thể) của giới trẻ Việt Nam về đất
nước Hàn Quốc ở các khía cạnh: ngoại giao - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa -
giáo dục, lịch sử - địa lý - du lịch. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài phân tích các điểm
mạnh, điểm yếu và khả năng cạnh tranh của Hàn Quốc tại Việt Nam trong tương lai.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 4.690 sinh viên, phỏng vấn sâu 248 sinh viên (phỏng
vấn trực tiếp 30 sinh viên) và phỏng vấn 10 nhóm sinh viên đang học tại Trường đại
học Văn Hiến. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows
(Statistical Package for the Social Sciences) sau đó phân tích thống kê và diễn giải.
Kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao cho Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại
Thành phố Hồ Chí Minh, công bố trên tạp chí khoa học uy tín, đồng thời biên tập và
dịch sang tiếng Hàn Quốc phục vụ hoạt động đào tạo liên quan đến lĩnh vực khoa
học xã hội nói chung và các ngành Đông Phương học, Quan hệ quốc tế, Hàn Quốc
học nói riêng.
Hướng nghiên cứu trong tương lai, có thể mở rộng khảo sát trên phạm vi cả nước
để phản ánh đa dạng hơn góc nhìn của giới trẻ Việt Nam về đất nước Hàn Quốc. Từ
kết quả nghiên cứu có thể đưa các chính sách giúp mối quan hệ Việt Nam và Hàn
Quốc phát triển bền vững trong thời kỳ mới, mang lại lợi ích thiết thực cho giới trẻ
của hai quốc gia và vì thịnh vượng chung trong khu vực và trên thế giới.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 1
PHẦN II – KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1. THÔNG TIN VỀ MẪU KHẢO SÁT


1.1. Giới tính
Khảo sát được tiến hành trên 4.690 sinh viên Trường Đại học Văn Hiến, trong đó
giới tính nữ chiếm đa số với 3.628 sinh viên (77,4%), nam giới chiếm 22%, ngoài ra
giới tính khác (không xác định) chiếm 0,6% trong mẫu khảo sát (xem bảng 1.1).

Bảng 1.1. Giới tính


Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Nam 1.033 22 22
Nữ 3.628 77,4 99,4
Giới tính
Khác 29 0,6 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

1.2. Chuyên ngành


Khảo sát được tiến hành tại tất cả 10 khoa thuộc Trường Đại học Văn Hiến, kết quả
cho thấy nhóm ngành “kinh tế - quản trị - du lịch” có số lượng sinh viên tham gia
khảo sát nhiều nhất (2.108 sinh viên, chiếm 44,9%), nhóm ngành liên quan Hàn
Quốc học có 727 sinh viên tham gia khảo sát (chiếm 15,5%), số lượng còn lại đến từ
các ngành/ chuyên ngành khác (xem bảng 1.2).

Bảng 1.2. Ngành/ chuyên ngành


Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Hàn Quốc học 727 15,5 15,5
Khoa học xã hội nhân văn - Truyền thông 786 16,8 32,3
Ngoại ngữ và văn hóa nước ngoài 721 15,4 47,6
Nhóm Kinh tế - Quản trị - Du lịch 2.108 44,9 92,6
ngành Kỹ thuật - Công nghệ 288 6,1 98,7
Sức khỏe 47 1 99,7
Nghệ thuật 13 0,3 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

1.3. Năm đang học


Trong mẫu khảo sát, đa số là sinh viên năm nhất và năm 2 (chiếm 76%), số sinh
viên năm ba và năm cuối là 24%. Đặc biệt, số sinh viên năm nhất (nhập học tháng
9/2023) khá quan tâm đến khảo sát này, có đến 2.259 sinh viên tham gia, chiếm
48,2% (xem bảng 1.3).

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 2
Bảng 1.3. Năm đang học
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Năm nhất 2.259 48,2 48,2
Năm hai 1.307 27,9 76
Số năm Năm ba 838 17,9 93,9
Năm tư 286 6,1 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

1.4. Nơi sinh sống trước khi học đại học


Sinh viên trong mẫu khảo sát đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tuy nhiên
tập trung chủ yếu ở TP.HCM (23,1%) và các tỉnh phía Nam (50%). Số lượng sinh
viên đến từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên là 25,8%, còn lại số lượng ít đến từ
các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra (xem bảng 1.4).

Bảng 1.4. Nơi sinh sống trước khi đi học


Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Thành phố Hồ Chí Minh 1.083 23,1 23,1
Các tỉnh phía Bắc 51 1,1 24,2
Các tỉnh/
Các tỉnh miền Trung - Tây nguyên 1.209 25,8 50
thành phố
Các tỉnh miền Nam 2.347 50 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Tóm lại, thông tin cá nhân của mẫu nghiên cứu phù hợp với tổng thể, nên có tính đại
diện cho sinh viên Trường Đại học Văn Hiến, có đặc điểm như sau: đa số là sinh
viên nữ (77,4%); sinh viên thuộc các lĩnh vực kinh tế, quản trị, du lịch chiếm tỉ lệ cao
(44,9%), sinh viên thuộc chuyên ngành Hàn Quốc học là 15,5%; chủ yếu là sinh viên
năm nhất, năm hai (76%); sinh viên đến phần lớn từ các tỉnh phía Nam và Thành
phố Hồ Chí Minh (73,1%).

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 3
2. ĐÁNH GIÁ VỀ NGOẠI GIAO, CHÍNH TRỊ CỦA HÀN QUỐC
2.1. Mức độ hiểu biết về ngoại giao – chính trị của Hàn Quốc
Trong năm 2022, truyền thông Việt Nam liên tục đưa tin về sự kiện Việt Nam và Hàn
Quốc nâng cấp mối quan hệ thành “đối tác chiến lược toàn diện” sau 30 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao. Do vậy, kết quả khảo sát cho thấy 70,6% sinh viên biết được
chính xác quan hệ ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam thiết lập vào năm 1992. Tuy
nhiên cũng có gần 30% không nhớ chính xác thời gian Việt Nam và Hàn Quốc thiết
lập quan hệ ngoại giao (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Năm thiết lập ngoại giao Hàn Quốc – Việt Nam
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Năm 1990 622 13,3 13,3
Năm 1991 404 8,6 21,9
Năm Năm 1992 3.311 70,6 92,5
Năm 1993 353 7,5 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Liên quan đến tình hình chính trị trên bán đảo Triều Tiên hiện nay, các sinh viên đều
biết đến Hàn Quốc và Triều Tiên là hai quốc gia riêng biệt, nhưng thực trạng diễn ra
ở bán đảo Triều Tiên thì sinh viên chưa nhận thức rõ ràng. Kết quả khảo sát cho
thấy, 46,2% sinh viên biết rằng quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hiện nay là
tình trạng “đình chiến”, 17,1% không biết và đáng chú ý là có đến 28,4% cho rằng
hai quốc gia trong tình trạng “hòa bình” (xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1. Hiểu biết của sinh viên về mối quan hệ giữa Hàn Quốc
và Bắc Triều Tiên
17.1

8.3
46.2

28.4

Đình chiến Hòa bình Chiến tranh Không biết

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được hỏi về “Hàn Quốc đang là thành viên viên của tổ chức nào trên thế giới”,
kết quả cho thấy có đến 65% sinh viên chưa biết được chính xác được Hàn Quốc là
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 4
thành viên của tổ chức nào, tuy nhiên cũng có 35% sinh viên biết được chính xác
Hàn Quốc là thành viên của nhóm G20. Tỉ lệ khá lớn (42,1%) sinh viên cho rằng Hàn
Quốc thuộc ASEAN, một số khác cho rằng Hàn Quốc thuộc G7, NATO (xem bảng
2.2)

Bảng 2.2. Hàn Quốc tham gia các tổ chức


Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
NATO 779 16,6 16,6
G7 291 6,2 22,8
Tổ chức G20 1.645 35,1 57,9
ASEAN 1.975 42,1 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khảo sát cũng đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về chính trị của Hàn Quốc
thông qua các câu hỏi về “tổng thống đương nhiệm”, “chế độ chính trị”. Kết quả khảo
sát cho thấy, phần lớn sinh viên đều biết được chính xác tên của tổng thống Hàn
Quốc hiện nay, tỉ lệ chiếm 62,2%. Điều này phản ánh được rằng tin tức về chính trị -
ngoại giao Hàn Quốc được cập nhật nhiều ở Việt Nam, và sinh viên có từng đọc
thông tin về thông tin này. Đặc biệt trong năm 2023 vừa qua, tổng thống Yoon Suk-
yeol có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam, sự kiện này đã được truyền thông
mạnh mẽ và cập nhật liên tục trên các trang thông tin điện tử chính thức của Việt
Nam (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3. Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc


Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Park Geun-hye 742 15,8 15,8
Moon Jae-in 746 15,9 31,7
Tổng thống Yoon Suk-yeol 2.915 62,2 93,9
Lee Myung-bak 287 6,1 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Đa số sinh viên ít quan tâm và không nắm rõ chế độ/ thể chế chính trị của Hàn
Quốc, với 70% sinh viên không biết (trả lời sai), điều này có thể phản ánh sự ít quan
tâm trong thế hệ trẻ nói chung đối với vấn đề này (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4. Chế độ chính trị của Hàn Quốc


Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Quân chủ lập hiến 1.812 38,6 38,6
Cộng hòa hỗn hợp 1.448 30,9 69,5
Chế độ chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 1.069 22,8 92,3
Quân chủ tuyệt đối 361 7,7 100
Tổng 4.690 100

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 5
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

2.2. Quan điểm, đánh giá về ngoại giao – chính trị của Hàn Quốc
Việc sinh viên quan tâm đến tình hình chính trị - ngoại giao có thể là dấu hiệu tích
cực, cho thấy họ không chỉ quan tâm đến vấn đề nội địa mà còn chú ý đến các quan
hệ quốc tế. Điều này có thể tạo cơ hội cho việc mở rộng kiến thức và tăng cường
hiểu biết của sinh viên về sự quan trọng của hợp tác và giao lưu giữa các quốc gia.
Khảo sát về mức độ quan tâm đối với vấn đề ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt
Nam đã phản ánh sự đa dạng trong nhận thức của sinh viên hiện nay. Kết quả khảo
sát cho thấy hơn một nửa sinh viên (51,9%) có quan tâm đến mối quan hệ ngoại
giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam (riêng đối với sinh viên Hàn Quốc học, tỉ lệ này là
76,1%), tỉ lệ khá nhỏ không quan tâm hoặc rất không quan tâm (5%), 43% đánh giá
là “bình thường” (xem biểu đồ 2.2).

Biểu đồ 2.2: Mức độ quan tâm đến quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Hàn Quốc
4.1 0.9
23.5

43

28.4

Rất quan tâm Khá quan tâm Bình thường Không quan tâm Rất không quan tâm

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Đánh giá về mức độ quan trọng của mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt
Nam cho thấy đa số sinh viên (86,5%) cho rằng quan trọng (trong đó, 52,6% cho
rằng “rất quan trọng” và 33,9% cho rằng “khá quan trọng”). Kết quả này cho thấy, đa
số sinh viên đều nhận thức rất rõ ràng và quan tâm đến mối quan hệ ngoại giao giữa
Hàn Quốc và Việt Nam, điều này cũng cho thấy sự thành công của quan hệ ngoại
giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam đến giới trẻ (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5. Đánh giá mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Rất quan trọng 2.466 52,6 52,6
Khá quan trọng 1.589 33,9 86,5
Bình thường 589 12,6 99,0
Mức độ quan trọng
Không quan trọng 30 0,6 99,7
Rất không quan trọng 16 0,3 100,0
Tổng 4.690 100

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 6
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Nhằm đo lường sâu hơn nhận thức, đánh giá của sinh viên về mối quan hệ giữa
Hàn Quốc và Việt Nam, đề tài tiến hành đặt câu hỏi mở cho 248 sinh viên: “Theo
bạn, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có quan trọng không? Tại sao?”. Kết
quả cho thấy chỉ có 6 sinh viên trả lời “không”, “không biết” hoặc không trả lời; còn
lại hầu hết khẳng định là quan trọng với những lý do chủ yếu như: giúp thúc đẩy
phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa… và nhiều lý do khác.
“Mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam quan trọng vì tạo cơ hội hợp tác kinh tế,
thương mại, nghiên cứu, phát triển, giao lưu văn hóa, giáo dục, và có thể đóng góp vào an
ninh và ổn định khu vực.”

(Lê Thị Yến. V, nữ, năm 3, Quản trị kinh doanh, 25/12/2023)

“Dạ có. Vì mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa và chính trị giữa hai quốc gia. Điều này mang lại lợi ích
kinh tế, trao đổi văn hóa cũng như cơ hội hợp tác đa phương trong cộng đồng quốc tế.”

(Đặng Ngọc Hoàng. Y, nữ, năm 2, Thương mại điện tử, 25/12/2023)

“Có quan trọng trong vấn đề giao thương hiện nay, chúng ta đang mở rộng ngoại giao. Hàn
Quốc một nước rất gần với Việt Nam chúng ta và người Việt sinh sống tại đây cũng khá
đông.”

(Nguyễn Thị Mỹ. T, nữ, năm 2, Quan hệ công chúng, 25/12/2023)

“Có vì giúp liên kết 2 nước lại với nhau mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn muốn du
học và làm việc.”

(Nguyễn Thị Mỹ. T, nữ, năm 2, Văn học, 25/12/2023)

Khảo sát về sức ảnh hưởng của mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam với hai
quốc gia và khu vực, số liệu cho thấy hơn 76,1% sinh viên đánh giá mối quan hệ
giữa hai bên có “ảnh hưởng”. Điều này cho thấy sinh viên đều có cái nhìn tích cực
đối với Hàn Quốc nói riêng và mối quan hệ giữa hai quốc gia nói chung (xem bảng
2.6).

Bảng 2.6. Quan hệ Hàn Quốc - Việt Nam ảnh hưởng với hai quốc gia và khu vực
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Rất ảnh hưởng 1.766 37,7 37,7
Khá ảnh hưởng 1.802 38,4 76,1
Bình thường 921 19,6 95,7
Mức độ ảnh hưởng
Không ảnh hưởng 168 3,6 99,3
Rất không ảnh hưởng 33 0,7 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam, theo đánh giá của đa số sinh viên là quan
trọng và có tác động lên chính hai quốc gia cũng như trong toàn khu vực, ngoài ra
mối quan hệ này cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày mà sinh
viên cảm nhận được. Dựa vào kết quả khảo sát, đa số sinh viên đều cho biết mối
quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam đóng một vai trò quan trọng, nhưng mức độ
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 7
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của sinh viên chỉ chiếm 49,3% (xem
bảng 2.7).

Bảng 2.7. Mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam có thể ảnh hưởng đến cuộc
sống hàng
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Rất ảnh hưởng 855 18,2 18,2
Khá ảnh hưởng 1.458 31,1 49,3
Mức độ ảnh Bình thường 1.902 40,6 89,9
hưởng Không ảnh hưởng 404 8,6 98,5
Rất không ảnh hưởng 71 1,5 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát sâu hơn về những ảnh hưởng mối quan hệ giữa
Hàn Quốc và Việt Nam đến cuộc sống hàng ngày thông qua câu hỏi “Theo bạn, mối
quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam có thể ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày của bạn không? Nếu có, thì ảnh hưởng như thế nào, hãy nêu ý kiến của
bạn.” Thì tỉ lệ này tăng lên khoảng 65% (chỉ có 86 trên tổng số 248 sinh viên trả lời
“không ảnh hưởng”, “không biết” hoặc không trả lời).
Phân tích các câu trả lời của sinh viên cho thấy quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc
và Việt Nam đã ảnh hưởng đến việc làm, lối sống, văn hóa, ẩm thực, thời trang, du
lịch… của sinh viên:
“Mối quan hệ Việt – Hàn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh viên ngành Hàn Quốc học.
Bởi vì, khi mối quan hệ giữa hai quốc gia càng tốt đẹp thì cơ hội việc làm và tiến thân của
sinh viên ngành Hàn Quốc học nói riêng và người biết tiếng Hàn nói chung sẽ thuận lợi và có
nhiều cơ hội việc làm hơn.”

(Nguyễn Ngọc Minh. T, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

“Rất ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của tôi bởi tôi là người đang theo học tiếng Hàn,
nếu quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia trở nên “bất ổn” thì những Cty HQ sẽ khó có thể
tiến vào thị trường VN từ đó cơ hội việc làm của tôi cũng sẽ bị thu hẹp.”

(Nguyễn Thị Ngọc. H, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

“Mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng
ngày của tôi thông qua việc tăng cơ hội học tập và làm việc ở các công ty Hàn Quốc tại Việt
Nam, cũng như thông qua việc tăng cơ hội tiếp xúc với văn hóa Hàn Quốc qua con người và
các sản phẩm văn hoá.”

(Nguyễn Văn. P, nam, năm 2, Marketing, 25/12/2023)

“Em thấy cũng khá ảnh hưởng, vì hiện nay, khi đi ra đường, em cò thể dễ dàng bắt gặp
những món ăn đường phố của Hàn Quốc như bánh gạo cay, cơm cuộn... Và dễ dàng thưởng
thức được chúng mà không phải đến Hàn Quốc. Bên cạnh đó, em cũng có thể dễ dàng xem
phim Hàn và nghe nhạc KPOP. Ngoài ra, các hàng hóa và các sản phẩm em thường sử dụng
cũng đến từ Hàn Quốc rất nhiều.”

(Vũ Ngọc Phương. V, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 8
“Có, vì theo những sản phẩm chăm sóc da cũng như phong cách thời trang của Hàn Quốc đã
gây ấn tượng với tôi rất nhiều và tôi đã học theo những phong cách ấy.”

(Đoàn Cao Tú. U, nữ, năm 1, Văn học, 25/12/2023)

“Có. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi chẳng hạn như việc được thưởng thức ẩm thực,
các sản phẩm đến từ Hàn Quốc, được gặp và giao lưu với các nghệ sĩ đến tù Hàn Quốc...”

(Nguyễn Phúc. L, nam, năm 1, Truyền thông đa phương tiện, 25/12/2023)

“Em nghĩ mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước có ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hằng
ngày của em. Hiện nay em thường dùng các loại mỹ phẩm, các đồ điện tử, đồ gia dụng đều
đến từ Hàn Quốc.”

(Vũ Ngọc Quỳnh. V, nữ, năm 4, Ngôn ngữ Nhật, 25/12/2023)

“Có. Như: tôi sử dụng mĩ phẩm và điện thoại từ thương hiệu Hàn Quốc, nghe nhạc Hàn và
rất thích tiếng Hàn.”

(Nguyễn Thị Trà. M, nữ, năm 2, Marketing, 25/12/2023)

“Sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân. Những sản
phẩm hữu hình hay vô hình mà tôi thường dùng trong đời sống ít nhiều là sản phẩm đến từ
Hàn Quốc. Từ đồ gia dụng cho đến những loại hình nghệ thuật như phim ảnh, âm nhạc,...Tôi
nghĩ nhờ mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước mà đời sống của tôi phong phú, chất
lượng cuộc sống tốt hơn.”

(Đặng Chí. V, nam, năm 3, Quan hệ công chúng, 25/12/2023)

Khi khảo sát về mức độ theo dõi thông tin đối ngoại của Hàn Quốc thì gần 75% sinh
viên cho biết họ theo dõi thông tin này ở mức “bình thường” và “không thường
xuyên”, cho thấy một phần đáng kể sinh viên chưa đặc biệt quan tâm đến các diễn
biến chính trị quốc tế. Tuy nhiên, số còn lại, khá thường xuyên theo dõi, đưa ra một
hình ảnh khác, cho thấy một nhóm nhỏ nhưng đáng chú ý sinh viên quan tâm và
theo dõi chặt chẽ các sự kiện liên quan đến mối quan hệ giữa các quốc gia (xem
bảng 2.8). Mức độ theo dõi thông tin về các hoạt động chính trị và ngoại giao giữa
Hàn Quốc và Việt Nam, cũng như trên thế giới, chưa thực sự được các sinh viên
quan tâm. Điều này có thể lý giải rằng những thông tin về chính trị ngoại giao chưa
có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sinh viên, và sinh viên cũng chưa thấy
những tác động của các hoạt động này liên quan đến họ. Hơn nữa, thông tin về
chính trị và ngoại giao không phải là đề tài sinh viên cảm thấy bị thu hút hay bàn
luận ở độ tuổi này.

Bảng 2.8. Theo dõi thông tin về hoạt động chính trị và ngoại giao của Hàn Quốc với Việt Nam
và thế giới
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Rất thường xuyên 416 8,9 8,9
Khá thường xuyên 771 16,4 25,3
Mưc độ theo Bình thường 1.948 41,5 66,8
dõi Không thường xuyên 1.386 29,6 96,4
Rất không thường xuyên 169 3,6 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 9
Thêm vào đó, kết quả khảo sát bằng câu hỏi mở về vấn đề này còn cho thấy rằng
thông tin về chính trị đối ngoại của Hàn Quốc được mẫu khảo sát cập nhật từ nhiều
nguồn đa dạng. Điều này cho thấy một sự chú ý rộng lớn đến các diễn biến và thông
tin quan trọng liên quan đến chính trị ngoại giao Hàn Quốc trong cộng đồng sinh
viên, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học. Trong số các nguồn thông
tin, việc theo dõi trang báo mạng, TikTok và Facebook đều được đánh giá cao. Điều
này phản ánh xu hướng hiện đại của sinh viên sử dụng nền tảng trực tuyến và mạng
xã hội để cập nhật thông tin và chia sẻ quan điểm về chính trị đối ngoại. Bên cạnh
đó, tiếp cận thông tin từ kênh Thời sự VTV và VnExpress cũng được nhắc đến trong
cuộc khảo sát, chỉ ra rằng sinh viên vẫn giữ sự quan tâm đến các nguồn thông tin
truyền thống, như truyền hình và báo chí, trong quá trình tìm hiểu về chính trị ngoại
giao.
“Em thường xem trên KBS World Vietnamese, Naver News, Korea.net phiên bản Tiếng Việt.”

(Vũ Ngọc Phương. V, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

“Thường xuyên theo dõi thông tin trên kênh VTC News, và theo dõi trên nền tảng mạng xã
hội Facebook, YouTube.”

(Nguyễn Phú. Q, nam, năm 3, Quan hệ công chúng, 25/12/2023)

Khảo sát về mức độ tham gia vào các cuộc “thảo luận hoặc trao đổi ý kiến về quan
hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội
thoại” đã cho thấy hơn 40% sinh viên “không bao giờ tham gia vào các cuộc thảo
luận hoặc trao đổi ý kiến về quan hệ ngoại giao” này. Chỉ có một nhóm nhỏ, chiếm
khoảng 18% sinh viên (chủ yếu là sinh viên ngành Hàn Quốc học) tham gia tích cực
vào các cuộc thảo luận (xem bảng 2.9). Có thể thấy rằng, chủ đề này vẫn chưa phải
là chủ đề đáng chú ý trong các cuộc trò chuyện trên các nhóm mạng xã hội trong
cộng đồng sinh viên nói riêng và người trẻ ở Việt Nam nói chung.

Bảng 2.9. Tham gia vào các cuộc thảo luận, trao đổi ý kiến về quan hệ ngoại giao Hàn Quốc -
Việt Nam trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội thoại
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Rất thường xuyên 372 7,9 7,9
Khá ảnh hưởng 494 10,5 18,5
Bình thường 1.525 32,5 51,0
Mức độ tham gia
Rất ít khi 1.244 26,5 77,5
không bao giờ 1.055 22,5 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Tóm lại, khảo sát sinh viên về mức độ hiểu biết và quan điểm đánh giá về vấn đề
chính trị - ngoại giao Hàn Quốc đã chỉ ra rằng: Hơn 70% sinh viên biết được chính
xác năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, 62,2% biết được tên của
Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm, 30,9% nắm rõ thông tin về thể chế chính trị
của Hàn Quốc, 35,1% biết Hàn Quốc là thành viên của tổ chức quốc tế G20.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 10
Về mức độ quan tâm đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc, là chủ đề
được sinh viên tại Đại học Văn Hiến nắm bắt và quan tâm trong thời gian gần đây.
Kết quả cho thấy: 51,9% quan tâm đến quan hệ ngoại giao, 86,5% cho rằng quan hệ
ngoại giao của hai quốc gia là quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu
văn hóa, giáo dục… và nhiều lý do khác; 76,1% sinh viên đánh giá mối quan hệ giữa
hai bên có “ảnh hưởng” đến hai quốc gia và khu vực, 49,3% cho rằng có ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của sinh viên; tỉ lệ sinh viên theo dõi tin tức hay
thảo luận về quan hệ ngoại giao và chính trị Việt Nam – Hàn Quốc còn ít, chủ yếu
tập trung vào ngành Hàn Quốc học vì gắn trực tiếp với việc học tập, nghiên cứu của
sinh viên.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 11
3. ĐÁNH GIÁ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HÀN QUỐC
3.1. Mức độ hiểu biết về kinh tế – xã hội của Hàn Quốc
Khảo sát hiểu biết kinh tế Hàn Quốc bao gồm các khía cạnh: Thu nhập bình quân
đầu người (GDP), lĩnh vực kinh tế mạnh nhất của Hàn Quốc, đầu tư của Hàn Quốc
vào Việt Nam.
Khảo sát về "Thu nhập bình quân đầu người (GDP) của Hàn Quốc so với các quốc
gia trên thế giới", có thể quan sát rằng sự quan tâm của sinh viên đối với tình hình
kinh tế Hàn Quốc là đáng kể. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ nhận thức và quan
tâm của sinh viên là khá cao, khi mà có 38% sinh viên cho biết thu nhập bình quân
đầu người của Hàn Quốc đứng trong Top 20 trên thế giới, 31,3% sinh viên khác cho
rằng thu nhập bình quân của người Hàn Quốc thuộc Top 10 toàn cầu (xem bảng
3.1).

Bảng 3.1. Thu nhập bình quân đầu người (GDP) của Hàn Quốc
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Top 10 1.470 31,3 31,3
Top 20 1.782 38,0 69,3
Thứ tự trên thế giới Top 30 1.332 28,4 97,7
Top 40 106 2,3 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Dựa vào kết quả của bảng số liệu có thể thấy rằng sinh viên không chỉ có độ hiểu
biết mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với kinh tế Hàn Quốc. Sự nhạy bén
của họ trong việc nhận biết các lĩnh vực kinh tế mạnh của đất nước này cho thấy
một cách rõ ràng về mức độ thông tin và nhận thức kỹ thuật của sinh viên về hiện
trạng kinh tế của Hàn Quốc. Gần phân nửa trên tổng số sinh viên tham gia phỏng
vấn (44,9%) đã đưa ra đánh giá rằng hiện nay, kinh tế của Hàn Quốc đạt vị thế
mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực "Du lịch, Văn hóa và Giải trí". Và đã có 43,8% sinh viên
cũng nhận định rằng kinh tế Hàn Quốc có sức mạnh đáng kể trong lĩnh vực "Công
nghiệp công nghệ cao và Điện tử". Tiếp đến là các lĩnh vực như “Y học và chăm sóc
sức khỏe”, “Nông nghiệp, công nghệ cao” không được bình chọn cao (xem biểu đồ
3.1).

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 12
Biểu đồ 3.1: Hiểu biết về thế mạnh về kinh tế của Hàn Quốc

5.9

43.8

44.9

5.4

Công nghiệp công nghệ cao và điện tử Nông nghiệp công nghệ cao
Du lịch, văn hóa và giải trí Y học và chăm sóc sức khỏe

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Với câu hỏi "Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ mấy về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
hiện nay?”, kết quả khảo sát cho thấy sự không nhất quán trong hiểu biết của sinh
viên về vị trí của Hàn Quốc trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Có
47,3% sinh viên cho rằng Hàn Quốc đứng thứ 2 về vốn đầu tư vào Việt Nam, 24,3%
cho rằng đứng thứ 3. Tuy nhiên, chỉ có 16,8% sinh viên cho rằng Hàn Quốc là quốc
gia đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lớn nhất, một tỉ lệ khá nhỏ so tổng thể trong
khảo sát này (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2. Đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam hiện nay
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Thứ 1 788 16,8 16,8
Thứ 2 2.220 47,3 64,1
Xếp hạng Thứ 3 1.141 24,3 88,5
Thứ 4 541 11,5 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả khảo sát đã cho thấy rằng sinh viên cũng có sự quan tâm về sự đầu tư phát
triển kinh tế tại Việt Nam, nhưng nhìn chung, đa phần vẫn chưa nắm bắt chính xác
về thông tin đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Sự đa dạng trong biên
độ các câu trả lời cho thấy việc nắm bắt thông tin chuẩn xác về đầu tư nước ngoài
của Hàn Quốc tại Việt Nam của sinh viên còn chưa được quan tâm.
Mặc dù vậy, nhưng khi thực hiện khảo sát bằng câu hỏi mở với 248 sinh viên: “Bạn
thấy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có giúp ích cho sự phát triển của kinh tế
Việt Nam hay không? Nếu có, giúp ích như thế nào? Lĩnh vực gì? (VD: thị trường,
tiêu thụ, việc làm, công nghệ)” thì có đến 94,35% số câu trả lời là “vốn đầu tư của
Hàn Quốc vào Việt Nam có giúp ích cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam”; chỉ có
5,65% cho rằng là không có hoặc không có nhận định về vấn đề này.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 13
Đánh giá về mức độ hiểu biết các vấn đề xã hội của sinh viên về đất nước Hàn
Quốc, trong phần này, đề tài khảo sát hiểu biết của sinh viên về các khía cạnh: Các
vấn đề “nan giải” mà Hàn Quốc đang đối mặt, chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc hiện
nay.
Dựa vào kết quả khảo sát về các vấn đề nan giải mà xã hội Hàn Quốc đang phải đối
mặt, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng 42,7% (2.004 sinh viên) cho rằng "Tỉ lệ sinh
thấp – dân số già hóa" là vấn đề nan giải chính trong xã hội Hàn Quốc hiện nay. Sự
quan tâm đặc biệt đến khía cạnh này của vấn đề xã hội thể hiện một cấp độ hiểu
biết đáng kể từ phía sinh viên.
Điều đáng chú ý khác là có 35,2% (1.649 sinh viên) đã nhấn mạnh vấn đề liên quan
đến "Áp lực cạnh tranh – tỉ lệ trầm cảm, tự tử cao". Nhìn chung, việc sinh viên đưa
ra nhận định về khía cạnh tâm lý và xã hội của vấn đề kinh tế cũng là một phản ánh
sâu sắc về cách họ nhìn nhận và xử lý thông tin liên quan đến Hàn Quốc (xem bảng
3.3).
Bảng 3.3. Vấn đề nan giải mà xã hội Hàn Quốc hiện nay đang đối mặt

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy


Chênh lệch giàu – nghèo cao 833 17,8 17,8
Tỉ lệ sinh thấp - dân số già hóa 2.004 42,7 60,5
Những
Áp lực cạnh tranh - tỉ lệ trầm cảm, tự tử cao 1.649 35,2 95,7
vấn đề
Ô nhiễm môi trường – chất phóng xạ 204 4,3 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả khảo sát nhận thức về chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc hiện nay cho thấy
sự quan tâm đặc biệt của sinh viên đối với chỉ số hạnh phúc và mức độ thông tin
cao về tình hình xã hội của Hàn Quốc hiện nay. Bảng số liệu cho thấy có đến 39,3%
tổng số sinh viên trả lời (1.844 sinh viên) cho rằng “chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc
hiện nay đứng trong top 60 của thế giới”. Đánh giá này cho thấy rằng sinh viên có
sự chú ý đặc biệt đến chỉ số này với chất lượng cuộc sống và trạng thái tâm lý của
cộng đồng xã hội của đất nước, con người Hàn Quốc (xem bảng 3.4).

Bảng 3.4. Chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc hiện nay
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Xếp trong Top 15 1.136 24,2 24,2
Xếp trong Top 30 1.123 23,9 48,2
Xếp hạng Xếp trong Top 45 587 12,5 60,7
Xếp trong Top 60 1.844 39,3 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

3.2. Quan điểm, đánh giá về kinh tế – xã hội của Hàn Quốc
Trong phần này, đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ quan điểm, đánh giá của sinh viên về
kinh tế - xã hội của Hàn Quốc ở các khía cạnh: Sự đầu tư của Hàn Quốc vào Việt
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 14
Nam có giúp ích cho phát triển; đánh giá và mong muốn làm việc cho các doanh
nghiệp Hàn Quốc; đánh giá các sản phẩm của Hàn Quốc; đánh giá về xã hội Hàn
Quốc và mong muốn kết hôn với người Hàn Quốc trong tương lai.
Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về “đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có
giúp ích cho phát triển”, chúng tôi nhận thấy có đến 80% tổng số sinh viên tham gia
phỏng vấn cho rằng “có giúp ích”, trong đó đặc biệt có 40,4% (1.897 sinh viên) cho
rằng "giúp ích rất nhiều" khi được hỏi về mức độ giúp ích của đầu tư của Hàn Quốc
vào kinh tế Việt Nam. Số liệu này phản ánh một mức độ hiểu biết và nhận thức cao
từ phía sinh viên về vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài trong quá trình phát
triển kinh tế. Mức độ tương tác tích cực này của sinh viên với vấn đề đầu tư nước
ngoài cung cấp cơ sở cho niềm tin rằng họ có cái nhìn sâu rộng, “cởi mở” về mối
quan hệ kinh tế toàn cầu và nhận thức về những lợi ích phát triển kinh tế có thể đem
lại cho Việt Nam (xem bảng 3.5).

Bảng 3.5. Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam


giúp ích cho sự phát triển của kinh tế
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Giúp ích rất nhiều 1.897 40,4 40,4
Giúp ích khá nhiều 1.853 39,5 80,0
Bình thường 811 17,3 97,2
Mức độ đánh giá
Không nhiều 82 1,7 99,0
Rất ít 47 1,0 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Để ghi nhận rõ ràng hơn những đánh giá, quan điểm của sinh viên về tác động từ
đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, đề tài đặt câu hỏi mở với 248 sinh viên: “Bạn
thấy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có giúp ích cho sự phát triển của kinh tế
Việt Nam hay không? Nếu có, giúp ích như thế nào? Lĩnh vực gì? (VD: thị trường,
tiêu thụ, việc làm, công nghệ)”, phần lớn sinh viên đánh giá cao tác động này, đồng
thời nêu rõ các lợi ích như sau:
“Doanh nghiệp Hàn Quốc đã góp phần hình thành, phát triển ngành công nghiệp điện tử ở
Việt Nam. Đặc biệt từ sau khi Samsung và LG đổ bộ vào Việt Nam, ngành công nghiệp điện
tử Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Hiện ngành này chiếm tỉ trọng gần 20% giá trị toàn
ngành công nghiệp.”

(Đoàn Như. H, nữ, năm 2, Hàn Quốc học, 22/12/2023)

“Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt
Nam, mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Dưới đây là một số điểm mà đầu tư này có thể giúp
ích:

1. **Thị trường và Tiêu thụ** Các doanh nghiệp Hàn Quốc thường mang theo kinh nghiệm
quản lý và chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả, giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường
và tăng cường tiêu thụ trong nước.

2. **Việc làm** Đầu tư nước ngoài của các công ty Hàn Quốc tạo ra cơ hội việc làm cho
người lao động Việt Nam, giúp giảm áp lực thất nghiệp và cung cấp thu nhập cho cộng đồng.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 15
3. **Công nghệ** Sự chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm trong nền công nghiệp Việt Nam, đồng thời còn góp phần
vào sự đổi mới và phát triển công nghiệp nước này.

4. **Hợp tác Đa phương** Đầu tư của Hàn Quốc có thể mở rộng cơ hội hợp tác đa phương,
không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, và khoa
học nghiệp vụ.

Tóm lại, đầu tư của Hàn Quốc không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn hỗ trợ sự đa dạng
hóa và phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.”

(Nguyễn Thị Ngọc. H, nữ, năm 3, Quản trị kinh doanh, 25/12/2023)

“Chắc chắn là có. Có thể nói đến đó là ngành công nghệ mỹ phẩm, đa số người Việt Nam
chuộng sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm có nguồn gốc từ Hàn Quốc và công nghệ sản xuất
của họ.”

(Hà Thể. N, nam, năm 3, Marketing, 25/12/2023)

Kết quả khảo sát về “Mong muốn lựa chọn làm việc tại các công ty Hàn Quốc” thể
hiện đa dạng về ý kiến và mong muốn nghề nghiệp của sinh viên, đặc biệt liên quan
đến việc lựa chọn làm việc tại các công ty Hàn Quốc. Từ bảng số liệu, chúng tôi
nhận thấy rằng 49,5% sinh viên tham gia phỏng vấn ở các nhóm ngành khác (ngoài
Hàn Quốc học) đã “mong muốn” và “rất mong muốn” khi được hỏi về mong muốn
làm việc tại công ty Hàn Quốc. Đối với nhóm sinh viên ngành Hàn Quốc học, tỉ lệ
“mong muốn” và “rất mong muốn” làm việc tại công ty Hàn Quốc lên đến 94,5%.
Điều này cho thấy rằng xu hướng lựa chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh
viên phần nhiều đến từ phía các sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học, có khả
năng là mong muốn tận dụng cơ hội này để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ
năng tiếng Hàn của mình. Tuy nhiên, cũng có gần 50% sinh viên nhóm ngành khác
cũng mong muốn được làm việc tại công ty Hàn Quốc, đây là dấu hiệu tích cực của
các doanh nghiệp đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam trong tương lai (xem bảng 3.6)
Bảng 3.6. Mong muốn lựa chọn làm việc tại các công ty Hàn Quốc

Ngành Hàn Quốc học Các ngành khác


Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Rất mong muốn 525 72,2% 868 22,0%
Mức độ mong
Mong muốn 162 22,3% 1.088 27,5%
muốn lựa chọn
Bình thường 35 4,8% 1.591 40,3%
làm việc tại các
Không muốn 4 0,6% 340 8,6%
công ty Hàn
Hoàn toàn không muốn 1 0,1% 63 1,6%
Quốc
Tổng 727 100% 3.950 100%

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Với khảo sát bằng câu hỏi mở: “Sau khi tốt nghiệp, bạn có mong muốn lựa chọn làm
việc tại các công ty Hàn Quốc không? Nếu có, thì bạn muốn làm việc trong công ty
Hàn Quốc như thế nào, lĩnh vực gì, và mức lương khởi điểm anh/chị mong muốn?”.
Kết quả cho thấy nhiều sinh viên có mong muốn làm việc ở các công ty Hàn Quốc,
đặc biệt là sinh viên học các ngành: Hàn Quốc học, Quan hệ công chúng, Marketing.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 16
Với 248 sinh viên được hỏi, có 41% (102 sinh viên) xác định rõ mong muốn công
việc cụ thể và mức lương tại các công ty Hàn Quốc. Các công việc mong muốn làm
ở công ty Hàn Quốc đều gắn với ngành nghề sinh viên đang học. Hầu hết sinh viên
năm 1, 2 đề xuất mức lương khởi điểm từ 6 đến dưới 10 triệu đồng/ tháng; sinh viên
năm 3, 4 đề xuất từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng, một vài trường hợp đến 20 triệu đồng/
tháng.
“Sau tốt nghiệp tôi vô cùng muốn làm việc cho công ty Hàn Quốc với lĩnh vực về mỹ phẩm
với mức lương khởi điểm vào khoảng 10~12 triệu VNĐ/tháng.”

(Nguyễn Ngọc Minh. Th, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 22/12/2023)

“Có. Lĩnh vực truyền thông các việc liên quan đến event giải trí mức lương từ 15tr đổ lên.”

(Nguyễn Huỳnh. Nh, nữ, năm 3, Quan hệ công chúng, 22/12/2023)

“Có. Trong công ty chuyên về logistics, lĩnh vực xuất nhập khẩu, mức lương khởi điểm 8
triệu.”

(Mai Vũ Hoàng. A, nam, năm 2, Logistics, 25/12/2023)

“Sau khi tốt nghiệp, em mong muốn mình sẽ gia nhập và làm việc tại một công ty mỹ phẩm
Hàn Quốc ở vị trí biên phiên dịch. Và mức lương khởi điểm em mong muốn là 10 triệu.”

(Vũ Ngọc Phương. V, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

“Có, công ty chuyên nghiệp, thoải mái, rõ ràng, lĩnh vực Marketing, mức lương khởi điểm từ
15- 20tr.”

(Trần Thanh. V, nam. Năm 3. Marketing, 25/12/2023)

Khảo sát về sự ưu tiên của sinh viên Việt Nam đối với sản phẩm tiêu dùng đến từ
các thương hiệu quốc tế khi đi mua sắm, kết quả cho thấy 56,9% sinh viên tham gia
phỏng vấn trả lời rằng thường ưu tiên chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu của
Hàn Quốc. Sự lựa chọn này của giới trẻ đã phản ánh sự hấp dẫn của thị trường tiêu
dùng Hàn Quốc và chất lượng sản phẩm của đất nước này đóng một vai trò trọng
yếu tại Việt Nam. Đồng thời, cũng có thể cho thấy một liên kết mạnh mẽ với văn hóa
và xu hướng tiêu dùng của Hàn Quốc trong cộng đồng sinh viên Việt Nam (xem
bảng 3.7).

Bảng 3.7. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm tiêu dùng khi mua sắm, sử dụng
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Nhật 906 19,3 19,3
Trung Quốc 1.99 4,2 23,6
Hàn Quốc 2.668 56,9 80,4
Các quốc gia, khu
Châu Âu 258 5,5 85,9
vực
Mỹ 342 7,3 93,2
Quốc gia khác 317 6,8 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được hỏi về “cảm nhận như thế nào khi dùng các sản phẩm từ Hàn Quốc” thì có
thể thấy rằng một phản ánh rõ ràng về sự ưa chuộng và đánh giá cao từ phía người

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 17
tiêu dùng là giới trẻ. Dữ liệu cho thấy, phần lớn sinh viên có cảm nhận tích cực và
hưởng ứng đối với sản phẩm Hàn Quốc.
Cụ thể, có 38,2% tổng số sinh viên tham gia phỏng vấn (1.792 người) đã trả lời rằng
họ "rất thích" sản phẩm Hàn Quốc. Điều này thể hiện mức độ hài lòng cao, sự tin
tưởng về chất lượng và thiết kế của các sản phẩm đến từ đất nước Hàn. Ngoài ra,
số sinh viên trả lời rằng họ "khá thích" sản phẩm Hàn Quốc chiếm 41,4% (1.942
người). Điều này là một biểu hiện của sự đồng thuận lớn về chất lượng và đa dạng
hình thức của sản phẩm, góp phần vào sự phổ biến và tầm ảnh hưởng của thương
hiệu Hàn Quốc trong cộng đồng sinh viên Việt Nam (xem biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2: Cảm nhận về các sản phẩm của Hàn Quốc
1.20.7
18.5

38.2

41.4

Rất thích Khá thích Bình thường


Không thích Hoàn toàn không thích

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Nhằm đánh giá “tính tích cực trong việc giới thiệu sản phẩm Hàn Quốc từ phía sinh
viên Việt Nam”, chúng tôi dựa vào kết quả từ cuộc phỏng vấn về tư duy và thái độ
của sinh viên Việt Nam đối với việc giới thiệu sản phẩm Hàn Quốc cho người khác.
Thông qua kết quả khảo sát cho thấy một tinh thần tích cực trong việc chia sẻ và
giới thiệu văn hóa và sản phẩm Hàn Quốc trong cộng đồng sinh viên Việt Nam.
Theo đó, có 40,8% tham gia phỏng vấn (1.913 sinh viên) đã tuyên bố rằng họ "rất
sẵn sàng" để giới thiệu sản phẩm Hàn Quốc với người thân và bạn bè. Số liệu này
thể hiện sự đam mê và lòng tự hào về văn hóa Hàn Quốc, đồng thời là sự chấp
nhận sâu rộng của sản phẩm Hàn Quốc trong cuộc sống cộng đồng sinh viên Việt
Nam. Ngoài ra, có 29,9% (1.401 sinh viên) tuyên bố rằng họ "sẵn sàng" giới thiệu
sản phẩm, còn 26,8% (1.256 sinh viên ) cho biết họ có thái độ "bình thường" về việc
này.
Sự sẵn lòng của đa số sinh viên thể hiện một nguồn động viên lớn cho việc mở rộng
hơn nữa các sản phẩm Hàn Quốc trong thị trường Việt Nam và nó cũng là một cơ
hội cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tận dụng để tăng cường tầm ảnh hưởng và tiếp
cận khách hàng mới (xem bảng 3.8).
Bảng 3.8. Sẵn sàng giới thiệu sản phẩm Hàn Quốc cho người khác

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 18
Rất sẵn sàn 1.913 40,8 40,8
Sẵn sàng 1.401 29,9 70,7
Bình thường 1.256 26,8 97,4
Mức độ đánh giá
Không sẵn sàng 86 1,8 99,3
Hoàn toàn không 34 0,7 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả phỏng vấn bằng câu hỏi mở: “Anh/chị đã từng hoặc đang dự định giới thiệu
các sản phẩm của Hàn Quốc cho người khác không? Nếu có là sản phẩm gì? Và
giới thiệu cho ai sử dụng?" cho thấy hầu hết sinh viên trả lời đã từng và dự định giới
thiệu mỹ phẩm và đồ dùng gia dụng từ hai thương hiệu nổi tiếng là LG và SamSung
cho người thân, bạn bè:
“Đang sử dụng mỹ phẩm của Hàn, sữa rửa mặt, toner, dưỡng ấm Klairs và giới thiệu cho bạn
bè thân thiết.”

(Nguyễn Thị Minh. H, nữ, năm 3, Ngôn ngữ Anh, 22/12/2023)

“Giới thiệu điện thoại SamSung, giới thiệu cho bạn bè.”

(Dương Tấn. Ph, nam, năm 2, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

“Máy giặt LG; phấn phủ heimish, romand; son romand, merzy.”

(Đặng Ngọc Hoàng. Y, nữ, năm 2, Thương mại điện tử, 25/12/2023)

Liên quan đến nhận định của giới trẻ hiện nay đối với xã hội Hàn Quốc, các câu trả
lời đã làm nổi bật sự đa dạng trong quan điểm của thế hệ trẻ với nền văn hóa Hàn
Quốc đương đại. Dữ liệu khảo sát cho thấy rằng 36,5% tổng số sinh viên tham gia
phỏng vấn (1.712 sinh viên) đều nhất trí rằng xã hội Hàn Quốc “đề cao giá trị truyền
thống”, một biểu hiện rõ ràng về sự nhận thức của sinh viên trong yếu tố gia đình và
văn hóa truyền thống đối với xã hội Hàn Quốc. Tuy nhiên, có 1.101 sinh viên
(23,5%) lại có quan điểm khác biệt, cho rằng Hàn Quốc là một xã hội “hội nhập, hiện
đại và văn minh”. Điều này có thể phản ánh sự nhận thức khác của sinh viên về sự
đa dạng và sự thay đổi trong xã hội Hàn Quốc ngày nay (xem bảng 3.9).

Bảng 3.9. Nhận định về xã hội Hàn Quốc


Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Trọng gia đình, đề cao các giá trị truyền
1.712 36,5 36,5
thống
Trọng hình thức, bề ngoài 771 16,4 52,9
Nhận định Gia trưởng, phân biệt giới tính 335 7,1 60,1
Phân biệt thứ bậc, địa vị xã hội 771 16,4 76,5
Hội nhập, hiện đại, văn minh 1.101 23,5 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Đối với câu hỏi “có suy nghĩ rằng trong tương lai sẽ kết hôn với người Hàn Quốc
hay không?”, kết quả khảo sát cho thấy rằng 35.9% tổng số sinh viên tham gia
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 19
phỏng vấn (1.686 sinh viên) không có suy nghĩ đặc biệt về việc kết hôn với người
Hàn Quốc. Điều này có thể phản ánh sự phổ quát của quan điểm không giới hạn đối
với quyết định cá nhân về hôn nhân trong cộng đồng sinh viên hiện đại. Tuy nhiên,
không ít bất ngờ là 24,6% tổng số sinh viên (1.152 sinh viên) lại có quan điểm tích
cực và nghĩ rằng họ “có thể kết hôn với người Hàn Quốc trong tương lai” và tỉ lệ này
không có sự khác biệt đáng kể giữa sinh viên nam – sinh viên nữ, nhưng có sự khác
nhau giữa ngành Hàn Quốc học và những ngành khác. Điều này có thể được giải
thích bằng sự quan tâm đối với văn hóa Hàn Quốc, sự hấp dẫn cá nhân, hoặc thậm
chí là sự tương tác qua các quan hệ giáo dục và giao lưu văn hóa (xem biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3.3: Mong muốn kết hôn với người Hàn Quốc

7.2 9.1

24.6

35.9

23.2

Chắc chắn là như vậy Có thể Bình thường Không nghĩ đến Không bao giờ

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Nhằm đo lường quan điểm, đánh giá sâu hơn của giới trẻ Việt Nam về các vấn đề
xã hội Hàn Quốc, đề tài phỏng vấn hai câu hỏi mở dành cho 248 sinh viên: “Bạn
nhìn nhận thế nào về hôn nhân Hàn-Việt, lí do. Bạn ủng hộ hay phản đối (hay trung
lập) việc kết hôn với người Hàn”. Với hôn nhân Hàn – Việt, đa số sinh viên thể hiện
sự trung lập, cho rằng việc đó là bình thường. Tuy nhiên cũng có 16,5% sinh viên
được hỏi thể hiện sự ủng hộ (41 sinh viên) và có 03 sinh viên phản đối hôn nhân
Hàn – Việt:
“Em không phản đối việc kết hôn giữa Hàn và Việt. Việc có tình yêu và tiến tới hôn nhân mặc
dù cả hai không cùng quốc tịch nhưng họ có quyền được sống hạnh phúc. Em chỉ phản đối
những trường hợp mua bán vợ, ép gả lấy chồng nước ngoài.”

(Dương Trang. Nh, nam, năm 2, Marketing, 25/12/2023)

“Em cảm thấy hôn nhân Hàn-Việt rất tốt, rất đẹp, họ yêu nhau và đi đến hôn nhân em rất ủng
hộ ạ.”

(Trần Ngọc Yến. Nh, nữ, năm 1, Hàn Quốc học, 22/12/2023)

“Tôi ủng hộ bởi hôn nhân Hàn - Việt không chỉ là vấn đề tình cảm của hai người, mà nó còn
góp phần giúp ích rất lớn trong việc giới thiệu văn hóa của đất nước mình với đối phương.”

(Nguyễn Thị Ngọc. H, nữ, năm 3, Hàn Quốc học, 23/12/2023)

“Phản đối, vì khác biệt về ngôn ngữ và khả năng phân hóa giàu nghèo sẽ tăng vì một người
Hàn chắc chắn người ta sẽ không lấy một người có giá trị thấp hơn mình. Không giống như

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 20
người Việt mình tình cảm sẽ lấn át mối phân hóa, biết là sẽ có người này người kia nhưng xã
hội của Hàn đã đi xa người Việt mình nên để mà nói người 2 người yêu nhau nếu khoảng
cách về mặt tài chính ngắn hơn thì có thể tới với nhau nhưng nếu xa quá thì thực tế rất khó.
Chưa nói đến mặt nếu hôn nhân Hàn-Việt mà người Việt ra nước ngoài sống thì xã hội truyền
thông bên đó sẽ ủng hộ cái người gốc Hàn hơn.”

(Phạm Tiến. D, nam, năm 3, Mạng máy tính, 25/12/2023)

Đối với câu hỏi “Thời gian gần đây, anh/chị có tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc
trao đổi ý kiến về các vần đề xã hội Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội
thoại?”. Dữ liệu cho thấy rằng 33,8% tổng số sinh viên đã trả lời "bình thường",
24,6% cho rằng "ít khi tham gia", 20% thường xuyên thảo luận hay trao đổi ý kiến
trên mạng xã hội (xem bảng 3.10).
Bảng 3.10. Tham gia thảo luận hoặc trao đổi ý kiến về các vần đề xã hội Hàn Quốc trên mạng
xã hội hoặc trong cuộc hội thoại

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy


Rất thường xuyên 447 9,5 9,5
Khá thường xuyên 492 10,5 20,0
Bình thường 1.583 33,8 53,8
Mức độ thảo luận
Ít khi 1.155 24,6 78,4
Không bao giờ 1.013 21,6 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của sinh viên về vấn đề kinh tế - xã hội
của Hàn Quốc là khá tốt. 80% cho rằng đầu tư của Hàn Quốc giúp ích cho sự phát
triển kinh tế đã phản ánh nhận thức cao từ phía sinh viên về vai trò quan trọng của
đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế.
49,5% sinh viên ở các nhóm ngành khác (ngoài Hàn Quốc học) có mong muốn làm
việc tại công ty Hàn Quốc, riêng ngành Hàn Quốc học là 94,5%. Đây là điều kiện tốt
về nguồn nhân lực, dấu hiệu tích cực của các doanh nghiệp đầu tư của Hàn Quốc
tại Việt Nam trong tương lai.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy sản phẩm tiêu dùng Hàn Quốc được giới trẻ Việt
đặc biệt ưu chuộng và tin dùng: 56,9% ưu tiên chọn sản phẩm thương hiệu Hàn
Quốc, 38,2% rất thích sản phẩm Hàn Quốc, 40,8% rất sẵn sàng để giới thiệu sản
phẩm Hàn Quốc với người thân và bạn bè.
Sinh viên biết khá rõ và quan tâm đến các vấn đề xã hội Hàn Quốc khi có đến 36,5%
cho rằng xã hội Hàn Quốc đề cao giá trị truyền thống, 23,5% có quan điểm cho rằng
Hàn Quốc là một xã hội hội nhập, hiện đại và văn minh. Kết quả khảo sát khá thú vị
khi có đến 24,6% có nghĩ đến việc tương lai có thể kết hôn với người Hàn Quốc.
Khoảng 20% sinh viên, tập trung chủ yếu ở chuyên ngành Hàn Quốc học có tham
gia thảo luận trên mạng xã hội về các vấn đề xã hội Hàn Quốc.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 21
4. ĐÁNH GIÁ VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC CỦA HÀN QUỐC
4.1. Mức độ hiểu biết về văn hóa – giáo dục của Hàn Quốc
Mục này sẽ cung cấp mức độ hiểu biết của giới trẻ Việt Nam về văn hóa – giáo dục
của Hàn Quốc ở các khía cạnh: ẩm thực, trang phục, phim ảnh, âm nhạc, thể thao
và giáo dục.
Khảo sát mức độ hiểu biết của sinh viên về món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc có
85,1% chọn câu trả lời đúng là Tokbokki, còn lại có 14,9% sinh viên đưa ra câu trả
lời sai. Điều này cho thấy món ăn Hàn Quốc khá thân thuộc, phổ biến và dễ nhận
biết trong nhận thức của giới trẻ (xem biểu đồ 4.1).

Biểu đồ 4.1. Món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc

5.1 2 7.8

85.1

Susi Tokbokki Mì champong Takoyaki

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được hỏi trực tiếp về tên các món ăn phổ biến của Hàn Quốc, đa số các sinh
viên đều đưa câu trả lời đó là món cơm trộn, tokbokki, kimbap, mì cay, kim chi, mì
lạnh, mì tương đen, thịt nướng. Các sinh viên cho biết thường ăn các món ăn này
tại cửa hàng tiện lợi, quán ăn Hàn Quốc, nhà hàng Hàn Quốc cùng với bạn bè,
người yêu, gia đình. Trung bình một tháng sinh viên sẽ đi ăn món ăn Hàn Quốc tại
nhà hàng 1-2 lần, còn đối với cửa hàng tiện lợi, giá rẻ hơn thì sinh viên đi ăn thường
xuyên hàng tuần. Sinh viên cho biết món ăn Hàn Quốc tại cửa hàng tiện lợi không
quá đắt, phù hợp túi tiền của sinh viên, khi đi ăn món Hàn Quốc tại nhà hàng Hàn
Quốc thì giá có hơi cao một chút nhưng vẫn chấp nhận được.
Kết quả khảo sát về nhận thức về hanbok, có 87,3% sinh viên nhận biết đúng về
hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, chứng tỏ hình ảnh về trang phục
truyền thống của Hàn Quốc là một biểu tượng khá quen thuộc với sinh viên. Có
12,7% sinh viên đưa ra câu trả lời sai (xem bảng 4.1).

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 22
Bảng 4.1. Hanbok trong văn hóa của Hàn Quốc
Tỉ lệ %
Số lượng Tỉ lệ %
tích lũy
Võ thuật cổ truyền 192 4,1 4,1
Bài hát dân ca 167 3,6 7,7
Hanbok là gì Món ăn truyền thống 236 5 12,7
Trang phục truyền thống 4095 87,3 100
Tổng 4690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả khảo sát sự nhận biết về Arirang trong văn hóa Hàn Quốc cho thấy có
58,6% nhận biết Arirang là bài hát của Hàn Quốc. Tuy nhiên, có 41,1% sinh viên
không biết được Arirang là bài hát của Hàn Quốc, chứng tỏ Arirang vẫn còn là biểu
tượng ít quen thuộc với sinh viên (xem bảng 4.2).
Bảng 4.2. Arirang trong văn hóa Hàn Quốc
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy
Ẩm thực truyền thống 619 13,2 13,2
Địa danh nổi tiếng 518 11 24,2
Bài hát 2.749 58,6 82,9
Quốc ca 804 17,1 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Với câu hỏi “Bộ phim nào là bộ phim do Hàn Quốc sản xuất?”, thì có 86,3% (4.046
sinh viên) chọn câu trả lời đúng là Squid Game, có 13,7% đưa ra lựa chọn sai. Kết
quả này cho thấy sức lan tỏa của bộ phim Squid Game đối với tầng lớp sinh viên, và
phim ảnh có sức lan tỏa mạnh mẽ văn hóa của Hàn Quốc (xem bảng 4.3).
Bảng 4.3. Bộ phim do Hàn Quốc sản xuất
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Go Go Squid 258 5,5 5,5
Squad Game 264 5,6 11,1
Phim Squid Game 4.046 86,3 97,4
Hunger Games 122 2,6 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Với câu hỏi để nhận biết mức độ hiểu biết về nhóm nhạc của Hàn Quốc, thì có 57,1
% (2.678 sinh viên) chọn câu trả lời đúng là, AKB48 không phải là nhóm nhạc của
Hàn Quốc, và có 13,4% (630 sinh viên) trả lời Black Pink không phải là nhóm nhạc
của Hàn Quốc. Điều này cho thấy hơn 50% số sinh viên được khảo sát có am hiểu
về các nhóm nhạc của Hàn Quốc (xem bảng 4.4).

Bảng 4.4. Nhóm nhạc không phải của Hàn Quốc

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 23
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy
Black Pink 630 13,4 13,4
NTC 566 12,1 25,5
Nhóm nhạc AKB48 2.678 57,1 82,6
Dream Catcher 816 17,4 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Theo bảng xếp hạng nền giáo dục trên thế giới 2022 của Tạp chí dân số thế giới
(worldpopulationreview.com) thì nền giáo dục của Hàn Quốc đứng thứ 17 (top 20)
trên thế giới. Đối với câu hỏi khảo sát này, có 59,6% (2.797 sinh viên) cho rằng giáo
dục Hàn Quốc thuộc top 10, dù đây là lựa chọn sai nhưng lại cho thấy sinh viên
đánh giá khá cao về chất lượng giáo dục của Hàn Quốc; bên cạnh đó có 29% (1.359
sinh viên) chọn câu trả lời đúng. Có 11,4% (411 sinh viên) cho rằng giáo dục Hàn
Quốc thuộc top 30, 40 (xem biểu đồ 4.2).

Biểu đồ 4.2. Thứ hạng nền giáo dục Hàn Quốc


2.9
8.5

29

59.6

Top 10 Top 20 Top 30 Top 40

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Với khảo sát về môn thể thao được yêu thích nhất tại Hàn Quốc, có 37,1 % (1.740
sinh viên) cho rằng Taekwondo là môn thể thao được yêu thích nhất tại Hàn Quốc,
tiếp theo là bóng đá với 30% câu trả lời (1.409 sinh viên). Điều này cho thấy sinh
viên có hiểu biết và quan tâm về thể thao của Hàn Quốc. Khi được phỏng vấn trực
tiếp, có sinh viên còn kể tên cầu thủ nổi tiếng của Hàn Quốc là Son Heung Min (xem
bảng 4.5).

Bảng 4.5. Môn thể thao được yêu thích nhất tại Hàn Quốc

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 24
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Bóng đá 1.409 30 30
Taekwondo 1.740 37,1 67,1
Môn thể thao Bóng chày 1.277 27,2 94,4
Golf 264 5,6 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

4.2. Quan điểm, đánh giá về văn hóa – giáo dục của Hàn Quốc

Với khảo sát cảm nhận về ẩm thực của Hàn Quốc, có 82,9% (3.887 sinh viên) trả lời
rằng ẩm thực Hàn Quốc “ngon” và “rất ngon”, chỉ có 1,7 % (79 sinh viên) trả lời rằng
ẩm thực Hàn Quốc “không ngon” và “rất không ngon”. Điều này chứng tỏ ẩm thực
Hàn Quốc có hương vị khá gần gũi với khẩu vị của sinh viên Việt Nam (xem bảng
4.6).
Bảng 4.6. Cảm nhận về ẩm thực của Hàn Quốc
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy
Rất ngon 1.909 40,7 40,7
Ngon 1.978 42,2 82,9
Bình thường 724 15,4 98,3
Cảm nhận
Không ngon 53 1,1 99,4
Rất không ngon 26 0,6 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được khảo sát bằng câu hỏi mở, đa số sinh viên cho biết giới trẻ Việt Nam thích
ẩm thức Hàn Quốc, ở nhà thường nấu món Hàn Quốc cùng gia đình, thường xuyên
cùng bạn bè, gia đình đi ăn ở quán ăn Hàn Quốc, tổ chức sinh nhật, tiệc ở quán ăn
Hàn Quốc.
“Mình thích ăn tobokki, gà rán, mỳ udon, cơm cuộn, canh rong biển. Mình thường ăn món ăn
Hàn quốc và giá cả đối với mình là hợp lý. Hầu hết giới trẻ Việt Nam đều rất thích ăn đồ ăn
Hàn Quốc. Họ thường cùng nhau ăn sau giờ học, thậm chí là trong tiết học cũng ăn và tụ tập
nấu đồ ăn Hàn.”

(Đặng Thị Thảo. U, nữ, năm 3, Ngôn ngữ Anh, 25/12/2023)

“Mình thích miến trộn, kimbap, canh kim chi, rất ngon, ăn với bạn bè tầm 1-2 lần/1 tháng, hơi
đắt một chút. Giới trẻ Việt Nam rất thích món ăn Hàn Quốc. Bạn bè hay rủ đi ăn sinh nhật ở
nhà hàng Hàn Quốc và hay nấu những món ăn đơn giản của Hàn Quốc.”

(Trần Lê Minh. H, nữ, năm 2, Tâm lí học, 25/12/2023)

“Tôi thích tokbokki, mỳ lạnh, mỳ tương đen, kim chi, v.v. Cảm giác ngon khó cưỡng. ăn với
bạn bè hoặc người thân. Ở các quán ăn trong thành phố. Tùy giá món ăn nếu thấy phù hợp
sẽ sẵn sàng mua. Tôi thấy giới trẻ VN 80% thích ẩm thực HQ . Vì mỗi lần khi nhắc đến bạn
bè đều biết , có nhiều bạn còn mở chương trình Mukbang của người Hàn Quốc lên xem.”

(Nguyễn Hồng. Q, nữ, năm 1, Tiếng Anh Biên phiên dịch, 25/12/2023)

“Các món ăn Hàn Quốc tôi biết là mì cay, đồ nướng, kim chi, tokbokki, cơm cuộn. Tôi thấy rất
phù hợp khẩu vị của mình cũng như giới trẻ hiện này. Tôi thường ăn ở các quán Hàn tại Việt

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 25
và ăn với bạn bè. Tôi không đếm được số lần ăn món Hàn vì khá nhiều chiếm đa số. Đối với
tôi cũng khá đắc vì tiền Hàn quy ra tiền Việt cũng chênh lệch khá nhiều mà món Hàn nguyên
liệu cũng khá nhiều tiền. Tôi thường đi ăn với bạn bè đa số toàn món Hàn.”

(Nguyễn Thị Mỹ. T, nữ, năm 2, Văn học, 25/12/2023)

“Giới trẻ Việt Nam rất yêu thích ẩm thức Hàn Quốc cụ thể là nhờ một phần vào những bộ
phim truyền hình ăn khách. Thông qua từng thước phim, cuộc sống, nhân sinh quan, văn hóa
truyền thống và cả ẩm thực được nhắc đến và quảng bá mạnh mẽ. Và sau những bộ phim thì
hầu hết các bạn trẻ kéo nhau đi ăn các món ăn Hàn quốc tại các quán ăn Hàn Quốc tại Việt
Nam không những thế các bạn còn rủ nhau đến nhà làm các món ăn Hàn Quốc như là kim
chi, cơm trộn, tokbokki, vì đơn giản những món đó rất dễ làm mà lại rất ngon.”

(Đào Thanh. T, nữ, năm 3, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

Với khảo sát thời gian ăn món Hàn Quốc, thì có 1.883 sinh viên (40,1%) trả lời rằng ăn món
Hàn Quốc 1 lần/tháng, có 2.528 sinh viên (53,9%) ăn món Hàn Quốc 2-4 lần/tháng, điều này
cho thấy mật độ tiếp xúc gần của sinh viên với ẩm thực của Hàn Quốc. Điều này xuất phát
từ việc nhiều mặt hàng thực phẩm của Hàn Quốc được bán trong cửa hàng tiện lợi, siêu thị;
và nhiều quán ăn Hàn Quốc, nhà hàng Hàn Quốc trải dài các quận, huyện khiến sinh viên
dễ dàng tìm mua được các món ăn của Hàn Quốc (xem bảng 4.7).

Bảng 4.7. Thời gian ăn món Hàn Quốc


Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
1 lần/ tháng 1.883 40,1 40,1
2 lần/ tháng 1.019 21,7 61,9
3 lần/ tháng 749 16,0 77,8
Số lần
4 lần/ tháng 760 16,2 94,1
Chưa bao giờ 279 5,9 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)


Khi được hỏi về “Cảm nhận phong cách trang điểm và thời trang của người Hàn Quốc”, có
đến 85,4% (4.004 sinh viên) trả lời rằng "phong cách trang điểm và thời trang của người
Hàn Quốc là “đẹp và sành điệu”; chỉ có 1,6% (74 người) cho rằng “không đẹp”. Thông qua
phim ảnh, âm nhạc, sách báo, mạng xã hội mà giới trẻ được quan sát, tiếp cận và trải
nghiệm phong cách trang điểm và thời trang của người Hàn Quốc, và hầu như đa số sinh
viên đều nhìn nhận tích cực về phong cách trang điểm và thời trang của người Hàn Quốc
(xem bảng 4.8).
Bảng 4.8. Cảm nhận phong cách trang điểm và thời trang của người Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy


Rất đẹp và sành điệu 2.087 44,5 44,5
Đẹp và sành điệu 1.917 40,9 85,4
Đánh Bình thường 612 13 98,4
giá Không đẹp 43 0,9 99,3
Rất không đẹp 31 0,7 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 26
Với khảo sát mức độ học theo cách trang điểm, thời trang của người Hàn Quốc thì
có 47,8% (2.243 sinh viên) khá thường xuyên học theo cách trang điểm, thời trang
của người Hàn Quốc, chỉ có 8,1% (378 sinh viên) trả lời rằng không bao giờ học
theo cách trang điểm, thời trang của người Hàn Quốc. Điều này cho thấy phong
cách trang điểm, thời trang của người Hàn Quốc có ảnh hưởng khá lớn và định hình
thẩm mỹ, định hình hành vi thẩm mỹ của giới trẻ Việt Nam. Nên lại một lần nữa,
chúng ta có thể thấy làn sóng văn hóa Hàn Quốc lan tỏa đến Việt Nam đã có tác
động khá nhiều đến phong cách trang điểm và thời trang của sinh viên (xem bảng
4.9).

Bảng 4.9. Mức độ học theo cách trang điểm, thời trang của người Hàn Quốc

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy


Rất thường xuyên 1.073 22,9 22,9
Khá thường xuyên 1.170 24,9 47,8
Thỉnh thoảng 1.727 36,8 84,6
Mức độ
Rất ít khi 342 7,3 91,9
Không bao giờ 378 8,1 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được phỏng vấn trực tiếp, đa số ý kiến đều cho rằng thích cách trang điểm của
Hàn Quốc vì “thích sự tự nhiên và căng bóng, cách trang điểm của người Hàn Quốc
nhẹ nhàng, tự nhiên, đơn giản, tươi sáng, nữ tính và trẻ trung”. Sinh viên thường
vào mạng xã hội như kênh facebook, tiktok, youtube của các “idol” và “beauty
blogger” để học theo cách trang điểm.
Ngoài ra, các sinh viên cũng thích thời trang của người Hàn Quốc, nên thường học
theo cách phối quần áo của người Hàn Quốc. Một chi tiết thú vị đó là, sinh viên thích
cái lạnh của Hàn Quốc và phong cách mặc áo phao, áo khoác dài, áo blazer của
người Hàn. Có thể lí giải điều này vì khí hậu miền nam Việt Nam quanh năm nóng
ẩm, không có mùa đông, nên thời tiết lạnh cùng trang phục mùa thu, mùa đông
chính là sự khác biệt và thú vị với giới trẻ Việt Nam ở khu vực miền Nam. Sinh viên
thường nhìn thấy hình ảnh diễn viên, ca sĩ, người mẫu hoặc bạn bè đang học tập,
làm việc tại Hàn Quốc mặc trang phục thu đông, mang hình ảnh sang trọng, lãng
mạn và quý phái, nên các sinh viên cho biết muốn trải nghiệm phong cách thời trang
này.
“Tôi có ấn tượng lớn với thời trang Hàn Quốc. Vậy nên tôi hay theo dõi Tiktok của một số
tiktoker người Hàn về thời trang và học hỏi cách họ ăn mặc và phối màu sắc, quần áo, phong
cách.”

(Nguyễn Viết. T, nam, năm 4, Hàn Quốc học, 22/12/2023)

“Em có học theo cách trang điểm của người Hàn và trang phục của người Hàn. Nét trang
điểm của họ khá nhẹ nhàng tạo cho chúng ta nét trẻ đẹp hơn so với tuổi và trang phục của
họ cũng khá nhẹ nhàng.”

(Phan Thị Thùy. Đ, nữ, năm 1, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 27
"Tôi thích cái lạnh của Hàn, và thích cách người Hàn mặc áo phao, áo blazer cũng như áo
dạ.”

(Lâm Thị Mộng. B, nữ, năm 2, Logistics và quản lí chuỗi cung ứng, 25/12/2023)

“Em rất hay xem video makeup của người Hàn, thường xuyên cập nhật tìm hiểu về kiểu
makeup quần áo được ưa chuộng tại Hàn Quốc, đồ mặc thường ngày cũng tham khảo rất
nhiều những influence tại Hàn Quốc.”

(Trần Lê Minh. H, nữ, năm 2, Tâm lí học, 25/12/2023)

“Em có học hỏi và áp dụng phong cách thời trang của Hàn Quốc, bởi vì thời trang Hàn Quốc
được biết đến với sự tươi trẻ.”

(Nguyễn Văn. P, nam, năm 2, Marketing, 25/12/2023)

“Kiểu trang điểm của Hàn Quốc rất nhẹ nhàng và nữ tính, phong cách thời trang cũng rất có
gu nên em thường hay tham khảo những video hướng dẫn makeup và ăn mặc theo phong
cách Hàn quốc.”

(Huỳnh Mỹ. N, Truyền thông đa phương tiện, năm nhất, 25/12/2023)

Khi được hỏi có suy nghĩ sẽ sang Hàn Quốc làm phẫu thuật thẩm mỹ hay không, có
30,4% (1.428 sinh viên) trả lời rằng “sẽ sang Hàn Quốc làm phẫu thuật thẩm mỹ”, ý
kiến trung lập là 30,3% và câu trả lời không muốn là 39,2%. Tỉ lệ này có thể phân
tích ra kết quả là: cứ 3 sinh viên được hỏi thì có 1 sinh viên muốn sang Hàn Quốc
làm phẫu thuật thẩm mỹ, 1 sinh viên trả lời rằng bình thường và 1 sinh viên không
muốn lắm (xem biểu đồ 4.3).

Biểu đồ 4.3. Ý định sang Hàn Quốc phẫu thuật thẩm mỹ

8.4 13.8

16.7
30.8

30.3

Rất muốn Muốn Bình thường Không muốn lắm Rất không muốn

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khảo sát về mức độ nghe nhạc K-pop, có 53,8% (2.524 sinh viên) trả lời rằng “khá
thường xuyên” nghe nhạc K-pop, có 2,4% (112 sinh viên) “không bao giờ nghe nhạc
K-pop”. Bên cạnh đó, khi được hỏi đánh giá về âm nhạc K-pop thì có đến 75,2%
(3.526 sinh viên) cho rằng K-pop khá hay, chỉ có 2,9% (135 sinh viên) cho rằng K-
pop không hay. Kết quả này cho thấy K-pop là âm nhạc khá quen thuộc và gẫn gũi
với sinh viên, được sinh viên nhìn nhận tích cực và thiện cảm (xem bảng 4.10).

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 28
Bảng 4.10. Mức độ nghe nhạc K-pop
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy
Rất thường xuyên 1547 33 33
Khá thường xuyên 977 20,8 53,8
Thỉnh thoảng 1.572 33,5 87,3
Mức độ
Rất ít khi 482 10,3 97,6
Không bao giờ 112 2,4 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả cho thấy, âm nhạc K-pop có sự phổ biến lớn và nhận được đánh giá tích
cực từ đa số người tham gia khảo sát, trong khi số lượng người đánh giá tiêu cực là
ít, tỉ lệ đánh giá "rất hay" và "khá hay" chiếm tỉ lệ lớn, đạt tới 75,2%. Điều này cho
thấy rằng âm nhạc K-pop có sức hút mạnh mẽ và được đánh giá tích cực bởi đa số
người tham gia khảo sát. Mức độ "bình thường" có tỉ lệ 21,9%, cho thấy một phần
nhỏ người tham gia khảo sát cho rằng âm nhạc K-pop chỉ ở mức trung bình. Tuy
nhiên, tỉ lệ này vẫn khá thấp so với các mức độ tích cực (xem bảng 4.11).
Bảng 4.11. Đánh giá âm nhạc K-pop
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy
Rất hay 1.907 40,7 40,7
Khá hay 1.619 34,5 75,2
Bình thường 1.029 21,9 97,1
Mức độ
Không hay 85 1,8 98,9
Rất không hay 50 1,1 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Đối với mức độ thiện cảm với tiếng Hàn, kết quả khảo sát cho thấy, có 70,1% (3.291
sinh viên) trả lời rằng “khá thiện cảm với tiếng Hàn Quốc”, 27,5% trả lời bình thường
và chỉ có 2,4% (111 sinh viên) không thiện cảm với tiếng Hàn. Điều này cho thấy
tiếng Hàn Quốc là ngôn ngữ được khá nhiều bạn trẻ đánh giá tích cực và thiện cảm.
Bởi vì qua phim ảnh, âm nhạc, các sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với tiếng Hàn
nhiều hơn (xem biểu đồ 4.4).

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 29
Biểu đồ 4.4. Mức độ thiện cảm với tiếng Hàn

0.9
1.5
27.5 35

35.1

Rất có thiện cảm Khá thiện cảm Bình thường Không thiện cảm Rất không thiện cảm

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được hỏi rằng việc “học tiếng Hàn có giúp ích cho việc tiến thân hay không”, thì
đa số sinh viên cho rằng việc học tiếng Hàn giúp ích cho bản thân trong công việc
với 78% (3.360 sinh viên) câu trả lời; chỉ có 2,3% (106 sinh viên) trả lời rằng việc
học tiếng Hàn không có ích cho việc tiến thân. Điều này cho thấy đánh giá tích cực
của giới trẻ về ngôn ngữ Hàn Quốc, gắn với lợi ích về kinh tế, vì thông qua việc học
tiếng Hàn, sinh viên sẽ có cơ hội vào làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp của
Hàn Quốc hoặc cơ hội du học tại Hàn Quốc (xem bảng 4.12).
Bảng 4.12. Học tiếng Hàn giúp ích cho việc tiến thân
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Rất có ích 1.840 39,2 39,2
Khá có ích 1.820 38,8 78
Bình thường 924 19,7 97,7
Mức độ
Không có ích 69 1,5 99,2
Hoàn toàn không 37 0,8 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Các sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học đều đồng ý rằng việc học tiếng Hàn giúp
ích rất nhiều cho bản thân sau này. Một số sinh viên chuyên ngành khác cho biết có
lựa chọn tiếng Hàn là ngôn ngữ tự chọn, hoặc đang tự học thêm tiếng Hàn tại trung
tâm tiếng Hàn. Đối với những sinh viên đang không học tiếng Hàn nhưng cho rằng
sẵn sàng học thêm tiếng Hàn để tăng thêm lợi thế cho công việc.
“Tôi chưa học tiếng Hàn nhưng tôi cho rằng việc học tiếng Hàn có thêm mở rộng cơ hội phát
triển cho bản thân tôi. Tôi dự định sẽ học Tiếng Hàn để giao lưu bổ trợ công việc sau khi tốt
nghiệp.”

(Nguyễn Huỳnh. N, nữ, năm 3, Quan hệ công chúng, 25/12/2023)

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 30
“Em hiện tại là một sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học và em thấy việc học tiếng Hàn là
một điểm cộng cho công việc của em sau này, cơ hội làm việc của em cũng mở rộng hơn rất
nhiều.”

(Vũ Ngọc Phương. V, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

"Khoảng 7 tháng nữa tôi có dự định học tiếng Hàn, tôi muốn thông thạo để biết thêm về văn
hóa con người Hàn Quốc và để tìm kiếm cơ hội cho tương lai của mình.”

(Huỳnh Lâm Bảo. N, nữ, năm 2, Digital Media, 25/12/2023)

“Em chưa học tiếng Hàn nhưng em cho rằng học tiếng Hàn sẽ giúp ích cho bản thân rất
nhiều, có thêm cơ hội làm việc tại Hàn. Nếu tốt nghiệp xong có thời gian em sẽ đầu tư học
thêm tiếng Hàn để biết thêm một ngôn ngữ mới và có thể giao tiếp với người Hàn khi cần
thiết.”

(Dương Kim. N, nữ, năm 2, Marketing, 25/12/2023)

“Tôi có đang học tiếng Hàn nhưng theo kiểu xem phim học vài từ cho biết thôi, việc học được
tiếng Hàn rất quan trọng nếu có cơ hội sau này làm việc ở công ty Hàn thì tôi sẽ cố gắng học
tiếng Hàn để giao lưu với họ. Tôi có quan tâm đến kế hoạch học ngôn ngữ, văn hoá Hàn
quốc, cụ thể thì trong tương lai nếu tôi xin việc làm được ở công ty của Hàn Quốc thì tôi sẽ
học thêm tiếng Hàn Quốc.”

(Hồ Thị Mỹ. T, nữ, năm 4, Quản trị kinh doanh, 25/12/2023)

Khảo sát về mức độ quan tâm và tham gia các hội thảo du học Hàn Quốc, có 27,3%
(1.279 sinh viên) trả lời rằng có quan tâm và đã tham gia, 52,6% (2.465 sinh viên)
trả lời bình thường và có thể tham gia, chỉ có 20,1% (946 sinh viên) cho biết không
quan tâm đến hội thảo du học Hàn Quốc. Điều này cho thấy sinh viên có quan tâm
đến cơ hội du học tại Hàn Quốc và có cái nhìn thiện cảm về việc du học tại Hàn
Quốc (xem bảng 4.13).
Bảng 4.13. Đã từng tham gia hoặc tìm hiểu hội thảo du học Hàn Quốc
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy
Rất quan tâm và luôn
630 13,4 13,4
tham gia
Quan tâm, đã tham gia 649 13,8 27,3
Bình thường và có thể
Mức độ 2.465 52,6 79,8
tham gia
Không quan tâm 794 16,9 96,8
Rất không quan tâm 152 3,2 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả khảo sát về “mức độ thiện cảm đối với người Hàn Quốc” cho thấy, 58,5 %
có thiện cảm với người Hàn Quốc, ý kiến trung lập (bình thường) là 38,2%, chỉ có
3,3% là không thiện cảm với người Hàn Quốc. Kết quả này phản ánh phần nào mức
độ gần gũi, thân thiết giữa hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc, giới trẻ Việt Nam
dành khá nhiều thiện cảm cho người Hàn Quốc và hầu như rất ít người không thiện
cảm đối với người Hàn Quốc. Đây cũng là một yếu tố giúp cho con người Hàn Quốc,
công ty Hàn Quốc, công nghệ Hàn Quốc, dịch vụ Hàn Quốc, sản phẩm Hàn Quốc…
khi vào Việt Nam đa số được giới trẻ Việt Nam đón nhận tích cực chứ không bị
khước từ (xen biểu đồ 4.5).
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 31
Biểu đồ 4.5. Mức độ thiện cảm với người Hàn Quốc
2.4 0.9
24.2

38.2

34.2

Rất thiện cảm Thiện cảm Bình thường


Không thiện cảm Rất không thiện cảm

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khảo sát về sự “mong muốn kết bạn với người Hàn Quốc”, có 63,6% (2.982 sinh
viên) sinh viên trả lời rằng muốn kết bạn với người Hàn Quốc, tỉ lệ trả lời không
muốn kết bạn với người Hàn Quốc là 3,7 % (173 sinh viên), cho thấy đa số sinh viên
có thiện cảm và sẵn sàng kết bạn với người Hàn Quốc (xem bảng 4.14).
Bảng 4.14. Mong muốn kết bạn với người Hàn Quốc
Tỉ lệ %
Số lượng Tỉ lệ %
tích lũy
Rất muốn 1.346 28,7 28,7
Muốn 1.636 34,9 63,6
Bình thường 1.535 32,7 96,3
Mức độ
Không muốn 114 2,4 98,7
Rất không mong muốn 59 1,3 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khi được phỏng vấn trực tiếp, những sinh viên có thiện cảm với người Hàn Quốc
đưa ra nhận xét rằng “người Hàn Quốc thân thiện, tốt bụng, tinh tế, yêu nước”. Đặc
biệt những sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học tiếp xúc với những người Hàn
Quốc chủ yếu là giáo viên trong trường, nên hầu hết đều có thiện cảm với người
Hàn Quốc, vì thấy các thầy cô người Hàn Quốc thân thiện, tốt bụng. Qua điều này
cho thấy, hình ảnh của người giáo viên có tác động lớn và trực tiếp đến thiện cảm
ban đầu của sinh viên đang học tiếng Hàn. Những sinh viên không phải chuyên
ngành Hàn Quốc học nhưng tiếp xúc với phim ảnh, K-pop hoặc có tiếp xúc với
người Hàn trực tiếp khi đi làm thêm thì đa số có thiện cảm với người Hàn Quốc, dù
nhận thấy một số người Hàn Quốc nóng tính, hay quát tháo. Một số sinh viên chưa
có tiếp xúc sâu với người Hàn nhưng có ác cảm với người Hàn vì vụ việc người Hàn
Quốc chê món bánh mì của Việt Nam ở khu cách ly Covid tại TP.HCM trong đại dịch
Covid.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 32
“Em chưa từng tiếp xúc với người Hàn Quốc ở ngoài đời. Nhưng em nghĩ họ rất dễ thương
và thân thiện”.

(Huỳnh Mỹ. N, nữ, năm 1, Truyền thông đa phương tiện, 25/12/2023)

“Tôi có thiện cảm với người Hàn Quốc, Vì tôi rất yêu thích các nhóm nhạc nữ kpop. Tôi từng
tiếp xúc với một nhóm người Hàn Quốc và họ rất thân thiện. Do không tiếp xúc nhiều với
người Hàn Quốc nên chưa có ác cảm với họ.”

(Nguyễn Lê Kim. T, nữ, năm 1, Quan hệ công chúng, 25/12/2023)

“Tôi có thiện cảm với người Hàn Quốc vì Hàn Quốc rất nhiều người dễ thương, tốt bụng và
xinh đẹp. tiếp xúc với cô giáo người Hàn Jung Hye Kyeong thiện cảm với cô vì cô dễ thương,
tận tình giảng dạy, vui tính. Hiện tại chưa có ác cảm với người Hàn Quốc nào.”

(Nguyễn Cao Kỳ. D, nữ, năm 2, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

“Tôi đã tiếp xúc qua vài người Hàn thì đa số họ khá dễ gần và thân thiện. Đặc biệt là thầy cô
người Hàn Quốc luôn tạo động lực cho tôi. Cũng có 1 số ít người Hàn khá khó chịu và không
thân thiện cho lắm, nhưng tôi luôn giữ cho mình quan niệm là ở đâu cũng có người này
người kia. Người mà tôi có thiện cảm nhất có lẽ là thầy cô người Hàn của tôi, thầy cô luôn
biết cách truyền lửa và có sự quan tâm rất nhiều đến sinh viên. Điều tôi bất ngờ nhất là thầy
cô dạy rất nhiều môn với rất nhiều sinh viên, những chỉ sau vài buổi đầu là họ có thể nhớ tên
và nhớ mặt rất nhiều người rồi. Mặc dù tôi là một người không quá nổi trội nhưng vấn được
thầy cô nhớ, điều đó khiến tôi tin rằng thầy cô người Hàn Quốc luôn dành sự quan tâm rất
lớn cho sinh viên của mình.”

(Nguyễn Viết. T, nam, năm 4, Hàn Quốc học, 22/12/2023)

“Tôi có thiện cảm với người Hàn Quốc, vì họ rất yêu đất nước. Tôi có đọc được một mẩu
chuyện về một cô nhân viên người Hàn vì không bán được hàng made in Hàn Quốc mà đã
khóc xước mước. Tôi cảm thấy rất xúc động khi đọc được câu chuyện đó.”

(Đặng Chí. V, nam, năm 3, Quan hệ công chúng, 22/12/2023)

“Em cũng có thiện cảm với người Hàn Quốc bởi vì họ có các hình ảnh về cảnh đẹp tự nhiên
và kiến trúc độc đáo của đất nước này, các sản phẩm giải trí như nhạc, phim ảnh.”

(Nguyễn Văn. P, nam, năm 2, Marketing, 25/12/2023)

“Em có thiện cảm với người Hàn, vì họ dễ thương, thân thiện. Em làm thêm tại quán café, vị
khách Hàn Quốc hay ghé vào buổi sáng tại quán cafe rất thân thiện, nhiệt tình thỉnh thoảng
tặng bánh kẹo, còn vị khách Hàn Quốc hay ghé vào buổi tối khó tính, khó chiều hay quát
tháo.”

(Nguyễn Gia. N, nữ, năm 1, Truyền thông đa phương tiện, 22/12/2023)

“Em rất có thiện cảm với người Hàn Quốc vì em đang có một vài người bạn và giáo viên là
người Hàn tại trường. Em thấy họ rất thân thiện, sống tình cảm và gần gũi. Về người Hàn
Quốc mà em có ác cảm thì chưa có ai nhưng về người mà em có thiện cảm là một chị bạn
người Hàn em được tiếp xúc và làm quen qua một khóa học giao tiếp online, chị ấy là giáo
viên tình nguyện của em. Dù là chúng em chỉ tiếp xúc và theo dõi nhau qua mạng xã hội,
nhưng đến nay cũng được 3 năm, vào mỗi dịp lễ chúng em thường gửi những lời chúc tốt
đẹp cho nhau và hỏi thăm về cuộc sống cũng như công việc của nhau, em hy vọng một ngày
nào đó có thể gặp được chị ấy trực tiếp ở bên ngoài.”

(Vũ Ngọc Phương. V, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 25/12/2023)

“Với tôi nếu ngay từ đầu bản thân có cái nhìn thiện cảm với người Hàn Quốc thì sẽ dễ dàng
thấy được những ưu điểm của họ và quá trình sinh sống hay làm việc cùng nhau sẽ trở nên
hiệu quả hơn nên câu trả lời của tôi là có thiện cảm với người Hàn Quốc. Trước đây tôi có

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 33
làm thêm ở một nhà hàng bán đồ ăn Nhật ở Hàn Quốc, chủ nhà hàng là người khiến tôi có
thiện cảm, bà ấy luôn bỏ qua những lỗi sai của tôi, có lần tôi làm vỡ nguyên một vĩ trứng tầm
30 quả, tôi đã xin lỗi và nghĩ rằng chắc là chủ sẽ mắng tôi nhiều lắm nhưng bà ấy đã khiến tôi
rất bất ngờ. Bà chỉ bảo “phải làm sao đây, sau này phải cẩn thận hơn nhé, làm cái khác đi” và
mỗi lần tan làm bà luôn chở tôi về tận nhà, bà ấy không bao giờ trả lương chậm cho tôi.
Người khiến tôi có ác cảm có lẽ là những nhân viên ở ngân hàng Hàn Quốc, bởi vì là người
nước ngoài nên tôi nói tiếng Hàn không giỏi, những nhân viên ấy có thái độ rất khó chịu và tỏ
ra né tránh, không nhiệt tình giúp tôi giải quyết vấn đề.”

(Nguyễn Thị Ngọc. H, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 23/12/2023)

“Mình không thích người Hàn cho lắm, vì tính cách tự tôn dân tộc quá cao, hay miệt thị và
khinh bỉ các dân tộc gốc Đông Nam Á. Vụ việc người Hàn Quốc cách ly dịch covid tại Việt
Nam, họ nói rằng chỗ cách ly của Việt Nam không hiện đại, chê bai món "Bánh mì" của Việt
Nam.”

(Nguyễn Minh. N, nam, năm 4, Nhật Bản học, 25/12/2023)

“Tôi không thích người Hàn vì cảm thấy học khó gần qua các clip hay kì thị Đông Nam Á qua
vụ việc bánh mì vào mấy năm trước.”

(Nguyễn Thị Trúc. L, nữ, năm 1, Truyền thông đa phương tiện, 25/12/2023)

Về việc tham gia vào thảo luận hoặc trao đổi ý kiến về các vần đề văn hóa – giáo
dục Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội thoại, kết quả khảo sát cho thấy
có 23,5% sinh viên thường xuyên tham gia vào các cuộc thảo luận, trao đổi các vấn
đề về văn hóa, giáo dục Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong khi đối thoại, 36,8%
trả lời “thỉnh thoảng có tham gia thảo luận” và có 39,7% sinh viên “ít khi tham gia
thảo luận” về văn hóa, giáo dục Hàn Quốc. Nếu nhìn ở mặt tích cực, thì có 60,3%
sinh viên có quan tâm đến các vấn đề về văn hóa, giáo dục của Hàn Quốc (xem
bảng 4.15).
Bảng 4.15. Tham gia vào thảo luận hoặc trao đổi ý kiến về các vần đề văn hóa – giáo dục
Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội thoại
Tỉ lệ %
Số lượng Tỉ lệ %
tích lũy
Rất thường xuyên 552 11,8 11,8
Khá thường xuyên 547 11,7 23,4
Thỉnh thoảng 1.728 36,8 60,3
Mức độ
Rất ít khi 999 21,3 81,6
Không bao giờ 864 18,4 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Tóm lại, đối với ẩm thực, trang phục truyền thống, phim ảnh, thể thao của Hàn Quốc
thì mức độ nhận thức của sinh viên là từ 85% trở lên. Sinh viên khá gần gũi với K-
pop (53,8% khá thường xuyên nghe nhạc K-pop). Sinh viên có đánh giá cao về chất
lượng nền giáo dục của Hàn Quốc và có sự tin tưởng và nền giáo dục Hàn Quốc.
Hơn 80% trả lời rằng món ăn Hàn Quốc ngon và thường xuyên đi ăn món Hàn Quốc
với bạn bè, người yêu, gia đình tại các nơi có bán món ăn Hàn Quốc như cửa hàng
tiện lợi, quán ăn Hàn Quốc, nhà hàng Hàn Quốc, một số sinh viên còn nấu những
món Hàn Quốc đơn giản tại nhà như kimbap, tokbokki, mỳ cay. Sinh viên được

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 34
phỏng vấn trực tiếp cũng nhận xét rằng giới trẻ Việt Nam yêu thích ẩm thực Hàn
Quốc.
Hơn 80,5% yêu thích phong cách trang điểm và thời trang của người Hàn Quốc, có
xu hướng học theo các video hướng dẫn trên facebook, youtube, tiktok của các
“idol” và “beauty blogger”. Lí do học theo cách trang điểm và thời trang của Hàn
Quốc vì nhẹ nhàng, tự nhiên, trẻ trung. Liên quan đến thời trang, nhiều sinh viên trả
lời rằng thích phong cách mặc áo khoác dài vào mùa thu, mùa đông của người Hàn.
Liên quan đến tiếng Hàn Quốc, 70,1% có thiện cảm với tiếng Hàn Quốc và đa số ý
kiến cho rằng việc học tiếng Hàn sẽ có ích cho quá trình tiến thân của mình trong
tương lai, ngay cả những sinh viên không phải chuyên ngành Hàn Quốc học nhưng
vẫn đang học tiếng Hàn như ngoại ngữ hai hoặc học tại trung tâm tiếng hàn bên
ngoài, một số cho biết sẵn sàng học tiếng Hàn trong tương lai nếu cần phục vụ cho
công việc.
Sinh viên có thiện cảm với người Hàn Quốc (58,5%), chỉ có số ít là 3,3% không có
thiện cảm, còn lại là ý kiến trung lập. Đây là yếu tố khiến cho quan hệ ngoại giao
Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng phát triển bền chặt, vì tồn tại sự gần gũi, thiện cảm
khá lớn giữa hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc. Sự thiện cảm này dẫn đến việc các
sinh viên dễ dàng tiếp nhận người Hàn Quốc, sản phẩm của Hàn Quốc, dịch vụ của
Hàn Quốc..., và điều này cũng góp phần thúc đẩy tiêu dùng và hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam và Hàn Quốc.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 35
5. ĐÁNH GIÁ VỀ LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, DU LỊCH CỦA HÀN QUỐC
5.1. Mức độ hiểu biết về lịch sử – địa lý – du lịch của Hàn Quốc
Khảo sát nhận thức về lịch sử tổng quan của Hàn Quốc, kết quả cho thấy phần lớn
sinh viên được khảo sát đều có hiểu biết nhất định về vấn đề lịch sử của Hàn Quốc,
chủ yếu là các thời kỳ triều đại cổ xưa, đại diện tiêu biểu cho kiến thức lịch sử cơ
bản là Goguryo, Baekje, Shilla chiếm 62,1% (2.912 sinh viên). Một số sinh viên có
nhầm lẫn các triều đại khác liên quan đến nhà Thanh, nhà Minh hay nhà Hán của
Trung Hoa cổ đại. Mặc dù vậy, về tổng thể, dữ liệu này thúc đẩy hình ảnh tích cực
về mức độ hiểu biết lịch sử của sinh viên, đặc biệt là về giai đoạn cổ xưa của đất
nước Hàn Quốc (xem bảng 5.1).
Bảng 5.1. Triều đại cổ xưa của Hàn Quốc
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Goguryo, Baekje, nhà Minh 616 13,1 13,1
Nhà Thanh, Chosun, Baekje 883 18,8 32
Tên triều đại Goguryo, Baekje, Shilla 2.912 62,1 94,1
Shilla, nhà Hán, nhà Minh 279 5,9 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Trong đó, khi cụ thể hóa câu hỏi về lịch sử triều đại Hàn Quốc thì số sinh viên trả lời
đúng về vương triều hưng thịnh nhất của Hàn Quốc là Chosun chiếm 46,2%, tức là
gần một nửa số sinh viên có hiểu biết đúng đắn về dòng chảy lịch sử của các vương
triều Hàn Quốc. Điều này có thể giải thích thông qua việc sinh viên Việt Nam xem
phim ảnh của Hàn Quốc nên đã có kiến thức nhất định về lịch sử của Hàn Quốc. Và
đáp án được lựa chọn nhiều thứ 2 là triều đại Goguryo (24,1%), đáp án là Shilla và
Baekje không có sự chênh lệch quá lớn (xem biểu đồ 5.1).

Biểu đồ 5.1: Triều đại phát triển nhất của Hàn Quốc
24.1

46.2

15.6

14.1

Goguryo Shilla Baekje Chosun

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Tuy nhiên khi đặt câu hỏi về vấn đề chiến tranh trên bán đảo triều Triều Tiên thì nhận
thức của sinh viên về vấn đề này còn hạn chế. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 36
68,9% (3.232 sinh viên) có sự nhầm lẫn và cho rằng năm 1954 là thời điểm kết thúc
của cuộc chiến tranh Triều Tiên, và có tỉ lệ rất thấp (3,8%) chọn phương án đúng là
năm 1953 (xem bảng 5.3).

Bảng 5.3. Năm kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

1958 695 14,8 14,8


1953 177 3,8 18,6
Năm kết thúc
1959 587 12,5 31,1
chiến tranh
1954 3.231 68,9 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Mặc dù đa số sinh viên không nắm rõ thời gian kết thúc chiến tranh liên Triều vào
năm 1953, nhưng đối chiếu với câu hỏi về tình trạng mối quan hệ giữa Triều Tiên và
Hàn Quốc hiện nay, kết quả cho thấy gần 1 nửa (46,2%) sinh viên biết rằng quan hệ
giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hiện nay đang trong tình trạng “đình chiến”, 17,1%
không biết và đáng chú ý là có đến 28,4% cho rằng hai quốc gia trong tình trạng
“hòa bình”.
Khảo sát hiểu biết của sinh viên về vấn đề địa lý, khí hậu ở Hàn Quốc cho thấy tỉ lệ
trả lời đúng rất cao. Có 61% (2.863 sinh viên) trả lời đúng Hàn Quốc thuộc khu vực
“Đông Á”, 23,8% (1.114 sinh viên) có sự hiểu lầm, cho rằng Hàn Quốc thuộc khu
vực “Đông Nam Á”, một số sinh viên khác trả lời Hàn Quốc thuộc khu vực khác ở
Châu Á (xem bảng 5.4).
Bảng 5.4. Hàn Quốc thuộc vùng địa lý
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Trung Á 308 6,6 6,6
Đông Nam Á 1.114 23,8 30,3
Vùng Đông Á 2.863 61 91,4
Bắc Á 405 8,6 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Về khí hậu, 2.754 sinh viên (58,7%) trả lời đúng về đới khí hậu của Hàn Quốc là “ôn
đới”, 24,9% trả lời là “hàn đới”. Đáng chú ý là vẫn có nhiều sinh viên dường như
không phân biệt được các đới khí hậu, nên cho rằng Hàn Quốc thuộc vùng “nhiệt
đới” hay “cận nhiệt đới” (xem bảng 5.5).

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 37
Bảng 5.5. Hàn Quốc thuộc đới khí hậu

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Nhiệt đới 544 11,6 11,6


Ôn đới 2.754 58,7 70,3
Đới khí hậu Hàn đới 1.168 24,9 95,2
Cận nhiệt đới 224 4,8 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Đối với câu hỏi khảo sát liên quan đến địa điểm du lịch tại Hàn Quốc, rất bất ngờ khi
hai địa điểm là đảo Nami (25%) và đảo Jeju (37,8%) lại được bình chọn là các “địa
điểm du lịch ít nổi tiếng nhất” của Hàn Quốc, tiếp đến là chợ Gwangjang và chợ
Myeongdong (xem bảng 5.6).
Kết quả khảo sát bằng câu hỏi mở với 248 sinh viên về các địa điểm du lịch muốn
thăm quan khi đến Hàn Quốc, thì phần lớn trả lời là thủ đô Seoul và thành phố biển
Busan. Điều này phản ánh rằng, trong tâm trí của các bạn trẻ, yếu tố quyết định sự
hấp dẫn của địa điểm du lịch có thể không phản ánh đúng giá trị thực tế hay sự nổi
tiếng của địa điểm mà có thể bị hấp dẫn thông qua phim ảnh hay nhắc đến nên họ
mong muốn được đi đến khám phá.
Bảng 5.6. Địa điểm ít nổi tiếng của Hàn Quốc
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy
Đảo Jeju 1.774 37,8 37,8
Chợ Myeongdong 844 18 55,8
Địa điểm Đảo Nami 1.171 25 80,8
Chợ Gwangjang 901 19,2 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

5.2. Quan điểm, đánh giá về lịch sử – địa lý – du lịch của Hàn Quốc
Khảo sát về mức độ quan tâm đến lịch sử của Hàn Quốc, kết quả cho thấy sinh viên
thể hiện sự quan tâm là 37,3% (trong đó, “rất quan tâm, đã từng tìm hiểu” là 663
sinh viên, chiếm 14.1%). Những sinh viên thể hiện quan điểm “rất quan tâm, đã từng
tìm hiểu” chủ yếu là sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học. Trong khi đó, có 49,2%
(2.308 sinh viên) có quan điểm trung lập hoặc không thể hiện quan điểm về lịch sử
Hàn Quốc (xem bảng 5.7).

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 38
Bảng 5.7. Mức độ quan tâm đến lịch sử của Hàn Quốc
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy
Rất quan tâm, đã từng tìm hiểu 663 14,1 14,1
Có quan tâm 1.086 23,2 37,3
Bình thường 2.308 49,2 86,5
Mức độ
Không quan tâm 527 11,2 97,7
Rất không quan tâm 106 2,3 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khảo sát bằng câu hỏi mở: “Bạn nghĩ Hàn Quốc là đất nước hiếu chiến hay ưa
chuộng hoà bình, vì sao bạn có ấn tượng như vậy?”. Kết quả cho thấy, 50% (124
sinh viên) khẳng định rõ quan điểm “Hàn Quốc là đất nước ưa chuộng hòa bình”:
“Hàn Quốc là nước ưu chuộng hòa bình. Vì Hàn Quốc đã thực hiện chính sách ngoại giao ưa
chuộng hòa bình và hợp tác kinh tế thay vì xung đột quân sự. Chính sách này được thực
hiện trong bối cảnh quan hệ phức tạp với Bắc Triều Tiên và khu vực châu Á.”

(Lê Thị Yến. V, nữ, năm 3, Quản trị kinh doanh, 25/12/2023)

“Hàn Quốc là đất nước ưa chuộng hoà bình. Bởi vì, nhìn nhận thấy con người Hàn Quốc vui
vẻ,... và phát triển về kinh tế tương đối mạnh hơn là chính trị.”

(Trần Văn. T, nam, năm 3, Tâm lý học, 25/12/2023)

“Em nghĩ họ ưa chuộng hoà bình vì rất ít những đất nước muốn gây chiến và ghét Hàn
Quốc.”

(Huỳnh Mỹ. Ngh, nữ, năm 1, Truyền thông đa phương tiện, 25/12/2023)

“Hàn Quốc là 1 nước chuộng hòa bình vì các chính sách của Hàn Quốc đã nói lên điều đó.”

(Nguyễn Phúc. L, nam, năm 1, Truyền thông đa phương tiện, 25/12/2023)

Bên cạnh 50% sinh viên khẳng định rõ quan điểm Hàn Quốc là đất nước ưa chuộng
hòa bình thì có tỉ lệ khá nhỏ với 8,8% (22 sinh viên) khẳng định “Hàn Quốc là đất
nước hiếu chiến”, tuy nhiên cũng chỉ vài sinh viên có sự giải thích về nhận định này
và chủ yếu xoay quanh vấn đề xung đột với Bắc Triều Tiên:
“Có. Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh: Năm 1953, hai bên chỉ
đồng ý đình chiến, tạm thời ngừng giao chiến, có nghĩa giờ đây chiến tranh vẫn đang xảy ra
hàng ngày.”

(Trần Phương. U, nữ, năm 4, Đông phương học, 22/12/2023)

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 42% (102 sinh viên) có cách nhìn nhận trung lập
hơn, không quan tâm, không biết hoặc không trả lời câu hỏi đánh giá về đất nước
Hàn Quốc là ưu chuộng hòa bình hay hiếu chiến:
“Hàn Quốc đã trải qua nhiều biến động lịch sử nên có cả hai mặt hiếu chiến và ưa chuộng
hoà bình. Sau Chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã tập trung vào phát triển kinh tế và xây
dựng hòa bình với việc tham gia các hoạt động hòa bình quốc tế.”

(Nguyễn Văn. P, nam, năm 2, Marketing, 25/12/2023)

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 39
“Hàn Quốc là một quốc gia có lịch sử phức tạp, và quan điểm về sự hiếu chiến hoặc ưa
chuộng hoà bình có thể phụ thuộc vào góc độ quan sát. Trong lịch sử, Hàn Quốc đã trải qua
nhiều thách thức và xung đột như chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại,
Hàn Quốc thường hướng đến việc giữ gìn hoà bình và hợp tác quốc tế, thể hiện qua vai trò
tích cực trong các diễn đàn quốc tế và giao thiệp kinh tế với nhiều quốc gia. Do đó, có thể nói
rằng Hàn Quốc đang có xu hướng ưa chuộng hoà bình trong thời đại hiện đại.”

(Nguyễn Thị Ngọc. H, nữ, năm 3, Quản trị kinh doanh, 25/12/2023)

Khi thực hiện câu hỏi mở: “Bạn có biết về việc lính Hàn Quốc được cử đến Việt Nam
tham chiến giai đoạn 1964-1973 hay không?”, kết quả cho thấy có 137 sinh viên trả
lời “không biết”, “không rõ” hay “không quan tâm về vấn đề này”, chiếm 55,2%; trong
khi đó, số sinh viên “có nhận thức về vấn đề này” chiếm 44,8% (111 sinh viên). Điều
đáng chú ý là nhiều ý kiến cá nhân đều nhấn mạnh quan điểm tích cực về việc
không nên giữ mối hiềm khích dựa trên quá khứ, mà thay vào đó, tập trung vào hiểu
biết đúng đắn để xây dựng tương lai. Nhận định này cho thấy sự chấp nhận và chủ
động hướng tới mối quan hệ tích cực giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thể hiện tầm
quan trọng của việc học từ quá khứ để xây dựng cơ sở cho mối quan hệ đối ngoại
bền vững.
“Có biết, nhưng đó là quá khứ và chiến tranh xảy ra trên khắp thế giới vào thời điểm đó,
chúng ta giờ đây chỉ cần nhìn vào quá khứ và nhìn nhận cái sai để rút ra kinh nghiệm và
không được lặp lại những sai lầm ngày trước.”

(Trần Khổng Huệ. O, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 22/12/2023)

“Em nghĩ rằng chiến tranh là điều không một quốc gia và cá nhân nào mong muốn và chiến
tranh chính là sự mất mát và quá khứ đã qua nên ở hiện tại việc trân trọng nên hòa bình là
quan trọng hơn việc nghĩ về những điều đau lòng.”

(Nguyễn Thụy Bảo. N, nữ, năm 4, Hàn Quốc học, 22/12/2023)

Khảo sát về mức độ quan tâm đến du lịch Hàn Quốc trong tương lai, kết quả cho
thấy tỉ lệ khá cao giới trẻ “quan tâm” đến du lịch Hàn Quốc, chiếm 46,4% (2.358 sinh
viên). Đáng chú ý, trong số sinh viên có “quan tâm” thì có 34,4% đã “có kế hoạch” đi
du lịch Hàn Quốc, 12,2% “rất quan tâm, đã từng đi du lịch” Hàn Quốc (xem bảng
5.8).
Bảng 5.8. Quan tâm đến và có kế hoạch du lịch đến Hàn Quốc trong tương lai
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy
Rất quan tâm, đã từng đi du lịch 571 12,2 12,2
Quan tâm, đã có kế hoạch 1.607 34,3 46,4
Bình thường, chưa có kế hoạch 2.193 46,8 93,2
Mức độ
Chưa quan tâm 256 5,5 98,7
Rất không quan tâm 63 1,3 100
Tổng 4.690 100
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)
Kết quả khảo sát trên cho thấy tín hiệu rất lạc quan về sự hấp dẫn của con người,
văn hóa, phong cảnh của Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam, thôi thúc họ có mong
muốn trải nghiệm và khám phá trong tương lai.
Để đo lường các lý do tác động đến quyết định chọn Hàn Quốc để du lịch trong
tương lai, với câu hỏi khảo sát: “Mục đích chính khi bạn chọn du lịch Hàn Quốc?”,
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 40
kết quả cho thấy các yếu tố tiềm năng của Hàn Quốc thu hút khách du lịch trẻ tuổi.
Phong cảnh đẹp, thời tiết mát mẻ và lãng mạn như trong phim ảnh đã ảnh hướng
tích cực đến cảm nhận của sinh viên, chính vì vậy kết quả khảo sát cho thấy có
36,6% (1.718 sinh viên) lựa chọn lý do này. Bên cạnh đó, “ẩm thực” Hàn Quốc cũng
có sức hút rất lớn (30,6%), ngoài trong phim ảnh tác động thì thực tế sinh viên cũng
được thưởng thức các món ăn Hàn Quốc ngay tại Việt Nam, nhưng với món ăn đó
mà được thưởng thức ngay trên quê hương của nó là điều mong muốn của các tín
đồ du lịch. Bên cạnh đó, còn có lý do đi du lịch Hàn Quốc để “mua sắm thời trang,
mỹ phẩm” (chiếm 19,8%), mặc dù không chiếm tỉ lệ cao nhưng với xu thế thịnh hành
nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc như giới trẻ hiện nay thì đây cũng là vấn đề đáng
quan tâm. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, khi một diễn viên hay ca sĩ nổi tiếng Hàn
Quốc diện một xu hướng thời trang nào đó hoặc sử dụng một món đồ mỹ phẩm, thì
ngay lập tức xu hướng thời trang đó sẽ trở nên thịnh hành và món đồ mỹ phẩm đó
sẽ trở nên đắt hàng. Ngoài ra, có một số lý do chọn Hàn Quốc để đi du lịch, nhưng
với tỉ lệ không cao (xem bảng 5.9)
Bảng 5.9. Mục đích chính khi chọn du lịch Hàn Quốc
Tỉ lệ % tích
Số lượng Tỉ lệ %
lũy

Thời trang/ mỹ phẩm (mua sắm) 929 19,8 19,8

Giải phẩu thẩm mỹ 171 3,6 23,5


Ẩm thực 1.433 30,6 54
Loại hình Phong cảnh/ thời tiết 1.718 36,6 90,6
Xem biểu diễn nghệ thuật 296 6,3 97

Lễ hội truyền thống 143 3 100


Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Khảo sát về mức độ “Tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc trao đổi ý kiến về các
vấn đề lịch sử, địa lý, du lịch Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội thoại”,
kết quả cho thấy giới trẻ ít quan tâm tham gia vào thảo luận, trao đổi liên quan lĩnh
vực lịch sử, địa lý, du lịch Hàn Quốc. 38.4% cho rằng “thỉnh thoảng”, 20.3% “rất ít
khi”, và 18.9% sinh viên tham gia khảo sát cho rằng “không bao giờ” tham gia thảo
luận, trao đổi về lịch sử, địa lý, du lịch Hàn Quốc (xem bảng 5.10).
Bảng 5.10. Tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc trao đổi ý kiến về vấn đề lịch sử, địa lý, du
lịch Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội thoại

Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy

Rất thường xuyên 546 11,6 11,6


Khá thường xuyên 503 10,7 22,4
Thỉnh thoảng 1.801 38,4 60,8
Mức độ
Rất ít khi 952 20,3 81,1
Không bao giờ 888 18,9 100
Tổng 4.690 100

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 41
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Trong kết quả khảo sát bằng câu hỏi mở với 248 sinh viên, hầu hết sinh viên đều
không tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc trao đổi ý kiến về các vấn đề lịch sử,
địa lý, du lịch Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội thoại hàng ngày. Chỉ
có 13 sinh viên trên tổng 248 phiếu trả lời là “có tham gia”.
Tóm lại, dựa trên kết quả khảo sát cho thấy sự hiểu biết và quan tâm của sinh viên
đối với lịch sử, địa lý và du lịch của Hàn Quốc như sau:
Sinh viên nắm khá tốt lịch sử Hàn Quốc cổ xưa của các triều đại, nhưng lại có sự
nhầm lẫn trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại, đặc biệt là cuộc chiến tranh liên Triều.
Hơn hai phần ba (68,9%) chọn sai thời điểm kết thúc của cuộc chiến tranh Triều
Tiên là 1954. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên chưa hiểu rõ mối quan hệ giữa Triều Tiên
và Hàn Quốc hiện nay, cho rằng trong tình trạng “hòa bình” (28,4%), hoặc không biết
(17,1%).
Gần một nửa sinh viên tham gia khảo sát có biết việc lính Hàn Quốc tham chiến tại
Việt Nam giai đoạn 1964 – 1973, tuy nhiên sinh viên cũng có cách nhìn khá cởi mở
về vấn đề này, đồng thời có thái độ tích cực hướng về tương lai trong mối quan hệ
Hàn – Việt. Đa số sinh viên có quan điểm đánh giá Hàn Quốc là đất nước “ưa
chuộng hòa bình” hoặc đánh giá trung lập, chỉ có tỉ lệ rất ít (8,8%) cho rằng “hiếu
chiến”, xuất phát từ vấn đề còn xung đột với Bắc Triều Tiên.
Phần lớn sinh viên được khảo sát nắm rõ vị trí địa lý (61%) và đặc điểm khí hậu
(58,7%) của Hàn Quốc. Đối với các điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc, thì sinh
viên chưa nắm rõ khi đánh giá, tuy nhiên đã chỉ ra các địa điểm du lịch nổi tiếng khi
muốn thăm quan Hàn Quốc là thủ đô Seoul và thành phố biển Busan.
Sinh viên khá “quan tâm” đến du lịch Hàn Quốc trong tương lai (46,4%), trong đó có
đến 34,4% đã “có kế hoạch” đi du lịch Hàn Quốc, 12,2% “rất quan tâm, đã từng đi du
lịch” Hàn Quốc. Các yếu tố về sự hấp dẫn từ phong cảnh, thời tiết, ẩm thực và mua
sắm thời trang, mỹ phẩm đã thôi thúc giới trẻ Việt Nam mong muốn trải nghiệm và
khám phá đất nước Hàn Quốc trong tương lai.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 42
6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC
Ngoài khảo sát nhận thức của sinh viên về các khía cạnh ngoại giao - chính trị, kinh
tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, lịch sử - địa lý - du lịch của đất nước Hàn Quốc thì
trong nghiên cứu này cũng đo lường nhận thức, đánh giá chung của sinh viên về đất
nước Hàn Quốc thông qua các câu hỏi trong bảng khảo sát và phỏng vấn sâu.
6.1. Đất nước Hàn Quốc trong suy nghĩ của sinh viên
Theo các nghiên cứu, phần lớn giới trẻ Việt Nam khi nhắc đến Hàn Quốc sẽ liên
tưởng đến những bộ phim hay hoặc những ban nhạc, ca khúc nổi tiếng khắp thế
giới. Trong khảo sát này, chúng tôi muốn đo lường nhận thức của giới trẻ Việt Nam
về đất nước Hàn Quốc ở những khía cạnh khác nên đã loại trừ yếu tố này. Kết quả
khảo sát cho thấy, có đến 2.974 sinh viên cho rằng Hàn Quốc là “quốc gia xinh đẹp,
có khí hậu mát mẻ và thắng cảnh đẹp” (63,4%); bên cạnh đó cũng có 6,2% sinh viên
cho rằng Hàn Quốc “đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội”; các quan điểm khác như
“quốc gia hiện đại, văn minh và giàu có”, “quốc gia có lịch sử lâu đời và nền văn hóa
truyền thống thú vị” chiếm tỉ lệ không đáng kể (xem bảng 6.1).

Bảng 6.1. Ngoài phim ảnh và âm nhạc


khi nhắc tới Hàn Quốc sẽ có những đặc điểm ấn tượng
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Là quốc gia xinh đẹp, có khí hậu mát mẻ
2.974 63,4 63,4
và thắng cảnh đẹp
Là quốc gia hiện đại, văn minh và giàu có 787 16,8 80,2
Suy nghĩ về Là quốc gia có lịch sử lâu đời và nền văn
640 13,6 93,8
Hàn Quốc hóa truyền thống thú vị
Là quốc gia có đang đối mặt với nhiều vấn
289 6,2 100
đề xã hội
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết hợp với khảo sát bằng câu hỏi mở, yếu tố ẩm thực (các món ăn truyền thống),
hình ảnh trang phục truyền thống “hanbok” và nghệ thuật trang điểm cũng được
nhiều sinh viên biết đến khi nhắc tới đất nước Hàn Quốc. Ngoài ra, cũng có những
sinh viên hiểu biết nhiều lĩnh vực khác của Hàn Quốc:
“Một số vấn đề mà nhiều người quan tâm đến về Hàn Quốc có thể bao gồm văn hóa pop (K-
pop), công nghệ tiên tiến, cuộc sống đô thị hiện đại, ẩm thực đặc sắc, và cả hệ thống giáo
dục nổi tiếng của họ.”

(Trần Võ Kim. N, nữ, năm 3, Marketing, 25/12/2023)

“Khi nói đến đất nước Hàn Quốc, vấn đề tôi biết/ hoặc quan tâm nhất là việc giới trẻ Hàn
Quốc không muốn kết hôn hay sinh con.”

(Nguyễn Huỳnh Yến. N, nữ, năm 2, Tâm lý học, 25/12/2023)

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 43
6.2. Nhìn nhận mối quan hệ Hàn Quốc với Việt Nam
Phần lớn giới trẻ Việt Nam có thiện cảm với con người và đất nước Hàn Quốc vì
nhiều lý do khác nhau, trong đó có mối quan hệ hợp tác hiệu quả của hai quốc gia
đã mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên trong nhiều năm qua. Kết quả khảo sát cho
thấy, dưới góc nhìn của sinh viên, mối quan hệ Hàn Quốc với Việt Nam hiện nay là
“đối tác, bạn bè thân thiện của Việt Nam” được đa số sinh viên lựa chọn (3.635 sinh
viên), chiếm 77,5% mẫu khảo sát. Có tỉ lệ rất nhỏ không đáng kể cho rằng Hàn
Quốc là “đối thủ cạnh tranh” (5,1%) hoặc “đối thủ không thiện cảm” (1,9%) của Việt
Nam (xem bảng 6.2).

Bảng 6.2. Mối quan hệ Hàn Quốc với Việt Nam dưới góc nhìn của sinh viên
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % tích lũy
Là đất nước trợ giúp cho Việt Nam 725 15,5 15,5
Nhận định Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam 239 5,1 20,6
về Hàn Là đối tác, bạn bè thân thiện của Việt Nam 3.635 77,5 98,1
Quốc Là đối thủ không thiện cảm 91 1,9 100
Tổng 4.690 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự khác nhau trong quan điểm, nhận định về đất
nước Hàn Quốc với Việt Nam giữa giới tính nam và nữ. Theo đó, nam giới có xu
hướng cho rằng Hàn Quốc là “đối thủ cạnh tranh của Việt Nam” cao hơn (9,4%) so
với nữ giới (3,9%); ngược lại, nữ giới có xu hướng cho rằng Hàn Quốc là “đối tác,
bạn bè thân thiện của Việt Nam” cao hơn (79,5%) so với nam giới (70,6%). Xu
hướng này cũng tương đồng với những sinh viên đang theo học chuyên ngành Hàn
Quốc học (nhận định thiện cảm hơn) khi so sánh với những sinh viên học ngành
khác tại Trường Đại học Văn Hiến (xem phụ lục 3, bảng 9 và bảng 19).
Kết quả khảo sát bằng câu hỏi mở cũng cho thấy phần lớn sinh viên đánh giá tích
cực về mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam là “đối tác, bạn bè” đã mang lại
nhiều lợi ích trên tất cả các khía cạnh, đặc biệt là kinh tế, văn hóa. Tuy vậy, cũng có
ý kiến đề cập đến tính “cạnh tranh”, “bản sắc văn hóa”.
“Dưới quan điểm của bản thân, Hàn Quốc đối với Việt Nam cương vị là một cộng sự và là
nhà đầu tư cũng như một người bạn.”

(Đoàn Lê Ngọc. T, nữ, năm 3, Ngôn ngữ Anh, 22/12/2023)

“Một người bạn hỗ trợ Việt Nam, một hình mẫu về những đất nước phương Đông, một đối
tác chiến lược.”

(Đặng Chí. V, nam, năm 3, Quan hệ công chúng, 22/12/2023)

“Đối với góc nhìn của em Hàn Quốc vừa là nước bạn vừa, nơi giao lưu kinh tế và là nước tạo
việc làm cho người dân Việt Nam vô cùng lớn.”

(Phạm Thì Thùy. Đ, nữ, năm 1, Đông phương học, 22/12/2023)

“Quan điểm của nhiều người về mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam thường tích cực.
Hàn Quốc được xem là một đối tác quan trọng, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 44
hợp tác văn hóa, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác. Mối quan hệ này thường được đánh giá
cao về sự hỗ trợ và đóng góp tích cực vào phát triển của cả hai quốc gia.”

(Nguyễn Thị Ngọc. H, nữ, năm 3, Quản trị kinh doanh, 25/12/2023)

“Dưới góc nhìn một số người, Hàn Quốc được coi là một đối tác quan trọng và có mối quan
hệ thân thiện với Việt Nam. Hai quốc gia đã thiết lập một quan hệ ngoại giao mạnh mẽ trong
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục và du lịch. Hàn Quốc cũng đã trở thành một trong
những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Một số người cũng đánh giá cao văn hóa và đời
sống của Hàn Quốc, bao gồm cả ngành công nghiệp giải trí và sản xuất nội dung, như phim,
nhạc hàn quốc (K-pop), và phim truyền hình Hàn Quốc (K-drama), đã khá phổ biến ở Việt
Nam và có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ. Tuy nhiên, như với bất kỳ mối quan hệ ngoại giao
nào, cũng có thể có những vấn đề và tranh cãi song phương. Một số người có thể có những
quan ngại về sự cạnh tranh kinh tế, thương mại bất cân đối hoặc vấn đề liên quan đến lao
động và quyền lợi của người lao động. Ngoài ra, cũng có thể có các quan ngại về việc tiếp
xúc quá mức với văn hóa Hàn Quốc và nguy cơ mất bản sắc văn hóa của Việt Nam. Tóm lại,
quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có sự phức tạp và đa chiều. Sự nhìn nhận của mỗi
ngưới mối quan hệ này có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.”

(Nguyễn Ngọc Khánh. T, nữ, năm 3, Ngôn ngữ Anh, 25/12/2023)

Với góc nhìn rất tích cực của giới trẻ Việt Nam với đất nước Hàn Quốc, do đó giới
trẻ Việt cũng đánh giá Hàn Quốc là “quốc gia đáng sống”. Kết quả khảo sát cho thấy
có đến 58% sinh viên được hỏi cho rằng Hàn Quốc là quốc gia “khá đáng sống”
(36%) và “rất đáng sống” (22%). Bên cạnh đó, chỉ có tỉ lệ rất ít cho rằng “không đáng
sống” hoặc “rất không đáng sống” (xem biểu đồ 6.1).
Biểu đồ 6.1. Hàn Quốc có là quốc gia đáng sống

Không đáng sống Rất không đáng sống


3% 1%

Rất đáng sống


22%

Bình thường
38%

Khá đáng sống


37%

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (12/2023)

6.3. Kỳ vọng của giới trẻ Việt vào mối quan hệ với Hàn Quốc
Để đánh giá những kỳ vọng của giới trẻ Việt vào mối quan hệ với Hàn Quốc, chúng
tôi đặt câu hỏi “Các bạn mong muốn/ nguyện vọng hoặc kỳ vọng gì liên quan đến
đất nước Hàn Quốc và mối quan hệ giữa Hàn Quốc - Việt Nam hiện nay và trong
tương lai?”, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy hầu hết sinh viên mong muốn sự hợp

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 45
tác bền vững với Hàn Quốc nhằm hướng đến phát triển kinh tế, tạo việc làm, giao
lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, du lịch.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát bằng câu hỏi mở cũng có những ý kiến đa dạng,
phong phú và kỳ vọng vào mối quan hệ với Hàn Quốc như:
“Hàn Quốc giúp đỡ Việt Nam về các chất lượng dịch vụ các ngành cũng như quan trọng nhất
là về lĩnh vực giáo dục để thúc đẩy Việt Nam phát triển hơn nữa.”

(Trần Khổng Huệ. O, năm 4, Đông phương học, 22/12/2023)

“Tôi mong Hàn Quốc sẽ có thể chia sẽ công nghệ kỹ thuật cho Việt Nam.”

(Trần Nhật. H, nam, năm 2, Marketing, 25/12/2023)

“Mong muốn Hàn Quốc có thể giúp Việt Nam nâng cao tay nghề trong việc sản xuất Chip bán
dẫn và giúp Việt Nam phát triển lĩnh vực này trong tương lai.”

(Nguyễn Phú. Q, nam, năm 3, Quan hệ công chúng, 25/12/2023)

“Tôi mong Việt Nam và Hàn Quốc sẽ ngày càng có những kết nối sâu rộng hơn. Đặc biệt là
trong lĩnh vực công nghệ, đôi bên cùng đi lên trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu. Bên
cạnh đó, về đầu tư FDI, tôi mong chính phủ hai nước sẽ tìm thấy nhiều tiếng nói chung hơn
nữa, đưa ra những chính sách đầu tư bền vững, bảo vệ môi trường, quan tâm sâu sắc đến
người lao động. Ngoài ra, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ trở thành đôi bạn có tấm ảnh hưởng,
tiên phong giải quyết những vấn đề nan giải trên bình diện khu vực, Quốc tế. Khẳng định bản
sắc châu Á, vị thế trên trường quốc tế.”

(Đặng Chí. V, nam, năm 3, Quan hệ công chúng, 22/12/2023)

“Có. Tuy nhiên, nhiều người mong muốn mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam tiếp tục
phát triển mạnh mẽ, bền vững, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong văn hóa, giáo
dục, và đối thoại chính trị. Cả hai nước có thể hợp tác để thúc đẩy hòa bình, ổn định, và phát
triển chung trong khu vực.”

(Trần Võ Kim. N, nữ, năm 3, Marketing, 25/12/2023)

“Dưới góc độ chung, một số nguyên tắc hoặc ước vọng mà những người quản lý và tham gia
vào quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có thể quan tâm bao gồm: 1. “Hợp tác kinh tế và
đầu tư”: Khuyến khích sự hợp tác và đầu tư giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam,
tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho cả hai quốc gia; 2. “Giao lưu văn hóa và giáo dục”: Tăng
cường hoạt động giao lưu văn hóa và giáo dục giữa hai quốc gia để thúc đẩy sự hiểu biết và
tình hữu nghị giữa cộng đồng; 3. “Hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ”: Thúc đẩy
việc chia sẻ kiến thức và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
4. “Giải quyết hòa bình vùng”: Hỗ trợ quá trình giải quyết các vấn đề khu vực, đặc biệt là liên
quan đến Bán đảo Triều Tiên, bằng cách thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa phương; 5. “Bảo vệ
môi trường”: Hợp tác trong việc giải quyết vấn đề môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt
là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và bảo vệ nguồn nước. Những mục tiêu này có thể đóng
góp vào sự phát triển bền vững và hòa bình trong khu vực cũng như tạo ra lợi ích cho cả Hàn
Quốc và Việt Nam.”

(Nguyễn Ngọc Anh. T, nam, năm 1, Tâm lý học, 25/12/2023)

Tóm lại, trong suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam, Hàn Quốc là quốc gia có nền công
nghiệp giải trí phát triển, quốc gia xinh đẹp, có khí hậu mát mẻ và thắng cảnh đẹp,
hiện đại, văn minh và giàu có, có lịch sử lâu đời và nền văn hóa truyền thống thú vị
và đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 46
Quan hệ hợp tác hiệu quả của hai quốc gia đã mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên
trong nhiều năm qua đã tác động đến giới trẻ Việt Nam. Khảo sát cho thấy phần lớn
sinh viên có thiện cảm với con người và đất nước Hàn Quốc và đánh giá mối quan
hệ Hàn Quốc với Việt Nam hiện nay là “đối tác, bạn bè thân thiện của Việt Nam”;
nhận định Hàn Quốc là “quốc gia đáng sống”.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy hầu hết sinh viên mong muốn sự hợp tác bền vững
với Hàn Quốc nhằm hướng đến phát triển kinh tế, tạo việc làm, giao lưu văn hóa,
hợp tác giáo dục, du lịch, giúp Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển
công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trường, hai bên cùng hợp tác để thúc đẩy hòa bình,
ổn định và phát triển chung trong khu vực.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 47
PHẦN III – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

1. Các kiến nghị giải pháp liên quan lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với giới trẻ Việt Nam không chỉ là một chiến
lược quan trọng để tăng cường mối quan hệ ngoại giao mà còn là cơ hội để giúp
sinh viên hiểu rõ hơn về tình hình chính trị - ngoại giao của Hàn Quốc hiện nay.
Dưới đây là một số kiến nghị chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy sự hiểu biết này:
1.1. Tổ chức hội thảo và diễn đàn chính trị:
Hàn Quốc nên tăng cường tổ chức các hội thảo, diễn đàn chính trị với sự tham gia
của các chính trị gia, nhà nghiên cứu và chuyên gia ngoại giao hàng đầu. Những sự
kiện này có thể giúp sinh viên Việt Nam nắm bắt thông tin về chính trị nội địa và
quốc tế, đặc biệt là những chủ đề liên quan đến Hàn Quốc và vai trò của nước này
trong cộng đồng quốc tế.
1.2. Hỗ trợ nghiên cứu và giảng dạy về chính trị Hàn Quốc:
Hợp tác giáo dục nên không chỉ giới hạn ở cấp độ đại học mà còn mở rộng đến các
chương trình nghiên cứu và giảng dạy chuyên sâu về chính trị Hàn Quốc. Việc này
giúp sinh viên nắm vững cơ sở lý thuyết và thực tiễn của hệ thống chính trị và ngoại
giao Hàn Quốc.
1.3. Tăng cường truyền thông và giáo dục trực tuyến:
Với sự phổ biến của internet, Hàn Quốc có thể tạo ra các nền tảng trực tuyến
chuyên sâu về chính trị và ngoại giao. Việc sản xuất nội dung giáo dục, video, và bài
giảng trực tuyến sẽ giúp sinh viên Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn và tăng cường
kiến thức về Hàn Quốc.
1.4. Hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo về quan hệ quốc tế:
Hàn Quốc có thể hỗ trợ sinh viên Việt Nam tham gia các chương trình đào tạo về
quan hệ quốc tế và ngoại giao. Cung cấp cơ hội nghiên cứu và thực tập tại các tổ
chức quốc tế hoặc đại sứ quán Hàn Quốc sẽ giúp họ áp dụng kiến thức học được
vào thực tế.
1.5. Tổ chức chuyến thăm và trao đổi:
Các chương trình trao đổi sinh viên và chuyến thăm giáo sư, chuyên gia chính trị từ
Hàn Quốc đến Việt Nam, và ngược lại, sẽ tạo ra cơ hội gặp gỡ trực tiếp, trao đổi ý
kiến và chia sẻ thông tin. Những trải nghiệm này có thể làm giàu thêm tầm hiểu biết
của sinh viên về đất nước và con người Hàn Quốc.
Những kiến nghị trên nhằm mục đích không chỉ làm tăng cường mối quan hệ chính
trị - ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam mà còn giúp sinh viên Việt Nam có cái
nhìn sâu sắc và đầy đủ về tình hình chính trị - ngoại giao của Hàn Quốc, từ đó thúc
đẩy sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 48
2. Các kiến nghị giải pháp liên quan lĩnh vực kinh tế - xã hội
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với giới trẻ Việt Nam không chỉ tập trung
vào khía cạnh chính trị - ngoại giao mà còn cần có những kiến nghị cụ thể trong lĩnh
vực kinh tế - xã hội để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế - xã hội của
Hàn Quốc hiện nay. Dưới đây là một số kiến nghị chính sách:
2.1. Hợp tác giáo dục và đào tạo nghề:
Hàn Quốc có thể tăng cường hợp tác giáo dục và đào tạo nghề với các trường đại
học và trung học nghề tại Việt Nam. Việc này không chỉ giúp sinh viên nắm bắt kiến
thức nghề nghiệp mà còn tạo cơ hội để họ hiểu rõ hơn về môi trường làm việc và
ngành nghề tại Hàn Quốc.
2.2. Tổ chức chương trình thực tập và trao đổi kinh nghiệm:
Hỗ trợ sinh viên Việt Nam tham gia chương trình thực tập tại các doanh nghiệp và tổ
chức tại Hàn Quốc sẽ giúp họ có cái nhìn trực tiếp về môi trường làm việc và cách
quản lý kinh doanh tại quốc gia này. Đồng thời, việc tổ chức chương trình trao đổi
kinh nghiệm giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và sinh viên Việt Nam cũng là một cách
hiệu quả để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tế.
2.3. Hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nhân trẻ:
Hàn Quốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Việt Nam muốn thử sức trong
lĩnh vực khởi nghiệp và doanh nhân. Việc cung cấp hỗ trợ tài chính, khuyến khích
sáng tạo và tạo ra các chương trình đào tạo về quản lý doanh nghiệp sẽ giúp sinh
viên tự tin hơn khi bước vào thế giới kinh doanh.
2.4. Tổ chức hội thảo và sự kiện kinh tế - xã hội:
Hàn Quốc nên thường xuyên tổ chức các hội thảo, sự kiện về kinh tế - xã hội mở
cho sinh viên Việt Nam tham gia. Các chủ đề như phát triển bền vững, công nghiệp
4.0, các vấn đề xã hội đương đại mà Hàn Quốc đang gặp phải (dân số già, gia đình
đa văn hóa, phân hóa giàu – nghèo…) có thể được thảo luận để sinh viên có cơ hội
hiểu rõ hơn về xu hướng và thách thức trong nền kinh tế - xã hội hiện đại.
2.5. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ:
Hàn Quốc có thể mở rộng cơ hội cho sinh viên Việt Nam tham gia vào các dự án
nghiên cứu và phát triển công nghệ. Việc này không chỉ giúp họ áp dụng kiến thức
học thuật mà còn tạo ra cơ hội để họ hiểu biết sâu sắc về sự đổi mới và phát triển
kinh tế của Hàn Quốc.
Những kiến nghị trên nhằm mục đích tạo ra một môi trường giáo dục và thực tập thú
vị, đồng thời giúp sinh viên Việt Nam hiểu rõ hơn về môi trường kinh tế - xã hội của
Hàn Quốc, từ đó tăng cường sự hợp tác và hiểu biết giữa hai quốc gia.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 49
3. Các kiến nghị giải pháp liên quan lĩnh vực văn hóa – giáo dục
3.1. Tăng cường chính sách hỗ trợ cho các chương trình truyền thông về văn
hóa:
- Tổ chức các cuộc thi nấu ăn Hàn Quốc.
- Chương trình tìm hiểu và trải nghiệm về ẩm thực Hàn Quốc theo vùng miền.
- Hội chợ ẩm thực Hàn Quốc vào các ngày lễ, tết lớn như trước Tết nguyên
đán, Trung thu.
- Hanbok’s Day & Ao dai’s Day.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về thời trang của Hàn Quốc.
- Tổ chức festival phim Hàn Quốc tại các thành phố lớn của Việt Nam.
- Tổ chức hội chợ triển lãm sách giáo dục, sách văn hóa, sách văn học của
Việt Nam - Hàn Quốc.
- Tăng cường giao lưu văn hóa giữa các nghệ sĩ, nhạc sĩ hàng đầu hai nước.
3.2. Hỗ trợ và tăng cường các hoạt động phát sóng, truyền thông, ngôn luận:
- Hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan truyền thông, ngôn luận, báo
chí của Hàn Quốc tại Việt Nam.
- Xây dựng kênh truyền hình kỹ thuật số phát sóng văn hóa, giải trí Hàn Quốc
bằng tiếng Việt tại Việt Nam.
- Tăng cường kết nối hợp tác với các đài truyền hình Việt Nam để phát sóng
các chương trình về văn hóa, giáo dục của Hàn Quốc.
3.3. Tăng cường chính sách hỗ trợ các hoạt động thể thao, giao lưu thể thao:
- Hỗ trợ các hoạt động giao lưu về thể thao, các giải thi đấu thể thao, chương
trình Olympic mini giữa các trường đại học của Việt Nam và Hàn Quốc, hoặc
giữa các địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc.
- Hỗ trợ cho các Hiệp hội thể thao của Hàn Quốc phổ biến, quảng bá và tổ
chức các chương trình tập huấn thể thao truyền thống của Hàn Quốc cho giới
trẻ Việt Nam, có lồng ghép truyền bá văn hóa và tinh thần thể thao của Hàn
Quốc tại Việt Nam: taekwondo, bóng chày, cầu lông thái cực, cờ vây, bắn
cung.
3.4. Hỗ trợ và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, trường THPT,
cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu, hiệp hội trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục:
- Xây dựng các chương trình học tập kinh nghiệm phát triển văn hóa, giáo dục
cho cán bộ lãnh đạo Việt Nam tại Hàn Quốc.
- Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các trường THPT, cao đẳng, đại học, viện
nghiên cứu, viện khoa học, các hiệp hội của Việt Nam và Hàn Quốc.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 50
- Thiết lập quan hệ hợp tác giữa các trường nghệ thuật, trường điện ảnh hàng
đầu.
- Tổ chức các hội thảo chuyên sâu về văn hóa, giáo dục Hàn Quốc tại Việt
Nam.
3.5. Hỗ trợ nghiên cứu, giảng dạy và dịch thuật về văn hóa Hàn Quốc:
- Hỗ trợ cho các hoạt động hợp tác giữa trường đại học Hàn Quốc và ở Việt
Nam có hoạt động giao lưu văn hóa và phổ biến về văn hóa giữa hai quốc
gia.
- Hỗ trợ những hoạt động nghiên cứu khoa học về văn hóa, giáo dục có chiều
sâu liên quan đến Hàn Quốc.
- Hỗ trợ các chương trình biên dịch và xuất bản sách giới thiệu văn hóa của
Hàn Quốc, tính cách của người Hàn Quốc, để giúp giới trẻ Việt Nam hiểu rõ
hơn về đặc trưng tính cách dân tộc của người Hàn Quốc, từ đó có được sự
bao dung văn hóa, giảm thiểu tối đa những hiểu lầm hoặc định kiến về tính
cách dân tộc.
3.6. Hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, hợp tác của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại
Việt Nam liên quan đến công nghệ giáo dục, thiết bị giáo dục thông minh:
- Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam liên quan
đến giáo dục như công nghệ giáo dục, sản phẩm giáo dục thông minh, ứng
dụng dùng trong giảng dạy và học tập.
- Khuyến khích đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại từ Hàn Quốc vào hệ
thống giáo dục Việt Nam.
- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ
giáo dục tiên tiến của Hàn Quốc vào Việt Nam
4. Các kiến nghị giải pháp liên quan lĩnh vực lịch sử - địa lý - du lịch
Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc về lĩnh vực Lịch sử, Địa lý và Du
lịch có thể đóng góp quan trọng vào việc tăng cường hiểu biết của sinh viên Việt
Nam về quốc gia này. Dưới đây là một số kiến nghị chính sách:
4.1. Hợp tác nghiên cứu và giáo dục Lịch sử:
Hàn Quốc có thể hợp tác với các trường đại học và tổ chức nghiên cứu tại Việt Nam
để tổ chức các chương trình nghiên cứu và giảng dạy về Lịch sử Hàn Quốc. Việc
này sẽ giúp sinh viên nắm bắt sâu sắc hơn về những biến cố lịch sử quan trọng,
như Chiến tranh Triều Tiên và quá trình phát triển của đất nước.
4.2. Xây dựng các điểm tham quan lịch sử:
Hàn Quốc nên đầu tư vào việc xây dựng và duy trì các điểm tham quan lịch sử mà
sinh viên Việt Nam có thể thăm quan khi đến Hàn Quốc. Các bảo tàng, di tích lịch
sử, và khu vực lịch sử quan trọng sẽ giúp sinh viên trải nghiệm trực tiếp và hiểu rõ
về di sản lịch sử của Hàn Quốc.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 51
4.3. Hỗ trợ nghiên cứu địa lý và môi trường:
Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu địa lý và môi trường giữa Hàn Quốc và Việt Nam
có thể tạo ra cơ hội cho sinh viên thực hiện các dự án nghiên cứu chung. Điều này
không chỉ giúp họ hiểu biết về địa hình và môi trường tự nhiên của Hàn Quốc mà
còn mở rộng góc nhìn về quan hệ giữa địa lý và lịch sử.
4.4. Tổ chức chương trình trao đổi về du lịch:
Hàn Quốc có thể thúc đẩy các chương trình trao đổi sinh viên về lĩnh vực du lịch,
nơi sinh viên có cơ hội trải nghiệm văn hóa và lịch sử thông qua các chuyến thăm
các địa điểm du lịch nổi tiếng. Đồng thời, việc tổ chức các hội thảo về quản lý và
phát triển du lịch sẽ giúp sinh viên Việt Nam hiểu rõ hơn về mô hình du lịch của Hàn
Quốc.
4.5. Tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các dự án cộng đồng:
Hỗ trợ sinh viên Việt Nam tham gia vào các dự án cộng đồng tại Hàn Quốc có thể là
một cách tốt để họ kết nối với cộng đồng địa phương và hiểu rõ hơn về văn hóa và
lịch sử tại đó. Điều này có thể bao gồm các dự án xã hội, công việc tình nguyện,
hoặc các chương trình trải nghiệm cộng đồng.
Những kiến nghị trên không chỉ giúp sinh viên Việt Nam hiểu rõ hơn về lịch sử và địa
lý du lịch của Hàn Quốc mà còn tạo ra cơ hội học thuật và trải nghiệm thực tế giữa
hai quốc gia, góp phần vào việc củng cố mối quan hệ đối ngoại giữa Hàn Quốc và
Việt Nam.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Van, T.H. (2012). Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam
hiện nay – Những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học văn hóa. Chuyên
san Khoa học Xã hội và Nhân văn , Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 12/2012, 55 – 64.
2. Huong, T.T & Bac, C.T.H (2014). Ảnh hưởng của Hàn Lưu tại Việt Nam: Nhìn
từ góc độ liên ngành. Dự án Nghiên cứu về hiện tượng Hàn lưu trong đời sống
văn hóa Việt Nam, Hội nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam.
3. Nguyen, T. T. H., & Nguyen, T. T. M. (2020). The Impact of Korean Culture on
the Lifestyle of Vietnamese Youth. Journal of Asian Business and Economic
Studies, 27(2), 158-167
4. Nguyen, T. N. (2018). The Influence of Korean Pop Culture on Vietnamese
Youth.
5. Journal of International Business Research and Marketing, 3(1), 10-17
6. Vu, P. T. (2019). The Impact of Korean Wave on Vietnamese Students'
Learning Motivation and Language Attitude towards Korean. Journal of
Education and Training Studies, 7(9), 201-211
7. Trinh, T. P. T., & Vu, T. M. (2021). The Influence of Korean Wave on
Vietnamese
8. Teenagers' Fashion Consumption Behavior. Journal of Asian Finance,
Economics, and Business, 8(3), 733-741
9. Nguyen, M. T. (2019). The Impact of Korean Wave on Vietnamese Youngsters.
Asian
10. Journal of Humanities and Social Studies, 7(6), 375-382.
11. Tran, T. T. P., & Nguyen, T. H. (2017). The Impact of Korean Culture on the
Fashion
12. Style of Vietnamese University Students. Journal of Economics, Business, and
13. Management, 5(3), 147-151.
14. Nguyen, T. H., & Nguyen, P. T. (2016). The Influence of Korean Pop Culture on
15. Vietnamese Teenagers. International Journal of Advanced Research, 4(8),
479-486.
16. Trinh, T. T. H. (2015). The Influence of Korean Wave on Vietnamese Youth
Culture.
17. Journal of Social Sciences and Humanities, 1(1), 45-54.2.11.
18. Nguyen, T. T. (2014). The Impact of Korean Wave on Vietnamese Youngsters.
Journal of Korean Studies, 19(1), 119-133.
19. Pham, T. T. H. (2013). The Influence of Korean Pop Culture on Vietnamese
Teenagers. Journal of Media Studies, 9(2), 151-167.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 53
20. Nguyen, T. N. (2012). The Impact of Korean Culture on Vietnamese Youth.
Asian
21. Journal of Social Sciences, Arts and Humanities, 1(2), 1-10.
22. Tran, T. T., & Nguyen, H. T. (2011). The Influence of Korean Popular Culture
on
23. Vietnamese College Students. Journal of Asian Studies, 18(1), 65-78.
24. Ngan, D.T (2015). Làn sóng Hallyu trong đời sống văn hóa Việt Nam hiện nay.
Tạp chí Đương đại, 368(2), 39 – 42.
25. Song Minh (2023). Từ làn sóng kinh tế đến làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt
Nam. https://laodong.vn/the-gioi/tu-lan-song-kinh-te-den-lan-song-van-hoa-han-
quoc-o-viet-nam-1223853.ldo. Truy cập 10/09/2023
26. Ha, L.T.V; Quang, N.T & Anh, N.T (2023). Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa
Hàn Quốc tới hành vi tiêu dùng của giới trẻ Hà Nội. Tạp chí Công thương, 6
(23). https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/anh-huong-cua-lan-song-van-hoa-
han-quoc-toi-hanh-vi-tieu-dung-cua-gioi-tre-ha-noi-105044.htm. Truy cập
10/09/2023.
27. 06.12.2022. Tuyên bố chung Việt Nam – Hàn Quốc về quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện [trực tuyến]. Cổng thông tin điện tử chính phủ.
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-han-
quoc-ve-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-119221206095430676.htm [Truy
cập ngày 9.12.2023].
28. 30.11.2023. Đón hơn 11 triệu lượt khách quốc tế trong 11 tháng – Du lịch Việt
Nam vượt xa mục tiêu đã đề ra từ đầu năm 2023 [trực tuyến]. Tổng cục thống
kê. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/11/don-hon-11-
trieu-luot-khach-quoc-te-trong-11-thang-du-lich-viet-nam-vuot-xa-muc-tieu-da-
de-ra-tu-dau-nam-2023/ [Truy cập ngày 9.12.2023].
29. 9.5.2023. Việt Nam đứng thứ hai về số sinh viên quốc tế theo học tại Hàn
Quốc [trực tuyến]. Tuổi trẻ Online. https://tuoitre.vn/viet-nam-dung-thu-hai-ve-
so-sinh-vien-quoc-te-theo-hoc-tai-han-quoc-20230509143851498.htm [Truy
cập ngày 9.12.2023].
Tài liệu nước ngoài
30. Hwang, S. (2016). The Impact of Korean Wave (Hallyu) on Vietnamese Youth
Culture. Journal of ASEAN Studies, 4(1), 32-47.
31. Lee, J. S., & Nguyen, H. T. (2018). The Influence of Korean Popular Culture on
32. Vietnamese College Students. Journal of Social Sciences, 14(1), 21-29.
33. Kim, S. H., & Le, T. T. (2010). The Impact of Korean Wave on Vietnamese
Youth
34. Culture. Journal of Cultural Studies, 7(2), 121-138.
35. Korean Culture Industry Exchange Foundation (2016). Study on the Economic
Effects of Hallyu in 2015. Seoul: Korean Culture Industry Exchange
Foundation.
36. Ministry of Justice (2018). Press Release: Visa System Improvement for
Expanding Exchanges with New Southern Countries, Korean
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 54
37. Lee Kyesun (2018). The diffusion of Korean wave phenomenon and
Diversification of Korean wave contents in Vietnam. Vietnam Studies, 16, 75 –
100.
38. Yeonghoon Kang, Ha Kyung Lee & Woo Bin Kim (2020). A Qualitative Study on
Acceptance of Korean Wave Culture and Internalization of Ideal Beauty among
Vietnamese Female Students in Korea. Fashion & Text. Res. J. 22(4), 456 –
468.
PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT


Chào anh/chị!
Chúng tôi là nhóm giảng viên khoa Đông Phương học, được sự cho phép của Ban
Điều hành trường ĐH Văn Hiến, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đất nước
Hàn Quốc từ góc nhìn của giới trẻ Việt Nam (Nghiên cứu tại Trường Đại học Văn
Hiến)” do Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM đặt hàng.
Chúng tôi xin mời anh/chị dành ít thời gian tham gia cuộc khảo sát, những thông tin
anh/chị cung cấp rất hữu ích cho đề tài nghiên cứu này. Chúng tôi cam kết sẽ bảo
mật thông tin và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Trân trọng cảm ơn anh/chị!

1. Vui lòng cho biết giới tính của anh/chị?


o Nam
o Nữ
o Giới tính khác
2. Hiện nay anh/chị đang học ngành/chuyên ngành gì?
o Hàn Quốc học
o Nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn – truyền thông
o Nhóm ngành ngôn ngữ - văn hóa nước
o Nhóm ngành kinh tế - quản trị - du lịch
o Nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ
o Nhóm ngành sức khỏe
o Nhóm ngành nghệ thuật
3. Anh/chị là sinh viên năm thứ mấy?
o Năm 1
o Năm 2
o Năm 3
o Năm 4
4. Trước khi là sinh viên, anh/chị sinh sống ở đâu:
o TP. HCM
o Các tỉnh/ thành phía Bắc (từ Thanh Hóa trở ra)
o Các tỉnh/ thành miền Trung và Tây Nguyên (từ Bình Thuận đến Nghệ An)
o Các tỉnh miền Nam (Đông Nam bộ và Tây Nam bộ)
5. Anh/chị có biết Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao năm nào
không?
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 55
o 1990
o 1991
o 1992
o 1993
6. Theo anh/chị, quan hệ giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên hiện nay trong tình trạng
nào?
o Đình chiến
o Hòa bình
o Chiến tranh
o Không biết
7. Anh/chị có biết Hàn Quốc là thành viên các tổ chức nào sau đây không?
o NATO
o G7
o G20
o ASEAN
8. Anh/chị có biết tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc hiện nay là ai không?
o Park Geun-hye
o Moon Jae-in
o Yoon Suk-yeol
o Lee Myung-bak
9. Theo anh/chị, Hàn Quốc theo chế độ chính trị nào?
o Quân chủ lập hiến
o Cộng hòa hỗn hợp
o Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
o Quân chủ tuyệt đối
10. Anh/chị có quan tâm đến quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam hiện nay
không?
o Rất quan tâm
o Khá quan tâm
o Bình thường
o Không quan tâm
o Rất không quan tâm
11. Theo anh/chị, mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam có quan trọng
không?
o Rất quan trọng
o Khá quan trọng
o Bình thường
o Không quan trọng
o Rất không quan trọng
12. Anh/chị nghĩ rằng mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có ảnh hưởng gì đối
với cả hai quốc gia và khu vực?
o Rất ảnh hưởng
o Khá ảnh hưởng
o Bình thường
o Không ảnh hưởng
o Rất không ảnh hưởng
13. Theo anh/chị, mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam có thể ảnh
hưởng đến cuộc sống hàng ngày của anh/chị không?
o Rất ảnh hưởng
o Khá ảnh hưởng
o Bình thường

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 56
o Không ảnh hưởng
o Rất không ảnh hưởng
14. Thời gian gần đây, anh/chị có theo dõi thông tin về các hoạt động chính trị và
ngoại giao của Hàn Quốc với Việt Nam và thế giới không?
o Rất thường xuyên
o Khá thường xuyên
o Bình thường
o Không thường xuyên
o Rất không thường xuyên
15. Thời gian gần đây, anh/chị có tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc trao đổi ý kiến
về quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam trên mạng xã hội hoặc trong
cuộc hội thoại không?
o Rất thường xuyên
o Khá thường xuyên
o Bình thường
o Rất ít khi
o Chưa bao giờ
16. Anh/chị có biết thu nhập bình quân đầu người (GDP) của Hàn Quốc xếp thứ mấy
trên thế giới không?
o Xếp trong Top 10
o Xếp trong Top 20
o Xếp trong Top 30
o Xếp trong Top 40
17. Theo anh/chị, hiện nay kinh tế Hàn Quốc mạnh nhất về lĩnh vực nào?
o Công nghiệp công nghệ cao và điện tử
o Nông nghiệp công nghệ cao
o Du lịch, văn hóa và giải trí
o Y học và chăm sóc sức khỏe
18. Anh/chị có biết Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ mấy về đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam hiện nay không?
o Đứng thứ Thứ 1
o Đứng thứ Thứ 2
o Đứng thứ Thứ 3
o Đứng thứ Thứ 4
19. Theo anh/chị, xã hội Hàn Quốc hiện nay đang đối mặt với vấn đề nan giải nào
nhất?
o Chênh lệch giàu – nghèo cao
o Tỉ lệ sinh thấp - dân số già hóa
o Áp lực cạnh tranh - tỉ lệ trầm cảm, tự tử cao
o Ô nhiễm môi trường – chất phóng xạ
20. Anh/chị có biết chỉ số hạnh phúc của Hàn Quốc hiện nay xếp thứ mấy trên thế
giới?
o Xếp trong Top 15
o Xếp trong Top 30
o Xếp trong Top 45
o Xếp trong Top 60
21. Anh/chị thấy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có giúp ích cho sự phát triển của
kinh tế Việt Nam hay không?
o Giúp ích rất nhiều
o Giúp ích khá nhiều
o Bình thường
o Giúp ích không nhiều

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 57
o Giúp ích rất ít
22. Sau khi tốt nghiệp, anh/chị có mong muốn lựa chọn làm việc tại các công ty Hàn
Quốc không?
o Rất mong muốn
o Muốn
o Bình thường
o Không muốn
o Hoàn toàn không muốn
23. Anh/chị nghĩ nếu làm việc ở công ty Hàn Quốc, anh/chị có được điều kiện làm việc
(lương, phúc lợi, thưởng…) tốt hơn đi làm ở công ty khác hay không?
o Rất đồng ý
o Đồng ý
o Bình thường
o Không đồng ý
o Rất không đồng ý
24. Khi mua sắm, sử dụng các sản phẩm tiêu dùng, anh/chị thường ưu tiên lựa chọn
sản phẩm của quốc gia nào sau đây?
o Nhật Bản
o Trung Quốc
o Hàn Quốc
o Châu Âu
o Mỹ
o Quốc gia khác
25. Anh/chị có cảm nhận thế nào các sản phẩm của Hàn Quốc?
o Rất thích/ hài lòng
o Khá thích/ hài lòng
o Bình thường
o Không thích
o Hoàn toàn không thích
26. Anh/chị có sẵn sàng giới thiệu các sản phẩm của Hàn Quốc cho người khác
không?
o Rất sẵn sàng
o Khá sẵn sàng
o Bình thường
o Không sẵn sàng
o Hoàn toàn không sẵn sàng
27. Những nhận định về xã hội Hàn Quốc, theo anh/chị đâu là điều đúng nhất?
o Trọng gia đình, đề cao các giá trị truyền thống
o Trọng hình thức, bề ngoài
o Gia trưởng, phân biệt giới tính
o Phân biệt thứ bậc, địa vị xã hội
o Hội nhập, hiện đại, văn minh
28. Anh/chị có suy nghĩ rằng trong tương lai sẽ kết hôn với người Hàn Quốc hay
không?
o Chắc chắn là như vậy
o Cũng có thể
o Bình thường
o Không nghĩ đến
o Chắc chắn là không bao giờ
29. Thời gian gần đây, anh/chị có tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc trao đổi ý kiến
về các vần đề xã hội Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội thoại không?
o Rất thường xuyên
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 58
o Khá thường xuyên
o Bình thường
o Rất ít khi
o Chưa bao giờ
30. Theo anh/chị, món ăn nổi tiếng Hàn Quốc là gì?
o Susi
o Tokbokki
o Mì champong
o Takoyaki
31. Theo anh/chị, Hanbok là gì của Hàn Quốc?
o Võ thuật cổ truyền
o Bài hát dân ca
o Món ăn truyền thống
o Trang phục truyền thống
32. Anh/chị có biết Arirang là gì trong văn hóa Hàn Quốc không?
o Ẩm thực truyền thống
o Địa danh nổi tiếng
o Bài hát dân ca
o Quốc ca
33. Theo anh/chị, đâu là bộ phim do Hàn Quốc sản xuất?
o Go Go Squid
o Squad Game
o Squid Game
o Hunger Games
34. Theo anh/chị, nhóm nhạc nào sau đây không phải của Hàn Quốc?
o Black Pink
o NCT
o AKB48
o Dream Catcher
35. Anh/chị có biết nền giáo dục Hàn Quốc thuộc top mấy trên thế giới không?
o Xếp trong Top 10
o Xếp trong Top 20
o Xếp trong Top 30
o Xếp trong Top 40
36. Theo anh/chị, đâu là môn thể thao được yêu thích nhất tại Hàn Quốc?
o Bóng đá
o Taekwondo
o Bóng chày
o Golf
37. Anh/chị cảm nhận thế nào về ẩm thực của Hàn Quốc?
o Rất ngon
o Ngon
o Bình thường
o Không ngon
o Rất không ngon
38. Khoảng bao lâu anh/chị ăn món ăn Hàn Quốc một lần?
o 1 lần/tháng
o 2 lần/tháng
o 3 lần/tháng
o 4 lần/tháng
o Chưa bao giờ ăn

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 59
39. Anh/chị cảm nhận phong cách trang điểm và thời trang của người Hàn Quốc như
thế nào?
o Rất đẹp và sành điệu
o Đẹp và sành điệu
o Bình thường
o Không đẹp
o Rất không đẹp, phản cảm
40. Anh/chị có hay học theo cách trang điểm, thời trang của người Hàn Quốc không?
o Rất thường xuyên
o Thường xuyên
o Thỉnh thoảng
o Rất hiếm khi
o Chưa bao giờ
41. Anh/chị từng có suy nghĩ sẽ sang Hàn Quốc làm phẫu thuật thẩm mỹ không?
o Rất muốn
o Muốn
o Bình thường
o Không muốn
o Rất không muốn
42. Anh/chị thường nghe nhạc K-pop không?
o Rất thường xuyên
o Thường xuyên
o Thỉnh thoảng
o Rất hiếm khi
o Chưa bao giờ
43. Anh/chị cảm thấy âm nhạc K-pop như thế nào?
o Rất hay
o Hay
o Bình thường
o Không hay
o Rất không hay
44. Anh/chị có thiện cảm với tiếng Hàn không?
o Rất thiện cảm
o Thiện cảm
o Bình thường
o Không thiện cảm
o Rất không thiện cảm
45. Anh/chị cho rằng việc học tiếng Hàn có giúp ích cho việc tiến thân của bạn hay
không?
o Rất có ích
o Có ích
o Bình thường
o Không có ích
o Rất không có ích
46. Anh/chị có quan tâm và có kế hoạch học ngôn ngữ - văn hóa Hàn Quốc trong
tương lai không?
o Rất quan tâm, đã học ngôn ngữ - văn hóa Hàn Quốc
o Quan tâm, đã có kế hoạch
o Bình thường, chưa có kế hoạch
o Không quan tâm
o Hoàn toàn không quan tâm

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 60
47. Anh/chị đã từng tham gia hoặc tìm hiểu hội thảo du học Hàn Quốc chưa?
o Rất quan tâm và luôn tham gia
o Quan tâm và đã tham gia
o Bình thường và có thể sẽ tham gia
o Không quan tâm
o Hoàn toàn không quan tâm
48. Anh/chị có thiện cảm với người Hàn Quốc hay không?
o Rất thiện cảm
o Thiện cảm
o Bình thường
o Không thiện cảm
o Rất không thiện cảm
49. Anh/chị có muốn kết bạn với người Hàn Quốc hay không?
o Rất muốn
o Muốn
o Bình thường
o Không muốn
o Rất không muốn
50. Thời gian gần đây, anh/chị có tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc trao đổi ý kiến
về các vần đề văn hóa – giáo dục Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong cuộc hội
thoại không?
o Rất thường xuyên
o Khá thường xuyên
o Bình thường
o Rất ít khi
o Chưa bao giờ
51. Theo anh/chị, các triều đại nào sau đây là triều đại cổ xưa của Hàn Quốc?
o Goguryo, Baekje, nhà Minh
o Nhà Thanh, Chosun, Baekje
o Goguryo, Baekje, Shilla
o Shilla, nhà Hán, nhà Minh
52. Anh/chị có biết chiến tranh Triều Tiên kết thúc từ năm nào không?
o 1958
o 1953
o 1959
o 1954
53. Theo anh/chị, triều đại nào được xem là triều đại hưng thịnh nhất của Hàn Quốc?
o Goguryo
o Shilla
o Baekje
o Chosun
54. Anh/chị có biết Hàn Quốc thuộc vùng nào sau đây không?
o Trung Á
o Đông Nam Á
o Đông Á
o Bắc Á
55. Anh/chị có biết Hàn Quốc thuộc đới khí hậu nào sau đây?
o Nhiệt đới
o Ôn đới
o Hàn đới
o Cận ôn đới

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 61
56. Theo anh/chị, đâu là địa điểm du lịch ít nổi tiếng của Hàn Quốc?
o Đảo Jeju
o Chợ Myeongdong
o Đảo Nami
o Chợ Gwangjang
57. Anh/chị có quan tâm đến lịch sử của Hàn Quốc không?
o Rất quan tâm, đã từng tìm hiểu
o Có quan tâm
o Bình thường
o Không quan tâm
o Hoàn toàn không quan tâm
58. Bạn có quan tâm đến và có kế hoạch du lịch đến Hàn Quốc trong tương lai
không?
o Rất quan tâm, đã từng đi du lịch
o Quan tâm, đã có kế hoạch
o Bình thường, chưa có kế hoạch
o Chưa quan tâm
o Hoàn toàn không quan tâm
59. Mục đích chính khi bạn chọn du lịch Hàn Quốc là gì?
o Thời trang/ mỹ phẩm (mua sắm)
o Giải phẩu thẩm mỹ
o Ẩm thực
o Phong cảnh/ thời tiết
o Xem biểu diễn nghệ thuật
o Lễ hội truyền thống
60. Thời gian gần đây, anh/chị có tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc trao đổi ý kiến
về các vần đề lịch sử, địa lý, du lịch Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong cuộc
hội thoại không?
o Rất thường xuyên
o Khá thường xuyên
o Bình thường
o Rất ít khi
o Chưa bao giờ
61. Ngoài phim ảnh và âm nhạc thì khi nhắc tới Hàn Quốc anh/chị sẽ nghĩ đến những
điều gì sau đây?
o Là quốc gia xinh đẹp, có khí hậu mát mẻ và thắng cảnh đẹp
o Là quốc gia hiện đại, văn minh và giàu có
o Là quốc gia có lịch sử lâu đời và nền văn hóa truyền thống thú vị
o Là quốc gia có đang đối mặt với nhiều vấn đề xã hội (ô nhiễm, giàu –
nghèo, bất bình đẳng…)
62. Theo anh/chị, Hàn Quốc có phải là quốc gia đáng sống hay không?
o Rất đáng sống
o Khá đáng sống
o Bình thường
o Không đáng sống
o Rất không đáng sống
63. Dưới góc nhìn của anh/chị, Hàn Quốc với Việt Nam là gì?
o Là đất nước trợ giúp cho Việt Nam
o Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam
o Là đối tác, bạn bè thân thiện của Việt Nam
o Là đối thủ không thiện cảm

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 62
Trân trọng cảm ơn anh/chị đã cung cấp thông tin!

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 63
PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN NHÓM, PHỎNG VẤN SÂU
Đề tài: Đất nước Hàn Quốc từ góc nhìn của giới trẻ Việt Nam (Nghiên cứu tại
Trường Đại học Văn Hiến)
Những người tham gia phỏng vấn nhóm:
- Chủ tọa: 01 người (điều phối buổi phỏng vấn)
- Thư ký: 02 người (ghi chép và hỗ trợ ghi âm)
- Quan sát viên: 02 người (sắp xếp nơi ngồi, chụp hình, hỗ trợ ổn định và các
tình huống phát sinh)
Những người được phỏng vấn nhóm:
- Nhóm phỏng vấn gồm: 5 – 7 sinh viên, chia theo Khoa
- Mỗi nhóm gồm sinh viên các năm theo học, bao gồm giới tính nam – nữ
Một số lưu ý khi thực hiện phỏng vấn nhóm:
- Giới thiệu mục đích nghiên cứu và các cam kết bảo mật thông tin
- Khi ghi âm và chụp hình phải xin phép và được sự đồng ý
- Sắp chỗ ngồi hình tròn/ oval/ chữ U
- Đánh mã người được phỏng vấn theo thứ tự 1, 2, 3… để thuận lợi trong quá
trình ghi chép, gọi tên
- Trước khi thực hiện phỏng vấn, cho sinh viên giới thiệu về tên, khoa, ngành,
năm theo học
- Điều phối để đảm bảo tất cả người phát biểu/ nêu ý kiến; tiết giảm người nói
quá nhiều/ chi phối đến người khác; khơi gợi cho người ít nói phát biểu
- Khi nội dung thảo luận/ phỏng vấn mà người tham gia không hiểu, chủ tọa có
thể gợi ý thêm (dựa trên các câu hỏi trong bảng khảo sát) nhưng không
“mớm” câu trả lời
- Chọn nơi tổ chức phỏng vấn không bị các yếu tố bên ngoài làm gián đoạn/
ảnh hưởng
- Thời gian phỏng vấn khoảng 60 -> 90 phút.
Các nội dung cần thảo luận/ phỏng vấn nhóm
1. Khi nói đến đất nước Hàn Quốc, vấn đề các bạn biết/ hoặc quan tâm nhất
là gì?
2. Các bạn yêu/ không thích con người, đất nước Hàn Quốc ở điểm nào? Vì
sao?
3. Dưới quan điểm của các bạn, Hàn Quốc đối với Việt Nam là gì?
4. Theo bạn, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có ảnh hưởng đến cá
nhân bạn không? Ảnh hưởng cụ thể về vấn đề gì?
5. Các bạn mong muốn/ nguyện vọng hoặc kỳ vọng gì liên quan đến đất
nước Hàn Quốc và mối quan hệ giữa Hàn Quốc - Việt Nam hiện nay và
trong tương lai?
Các nội dung phỏng vấn sâu cá nhân (theo hình thức gửi câu hỏi hoặc phỏng vấn
trực tiếp):

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 64
1. Bạn có quan tâm đến quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam
hiện nay không? Nếu có, xin nói cụ thể về mức độ quan tâm của bạn.
2. Theo bạn, mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam có quan
trọng không? Vì sao?
3. Bạn nghĩ rằng mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có ảnh hưởng
như thế nào đối với cả hai quốc gia và khu vực?
4. Theo bạn, mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam có thể ảnh
hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn không? Nếu có, thì ảnh hưởng
như thế nào, hãy nêu ý kiến của bạn.
5. Thời gian gần đây, bạn có theo dõi thông tin về các hoạt động chính trị và
ngoại giao của Hàn Quốc với Việt Nam và thế giới không? Nếu có, thì
theo dõi trên kênh nào, ứng dụng mạng xã hội nào?
6. Thời gian gần đây, bạn có tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc trao đổi ý
kiến về quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam trên mạng xã hội
hoặc trong cuộc hội thoại không? Nếu có, là kênh nào, group nào? Thảo
luận về điều gì?
7. Khi nói về kinh tế Hàn Quốc trong đầu bạn hiện lên điều gì đầu tiên? Hãy
nói lí do.
8. Theo bạn, hiện nay kinh tế Hàn Quốc mạnh nhất về lĩnh vực nào?
9. Bạn có biết Hàn Quốc là quốc gia đứng thứ mấy về đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam hiện nay không?
10. Theo bạn, xã hội Hàn Quốc hiện nay đang đối mặt với vấn đề nan giải nào
nhất? Hãy nói hiểu biết của bản thân về vấn đề đó.
11. Bạn nghĩ là nguời Hàn Quốc hiện tại có cảm thấy hạnh phúc không? Vì
sao, hãy nói cụ thể về hiểu biết hoặc quan sát của bạn.
12. Bạn thấy đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam có giúp ích cho sự phát triển
của kinh tế Việt Nam hay không? Nếu có, giúp ích như thế nào? Lĩnh vực
gì? (VD: thị trường, tiêu thụ, việc làm, công nghệ)
13. Sau khi tốt nghiệp, bạn có mong muốn lựa chọn làm việc tại các công ty
Hàn Quốc không? Nếu có, thì bạn muốn làm việc trong công ty Hàn Quốc
như thế nào, lĩnh vực gì, và mức lương khởi điểm anh/chị mong muốn.
14. Bạn nghĩ nếu làm việc ở công ty Hàn Quốc, anh/chị có được điều kiện làm
việc (lương, phúc lợi, thưởng…) tốt hơn đi làm ở công ty khác hay không?
Kể hiểu biết hay kinh nghiệm của bạn.
15. Bạn có đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ nào của Hàn Quốc hay không.
Kể tên, thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ của Hàn Quốc hiện bạn đang
sử dụng. Xin cho biết cảm nhận về sản phẩm đó.
16. Anh/chị đã từng hoặc đang dự định giới thiệu các sản phẩm của Hàn
Quốc cho người khác không? Nếu có là sản phẩm gì? Và giới thiệu cho ai
sử dụng?
17. Bạn nghĩ tính cách đặc trưng nhất của người Hàn Quốc là gì? Vì sao có
suy nghĩ đó về tính cách người Hàn Quốc (Ví dụ: qua trải nghiệm, tiếp xúc
trực tiếp, xem phim, …)
18. Bạn nhìn nhận thế nào về hôn nhân Hàn-Việt, lí do. Bạn ủng hộ hay phản
đối (hay trung lập) việc kết hôn với người Hàn.

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 65
19. Bạn có đồng ý kết hôn với người Hàn nếu gặp được đối tượng phù hợp
không? Hay sẽ không đồng ý (vì lí do cách biệt ngôn ngữ, văn hóa, địa
lý, ...)?
20. Bạn hãy kể tên vài món ăn Hàn Quốc bạn thích. Bạn từng ăn món nào?
Cảm giác ra sao? Ăn với ai và ở đâu? Bao lâu ăn món Hàn Quốc 1 lần?
Món ăn Hàn Quốc đối với bạn có đắt tiền không?
21. Bạn thấy giới trẻ Việt Nam thích ẩm thức Hàn Quốc không? Nói cụ thể về
những gì bạn thấy (VD: thấy bạn bề cùng đi ăn, nấu món Hàn Quốc,…)
22. Bạn có thần tượng ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc, nhóm nhạc nào? Hãy nêu
cụ thể tên của ca sĩ, diễn viên, nhóm nhạc đó. Bạn đã thần tượng bao lâu
rồi? Có tham gia fanclub không?
23. Bạn có thích K-pop không? Nếu có, bài hát K-pop yêu thích của bạn là gì?
24. Bạn từng học Taekwondo chưa? Bạn có từng xem biểu diễn Taekwondo
không?
25. Bạn thấy Hàn Quốc có thế mạnh về môn thể thao nào? Hãy nói hiểu biết
của bạn.
26. Bạn có hay học hỏi theo cách trang điểm, thời trang của người Hàn Quốc
không? Nếu có, hãy miêu tả chi tiết cách bạn học hỏi theo phong cách
trang điểm, thời trang của Hàn Quốc.
27. Bạn có đang học tiếng Hàn không? Nếu có thì bạn học như là chuyên
ngành hay học thêm ở trung tâm? Bạn có cho rằng việc học tiếng Hàn có
giúp ích cho việc tiến thân của bạn hay không?
28. Bạn có quan tâm và có kế hoạch học ngôn ngữ - văn hóa Hàn Quốc trong
tương lai không? Nếu có, xin nêu cụ thể kế hoạch hoặc dự định của bạn.
29. Bạn có thiện cảm với người Hàn Quốc hay không? Vì sao?
30. Kể về một người Hàn Quốc bạn từng tiếp xúc khiến bạn có thiện cảm và
một người Hàn Quốc từng khiến bạn có ác cảm. (Xin kể chi tiết)
31. Kể tên địa điểm du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc mà bạn biết. Bạn đã từng
du lịch đến Hàn Quốc chưa, nếu có thì bạn đã đi đến đâu?
32. Bạn có kế hoạch đi du lịch Hàn Quốc trong năm 2024 không? Xin nói cụ
thể về dự định của bạn.
33. Bạn có biết về việc lính Hàn Quốc được cử đến Việt Nam tham chiến giai
đoạn 1964-1973 hay không? Nếu có, thì cảm nhận của bạn về việc đó
như thế nào? (VD: người Hàn Quốc cần trả giá và bù đắp thiệt hại cho
người Việt Nam, hoặc đó là quá khứ đã qua, không mấy bận tâm, ...)
34. Bạn nghĩ Hàn Quốc là đất nước hiếu chiến hay ưa chuộng hoà bình, vì
sao bạn có ấn tượng như vậy?
35. Thời gian gần đây, anh/chị có tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc trao
đổi ý kiến về lịch sử, địa lý, du lịch Hàn Quốc trên mạng xã hội hoặc trong
các cuộc hội thoại không? Nếu có thì khi nào, kênh nào, bàn về nội dung
gì?
36. Khi nhắc tới Hàn Quốc anh/chị sẽ nghĩ đến hình ảnh nào đầu tiên?
37. Khi nói đến đất nước Hàn Quốc, vấn đề các bạn biết/ hoặc quan tâm nhất
là gì?
38. Các bạn yêu thích/ không thích con người, đất nước Hàn Quốc ở điểm
nào? Vì sao?

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 66
39. Dưới quan điểm của các bạn, Hàn Quốc đối với Việt Nam là gì?
40. Các bạn mong muốn/ nguyện vọng hoặc kỳ vọng gì liên quan đến đất
nước Hàn Quốc và mối quan hệ giữa Hàn Quốc - Việt Nam hiện nay và
trong tương lai?

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 67
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN 2 BIẾN
1. Câu 1 và câu 10

Giới tính
Nam Nữ Khác
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Rất quan tâm 254 24.6% 841 23.2% 8 27.6%
Khá quan tâm 259 25.1% 1067 29.4% 6 20.7%
Có quan tâm đến Bình thường 450 43.6% 1557 42.9% 10 34.5%
quan hệ ngoại giao Không quan
51 4.9% 141 3.9% 2 6.9%
giữa Hàn Quốc và tâm
Việt Nam Rất không quan
19 1.8% 22 0.6% 3 10.3%
tâm
Tổng 1033 100.0% 3628 100.0% 29 100.0%

2. Câu 1 và câu 22

Giới tính
Nam Nữ Khác
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Rất mong muốn 273 26.4% 1113 30.7% 9 31.0%
Mong muốn 247 23.9% 1000 27.6% 5 17.2%
Có mong muốn lựa
Bình thường 406 39.3% 1215 33.5% 11 37.9%
chọn làm việc tại
Không muốn 88 8.5% 255 7.0% 3 10.3%
các công ty Hàn
Hoàn toàn không
Quốc không 19 1.8% 45 1.2% 1 3.4%
muốn
Tổng 1033 100.0% 3628 100.0% 29 100.0%

3. Câu 1 và câu 25

Giới tính
Nam Nữ Khác
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Có cảm nhận thế Rất thích/ hài
305 29.5% 1477 40.7% 10 34.5%
nào các sản phẩm lòng
của Hàn Quốc Khá thích/ hài
409 39.6% 1523 42.0% 10 34.5%
lòng
Bình thường 296 28.7% 565 15.6% 6 20.7%
Không thích 12 1.2% 42 1.2% 2 6.9%
Hoàn toàn 11 1.1% 21 0.6% 1 3.4%
không thích

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 68
Tổng 1033 100.0% 3628 100.0% 29 100.0%

4. Câu 1 và câu 28

Giới tính
Nam Nữ Khác
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Chắc chắn là
131 12.7% 292 8.0% 3 10.3%
Có suy nghĩ rằng như vậy
trong tương lai sẽ Có thể 254 24.6% 890 24.5% 8 27.6%
kết hôn với người Bình thường 264 25.6% 822 22.7% 4 13.8%
Hàn Quốc hay Không nghĩ đến 315 30.5% 1363 37.6% 8 27.6%
không Không bao giờ 69 6.7% 261 7.2% 6 20.7%
Tổng 1033 100.0% 3628 100.0% 29 100.0%

5. Câu 1 và câu 44

Giới tính
Nam Nữ Khác
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Rất thiện có 268 25.9% 1364 37.6% 11 37.9%
Khá thiện cảm 314 30.4% 1327 36.6% 7 24.1%
Bình thường 403 39.0% 875 24.1% 10 34.5%
Có thiện cảm với Không thiện
34 3.3% 35 1.0% 0 0.0%
tiếng Hàn không cảm
Rất không
14 1.4% 27 0.7% 1 3.4%
thiện cảm
Tổng 1033 100.0% 3628 100.0% 29 100.0%

6. Câu 1 và câu 49

Giới tính
Nam Nữ Khác
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Rất muốn 285 27.6% 1052 29.0% 9 31.0%
Muốn 325 31.5% 1301 35.9% 10 34.5%
Có muốn kết bạn bình thường 373 36.1% 1154 31.8% 8 27.6%
với người Hàn Không muốn 29 2.8% 85 2.3% 0 0.0%
Quốc Rất không mong
21 2.0% 36 1.0% 2 6.9%
muốn
Tổng 1033 100.0% 3628 100.0% 29 100.0%

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 69
7. Câu 1 và câu 58

Giới tính
Nam Nữ Khác
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Rất quan tâm, đã
172 16.7% 391 10.8% 8 27.6%
từng đi du lịch
Quan tâm, đã có
248 24.0% 1350 37.2% 9 31.0%
có Quan tâm đến kế hoạch
và có kế hoạch du Bình thường, chưa
499 48.3% 1684 46.4% 10 34.5%
lịch đến Hàn Quốc có kế hoạch
trong tương lai Chưa quan tâm 87 8.4% 168 4.6% 1 3.4%
Rất không quan
27 2.6% 35 1.0% 1 3.4%
tâm
Tổng 1033 100.0% 3628 100.0% 29 100.0%

8. Câu 1 và câu 62

Giới tính
Nam Nữ Khác
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Rất đáng sống 240 23.2% 768 21.2% 8 27.6%
Khá đáng sống 330 31.9% 1378 38.0% 8 27.6%
Bình thường 404 39.1% 1350 37.2% 9 31.0%
La quốc gia đáng Không đáng
33 3.2% 91 2.5% 3 10.3%
sống sống
Rất không đáng
26 2.5% 41 1.1% 1 3.4%
sống
Tổng 1033 100.0% 3628 100.0% 29 100.0%

9. Câu 1 và câu 63

Giới tính
Nam Nữ Khác
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Dưới góc nhìn của Là đất nước trợ
173 16.7% 546 15.0% 6 20.7%
anh/chị, mối quan giúp cho Việt Nam
hệ Hàn Quốc với Đối thủ cạnh tranh 97 9.4% 141 3.9% 1 3.4%
Việt Nam là của Việt Nam

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 70
Là đối tác, bạn bè
thân thiện của Việt 729 70.6% 2886 79.5% 20 69.0%
Nam
Là đối thủ không
34 3.3% 55 1.5% 2 6.9%
thiện cảm
Tổng 1033 100.0% 3628 100.0% 29 100.0%

10. Câu 2 và câu 10

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số lượng % Số lượng %
Rất quan tâm 285 39.2% 816 20.7%
Khá quan tâm 268 36.9% 1061 26.9%
Có quan tâm đến quan Bình thường 167 23.0% 1846 46.7%
hệ ngoại giao giữa Hàn Không quan tâm 7 1.0% 184 4.7%
Quốc và Việt Nam Rất không quan
0 0.0% 43 1.1%
tâm
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

11. Câu 2 và câu 22

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số lượng % Số lượng %
Rất mong muốn 525 72.2% 868 22.0%
Mong muốn 162 22.3% 1088 27.5%
Có mong muốn lựa
Bình thường 35 4.8% 1591 40.3%
chọn làm việc tại các
Không muốn 4 0.6% 340 8.6%
công ty Hàn Quốc
Hoàn toàn không
không 1 0.1% 63 1.6%
muốn
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

12. Câu 2 và câu 25

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số lượng % Số lượng %
Có cảm nhận thế nào Rất thích/ hài lòng 406 55.8% 1384 35.0%
các sản phẩm của Hàn Khá thích/ hài lòng 287 39.5% 1651 41.8%
Quốc Bình thường 30 4.1% 832 21.1%
Không thích 3 0.4% 53 1.3%

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 71
Hoàn toàn không
1 0.1% 30 0.8%
thích
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

13. Câu 2 và câu 28

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số lượng % Số lượng %
Chắc chắn là như
44 6.1% 380 9.6%
vậy
Có suy nghĩ rằng trong
Có thể 269 37.0% 882 22.3%
tương lai sẽ kết hôn với
Bình thường 171 23.5% 916 23.2%
người Hàn Quốc hay
Không nghĩ đến 207 28.5% 1474 37.3%
không
Không bao giờ 36 5.0% 298 7.5%
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

14. Câu 2 và câu 44

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số lượng % Số lượng %
Rất thiện có 459 63.1% 1181 29.9%
Khá thiện cảm 214 29.4% 1432 36.3%
Bình thường 50 6.9% 1232 31.2%
Có thiện cảm với tiếng
Không thiện cảm 3 0.4% 65 1.6%
Hàn không
Rất không thiện
1 0.1% 40 1.0%
cảm
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

15. Câu 2 và câu 49

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số lượng % Số lượng %
Rất muốn 338 46.5% 1007 25.5%
Muốn 290 39.9% 1343 34.0%
Bình thường 89 12.2% 1440 36.5%
Có muốn kết bạn với
Không muốn 8 1.1% 104 2.6%
người Hàn Quốc
Rất không mong
2 0.3% 56 1.4%
muốn
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 72
16. Câu 2 và câu 58

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số % Số lượng %
lượng
Rất quan tâm, đã từng
83 11.4% 488 12.4%
đi du lịch
Quan tâm, đã có kế
Có quan tâm đến và 469 64.5% 1137 28.8%
hoạch
có kế hoạch du lịch
Bình thường, chưa có
đến Hàn Quốc trong 166 22.8% 2017 51.1%
kế hoạch
tương lai
Chưa quan tâm 4 0.6% 251 6.4%
Rất không quan tâm 5 0.7% 57 1.4%
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

17. Câu 2 và câu 59

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số % Số lượng %
lượng
Thời trang/ mỹ phẩm
118 16.2% 810 20.5%
(mua sắm)
Giải phẩu thẩm mỹ 10 1.4% 160 4.1%
ẩm thực 162 22.3% 1268 32.1%
Mục đích chính khi bạn
phong cảnh/ thời tiết 353 48.6% 1360 34.4%
chọn du lịch Hàn Quốc
Xem biểu diễn nghệ
58 8.0% 236 6.0%
thuật
lễ hội truyền thống 26 3.6% 116 2.9%
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

18. Câu 2 và câu 62

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số lượng % Số lượng %
Là quốc gia đáng Rất đáng sống 213 29.3% 802 20.3%
sống Khá đáng sống 311 42.8% 1402 35.5%
Bình thường 188 25.9% 1569 39.7%
Không đáng sống 11 1.5% 115 2.9%

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 73
Rất không đáng
4 0.6% 62 1.6%
sống
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

19. Câu 2 và câu 63

HQH và ngành khác


Ngành Hàn Quốc Học Các ngành khác trong
Trường
Số % Số lượng %
lượng
Là đất nước trợ giúp
94 12.9% 628 15.9%
cho Việt Nam
Đối thủ cạnh tranh của
Dưới góc nhìn của 10 1.4% 226 5.7%
Việt Nam
anh/chị, mối quan hệ
Là đối tác, bạn bè thân
Hàn Quốc với Việt 622 85.6% 3007 76.1%
thiện của Việt Nam
Nam là
Là đối thủ không thiện
1 0.1% 89 2.3%
cảm
Tổng 727 100.0% 3950 100.0%

20. Câu 3 và câu 10

Năm học
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4 Total
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
Rất quan tâm 851 23.9% 252 22.4% 1103 23.5%
Khá quan tâm 1027 28.8% 305 27.1% 1332 28.4%
Có quan tâm đến
Bình thường 1523 42.7% 494 44.0% 2017 43.0%
quan hệ ngoại giao
Không quan
giữa Hàn Quốc và 137 3.8% 57 5.1% 194 4.1%
tâm
Việt Nam
Rất không quan
28 0.8% 16 1.4% 44 0.9%
tâm

21. Câu 3 và câu 22

Năm học
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4
Số lượng % Số lượng %
Có mong muốn lựa chọn Rất mong muốn 1061 29.8% 334 29.7%
làm việc tại các công ty Mong muốn 962 27.0% 290 25.8%
Hàn Quốc không Bình thường 1228 34.4% 404 35.9%
Không muốn 266 7.5% 80 7.1%

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 74
Hoàn toàn không
49 1.4% 16 1.4%
muốn
Tổng 3566 100.0% 1124 100.0%

22. Câu 3 và câu 25

Năm học
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4
Số lượng % Số lượng %
Rất thích/ hài lòng 1401 39.3% 391 34.8%
Khá thích/ hài lòng 1453 40.7% 489 43.5%
Có cảm nhận thế nào Bình thường 642 18.0% 225 20.0%
các sản phẩm của Hàn Không thích 43 1.2% 13 1.2%
Quốc Hoàn toàn không
27 0.8% 6 0.5%
thích
Tổng 3566 100.0% 1124 100.0%

23. Câu 3 và câu 28

Năm học
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4
Số lượng % Số lượng %
Chắc chắn là như
334 9.4% 92 8.2%
vậy
có Suy nghĩ rằng trong
Có thể 921 25.8% 231 20.6%
tương lai sẽ kết hôn với
Bình thường 793 22.2% 297 26.4%
người Hàn Quốc hay
Không nghĩ đến 1278 35.8% 408 36.3%
không
Không bao giờ 240 6.7% 96 8.5%
Tổng 3566 100.0% 1124 100.0%

24. Câu 3 và câu 44

Năm học
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4
Số lượng % Số lượng %
Rất muốn 1063 29.8% 283 25.2%
Muốn 1266 35.5% 370 32.9%
Bình thường 1108 31.1% 427 38.0%
Có muốn kết bạn với
Không muốn 83 2.3% 31 2.8%
người Hàn Quốc
Rất không mong
46 1.3% 13 1.2%
muốn
Tổng 3566 100.0% 1124 100.0%

25. Câu 3 và câu 49

Năm học
ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 75
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4
Số lượng % Số lượng %
Rất muốn 1063 29.8% 283 25.2%
Muốn 1266 35.5% 370 32.9%
Bình thường 1108 31.1% 427 38.0%
Có muốn kết bạn với
Không muốn 83 2.3% 31 2.8%
người Hàn Quốc
Rất không mong
46 1.3% 13 1.2%
muốn
Tổng 3566 100.0% 1124 100.0%

26. Câu 3 và câu 58

Năm học
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4
Số % Số %
lượng lượng
Rất quan tâm, đã từng
436 12.2% 135 12.0%
đi du lịch
Quan tâm, đã có kế
Có quan tâm đến và có 1240 34.8% 367 32.7%
hoạch
kế hoạch du lịch đến
Bình thường, chưa có
Hàn Quốc trong tương 1651 46.3% 542 48.2%
kế hoạch
lai
chưa quan tâm 197 5.5% 59 5.2%
rất không quan tâm 42 1.2% 21 1.9%
Tổng 3566 100.0% 1124 100.0%

27. Câu 3 và câu 59

Năm học
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4
Số % Số %
lượng lượng
Thời trang/ mỹ phẩm
707 19.8% 222 19.8%
(mua sắm)
Giải phẩu thẩm mỹ 127 3.6% 44 3.9%
ẩm thực 1117 31.3% 316 28.1%
Mục đích chính khi bạn
phong cảnh/ thời tiết 1277 35.8% 441 39.2%
chọn du lịch Hàn Quốc
Xem biểu diễn nghệ
230 6.4% 66 5.9%
thuật
lễ hội truyền thống 108 3.0% 35 3.1%
Tổng 3566 100.0% 1124 100.0%

28. Câu 3 và câu 62

Năm học

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 76
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4
Số lượng % Số lượng %
Rất đáng sống 812 22.8% 204 18.1%
Khá đáng sống 1327 37.2% 389 34.6%
Bình thường 1275 35.8% 488 43.4%
Là quốc gia đáng sống Không đáng sống 95 2.7% 32 2.8%
Rất không đáng
57 1.6% 11 1.0%
sống
Tổng 3566 100.0% 1124 100.0%

29. Câu 3 và câu 63

Năm học
Năm 1 và 2 Năm 3 và 4
Số % Số %
lượng lượng
Là đất nước trợ giúp
557 15.6% 168 14.9%
cho Việt Nam
Đối thủ cạnh tranh của
Dưới góc nhìn của 178 5.0% 61 5.4%
Việt Nam
anh/chị, mối quan hệ
Là đối tác, bạn bè thân
Hàn Quốc với Việt Nam 2758 77.3% 877 78.0%
thiện của Việt Nam

Là đối thủ không thiện
73 2.0% 18 1.6%
cảm
Tổng 3566 100.0% 1124 100.0%

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU/ KHẢO SÁT BẰNG CÂU HỎI MỞ
Nội dung này vì quá nhiều thông tin nên sẽ chép file qua USB đính kèm với báo cáo
này:
- 40 câu hỏi mở
- 248 trường hợp được khảo sát

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 77
PHỤ LỤC 5: HÌNH ẢNH VỀ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN

Ngày 27/06/2023: Lãnh sự Kim Mi Yeon phổ biến về dự án nghiên cứu

Ngày 04/08/2023: VHU chính thức tiếp nhận dự án từ Lãnh sự quán

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 78
Ngày 14/08/2023: Thành lập nhóm nghiên cứu của VHU

Ngày 21/08/2023: Họp buổi đầu tiên về tổng quan dự án

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 79
Ngày 28/08/2023: Họp bàn kế hoạch triển khai chi tiết dự án nghiên cứu

Ngày 31/08/2023: Nhóm nghiên cứu họp làm bảng hỏi và bảng phỏng vấn sâu

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 80
Ngày 22/12/2023: Họp về xử lý số liệu định lượng

Phỏng vấn sinh viên ngày 22/12/2023

ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC TỪ GÓC NHÌN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM 81
REPORT SURVEY
THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON
SOUTH KOREA
(A SURVEY OF STUDENTS AT VAN HIEN UNIVERSITY)

2023

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 81


Conducted by faculty lectures of THE DEPARTMENT OF ORIENTAL STUDIES
VAN HIEN UNIVERSITY

Prof. Le Si Hai, Project Leader M.A. Le Dang Tuong Vy, Team Member
M.A. Cao Thuy Oanh, Coordinator M.A. Dang Thi Dieu Linh, Team Member
M.A. Chenh Cao Ngoc Linh, Team M.A. Luu Nhue Bang, Team Member
Member
M.A. Nguyen Duy Hai, Team Member M.A. Baek Myeongjin, Team Member
M.A. Nguyen Hong Nhung, Team Students of the Korean Studies
Member Department, Collaborators

Advisor: ASSOC. PROF. NGUYEN MINH DUC


Principal of Van Hien University

The project is sponsored by: CONSULATE GENERAL OF THE REPUBLIC OF


KOREA IN HO CHI MINH CITY
Advisor: Mr. Shin Choong Il - Consul General of Korea
Coordinator: Ms. Kim Mi Yeon - Korean Consul

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 82


Contents
PART I – INTRODUCTION............................................................................................
PART II – SURVEY RESULTS.......................................................................................
1. INFORMATION ABOUT SURVEY PARTICIPANTS................................................
2. ASSESSMENT OF SOUTH KOREA'S DIPLOMACY AND POLITICS....................
3. ASSESSMENT OF SOUTH KOREA’S ECONOMY AND SOCIETY.......................
4. ASSESSMENT OF SOUTH KOREAN CULTURE AND EDUCATION..................106
5. ASSESSMENT OF THE HISTORY, GEOGRAPHY, AND TOURISM OF SOUTH
KOREA..................................................................................................................... 120
6. GENERAL EVALUATION OF SOUTH KOREA.....................................................127
PART III – RECOMMENDATIONS...............................................................................132
REFERENCES.............................................................................................................137
APPENDIX................................................................................................................... 139

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 83


PART I – INTRODUCTION
Vietnam and Republic of Korea (South Korea) established diplomatic relations in
1992. After 30 years, by 2022, the relationship between Vietnam and South Korea
has elevated to a comprehensive strategic partnership. South Korea consistently
holds the position of the largest foreign direct investment (FDI) partner in Vietnam
[27], and it is the country with the largest number of Vietnamese laborers worldwide
[27]. Alongside its cultural diplomacy policy, the “Hallyu” (Korean Wave) with cultural
exchange programs, arts, films, cuisine, etc., is increasingly popular in Vietnam [2].
With similarities in history and culture, Vietnam is an attractive destination for Korean
tourists [28]. South Korea also attracts many Vietnamese students, ranking second
among countries with the highest number of international students in South Korea
[29].
With such impressive achievements from the comprehensive strategic partnership
between Vietnam and South Korea, the question arises: What is the perspective of
today's youth, especially students, towards South Korea?
With the consent of the Executive Board of Van Hien University and the Consulate
General of South Korea in Ho Chi Minh City, we conducted the research project
“South Korea from the Perspective of Vietnamese Youth (A Study at Van Hien
University)”to find answers to the above question.
This study focuses on analyzing and evaluating the level of awareness, attitudes,
and behaviors of Vietnamese youth towards South Korea in various aspects:
diplomatic-political, economic-social, cultural-educational, historical-geographical-
touristic. From the research results, the project analyzes the strengths, weaknesses,
and competitive ability of South Korea in Vietnam for the future.
The study surveyed 4,690 students, conducted in-depth interviews with 248 students
(30 students were interviewed face-to-face), and interviewed 10 groups of students
studying at Van Hien University. The survey results were processed using SPSS for
Windows (Statistical Package for the Social Sciences), followed by statistical
analysis and interpretation.
The research results will be transferred to the Consulate General of South Korea in
Ho Chi Minh City, published in reputable scientific journals, and simultaneously
edited and translated into Korean to serve training activities related to social
sciences in general and Oriental studies, International Relations, and Korean studies
in particular.
Future research directions may include expanding the survey nationwide to reflect a
more diverse perspective of Vietnamese youth towards South Korea. From the
research results, policies can be formulated to foster sustainable development in the
relationship between Vietnam and South Korea in the new era, bringing practical
benefits to the youth of both countries and contributing to regional and global
prosperity.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 84


THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 85
PART II – SURVEY RESULTS

1. INFORMATION ABOUT SURVEY PARTICIPANTS


1.1. Gender
The survey was conducted on 4,690 students at Van Hien University, with females
comprising the majority at 3,628 students (77.4%), males accounting for 22%, and
other genders (unidentified) making up 0.6% of the survey sample (see Table 1.1).

Table 1.1. Gender


Cumulative
Quantity Percentage (%)
Percentage (%)
Female 1.033 22 22
Male 3.628 77,4 99,4
Gender
Other 29 0,6 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

1.2. Majors
The survey was conducted across all 10 faculties at Van Hien University. The results
indicate that the group of majors “economics - management – tourism” had the
highest number of participating students (2,108 students, accounting for 44.9%). The
group of majors related to Korean studies had 727 participating students (15.5%),
while the remaining students came from other majors (see Table 1.2).

Bảng 1.2. Classified according to students' majors


Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Korean Studies 727 15,5 15,5
Social Sciences and Humanities -
786 16,8 32,3
Communication
Foreign Languages and Cultures 721 15,4 47,6
Field
Economics - Management - Tourism 2.108 44,9 92,6
Group
Engineering - Technology 288 6,1 98,7
Health 47 1 99,7
Arts 13 0,3 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

1.3. Academic Year


In the survey sample, the majority of students were in their first and second years
(comprising 76% of the sample), while 24% were in their third and final years.
Particularly, first-year students (enrolled in September 2023) showed significant

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 86


interest in the survey, with 2,259 students participating, accounting for 48.2% (see
Table 1.3).

Table 1.3. Classified according to their academic level


Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Freshmen (First-year
2.259 48,2 48,2
students)
Sophomores (Second-year
1.307 27,9 76
Academic students)
level Juniors (Third-year students) 838 17,9 93,9
Seniors (Fourth-year
286 6,1 100
students)
Tổng 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

1.4. Place of Residence Before Attending University


The surveyed students hail from various provinces and cities across the country,
although the majority are concentrated mainly in Ho Chi Minh City (23.1%) and
southern provinces (50%). The number of students from central and Central
Highlands provinces accounts for 25.8%, while a smaller proportion comes from
northern provinces, ranging from Thanh Hoa and beyond (see Table 1.4).

Bảng 1.4. Classifying students based on their previous place of residence before enrolling
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Ho Chi Minh City 1.083 23,1 23,1
Northern Provinces 51 1,1 24,2
Provinces/
Central - Central Highlands Provinces 1.209 25,8 50
cities
Southern Provinces 2.347 50 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

In summary, the personal information of the study sample aligns well with the overall
population, thus representing the students of Van Hien University, characterized by
the following features: predominantly female students (77.4%); a high proportion of
students majoring in economics, management, and tourism (44.9%), with Korean
Studies majors accounting for 15.5%; predominantly first and second-year students
(76%); and a majority of students hailing from southern provinces and Ho Chi Minh
City (73.1%).
2. ASSESSMENT OF SOUTH KOREA'S DIPLOMACY AND POLITICS
2.1. Understanding of South Korea's Diplomacy and Politics

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 87


In 2022, the Vietnamese media consistently reported on the event marking the
elevation of Vietnam and South Korea’s relationship to a “comprehensive strategic
partnership” after 30 years of diplomatic ties. Therefore, survey results show that
70.6% of students accurately knew about the establishment of diplomatic relations
between South Korea and Vietnam in 1992. However, nearly 30% did not accurately
recall the timeframe when Vietnam and South Korea established diplomatic relations
(see Table 2.1).

Bảng 2.1. Establishment Year of South Korea - Vietnam Diplomatic Relations


Cumulative Percentage
Quantity Percentage %
(%)
1990 622 13,3 13,3
1991 404 8,6 21,9
Year 1992 3.311 70,6 92,5
1993 353 7,5 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Regarding the current political situation on the Korean Peninsula, all students are
aware that South Korea and North Korea are two separate countries. However, the
ongoing situation on the Korean Peninsula is not clearly understood by the students.
Survey results indicate that 46.2% of students are aware that the relationship
between South Korea and North Korea is currently in a “ceasfire”, 17.1% are
unaware, and notably, 28.4% believe that the two countries are in a “peaceful” state
(see Figure 2.1).

Pie chart 2.1. Understanding of students about the relationship be-


tween South Korea and North Korea.
17.1

8.3
46.2

28.4

Ceasfire Peaceful War Unknown

Source: Survey results of the project (12/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 88


When asked about “Which international organizations is South Korea currently a
member of?”, the results indicate that up to 65% of students are not accurately
aware of South Korea’s membership in any specific organization. However, 35% of
students accurately know that South Korea is a member of the G20 group. A
considerable proportion (42.1%) of students mistakenly believe that South Korea
belongs to ASEAN, while some others believe it belongs to the G7, NATO, among
others (see Table 2.2).

Table 2.2. Korea is a member of the following organizations


Cumulative Percentage
Quantity Percentage %
(%)
NATO 779 16,6 16,6
G7 291 6,2 22,8
Organizations G20 1.645 35,1 57,9
ASEAN 1.975 42,1 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The survey also assessed the understanding of student of South Korea’s politics
through questions about the “official president”and “political system”. The survey
results show that the majority of students accurately know the name of the current
President of South Korea, accounting for 62.2%. This reflects that news about South
Korea’s politics and diplomacy is frequently updated in Vietnam, and students have
come across information about this. Especially in the past year, in 2023, President
Yoon Suk-yeol made an official visit to Vietnam. This event received strong media
coverage and was continuously updated on Vietnam’s official electronic information
channels (see Table 2.3).

Table 2.3. Who is the current President of South Korea?


Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Park Geun-hye 742 15,8 15,8
Moon Jae-in 746 15,9 31,7
President Yoon Suk-yeol 2.915 62,2 93,9
Lee Myung-bak 287 6,1 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The majority of students show little interest and lack clear understanding of Republic
of Korea political system, with 70% of students being unaware (answering
incorrectly). This may reflect a general lack of interest among the younger generation
regarding this issue (see Table 2.4).

Table 2.4. The political system of the Republic of Korea


Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Political system Constitutional monarchy 1.812 38,6 38,6

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 89


Mixed Republic 1.448 30,9 69,5
Socialist Republic 1.069 22,8 92,3
Absolute monarchy 361 7,7 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

2.2. Perspectives and Evaluations on South Korea's Diplomacy and Politics


Students’ interest in the political and diplomatic situation can be a positive sign,
indicating that they are not only concerned about domestic issues but also pay
attention to international relations. This can provide opportunities to expand students’
knowledge and enhance their understanding of the importance of cooperation and
exchanges between nations.
The survey on the level of interest in diplomatic issues between South Korea and
Vietnam has reflected the diversity in students’ perceptions today. The survey results
indicate that more than half of the students (51.9%) are interested in the diplomatic
relationship between South Korea and Vietnam (specifically for Korean Studies
majors, this figure is 76.1%), with a relatively small proportion showing no interest or
very little interest (5%), while 43% evaluate it as “normal” (see Figure 2.2).

Pie chart 2.2: The level of interest in diplomatic relations between


Vietnam and South Korea
0.9 23.5
4.1

43

28.4

Very interested Quite interested Moderately interested Uninterested Very uninterested

Source: Survey results of the project (12/2023)

Evaluation of the importance of diplomatic relations between South Korea and


Vietnam shows that the majority of students (86.5%) consider it important (with
52.6% considering it “very important”and 33.9% considering it “quite important”). This
result indicates that the majority of students are very aware of and interested in the
diplomatic relationship between South Korea and Vietnam, which also demonstrates
the success of diplomatic relations between South Korea and Vietnam among the
younger generation (see Table 2.5).

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 90


Table 2.5. Assessment of the diplomatic relationship between South Korea and Vietnam
Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Very important 2.466 52,6 52,6
Quite important 1.589 33,9 86,5
The level of Normal 589 12,6 99,0
assessment Unimportant 30 0,6 99,7
Very unimportant 16 0,3 100,0
Tổng 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

In order to delve deeper into students’ perceptions and evaluations of the


relationship between South Korea and Vietnam, the study posed open - ended
questions to 248 students: “In your opinion, is the relationship between South Korea
and Vietnam important? Why?” The results show that only 6 students responded
“no”, “don't know”, or did not respond; the majority affirmed its importance with
reasons primarily revolving around: promoting economic development, cultural
exchange, and various other reasons.
“The diplomatic relationship between South Korea and Vietnam is important as it creates
opportunities for economic, trade, research, development, cultural exchange, education, and
may contribute to regional security and stability.”

(Le Thi Yen. V, female, 3rd year, Business Administration, 25/12/2023)

“Yes, because the diplomatic relationship between Vietnam and South Korea plays a crucial
role in promoting economic, cultural, and political cooperation between the two countries. This
brings economic benefits, cultural exchanges, as well as opportunities for multilateral
cooperation in the international community.”

(Dang Ngoc Hoang. Y, female, 2nd year, E-commerce, 25/12/2023)

“It is important in current trade relations. We are expanding diplomatic relations. South Korea
is a country very close to us, and there are quite a few Vietnamese living here.”

(Nguyen Thi My. T, female, 2nd year, Public Relations, 25/12/2023)

“Yes, because it helps to connect the two countries, opening up many job opportunities for
those who want to study and work abroad.”

(Nguyen Thi My. T, female, 2nd year, Literature, 25/12/2023)

Surveying the influence of the relationship between South Korea and Vietnam on
both countries and the region, the data indicates that over 76.1% of students assess
the relationship between the two sides as “influential”. This suggests that students
have a positive outlook on South Korea specifically and the relationship between the
two countries in general (see Table 2.6).

Table 2.6. Does the relationship between South Korea and Vietnam affect both countries and
the region?
Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
The level of Very influential 1.766 37,7 37,7
THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 91
Quite influential 1.802 38,4 76,1
Normal 921 19,6 95,7
influence Not influential 168 3,6 99,3
Very uninfluential 33 0,7 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The relationship between South Korea and Vietnam, as assessed by the majority of
students, is deemed important and has an impact on both countries as well as the
entire region. Furthermore, this relationship has directly affected the daily lives
perceived by students. Based on the survey results, most students indicated that the
relationship between South Korea and Vietnam plays a significant role, but the
extent of its direct impact on their daily lives accounts for only 49.3% (see Table 2.7).

Table 2.7. Can the diplomatic relationship between South Korea and Vietnam affect your daily
life?
Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Very influential 855 18,2 18,2
Quite influential 1.458 31,1 49,3
The level of Normal 1.902 40,6 89,9
influence Not influential 404 8,6 98,5
Very uninfluential 71 1,5 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

However, when conducting a deeper survey on the impacts of the relationship


between South Korea and Vietnam on daily life through the question “In your
opinion, can the diplomatic relationship between South Korea and Vietnam affect
your daily life? If yes, how so, please provide your opinion”, this ratio increased to
about 65% (with only 86 out of 248 students answering “no impact”, “don’t know”, or
not answering).
Analysis of the students’ responses shows that the diplomatic relationship between
South Korea and Vietnam has influenced students’ employment opportunities,
lifestyles, cultures, cuisines, fashion, tourism, and more:
“The Vietnam-Korea relationship has a significant impact on the lives of Korean Studies
students. As the relationship between the two countries improves, job opportunities and
advancement for Korean Studies students, specifically those who are proficient in the Korean
language, will be more favorable.”

(Nguyen Ngoc Minh. T, female, 4th year, Korean Studies, 12/25/2023)

“It greatly affects my daily life because I am studying Korean. If diplomatic relations between
the two countries become 'unstable,' then Korean companies will have difficulty entering the
Vietnamese market, which will also narrow down my job opportunities.”

(Nguyen Thi Ngoc. H, female, 4th year, Korean Studies, 12/25/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 92


“The diplomatic relationship between South Korea and Vietnam can affect my daily life by
increasing opportunities for studying and working at Korean companies in Vietnam, as well as
increasing opportunities to interact with Korean culture through people and cultural products.”

(Nguyen Van. P, male, 2nd year, Marketing, 12/25/2023)

“I feel it quite influential because nowadays, when going out, I can easily find Korean street
food such as spicy rice cakes, rolled rice, and easily enjoy them without having to go to
Korea. Additionally, I can easily watch Korean movies and listen to K-pop music. Moreover,
many of the goods and products I use regularly come from Korea.”

(Vu Ngoc Phuong. V, female, 4th year, Korean Studies, 12/25/2023)

“Yes, because the skincare products and fashion styles from Korea have made a big
impression on me, and I have followed those styles.”

(Doan Cao Tu. U, female, 1st year, Literature, 12/25/2023)

“It does. It affects my life such as enjoying Korean cuisine, products from Korea, meeting and
interacting with Korean artists...”

(Nguyen Phuc. L, male, 1st year, Multimedia Communication, 12/25/2023)

“I think the diplomatic relationship between the two countries somewhat influences my daily
life. Currently, I often use cosmetics and phones from Korean brands, listen to Korean music,
and am very fond of the Korean language.”

(Nguyen Thi Tra. M, female, 2nd year, Marketing, 12/25/2023)

“Economic growth contributes to improving people's lives. Many tangible and intangible
products that I often use in my life come from Korea. From household appliances to art forms
such as movies, music... I think thanks to the good diplomatic relationship between the two
countries, my life is richer, and the quality of life is better.”

(Dang Chi. V, male, 3rd year, Public Relations, 12/25/2023)

When surveying the level of following foreign affairs information about South Korea,
nearly 75% of students said they follow this information at a “normal”and “infrequent”
level, indicating a significant portion of students are not particularly interested in
international political developments. However, the remaining percentage, who follow
it frequently, presents a different picture, indicating a small but notable group of
students interested in and closely following events related to the relationships
between countries (see Table 2.8). The level of following information on political and
diplomatic activities between South Korea and Vietnam, as well as worldwide, has
not truly captured the interest of students. This can be explained by the fact that
information about political diplomacy has not directly or indirectly impacted students,
and students have not seen the effects of these activities on them. Moreover,
political and diplomatic information is not a topic that students feel attracted to or
discuss at this age.

Table 2.8. The level of monitoring political and diplomatic activities between South Korea and
Vietnam, as well as the world
Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Monitoring Very frequently 416 8,9 8,9
level Quite frequently 771 16,4 25,3

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 93


Normal 1.948 41,5 66,8
Not frequently 1.386 29,6 96,4
Very infrequently 169 3,6 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Furthermore, the results of the open – ended survey on this issue also indicate that
information about South Korea's foreign affairs is sourced from various diverse
channels by the surveyed sample. This suggests a broad interest in developments
and critical information related to South Korea's diplomatic affairs within the student
community, especially among Korean Studies majors. Among the sources of
information, monitoring news websites, TikTok, and Facebook are all highly rated.
This reflects the modern trend of students using online platforms and social media to
stay updated and share opinions on foreign affairs. Additionally, accessing
information from VTV News and VnExpress channels was also mentioned in the
survey, indicating that students still maintain an interest in traditional sources of
information, such as television and print media, when learning about diplomatic
affairs.
“I usually watch KBS World Vietnamese, Naver News, Korea.net Vietnamese version.”

(Vu Ngoc Phuong. V, female, 4th year, Korean Studies, 12/25/2023)

“I frequently follow information on VTC News channel and follow on social media platforms
like Facebook, YouTube.”

(Nguyen Phuc. Q, male, 3rd year, Public Relations, 12/25/2023)

The survey on the level of participation in “discussions or exchanges of opinions on


South Korea-Vietnam diplomatic relations on social media or in conversations”
showed that over 40% of students “never participate in discussions or exchanges of
opinions on diplomatic relations”. Only a small group, accounting for about 18% of
students (mostly Korean Studies majors), actively engage in discussions (see Table
2.9). It can be observed that this topic is still not a prominent one in discussions on
social media groups within the student community specifically and among the youth
in Vietnam in general.

Table 2.9. The level of participation in discussions, exchanging opinions about the diplomatic
relationship between South Korea and Vietnam on social media or in conversations
Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Very frequent 372 7,9 7,9
Quite influential 494 10,5 18,5
The level of thường 1.525 32,5 51,0
participation Very infrequent 1.244 26,5 77,5
Never 1.055 22,5 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 94


In summary, the student survey on the level of understanding and assessment of the
South Korea’s political-diplomatic issues has indicated the following: Over 70% of
students accurately know the year diplomatic relations between the two countries
were established, 62.2% know the name of the current President of South Korea,
30.9% are familiar with South Korea’s political system, and 35.1% know that South
Korea is a member of the G20 international organization.
Regarding the level of interest in the diplomatic relations between Vietnam and
South Korea, it is a topic that students at Van Hien University have been capturing
and showing interest in recently. The results show that 51.9% are interested in
diplomatic relations, 86.5% consider the diplomatic relations between the two
countries important for promoting economic development, cultural exchange,
education, and other reasons; 76.1% of students assess that the relationship
between the two sides has an “impact”on both countries and the region, 49.3%
believe it has a direct impact on the daily lives of students; the proportion of students
following news or discussing diplomatic relations and politics between Vietnam and
South Korea is low, mainly focusing on the Korean Studies majors due to their direct
connection to the students' studies and research.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 95


3. ASSESSMENT OF SOUTH KOREA’S ECONOMY AND SOCIETY
3.1. Understanding of South Korea's Economy and Society
The survey on understanding South Korea's economy covers aspects such as GDP
per capita, South Korea's strongest economic sectors, and South Korean investment
in Vietnam.
The survey on “South Korea's GDP per capita compared to other countries in the
world” reveals a significant interest of students in South Korea's economic situation.
The survey results show a high level of awareness and interest among students, with
38% of students stating that South Korea's GDP per capita ranks in the Top 20 in the
world, and 31.3% of other students believe that the per capita income of South
Koreans is in the Top 10 globally (see Table 3.1).

Table 3.1. Gross Domestic Product (GDP) per capita of South Korea
Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Top 10 1.470 31,3 31,3
Top 20 1.782 38,0 69,3
World Ranking Top 30 1.332 28,4 97,7
Top 40 106 2,3 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Based on the results from the data table, it can be observed that students not only
demonstrate knowledge but also exhibit a profound interest in the economy of South
Korea. Their keenness in identifying the country’s strong economic sectors indicates
a clear understanding of the technical information and awareness of the economic
status of South Korea. Nearly half of the interviewed students (44.9%) evaluated that
currently, South Korea’s economy excels most prominently in the “Tourism, culture,
and entertainment” sector. Additionally, 43.8% of students also perceive that South
Korea's economy holds significant strength in the “High-tech industry and
electronics” sector. Following these are sectors such as “Healthcare and medical
care”, “Agriculture, high-tech”, which did not receive high votes (see chart 3.1).

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 96


Pie chart 3.1: Understanding of South Korea's economic strengths

5.9

43.8

44.9

5.4

High-tech industry and electronics Agriculture, high-tech


Tourism, culture, and entertainment Healthcare and medical care

Source: Survey results of the project (12/2023)

With the question “What is South Korea’s ranking in terms of foreign investment in
Vietnam currently?”, the survey results reveal inconsistency in the understanding of
students of South Korea’s position in the field of foreign investment in Vietnam.
47.3% of students believe that South Korea ranks second in terms of investment
capital in Vietnam, 24.3% believe it ranks third. However, only 16.8% of students
consider South Korea to be the largest foreign investor in Vietnam, a relatively small
proportion compared to the overall survey findings (see table 3.2).

Table 3.2. Current Foreign Direct Investment (FDI) from South Korea in Vietnam
Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
1st place 788 16,8 16,8
2nd place 2.220 47,3 64,1
Ranking 3rd place 1.141 24,3 88,5
4th place 541 11,5 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The survey results have shown that students also have an interest in economic
development investment in Vietnam, but overall, the majority still do not accurately
grasp information about current economic development investment in Vietnam. The
diversity in the range of responses indicates that students' attention to accurate
information about South Korea’s foreign investment in Vietnam is still lacking.
However, when conducting an open-ended survey with 248 students: “Do you think
South Korea’s investment in Vietnam contributes to the development of the
Vietnamese economy? If yes, how does it contribute? In which areas? (e.g., market,
consumption, employment, technology)”, up to 94.35% of the responses were “South

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 97


Korea’s investment in Vietnam contributes to the development of the Vietnamese
economy”; only 5.65% stated otherwise or did not have an opinion on the matter.
Assessing students’ understanding of social issues in South Korea, in this section,
the survey topic focuses on students' awareness of various aspects: “insolvable”
issues facing South Korea, South Korea’s current happiness index. Based on the
survey results regarding the “solvable” issues that South Korean society is facing, we
can easily see that 42.7% (2,004 students) believe that the ““Low birth rate – Aging
population”is the main intractable issue in South Korean society today. Special
attention to this aspect of social issues reflects a significant level of understanding
from the students’ perspective. Another notable finding is that 35.2% (1,649
students) emphasized issues related to “Competitive pressure – High rates of
depression, suicide”. Overall, student’s assessments of the psychological and social
aspects of economic issues also reflect a profound insight into how they perceive
and process information related to South Korea (see table 3.3).
Table 3.3. The pressing issue that South Korean society is currently facing

Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
High rich-poor disparity 833 17,8 17,8
Low birth rate - aging population 2.004 42,7 60,5
Competitive pressure - high rates of
Issues 1.649 35,2 95,7
depression, suicide
Environmental pollution - radiation 204 4,3 100
Tổng 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The survey results on perceptions of South Korea’s current happiness index indicate
students’ particular interest in the happiness index and their high level of awareness
regarding the current social situation in South Korea. The data table shows that up to
39.3% of the total respondents (1,844 students) believe that “South Korea’s current
happiness index ranks within the top 60 in the world”. This assessment
demonstrates that students pay special attention to this index concerning the quality
of life and the psychological state of the country’s social community and its people
(see Table 3.4).

Bảng 3.4. The happiness index of South Korea


Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Ranked in the Top 15 1.136 24,2 24,2
Ranked in the Top 30 1.123 23,9 48,2
Ranking Ranked in Top 45 587 12,5 60,7
Ranked in the Top 60 1.844 39,3 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 98


3.2. Perspectives and assessments on the economic and social aspects of
South Korea
In this section, the research topic will elucidate students’ perspectives and
evaluations on the economic and social aspects of South Korea in various
dimensions: the impact of South Korean investment in Vietnam on development,
evaluations and aspirations to work for South Korean enterprises, assessments of
South Korean products, evaluations of South Korean society, and aspirations to
marry South Koreans in the future.
The survey results assessing students’ perspectives on “the impact of South Korean
investment in Vietnam on development” reveal that up to 80% of the total interviewed
students believe it is beneficial. Notably, 40.4% (1,897 students) specifically consider
it “very beneficial” when asked about the extent of the benefit of South Korean
investment in the Vietnamese economy. These figures reflect a high level of
understanding and awareness among students regarding the crucial role of foreign
investment in economic development. This positive engagement of students with
foreign investment issues provides grounds for confidence that they possess a broad
and open – minded perspective on global economic relations and an understanding
of the developmental benefits that economic development can bring to Vietnam (see
Table 3.5).

Bảng 3.5. South Korean investment in Vietnam contributes to the development of the
economy.
Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Very beneficial 1.897 40,4 40,4
Quite beneficial 1.853 39,5 80,0
Normal 811 17,3 97,2
Evaluation level
Unbeneficial 82 1,7 99,0
Very Little 47 1,0 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

To provide a clearer understanding of students’ evaluations and perspectives on the


impact of South Korean investment in Vietnam, the study posed an open – ended
question to 248 students: “Do you think South Korean investment in Vietnam
contributes to the development of the Vietnamese economy? If yes, how does it
contribute? In which areas? (e.g., market, consumption, employment, technology)”.
The majority of students highly appraised this impact, outlining the following benefits:
“South Korean enterprises have played a significant role in shaping and developing the
electronics industry in Vietnam. Particularly, since Samsung and LG entered Vietnam, the
Vietnamese electronics industry has experienced robust growth. Currently, this sector
accounts for nearly 20% of the total industrial value.”

(Doan Nhu. H, female, 2nd year, Korean Studies, 12/22/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 99


“South Korean investment in Vietnam significantly contributes to the country’s economic
development, bringing about many crucial benefits. Below are some points illustrating how
this investment can be beneficial:

1. Market and Consumption: South Korean companies often bring management


expertise and effective market access strategies, which help boost market development and
enhance domestic consumption.
2. Employment: Foreign investment from South Korean companies creates job
opportunities for Vietnamese workers, reducing unemployment pressure and providing
income to the community.
3. Technology: Technology transfer from South Korean enterprises can enhance
productivity and product quality in Vietnam's industry, contributing to innovation and industrial
development in the country.
4. Multilateral Cooperation: South Korean investment can expand opportunities for
multilateral cooperation, not only in the economic sector but also in areas such as education,
culture, and technical sciences.

In summary, South Korean investment not only brings economic benefits but also supports
diversification and sustainable development for the Vietnamese economy.”

(Nguyen Thi Ngoc. H, female, 3rd year, Business Administration, 12/25/2023)

“Absolutely. We can mention the cosmetics technology industry; the majority of Vietnamese
people prefer skincare and cosmetic products originating from South Korea and their
manufacturing technology.”

(Ha The. N, male, 3rd year, Marketing, 12/25/2023)

The survey results regarding “Desire to work at South Korean companies”


demonstrate diverse opinions and career aspirations among students, particularly
concerning working at South Korean companies. From the data, we observed that
49.5% of students from various fields (excluding Korean Studies) expressed
“desire”and “strong desire”to work at South Korean companies. For students
majoring in Korean Studies, the proportion expressing “desire”and “strong desire”to
work at South Korean companies reached 94.5%. This indicates that the trend of
workplace preferences after graduation is largely influenced by students majoring in
Korean Studies, possibly seeking to leverage this opportunity to enhance their
professional expertise and Korean language skills. However, nearly 50% of students
from other fields also expressed a desire to work at South Korean companies,
reflecting positive signs for South Korean investments in Vietnam in the future (see
Table 3.6).

Table 3.6. Desire to work at South Korean companies


Korean Studies major Other majors
Percentage Percentage
Quantity Quantity
% %
Very Desirable 525 72,2% 868 22,0%
Desired level of Desirable 162 22,3% 1.088 27,5%
working at Normal 35 4,8% 1.591 40,3%
Korean Unwanted 4 0,6% 340 8,6%
companies Completely unwanted 1 0,1% 63 1,6%
Tổng 727 100% 3.950 100%

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 100


Source: Survey results of the project (12/2023)

With an open-ended question survey: “After graduation, do you desire to work at


South Korean companies? If yes, how do you envision working at a South Korean
company, in which field, and what salary range do you desire?” The results show that
many students aspire to work at South Korean companies, especially those studying
in fields such as Korean Studies, Public Relations, and Marketing.
Out of 248 surveyed students, 41% (102 students) specified their desired job and
salary range at South Korean companies. The desired positions at South Korean
companies are all related to the students’ fields of study. Most first and second-year
students proposed a starting salary ranging from 6 to below 10 million VND per
month; third and fourth-year students suggested salaries from 10 to 15 million VND
per month, with a few cases reaching 20 million VND per month.
“After graduation, I am extremely eager to work for a South Korean company in the cosmetics
field with a starting salary of around 10~12 million VND/month.”

(Nguyen Ngoc Minh. Th, female, fourth year, Korean Studies, 22/12/2023)

“Yes. In the communications field related to entertainment events with a salary range from 15
million VND and up.”

(Nguyen Huynh. Nh, female, third year, Public Relations, 22/12/2023)

“Yes. In a logistics company specializing in import-export, with a starting salary of 8 million


VND.”

(Mai Vu Hoang. A, male, second year, Logistics, 25/12/2023)

“After graduation, I hope to join and work for a South Korean cosmetics company in the
translation position. And the starting salary I desire is 10 million VND.”

(Vu Ngoc Phuong. V, female, fourth year, Korean Studies, 25/12/2023)

“Yes, in a professional, comfortable, and clear marketing field company, with a starting salary
ranging from 15-20 million.”

(Tran Thanh. V, male, third year, Marketing, 25/12/2023)

Surveying the preferences of Vietnamese students for consumer products from


international brands when shopping, the results show that 56.9% of surveyed
students usually prioritize products from South Korean brands. This choice reflects
the allure of the South Korean consumer market and the quality of its products
playing a crucial role in Vietnam. It also indicates a strong connection to South
Korean culture and consumer trends within the Vietnamese student community (see
Table 3.7).

Bảng 3.7. Consumer preferences for selecting products when shopping and consuming
Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Countries/Regions Japan 906 19,3 19,3
China 1.99 4,2 23,6
Korea 2.668 56,9 80,4
Europe 258 5,5 85,9

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 101


USA 342 7,3 93,2
Other Countries 317 6,8 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

When asked about “how they feel when using products from South Korea?”, it can
be observed that there is a clear reflection of preference and high appreciation from
consumers, particularly among the youth. The data shows that the majority of
students have positive perceptions and responses towards South Korean products.
Specifically, 38.2% of the total surveyed students (1,792 individuals) responded that
they “very favorable” South Korean products. This indicates a high level of
satisfaction and trust in the quality and design of products from South Korea.
Additionally, the number of students who responded that they “quite favorable” South
Korean products accounted for 41.4% (1,942 individuals). This is an indication of
widespread agreement on the quality and variety of products, contributing to the
popularity and influence of South Korean brands within the Vietnamese student
community (see Figure 3.2).

Pie chart 3.2: Perceptions of South Korean Products


18.5 1.2 0.7

38.2

41.4

Very favorable Quite favourite Neutral Unfavourite Very unfavorable

Source: Survey results of the project (12/2023)

To evaluate the “positive attitude towards introducing South Korean products from
Vietnamese students”, we relied on the results of interviews regarding the mindset
and attitude of Vietnamese students towards introducing South Korean products to
others. Through the survey results, a positive spirit of sharing and introducing South
Korean culture and products within the Vietnamese student community was
revealed.
Specifically, 40.8% of the interviewed participants (1,913 students) declared that they
are “very willing”to introduce South Korean products to their family and friends.
These figures demonstrate a passion and pride in South Korean culture, as well as a

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 102


widespread acceptance of South Korean products in the lives of Vietnamese
students. Additionally, 29.9% (1,401 students) stated that they are “willing”to
introduce products, while 26.8% (1,256 students) indicated a “neutral” attitude
towards this.
The willingness of the majority of students reflects a significant motivation to further
expand South Korean products in the Vietnamese market, and it also presents an
opportunity for South Korean businesses to leverage to enhance their influence and
reach new customers (see Table 3.8).
Table 3.8. Willingness to recommend South Korean products to others

Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)

Very Willing 1.913 40,8 40,8


Willing 1.401 29,9 70,7
Normal 1.256 26,8 97,4
Evaluation level
Unwilling 86 1,8 99,3
Completely Unwilling 34 0,7 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The interview results from open-ended questions, “Have you ever or do you plan to
introduce South Korean products to others? If yes, what products? And whom do you
introduce them to?” indicate that most students responded affirmatively, stating that
they have introduced or plan to introduce skincare and household items from two
popular brands, LG and Samsung, to family and friends:
“I am currently using skincare products from Korea, such as Klairs facial cleanser, toner, and
moisturizer, and I have introduced them to close friends.”

(Nguyen Thi Minh, Female, Year 3, English Language, 22/12/2023)

“I introduced Samsung phones to my friends.”

(Duong Tan Ph, Male, Year 2, Korean Studies, 25/12/2023)

“I have introduced LG washing machines; Heimish powder, Romand lipstick; Romand and
Merzy lipsticks.”

(Dang Ngoc Hoang, Female, Year 2, E-commerce, 25/12/2023)

Regarding the perceptions of young people today towards South Korean society, the
responses have highlighted the diversity in the perspectives of the younger
generation towards contemporary South Korean culture. Survey data shows that
36.5% of the total interviewed students (1,712 students) agreed that South Korean
society “values traditional values”, a clear indication of students’ awareness of the
importance of family and traditional culture in South Korean society. However, 23.5%
(1,101 students) held a different view, considering South Korea as a society
“integrated, modern, and civilized”. This may reflect the varying perceptions of

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 103


students regarding the diversity and changes in South Korean society today (see
Table 3.9).

Table 3.9. Perceptions of South Korean society


Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Emphasis on Family, Traditional Values 1.712 36,5 36,5
Emphasis on Appearance, External
771 16,4 52,9
Aspects
Perception Patriarchal, Gender Discrimination 335 7,1 60,1
Social Hierarchy, Status Differentiation 771 16,4 76,5
Integration, Modernity, Civility 1.101 23,5 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

For the question “Do you have thoughts about marrying a Korean person in the
future?” survey results indicate that 35.9% of the total interviewed students (1,686
students) do not have specific thoughts about marrying a Korean person. This may
reflect a widespread perspective of openness regarding personal decisions about
marriage in the modern student community. However, it is somewhat surprising that
24.6% of the total students (1,152 students) hold a positive view and believe that
they “might marry a Korean person in the future”, and this proportion does not
significantly differ between male and female students, but there are differences
between Korean Studies majors and other majors. This could be explained by an
interest in Korean culture, personal attraction, or even interaction through
educational and cultural exchanges (see Chart 3.3).

Pie chart 3.3: Desire to marry a South Korean person

7.2 9.1

24.6

35.9

23.2

Sure Possible Neutral Unthinking Never

Source: Survey results of the project (12/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 104


To further assess the viewpoints and evaluations of young Vietnamese individuals
regarding social issues related to South Korea, the study conducted interviews with
248 students using two open-ended questions: “What are your thoughts on Korean-
Vietnamese marriages, and why? Do you support, oppose, or remain neutral about
marrying a Korean person?” Regarding Korean-Vietnamese marriages, the majority
of students expressed neutrality, considering it a normal occurrence. However,
16.5% of the interviewed students demonstrated support (41 students), while 3
students opposed Korean-Vietnamese marriages:
“I don’t oppose marriages between Koreans and Vietnamese. Love and marriage, even if the
partners have different nationalities, give them the right to live happily. I only object to cases of
buying and selling wives or forcing marriages with foreigners.”

(Duong Trang, Male, Year 2, Marketing, 12/25/2023)

“I feel that Korean-Vietnamese marriages are very good, very beautiful. They love each other
and proceed to marriage; I fully support that.”

(Tran Ngoc Yen, Female, Year 1, Korean Studies, 12/22/2023)

“I support it because Korean-Vietnamese marriage is not only a matter of two individuals'


emotions but also significantly contributes to introducing one's own country's culture to the
other.”

(Nguyen Thi Ngoc, Female, Year 3, Korean Studies, 12/23/2023)

“I oppose it because of differences in language and the likelihood of increased class


stratification, as a Korean person surely wouldn't marry someone of lower value. Unlike
Vietnamese, whose emotions would overshadow class differences, Korean society has
moved beyond Vietnam, so to speak, in that regard. While two people may love each other, if
the financial gap is too wide, it becomes practically difficult. Not to mention if in a Korean-
Vietnamese marriage, the Vietnamese person moves abroad, then the media in that country
would favor the Korean more.”

(Pham Tien, Male, Year 3, Computer Networking, 12/25/2023)

For the question “Have you recently participated in discussions or exchanges of


opinions about South Korean social issues on social media or in
conversations?”Data shows that 33.8% of the total students responded “normal”,
24.6% said “rarely”, and 20% frequently engage in discussions or exchange opinions
on social media (see Table 3.10).
Table 3.10. Participation in discussions or exchanging opinions on social issues in South
Korea on social media or in conversations

Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Very frequently 447 9,5 9,5
Quite frequently 492 10,5 20,0
Normal 1.583 33,8 53,8
Level of discussion
Rarely 1.155 24,6 78,4
Never 1.013 21,6 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 105


In summary, the survey results show that students’ awareness of South Korea’s
socio-economic issues is quite good. 80% believe that South Korean investment
contributes to economic development, reflecting a high level of awareness among
students of the important role of foreign investment in economic development.
49.5% of students in non – Korean studies majors express a desire to work for South
Korean companies, while this figure rises to 94.5% for Korean studies majors. This
presents favorable conditions in terms of human resources and positive signs for
future South Korean investment in Vietnam.
The survey results also indicate that South Korean consumer products are
particularly favored and trusted by Vietnamese youth: 56.9% prefer products from
South Korean brands, 38.2% highly favor South Korean products, and 40.8% are
very willing to recommend South Korean products to family and friends.
Students demonstrate a good understanding and interest in South Korean social
issues, with 36.5% believing that South Korean society values traditional values and
23.5% expressing the view that South Korea is a modern and civilized society. The
survey results are quite interesting, with 24.6% considering the possibility of
marrying a Korean person in the future. Around 20% of students, mainly in Korean
studies majors, participate in discussions on social issues in South Korea on social
media.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 106


4. ASSESSMENT OF SOUTH KOREAN CULTURE AND EDUCATION
4.1. Understanding of South Korean Culture and Education
This section will provide an assessment of Vietnamese youth’s understanding of
South Korean culture and education in various aspects: cuisine, clothing, film, music,
sports, and education.
Surveying students’ knowledge of famous South Korean dishes, 85.1% correctly
chose Tteokbokki as the answer, while the remaining 14.9% provided incorrect
answers. This shows that South Korean cuisine is quite familiar, popular, and
recognizable among the youth (see Chart 4.1).

Pie chart 4.1. Famous Korean dishes

5.1 2 7.8

85.1

Sushi Tokbokki Champong noodles Takoyaki

Source: Survey results of the project (12/2023)

When directly asked about the names of popular Korean dishes, the majority of
students provided answers such as bibimbap, tteokbokki, kimbap, spicy noodles,
kimchi, cold noodles, black bean noodles, and grilled meat. Students mentioned that
they usually eat these dishes at convenience stores, Korean restaurants, and with
friends, partners, or family. On average, students dine at Korean restaurants 1 - 2
times a month, while they visit convenience stores offering cheaper options more
frequently, usually weekly. Students noted that Korean food at convenience stores is
reasonably priced and affordable for students, whereas dining at Korean restaurants
might be slightly more expensive, but still acceptable.
The survey results regarding awareness of hanbok showed that 87.3% of students
correctly recognized hanbok as the traditional costume of Korea, indicating that the
image of Korean traditional attire is quite familiar to students. However, having
12.7% of students provided incorrect answers (see Table 4.1).

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 107


Bảng 4.1. Hanbok in Korean culture
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Traditional martial arts 192 4,1 4,1
Folk songs 167 3,6 7,7
Description Traditional foods 236 5 12,7
of Hanbok
Traditional clothing 4095 87,3 100
Total 4690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The survey results regarding recognition of Arirang in Korean culture show that
58.6% of respondents identified Arirang as a song of Korea. However, having 41.1%
of students did not know that Arirang is a Korean song, indicating that Arirang
remains a relatively unfamiliar symbol to students (see Table 4.2).
Table 4.2. In Korean culture, what does “Arirang” signify?
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Traditional cuisine 619 13,2 13,2
Famous landmarks 518 11 24,2
Song 2.749 58,6 82,9
National anthem 804 17,1 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

With the question “Which movie is produced by South Korea?”86.3% (4,046


students) chose the correct answer as Squid Game, while 13.7% made incorrect
choices. This result demonstrates the widespread influence of the Squid Game
series on the student population, showcasing the strong cultural impact of South
Korean cinema (see Table 4.3).
Table 4.3. Which of the following movies is produced by Korea?
Cumulative
Quantity Percentage % Percentage
(%)
Go Go Squid 258 5,5 5,5
Squad Game 264 5,6 11,1
Film Squid Game 4.046 86,3 97,4
Hunger Games 122 2,6 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

With the question aimed at assessing the level of knowledge about South Korean
music groups, around 57.1% (2,678 students) chose the correct answer that AKB48
is not a South Korean music group, while 13.4% (630 students) answered that Black
Pink is not a South Korean music group. This indicates that more than 50% of the
surveyed students have an understanding of South Korean music groups (see Table
4.4)
Table 4.4. Which music group is not a Korean music group?

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 108


Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Black Pink 630 13,4 13,4
NTC 566 12,1 25,5
Music bands AKB48 2.678 57,1 82,6
Dream Catcher 816 17,4 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

According to the 2022 World Education Rankings by World Population Review,


South Korea’s education system ranks 17th (top 20) in the world. For this survey
question, 59.6% (2,797 students) believed that South Korea’s education system is in
the top 10, although this is an incorrect choice, it still indicates that students have a
relatively high perception of the quality of South Korea’s education system.
Additionally, 29% (1,359 students) chose the correct answer. There were 11.4% (411
students) who thought that South Korea's education system is in the top 30 or 40
(see Figure 4.2).

Pie chart 4.2. What is the ranking of South Korea's education system?
1.2
8.5

29

59.6

Top 10 Top 20 Top 30 Top 40

Source: Survey results of the project (12/2023)

In the survey regarding the most beloved sport in South Korea, 37.1% (1,740
students) indicated that Taekwondo is the most favored sport in South Korea,
followed by soccer with 30% of the responses (1,409 students). This indicates that
students have knowledge of and interest in South Korean sports. When interviewed
directly, some students even mentioned the name of famous South Korean football
player Son Heung Min (see Table 4.5).

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 109


Table 4.5. Which sport is the most popular in Korea?
Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Football 1.409 30 30
Taekwondo 1.740 37,1 67,1
Sport Baseball 1.277 27,2 94,4
Golf 264 5,6 100
Tổng 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

4.2. Perspectives and Evaluation of South Korean Culture and Education


In the survey regarding perceptions of South Korean cuisine, the data shows that
82.9% (3,887 students) responded that South Korean cuisine is “delicious” or “very
delicious”, while only 1.7% (79 students) answered that South Korean cuisine is
“not delicious”or “not at all delicious”. This indicates that South Korean cuisine
resonates quite well with the taste preferences of Vietnamese students (see Table
4.6).
Table 4.6. Perceptions of Korean Cuisine
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Very delicious 1.909 40,7 40,7
Delicious 1.978 42,2 82,9
Normal 724 15,4 98,3
Perception
Undelicious 53 1,1 99,4
Very undelicious 26 0,6 100
Tổng 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

When surveyed with open – ended questions, the majority of students indicated that
Vietnamese youth enjoy Korean cuisine, often cooking Korean dishes at home with
family and regularly dining out at Korean restaurants with friends and family for
occasions such as birthdays and gatherings.
“I like to eat tteokbokki, fried chicken, udon noodles, kimbap, seaweed soup. I usually eat
Korean dishes, and the prices are reasonable for me. Most Vietnamese youth really enjoy
Korean food. They often eat together after class, sometimes even during class, and gather
to cook Korean food.”

(Dang Thi Thao. U, female, 3rd year, English Language, 25/12/2023)

“I like mixed noodles, kimbap, kimchi soup, very delicious, eating with friends about 1-2 times
per month, a bit pricey. Vietnamese youth really like Korean food. Friends often invite each
other to eat birthday parties at Korean restaurants and often cook simple Korean dishes.”

(Tran Le Minh. H, female, 2nd year, Psychology, 25/12/2023)

“I like tteokbokki, cold noodles, black bean noodles, kimchi, etc. It's irresistibly delicious. I eat
with friends or family at city restaurants. Depending on the price of the dish, if it seems
suitable, I am willing to buy. I find that 80% of Vietnamese youth like Korean cuisine. Because
every time I mention it to my friends, they all know, and many even open Korean Mukbang
programs to watch.”

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 110


(Nguyen Hong. Q, female, 1st year, English Translation, 25/12/2023)

“The Korean dishes I know are spicy noodles, grilled dishes, kimchi, tteokbokki, rice rolls. I
find them quite suitable for my taste as well as the current youth. I usually eat at Korean
restaurants in Vietnam and with friends. I can't count the number of times I've eaten Korean
food because there are quite a few, and it's quite expensive because Korean currency
converted into Vietnamese currency is quite different, and Korean dishes are also quite
expensive. I usually go out to eat with friends, and most of them are Korean dishes.”

(Nguyen Thi My. T, female, 2nd year, Literature, 25/12/2023)

“Vietnamese youth really love Korean cuisine, partly because of popular television dramas.
Through each episode, aspects of life, worldviews, traditional culture, and even cuisine are
mentioned and strongly promoted. And after the dramas, most young people go together to
eat Korean dishes at Korean restaurants in Vietnam, not only that, but they also invite each
other to make Korean dishes at home such as kimchi, mixed rice, tteokbokki because simply
those dishes are easy to make and very delicious.”

(Dao Thanh. T, female, 3rd year, Korean Studies, 25/12/2023)

Regarding the frequency of eating Korean dishes, 1,883 students (40.1%) reported
eating Korean dishes once a month, while 2,528 students (53.9%) ate Korean dishes
2-4 times a month, indicating the close contact of students with Korean cuisine. This
stems from the availability of many Korean food items in convenience stores,
supermarkets, as well as numerous Korean restaurants and eateries spread across
districts and wards, making it easy for students to access Korean dishes.

Table 4.7. How often do you go to eat Korean food?


Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Once a month 1.883 40,1 40,1
Twice a month 1.019 21,7 61,9
Three times a month 749 16,0 77,8
Frequency
Four times a month 760 16,2 94,1
Never 279 5,9 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

When asked about their perception of the makeup and fashion style of Koreans, up
to 85.4% (4,004 students) responded that the makeup and fashion style of Koreans
are “beautiful and elegant”, with only 1.6% (74 individuals) stating that it is
“unbeautiful”. Through movies, music, books, newspapers, and social media
platforms where young people observe, engage with, and experience the makeup
and fashion styles of Koreans, almost all students have a positive view of the
makeup and fashion style of Koreans (see Table 4.8).
Table 4.8. Perceptions of Korean style and fashion

Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Percepti Very beautiful and stylish 2.087 44,5 44,5
on Beautiful and stylish 1.917 40,9 85,4

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 111


Normal 612 13 98,4
Unbeautiful 43 0,9 99,3
Very unbeautiful 31 0,7 100
Tổng 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

In the survey regarding the extent of following Korean makeup and fashion trends,
47.8% (2,243 students) reported that they often follow Korean makeup and fashion
trends, while only 8.1% (378 students) responded that they never follow Korean
makeup and fashion trends. This indicates that Korean makeup and fashion styles
have a significant influence on shaping the aesthetics and behaviors of Vietnamese
youth. Once again, we can observe the considerable impact of the Korean cultural
wave on Vietnamese students' makeup and fashion styles (see Table 4.9).

Bảng 4.9. Frequency of following Korean style and fashion trends


Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Very Frequently 1.073 22,9 22,9
Quite Frequently 1.170 24,9 47,8
Occasionally 1.727 36,8 84,6
Frequency
Rarely 342 7,3 91,9
Never 378 8,1 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

When interviewed directly, the majority of opinions expressed a preference for


Korean makeup style because they liked its “natural and glossy look, light and
natural makeup style, simplicity, freshness, femininity, and youthfulness”. Students
often turn to social media platforms such as Facebook, TikTok, and YouTube of
Korean “idols”and “beauty bloggers”to learn makeup techniques.
Moreover, students also admire Korean fashion, so they often follow Korean fashion
trends in dressing. An interesting detail is that students like the cold weather in Korea
and the fashion style of wearing padded jackets, long blazers, and overcoats by
Koreans. This can be explained by the fact that in the perpetually hot and humid
climate of southern Vietnam, the cold weather and autumn-winter clothing styles
represent a distinctive and intriguing experience for Vietnamese youth in the
southern region. Students often see images of actors, singers, models, or friends
studying and working in Korea wearing autumn-winter clothing, which exudes
elegance, romance, and sophistication. Therefore, the students express a desire to
experience this fashion style.
“I am very impressed with Korean fashion. Therefore, I often follow the TikTok of some Korean
TikTokers about fashion and learn how they dress and coordinate colors, clothes, and styles.”

(Nguyen Viet. T, male, year 4, Korean Studies, 12/22/2023)

“I have learned Korean makeup techniques and Korean fashion styles. Their makeup style is
quite gentle, making us look younger than our age, and their clothing is also quite light.”

(Phan Thi Thuy. Đ, female, year 1, Korean Studies, 12/25/2023)


THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 112
“I like the cold weather in Korea, and I like how Koreans wear padded jackets, blazers, and
coats.”

(Lam Thi Mong. B, female, year 2, Logistics and Supply Chain Management, 12/25/2023)

“I often watch makeup videos of Koreans, regularly update and learn about popular makeup
styles and clothes in Korea, and refer to many influencers in Korea.”

(Tran Le Minh. H, female, year 2, Psychology, 12/25/2023)

“I have learned and applied Korean fashion styles because Korean fashion is known for its
youthfulness.”

(Nguyen Van. P, male, year 2, Marketing, 12/25/2023)

“The Korean makeup style is very gentle and feminine, and the fashion style is also very
tasteful, so I often refer to makeup and dressing tutorials in Korean style.”

(Huynh My. N, Media Communications, year 1, 12/25/2023)

When asked if they would consider going to Korea for plastic surgery, 30.4% (1,428
students) responded “would go to Korea for plastic surgery”, 30.3% were neutral,
and 39.2% answered that they did not want to. This ratio can be analyzed as follows:
for every 3 students surveyed, 1 student wants to go to Korea for plastic surgery, 1
student responds neutrally, and 1 student is not very interested (see Figure 4.3).

Pie chart 4.3. The intention to undergo plastic surgery in South Korea
13.8
30.8

16.7

30.3

Strongly desire Want Neutral


Not particularly want Strongly do not want

Source: Survey results of the project (12/2023)

Surveying the frequency of listening to K-pop music, 53.8% (2,524 students)


responded that they “listen to K-pop quite often”, while 2.4% (112 students) stated
that they “never listen to K-pop”. Additionally, when asked to evaluate K-pop music, a
significant 75.2% (3,526 students) considered K-pop to be quite good, with only
2.9% (135 students) expressing that K-pop is not good. These results indicate that
K-pop is quite familiar and closely connected with students, as they perceive it
positively and favorably (see Table 4.10).

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 113


Table 4.10. Frequency of listening to K-pop music
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Very frequently 1547 33 33
Quite frequently 977 20,8 53,8
Occasionally 1.572 33,5 87,3
Frequency
Rarely 482 10,3 97,6
Never 112 2,4 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The results indicate that K-pop music is widely popular and receives positive
evaluations from the majority of survey participants, while the number of negative
evaluations is minimal. The proportion of “very good”and “quite good” ratings is high,
reaching 75.2%. This suggests that K-pop music has strong appeal and is positively
evaluated by the majority of survey participants. The “average” rating accounts for
21.9%, indicating that a small portion of survey participants consider K-pop music to
be only average. However, this proportion remains relatively low compared to the
positive ratings (see Table 4.11).

Table 4.11. Evaluation of K-pop music


Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Very good 1.907 40,7 40,7
Quite good 1.619 34,5 75,2
Normal 1.029 21,9 97,1
Evaluation level
Unsatifactory 85 1,8 98,9
Very unsatifactory 50 1,1 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

For the level of favorability towards the Korean language, the survey results show
that 70.1% (3,291 students) responded that they are “quite favorable towards the
Korean language”, 27.5% responded as “neutral”, and only 2.4% (111 students)
expressed unfavorable feelings towards the Korean language. This indicates that the
Korean language is viewed positively and favorably by a significant number of young
people. Through films, music, students have more opportunities to interact with the
Korean language (see Figure 4.4).

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 114


Pie chart 4.4. Positive feelings towards the Korean language
1.5 0.9
27.5 35

35.1

Very favorable Quite favorable Neutral Unfavorable Very unfavorable

Source: Survey results of the project (12/2023)

When asked whether “learning Korean language is beneficial for advancement”, the
majority of students, 78% (3,360 students), responded affirmatively, stating that
learning Korean language is indeed beneficial for their career advancement. Having
only 2.3% (106 students) responded negatively, indicating that learning Korean
language does not contribute to career advancement. This reflects the positive
perception of young people towards the Korean language, associated with economic
benefits. Through learning Korean language, students will have opportunities to work
in Korean organizations, enterprises, or study abroad in Korea (see Table 4.12).
Table 4.12. Benefits of learning Korean for advancement
Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Very beneficial 1.840 39,2 39,2
Quite beneficial 1.820 38,8 78
Normal 924 19,7 97,7
Evaluation level
Unbeneficial 69 1,5 99,2
Not at all beneficial 37 0,8 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Students majoring in Korean studies unanimously agree that learning Korean is


highly beneficial for their future selves. Some students from other majors indicate
that they choose Korean as an elective language or are currently self-studying
Korean at Korean language centers. Even for students who are not currently
studying Korean, many express willingness to learn it in order to enhance their
career prospects.
“I haven’t studied Korean yet, but I believe that learning Korean will broaden my opportunities
for personal development. I plan to learn Korean to enhance my career prospects after
graduation.”

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 115


(Nguyen Huynh N., female, 3rd year, Public Relations, 25/12/2023)

“I am currently a Korean studies major, and I find that learning Korean is a plus for my future
career. It expands my job opportunities significantly.”

(Vu Ngoc Phuong V., female, 4th year, Korean Studies, 25/12/2023)

“In about 7 months, I plan to start learning Korean. I want to become fluent to learn more
about Korean culture and seek opportunities for my future.”

(Huynh Lam Bao N., female, 2nd year, Digital Media, 25/12/2023)

“I haven't learned Korean yet, but I believe learning Korean will greatly benefit me, providing
more opportunities to work in Korea. If I have time after graduation, I will invest in learning
Korean to acquire a new language and be able to communicate with Koreans when
necessary.”

(Duong Kim N., female, 2nd year, Marketing, 25/12/2023)

“I am currently learning Korean by watching movies and learning a few words here and there.
Learning Korean is very important, and if I have the opportunity to work at a Korean company
in the future, I will try my best to learn Korean to communicate with them. I am interested in
learning Korean language and culture. Specifically, in the future, if I get a job at a Korean
company, I will study Korean.”

(Ho Thi My T., female, 4th year, Business Administration, 25/12/2023)

Regarding interest and participation in workshops on studying in Korea, 27.3%


(1,279 students) responded that they are interested and have participated, 52.6%
(2,465 students) responded that they are interested and may participate, and only
20.1% (946 students) stated that they are not interested in workshops on studying in
Korea. This indicates that students are interested in the opportunity to study in Korea
and have a positive view of studying in Korea (see Table 4.13).

Table 4.13. Participation or interest in attending study abroad workshops in South Korea
Cumulative
Quantity Percentage % Percentage
(%)
Very interested and
630 13,4 13,4
always participate
Interested, have
649 13,8 27,3
participated
Evaluation level Normal and can
2.465 52,6 79,8
participate
Not interested 794 16,9 96,8
Not at all interested 152 3,2 100
Tổng 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The survey results on “attitudes towards Koreans” show that 58.5% have positive
attitudes towards Koreans, 38.2% have neutral attitudes (normal), and only 3.3%
have negative attitudes towards Koreans. This reflects to some extent the close and
friendly relationship between the Vietnamese and Korean peoples, as Vietnamese
youth generally harbor positive attitudes towards Koreans, with very few holding
negative feelings towards them. This also serves as a favorable factor for Koreans,

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 116


Korean companies, Korean technology, Korean services, Korean products, etc.,
when entering Vietnam, as the majority of Vietnamese youth receive them positively
rather than rejecting them (see Figure 4.5).

Pie chart 4.5. Positive feelings towards Korean people


2.4 0.9 24.2

38.2

34.2

Very favorable Quite favorable Neutral Unfavorable Very unfavorable

Source: Survey results of the project (12/2023)

The survey on “desire to be friends with Koreans” reveals that 63.6% (2,982
students) of the respondents expressed a desire to be friends with Koreans, while
the proportion of those who do not want to be friends with Koreans is 3.7% (173
students), indicating that the majority of students have positive attitudes and are
willing to be friends with Koreans (see Table 4.14).
Table 4.14. Desire to make friends with Koreans
Cumulative
Quantity Percentage % Percentage
(%)
Really desirable 1.346 28,7 28,7
Desirable 1.636 34,9 63,6
Normal 1.535 32,7 96,3
Desired level
Undesirable 114 2,4 98,7
Really undesirable 59 1,3 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

When directly interviewed, students who have a favorable view of Koreans


commented that “Koreans are friendly, kind, sophisticated, and patriotic”. Especially,
Korean studies students primarily interact with Korean teachers in their schools, so
most of them have positive feelings towards Koreans because they find Korean
teachers to be friendly and kind. This indicates that the image of Korean teachers
significantly influences the initial impressions of students studying Korean. Students
who are not majoring in Korean studies but are exposed to Korean movies, K-pop, or
have direct contact with Koreans while working part-time tend to have positive
THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 117
feelings towards Koreans, even though they may perceive some Koreans as hot-
tempered or rude. Some students who have not had deep interactions with Koreans,
but harbor negative feelings towards Koreans due to the incident where Koreans
criticized Vietnamese bread during the COVID quarantine in Ho Chi Minh City during
the pandemic.
“I have never interacted with Koreans in real life. But I think they are very cute and friendly.”

(Huynh My N., female, year 1, Multimedia Communication, 12/25/2023)

“I have a favorable view of Koreans because I really like female K-pop groups. I have
interacted with a group of Koreans and they are very friendly. Since I haven't had much
contact with Koreans, I haven't had any negative feelings towards them.”

(Nguyen Le Kim T., female, year 1, Public Relations, 12/25/2023)

“I have a favorable view of Koreans because Korea has many friendly, kind, and beautiful
people. I have interacted with Korean teacher Jung Hye Kyeong and have a favorable view of
her because she is lovely, dedicated in teaching, and cheerful. Currently, I have no negative
feelings towards any Koreans.”

(Nguyen Cao Ky D., female, year 2, Korean Studies, 12/25/2023)

“I have had interactions with several Koreans, most of whom are quite approachable and
friendly. Especially, Korean teachers always motivate me. There are also a few Koreans who
are quite difficult and unfriendly, but I always maintain the belief that there are good and bad
people everywhere. The person I have the most favorable impression of is my Korean
teachers, who always inspire and care a lot about their students. What surprises me the most
is that despite teaching many subjects with many students, after just a few sessions, they can
remember the names and faces of many people. Although I am not outstanding, being
remembered by my teachers makes me believe that Korean teachers always care a lot about
their students.”

(Nguyen Viet T., male, year 4, Korean Studies, 12/22/2023)

“I have a favorable impression of Koreans because they love their country. I read a story
about a Korean employee who cried because she couldn't sell Korean-made products. I was
very touched when I read that story.”

(Dang Chi V., male, year 3, Public Relations, 12/22/2023)

“I also have a favorable impression of Koreans because they have images of beautiful natural
scenery and unique architecture in their country, as well as entertainment products like music
and movies.”

(Nguyen Van P., male, year 2, Marketing, 12/25/2023)

“I have a favorable impression of Koreans because they are cute and friendly. I work part-time
at a café, and Korean customers who come in the morning are very friendly and enthusiastic,
sometimes giving sweets. However, Korean customers who come in the evening are
demanding and not very friendly.”

(Nguyen Gia N., female, year 1, Multimedia Communication, 12/22/2023)

“I have a very favorable impression of Koreans because I have some friends and teachers
who are Korean at school. I find them very friendly, affectionate, and close. As for Koreans
whom I have negative feelings towards, I haven't met any yet. As for Koreans whom I have a
favorable impression of, there is a Korean sister I got to know through an online
communication course, she is my volunteer teacher. Although we only communicate and
follow each other on social media, it has been 3 years now, on every holiday, we usually send

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 118


each other good wishes and inquire about each other's lives and work. I hope one day I can
meet her in person outside.”

(Vu Ngoc Phuong V., female, year 4, Korean Studies, 12/25/2023)

“For me, if you have a favorable view of Koreans from the beginning, it will be easier to see
their advantages, and the process of living or working together will become more effective, so
my answer is favorable to Koreans. I used to work part-time at a Japanese food restaurant in
Korea, and the restaurant owner is someone who made me have a favorable impression. She
always overlooks my mistakes. Once I broke about 30 eggs, I apologized and thought she
would scold me a lot, but she surprised me. She just said,

“What should we do now? Be more careful in the future, do something else,”and every time
after work, she always drove me home, she never paid me late. The person who makes me
have negative feelings is probably the employees at Korean banks because I am a foreigner,
so my Korean is not good, those employees have a very annoying attitude and seem to avoid,
not enthusiastic to help me solve problems.”

(Nguyen Thi Ngoc H., female, year 4, Korean Studies, 12/23/2023)

“I don't like Koreans very much because I feel that they have a high national pride, often
discriminate against and look down on Southeast Asian ethnic groups. The incident of
Koreans criticizing Vietnamese bread during the COVID quarantine in Vietnam, they said that
the quarantine facility in Vietnam is not modern, criticizing the “Banh mi”of Vietnam.”

(Nguyen Minh N., male, year 4, Japanese Studies, 12/25/2023)

“I don't like Koreans much because I find it difficult to approach them through various clips or
discrimination against Southeast Asia through the incident of bread a few years ago.”

(Nguyen Thi Truc L., female, year 1, Multimedia Communication, 12/25/2023)

Regarding participation in discussions or exchanges of opinions on Korean cultural


and educational issues on social media or in conversations, the survey results show
that 23.5% of students frequently participate in such discussions, 36.8% occasionally
participate, and 39.7% rarely participate in discussions
Table 4.15. Participation in discussions or exchanges on cultural and educational issues in
South Korea on social media or in conversations
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Very frequently 552 11,8 11,8
Quite frequently 547 11,7 23,4
Occasionally 1.728 36,8 60,3
Level of Participation
Rarely 999 21,3 81,6
Never 864 18,4 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

In summary, concerning Korean cuisine, traditional attire, films, and sports, students'
awareness levels are above 85%. Students are quite familiar with K-pop (53.8%
frequently listen to K-pop music). They highly value the quality of Korean education
and trust in the Korean education system.
Over 80% responded that Korean food is delicious and they often go out to eat
Korean food with friends, partners, or family at places where Korean food is

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 119


available, such as convenience stores, Korean restaurants, or Korean eateries.
Some students even cook simple Korean dishes at home, such as kimbap,
tteokbokki, or spicy noodles. Students interviewed directly also commented that
Vietnamese youth love Korean cuisine.
More than 80.5% are fond of Korean makeup and fashion styles, often learning from
tutorials on Facebook, YouTube, or TikTok by Korean idols and beauty bloggers.
They choose to follow Korean makeup and fashion because it is gentle, natural, and
youthful. Regarding fashion, many students expressed a preference for wearing long
coats in the Korean style during the autumn and winter seasons.
Regarding the Korean language, 70.1% have a favorable view of the Korean
language, and the majority believe that learning Korean will be beneficial for their
future progress, even students not majoring in Korean studies but currently learning
Korean as a foreign language or at external Korean language centers, some
indicating willingness to learn Korean in the future if necessary for their careers.
Students have a favorable view of Koreans (58.5%), with only a small percentage
(3.3%) expressing unfavorable sentiments, while the rest hold neutral opinions. This
factor contributes to the increasingly strong development of diplomatic relations
between Vietnam and South Korea due to the significant level of closeness and
goodwill between the two peoples. This goodwill facilitates Vietnamese students'
easy acceptance of Koreans, Korean products, Korean services, etc., thereby
promoting consumption and economic cooperation between Vietnam and South
Korea.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 120


5. ASSESSMENT OF THE HISTORY, GEOGRAPHY, AND TOURISM OF SOUTH
KOREA
5.1. Level of Understanding of the History, Geography, and Tourism of South
Korea
Surveying the overall awareness of South Korea's history, the results show that the
majority of surveyed students have a certain level of understanding of South Korea's
history, mainly focusing on ancient dynasties, with representative periods being
Goguryo, Baekje, and Shilla, accounting for 62.1% (2,912 students). Some students
mistakenly associate other dynasties with ancient Chinese dynasties such as the
Qing, Ming, or Han. Nevertheless, overall, this data promotes a positive image
regarding students' historical knowledge, especially concerning the ancient periods
of South Korea (see Table 5.1).
Table 5.1. The understanding of ancient Korean Dynasties
Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Goguryo, Baekje, Ming 616 13,1 13,1
Han, Goryeo, Joseon 883 18,8 32
Dynasty
Goguryo, Baekje, Silla 2.912 62,1 94,1
Name
Silla, Han, Ming 279 5,9 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Specifically, when contextualizing the question about the historical dynasties of


South Korea, the number of students correctly answering about the most prosperous
dynasty of Korea, which is Chosun, accounts for 46.2%. This means that nearly half
of the students have an accurate understanding of the historical flow of Korean
dynasties. This can be explained by Vietnamese students watching South Korean
films, which has provided them with certain knowledge about Korean history. The
second most selected answer is the Goguryo dynasty (24.1%), while the answers
regarding Shilla and Baekje dynasties do not show a significant difference (see
Figure 5.1).

Pie chart 5.1: The most developed dynasty of Korea


24.1

46.2

15.6

14.1

Goguryo Shilla Baekje Chosun

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 121


Source: Survey results of the project (12/2023)

However, when it comes to questioning about the issue of warfare on the Korean
Peninsula, students' awareness of this issue is limited. The survey results show that
up to 68.9% (3,232 students) are mistaken and believe that 1954 is the end point of
the Korean War, with a very low proportion (3.8%) choosing the correct option of
1953 (see Table 5.3).

Table 5.3. Years of the end of war on the Korean peninsula

Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
1958 695 14,8 14,8
1953 177 3,8 18,6
Year of end of
1959 587 12,5 31,1
war
1954 3.231 68,9 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Although the majority of students are not clear about the end time of the Korean War
in 1953, juxtaposed with the question about the current relationship between North
and South Korea, the results show that nearly half (46.2%) of students know that the
relationship between South Korea and North Korea is currently in a “state of conflict”,
17.1% do not know, and notably, up to 28.4% believe that the two countries are in a
“peaceful” state.
The survey of students' understanding of the geography and climate of Korea shows
a very high rate of correct answers. 61% (2,863 students) correctly identified Korea
as belonging to the “East Asia” region, 23.8% (1,114 students) misunderstood,
believing that Korea belongs to the “Southeast Asia” region, and some other
students answered that Korea belongs to another region in Asia (see Table 5.4).
Table 5.4. Geographic regions of South Korea
Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Central Asia 308 6,6 6,6
Southeast Asia 1.114 23,8 30,3
Region East Asia 2.863 61 91,4
North Asia 405 8,6 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Regarding the climate, 2,754 students (58.7%) correctly answered that the climate
zone of South Korea is “temperate”, while 24.9% answered “subarctic”. It is worth
noting that there are still many students who seem to be unable to distinguish
between climate zones, as they believe that South Korea belongs to the “tropical” or
“subtropical” regions (see Table 5.5).

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 122


Table 5.5. Climate zones of South Korea
Cumulative
Quantity Percentage %
Percentage (%)
Tropical 544 11,6 11,6
Temperate 2.754 58,7 70,3
Climate Frigid 1.168 24,9 95,2
Zone
Near Equatorial 224 4,8 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

In the survey question related to tourist destinations in South Korea, it was very
surprising that two locations, Nami Island (25%) and Jeju Island (37.8%), were voted
as the “least famous tourist destinations”in South Korea, followed by Gwangjang
Market and Myeongdong Market (see Table 5.6).
The results of the open-ended survey question with 248 students about the tourist
attractions they would like to visit when they come to South Korea, the majority
answered the capital Seoul and the coastal city of Busan. This reflects that, in the
minds of young people, the factor determining the attractiveness of tourist
destinations may not accurately reflect the actual value or popularity of the
destination but may be influenced by movies or mentions, hence their desire to
explore.
Table 5.6. Less famous places in South Korea
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Jeju Island 1.774 37,8 37,8
Myeongdong Market 844 18 55,8
Location Nami Island 1.171 25 80,8
Gwangjang Market 901 19,2 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

5.2. Perspectives and evaluation of history, geography, and tourism of South


Korea
In the survey regarding the level of interest in the history of South Korea, the results
indicate that students show interest at 37.3% (of which “very interested, have
researched” accounts for 14.1%, totaling 663 students). Those students expressing
the viewpoint of being “very interested, have researched” are mainly Korean studies
majors. Meanwhile, 49.2% (2,308 students) hold a neutral viewpoint or do not
express an opinion on the history of South Korea (see Table 5.7).
Table 5.7. Level of Interest in the history of South Korea
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 123


Very interested, have researched 663 14,1 14,1
Interested 1.086 23,2 37,3
Normal 2.308 49,2 86,5
Level of
Not interested 527 11,2 97,7
concern
Not at all interested 106 2,3 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Surveyed through an open-ended question: “Do you think South Korea is a warlike
or peace-loving country, and why do you have such an impression?” The results
show that 50% (124 students) firmly assert the viewpoint “South Korea is a peace-
loving country”:
“South Korea is a peace-loving country. Because South Korea has pursued a foreign policy
that favors peace and economic cooperation rather than military conflict. This policy is
implemented in the context of complex relations with North Korea and the Asian region.”

(Le Thi Yen. V, female, 3rd year, Business Administration, 25/12/2023)

“South Korea is peace-loving. Because, observing that the people of South Korea are
cheerful,... and the economy is relatively strong compared to politics.”

(Tran Van. T, male, 3rd year, Psychology, 25/12/2023)

“I think they prefer peace because very few countries want to wage war and dislike South
Korea.”

(Huynh My. Ngh, female, 1st year, Multimedia Communication, 25/12/2023)

“South Korea is a peace-loving country because its policies reflect that.”

(Nguyen Phuc. L, male, 1st year, Multimedia Communication, 25/12/2023)

In addition to the 50% of students firmly asserting the viewpoint that South Korea is peace-
loving, there is a relatively small proportion of 8.8% (22 students) affirming that “South Korea
is warlike,” although only a few students provided explanations for this perception, mostly
revolving around the conflict with North Korea:

“Yes. South Korea and North Korea are still in a state of war: In 1953, both sides only agreed
to a ceasefire, temporarily suspending hostilities, meaning that the war is still ongoing today.”

(Tran Phuong. U, female, 4th year, Oriental Studies, 22/12/2023)

The survey results also show that 42% (102 students) have a more neutral viewpoint,
expressing no interest, not knowing, or not answering the question assessing whether South
Korea is peace-loving or warlike:

“South Korea has experienced many historical upheavals, so it has both warlike and peace-
loving aspects. After the Korean War, South Korea focused on economic development and
building peace by participating in international peace activities.”

(Nguyen Van. P, male, 2nd year, Marketing, 25/12/2023)

“South Korea is a country with a complex history, and the perspective on warlike or peace-
loving can depend on the observer's standpoint. In history, South Korea has faced many
challenges and conflicts such as the Korean War. However, in modern times, South Korea
tends to focus on maintaining peace and international cooperation, manifested through its
active role in international forums and economic interactions with many countries. Therefore,
it can be said that South Korea tends to favor peace in the modern era.”

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 124


(Nguyen Thi Ngoc. H, female, 3rd year, Business Administration, 25/12/2023)

When asked an open-ended question: “Are you aware of South Korean troops being sent to
Vietnam for combat during the 1964-1973 period?”, the results show that 137 students
answered “do not know,” “uncertain,”or “not interested in this issue,”accounting for 55.2%;
meanwhile, the number of students “aware of this issue”accounts for 44.8% (111 students). It
is noteworthy that many personal opinions emphasize a positive viewpoint on not harboring
hostility based on the past but instead focusing on understanding to build a better future. This
perspective demonstrates acceptance and active efforts towards fostering positive relations
between Vietnam and South Korea, indicating the importance of learning from the past to
establish a sustainable foreign relationship.

“I do know, but that is the past, and war happened worldwide during that time, now we just
need to look at the past and acknowledge the mistakes to learn from and not repeat the past
mistakes.”

(Tran Khong Hue. O, female, 4th year, Korean Studies, 22/12/2023)

“I think that war is something that no country and individual desires, and war is loss, and the
past is over so at present cherishing peace is more important than thinking about painful
things.”

(Nguyen Thuy Bao. N, female, 4th year, Korean Studies, 22/12/2023)

The survey on the level of interest in traveling to South Korea in the future shows
that a relatively high percentage of young people are “interested” in traveling to
South Korea, accounting for 46.4% (2,358 students). Remarkably, among students
who are “interested”, 34.4% have “a plan” to travel to South Korea, and 12.2% are
“very interested, have traveled” to South Korea (see Table 5.8).
Table 5.8 Interest in and plans for traveling to South Korea in the future
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Very interested, have traveled before 571 12,2 12,2
Interested, have a plan 1.607 34,3 46,4
Level of Normal, no plans 2.193 46,8 93,2
concern Uninterested 256 5,5 98,7
Not at all interested 63 1,3 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The survey results show a very optimistic signal about the appeal of South Korean
people, culture, and landscapes to young people in Vietnam, urging them to desire to
experience and explore in the future.
To measure the reasons influencing the decision to choose South Korea for travel in
the future, with the survey question: “Main purpose when you choose to travel to
South Korea?”, the results show the potential factors of South Korea attracting young
tourists. Beautiful scenery, cool and romantic weather as depicted in movies
positively influenced the perception of students, hence the survey results show that
36.6% (1,718 students) chose this reason. Additionally, “Korean cuisine” also has a
great attraction (30.6%), besides the impact in movies, students also enjoy Korean
cuisine in Vietnam, but having the opportunity to taste it in its homeland is a desire of
THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 125
travel enthusiasts. Moreover, there are reasons for traveling to South Korea for
“shopping for fashion, cosmetics” (19.8%), although not a high percentage, but with
the current trend of listening to Korean music, watching Korean movies among
young people, this is also an interesting issue. In reality, in Vietnam, when a famous
South Korean actor or singer wears a certain fashion trend or uses a cosmetic
product, immediately that fashion trend becomes popular and the cosmetic product
becomes sought after. Additionally, there are some other reasons for choosing South
Korea for travel, but with a low percentage (see Table 5.9).
Table 5.9. Main purposes when choosing to travel to South Korea
Percentage Cumulative
Quantity
% Percentage (%)
Fashion/Beauty (Shopping) 929 19,8 19,8
Plastic surgery 171 3,6 23,5
Cuisine 1.433 30,6 54
Type of
Scenery/Weather 1.718 36,6 90,6
activity
Art performances 296 6,3 97
Traditional festivals 143 3 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Surveying the extent of “Engagement in discussions or exchanges of opinions on


issues related to the history, geography, and tourism of South Korea on social media
or in conversations,” the results show that young people are less interested in
participating in discussions or exchanges related to the fields of history, geography,
and tourism of South Korea. 38.4% said “occasionally,”20.3% “rarely,”and 18.9% of
the surveyed students stated that they “never” engage in discussions or exchanges
about the history, geography, and tourism of South Korea (see Table 5.10).
Table 5.10. Participation in discussions or exchanges of views on the history, geography,
and tourism of South Korea on social media or in conversations
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
Very Frequently 546 11,6 11,6
Quite Frequently 503 10,7 22,4
Level of Occasionally 1.801 38,4 60,8
Participation Rarely 952 20,3 81,1
Never 888 18,9 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

In the survey conducted with 248 students, most students do not participate in
discussions or exchanges of opinions about the history, geography, and tourism of
South Korea on social media or in daily conversations. Only 13 out of the total 248
respondents indicated that they “participate.”
In summary, based on the survey results, students' understanding and interest in the
history, geography, and tourism of South Korea are as follows:

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 126


Students have a fairly good grasp of ancient Korean history, but there is confusion
regarding modern Korean history, especially the Korean War. More than two-thirds
(68.9%) incorrectly chose 1954 as the end date of the Korean War. Furthermore,
many students do not fully understand the current relationship between North and
South Korea, with some believing it to be “peaceful” (28.4%) or expressing
uncertainty (17.1%).
Nearly half of the surveyed students are aware of South Korean troops participating
in the Vietnam War from 1964 to 1973. However, students also exhibit a relatively
open-minded view of this issue, while maintaining a positive attitude towards the
future of the South Korea-Vietnam relationship. The majority of students evaluate
South Korea as a country “favoring peace” or remain neutral, with only a very small
percentage (8.8%) considering it “militaristic,” stemming from ongoing conflicts with
North Korea.
Most surveyed students have a good understanding of the geographical location
(61%) and climate characteristics (58.7%) of South Korea. Regarding famous tourist
destinations in South Korea, students are less clear in their evaluations, although
they have identified popular tourist spots they would like to visit, such as the capital
city Seoul and the coastal city of Busan.
Students are quite “interested” in visiting South Korea in the future (46.4%), with
34.4% already having “plans”to travel there and 12.2% being “very interested” and
having previously visited South Korea. Factors such as the attractiveness of
landscapes, weather, cuisine, and shopping for fashion and cosmetics have spurred
young Vietnamese people's desire to experience and explore South Korea in the
future.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 127


6. GENERAL EVALUATION OF SOUTH KOREA
In addition to surveying students' perceptions of various aspects of South Korea's
diplomacy, politics, economics, society, culture, education, history, geography, and
tourism, this study also measures students' overall perceptions and evaluations of
South Korea through survey questions and in-depth interviews.
6.1. South Korea in the minds of students
According to studies, the majority of Vietnamese youth associate South Korea with
popular movies or famous bands and songs worldwide. In this survey, we aimed to
measure Vietnamese youth's perceptions of South Korea in other aspects, excluding
this factor. The survey results show that up to 2,974 students perceive South Korea
as a “beautiful country with a cool climate and beautiful scenery” (63.4%); in addition,
6.2% of students believe that South Korea “is facing many social issues”; other
viewpoints such as “a modern, civilized, and wealthy country”, “a country with a long
history and an interesting traditional culture” account for insignificant proportions
(see Table 6.1).

Table 6.1. Besides movies and music


When mentioning Korea, What are you impressed with?
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
South Korea as a beautiful country with a
2.974 63,4 63,4
cool climate and beautiful landscapes
South Korea as a modern, civilized, and
787 16,8 80,2
affluent country
Perception of
South Korea as a country with a long
South Korea 640 13,6 93,8
history and an interesting traditional culture
South Korea as a country facing various
289 6,2 100
social issues
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

Combined with the open-ended survey, factors such as cuisine (traditional dishes),
traditional clothing imagery like “hanbok”, and makeup artistry are also familiar to
many students when it comes to South Korea. Additionally, there are students who
are knowledgeable about other aspects of South Korea:
“Some issues that many people are interested in regarding South Korea may include pop
culture (K-pop), advanced technology, modern urban life, distinctive cuisine, and their
renowned education system.”

(Tran Vo Kim. N, female, 3rd year, Marketing, 25/12/2023)

“When it comes to South Korea, the issue I know or care most about is that young people in
South Korea do not want to get married or have children.”

(Nguyen Huynh Yen. N, female, 2nd year, Psychology, 25/12/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 128


6.2. Perceptions of the South Korea-Vietnam Relationship
Most Vietnamese youth have positive feelings towards the people and the country of
South Korea for various reasons, including the effective cooperation between the two
countries that has brought many benefits to both sides over the years. Survey results
show that, from the perspective of students, the current relationship between South
Korea and Vietnam is seen as “partners, friendly friends of Vietnam”, chosen by the
majority of students (3,635 students), accounting for 77.5% of the survey sample.
There is a very small, insignificant percentage that perceives South Korea as a
“competitive rival” (5.1%) or an “unfriendly rival” (1.9%) of Vietnam (see Table 6.2).

Table 6.2. The relationship between South Korea and Vietnam from the perspective of
students
Cumulative
Percentage
Quantity Percentage
%
(%)
South Korea as a country that assists
725 15,5 15,5
Vietnam
South Korea as a competitive rival of
Perception 239 5,1 20,6
Vietnam
of South
South Korea as a friendly partner and ally
Korea 3.635 77,5 98,1
of Vietnam
South Korea as an unfriendly adversary 91 1,9 100
Total 4.690 100
Source: Survey results of the project (12/2023)

The survey results also indicate differences in perspectives and perceptions of South
Korea by gender among Vietnamese students. Accordingly, males tend to perceive
South Korea as a “competitive rival of Vietnam” to a higher extent (9.4%) compared
to females (3.9%); conversely, females tend to view South Korea as “partners,
friendly friends of Vietnam” to a higher extent (79.5%) compared to males (70.6%).
This trend is also similar among students majoring in Korean studies (more favorable
perceptions) compared to students majoring in other fields at Van Hien University
(see Appendix 3, Table 9 and Table 19).
The open – ended survey results also show that the majority of students positively
evaluate the relationship between South Korea and Vietnam as “partners, friends”,
which has brought many benefits in all aspects, especially economically and
culturally. However, there are also opinions mentioning aspects of “competition”and
“cultural identity.”
“From my perspective, South Korea for Vietnam is both a partner and an investor, as well as a
friend.”

(Doan Le Ngoc. T, female, 3rd year, English Language, 12/22/2023)

“A supportive friend to Vietnam, a model of Eastern countries, a strategic partner.”

(Dang Chi. V, male, 3rd year, Public Relations, 12/22/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 129


“In my view, South Korea for Vietnam is both a friend and a place for economic exchange,
providing significant employment opportunities for Vietnamese people.”

(Pham Thi Thuy. D, female, 1st year, Oriental Studies, 12/22/2023)

“Many people's perspectives on the relationship between South Korea and Vietnam are
generally positive. South Korea is seen as an important partner, not only in the economic field
but also in cultural, educational, and many other areas. This relationship is often highly
regarded for its support and positive contribution to the development of both countries.”

(Nguyen Thi Ngoc. H, female, 3rd year, Business Administration, 12/25/2023)

“Some people view South Korea as an important partner with a friendly relationship with
Vietnam. The two countries have established a strong diplomatic relationship in economic,
cultural, educational, and tourism fields. South Korea has also become one of the largest
investors in Vietnam. Some also appreciate Korean culture and life, including the
entertainment industry and content production, such as Korean movies, music (K-pop), and
Korean TV dramas (K-dramas), which are quite popular in Vietnam and have a significant
influence on young people. However, like with any diplomatic relationship, there may be
issues and mutual disputes. Some may have concerns about economic competition,
imbalanced trade, or issues related to labor and labor rights. Additionally, there may be
concerns about excessive exposure to Korean culture and the risk of losing Vietnamese
cultural identity. In summary, the relationship between South Korea and Vietnam is complex
and multidimensional. Each person's perception of this relationship may be influenced by
various factors.”

(Nguyen Ngoc Khanh. T, female, 3rd year, English Language, 12/25/2023)

With the very positive perspective of Vietnamese youth towards South Korea, they
also perceive South Korea as a “livable country”. The survey results show that up to
58% of students surveyed believe that South Korea is a “quite livable” country (36%)
and “very livable” country (22%). Additionally, only a very small percentage believe it
is “not livable” or “very not livable” (see Chart 6.1).

Pie chart 6.1. South Korea as a Livable Country


1 22
3

38

36

Highly livable Moderately livable Average livability Very unlivable Highly unlivable

Source: Survey results of the project (12/2023)

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 130


6.3. Expectations of Vietnamese youth in relations with South Korea
In order to assess the expectations of Vietnamese youth in relations with South
Korea, we posed the question “What do you hope for or expect related to South
Korea and the current and future relationship between South Korea and Vietnam?”
The results of in-depth interviews show that most students desire sustainable
cooperation with South Korea aimed at economic development, job creation, cultural
exchange, educational cooperation, and tourism.
Additionally, the results of open-ended survey questions reveal diverse, rich opinions
and expectations regarding relations with South Korea, such as:
“Hoping that South Korea can assist Vietnam in improving the quality of services across
various sectors, particularly in the field of education to further promote Vietnam's
development.”

(Trần Khổng Huệ. O, year 4, Oriental Studies, 12/22/2023)

“I hope South Korea can share technological advancements with Vietnam.”

(Trần Nhật. H, male, year 2, Marketing, 12/25/2023)

“I hope South Korea can help Vietnam enhance skills in semiconductor chip production and
assist in developing this field in the future.”

(Nguyễn Phú. Q, male, year 3, Public Relations, 12/25/2023)

“I hope Vietnam and South Korea will deepen their connections, especially in the field of
technology, both advancing in the global digital transformation. Additionally, regarding FDI
investment, I hope the governments of both countries will find more common ground,
implement sustainable investment policies, protect the environment, and deeply care for
laborers. Furthermore, Vietnam and South Korea should become influential partners,
pioneering in solving challenging issues at regional and international levels, affirming the
Asian identity and international status.”

(Đặng Chí. V, male, year 3, Public Relations, 12/22/2023)

“Yes. However, many people hope that the relationship between South Korea and Vietnam
will continue to develop strongly and sustainably, not only in the economic field but also in
culture, education, and political dialogue. Both countries can cooperate to promote peace,
stability, and common development in the region.”

(Trần Võ Kim. N, female, year 3, Marketing, 12/25/2023)

“From a general perspective, some principles or aspirations that managers and participants in
the relationship between South Korea and Vietnam may be concerned about include: 1.
Economic cooperation and investment: Encouraging cooperation and investment between
South Korean and Vietnamese enterprises to create economic development opportunities for
both countries; 2. Cultural and educational exchange: Enhancing cultural and educational
exchange activities between the two countries to promote understanding and friendship within
the community; 3. Cooperation in science and technology: Promoting knowledge and
advanced technology sharing, especially in the fields of science and technology; 4. Regional
peace resolution: Supporting the process of resolving regional issues, especially those related
to the Korean Peninsula, by promoting dialogue and multilateral cooperation; 5.
Environmental protection: Collaborating on environmental issues and sustainable
development, especially in renewable energy and water resource protection. These goals can
contribute to sustainable development and peace in the region, benefiting both South Korea
and Vietnam.”

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 131


(Nguyễn Ngọc Anh. T, male, year 1, Psychology, 12/25/2023)

In summary, in the minds of Vietnamese youth, South Korea is seen as a country


with a developed entertainment industry, beautiful scenery, a cool climate, modernity,
civilization, wealth, a long history, intriguing traditional culture, and facing various
social issues.
The effective cooperative relationship between the two countries has brought many
benefits to both sides over the years, impacting Vietnamese youth. Surveys show
that the majority of students have positive feelings towards the people and the
country of South Korea, and assess the current relationship between South Korea
and Vietnam as “friendly partners of Vietnam”; recognizing South Korea as “a
country worth living in.”
Survey results also indicate that most students desire sustainable cooperation with
South Korea aimed at economic development, job creation, cultural exchange,
educational cooperation, tourism, helping Vietnam improve service quality, develop
technological advancement, environmental protection, and mutual cooperation to
promote peace, stability, and common development in the region.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 132


PART III – RECOMMENDATIONS

1.Recommendations related to political - diplomatic field


The foreign policy of South Korea towards Vietnamese youth is not only an important
strategy to enhance diplomatic relations but also an opportunity to help students
understand more about the current political - diplomatic situation of South Korea.
Below are some specific policy recommendations to promote this understanding:
1.1. Organizing seminars and political forums
South Korea should strengthen the organization of seminars, political forums with the
participation of politicians, researchers, and top diplomats. These events can help
Vietnamese students grasp information about domestic and international politics,
especially topics related to South Korea and its role in the international community.
1.2. Supporting research and teaching on South Korean politics
Educational cooperation should not be limited to the university level but should also
extend to in-depth research and teaching programs on South Korean politics. This
helps students grasp the theoretical and practical foundations of South Korea's
political and diplomatic system.
1.3. Enhancing online communication and education
With the prevalence of the internet, South Korea can create online platforms
specializing in politics and diplomacy. Producing educational content, videos, and
online lectures will help Vietnamese students access information more easily and
enhance their knowledge about South Korea.
1.4. Supporting research and training on international relations
South Korea can support Vietnamese students to participate in training programs on
international relations and diplomacy. Providing opportunities for research and
internships at international organizations or South Korean embassies will help them
apply their learned knowledge into practice.
1.5. Organizing visits and exchanges
Student exchange programs and visits of professors, political experts from South
Korea to Vietnam, and vice versa, will create opportunities for direct meetings,
exchanging opinions, and sharing information. These experiences can enrich
Vietnamese students' understanding of South Korea's country and people.
The above recommendations aim not only to strengthen the political - diplomatic
relations between South Korea and Vietnam but also to help Vietnamese students
have a profound and comprehensive view of South Korea's political - diplomatic
situation, thereby promoting mutual cooperation and understanding.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 133


2.Recommendations related to the economic and social field
The foreign policy of South Korea towards Vietnamese youth not only focuses on
political and diplomatic aspects but also requires specific recommendations in the
economic and social fields to help students better understand the current economic
and social situation in South Korea. Below are some policy recommendations:
2.1. Educational and vocational training cooperation
South Korea could enhance cooperation in education and vocational training with
universities and vocational schools in Vietnam. This would not only help students
grasp vocational knowledge but also provide opportunities for them to better
understand the working environment and industries in South Korea.
2.2. Internship programs and exchange of experiences
Supporting Vietnamese students in participating in internship programs at companies
and organizations in South Korea would provide them with a firsthand view of the
working environment and business management in this country. Moreover,
organizing exchange programs between South Korean businesses and Vietnamese
students is an effective way to share information and practical experiences.
2.3. Support for startups and young entrepreneurs
South Korea could create favorable conditions for Vietnamese students interested in
entrepreneurship. Providing financial support, encouraging creativity, and offering
training programs in business management would boost students' confidence when
entering the business world.
2.4. Organization of economic and social events and workshops
South Korea should regularly organize seminars and events on economic and social
topics open to Vietnamese students. Themes such as sustainable development,
Industry 4.0, and contemporary social issues faced by South Korea (aging
population, multicultural families, wealth gap) could be discussed to provide students
with insights into trends and challenges in the modern economic and social
landscape.
2.5. Support for research and technology development
South Korea could expand opportunities for Vietnamese students to participate in
research and technology development projects. This would not only help them apply
academic knowledge but also deepen their understanding of innovation and
economic development in South Korea.
These recommendations aim to create an engaging educational and internship
environment and help Vietnamese students better understand the economic and
social environment of South Korea, thereby enhancing cooperation and
understanding between the two countries.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 134


3. Recommendations related to the cultural and educational field
3.1. Strengthening support policies for cultural programs
Organizing Korean cooking competitions.
Regional-based programs to explore and experience Korean cuisine.
Hosting Korean food fairs during major festivals such as Lunar New Year and Mid-
Autumn Festival.
Celebrating Hanbok's Day & Ao dai's Day.
Conducting competitions to explore Korean fashion trends.
Organizing Korean film festivals in major cities of Vietnam.
Arranging educational book exhibitions, cultural books, and literature books of
Vietnam - South Korea.
Enhancing cultural exchange among leading artists and musicians of both countries.
3.2. Supporting and enhancing broadcasting, media, and linguistic activities
Supporting and promoting the activities of Korean media, linguistic agencies, and
press in Vietnam.
Establishing digital television channels broadcasting Korean culture and
entertainment in Vietnamese in Vietnam.
Strengthening cooperation with Vietnamese television stations to broadcast
programs about Korean culture and education.
3.3. Enhancing support policies for sports activities and sports exchanges
Supporting sports exchange activities, sports competitions, mini Olympic programs
between Vietnamese and South Korean universities, or between localities of Vietnam
and South Korea.
Supporting Korean sports associations in popularizing, promoting, and organizing
traditional sports training programs of South Korea for Vietnamese youth, integrating
cultural and sports spirit of South Korea in Vietnam: taekwondo, baseball, extreme
badminton, go, archery.
3.4. Supporting and strengthening cooperation between state agencies, high
schools, colleges, universities, research institutes, and associations in the
fields of culture and education
Developing experience-based cultural and educational learning programs for
Vietnamese leaders in South Korea.
Signing cooperation agreements between high schools, colleges, universities,
research institutes, scientific institutes, and associations of Vietnam and South
Korea.
Establishing cooperative relationships between leading art schools, film schools.
THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 135
3.5. Supporting research, teaching, and translation of Korean culture
Supporting cooperative activities between Korean universities and institutions in
Vietnam with cultural exchange activities and dissemination of culture between the
two countries.
Supporting scientific research activities on culture, education related to South Korea.
Supporting translation and publication programs introducing Korean culture, Korean
people's characteristics, to help Vietnamese youth understand more about the
national characteristics of Korean people, thereby promoting cultural tolerance and
minimizing misunderstandings or prejudices about the national characteristics.
3.6. Supporting investment activities, cooperation of South Korean enterprises
in Vietnam related to educational technology, smart educational equipment
Strengthening cooperation between South Korean enterprises and Vietnam in
education-related areas such as educational technology, smart educational products,
applications used in teaching and learning.
Encouraging investment in technology, modern equipment from South Korea into the
Vietnamese education system.
Promoting scientific and technological research cooperation, transferring advanced
educational technology of South Korea into Vietnam.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 136


4.Recommendations related to the fields of history, geography, and tourism
In addition, South Korea's foreign policy regarding history, geography, and tourism
could significantly contribute to enhancing the understanding of Vietnamese students
about this country. Below are some policy recommendations:
4.1. Research and Education Collaboration in History
South Korea could collaborate with universities and research organizations in
Vietnam to organize research and teaching programs on Korean history. This would
help students grasp a deeper understanding of significant historical events, such as
the Korean War and the country's development process.
4.2. Establishing Historical Sites
South Korea should invest in building and maintaining historical sites that
Vietnamese students can visit when in South Korea. Museums, historical landmarks,
and significant historical areas will enable students to directly experience and
understand South Korea's historical heritage.
4.3. Support for Geography and Environmental Research
Cooperation in the field of geography and environmental research between South
Korea and Vietnam could provide opportunities for students to carry out joint
research projects. This not only helps them understand the geography and natural
environment of South Korea but also expands their perspective on the relationship
between geography and history.
4.4. Organizing Exchange Programs on Tourism
South Korea can promote student exchange programs in the tourism sector, where
students have the opportunity to experience culture and history through visits to
famous tourist destinations. Additionally, organizing seminars on tourism
management and development will help Vietnamese students gain a better
understanding of South Korea's tourism model.
4.5. Facilitating Student Participation in Community Projects
Supporting Vietnamese students to participate in community projects in South Korea
can be a good way for them to connect with the local community and gain a better
understanding of its culture and history. This may include social projects, volunteer
work, or community experience programs.
These recommendations not only help Vietnamese students gain a better
understanding of South Korea's history and tourism geography but also create
academic and practical opportunities between the two countries, contributing to
strengthening the diplomatic relations between South Korea and Vietnam.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 137


REFERENCES

Domestic Literature
1. Van, T.H. (2012). The Reception of Korean Culture among Vietnamese Youth
Today: Perspectives from a Sociological Survey. Social Sciences and Humanities
Journal, University of Social Sciences and Humanities - Ho Chi Minh City, 12/2012,
55 – 64.
2. Huong, T.T & Bac, C.T.H (2014). The Impact of the Korean Wave in Vietnam:
A Cross-disciplinary Perspective. Research Project on the Phenomenon of the
Korean Wave in Vietnamese Cultural Life, Korean Studies Conference in Vietnam.
3. Nguyen, T. T. H., & Nguyen, T. T. M. (2020). The Impact of Korean Culture on
the Lifestyle of Vietnamese Youth. Journal of Asian Business and Economic Studies,
27(2), 158-167.
4. Nguyen, T. N. (2018). The Influence of Korean Pop Culture on Vietnamese
Youth. Journal of International Business Research and Marketing, 3(1), 10-17.
5. Vu, P. T. (2019). The Impact of the Korean Wave on Vietnamese Students'
Learning Motivation and Language Attitude towards Korean. Journal of Education
and Training Studies, 7(9), 201-211.
6. Trinh, T. P. T., & Vu, T. M. (2021). The Influence of the Korean Wave on
Vietnamese Teenagers' Fashion Consumption Behavior. Journal of Asian Finance,
Economics, and Business, 8(3), 733-741.
7. Nguyen, M. T. (2019). The Impact of the Korean Wave on Vietnamese
Youngsters. Asian Journal of Humanities and Social Studies, 7(6), 375-382.
8. Tran, T. T. P., & Nguyen, T. H. (2017). The Impact of Korean Culture on the
Fashion Style of Vietnamese University Students. Journal of Economics, Business,
and Management, 5(3), 147-151.
9. Nguyen, T. H., & Nguyen, P. T. (2016). The Influence of Korean Pop Culture
on Vietnamese Teenagers. International Journal of Advanced Research, 4(8), 479-
486.
10. Trinh, T. T. H. (2015). The Influence of the Korean Wave on Vietnamese Youth
Culture. Journal of Social Sciences and Humanities, 1(1), 45-54.
11. Nguyen, T. T. (2014). The Impact of the Korean Wave on Vietnamese
Youngsters. Journal of Korean Studies, 19(1), 119-133.
12. Pham, T. T. H. (2013). The Influence of Korean Pop Culture on Vietnamese
Teenagers. Journal of Media Studies, 9(2), 151-167.
13. Nguyen, T. N. (2012). The Impact of Korean Culture on Vietnamese Youth.
Asian Journal of Social Sciences, Arts, and Humanities, 1(2), 1-10.
14. Tran, T. T., & Nguyen, H. T. (2011). The Influence of Korean Popular Culture
on Vietnamese College Students. Journal of Asian Studies, 18(1), 65-78.
15. Ngan, D.T (2015). The Hallyu Wave in the Current Cultural Life of Vietnam.
Contemporary Magazine, 368(2), 39 – 42.
16. Song Minh (2023). From Economic Waves to Korean Cultural Waves in
Vietnam. Retrieved from: [link]. Accessed 10/09/2023.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 138


17. Ha, L.T.V; Quang, N.T & Anh, N.T (2023). The Influence of the Korean
Cultural Wave on the Consumer Behavior of Young People in Hanoi. Trade
Magazine, 6(23). Retrieved from: [link]. Accessed 10/09/2023.
18. December 6, 2022. Vietnam - South Korea Joint Statement on
Comprehensive Strategic Partnership [online]. Government Electronic Information
Portal. Retrieved from: [link]. Accessed December 9, 2023.
19. November 30, 2023. Welcoming Over 11 Million International Visitors in 11
Months - Vietnam Tourism Exceeds Goals Set at the Beginning of 2023 [online].
General Statistics Office. Retrieved from: [link]. Accessed December 9, 2023.
20. May 9, 2023. Vietnam Ranks Second in Number of International Students
Studying in South Korea [online]. Youth Online. Retrieved from: [link]. Accessed
December 9, 2023.
Foreign References
1. Hwang, S. (2016). The Impact of Korean Wave (Hallyu) on Vietnamese Youth
Culture. Journal of ASEAN Studies, 4(1), 32-47.
2. Lee, J. S., & Nguyen, H. T. (2018). The Influence of Korean Popular Culture
on Vietnamese College Students. Journal of Social Sciences, 14(1), 21-29.
3. Kim, S. H., & Le, T. T. (2010). The Impact of Korean Wave on Vietnamese
Youth Culture. Journal of Cultural Studies, 7(2), 121-138.
4. Korean Culture Industry Exchange Foundation (2016). Study on the Economic
Effects of Hallyu in 2015. Seoul: Korean Culture Industry Exchange Foundation.
5. Ministry of Justice (2018). Press Release: Visa System Improvement for
Expanding Exchanges with New Southern Countries, Korean.
6. Lee Kyesun (2018). The diffusion of Korean wave phenomenon and
Diversification of Korean wave contents in Vietnam. Vietnam Studies, 16, 75 – 100.
7. Yeonghoon Kang, Ha Kyung Lee & Woo Bin Kim (2020). A Qualitative Study
on Acceptance of Korean Wave Culture and Internalization of Ideal Beauty among
Vietnamese Female Students in Korea. Fashion & Text. Res. J. 22(4), 456 – 468.

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 139


APPENDIX

APPENDIX 1: QUESTIONNAIRE
Greetings,
We are a group of faculty members from the Department of Oriental Studies, with
permission from the Executive Board of Van Hien University. We are conducting
research on the topic “South Korea from the Perspective of Vietnamese Youth (A
Study at Van Hien University)”, commissioned by the Consulate General of the
Republic of Korea in Ho Chi Minh City.
We kindly invite you to participate in our survey. The information you provide will be
invaluable for our research project. We assure you that all information will be kept
confidential and used only for scientific research purposes.
Thank you very much for your cooperation.
Best regards,
1. Please indicate your gender:
o Male
o Female
o Other gender
2. What year of study are you in?
o Year 1
o Year 2
o Year 3
o Year 4
3. Before becoming a student, where did you live?
o Ho Chi Minh City
o Northern provinces/cities (from Thanh Hoa and beyond)
o Central and Central Highlands provinces/cities (from Binh Thuan to
Nghe An)
o Southern provinces (Southeast and Southwest regions)
4. Do you know in which year Vietnam and South Korea established
diplomatic relations?
o 1990
o 1991
o 1992
o 1993
5. In your opinion, what is the current relationship between South Korea and
North Korea?
o Standoff
o Peace
o War
o Don't know
6. Are you aware of South Korea being a member of which of the following

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 140


organizations?
o NATO
o G7
o G20
o ASEAN
7. Do you know who the current president of South Korea is?
o Park Geun-hye
o Moon Jae-in
o Yoon Suk-yeol
o Lee Myung-bak
8. What political regime do you think South Korea follows?
o Constitutional monarchy
o Mixed republic
o Socialist republic
o Absolute monarchy
9. Do you care about the current diplomatic relations between South Korea
and Vietnam?
o Very interested
o Quite interested
o Neutral
o Not interested
o Not interested at all
10. In your opinion, how important is the diplomatic relationship between South
Korea and Vietnam?
o Very important
o Quite important
o Neutral
o Not important
o Not important at all
11. How do you think the relationship between South Korea and Vietnam
influences both countries and the region?
o Very influential
o Quite influential
o Neutral
o Not influential
o Not influential at all
12. According to you, could the diplomatic relationship between South Korea
and Vietnam affect your daily life?
o Very influential
o Quite influential
o Normal
o Not influential
o Not influential at all
13. Recently, have you been following information about the political and
diplomatic activities of South Korea with Vietnam and the world?
o Very frequently
o Quite frequently

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 141


o Normal
o Not frequently
o Not frequently at all
14. Recently, have you participated in discussions or exchanged opinions about
the diplomatic relations between South Korea and Vietnam on social media
or in dialogues?
o Very frequently
o Quite frequently
o Normal
o Very rarely
o Never
15. Do you know which ranking South Korea's per capita Gross Domestic
Product (GDP) is in the world?
o Top 10
o Top 20
o Top 30
o Top 40
16. In your opinion, which sector is currently the strongest in South Korea's
economy?
o High-tech and electronics industry
o High-tech agriculture
o Tourism, culture, and entertainment
o Healthcare and medical care
17. Do you know which rank South Korea currently holds in terms of foreign
investment in Vietnam?
o First place
o Second place
o Third place
o Fourth place
18. According to you, what is the most pressing issue currently facing South
Korean society?
o High wealth inequality
o Low birth rate and aging population
o High competitive pressure and high rates of depression and suicide
o Environmental pollution and radiation
19. Do you know what rank South Korea's happiness index currently holds in
the world?
o Ranked in the Top 15
o Ranked in the Top 30
o Ranked in the Top 45
o Ranked in the Top 60
20. Do you think South Korea's investment in Vietnam contributes to the
development of Vietnam's economy?
o Helps a lot
o Helps quite a bit
o Normal
o Not very helpful

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 142


o Helps very little
21. After graduation, would you like to choose to work at South Korean
companies?
o Very much want to
o Want to
o Normal
o Do not want to
o Absolutely do not want to
22. Do you think if working at a South Korean company, you would have better
working conditions (salary, benefits, bonuses, etc.) than working at other
companies?
o Strongly agree
o Agree
o Neutral
o Disagree
o Strongly disagree
23. When shopping and using consumer products, which country's products do
you usually prefer to choose?
o Japan
o China
o South Korea
o Europe
o USA
o Other countries
24. How do you feel about products from South Korea?
o Really like/satisfied
o Quite like/satisfied
o Neutral
o Dislike
o Strongly dislike
25. Are you willing to recommend products from South Korea to others?
o Very willing
o Quite willing
o Neutral
o Not willing
o Not willing at all
26. Which statement about South Korean society do you think is most
accurate?
o Emphasizing family, valuing traditional values
o Emphasizing appearance, external factors
o Emphasizing hierarchy, gender discrimination
o Class distinction, social status
o Integration, modernity, civilization
27. Do you think you will marry a South Korean in the future?
o Definitely
o It's possible
o Neutral

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 143


o Haven't thought about it
o Definitely not
28. Recently, have you participated in discussions or exchanges of opinions
about social issues in South Korea on social media or in conversations?
o Very frequently
o Quite frequently
o Occasionally
o Rarely
o Never
29. According to you, what is the famous Korean dish?
o Sushi
o Tteokbokki
o Champong noodles
o Takoyaki
30. According to you, what is Hanbok in Korea?
o Traditional martial arts
o Folk song
o Traditional dish
o Traditional clothing
31. Do you know what Arirang is in Korean culture?
o Traditional cuisine
o Famous landmark
o Folk song
o National anthem
32. According to you, which is a film produced by South Korea?
o Go Go Squid
o quad Game
o Squid Game
o Hunger Games

33. According to you, which of the following music groups is not from South
Korea?
o Black Pink
o NCT
o AKB48
o Dream Catcher
34. Do you know how South Korea's education system ranks globally?
o Among the Top 10
o Among the Top 20
o Among the Top 30
o Among the Top 40
35. According to you, what is the most popular sport in South Korea?
o Football (Soccer)
o Taekwondo
o Baseball
o Golf
36. How do you feel about Korean cuisine?
THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 144
o Extremely delicious
o Delicious
o Normal
o Not delicious
o Very unpleasant
37. How often do you eat Korean food?
o Once a month
o Twice a month
o Three times a month
o Four times a month
o Never
38. How do you feel about the makeup and fashion style of Koreans?
o Very beautiful and stylish
o Beautiful and stylish
o Average
o Not beautiful
o Very unattractive, repulsive
39. Do you often follow the makeup and fashion styles of Koreans?
o Very often
o Often
o Occasionally
o Very rarely
o Never
40. Have you ever thought about getting plastic surgery in South Korea?
o Very much want to
o Want to
o Neutral
o Don't want to
o Strongly don't want to
41. How often do you listen to K-pop music?
o Very frequently
o Frequently
o Occasionally
o Rarely
o Never
42. How do you feel about K-pop music?
o Very good
o Good
o Average
o Not good
o Very bad
43. Do you have a favorable impression of the Korean language?
o Very favorable
o Favorable
o Neutral
o Unfavorable
o Very unfavorable

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 145


44. Do you think learning Korean would be beneficial for your advancement?
o Very beneficial
o Beneficial
o Neutral
o Not beneficial
o Not beneficial at all
45. Are you interested in and do you plan to learn the Korean language and
culture in the future?
o Very interested, already learning the Korean language and culture
o Interested, have plans to do so
o Neutral, no plans yet
o Not interested
o Not interested at all
46. Have you ever participated in or researched Korean study abroad
seminars?
o Very interested and always participate
o Interested and have participated
o Neutral and may participate
o Not interested
o Not interested at all
47. Do you have a favorable opinion of Koreans?
o Very favorable
o Favorable
o Neutral
o Unfavorable
o Very unfavorable
48. Do you want to be friends with Koreans?
o Very much want to
o Want to
o Neutral
o Don't want to
o Very much don't want to
49. Have you recently participated in discussions or exchanged opinions about
Korean cultural and educational issues on social media or in conversations?
o Very often
o Quite often
o Occasionally
o Rarely
o Never
50. Which of the following dynasties are ancient dynasties of Korea?
o Goguryo, Baekje, Ming Dynasty
o Qing Dynasty, Joseon Dynasty, Baekje
o Goguryo, Baekje, Shilla
o Shilla, Han Dynasty, Ming Dynasty
51. Are you aware of the year in which the Korean War came to an end?
o 1958
o 1953

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 146


o 1959
o 1954
52. In your opinion, which dynasty is considered the most prosperous in Korean
history?
o Goguryo
o Shilla
o Baekje
o Chosun
53. Do you know which region South Korea belongs to?
o Central Asia
o Southeast Asia
o East Asia
o North Asia
54. Do you know which climate zone South Korea belongs to?
o Tropical
o Temperate
o Frigid
o Subarctic
55. According to you, which of the following is a less famous tourist destination in
South Korea?
o Jeju Island
o Myeongdong Market
o Nami Island
o Gwangjang Market
56. Do you have an interest in the history of South Korea?
o Very interested, have studied before
o Somewhat interested
o Neutral
o Not interested
o Not interested at all
57. Do you have an interest in and plans to travel to South Korea in the future?
o Very interested, have traveled before
o Interested, have plans
o Neutral, no plans yet
o Not interested
o Not interested at all
58. What is your main purpose when choosing to travel to South Korea?
o Fashion/cosmetics (shopping)
o Plastic surgery
o Cuisine
o Landscapes/weather
o Watching artistic performances
o Traditional festivals
59. Have you recently participated in discussions or exchanged opinions about
historical, geographical, or touristic issues related to South Korea on social
media or in conversations?
o Very frequently
o Quite frequently
o Occasionally

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 147


o Rarely
o Never
60. When you think of South Korea other than movies and music, what comes to your
mind?
o A beautiful country with cool climate and stunning scenery
o A modern, civilized, and wealthy nation
o A country with a long history and interesting traditional culture
o A country facing various social issues (pollution, wealth disparity,
inequality...)
61. Do you think South Korea is a country worth living in?
o Very much worth living in
o Quite worth living in
o Normal
o Not worth living in
o Not worth living in at all
62. From your perspective, what is South Korea to Vietnam?
o A country that assists Vietnam
o A competitive rival of Vietnam
o A friendly partner and ally of Vietnam
o An unfriendly adversary

THE PERSPECTIVE OF VIETNAMESE YOUTH ON SOUTH KOREA 148


연구 보고서

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사


(반히엔대학교 학생 조사)

2023 년

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 147


반히엔대학교
동방학부 연구팀

Le Si Hai 박사, 수석 연구원 Le Dang Tuong Vy 석사, 주임연구원


Cao Thúy Oanh 연구생, 책임 연구원 Dang Thi Dieu Linh 석사, 주임연구원
Chenh Cao Ngoc Linh 석사, 선임 연구원 Luu Nhue Bang 석사, 연구원
Nguyen Duy Hai 석사, 선임 연구원 백명진 석사, 연구원
Nguyen Hong Nhung 석사, 주임연구원 한국학과 사원팀

전문고문: Nguyen Minh Duc 교수


반히엔대학교 총장

주최: 주호치민대한민국총영사관

고문: 신충일 총영사

운영: 김미연 영사

I 부 - 머리말.............................................................................................................150
II 부 - 연구결과........................................................................................................ 151

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 148


1. 표본 정보.…..........................................................................................…151
2. 학생의 한국 외교.정치에 대한 인식도 조사분석........................................153
3. 학생의 한국 경제사회에 대한 인식도 조사분석.........................................162
4. 학생의 한국 문화.교육에 대한 인식도 조사분석........................................175
5. 학생의 한국 지리, 역사 및 관광에 대한 인식도 조사분석...........................191
6. 학생의 한국 나라에 대한 전반적 인식도 조사분석.....................................203
III 부- 제안서........................................................................................................... 209
참고문헌..................................................................................................................214
부록.........................................................................................................................217

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 149


I 부 – 머리말
베트남과 대한민국은 1992 년에 외교 관계를 수립하여 30 년이 지난 2022 년에는 베트남과
대한민국 간의 관계가 전략적인 종합 동반자로 높아졌다.

대한민국은 베트남에 대한 외국 직접 투자(FDI)에서 최대의 거래 파트너로 항상 선두에


있으며 [27], 세계에서 가장 많은 베트남 노동자를 보유한 국가 중 하나이다 [27]. 또한 문화
외교 정책과 함께 문화, 예술, 영화, 음식 등을 다루는 "한류"가 베트남에서 점점 더 인기를
얻고 있다 [2]. 베트남은 한국과 역사와 문화에서 공통점을 가지고 있다는 점에서
한국인에게 매력적인 여행지로 꼽힌다. [28]. 뿐만 아니라 한국에서 유학하고 있는 베트남
유학생들의 비율 또한 한국에 있는 유학생 수 중 두 번째로 많은 국가 중 하나이다 [29].

이처럼 양국 관계의 인상적인 성과에 비춰볼 때, "오늘날 젊은사람들, 특히 대학생들은


한국을 어떻게 보고 있는가?" 라는 질문을 할 수 있다.

따라서 반히엔 대학은 호치민시 총영사관의 승인을 받아 "베트남 청년세대의 한국에 대한


시각" 연구를 실시하였다.

정치외교, 사회경제, 문화교육, 역사지리관광 등의 측면에서 청년세대의 인식, 태도, 행동을


분석한다. 연구 결과를 토대로 한국의 베트남 내 강점, 약점 및 미래 경쟁력을 평가한다.

반히엔대학 재학생 4,690 명을 대상으로 설문조사를 실시하였다. 아울러 248 명의 심층


인터뷰(직접 30 명 인터뷰)와 10 개 학생 그룹 인터뷰를 진행하였다. 설문조사 결과는 SPSS
통계 프로그램으로 분석하고 해석하였다.

연구 결과는 호치민시 총영사관에 제공된다. 동시에 과학 저널에도 게재될 예정이며, 한국어


번역본이 발간되어 동양학, 국제관계, 한국학 등 관련 전공 교육에 활용될 것이다.

향후 연구 방향으로는 전국 단위 조사를 통해 베트남 청년들의 한국에 대한 다양한 견해를


반영할 수 있다. 이를 통해 양국 관계 발전 정책 수립에 도움이 될 것이다. 결과적으로 지역
및 세계 번영을 위해 한-베 청년들에게 실질적 혜택을 제공할 수 있을 것이다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 150


II 부 – 연구결과

1. 표본 정보

1.1. 성별

반히엔대학교 재학생 4,690 명을 대상으로 설문조사를 실시하였다. 여성 응답자가


3,628 명(77.4%)으로 대다수를 차지했고, 남성이 22%였다. 성별 미상은 0.6%였다
(표 1.1 참고).

표 1.1. 성별
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
남 1,033 22 22
여 3,628 77.4 99.4
성별
기타 29 0.6 100
총계 4,690 100

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

1.2. 전공

반히엔 대학교 10 개 학과 학생을 대상으로 조사하였다. 경제/경영/관광 전공생이


2,108 명(44.9%)으로 가장 많았고, 한국관련 전공생이 727 명(15.5%)이었다. (표 1.2
참고).

표 1.2. 전공
누적 백분율
수량 백분율 (%)
(%)
한국학 727 15.5 15.5
인문사회학 - 정보통신학 786 16.8 32.3
언어학 – 문화학 721 15.4 47.6
경제학 – 경영학 - 관광학 2,108 44.9 92.6
전공
과학기술학 288 6,1 98.7
의학 47 1 99.7
예술 13 0.3 100
총계 4,690 100

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

1.3. 학년

1, 2 학년이 76%를 차지했고, 3, 4 학년이 24%였다. 특히 신입생 2,259 명(48.2%)이


설문조사에 관심을 보였다(표 1.3 참고).

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 151


표 1.3. 학년
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
일학년 2,259 48.2 48.2
이학년 1,307 27.9 76
학년 삼학년 838 17.9 93.9
사학년 286 6.1 100
총계 4,690 100

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

1.4. 대학 진학 전 거주지

응답자의 고향은 호찌민 시(23.1%)와 남부 지방(50%)이 대부분을 차지했다. 중부 및


고원 지방 출신이 25.8%, 북부 출신은 소수였다(표 1.4 참고).

표 1.4. 학생이 되기 전에 산 곳
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
호치민시 1,083 23.1 23.1
북부 지방 51 1.1 24.2
성/도시 중부 및 Tay Nguyen 지방 1,209 25.8 50
남부 지방 2,347 50 100
총계 4,690 100

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

요약하면, 설문조사 표본의 특징은 다음과 같다: 여학생이 대다수를 차지함(77.4%);


경제/경영/관광 전공생의 비중이 가장 높았으며(44.9%); 한국관련 전공생은 15.5%;
1, 2 학년이 대다수를 차지했고(76%); 남부 지방과 호치민 시 출신이 가장 많다.
(73.1%)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 152


2. 학생의 한국 외교.정치에 대한 인식도 조사분석

2.1. 한국 외교 및 정치에 대한 인식도

2022 년 베트남 언론은 베트남과 한국 간의 관계를 30 년 동안 수립된 외교 관계


이후 "포괄적 전략 동맹"으로 격상시킨다는 사건을 지속적으로 보도했다. 따라서
조사 결과에 따르면 학생들 중 70.6%가 한국과 베트남 간의 외교 관계가 1992 년에
수립되었음을 정확하게 알고 있는 것으로 나타났다. 그러나 약 30%의 학생들은
베트남과 한국이 외교 관계를 수립한 정확한 시기를 기억하지 못했다 (표 2.1 참조).

표 2.1. 한국-베트남 외교 관계 수립 연도
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
1990 년 622 13.3 13.3
1991 년 404 8.6 21.9
연도 1992 년 3,311 70.6 92.5
1993 년 353 7.5 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

현재 한반도의 정치적 상황과 관련하여 학생들 대부분은 한국과 북한이 두 개의


별개 국가로 인식하고 있긴 하지만, 북한 상황에 대한 인식은 명확하지 않았다. 조사
결과에 따르면 학생들의 46.2%가 남북 관계를 "투쟁" 상태로 인식하고 있으며,
17.1%는 모르고 있으며 특이하게도 28.4%는 두 국이 "평화" 상태에 있다고
생각하고 있다 (그림 2.1 참조).

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 153


출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

“한국이 세계에서 어느 조직의 회원인지”라는 질문에 65%의 학생들은 한국이 어느


조직의 회원인지 정확히 모르지만, 35%의 학생들은 한국이 G20 의 회원국임을
정확히 알고 있었다. 상당 수(42.1%)의 학생들은 한국이 아세안에 속해 있다고
생각하고 있으며 다른 일부 학생들은 한국이 G7, NATO 에 속해 있다고 답했다 (표
2.2 참조).

표 2.2. 한국이 가입한 국제 조직


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
NATO 779 16.6 16.6
G7 291 6.2 22.8
조직 G20 1,645 35.1 57.9
ASEAN 1,975 42.1 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

이 조사는 또한 “현직 대통령”, “정치 체제”에 대한 질문을 통해 한국의 정치에 대한


학생들의 이해도를 평가했다. 조사 결과, 대부분의 학생들(62.2%)이 현재 한국
대통령의 정확한 이름을 알고 있었다. 이는 한국의 정치 및 외교에 대한 뉴스가
베트남에서 널리 보도되고 있으며 학생들이 이에 관한 정보를 읽었을 가능성이
높다는 것을 반영하고 있다. 특히 2023 년에는 윤석열 대통령이 베트남을 공식
방문한 사건이 있었는데, 이 사건은 베트남의 공식 전자 매체에서 강력하고도
지속적으로 보도 되었다(표 2.3 참조).

표 2.3. 한국의 현직 대통령


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
박근혜 742 15.8 15.8
문재인 746 15.9 31.7
대통령 윤석열 2,915 62.2 93.9
이명박 287 6.1 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

학생들의 대부분은 한국의 정치 제도나 체제에 대해 별로 관심이 없으며 잘 알지


못하고 있다. 전체 학생 중 70%가 이를 알지 못한다고 답했으며(오답으로 응답),
이는 전반적으로 젊은 세대가 이 문제에 대해 별로 관심을 가지지 않고 있을 수
있다는 것을 반영할 수 있다 (표 2.4 참조).

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 154


표 2.4. 한국의 정치 체제
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
입헌 군주제 1,812 38.6 38.6
혼합 공화제 1,448 30.9 69.5
정치 체제 사회주의 공화국 1,069 22.8 92.3
절대 군주제 361 7.7 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

2.2. 대한민국의 외교 및 정치에 대한 견해 및 평가

학생들이 정치적인 국제 상황에 관심을 갖는 것은 긍정적인 신호일 수 있으며 이는


그들이 국내 문제뿐만 아니라 국제 관계에도 주의를 기울이고 있다는 것을 나타낼
수 있다. 이는 학생들에게 국가 간 협력 및 교류의 중요성에 대한 이해와 지식을
확장하고 강화할 기회를 제공할 수 있다.

한국과 베트남 간 외교 문제에 대한 학생들의 관심도 조사는 현재 학생들의 인식의


다양성을 반영하고 있다. 조사 결과, 학생들의 절반 이상 (51.9%)이 한국과 베트남
간 외교 관계에 관심을 가지고 있는 것으로 조사되었다(한국학과 학생들 중에서는
76.1%이다). 반면에 무관심하거나 매우 무관심한 학생들은 비교적 적은 편(5%)이며,
43%는 "보통"으로 평가되었다 (그림 2.2 참조).

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국과 베트남 간 외교 관계의 중요성을 평가한 결과 대부분의 학생(86.5%)이 이


관계를 중요하게 여긴다고 응답했다(그 중에서 52.6%가 "매우 중요하다"고
판단하고 33.9%는 "다소 중요하다"고 판단했다). 이 결과는 대부분의 학생들이
한국과 베트남 간의 외교 관계를 매우 명확하게 인식하고 이에 대한 관심을 갖고

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 155


있다는 것을 보여주며 이는 한국과 베트남 간의 외교적 성공이 청년들에게까지
미치고 있다는 것을 시사한다 (표 2.5 참조).

표 2.5. 한국과 베트남 간 외교 관계 평가


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
매우 중요함 2,466 52.6 52.6
꽤 중요함 1,589 33.9 86.5
보통 589 12.6 99.0
중요도
중요하지 않음 30 0.6 99.7
전혀 중요하지 않음 16 0.3 100.0
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국과 베트남의 관계에 대한 학생들의 인식과 평가를 측정하기 위해 248 명의


학생들에게 "한국과 베트남 간의 관계는 중요한가요? 그 이유는 무엇인가요?"라는
개방형 질문을 제공했다. 결과, 6 명의 학생만이 "아니요", "모르겠다"라고
대답하거나 답하지 않았고, 나머지 학생들은 경제 발전, 문화 교류 등의 주요한
이유와 기타 많은 이유로 한국과 베트남 간의 관계가 중요하다고 답했다.
"한국과 베트남 간의 외교 관계는 중요하며, 이는 경제, 무역, 연구, 개발, 문화 교류, 교육 분야에서의
협력 기회를 창출할 뿐만 아니라 지역 안전과 안정에 기여할 수 있습니다."

(Lê Thị Yến. V, 여성, 3 학년, 경영학, 2023.12.25)

"네, 그렇습니다. 베트남과 한국 간의 외교 관계는 두 국가 간의 경제, 문화 및 정치 협력을 촉진하는


데 중요한 역할을 합니다. 이는 양국 간의 경제 이익, 문화 교류 및 국제 공동체에서의 다자간 협력
기회를 제공합니다."

(Đặng Ngọc Hoàng. Y, 여성, 2 학년, 전자 상거래, 2023.12.25)

"현재 교역 문제에서 중요하며, 우리는 외교를 확장하고 있습니다. 한국은 우리에게 매우 가까운
국가이며, 한국에 살고 있는 베트남인들도 상당히 많습니다."

(Nguyễn Thị Mỹ. T, 여성, 2 학년, 대중 관계, 2023.12.25)

"외국 간의 연결을 돕기 위해, 이는 해외 유학과 일자리 창출에 많은 기회를 제공합니다."

(Nguyễn Thị Mỹ. T, 여성, 2 학년, 문학, 2023.12.25)

한국과 베트남 간 관계의 영향력에 대한 조사 결과, 학생들 중 76.1% 이상이 두 국가 간의


관계가 "영향을 미친다"고 평가했다. 이는 학생들이 특히 한국에 대한 긍정적인 시각을
가지고 있으며 두 국가 간의 전반적인 관계에 대해서도 긍정적인 인식을 갖고 있다는 것을
나타낸다 (표 2.6 참조).

표 2.6. 한국-베트남 관계가 양국과 지역에 미치는 영향


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 156


매우 영향 있음 1,766 37.7 37.7
꽤 영향 있음 1,802 38.4 76.1
보통 921 19.6 95.7
영향력 정도
영향 없음 168 3.6 99.3
전혀 영향 없음 33 0.7 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국과 베트남 간의 관계는 대부분의 학생들이 중요하게 평가하며 이는 두 국가 및


지역 전반에 영향을 미친다고 여겨진다. 또한 이러한 관계가 직접 학생들의
일상생활에 어떤 영향을 미치는지에 대한 평가 결과에 따르면 학생들 중 49.3%만이
이러한 관계가 직접적으로 일상생활에 영향을 미친다고 응답했다 (표 2.7 참조).

표 2.7. 한국과 베트남의 외교관계가 일상생활에 미칠 수 있는 영향


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
매우 영향있음 855 18.2 18.2
꽤 영향있음 1,458 31.1 49.3
보통 1,902 40.6 89.9
영향력 정도
영향 없음 404 8.6 98.5
전혀 영향 없음 71 1.5 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

그러나 "한국과 베트남 간의 관계가 당신의 일상생활에 영향을 미칠 수 있다고


생각하십니까? 그렇다면 어떤 영향을 미칠 것으로 생각하십니까?"라는 질문에 대한
심층 인터뷰를 진행할 때 이 비율은 약 65%로 증가했다 (248 명의 학생 중 86
명만이 "영향을 미치지 않는다", "모른다" 또는 답하지 않았다).

학생들의 응답을 분석하면 한국과 베트남 간의 외교 관계가 학생들의 취업, 생활


양식, 문화, 음식, 패션, 여행 등에 영향을 미쳤음을 나타낸다:
"베트남 - 한국 관계는 한국어 전공 학생들의 일상에 많은 영향을 미칩니다. 왜냐하면 두 국가
간 관계가 더 좋을수록 한국어 전공 학생들과 한국어에 능통한 사람들의 취업 기회와 진전이
유리하며 일반적으로 더 많은 일자리 기회를 얻을 수 있습니다."

(Nguyễn Ngọc Minh T, 여성, 4 학년, 한국학, 2023.12.25)

"이것은 저에게 큰 영향을 미칩니다. 저는 한국어를 공부하고 있기 때문에 두 국가 간 외교


관계가 '불안정'해진다면 한국 기업들이 베트남 시장으로 진출하기 어려워질 것이고, 따라서
저의 취업 기회도 줄어들 것입니다."

(Nguyễn Thị Ngọc. H, 여성, 4 학년, 한국학, 2023.12.25)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 157


"한국과 베트남 간 외교 관계는 베트남 내 한국 기업에서 일하거나 공부할 기회를 늘리고
한국 문화와 제품을 통한 한국 문화와의 접촉 기회를 늘려 저의 일상에 큰 영향을 미칠 수
있습니다."

(Nguyễn Văn. P, 남성, 2 학년, 마케팅, 2023.12.25)

"저는 이에 꽤 영향을 받는다고 생각합니다. 현재 저는 쉽게 한국의 길거리 음식을 찾아 먹을


수 있으며, 한국으로 가지 않아도 이를 즐길 수 있습니다. 또한 한국 영화를 시청하고 K-pop
을 듣는 것도 쉽습니다. 또한 제가 사용하는 상품 및 제품들도 한국에서 온 것이 많습니다."

(Vũ Ngọc Phương. V, 여성, 4 학년, 한국학, 2023.12.25)

"예, 왜냐하면 현재 저는 이미 한국의 피부 관리 제품과 패션 스타일이 저에게 큰 영향을


주었고, 저는 이러한 스타일을 따라가고 있습니다."

(Đoàn Cao Tú. U, 여성, 1 학년, 문학, 2023.12.25)

"예, 이것은 저의 삶에 영향을 미칩니다. 현재 저는 한국에서 온 다양한 제품을 통해 음식을


즐길 수 있으며 한국 문화에 대한 더 많은 경험을 얻을 수 있습니다. 또한 한국 예술가들과
교류하고 만날 수 있는 기회가 늘어납니다."

(Nguyễn Phúc. L, 남성, 1 학년, 다중미디어 커뮤니케이션, 2023.12.25)

"저는 두 나라 간의 외교 관계가 제 일상에 어느 정도 영향을 미친다고 생각합니다. 현재


제가 자주 사용하는 화장품, 전자제품 및 가정용품 대부분 한국에서 왔습니다."

(Vũ Ngọc Quỳnh. V, 여성, 4 학년, 일본어 전공, 2023.12.25)

"예, 저에게는 큰 영향을 미칩니다. 저는 한국 브랜드의 화장품과 전화기를 사용하며 한국


음악을 듣고 한국어를 좋아합니다."

(Nguyễn Thị Trà. M, 여성, 2 학년, 마케팅, 2023.12.25)

"경제의 성장은 국민의 삶을 향상시키는 데 일조할 것입니다. 저는 일상에서 자주 사용하는


유형과 무형의 제품들이 대부분 한국에서 온 제품이라고 생각합니다. 가전 제품부터 영화,
음악과 같은 예술 형식까지 다양한 측면에서 한국과의 좋은 외교 관계 덕분에 저의 삶이 더
풍요로워지고 삶의 질이 더 좋아질 것이라고 생각합니다."

(Đặng Chí. V, 남성, 3 학년, 대중 관계, 2023.12.25)

한국의 외교 정보 추적 정도를 조사했을 때 거의 75%의 학생들이 보통 수준과


불규칙적으로 외교 정보를 추적한다고 밝히며 학생들의 상당수가 국제 정치의 주요
변화에 특별한 관심이 없음을 확인하였다. 그러나 나머지는 외교 정보를 꽤 자주
추적하고 있었는데, 국가 간의 관계와 관련된 사건에 관심을 가지고 주시하는
소규모 학생 그룹이 있다는 것이 주목할만 하다(표 2.8 참조). 한국과 베트남 간의
정치 및 외교 활동에 대한 정보 추적은 학생들에게 별로 관심을 끌지 못하고
학생들은 이러한 활동들이 그들에게 직접적으로 또는 간접적으로 영향을 미치지
않았다고 인식할 수 있다. 또한 정치 및 외교에 관한 정보는 현재 이 연령에서
학생들이 흥미를 느끼거나 논의하고 싶어하지 않는 주제이다.

표 2.8. 한국의 베트남 및 세계와의 정치·외교 활동에 대한 정보 추적

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 158


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
매우 자주 416 8.9 8.9
꽤 자주 771 16.4 25.3
보통 1,948 41.5 66.8
주기 정도
자주 안 함 1,386 29.6 96.4
거의 전혀 안 함 169 3.6 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

이와 더불어 이 문제에 대한 심층 인터뷰 결과는 한국의 외교 정책에 관한 정보가


조사 대상에서 여러 다양한 출처로 갱신되고 있다는 것을 보여준다. 이는 대학생
커뮤니티에서 한국의 외교 정책과 관련된 주요 동향 및 중요 정보에 대한 폭넓은
관심을 나타낸다. 특히 한국학 전공 학생들 사이에서 그러하다. 정보 출처 중에서
온라인 뉴스 웹사이트, TikTok 및 Facebook 을 접하는 것이 높게 평가되었다. 이는
학생들이 온라인 플랫폼과 소셜 미디어를 활용하여 외교 정책에 대한 정보를 최신
상태로 유지하고 의견을 공유하는 현대적인 추세를 반영한다. 이와 함께 VTV 뉴스
및 VnExpress 등에서 정보에 접근하는 것도 조사에서 언급되었다. 이는 학생들이
외교 정책에 대해 학습하는 과정에서 여전히 전통적인 매체인 TV 나 신문과 같은
전통적인 정보 출처에 대한 관심을 유지하고 있음을 시사한다.
"보통 저는 KBS World Vietnamese, Naver News, Korea.net 베트남어 버전을 자주 보게
됩니다."

(Vũ Ngọc Phương. V, 여성, 4 학년, 한국학, 2023.12.25)

"주로 VTC News 채널을 통해 정보를 지속적으로 접하고, 또한 Facebook 및 YouTube 와


같은 소셜 미디어 플랫폼을 통해 추적합니다."

(Nguyễn Phú. Q, 남성, 3 학년, 대중 관계, 2023.12.25)

"한국과 베트남 간 외교 관계에 대한 토론이나 의견 교환에 참여하는 정도"에 대한


조사 결과는 학생 중 40% 이상이 "이러한 외교 관계에 대한 토론이나 의견 교환에
참여한 적이 없다"고 응답했다. 소수의 학생들, 약 18% 정도 (주로 한국 학과 학생들)
만이 이러한 토론에 적극적으로 참여했다고 응답했다 (표 2.9 참조). 이 주제는 특히
대학생 커뮤니티와 베트남의 젊은이들 사이에서 소셜 미디어 그룹에서의 대화에서
아직 주목받지 못한 주제임을 나타낸다.

표 2.9. 소셜미디어나 대화에서 한국-베트남 외교관계에 대한 토론 및 의견 교환 참여 정도


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
참여 정도 참여 정도 372 7.9 7.9
매우 자주 494 10.5 18.5
꽤 자주 1,525 32.5 51.0
보통 1,244 26.5 77.5
거의 안 함 1,055 22.5 100

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 159


총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

요약하면 대학생들을 대상으로 한 대한민국 정치 외교에 대한 이해도와 평가에 관한


조사는 다음을 나타냈다. 70% 이상의 학생들이 두 국가 간 외교 관계 수립 연도를
정확히 알고 있으며 62.2%가 현직 대한민국 대통령의 이름을 알고 있으며 30.9%가
대한민국의 정치 구조에 대한 정보를 알고 있으며 35.1%가 대한민국이 국제 G20
기구의 회원임을 알고 있다.

한국-베트남 외교 관계에 대한 학생들의 관심 수준에 대한 결과는 다음과 같다.


51.9%가 외교 관계에 관심을 가지고 있으며 86.5%가 두 국가 간의 외교 관계가
경제 발전, 문화 교류, 교육 등을 촉진하는 데 중요하다고 생각하며 76.1%가 두 국가
간의 관계가 두 나라 및 지역에 "영향"을 미친다고 평가하고 49.3%가 두 나라 간의
관계가 학생들의 일상에 직접적인 영향을 미친다고 생각한다. 학생들 중 외교 관계
및 베트남-한국 정치에 대한 뉴스 또는 토론을 따르는 비율은 낮으며 대부분의 경우
학생들은 직접적으로 학습 및 연구와 관련된 한국 학문 분야에 중점을 두고 있다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 160


3. 학생의 한국 경제사회에 대한 인식도 조사분석

3.1. 한국의 사회경제에 대한 이해 수준

한국 경제에 대한 이해를 조사하는 것은 다음과 같은 측면을 포함할 수 있다: 인당


평균 소득 (GDP), 한국의 주요 경제 분야, 한국의 베트남 투자.
"한국의 인당 평균 소득 (GDP)이 전 세계 국가들과 비교하여"의 조사 결과에서는
학생들의 한국 경제에 대한 관심이 상당히 높다는 것을 관찰할 수 있다. 조사 결과에
따르면 38%의 학생이 한국의 인당 평균 소득이 세계 상위 20 개국 안에 속한다고
생각하고 있으며, 다른 31.3%의 학생은 "한국인의 평균 소득"이 전 세계 상위 10
개국에 속한다고 생각하고 있다 (표 3.1 참조).

표 3.1. 대한민국의 일인당 평균 소득 (GDP)


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
상위 10 1,470 31.3 31.3
상위 20 1,782 38.0 69.3
세계에서의 순위 상위 30 1,332 28.4 97.7
상위 40 106 2.3 100
총계 4,690 100

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

표의 결과를 기반으로 학생들은 단순히 이해만 하는 것이 아니라 한국 경제에 대한


깊은 관심도 나타낸다는 것을 알 수 있다. 학생들의 경제 분야에 대한 통찰력은
한국의 강점을 인식하는 데 명백한 정보 및 기술 인식을 보여준다. 인터뷰에 참여한
학생 중 약 절반가량(44.9%)이 현재 한국 경제가 "여행, 문화 및 엔터테인먼트"
분야에서 가장 강력한 위치에 있다고 평가했다. 또한 43.8%의 학생들이 한국 경제가
"첨단기술 산업 및 전자" 분야에서 상당한 강점을 가지고 있다고 인식했다. 그
다음으로는 "의학 및 건강 관리", "첨단기술 농업"과 같은 분야가 높은 평가를 받지
못했다 (표:3.1 참조).

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 161


출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

"현재 베트남에서 한국은 외국 투자에서 몇 번째로 놓여 있는 국가입니까?"라는


질문에 대한 조사 결과, 베트남 외국 투자에서 한국의 위치에 대한 이해가 사실과
차이가 있다는 것을 보여주었다. 47.3%의 학생들은 한국이 베트남에 대한 투자에서
2 위라고 생각하고 있으며, 24.3%는 3 위라고 생각하고 있다. 한국이 베트남에서
가장 큰 외국 투자 국가라고 생각하는 학생은 단 16.8%로, 이는 조사 전체에서
상당히 작은 비율이다 (표 3.2 참조).

표 3.2. 현재 한국의 베트남 해외 투자


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
1위 788 16.8 16.8
2위 2,220 47.3 64.1
순위 3위 1,141 24.3 88.5
4위 541 11.5 100
총계 4,690 100

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

학생들이 베트남의 경제개발투자에 많은 관심을 가지고 있는 것으로 조사되었지만,


전반적으로 현재 베트남의 경제개발투자 정보를 정확하게 파악하지 못하고 있는
것이 대부분이다. 다양한 응답 범위는 학생들이 베트남 외국인투자에 대한 정확한
정보를 파악하는 데에 아직 관심을 기울이지 않았다는 것을 나타낸다.

그럼에도 불구하고, "한국이 베트남에 투자하여 베트남 경제 개발에 도움이


되는가?"라는 질문에 대한 심층 인터뷰에서 248 명의 학생들을 대상으로 한

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 162


결과로는 94.35%가 한국의 투자가 베트남 경제 발전에 도움이 된다고 응답했으며,
5.65%만이 그렇지 않다고 또는 이에 대한 인식이 없다고 답했다.

학생들의 한국의 사회 문제에 대한 이해 수준을 평가하기 위해, 이 조사에서는 현재


한국이 직면하고 있는 "해결이 어려운", 현재 한국의 행복 지수에 대한 측면 등을
다루고 있다.

한국 사회가 직면한 어려운 문제에 대한 조사 결과를 보면, 42.7% (2,004 명)의


학생이 오늘날 한국 사회의 주요 문제가 "저출산-고령화"라고 생각하고 있음을 쉽게
알 수 있다. 이러한 사회 문제의 특별한 관심은 학생들의 상당한 이해 수준을
나타낸다.

또 다른 주목할 만한 사실은 35.2%의 학생들 (1,649 명)이 "경쟁 압력 - 우울증 및


자살률 증가"와 관련된 문제를 강조하였다. 전반적으로, 학생들이 경제 문제의
심리적, 사회적 측면에 대한 인식을 제시한 것은 한국과 관련된 정보를 인식하고
처리하는 방식에 대한 깊은 반영이다 (표 3.3 참조).
표 3.3. 현재 대한민국 사회가 직면한 해결하기 어려운 문제

수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)


빈부격차 833 17.8 17.8
저출산- 고령화 2,004 42.7 60.5
문제들 경쟁 압력 - 우울증 및 자살률 증가 1,649 35.2 95.7
환경 오염 - 방사능 물질 204 4.3 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

"현재 한국의 행복 지수에 대한 조사 결과"는 학생들이 특히 행복 지수에 대한


관심이 높다는 것을 나타낸다. 데이터 표에 따르면, 인터뷰에 참여한 전체 학생 중
39.3%인 1,844 명이 "현재 한국의 행복 지수가 전 세계 상위 60 개국 안에 속한다"고
응답했다. 이러한 평가는 학생들이 해당 국가의 삶의 질과 사회적 상태, 대한민국의
사람들의 정신적 상태에 대한 특별한 관심을 갖고 있다는 것을 보여준다 (표 3.4
참조).

표 3.4. 현재 한국의 행복 지수
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
순위 15 안 1,136 24.2 24.2
순위 30 안 1,123 23.9 48.2
순위 순위 45 안 587 12.5 60.7
순위 60 안 1,844 39.3 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

3.2. 한국의 경제 및 사회에 대한 견해와 평가

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 163


본 절에서는 학생들의 한국의 경제 및 사회에 대한 견해와 평가를 다양한 측면에서
구체적으로 제시하고자 한다. 내용은 다음과 같다: 한국의 베트남 투자가 발전에
도움이 되는가; 한국 기업에 대한 평가 및 취업 의욕; 한국 제품에 대한 평가; 한국
사회에 대한 평가와 향후 한국인과 결혼 의욕.

학생들의 "한국의 베트남 투자가 발전에 도움이 되는가"에 대한 평가 결과를


살펴보면, 인터뷰에 참여한 총 학생 중 80%가 도움이 된다고 응답했다. 특히 40.4%
의 학생 (1,897 명)이 "매우 많이 도움이 된다"고 답했다. 이 숫자는 한국의 투자가
베트남 경제 발전에 어느 정도 도움이 될 수 있는지에 대한 학생들의 높은 이해와
인식을 반영한다. 학생들의 외국 투자에 대한 긍정적인 상호 작용 수준은 세계 경제
관계에 대한 열린 시각과 베트남에 가져올 수 있는 경제 발전 이익에 대한 인식을
가지고 있다는 믿음을 제공한다 (표 3.5 참조).

표 3.5. 한국의 베트남 투자는 경제 발전에 도움

수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)


매우 도움이 됨 1,897 40.4 40.4
꽤 도움이 됨 1,853 39.5 80.0
보통 811 17.3 97.2
평가 수준
그다지 도움이 되지 않음 82 1.7 99.0
거의 도움이 되지 않음 47 1.0 100
총계 4,690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국 투자가 베트남 경제 발전에 도움이 되는지, 있다면 어떤 분야에서 어떻게


도움이 되는지에 대한 학생들의 평가와 견해를 보다 명확히 파악하기 위해, 이
연구는 248 명의 학생들에게 다음과 같은 개방형 질문을 제기했다: "한국의 베트남
투자가 베트남 경제 발전에 도움이 되었다고 생각하십니까? 그렇다면 어떤
방식으로, 어떤 분야에서 도움이 되었습니까? (예: 시장, 소비, 고용, 기술)", 대다수의
학생들은 이러한 영향을 높이 평가하면서 다음과 같은 이익을 설명했다:

"한국 기업들은 베트남의 전자산업 분야 형성과 발전에 기여했습니다. 특히 삼성과 LG 가


베트남에 진출한 이후 베트남의 전자산업이 크게 성장했습니다. 현재 이 분야는 베트남
전체 제조업의 약 20%를 차지하고 있습니다”

(Doan Nhu. H, 여, 2 학년, 한국학과, 2023.12.22)

한국의 베트남 투자는 베트남 경제 발전에 상당한 기여를 하며 다음과 같은 중요한 혜택을
가져다줍니다:

1. 시장과 소비: 한국 기업들은 일반적으로 효율적인 시장 접근 전략과 경영 경험을 갖고


있어 국내 시장 발전과 소비 증대를 촉진합니다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 164


2. 고용: 한국 기업의 해외직접투자는 베트남 노동자들에게 일자리 기회를 창출하여 실업
문제를 완화하고 지역사회에 소득을 제공합니다.

3. 기술: 한국 기업으로부터의 기술 이전은 베트남 산업의 생산성과 제품 품질 향상에


기여할 수 있으며, 나아가 산업 혁신과 발전에도 기여할 수 있습니다.

4. 다자간 협력: 한국의 투자는 경제 분야뿐만 아니라 교육, 문화, 비즈니스 과학 등 다양한
분야에서 다자간 협력 기회를 확대할 수 있습니다.

요컨대 한국의 투자는 경제적 이익 창출뿐만 아니라 베트남 경제의 다각화와 지속가능한
발전을 지원할 것입니다.

(Nguyen Thi Ngoc. H, 여, 3 학년, 경영학과, 2023.12.25)

"네, 맞습니다. 한국의 투자가 베트남에 큰 도움을 준 분야 중 하나는 화장품 기술


분야입니다. 대다수의 베트남 사람들이 한국산 스킨케어 및 화장품 제품을 선호하며, 한국의
화장품 생산 기술에 관심이 많습니다”

(Ha The. N, 남, 3 학년, 마켓팅, 2023.12.25)

"한국 기업 취업 희망"에 관한 조사 결과는 특히 한국 기업 취업 선택에 대한


학생들의 다양한 의견과 진로에 대한 열망을 보여주었다. 통계표에서 우리는 한국어
전공 비(非) 전공 학생들 중 49.5%가 한국 기업에서 일하고 싶다고 응답한 것을
확인했다. 한국어 전공 학생 그룹에서는 "원하는" 및 "매우 원하는" 비율이 94.5%에
달한다. 이는 학생들이 졸업 후 직장을 선택하는 부분에 있어 한국어 전공 학생들
중에서 한국어 능력과 실력을 향상시킬 수 있는 사람들로 구성되었음을 시사한다.
그러나 타 전공 그룹의 학생 중에도 약 50%가 한국 기업에서 일하고 싶어한다는
것은 향후 베트남에 진출할 한국 투자 기업들의 긍정적인 신호이기도 하다 (표 3.6
참조).
표 3.6. 한국 기업 취업 희망

한국학과 다른 학과
수량 백분율 (%) 수량 백분율 (%)
아주 원합니다 525 72.2% 868 22.0%
원합니다 162 22.3% 1088 27.5%
한국 기업에서
보통입니다 35 4.8% 1591 40.3%
일을 선택하려는
원하지 않습니다 4 0.6% 340 8.6%
의지 정도
전혀 원하지 않습니다 1 0.1% 63 1.6%
총계 727 100.0% 3,950 100.0%
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

"졸업 후 한국 기업에서 일하기를 원하십니까? 그렇다면 어떤 한국 기업에서 일하고


싶으며, 어떤 분야에서 일하고 싶으며, 희망 초기 급여는 어느 정도입니까?"라는

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 165


개방형 질문 조사에서 많은 학생들이 한국 기업에서 일하기를 원하는 것으로
나타났다. 특히 한국학, 홍보, 마케팅 전공 학생들이 그러한 희망을 보였다.

248 명의 학생들 중 41%(102 명)가 한국 기업에서 구체적인 희망 직무와 기대


초임을 밝혔다. 희망 직무는 대부분 본인 전공과 연계되어 있었다. 1, 2 학년
학생들은 대체로 월 600 만-1000 만 동 초임을 제시했고, 3, 4 학년은 1000 만-1500
만 동, 일부는 2000 동까지 기대했다.

"졸업 후 화장품 분야 한국 기업에서 일하고 싶으며, 초임은 1000 만-1200 만동 수준을


희망합니다."

(Nguyen Ngoc Minh. Th, 여, 4 학년, 한국학과, 2023/12/22)

"네. 언론/이벤트 기획 분야에서 일하고 싶고, 초임은 1500 만동 이상을 바랍니다."

(Nguyen Huynh. Nh, 여, 3 학년, 홍보학과, 2023/12/22)

"네. 물류/수출입 분야 한국 기업에서 일하고 싶고, 초임 800 만동을 희망합니다."

(Mai Vu Hoang. A, 남, 2 학년, 물류학과, 2023/12/25)

"졸업 후 한국 화장품 회사에서 통역 직무로 일하고 싶고, 희망 초임은 1000 만동입니다."

(Vu Ngoc Phuong. V, 여, 4 학년, 한국학과, 2023/12/25)

"네. 전문성과 편안한 분위기의 기업에서 마케팅 직무로 일하고 싶고, 초임은 1500 만-2000
만동을 바랍니다."

(Tran Thanh. V, 남, 3 학년, 마케팅학과, 2023/12/25)

"베트남 대학생들의 국제 브랜드 소비 우선순위 조사" 결과는 56.9%의 대학생이


인터뷰에서 한국 브랜드를 선호한다고 응답했다. 젊은 세대의 이 선택은 한국의
소비 시장의 매력과 그 나라의 제품 품질이 베트남에서 중요한 역할을 했다는 것을
반영한다. 동시에, 이는 베트남 대학생 커뮤니티에서 한국의 문화와 소비 트렌드와도
강한 연계성을 나타낼 수 있다 (표 3.7 참조).

표 3.7. 쇼핑 시 소비재 선택 우선순위


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
국가 및 지역 일본 906 19.3 19.3
중국 199 4.2 23.6
한국 2,668 56.9 80.4
유럽 258 5.5 85.9
미국 342 7.3 93.2
다른 국가 317 6.8 100.0

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 166


총계 4,690 100.0
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

"한국 제품 사용 경험에 대한 인식"을 묻는 질문에 청년층의 소비자들이 한국 제품을


선호하고 높게 평가하는 것이 명백하게 나타난다. 자료를 기반으로 대부분의
대학생이 한국 제품에 긍정적인 인식과 반응을 보였다.

구체적으로 "한국 제품 사용 경험에 대한 인식"에 대한 결과로, 총 학생 수의 38.2%


인 1,792 명이 한국 제품을 "매우 좋아한다"고 응답했다. 이는 한국 제품에 대한 높은
만족도와 한국 제품의 품질 및 디자인에 대한 신뢰를 나타낸다. 또한, "꽤
좋아한다"고 응답한 학생은 41.4%로 전체 응답자의 거의 절반에 해당한다. 이는
제품의 품질과 형태의 다양성에 대한 큰 동의의 표현으로 베트남 학생 커뮤니티에서
한국 브랜드의 인기와 영향력에 기여할 수 있다. (그림 3.2 참조).

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

"베트남 대학생들의 한국 제품 소개에 대한 긍정적인 태도"를 평가하기 위해서


베트남 대학생들이 다른 사람들에게 한국 제품을 소개하는 태도 및 사고에 대한
인터뷰 결과를 기반으로 했다. 조사 결과를 통해 베트남 대학생 커뮤니티에서 한국
문화와 제품을 공유하고 소개하는 데 긍정적인 마음이 있다는 것을 확인할 수
있었다.

이에 따라 총 인터뷰에 참여한 전체 학생(1,913 명) 중 40.8%가 자신의 친구나


가족에게 한국 제품을 소개할 의향이 "매우 있다"고 밝혔다. 이는 한국 문화에 대한
열정과 자부심을 나타내며 동시에 베트남 대학생 커뮤니티에서 한국 제품에 대한
광범위한 수용을 보여준다. 또한, 전체 학생(1,401 명) 중 29.9%가 제품을 소개할
준비가 되었다고 답했고, 26.8%인 1,256 명은 제품에 대해 "보통"이라고 답했다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 167


다수의 학생들의 적극적인 참여는 한국 제품을 베트남 시장에서 더욱 확대하고자
하는 큰 동기이자 한국 기업들로 하여금 새로운 고객층에 대한 영향력을 향상시키고
접근할 수 있는 기회를 제공한다 (표 3.8 참조).

표 3.8. 다른 사람들에게 한국 제품을 소개할 준비가 되어 있음


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
매우 있다 1,913 40.8 40.8
있다 1,401 29.9 70.7
보통 1,256 26.8 97.4
평가 수준
있지 않다 86 1.8 99.3
전혀 있지 않다 34 0.7 100.0
총계 4,690 100.0
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

다음은 개방형 질문 "한국 제품을 다른 사람에게 소개한 적이 있거나 소개할 계획이


있나요? 있다면 어떤 제품이고 누구에게 소개했나요?"에 대한 인터뷰 결과이다.
대부분의 학생들은 한국의 유명 브랜드인 LG 와 삼성의 화장품 및 가전제품을
가족과 친구들에게 소개했거나 소개할 계획이 있다고 답변했다.

"한국 화장품인 클레어스 클렌징폼, 토너, 모이스처라이저를 사용하고 있으며 친한


친구들에게 소개했습니다."

(Nguyen Thi Minh. H, 여, 3 학년, 영어영문학과, 2023/12/22)

"삼성 스마트폰을 친구들에게 소개했습니다."

(Duong Tan. Ph, 남, 2 학년, 한국학과, 2023/12/25)

"LG 세탁기, 헤이미시, 로망드 파운데이션, 로망드, 머지 립스틱을 소개했습니다."

(Dang Ngoc Hoang. Y, 여, 2 학년, 전자상거래학과, 2023/12/25)

현재 한국 사회에 대한 청년들의 인식과 관련한 답변들은 한국의 현대 문화에 대한


청년 세대의 다양한 견해를 강조했다. 조사 데이터에 따르면 총 참가 학생 중 36.5%
에 해당하는 1,712 명의 학생이 한국 사회가 "전통 가치를 중시한다"고 언급했다.
이는 학생들이 가족과 전통 문화의 역할에 대한 인식을 나타내는 명백한 표현이다.
그러나 1,101 명의 학생 (23.5%)은 한국이 "통합, 현대적 및 세련된 사회"라고
생각하며, 이는 학생들이 한국 사회의 다양성과 현재의 변화에 대한 다른 인식을
반영할 수 있다 (표 3.9 참조).

표 3.9. 한국 사회에 대한 인식
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
인식 가족 중시, 전통 가치 강조 1,712 36.5 36.5
외모와 외부형식 중시 771 16.4 52.9
가부장제, 성차별 335 7.1 60.1

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 168


사회적 계급과 지위 구분 771 16.4 76.5
통합, 현대화, 문명화 1,101 23.5 100.0
총계 4,690 100.0
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

"향후 한국인과 결혼할 생각이 있는지에 대한 질문에 대한 조사 결과를 보면, 총


참가 학생 중 35.9%에 해당하는 1,686 명의 학생이 그렇지 않는다고 응답했다. 이는
현대 대학생 커뮤니티에서 개인적 결혼 결정에 대한 보편적인 견해를 반영할 수
있다. 그러나 놀랍게도 33.7%에 해당하는 총 학생 수 (1,578 명)는 긍정적인 견해를
가지고 있으며 미래에 한국인과 결혼할 수 있다고 생각했다. 이 비율은 남학생과
여학생 간에 큰 차이가 없지만 한국어 전공 학생과 타 전공 학생 간에는 차이가
있다. 이는 한국 문화에 대한 관심, 개인적인 매력 또는 교육 및 문화 교류를 통한
상호 작용에 기인할 수 있다 (차트 3.3 참조)."

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

베트남 젊은이들의 한국 사회 문제에 대한 견해와 평가를 더 깊이 있게 파악하기


위해, 이 연구는 248 명의 학생들에게 다음 두 가지 개방형 질문을 했다: "한-베트남
결혼에 대해 어떻게 생각하나요? 그 이유는 무엇입니까? 한국인과의 결혼을
지지하나요, 반대하나요, 아니면 중립적인가요?"

한-베트남 결혼에 대해 대다수 학생들은 중립적인 입장을 보였으며, 이는 정상적인


일이라고 여겼다. 하지만 16.5%의 학생들(41 명)은 지지 의사를 밝혔고, 3 명의
학생들은 한-베트남 결혼에 반대했다.

"저는 한국인과 베트남인 사이의 결혼을 반대하지 않습니다. 서로 다른 국적이지만


사랑하고 결혼에 이르렀다면 행복할 권리가 있습니다. 다만 저는 아내 매매나 외국인
남편과의 강제 결혼 등에는 반대합니다."

(Duong Trang. Nh, 남, 2 학년, 마케팅학과, 2023/12/25)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 169


"한국-베트남 결혼은 정말 좋고 아름답습니다. 서로 사랑하고 결혼에 이르렀기에
저는 전적으로 지지합니다."

(Tran Ngoc Yen. Nh, 여, 1 학년, 한국학과, 2023/12/22)

"한-베트남 결혼을 지지합니다. 이는 두 사람의 감정 문제를 넘어 서로의 문화를


소개하는 데 크게 기여할 수 있기 때문입니다."

(Nguyen Thi Ngoc. H, 여, 3 학년, 한국학과, 2023/12/23)

"반대합니다. 언어적 차이와 경제적 계층화로 인해 한국인은 자신보다 낮은 위치의


상대를 선택하지 않을 것입니다. 베트남인들은 감정적으로 계층을 뛰어넘을 수
있지만, 한국 사회는 이미 베트남 사회와 큰 격차가 있습니다. 재정적 격차가 가까울
때만 가능할 뿐, 그렇지 않으면 현실적으로 어렵습니다. 게다가 한국-베트남 부부가
해외로 나가면 한국인 편을 더 들어줄 것입니다."

(Pham Tien. D, 남, 3 학년, 컴퓨터네트워크학과, 2023/12/25)

"최근에 한국 사회에 관한 토론이나 의견 교환에 참여한 경험이 있습니까?"에 대한


질문에 대한 결과에 따르면, 총 학생 중 33.8%가 "보통 참여한다"고 응답하였고,
24.6%가 "거의 참여하지 않는다"고 답했다. 그리고 20%는 소셜 미디어에서
정기적으로 토론하거나 의견을 교환한다고 응답했다 (표 3.10 참조).
표 3.10. SNS 나 대화 내용에서 한국 사회문제 토론 참여 여부

수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)


매우 자주 447 9.5 9.5
꽤 자주 492 10.5 20.0
보통 1,583 33.8 53.8
토론 정도
가끔 1,155 24.6 78.4
전혀 없음 1,013 21.6 100.0
총계 4,690 100.0
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

요약하면, 이 설문조사 결과는 대한민국의 경제 및 사회 문제에 대한 대학생들의


인식이 상당히 좋다는 것을 보여준다. 80%의 학생이 대한민국의 투자가 경제
발전에 도움을 주었다고 답했는데 이는 경제 발전 과정에서 외국 투자의 중요성에
대한 학생들의 높은 인식을 반영한 것이다.

다른 전공(한국어 전공 외) 학생들의 49.5%가 한국 기업에 취업할 의사가 있으며,


한국어 전공 학생에서만 94.5%가 한국 기업의 취업을 희망하였다. 이것은 미래 인적
자원의 좋은 조건이자 대한민국 기업이 베트남에 투자하는 긍정적인 신호이다.

조사 결과에 따르면, 대학생들은 대한민국 소비재에 대해 매우 호의적이며 선호하며


사용하고 있다. 56.9%는 대한민국 브랜드 제품을 선호하며, 38.2%는 대한민국

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 170


제품을 매우 좋아하고, 40.8%는 가족과 친구에게 대한민국 제품을 소개할 의사가
있다고 답했다.

대학생들은 대한민국 사회 문제에 상당한 이해와 관심을 가지고 있다. 36.5%는


대한민국 사회가 전통 가치를 중요시한다고 말했고, 23.5%는 대한민국이 통합,
현대적 및 문화적인 사회라고 답했다. 미래에 한국인과 결혼할 가능성을 고려하는
학생은 24.6%로 나타났다. 특히 한국어 전공 학생 중 20%는 대한민국 사회 문제에
대한 온라인 토론에 참여하고 있다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 171


4. 학생의 한국 문화.교육에 대한 인식도 조사분석

4.1. 한국의 문화 - 교육에 대한 인식도

한국의 유명 음식에 대한 학생들의 이해도 조사 결과, 85.1%가 옳은 답으로


떡볶이를 선택했으며 나머지 14.9%는 잘못된 답을 제시했다. 이는 한국 음식이 젊은
세대의 인식에서 친숙하고 널리 알려져 있으며 쉽게 식별됨을 보여준다.

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

학생들에게 직접 한국의 대표 음식에 대해 물어보면 대다수가 비빔밥, 떡볶이, 김밥,


매운 라면, 김치, 냉면, 짜장면, 구이류를 대답으로 제시했다. 학생들은 이러한
음식들을 편의점, 한식당, 한식 레스토랑에서 친구들, 연인, 가족과 함께 자주
먹는다고 말했다. 한 달 동안 학생들은 주로 한식 레스토랑에서 한국 음식을 1-2 회
즐기며, 편의점이나 저렴한 가격의 가게에서는 주간에 자주 먹는 경향이 있다.
학생들은 편의점에서의 한국 음식이 비교적 저렴하고 학생들의 지갑에 부담이 되지
않는다고 언급하며 한식 레스토랑에서 먹을 때는 가격이 다소 높아도 받아들일 수
있다고 설명했다.
표 4.1. 한국 문화에서의 한복

수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

전통무예 192 4.1 4.1


민속가요 167 3.6 7.7
한복은
전통 음식 236 5 12.7
무엇인가
전통의상 4095 8.3 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한복에 대한 인식 조사 결과, 학생들 중 87.3%가 한복이 한국의 전통 의상임을 올바르게


인식하였으며 이는 한국의 전통 의상에 대한 이미지가 학생들에게 꽤 익숙한 상징이라는
것을 보여준다. 12.7%의 학생들은 부정확한 답변을 제시했다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 172


표 4.2. 한국 문화에서의 아리랑

수량 백분율(%) 누적 백분율(%)
전통 음식 619 13.2 13.2
유명한 지역 518 11 24.2
노래 2749 58.6 82.9
국가 804 17.1 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)
한국 문화 속에서 아리랑에 대한 인식 조사 결과, 학생들 중 58.6%가 아리랑이
한국의 노래임을 알고 있다. 그러나 41.1%의 학생들은 아리랑이 한국의 노래라는
사실을 알지 못했으며 이는 아리랑이 학생들에게는 여전히 익숙하지 않은 상징임을
보여준다.
표 4.3. 한국에서 제작된 영화
수량 백분율(%) 누적 백분율(%)
Go Go Squid 258 5.5 5.5
Squad Game 264 5.6 11.1
영화 Squid Game 4046 86.3 97.4
Hunger Games 122 2.6 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)
"한국이 제작한 영화는 무엇입니까?"라는 질문에 대한 응답으로 86.3% (4046 명)가 올바른
대답으로 '오징어 게임'을 선택하였으며 13.7%는 잘못된 선택을 하였다. 이 결과는 '오징어
게임'이 한국 대학생들에게 미치는 영향과 한국의 문화적 영향력을 강력하게 보여준다.

표 4.4. 한국이 아닌 음악 그룹

수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

Black Pink 630 13.4 13.4


NTC 566 12.1 25.5
음악 그룹 AKB48 2678 57.1 82.6
Dream Catcher 816 17.4 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국 음악 그룹에 대한 이해 수준을 확인하는 질문에 대한 응답으로 57.1% (2678


명)의 참여자가 정답으로 AKB48 은 한국의 음악 그룹이 아니라고 선택했으며
13.4% (630 명)의 참여자가 Black Pink 은 한국의 음악 그룹이 아니라고 응답했다.
이는 조사 대상 학생 중 50% 이상이 한국의 음악 그룹에 대한 이해를 가지고 있다는
것을 보여준다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 173


출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

대한민국의 교육체계는 2022 년 기준으로 세계인구통계리뷰


(worldpopulationreview.com)에서 제공한 세계 교육 순위에서 17 위에 해당한다. 이
조사에 따르면 이 질문에 참여한 사람들 중 59.6% (2797 명)가 한국 교육이 세계 탑
10 에 속한다고 생각했으나 이는 부정확한 선택이었지만 한국의 교육 품질에 대한
학생들의 높은 평가를 나타낸다. 그 외에도 29% (1359 명)가 올바른 답을
선택했으며 11.4% (411 명)는 한국 교육이 세계 탑 30, 40 에 속한다고 생각했다.

표 4.5. 한국에서 가장 인기있는 스포츠

수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

축구 1409 30 30
태권도 1740 37.1 67.1
스포츠 야구 1277 27.2 94.4
골프 264 5.6 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

대한민국에서 가장 인기 있는 스포츠에 대한 조사 결과로 37.1% (1740 명)의


참여자가 태권도가 대한민국에서 가장 선호되는 스포츠라고 생각하며 그 다음으로
축구가 30%의 응답률로 뒤를 이었다 (1409 명). 이는 대학생들이 대한민국 스포츠에
대해 지식과 관심을 가지고 있다는 것을 보여준다. 직접 인터뷰에서는 대학생들 중
일부가 대한민국의 유명한 축구 선수인 손흥민의 이름을 언급하기도 했다.
4.2. 한국의 문화 및 교육에 대한 견해와 평가

표 4.6. 한국 음식에 대한 느낌
수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 174


매우 맛있다 1909 40.7 40.7
맛있다 1978 42.2 82.9
보통 724 15.4 98.3
느낌
맛없다 53 1.1 99.4
매우 맛없다 26 0.6 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국 음식에 대한 인식 조사 결과, 82.9% (3887 명)의 응답자가 한국 음식이 맛있다고


답했으며 단 1.7% (79 명)만이 한국 음식이 맛없다고 응답했다. 이는 한국 음식이
대학생들의 입맛과 꽤 궁합이 잘 맞다는 것을 보여준다.

직접 인터뷰를 통해 대부분의 학생들이 베트남의 젊은이들이 한국 음식을 좋아한다고


언급했으며 집에서 가족과 함께 한국 음식을 요리하고 자주 친구들이나 가족과 함께 한국
음식점에서 식사하며 생일 파티나 한국 음식점에서의 소모임을 자주 개최한다고 말했다.
"나는 떡볶이, 후라이드 치킨, 우동, 김밥, 미역국을 좋아해요. 나는 한국 음식을 자주 먹고 가격 대비
만족스러워요. 대다수의 베트남 청년들도 한국 음식을 정말 좋아해요. 그들은 종종 수업 후에 함께 식사하며
때로는 수업 중에도 먹고 한식 요리를 같이 만들기도 해요."

(Đặng Thị Thảo U., 여성, 3 학년, 영어 전공, 2023.12.25)

"나는 잡채, 김밥, 김치찌개를 좋아해요. 정말 맛있어, 친구들과 한 달에 1-2 번 정도 같이 먹는데, 조금 비싸요.
베트남의 젊은이들은 한국 음식을 정말 좋아해요. 친구들은 자주 나를 한국 음식 레스토랑에서 생일 파티에
초대하고 종종 간단한 한국 음식을 함께 요리해요."

(Trần Lê Minh H., 여성, 2 학년, 심리학 전공, 2023.12.25)

"나는 떡볶이, 냉면, 짜장면, 김치, 등을 좋아해요. 맛있는 느낌이 강해요. 친구들이나 가족들과 함께
먹어요. 도시의 여러 음식점에서 먹어요. 음식 가격에 따라 적당하다고 생각되면 구입할 준비가 돼
있어요. 나는 베트남의 젊은이들 중 80%가 한국 음식을 좋아한다고 느껴요. 친구들에게 말하면 항상
알고 있고 많은 사람들이 한국인의 먹방 프로그램을 켜놓고 봐요."

(Nguyễn Hồng Q, 여성, 1 학년, 영어 통역, 2023.12.25)

"나는 알고 있는 한국 음식은 매운 라면, 구이 요리, 김치, 떡볶이, 김밥 등이에요. 나는 이러한


음식들이 나의 입맛과 현재의 청년들과 매우 잘 어울린다고 생각해요. 나는 주로 베트남의
한식집에서 음식을 먹으며 친구들과 함께 식사해요. 내가 몇 번이나 한 음식을 먹은 횟수를 세어볼 수
없어요. 나에게 있어서 한국 돈을 베트남 돈으로 바꿨을 때 큰 차이가 나고 한국 음식의 원재료 역시
꽤 비싸요. 나는 대부분 친구들과 함께 가서 대부분 한국 음식을 먹어요."

(Nguyễn Thị Mỹ T., 여성, 2 학년, 문학, 2023.12.25)

"베트남 청년들은 한국의 맛을 매우 좋아합니다. 이는 주로 인기 있는 드라마 덕분입니다. 각


에피소드를 통해 삶, 인생 철학, 전통 문화 및 음식이 강조되고 강력하게 홍보됩니다. 드라마를 통한
경험 이후, 대부분의 청년들은 함께 한국 음식점에서 한국 음식을 먹으러 가며 서로를 초대합니다.
이뿐만 아니라, 많은 청년들이 서로를 집에서 만들어 먹는 것을 선호합니다. 김치, 비빔밥, 떡볶이와
같은 간단하지만 맛있는 한국 음식을 만드는 것이 쉽기 때문입니다."

(Đào Thanh T., 여성, 3 학년, 한국어 전공, 2023.12.25)

표 4.7. 한식을 먹는 횟수

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 175


수량 백분율(%) 누적 백분율(%)
1 번/월 1883 40.1 40.1
2 번/월 1019 21.7 61.9
3 번/월 749 16.0 77.8
횟수
4 번/월 760 16.2 94.1
전혀 없다 279 5.9 100.0
총계 4690 100.0
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국 음식 먹는 횟수 조사에 따르면 1883 명의 학생(40.1%)이 한 달에 한 번 한식을


먹는다고 답했으며 2528 명의 학생(53.9%)이 한 달에 2-4 번 한식을 즐긴다고
응답했다. 이는 학생들이 한국 음식과 밀접하게 접촉하고 있다는 것을 보여준다.
이는 편의점과 슈퍼마켓에서 다양한 한국 식품이 판매되고 있으며 한국 음식점과
한식당이 여러 지역에 퍼져 있어 학생들이 쉽게 한국 음식을 찾을 수 있다는 점에서
비롯된다.
표 4.8. 한식을 먹는 횟수
수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

1 번/월 1883 40.1 40.1


2 번/월 1019 21.7 61.9
3 번/월 749 16.0 77.8
횟수
4 번/월 760 16.2 94.1
전혀 없다 279 5.9 100.0
총계 4690 100.0
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국인의 메이크업 및 패션 스타일에 대한 인식에 대해 물어보면 85.4% (4004 명)의


학생이 한국인의 메이크업 및 패션 스타일이 아름답고 세련된 것으로 응답했다. 단
1.6% (74 명)만이 아름답지 않다고 생각했다. 영화, 음악, 서적, 소셜 미디어를 통해
청년들이 한국인의 메이크업 및 패션 스타일을 관찰하고 체험하는 것으로
나타났으며 대다수의 학생들이 한국인의 메이크업 및 패션 스타일에 긍정적인
인식을 갖고 있다.

표 4.9. 한국인의 메이크업, 패션 스타일을 따르는 정도

수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

매우 정도 1073 22.9 229


꽤 자주 1170 24.9 47.8
가끔 1727 36.8 84.6
정도
매우 드물게 342 7.3 91.9
전혀 없다 378 8.1 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 176


한국인의 메이크업 및 패션 스타일을 따라는 정도에 대한 조사 결과, 47.8% (2243
명)가 상당히 자주 한국인의 메이크업 및 패션 스타일을 따른다고 응답했으며 단
8.1% (378 명)만이 한국인의 메이크업 및 패션 스타일을 절대로 따르지 않는다고
답했다. 이는 한국인의 메이크업 및 패션 스타일이 대다수의 학생들에게 상당한
영향을 미치고 베트남 청년들의 미적 감각 및 미용 행동을 형성하는 데 큰 역할을
한다는 것을 보여준다. 다시 한 번, 한국 문화의 파급효과가 베트남 학생들의
메이크업과 패션에 상당한 영향을 미쳤다는 것을 알 수 있다.

직접 인터뷰를 받을 때 대부분의 의견은 한국의 메이크업 스타일을 선호하는


편이다. 한국인의 메이크업 스타일은 자연스럽고 촉촉한 느낌, 가벼우면서도
자연스럽고 심플하며 화사하며 여성스럽고 젊은 느낌을 선호하는 경향이 있다.
학생들은 주로 페이스북, 틱톡, 유튜브와 같은 소셜 미디어에서 아이돌과 뷰티
블로거의 메이크업을 따라하기 위해 참고한다.

뿐만 아니라 학생들은 한국인의 패션도 좋아해서 종종 한국인들의 의상 조합을


배우곤 한다. 흥미로운 점 중 하나는 학생들이 한국의 쌀쌀한 기후와 한국인들의
패션 스타일, 특히 패딩, 롱 코트, 블레이저 스타일을 선호한다는 것이다. 남부
베트남은 연중 덥고 습한 기후이며 겨울이 없기 때문에 한국의 쌀쌀한 날씨와 가을,
겨울 의류는 남부 지역의 젊은이들에게 독특하고 흥미로운 것으로 보인다. 학생들은
종종 한국에서 공부하거나 일하는 배우, 가수, 모델 등의 이미지를 보며 겨울 의류를
입은 우아하고 로맨틱하며 고상한 이미지를 경험하고 싶다고 말한다.
"한국 패션에 대한 제 인상이 큽니다. 그래서 저는 한국인 틱톡 사용자들의 패션 관련 콘텐츠를 자주
관찰하며 그들이 옷 입는 방식, 색상 조합, 스타일 등을 배우고 있습니다."

(Nguyễn Viết T., 남성, 4 학년, 한국학 전공, 2023.12.22)

"제가 한국인들의 화장 및 의상 스타일을 배우고 있어요. 그들의 화장 스타일은 상당히 가볍고


우리에게 나이보다 더 젊아 보이게 만들어주고 그들의 의상도 꽤 가볍고 세련됩니다."

(Phan Thị Thùy Đ., 여성, 1 학년, 한국학 전공, 2023.12.25)

"저는 한국의 쌀쌀한 기후를 좋아하고 한국인들이 패딩, 블레이저, 그리고 트렌치코트를 입는
스타일을 좋아합니다."

(Lâm Thị Mộng B., 여성, 2 학년, 물류 및 공급망 관리 전공, 2023.12.25)

"저는 한국인들의 메이크업 동영상을 자주 보며 한국에서 인기있는 의상 및 메이크업 스타일에 대해


업데이트하고 따라하는 것을 좋아합니다. 일상적인 옷차림에 대해서도 많은 한국의 영감을 찾아보고
있습니다."

(Trần Lê Minh H., 여성, 2 학년, 심리학 전공, 2023.12.25)

"저는 한국의 패션 스타일을 배우고 적용하고 있습니다. 왜냐하면 한국의 패션은 젊음으로 알려져
있기 때문입니다."

(Nguyễn Văn P., 남성, 2 학년, 마케팅 전공, 2023.12.25)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 177


"한국의 화장 스타일은 매우 가볍고 여성스럽습니다. 패션 스타일도 매우 세련되어서 저는 종종 한국
스타일의 메이크업 및 패션 가이드 동영상을 참고합니다."

(Huỳnh Mỹ N., 대중 매체 전공, 1 학년, 2023.12.25)

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국에서 성형 수술을 받을 생각이 있는지에 대해 물어볼 때 30.4% (1428 명)가


한국에서 성형 수술을 받을 의향이 있다고 답했으며 중립적인 의견은 30.3%이며
하고 싶지 않다는 의견은 39.2%이다. 이 비율을 분석하면 3 명의 학생 중 1 명은
한국에서 성형 수술을 받고 싶어하고 1 명은 중립적인 의견을 가지고 있으며 1 명은
별로 원하지 않는 것으로 나타난다.
표 4.10. K-pop 음악 듣는 정도
수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

매우 자주 1547 33 33
꽤 자주 977 20.8 53.8
가끔 1572 33.5 87.3
정도
매우 드물게 482 10.3 97.6
전혀 없다 112 2.4 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

K-pop 의 청취 정도에 대한 조사에서 53.8% (2524 명)가 자주 K-pop 음악을


듣는다고 응답하였으며 2.4% (112 명)가 전혀 K-pop 음악을 듣지 않는다고 답했다.
또한 K-pop 음악에 대한 평가를 묻는 경우, 75.2% (3526 명)가 K-pop 을 꽤 좋게
평가하고 2.9% (135 명)만이 K-pop 을 좋아하지 않는다고 답했다. 이 결과는 K-pop
이 학생들에게 친숙하고 호감을 가지고 있으며 학생들이 긍정적으로 받아들이고
있다는 것을 보여준다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 178


표 4.11. K-pop 음악 평가
수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

매우 좋다 1907 40.7 40.7


꽤 좋다 1619 34.5 75.2
보통 1029 21.9 97.1
정도
좋지 않다 85 1.8 98.9
매우 좋지 않다 50 1.1 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

결과는 K-pop 음악이 큰 인기를 누리며 대부분의 참여자로부터 긍정적인 평가를


받았음을 보여준다. "매우 좋다"와 "꽤 좋다" 비율은 75.2%로 높게 나타났다. 이는 K-
pop 음악이 강한 매력을 가지고 있으며 대부분의 조사 참여자로부터 긍정적으로
평가되고 있다는 것을 시사한다. "보통" 비율은 21.9%로, 일부 조사 참여자가 K-pop
음악을 평균 수준으로 평가하고 있다는 것을 나타낸다. 그러나 이 비율은 긍정적인
비율과 비교했을 때 여전히 낮은 편이다.

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

그래프는 70.1% (3291 명)의 학생이 한국어를 상당히 긍정적으로 평가했으며 27.5%
가 평범하게 평가했으며 2.4% (111 명)만이 한국어를 부정적으로 평가했다는 것을
보여준다. 이는 한국어가 많은 청년들에게 긍정적이고 호의적으로 평가되는
언어임을 나타낸. 영화, 음악 등을 통해 학생들이 한국어에 노출되는 기회가 많다는
것을 보여주고 있다.
표 4.12. 한국어 공부가 발전에 도움이 되는 정도
수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

정도 매우 유용하다 1840 39,2 39,2

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 179


꽤 유용하다 1820 38,8 78
보통이다 924 19,7 97,7
별로 도움이 안된다 69 1,5 99,2
전혀 도움이 안된다 37 0,8 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국어를 공부하는 것이 개인의 진로에 도움이 되는지 물어보면 대부분의 학생들이


78% (3360 명)가 한국어 공부가 자신의 직업에 도움이 된다고 응답하였다. 오직
2.3% (106 명)만이 한국어 공부가 전혀 도움이 되지 않는다고 답했다. 이는 젊은
세대가 한국어에 대해 긍정적으로 평가하고 있으며 경제적 이점과 관련이 있을
것으로 보인다. 한국어를 배우면 학생들은 한국 기업이나 조직에서 일하거나
한국에서 유학하는 기회를 얻을 수 있기 때문이다.

한국학 전공 학생들은 모두 한국어 공부가 나중에 자신에게 많은 도움이 될


것이라고 동의한다. 다른 전공 학생들 중 일부는 한국어를 선택 언어로 채택하거나
한국어를 학습하는 한국어 학습 센터에서 추가로 공부하고 있다. 한국어를 공부하지
않은 학생들 중 일부는 일자리에 대한 경쟁력을 높이기 위해 한국어를 추가로
배우기를 원한다고 언급하고 있다.
"저는 아직 한국어를 배우지 않았지만 한국어 공부는 개인적으로 나에게 더 많은 발전 기회를 제공할
것이라고 생각합니다. 졸업 후 일에 도움을 주기 위해 한국어를 공부할 계획입니다."

(Nguyễn Huỳnh N., 여성, 3 학년, 공공관계 전공, 2023.12.25)

"저는 현재 한국학 전공 학생이며 한국어를 공부하는 것은 제 미래 직업에 대한 장점이라고


느껴집니다. 제 취업 기회도 훨씬 더 확장될 것입니다."

(Vũ Ngọc Phương V., 여성, 4 학년, 한국학 전공, 2023.12.25)

"약 7 개월 뒤에 저는 한국어를 배우기로 계획하고 있습니다. 한국인의 문화에 대해 더 알고 싶고


미래에 대한 기회를 찾기 위해 능숙하게 구사하고 싶습니다."

(Huỳnh Lâm Bảo N., 여성, 2 학년, 디지털 미디어 전공, 2023.12.25)

"저는 아직 한국어를 배우지 않았지만 한국어를 공부하면 개인적으로 큰 도움이 될 것으로


생각합니다. 한국에서 일하는 기회도 늘어날 것이라고 봅니다. 졸업 후에는 시간이 되면 한국어를
추가로 배워 새로운 언어를 알아가며 필요한 경우 한국인과 소통할 수 있도록 노력할 계획입니다."

(Dương Kim N., 여성, 2 학년, 마케팅 전공, 2023.12.25)

"저는 현재 한국어를 배우고 있지만 영화를 보며 몇 마디만 배우고 있습니다. 한국 기업에서 일하는
기회가 있다면 한국어를 더욱 열심히 공부하여 소통하고 싶습니다. 언어 및 한국 문화에 대한 학습
계획에 관심이 있으며 특히 미래에 한국 기업에서 취직할 경우 한국어를 추가로 배우기로
결정했습니다."

(Hồ Thị Mỹ T., 여성, 4 학년, 경영 관리 전공, 2023.12.25)

표 4.13. 한국 유학 설명회에 대한 관심 및 참여

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 180


수량 백분율(%) 누적 백분율(%)

매우 관심 있어서 항상 참석 630 13.4 13.4


관심 있어서 참석했다 649 13.8 27.3

정도 보통이고 참석할 수 있다 2465 52.6 79.8


관심 없다 794 16.9 96.8
매우 관심 없다 152 3.2 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국 유학 설명회에 대한 관심과 참여 정도 조사 결과, 27.3% (1,279 명)가 관심이


있고 참석했다고 답했고 52.6% (2,465 명)가 보통이고 참석할 수 있다고 했으며
20.1% (946 명)만 한국 유학 설명회에 관심이 없다고 밝혔다. 이는 학생들이
한국에서의 유학 기회에 관심이 있고 한국 유학에 대한 긍정적인 견해를 가지고
있음을 보여준다.

출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국인에 대한 호감도 조사 결과, 58.5%가 한국인을 호감으로 느끼며 38.2%가


보통이라고 답했고 한국인을 호감하지 않는다고 답한 비율은 3.3%에 불과했다. 이
결과는 어느정도 베트남과 한국 두 민족 간의 친밀도를 반영하며 베트남 청년들이
한국인에 대해 상당히 호의적인 견해를 보유하고 있고 한국인을 호감하지 않는
사람은 거의 없음을 보여준다. 이는 한국 기업, 제품, 서비스 등이 베트남에 진출할
때 베트남 청년들의 긍정적 수용을 기대할 수 있게 하는 요인 중 하나이다.

표 4.14. 한국인과의 친교 희망도


수량 백분율(%) 누적 백분율
(%)
정말로 원한다 1346 28.7 28.7
정도 원한다 1636 34.9 63.6
보통 1535 32.7 96.3

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 181


원하지 않는다 114 2.4 98.7
매우 꺼려함 59 1.3 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국인과의 친교 희망도 조사에서 63.6% (2,982 명)의 학생들이 한국인과의 친교를


희망한다고 답했고 한국인과의 친교를 원하지 않는다고 답한 비율은 3.7% (173 명)
에 불과하여, 대다수 학생들이 한국인에 대한 호감과 함께 친교 의사를 보이고
있음을 확인할 수 있다.

직접 인터뷰한 한국인에 대해 호감을 보인 학생들은 한국인이 친절하고 착하며


섬세하고 애국심이 강하다고 평가한다. 특히 한국학 전공 학생들의 경우 주로
강사들과 접촉하는데 대체로 한국인 선생님들이 친절하고 착하다고 느껴 한국인에
대한 호감도가 높았다. 여기서 한국어 강사의 이미지가 학생들의 초기 호감도에 큰
영향을 준다는 것을 볼 수 있다. 한국학 전공이 아닌 학생들 중 영화, K-팝 등을 통해
한국인과 접촉한 경우나 아르바이트 등을 통해 직접 만난 경우도 대체로 한국인에
대한 호감도가 높으나 때로는 성격이 급한 면도 있다고 지적하기도 했다. 직접적
접촉이 거의 없는 일부 학생들은 코로나 격리 시설에서 한국인의 베트남식 빵 폄하
문제로 인해 한국인에 대한 악감정을 가진 경우도 있었다.
"실제 생활에서 한국인과 접촉한 적이 없습니다. 하지만 저는 그들이 매우 사랑스러우며 친절하다고
생각합니다."

(Huỳnh Mỹ N., 여성, 1 학년, 멀티미디어 커뮤니케이션, 2023.12.25)

"저는 한국인에 대해 호감이 있습니다. K 팝 걸그룹을 매우 좋아하거든요. 한국인 그룹과 접촉한 적이


있고 그들이 매우 친절했습니다. 한국인과 많이 접촉하지 않아서 지금까지 부정적인 감정은
없습니다.”

(Nguyễn Lê Kim T., 여성, 1 학년, 홍보, 2023.12.25)

"저는 한국인을 호감합니다. 한국에는 사랑스러운, 친절한, 예쁜 사람들이 많기 때문이죠. 한국인


선생님 정혜경님과 접촉했는데 선생님이 사랑스러우시고 열정적이고 유쾌하셔서 호감이 갑니다.
지금까지 부정적인 감정을 가진 한국인은 없습니다."

(Nguyễn Cao Kỳ Duyên, 여성, 2 학년, 한국학, 2023.12.25)

"저는 지금까지 몇몇 한국인과 접촉했는데 대부분이 다정하고 친절했습니다. 특히 저에게 자극을


주고 동기부여를 해주는 한국인 선생님들이 있습니다. 다만, 일부 한국인은 불편하거나 비우호적인
경우도 있었지만 '세상에 살기 나름'이라는 생각을 가지고 있습니다. 제가 가장 호감을 가지고 있는
한국인들은 바로 저의 선생님들입니다. 선생님들은 학생들에 대한 관심과 열정이 대단히 크세요.
제가 가장 놀랐던 것은 많은 학생을 가르치는 선생님들이 얼마 못 가 수업 처음부터 많은 학생들의
이름과 얼굴을 기억한다는 것이었습니다. 크게 돋보이지 않는 제 수준에도 불구하고 선생님이
기억하는 것을 보면 한국인 선생님들이 학생들에 대한 관심이 얼마나 크신지 알 수 있습니다."

(Nguyễn Viết T., 남성, 4 학년, 한국학, 2023.12.22)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 182


“저는 한국 사람들에 대해 호감을 가지고 있습니다. 그들은 국가를 매우 사랑하는 것 같아요.
한국인의 애국심이 크기 때문입니다.는 한국 사람 중 한 직원에 관한 이야기를 읽었는데 그는 한국
제품을 팔지 못해서 울었습니다. 그 이야기를 읽으면서 정말 감동을 받았습니다.”

(Đặng Chí V., 남성, 3 학년, 공공관계, 2023.12.22)

"저는 한국인을 호감합니다. 아름다운 자연 경관과 독특한 건축, 음악, 영화 등 문화 콘텐츠


때문입니다.”

(Nguyễn Văn P., 남성, 2 학년, 마케팅, 2023.12.25)

"저는 한국인을 호감합니다. 사랑스럽고 친절하기 때문입니다. 저는 카페에서 아르바이트를 하는데


아침에 방문하는 한국인 손님은 친절하고 간식도 가끔 주지만, 저녁에 오는 한국인 손님은 까다롭고
쉽게 화내기도 합니다.”

(Nguyễn Gia N., 여성, 1 학년, 멀티미디어커뮤니케이션, 2023.12.22)

"저는 한국인을 아주 호감합니다. 학교에 한국인 친구와 선생님들이 계시고 매우 친절하고 정이 많고


쉽게 다가갈 수 있습니다. 제가 부정적으로 느꼈던 한국인은 아직 없습니다. 가장 호감 가는 한국인은
온라인 회화 수업에서 제 자원봉사 선생님이신 한국인 친구인데, 3 년째 SNS 로 연락하고 있습니다.
언젠가 직접 만나고 싶습니다."

(Vũ Ngọc Phương V., 여성, 4 학년, 한국학, 2023.12.25)

"저에게는 처음부터 한국인에 대해 긍정적인 시선을 가지고 있다면 그들의 장점을 쉽게 알 수 있고


함께 생활하거나 일하는 과정이 효율적으로 느껴질 것이므로 나의 대답은 한국인에게 긍정적입니다.
이전에 저는 한국의 일본 음식점에서 아르바이트를 했는데 그 음식점 사장님은 저에게 좋은 인상을
갖게 했습니다. 그는 항상 저의 실수를 용서해 주었고 어느 날 저는 약 30 개의 달걀을 깨뜨렸는데
저는 사과하고 그가 저를 많이 나무라겠지만 그는 저를 매우 놀라게 했다. 그는 단지 "어떻게 해야
할까, 앞으로 조심하고 다른 것을 해봐"라고 말했고 일 끝날 때마다 저를 집으로 데려다 주었습니다.
그는 저에게 절대로 늦게 월급을 주지 않았습니다. 제가 악감정을 가진 사람들은 아마 한국 은행에서
일하는 직원들일 것입니다. 외국인이라 내 한국어 실력이 좋지 않아 그들은 매우 불쾌한 태도를
보이고 저를 피하며 저의 문제 해결에 도움을 주기를 꺼려했습니다."

(Nguyễn Thị Ngọc H., 여성, 4 학년, 한국학, 2023.12.23)

"저는 한국인을 그다지 좋아하지 않습니다. 민족 자부심이 지나치게 강해서 동남아 국적의 사람들을
경시하고 천대하는 경향이 있다고 느낍니다. 베트남에서 코로나 격리 중이던 한국인이 베트남의 격리
시설이 현대적이지 않다며 불평을 했고 베트남의 '반미'를 비하하는 발언을 했다는 뉴스를 본 적이
있습니다."

(Nguyễn Minh N., 남성, 4 학년, 일본학, 2023.12.25)

"저는 한국인을 별로 좋아하지 않습니다. 몇 년 전 반미 관련 동영상에서 동남아 국가를 차별하는


장면을 보고 한국인이 어려워 보였습니다."

(Nguyễn Thị Trúc L., 여, 1 학년, 멀티미디어커뮤니케이션, 2023 년 12 월 25 일)

표 4.15. 한국의 문화·교육 문제에 대한 소셜미디어나 대화 참여 정도

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 183


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
매우 자주 552 11.8 11.8
꽤 자주 547 11.7 23.4
가끔 1728 36.8 60.3
정도
거의 하지 않음 999 21.3 81.6
전혀 없다 864 18.4 100
총계 4690 100
출처: 연구 주제 조사 결과 (2023.12)

한국의 문화·교육 문제에 대한 소셜미디어나 대화 참여 정도 조사 결과, 23.5%의


학생들이 이에 대한 토론이나 의견 교류에 정기적으로 참여하고 있으며 36.8%는
가끔 참여한다고 답했고 39.7%의 학생들은 거의 참여하지 않는다고 답했다. 긍정적
측면에서 보면 60.3%의 학생들이 한국의 문화와 교육 문제에 관심이 있다고 볼 수
있다.

요약하면 한국의 음식, 전통의상, 영화, 스포츠 등에 대한 학생들의 인식 정도는 85%


이상이다. 학생들은 K-팝에도 꽤 친숙합니다 (53.8%가 꽤 자주 K-팝을 듣는다고
답했다). 학생들은 한국 교육의 질을 높게 평가하고 한국 교육에 대한 신뢰도가
높다고 할 수 있다.

80% 이상의 학생들이 한식이 맛있다고 답했으며 친구나 연인, 가족과 함께 편의점,
한식당, 한식 레스토랑 등에서 정기적으로 한식을 먹고 있다. 일부 학생들은 집에서
초밥, 떡볶이, 치킨 등 간단한 한식도 만들어 먹고 있다고 했다. 직접 인터뷰한
학생들도 베트남 청년들이 한식을 좋아한다고 평했다.

80.5% 이상의 학생들이 한국인의 화장과 패션 스타일을 좋아하며 페이스북, 유튜브,


틱톡 등의 아이돌이나 뷰티 인플루언서의 튜토리얼을 보고 배우고 있다고 답했다.
가벼우면서 자연스럽고 젊어 보이는 한국식 화장과 패션을 본받는 이유로 꼽았다.
패션과 관련해서는 가을, 겨울철 한국인의 긴 코트 스타일을 좋아하는 학생들이
많다고 답했다.

한국어에 대해서는 70.1%가 호감을 보였고 대부분 한국어 공부가 자신의 발전에
도움이 된다고 답했다. 한국학이 전공이 아니어도 한국어를 제 2 외국어나 외부
어학원 등에서 공부하고 있거나 앞으로의 진로를 위해 필요 시 배우겠다는 의지를
보였다.

학생들 중 58.5%가 한국인에 대한 호감도를 보였고 한국인을 호감하지 않는다고


답한 비율은 3.3%에 불과했다. 이는 베트남-한국의 외교 관계 발전에 도움이 되며,
베트남 학생들이 한국인, 한국 제품과 서비스 등을 수용하는데 긍정적 영향을 주어
양국간 경제협력 촉진에도 기여한다고 볼 수 있다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 184


5. 학생의 한국 지리, 역사 및 관광에 대한 인식도 조사분석

5.1. 한국의 역사, 지리 및 관광에 대한 인식도

조사 결과에 따르면 한국의 역사에 대한 인식 분석, 특히 표 5.1 에서 확인할 수


있듯이 대부분의 대상 학생들이 주로 고구려, 백제, 신라와 같은 고대 시대를
대표하는 주요 역사적 시기에 대한 일정 수준의 이해를 가지고 있음을 보여준다.
이는 기본적인 역사 지식을 나타내며, 전체 응답의 62.1%를 차지한다. 다른 응답
항목의 백분율 차이는 크지 않다. 또한 대다수의 학생들이 한나라와 명나라가
한국의 고대 왕조가 아니라는 일정 수준의 인식을 가지고 있으며, 이는 총 응답의
5.9%를 차지한다. 종합적으로, 이러한 데이터는 학생들의 역사적 이해 수준에 대한
긍정적인 시각을 촉진하며 특히 고대 시대에 대한 지식에 중점을 두고 있다. (표 5.1
참조).

표 5.1. 대한민국의 고대 왕조
백분율 누적 백분율 (%)
수량
(%)
고구려, 백제, 민족 (중국의
616 13.1 13.1
왕조)
청 (중국의 왕조), 조선, 백제 883 18.8 32.0
왕조
고구려, 백제, 신라 2.912 62.1 94.1
신라, 한, 민족 279 5.9 100
총계 4.690 100
출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)

왕조에 관한 질문을 구체화하자면 한국 왕조 이해라는 측면에서, 조선 왕조에 대한


정확한 이해를 가진 학생들이 전체 질문의 46.2%를 차지하며 한국왕조의 역사적
흐름에 대한 올바른 지식을 가진 학생이 거의 절반에 이른다는 결과를 나타낸다.
그리고 두 번째로 가장 많이 선택된 대답은 고구려 시대로, 전체 응답의 24.1%를
차지하며 신라와 백제에 대한 답안의 차이는 크지 않다. (표 5.2)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 185


출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)

심층 인터뷰를 실시할 때, "한국의 가수, 배우, 또는 음악 그룹 중 당신이 팬이 되어


있다면, 구체적인 가수, 배우, 또는 그룹의 이름을 말해주세요. 얼마나 오랫동안
팬이었나요? 팬 클럽에 가입한 적이 있나요?"라는 질문에서 대부분의 응답자가
아이돌 및 젊은 배우를 팬으로 지목하는 것으로 확인됐다. "한국의 아이돌이나
배우를 팬으로 가지고 있다"는 응답이 총 인터뷰 수의 약 79%를 차지하며, "아니요"
또는 "그냥 듣거나 보는 것"라는 응답이 전체 응답의 약 21%를 차지했다. 따라서
우리는 문화 산업의 채널을 통한 역사 정보 수용 문제가 아이돌과 배우들의 참여로
역사적 측면의 문화 콘텐츠를 전파하는 과정에 상당한 기여를 한다는 것을 알 수
있었다. 결론적으로 한국의 영화, 예술 등을 통한 역사 정보 홍보 정책은 매우
성공적으로 임무를 수행하고 있다는 사실을 확인할 수 있다.

그러나 한반도의 전쟁 문제에 관한 질문이 제기되었을 때 학생들의 인식은 아직도


정확한 판단이 이루어지지 않았다. 전체 100% 중 68.9%, 즉 4,690 명 중 3,231 명이
1954 년을 북한 전쟁의 종료 시점으로 선택했다. 그리고 북한과 한국 간의 관계
상태에 대한 질문과 대조해 볼 때 대부분의 학생들이 이 두 나라의 정치적 관계에
대해 여전히 모호한 것으로 나타났다. (표 5.3 참조).

심층 인터뷰 질문 시 '한국은 전쟁을 선호하는 나라인가 평화를 선호하는 나라인가,


왜 그렇게 생각하는지?'에 대한 응답에서 대부분의 응답자들이 한국은 평화를
중요하게 여긴다고 생각했다. 그러나 한국과 북한 간의 관계는 여전히 긴장된
상태에 놓여 있으며 한국의 해상 훈련 문제는 전쟁의 성향을 나타내는 행동임을
주장하는 의견도 있었다. 이 질문에 대한 248 건의 심층 인터뷰 응답 중 일부는
한국이 현재 북한과의 긴장 상태에 놓여 있다고 판단했다. 비록 분열은 있지만,
국민들의 본질은 모두 평화로운 삶을 원한다는 입장이었다.

표 5.3. 한반도 전쟁 종료 연도

백분율 (%) 누적 백분율 (%)


수량

1958 695 14.8 14.8


1953 177 3.8 18.6
한반도 전쟁 종
1959 587 12.5 31.1
료 연도
1954 3,231 68.9 100
총계 4,690 100
출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)

“1964 년부터 1973 년까지 한국 군대가 베트남에서 전투에 참여한 사실에 대해 알고


계십니까?"라는 질문에 대한 심층 인터뷰를 수행하여 역사적인 측면에서의 관심
수준을 조사했다. 1964 년부터 1973 년 사이의 베트남과 한국의 역사적 관련성에

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 186


대한 질문에 '모른다', '알 수 없다' 또는 '이 문제에 관심이 없다'는 답변이 전체 응답
중 55.24%(137 개)를 차지했다. 반면에 '이 문제에 대해 인식하고 있다'는 답변은
전체 응답의 44.76%(111 개)를 차지했다. 그러나 다수의 의견이 '과거를 기반으로 한
적대적인 태도를 유지하지 말아야 한다', '대신 올바른 이해에 중점을 두어 미래를
구축해 나가야 한다'라는 긍정적인 견해를 강조했다는 점이 주목할만하다. 이 관점은
베트남과 한국 간의 긍정적인 관계를 수용하고 적극적으로 추구하는 의지를
나타내며, 지속 가능한 외교 관계를 구축하기 위해 과거로부터 교훈을 얻는
중요성을 보여준다.

다음은 대한민국의 지리적 위치, 기후 및 지형 분화에 관한 인식에 대한 문제다.


대부분의 응답자들이 지리 및 기후에 관한 문제에 대해 일반적인 이해를 나타내며,
이들은 매우 높은 정확성을 보여준다. 전체 응답자 중 61%가 동아시아 지역에
위치한 대한민국의 정확한 위치를 말하였다. 그러나 6.6%는 한국이 중앙 아시아
지역에 속한다고 대답하였다. 비록 큰 비율은 아니지만, 여전히 한국이 위치하고
있는 지역에 대한 혼동이 존재하고 있음을 보여주었다. 이는 전 세계적으로 지리
교육을 개선해야 하는 필요성에 대한 질문을 던지게 한다. (표 5.4 참조).

표 5.4. 한국의 지리적


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
중앙 아시아 지역 308 6.6 6.6
동남 아시아 지역 1114 23.8 30.3
지역 동 아시아 지역 2863 61 91.4
북 아시아 지역 405 8.6 100
총계 4690 100
출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)
한국의 기후와 관련된 문제들은 비교적 이해하기 쉽고 접근하기 쉬운 것들이어서
대한민국의 기후대에 대한 이해는 전체 응답자 중 58.7%가 정답을 선택하였으나
여전히 주목할 만한 숫자는 아니다. 반면 한대 기후를 선택한 비율은 24.9%로
나타났으며, 열대 기후가 11.6%, 최하위는 근열대 기후로 4.8%를 차지한다. 이
판단은 대한민국의 지리 특징에 대한 보다 심층적이고 포괄적인 이해를 위해 기후
교육을 강화해야 하는 필요성을 강조한다. (표 5.5 참조).

표 5.5. 대한민국 기후대


누적 백분율
수량 백분율 (%)
(%)
열대 기후 (열대) 544 11.6 11.6
기후대 (기 기온대 기후 (기온대) 2,754 58.7 70.3
후 종류) 한대 기후 (한대) 1,168 24.9 95.2
근열대 기후 (근열대) 224 4.8 100

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 187


총계 4,690 100
출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)

한국 관광과 관련하여 베트남인들에게 가장 인기가 없는 곳에 대한 질문에 남이섬과


제주도가 가장 많은 득표율을 보여 놀라웠다. 최고 득표율을 기록한 것은 제주도가
전체 응답자 중 37.8%의 표를 차지하였으며 두 번째로는 남이섬이 1171 표로 총
투표 수의 25%를 차지하였다. 광장시장과 명동시장은 54 표 차이로 각각 3 위와 4
위를 차지했다. 따라서, 대학생들의 시각에서 볼 때, 여행 요소는 초기에 예상된
것과는 매우 다르게 접근되고 있음을 알 수 있다.
한국을 방문할 때 가장 가보고 싶은 관광지에 대한 심층 인터뷰에서 대부분의
응답이 주로 한국의 수도 서울과 바다 도시 부산에 집중되어 있었다. 이는 반히엔
대학생들의 마음 속에서 관광지의 매력을 결정하는 요소가 실제 가치나 관광지의
유명함을 정확하게 반영하지 않을 수 있다는 것을 증명한다. 이 분석은 저자 그룹과
학생 그룹 간에 여행에 대한 관점에서 관광산업의 변화가 필요하다는 것에
주목하였다. 한국은 관광 산업의 열기를 유지하기 위해서는 여행 분야의 다양한
형태 및 접근 방식이 확대되어야 함을 보여준다. (표 5.6 참조).

표 5.6. 한국의 인기가 많지 않은 여행지


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
제주도 1,774 37.8 37.8
명동 844 18.0 55.8
여행지 남이섬 1,171 25.0 80.8
광장시장 901 19.2 100
총계 4,690 100
출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)

5.2. 한국의 역사, 지리, 그리고 관광에 대한 관점 및 평가

한국의 역사와 지리에 대한 전반적인 평가 및 개인적인 견해를 나타내는 질문에서


'매우 관심 있음, 이전에 연구한 적 있음'의 수준은 전체 응답 중 14.1%인 663 표를
차지하였다. 반면 '보통으로 생각함'이 가장 높은 비율을 차지하여 전체 응답의
49.2%에 해당하는 2308 표를 기록하였고, '관심 있음, 조금 연구한 적 있음' 수준은
참여한 학생 중 23.2%에 해당하는 1086 표를 차지한다.

심층 인터뷰에서, 저자 그룹이 학생들의 관심 분야에 관한 질문을 던졌을 때, 가장


많은 응답을 받은 분야는 문화와 여행이었다. 매우 적은 학생들만이 역사에 관심이
있거나, 역사에 대한 정보를 받아들이지만 그 또한 주로 영화를 통해 얻는다고
답했다.

결과는 14.1%의 낮은 비율의 학생들만이 한국의 역사와 지리에 대해 관심을


보이거나 과거에 조사한 경험이 있음을 보여주었다. 이는 이 주제에 대한 흥미

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 188


부족이나 접근의 기회가 적었음을 반영할 수 있으며, 학습과정에서 시간 부족이나
다른 우선 순위에서 비롯될 수 있다. "보통" 수준(49.2%)과 "관심 있음" 수준(23.2%)
의 보편성은 학생들이 대한민국의 역사와 지리에 대한 자신의 관심을 주관적으로
판단하는 경향을 나타낸다. 이는 개인적인 평가 및 그룹과의 비교로 인한 결과로,
자신의 관심 수준이 "보통"이라는 비교 기준에 따라 많은 학생이 느끼게 될 수 있는
경향을 보여준다. (표 5.7 참조).

표 5.7. 대한민국 역사에 대한 관심 정도

수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)

매우 관심, 이미 조사함 663 14.1 14.1


관심 있음 1,086 23.2 37.3
보통 2,308 49.2 86.5
관심 정도
관심 없음 527 11.2 97.7
전혀 관심 없음 106 2.3 100
총계 4,690 100

출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)

다음은 개방형 질문 "한국이 호전적인 나라인지 아니면 평화를 추구하는 나라인지,


왜 그렇게 생각하는지"에 대한 설문조사 결과이다. 50%(124 명의 학생)가 "한국은
평화를 추구하는 나라"라고 명확히 답변했다.

"한국은 평화를 추구하는 나라입니다. 한국은 군사 충돌보다는 평화로운 외교 정책과


경제 협력을 실행해왔기 때문입니다. 이런 정책은 북한과 복잡한 관계, 아시아 지역
정세 등의 맥락에서 이루어졌습니다."

(Le Thi Yen. V, 여, 3 학년, 경영학과, 2023/12/25)

"한국은 평화를 추구하는 나라입니다. 한국인들은 밝고 경제 발전에 더 주력하는


모습을 보이기 때문입니다."

(Tran Van. T, 남, 3 학년, 심리학과, 2023/12/25)

"한국은 평화를 추구하는 나라라고 생각합니다. 한국을 싫어하거나 전쟁을 원하는


나라가 별로 없기 때문입니다."

(Huynh My. Ngh, 여, 1 학년, 멀티미디어통신학과, 2023/12/25)

"한국은 평화를 추구하는 나라입니다. 한국의 정책들이 그것을 보여주고 있습니다."

(Nguyen Phuc. L, 남, 1 학년, 멀티미디어통신학과, 2023/12/25)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 189


한국이 평화를 추구하는 나라라고 명확히 답변한 50% 학생들 외에도, 8.8%(22 명)의
소수 학생들은 "한국이 호전적인 나라"라고 주장했다. 하지만 이 의견에 대한 설명은
거의 없었고, 주로 북한과의 분쟁 문제를 중심으로 이루어졌다.

"네. 한국과 북한은 여전히 전쟁 중입니다. 1953 년 두 나라는 휴전에 동의했을 뿐, 즉


일시적으로 전투를 중지한 것이지 전쟁 자체는 현재진행형입니다."

(Tran Phuong. U, 여, 4 학년, 동양학과, 2023/12/22)

설문조사 결과 42%(102 명)의 학생들은 한국이 평화를 추구하는지 호전적인지에


대해 중립적이거나 관심이 없거나 모르겠다고 답했다.

"한국은 역사적으로 많은 변화를 겪었기에 호전성과 평화 추구 양면을 모두 가지고


있습니다. 한국전쟁 이후 한국은 경제 발전과 국제 평화 활동 참여를 통해 평화
구축에 주력해왔습니다."

(Nguyen Van. P, 남, 2 학년, 마케팅학과, 2023/12/25)

"한국은 복잡한 역사를 가진 국가이며, 호전성 또는 평화 추구에 대한 관점은


바라보는 시각에 따라 다를 수 있습니다. 역사적으로 한국은 한국전쟁과 같은 많은
도전과 갈등을 겪었습니다. 하지만 현대에 와서는 한국은 평화 유지와 국제 협력을
지향해왔으며, 이는 국제 무대에서의 적극적인 역할과 많은 국가들과의 경제 교류를
통해 드러납니다. 따라서 현대 한국은 평화를 추구하는 경향이 있다고 말할 수
있습니다."

(Nguyen Thi Ngoc. H, 여, 3 학년, 경영학과, 25/12/2025)

개방형 질문 "1964-1973 년 한국군이 베트남전에 파견된 사실을 알고 있습니까?"에


대해, 137 명(55.2%)의 학생들이 "모른다", "잘 모른다" 또는 "관심 없다"고 답했다.
반면 111 명(44.8%)의 학생들은 이 사실을 인지하고 있었다. 주목할 만한 점은 많은
개인 의견들이 과거에 근거한 갈등보다는 올바른 이해를 바탕으로 미래를 구축하는
것이 중요하다는 긍정적 관점을 강조했다. 이러한 인식은 베트남과 한국 간 건설적
관계를 향한 수용과 적극성을 보여주며, 지속가능한 대외관계 구축을 위해
과거로부터 배워야 한다는 점을 시사다.

"알고 있습니다. 하지만 그것은 과거일 뿐이며, 당시 전 세계에서 전쟁이 있었습니다.


지금 우리는 과거를 보고 잘못된 점을 인정하여 교훈을 얻고 이전 실수를 반복하지
않으면 됩니다."

(Tran Khong Hue. O, 여, 4 학년, 한국학과, 2023/12/23)

"전쟁은 어떤 국가나 개인도 원하지 않는 것이며 전쟁은 손실일 뿐입니다. 과거는


지나갔으므로 현재로서는 평화를 소중히 여기는 것이 슬픈 일들을 생각하는 것보다
중요합니다."

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 190


(Nguyen Thuy Bao. N, 여, 4 학년, 한국학과, 2023/12/22)

기존의 질문 및 답변 결과를 기반으로 한국 역사에 대한 관심에 관한 질문에서, "


보통" 응답을 선택한 학생들이 전체 5 개 답안 중 약 절반의 비율(49.2%)을
차지했다. 이러한 높은 백분율로 보아 반히엔 대학교의 학생들은 여전히 대한민국
역사에 대해 알지 못하거나 이해하지 못하는 경우가 많다는 것을 알 수 있다. 따라서
다른 국가의 역사 및 특히 대한민국 역사에 대한 학생들의 흥미를 높이기 위해서는
미래에 "역사 박물관 관람, 역사 수업의 품질 향상..."과 같은 새로운 해결방안이
필요하다.

종합적으로 조사 및 심층 인터뷰에서 얻은 결과를 기반으로 몇 가지 일반적인


관찰을 할 수 있다. 대부분의 학생들이 한국 전쟁에 대한 확고한 인식이 부족하다는
것이다. 학생들은 한국 전쟁의 역사에 대해 깊이 있는 지식이 부족하며, 그 중 68.9%
가 전쟁이 끝난 시기를 정확히 선택하지 못했다 (1954 년). 이는 정확한 정보나 이
문제에 대한 교육 내용이 부족하다는 것을 반영할 수 있다. 학생들의 대다수가
북한과 남한 간의 정치적 관계를 잘 이해하지 못하고 있다. 대부분의 학생들이
북한과 남한 간의 정치적 관계에 대해 흐린 이해를 가지고 있으며, 이는 오해와 지역
상황에 대한 부정확한 평가의 가능성을 높일 수 있다. 분석 결과는 한국 전쟁에 대한
교육의 품질을 향상시켜야 하는 필요성을 보여준다. 이는 교육 방법의 혁신, 풍부한
정보 자료의 제공, 이 분야에서의 개인적인 연구를 촉진 시킬 수 있다. 전쟁과 현대
정치 사이의 관계에 대한 깊은 이해를 위한 노력이 필요하다.
양 국의 관계에 대한 불분명함은 전쟁의 역사와 현대 정치 상황 간의 연결 부족을
반영할 수 있다. 학생들이 전쟁이 현대 정치 상황에 어떻게 영향을 미치는지 더 잘
이해할 수 있도록 가르치기 위해서는 통합된 접근 방식이 필요할 수 있다. 국제
문제에 대한 인식 향상의 중요성. 연구 결과는 학생들이 북한 전쟁과 같은 국제
문제에 대한 인식을 향상시키는 중요성에 대한 의문을 제기한다. 이는 개인의
이해뿐만 아니라 지역사회의 세계적 이해 능력에도 기여한다.
한국 여행에 대한 관심 및 계획이 있나요?"라는 질문에 대한 답변 중에서 "보통이고
아직 계획이 없다"는 5 개 답변 중 가장 높은 비율(46.8%)을 차지했다. 그리고 "관심
있고 이미 계획이 있다"는 34.3%를 차지했다. "보통이고 아직 계획이 없다"라는
답이 가장 높은 비율을 차지하였지만, 여전히 조사 대상이 학생들이기 때문에 특히
해외 여행에 충분한 경제적 여건이 없을 수 있다(특히 한국 여행). 그렇다 하더라도
한국은 여전히 관광산업을 강력히 발전시키기 위해 투자해야 할 것이며 "관심 없음
및 매우 관심 없음"의 비율이 크게 차지하고 있음을 간과해서는 안 될 것이다.
심층 인터뷰에서 249 표 중 172 표는 한국 여행의 의사가 없다는 것이었고,
나머지는 아직 계획이 없다는 것이었다. 그 중에는 한국 여행을 계획 중이지만
여전히 경제적으로 가족에 의존하는 사람들도 있었고, 또한 아이돌 가수의 콘서트를
보러 가려는 의도가 있는 사람들도 있었다.
한국 관광에 대한 미래 관심도 조사 결과, 상당수 청년층이 한국 관광에 "관심"을
가지고 있었으며, 그 비율은 46.4%(2,358 명)에 달했다. 특히 "관심" 있다고 답한

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 191


학생들 중 34.4%는 한국 관광을 "계획" 중이었고, 12.2%는 과거에 한국을 "매우
관심 있게 여행"한 적이 있었다(표 5.8 참조).

표 5.8. 미래에 대한 대한민국 관심도 및 여행 계획


수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
매우 관심 있고 이미 여행 다녀옴 571 12.2 12.2
관심 있음, 여행 계획 있음 1,607 34.3 46.4
보통, 아직 여행 계획 없음 2,193 46.8 93.2
정도
관심 없음 256 5.5 98.7
전혀 관심 없음 63 1.3 100
총계 4,690 100
출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)

이 조사 결과는 한국의 사람들, 문화, 풍경 등이 베트남 청년들에게 매력적으로


다가오며, 그들이 미래에 경험하고 탐구하고자 하는 열망을 불러일으키고 있음을
매우 낙관적으로 보여준다.

그리고 "한국 여행을 선택할 때의 주요 목적"이라는 질문은 한국 경제에 대한 잠재적


분야를 보여준다. 특히 "풍경, 날씨"와 "음식"에 대한 관심도는 차이가 크지
않았다. "음식"에 대한 관심은 30.6%이고 "풍경, 날씨"에 대한 관심은 36.6%로 두
항목 간의 차이는 6%에 그쳤다. 조사 대상이 학생이기 때문에 경제적인 한계로 한국
여행을 할 기회가 없을 수 있지만, 음식, 풍경과 같은 요소들을 여러 매체를 통해
접하며 학생들에게 매력적으로 다가왔다.
그리고 또 하나의 분야는 "패션, 뷰티" (19.8%)이다. 두 분야만큼 비율이 높지 않지만
현재 한국 음악이 청년층에서 유행하는 추세를 고려했을 때 이 분야 또한 매우
중요하다. 유명 배우나 가수가 특정한 패션을 선보이거나 특정 화장품을 사용할 때
해당 패션 과 화장품은 즉시 유행하게 되고 해당 제품은 품절 상태가 된다. 이러한
분야들이 한국으로 관광객을 끌어들이는 주된 이유들 중 하나이다. (표 5.9 참조).

표 5.9. 대한민국 여행 선택 시 주요 목적
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)

패션/화장품 (쇼핑) 929 19.8 19.8

성형 수술 171 3.6 23.5


음식 1,433 30.6 54.0
유형 풍경/날씨 1,718 36.6 90.6

예술 공연 감상 296 6.3 97.0

전통 축제 143 3 100
총계 4,690 100
출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 192


이 질문에 대한 가장 높은 백분율은 "가끔" 답변(38.4%), "거의 없음" 답변(20.3%),
"전혀 없음" 답변(18.9%)이었다. 현재의 청년들은 다른 국가의 역사, 지리, 여행과
관련된 문제들에 큰 관심이 없음을 알 수 있다. 심지어 "전혀 없음 및 거의 없음"
답변의 비율이 "상당히 자주 및 꽤 자주" 답변보다 높다.
이것은 학생들의 마음속에서 한국의 문화, 역사 및 지리에 대한 관심 부족과 이해
부족을 반영할 수 있다. 이 상황을 개선하기 위해서는 역사와 지리에 대한 교육
분야에 강력한 투자가 필요할 것으로 보인다. 대한민국 리더들은 학술 행사 및 교육
관광 행사를 추진하여 학생들의 한국에 대한 관심과 이해를 촉진할 수 있다. 이는
문화적 지식뿐만 아니라 국가 자부심을 높이는 데도 도움이되며 청년 세대의 종합
발전을 촉진하는 데 유리하다. 동시에 베트남과 대한민국 간의 양국 교류 및 상호
발전에도 도움이 될 것이다.
심층 인터뷰 결과를 통해 거의 대부분의 대학생들이 역사, 지리, 한국 관광 등의
문제에 대해 소셜 미디어 또는 일상 대화에서 토론이나 의견 교환이 거의 없다는
것을 알 수 있다. 총 249 응답 중 9 명만이 이를 참여했다는 것은 현재 대부분의
청년들이 역사, 지리와 같은 문제에 대한 관심이 적다는 것을 입증하고 있다.

표 5.10. 최근 소셜 네트워크나 대화에서 한국의 역사, 지리, 관광 문제에 관한


토론에 참여하거나 아이디어를 교환한 적이 있는가
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)

매우 자주 546 11.6 11.6


꽤 자주 503 10.7 22.4
가끔 1801 38.4 60.8
정도
아주 드물게 952 20.3 81.1
절대 888 18.9 100
총계 4,690 100

출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)

요약하자면, 조사 결과는 학생들의 한국 역사, 지리, 관광에 대한 이해와 관심 수준을


다음과 같이 보여준다.

학생들은 한국의 고대 왕조 역사에 대해서는 상당히 잘 알고 있었지만, 현대사, 특히


남북 전쟁에 대해서는 혼동하는 모습을 보였습니다. 3 분의 2 이상(68.9%)이
한국전쟁의 종전 시기를 1954 년으로 잘못 선택했다. 이 외에도 많은 학생들이 현재
남북한 관계에 대해 "평화 상태"(28.4%)라고 잘못 알고 있거나(17.1%) 모르고
있었다.

약 절반의 학생들이 1964-1973 년 베트남전에 한국군이 파견된 사실을 알고


있었지만, 이 문제에 대해 개방적인 시각을 가지고 있었고 한-베트남 관계의 미래에
대해 긍정적인 태도를 보였다. 대다수 학생들은 한국을 "평화를 추구하는 나라"라고

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 193


보았거나 중립적인 입장을 취했고, 단지 8.8%만이 북한과의 분쟁 문제로 인해 "
호전적"이라고 답했다.

대부분의 학생들은 한국의 지리적 위치(61%)와 기후 특성(58.7%)을 잘 알고


있었다. 하지만 한국의 유명 관광지에 대해서는 정확히 알지 못했지만, 서울과
부산을 방문하고 싶어했다.

학생들은 미래 한국 관광에 상당한 "관심"(46.4%)을 보였는데, 그중 34.4%는 한국


관광을 "계획" 중이었고, 12.2%는 한국을 "매우 관심있게 여행"한 경험이 있었다.
풍경, 날씨, 음식, 패션 및 화장품 쇼핑 등의 매력적인 요소들이 베트남 청년들이
미래에 한국을 경험하고 탐구하고자 하는 열망을 불러일으켰다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 194


6. 학생의 한국에 대한 전반적 인식도 조사분석

대학생들의 외교 – 정치, 경제 – 사회, 문화 – 교육, 역사 – 지리 – 여행의 다양한


측면에 대한 인식 조사 외에도, 이 연구에서는 대한민국에 대한 학생들의 전반적인
인식과 평가를 측정하기 위해 설문조사와 심층 인터뷰에서 제시된 질문들을 통해
이루어졌다.

6.1. 대한민국에 대한 대학생들의 인식

연구에 따르면 대부분의 베트남 청년들은 한국을 언급할 때 전 세계적으로 유명한


드라마 또는 음악그룹 등이 연상된다고 답했다. 본 조사에서는 베트남 청년들의
한국에 대한 인식을 다양한 측면에서 측정하고자 하였으며, 이러한 영향을 배제하고
조사를 실시하였다. 조사 결과, 2,974 명의 학생 중 63.4%는 한국을 "아름다운 나라",
"서늘한 기후와 아름다운 경치를 가지고 있는 나라"라고 답했다. 반면 6.2%는 "
한국은 사회적 문제에 직면해 있다"고 답했으며, 그 밖에 "현대적이고 풍요로운
나라", "오랜 역사와 흥미로운 전통문화를 가진 나라" 등의 의견이 적은 비율을
차지하였다.(표 6.1 참조).
표 6.1. 영화, 음악 외에 한국을 언급하면 무엇이 떠오를까
수량 백분율 (%) 누적 백분율 (%)
시원한 기후와 아름다운 풍경을
2974 63.4 63.4
지닌 아름다운 나라입니다
현대적이고 문명화되었으며
787 16.8 80.2
부유한 나라입니다
한국에 오랜 역사와 흥미로운 전통문화를
640 13.6 93.8
대한 인식 지닌 나라입니다
많은 사회적 문제(방사능 오염,
빈부 격차, 성 불평등, 압력...)에 289 6.2 100
직면한 국가로서
총계 4,690 100
출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)
심층 인터뷰 방법과 결합하여, 음식(전통 음식), 전통복(한복), 화장기술 등 여러
측면에서 많은 학생들이 한국을 알고 있음이 확인되었다. 또한, 다양한 학문 영역에
대한 인식도 나타났다.
"많은 사람들이 한국에 대해 관심을 갖는 주제에는 대중문화(K-pop), 최첨단 기술, 현대 도시
생활, 특색 있는 요리, 그리고 저명한 교육 시스템 등이 포함될 수 있습니다"

(Trần Võ Kim. N, nữ, năm 3, Marketing, 25/12/2023)

"한국에 대해 이야기할 때, 제가 가장 알고 싶고 관심이 가는 문제는, '한국의 젊은 세대가 결혼이나


자녀를 갖고 싶어하지 않는 문제'입니다."

(Nguyễn Huỳnh Yến. N, 여성, 2 학년, 심리학, 2023 년 12 월 25 일)

6.2. 한국과 베트남 간의 관계에 대한 평가

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 195


대부분의 베트남 청년들은 다양한 이유로 한국 사람들과 한국에 대해 긍정적인
인상을 가지고 있으며, 특히 양국 간의 효과적인 협력 관계가 지난 수년간 양측에
많은 이익을 가져다주었다고 보고 있다. 조사 결과에 따르면 대부분의 학생들은
현재 한국과 베트남 간의 관계를 “베트남의 우호적인 협력 파트너”로 인식하고
있으며, 3,635 명의 학생 중 77.5%가 이를 선택했다. 한국을 “경쟁 상대”로 보는
학생은 5.1%로 매우 적으며, “적대적인 경쟁 상대”로 보는 학생은 1.9%에 불과하다
(표 6.2 참조).

표 6.2. 학생의 보기에 한국과 베트남 간의 사이


백분율 누적 백분율
수량
(%) (%)
베트남을 돕는 나라입니다 725 15.5 15.5
베트남의 경쟁자 239 5.1 20.6
한국에 베트남의 우호적인 파트너이자
3635 77.5 98.1
대한 평가 친구로서
동정심 없는 상대 91 1.9 100
총계 4,690 100

출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)
조사 결과 한국과 베트남에 대한 견해와 평가에서 남성과 여성 사이에 차이가
있다는 것을 보여줬다. 이에 따라, 남성의 경우 한국을 “베트남의 경쟁 상대”라고
생각하는 경향이 여성(3.9%)보다 더 높다(9.4%). 반대로, 여성의 경우 한국을 “
베트남의 동반자, 친한 친구”라고 생각하는 경향이 남성(70.6%)보다 더 높다
(79.5%). 이 경향은 현재 한국학을 전공하고 있는 학생들(긍정적 평가 경향)의 경우
다른 전공 학생들과 비교했을 때 더욱 뚜렷하다(부록 3, 표 9 와 표 19 참조).

심층 인터뷰 결과에 따르면, 대부분의 학생들은 한국과 베트남 간의 관계를 "파트너


및 친구"로 긍정적으로 평가하고 있으며, 특히 경제 및 문화 분야에서 양국 간의
협력이 다양한 이점을 가져다주었다고 언급하고있다. 그러나 "경쟁" 및 "문화적
독립성"에 대한 의견도 나타났다.
"제 개인적인 관점에서 한국은 베트남에게 협력 파트너, 투자자, 그리고 친구의 역할을 하고
있습니다."

(Đoàn Lê Ngọc. T, 여성, 3 학년, 영어 언어학, 2023 년 12 월 22 일)

“베트남을 지원하는 친구, 동양 국가들의 모범, 전략적 파트너.”

(Đặng Chí. V, 남성, 3 학년, 공공 관계, 2023 년 12 월 22 일)

“저의 관점에서 한국은 베트남의 우방국이며 경제 교류국이자 베트남 사람들에게 많은


일자리를 창출해주는 국가입니다.”

(Phạm Thì Thùy. Đ, 여성, 1 학년, 동방학과, 2023 년 12 월 22 일)

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 196


많은 사람들이 한국과 베트남 간의 관계에 대한 긍정적인 견해를 가지고 있습니다. 한국은
경제뿐만 아니라 문화, 교육 및 여러 분야에서 중요한 협력 파트너로 평가되고 있습니다. 이
관계는 양국의 발전에 긍정적인 지원과 기여를 해왔습니다.”

(Nguyễn Thị Ngọc. H, 여성, 3 학년, 경영학, 2023 년 12 월 25 일)

“일부 사람들은 한국을 베트남과의 중요한 협력 파트너로, 친구로 평가합니다. 두 국가는


경제, 문화, 교육 및 관광 분야에서 강력한 외교 관계를 구축했습니다. 한국은 베트남의 주요
투자자 중 하나가 되었습니다. 일부 사람들은 한국의 문화와 라이프 스타일, 특히 한국의
엔터테인먼트 및 콘텐츠 산업인 K-pop, 한국 드라마 및 한국 영화의 인기에 대해 높게
평가하고 있습니다. 그러나 다른 외교 관계에서와 마찬가지로, 양국간의 문제와 논쟁이
발생할 수 있습니다. 일부 사람들은 경제적인 경쟁, 불균형한 무역 또는 노동 및 노동자
권리에 관련된 문제에 대한 우려를 표명할 수 있습니다. 뿐만아니라 한국 문화의 과도한
접촉으로 인해 베트남 문화 소실에 대한 우려가 있을 수 있습니다. 요컨대, 한국과 베트남
간의 관계는 복잡하고 다양한 특성을 가지고 있습니다. 각 개인의 관점은 다양한 요소에
영향을 받을 수 있습니다.”

(Nguyễn Ngọc Khánh. T, 여성, 3 학년, 영어 언어학, 2023 년 12 월 25 일)

베트남 청년들의 매우 긍정적인 시각에 따라, 베트남 청년들은 한국을 “살만한 나라”
로 평가하고 있으며, 조사 결과에 따르면 응답자의 58%가 한국을 “꽤 살만한” (36%)
및 “매우 살만한” (22%)으로 평가했다. 반면에, “살만하지 않은” 또는 “매우 살만하지
않은” 비율은 극히 낮았다(도표 6.1 참조).

표 6.1. 한국은 살 만한 국가인가

출처: 주제 조사 결과 (2023 년 12 월)
6.3. 베트남 청년들의 한국과의 관계에 대한 기대

베트남 청년들의 한국과의 관계에 대한 기대를 평가하기 위해 우리는 "현재 및


미래의 한국-베트남 관계와 관련된 여러분의 희망, 소망 또는 기대는 무엇인가요?"

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 197


라는 질문을 하였다. 심층 인터뷰 결과로는 대부분의 학생들이 한국과의 지속적인
협력을 희망하며, 이것은 경제 발전, 일자리 창출, 문화 교류, 교육 협력, 그리고
여행을 향한 것으로 나타났다.

또한 심층 인터뷰 결과는 다양하고 풍부한 의견과 한국과의 관계에 대한 기대를


보여주었다.
“한국은 베트남 산업의 서비스 품질, 특별히 교육 분야에서 베트남을 더욱 발전시킬 수
있도록 도와줄 것을 기대합니다.”

(Trần Khổng Huệ. O, 4 학년, 동방학과, 2023 년 12 월 22 일)

“저는 한국이 기술 분야에서 한국의 기술력을 공유할 수 있기를 희망합니다.”

(Trần Nhật. H, 남성, 2 학년, 마케팅, 2023 년 12 월 25 일)

“한국이 베트남에게 반도체 생산 기술 수준을 향상시키는 데 도움을 주고, 향후 베트남이 이


분야에서 더 나아가도록 도와줄 것을 기대합니다.”

(Nguyễn Phú. Q, 남성, 3 학년, 공공 관계, 2023 년 12 월 25 일)

“저는 베트남과 한국이 더 깊은 연결을 맺을 것으로 기대합니다. 특히 기술 분야에서, 두


나라가 글로벌 디지털 전환의 흐름 속에서 함께 나아갈 것입니다. 또한 외국인 직접 투자
(FDI) 측면에서, 양국 정부가 보다 공동의 목소리를 찾아서 지속 가능한 투자 정책, 환경 보호,
노동자의 이익에 깊은 관심을 기울이기를 기대합니다. 또한 베트남과 한국이 지역 및
국제적인 측면에서 어려운 문제를 해결하는 데 선두할 수 있도록, 아시아의 독특한 정체성을
강조하고 국제 무대에서 위치를 강화하기를 희망합니다.”

(Đặng Chí. V, 남성, 3 학년, 공공 관계, 2023 년 12 월 22 일)

“네, 그러나 많은 사람들은 한국과 베트남 간의 관계가 강력하고 지속 가능하게 발전할 것을


바라며, 이는 경제 뿐만 아니라 문화, 교육 및 정치적 대화에도 해당됩니다. 두 나라가 지역
내에서 평화, 안정 및 공동 발전을 촉진하기 위해 협력할 수 있기를 기대합니다.”

(Trần Võ Kim. N, 여성, 3 학년, 마케팅, 2023 년 12 월 25 일)

”전반적으로 볼 때, 한국과 베트남 간의 관계를 관리하고 참여하는 이들이 고려할 수 있는 몇


가지 원칙 또는 희망 사항은 다음과 같습니다:

1. ‘경제와 투자 협력’: 한국 기업과 베트남 기업 간의 협력과 투자를 촉진하여 양국의 경제


발전 기회를 창출합니다.

2. ‘문화 교류와 교육’: 양국 간의 문화 교류 및 교육 활동을 강화하여 두 국가 사이의 이해와


친목을 촉진합니다.

3. ‘과학과 기술 협력’: 선진 기술과 지식의 공유를 촉진하여 특히 과학과 기술 분야에서


협력을 강화합니다.

4. ‘지역 평화 해결’: 다자간 대화와 협력을 촉진함으로써 지역 문제, 특히 한반도와 관련된


문제를 해결하는 과정을 지원합니다.

5. ‘환경 보호’: 재생 에너지 및 상수원 보호를 중점으로 하는 지속 가능한 환경 문제에 대한


협력을 강화합니다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 198


이러한 목표들은 지역에서의 지속 가능한 발전과 평화에 기여할 뿐만 아니라 한국과 베트남
양국에 이익을 제공할 수 있습니다.”

Nguyễn Ngọc Anh. T, 남성, 1 학년, 심리학 전공, 2023 년 12 월 25 일

요약하면, 베트남 청년들은 한국을 엔터테인먼트 산업이 발달한 아름다운 국가로,


쾌적한 기후와 아름다운 풍경, 현대적이고 세련된 문화, 부유하며 오래된 역사,
흥미로운 전통 문화를 갖춘 국가로 인식하고 있으며, 동시에 여러 사회 문제에
직면하고 있다고 생각한다.

두 국가 간의 효과적인 협력 관계는 지난 수년 간 양쪽 모두에게 많은 혜택을


제공하였으며 이는 베트남 청년들에게도 영향을 미쳤다. 조사 결과 대부분의
대학생들이 한국인들과 한국에 긍정적인 감정을 품고 있으며, 현재의 한국-베트남
관계를 “베트남의 우호적인 파트너 및 친근한 친구”로 평가하고 있으며 한국을 “
살만한 나라”로 인식하고 있다.

설문조사 결과에서도 대부분의 학생들이 한국과의 경제발전, 일자리 창출, 문화교류,


교육협력, 관광, 베트남의 서비스 질 향상, 기술개발, 환경보호, 평화증진 등의
방향으로 지속가능한 협력을 원하고 있으며, 지역의 안정과 전반적인 발전을
희망하고 있다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 199


III 부 제안서

1.정치-외교 분야 관련 정책 제안 사항

한국의 베트남 청년들을 위한 대외정책은 외교 관계를 강화하기 위한 중요한 전략일


뿐만 아니라 현재 한국의 정치‧외교 상황을 더 잘 이해할 수 있는 기회가 된다.
다음은 이러한 이해를 증진하기 위한 구체적인 정책 권고 사항들이다:

1.1. 정치 포럼 개최:

한국은 최고의 정치인, 연구원 및 외교 전문가들이 참여하는 정치 포럼 및 토론회를


확대해야 한다. 이러한 행사들은 베트남 학생들이 국내정치 및 국제정세, 특히
한국과 국제 사회에서 한국의 역할에 관한 정보를 파악하는 데 도움이 될 수 있다.

1.2. 한국 정치 연구 및 교육 지원:

교육 협력은 대학 수준에 국한되어서는 안되며 한국 정치에 관한 전문 연구 및 교육


프로그램으로 확대되어야 한다. 이를 통해 학생들은 한국의 정치 체제와 외교의
이론적, 실질적 기초를 체계적으로 이해할 수 있다.

1.3. 온라인 커뮤니케이션 및 교육 확대:

인터넷의 보급으로 한국은 정치 및 외교에 관한 전문 온라인 플랫폼을 만들 수 있다.


교육 콘텐츠, 동영상 및 온라인 강의 제작은 베트남 학생들의 접근성을 높이고
한국에 대한 지식을 확대하는 데 도움이 될 것다.

1.4. 국제관계 연구 및 훈련 지원:

한국은 베트남 학생들이 국제관계 및 외교 훈련 프로그램에 참여할 수 있도록


지원할 수 있다. 국제기구 또는 한국 대사관에서의 연구 및 인턴십 기회를 제공하는
것은 그들이 배운 지식을 실제에 적용하는 것을 도울 것이다.

1.5. 교환 방문 및 프로그램 주최:

한국의 정치인 및 전문가들의 베트남 방문과 학생 교환 프로그램을 통해 직접


만나고 의견을 교환하고 정보를 공유할 수 있는 기회가 만들어질 것이다. 이러한
경험은 학생들의 한국에 대한 이해를 넓힐 수 있다.

이상의 제안은 한-베트남 정치 및 외교 관계를 강화할 뿐만 아니라 베트남 학생들이


한국의 정치 및 외교 상황에 대한 깊이 있고 포괄적인 견해를 갖도록 돕기위한
것이다. 이를 통해 협력과 이해를 증진할 수 있다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 200


2. 사회경제 분야 관련 정책 제안 사항

한국의 베트남 청년들을 위한 대외정책은 정치·외교 측면 뿐만 아니라 현재 한국의


사회경제 상황을 보다 잘 이해할 수 있도록 구체적인 제안이 필요하다. 다음은 정책
제안 사항들이다:

2.1. 교육 및 직업 훈련 협력:

한국은 베트남의 대학 및 직업학교와의 교육 및 직업 훈련 협력을 확대할 수 있다.


이는 학생들이 직업 기술을 습득하는 것 뿐만 아니라 한국의 경영환경과 산업에
대한 이해도를 높이는 기회가 될 것이다.

2.2. 인턴십 및 경험 공유 프로그램 주최:

한국 기업 및 기관의 인턴십 프로그램 참여 기회를 지원하는 것은 학생들이 실제


업무환경과 사업관리 방식을 직접 볼 수 있게 해준다. 동시에 한국 기업과 베트남
학생 간의 경험 공유 프로그램은 정보와 실무 노하우를 공유하기에 효과적인
방법이다.

2.3. 창업 및 젊은 기업가 지원:

한국은 자금 지원, 창의성 장려, 기업 경영 교육 프로그램 등을 통해 베트남


학생들의 창업과 기업가 정신을 지원할 수 있다. 이를 통해 학생들은 비즈니스
세계로 들어서는 데 더욱 자신감을 갖게 될 것이다.

2.4. 사회경제 토론회 및 행사 주최:

한국은 지속가능발전, 4 차 산업혁명, 재정관리 등의 주제로 베트남 학생들이 참여할


수 있는 사회경제 활동을 정기적으로 주최할 수 있다. 이를 통해 학생들은 현대
경제의 추세와 과제를 더 잘 이해할 것이다.

2.5. 연구 및 기술 개발 지원:

한국은 연구 및 기술 개발 프로젝트에 베트남 학생들이 참여할 수 있는 기회를 넓힐


수 있다. 이를 통해 학생들은 학문적 지식을 실무에 응용할 뿐만 아니라 한국의 경제
혁신과 발전을 보다 깊이 이해할 것이다.

이상의 제안은 흥미롭고 유익한 교육 및 실습 환경을 조성하는 것을 목표로 하며,


베트남 학생들이 한국의 사회경제 상황을 더 잘 파악하도록 돕는다. 이를 통해 두
국가간의 협력과 이해가 증진될 것이다.

3. 문화-교육 분야 관련 정책 제안 사항

3.1. 문화 전파와 관련된 다음과 같은 프로그램 지원 확대:


- 한국요리 대회

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 201


- 한국 음식 체험 및 지역별 한국음식 이해 프로그램
- 설날, 중추절 등 주요 명절 기간 한국 음식 전시회
- 한복의 날 & 아오자이의 날
- 한국 패션 이해 경진대회
- 베트남 주요 도시 한국영화제
- 한-베 교육서적 및 문화서적 전시회
- 양국 유명 예술가 및 음악가 교류 확대

3.2. 방송 및 언론 활동 지원 강화
- 한국 언론 및 방송사 베트남 지사 활동 지원
- 베트남 내 한국 문화예술 전문 한국어 방송 채널 개설
- 베트남 방송국과 제휴를 통한 한국문화 및 교육 프로그램 방영 확대

3.3. 체육 활동 및 교류 지원
- 양국 대학 및 지역간 체육교류, 경기 대회 및 올림픽 미니 경기대회 지원
- 한국 체육단체를 통한 한국의 전통체육 보급 및 지도자 연수 프로그램 지원을 통해
베트남 청년들에게 한국스포츠 문화와 정신을 알릴 수 있다. (태권도, 야구,
태극민턴, 바둑, 양궁 등)

3.4. 문화와 교육 분야 정부, 학교, 연구소 및 협회 간 협력 강화


- 한국 문화예술발전 연수 프로그램 운영
- 양국의 고등학교, 전문대학 및 대학, 연구소 및 협회간 자매결연 및 협력 체결
- 주요 예술학교 및 영화학교 간 교류관계 수립
- 문화와 교육 관련 전문 세미나 주최

3.5. 한국문화 연구, 강의 및 번역 지원


- 한-베 대학간 문화교류 및 한국문화 보급 활동 지원
- 한국 문화와 교육 관련 심층 학술연구 지원
- 한국 문화 소개 및 한국인 성격 설명 서적 번역 및 출판 지원

3.6. 교육 기술 투자 및 협력 지원
- 한국과 베트남의 교육기술, 스마트 교육 솔루션 관련 기업간 제휴 및 협력 증진
- 한국의 첨단 기술 및 장비 투자를 통한 베트남 교육시스템 현대화 권장
- 양국의 과학기술 공동 연구 확대 및 베트남에 한국의 선진 교육기술을 이전 강화

4. 역사-지리-관광 분야 관련 정책 제안 사항

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 202


또한, 한국의 대외정책은 역사, 지리, 관광 분야를 통해 베트남 학생들의 한국 이해
증진에 기여할 수 있다. 아래는 일부 정책 제안 사항들이다.

4.1. 역사 연구 및 교육 협력

한국은 베트남의 대학 및 연구기관과 제휴하여 한국사 관련 연구 및 교육


프로그램을 운영할 수 있다. 이를 통해 학생들은 한국전쟁 등 주요 역사 사건과
국가발전 과정을 보다 깊이 이해할 수 있다.

4.2. 역사문화 유적지 조성

한국은 베트남 학생들이 방문할 수 있는 역사문화 유적지를 개발 및 유지해야 한다.


박물관, 기념물, 주요 역사 장소 등을 통해 학생들이 한국의 역사유산을 직접
체험하고 이해할 수 있다.

4.3. 지리 및 환경 연구 지원

한국과 베트남간 지리 및 환경 분야 공동연구를 통해 학생들이 참여할 수 있는


기회를 마련한다. 이를 통해 한국의 지형 및 자연환경 이해와 역사와의 연관성을
확대한다.

4.4. 관광 교류 프로그램 주최

한국은 관광분야 학생 교환프로그램을 확대하여, 주요 관광지 방문을 통한 문화 및


역사 체험 기회를 제공한다.. 관광업 관리 및 발전 세미나를 통해 베트남 학생들이
한국 관광모델을 이해하는 기회를 부여한다.

4.5. 지역사회 참여 기회 제공

한국의 지역사회 활동 및 봉사프로젝트에 베트남 학생들이 참여할 수 있는 기회를


지원함으로써, 그들이 현지 문화와 역사를 보다 깊이 이해할 수 있다. 이는 다양한
사회활동, 자원봉사, 지역사회 체험 프로그램을 포함할 수 있다.

위 제안들은 베트남 학생들에게 한국의 역사, 지리, 관광을 보다 명확히 이해할 수


있는 기회를 제공할 뿐 아니라, 두 국가 간 학술 및 실무 교류를 증진하여 한-베
외교관계를 공고히 하는데 기여할 것이다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 203


참고문헌
국내 참고문헌
39. Van, T.H. (2012). Sự tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam
hiện nay – Những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học văn hóa. Chuyên
san Khoa học Xã hội và Nhân văn , Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 12/2012, 55 – 64.
40. Huong, T.T & Bac, C.T.H (2014). Ảnh hưởng của Hàn Lưu tại Việt Nam: Nhìn
từ góc độ liên ngành. Dự án Nghiên cứu về hiện tượng Hàn lưu trong đời sống
văn hóa Việt Nam, Hội nghiên cứu Hàn Quốc học tại Việt Nam.
41. Nguyen, T. T. H., & Nguyen, T. T. M. (2020). The Impact of Korean Culture on
the Lifestyle of Vietnamese Youth. Journal of Asian Business and Economic
Studies, 27(2), 158-167
42. Nguyen, T. N. (2018). The Influence of Korean Pop Culture on Vietnamese
Youth.
43. Journal of International Business Research and Marketing, 3(1), 10-17
44. Vu, P. T. (2019). The Impact of Korean Wave on Vietnamese Students'
Learning Motivation and Language Attitude towards Korean. Journal of
Education and Training Studies, 7(9), 201-211
45. Trinh, T. P. T., & Vu, T. M. (2021). The Influence of Korean Wave on
Vietnamese
46. Teenagers' Fashion Consumption Behavior. Journal of Asian Finance,
Economics, and Business, 8(3), 733-741
47. Nguyen, M. T. (2019). The Impact of Korean Wave on Vietnamese Youngsters.
Asian
48. Journal of Humanities and Social Studies, 7(6), 375-382.
49. Tran, T. T. P., & Nguyen, T. H. (2017). The Impact of Korean Culture on the
Fashion
50. Style of Vietnamese University Students. Journal of Economics, Business, and
51. Management, 5(3), 147-151.
52. Nguyen, T. H., & Nguyen, P. T. (2016). The Influence of Korean Pop Culture on
53. Vietnamese Teenagers. International Journal of Advanced Research, 4(8),
479-486.
54. Trinh, T. T. H. (2015). The Influence of Korean Wave on Vietnamese Youth
Culture.
55. Journal of Social Sciences and Humanities, 1(1), 45-54.2.11.
56. Nguyen, T. T. (2014). The Impact of Korean Wave on Vietnamese Youngsters.
Journal of Korean Studies, 19(1), 119-133.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 204


57. Pham, T. T. H. (2013). The Influence of Korean Pop Culture on Vietnamese
Teenagers. Journal of Media Studies, 9(2), 151-167.
58. Nguyen, T. N. (2012). The Impact of Korean Culture on Vietnamese Youth.
Asian
59. Journal of Social Sciences, Arts and Humanities, 1(2), 1-10.
60. Tran, T. T., & Nguyen, H. T. (2011). The Influence of Korean Popular Culture
on
61. Vietnamese College Students. Journal of Asian Studies, 18(1), 65-78.
62. Ngan, D.T (2015). Làn sóng Hallyu trong đời sống văn hóa Việt Nam hiện nay.
Tạp chí Đương đại, 368(2), 39 – 42.
63. Song Minh (2023). Từ làn sóng kinh tế đến làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Việt
Nam. https://laodong.vn/the-gioi/tu-lan-song-kinh-te-den-lan-song-van-hoa-han-
quoc-o-viet-nam-1223853.ldo. Truy cập 10/09/2023
64. Ha, L.T.V; Quang, N.T & Anh, N.T (2023). Ảnh hưởng của làn sóng văn hóa
Hàn Quốc tới hành vi tiêu dùng của giới trẻ Hà Nội. Tạp chí Công thương, 6
(23). https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/anh-huong-cua-lan-song-van-hoa-
han-quoc-toi-hanh-vi-tieu-dung-cua-gioi-tre-ha-noi-105044.htm. Truy cập
10/09/2023.
65. 06.12.2022. Tuyên bố chung Việt Nam – Hàn Quốc về quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện [trực tuyến]. Cổng thông tin điện tử chính phủ.
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-han-
quoc-ve-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-119221206095430676.htm [Truy
cập ngày 9.12.2023].
66. 30.11.2023. Đón hơn 11 triệu lượt khách quốc tế trong 11 tháng – Du lịch Việt
Nam vượt xa mục tiêu đã đề ra từ đầu năm 2023 [trực tuyến]. Tổng cục thống
kê. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/11/don-hon-11-
trieu-luot-khach-quoc-te-trong-11-thang-du-lich-viet-nam-vuot-xa-muc-tieu-da-
de-ra-tu-dau-nam-2023/ [Truy cập ngày 9.12.2023].
67. 9.5.2023. Việt Nam đứng thứ hai về số sinh viên quốc tế theo học tại Hàn
Quốc [trực tuyến]. Tuổi trẻ Online. https://tuoitre.vn/viet-nam-dung-thu-hai-ve-
so-sinh-vien-quoc-te-theo-hoc-tai-han-quoc-20230509143851498.htm [Truy
cập ngày 9.12.2023].
해외 참고문헌
68. Hwang, S. (2016). The Impact of Korean Wave (Hallyu) on Vietnamese Youth
Culture. Journal of ASEAN Studies, 4(1), 32-47.
69. Lee, J. S., & Nguyen, H. T. (2018). The Influence of Korean Popular Culture on
70. Vietnamese College Students. Journal of Social Sciences, 14(1), 21-29.
71. Kim, S. H., & Le, T. T. (2010). The Impact of Korean Wave on Vietnamese
Youth
72. Culture. Journal of Cultural Studies, 7(2), 121-138.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 205


73. Korean Culture Industry Exchange Foundation (2016). Study on the Economic
Effects of Hallyu in 2015. Seoul: Korean Culture Industry Exchange
Foundation.
74. Ministry of Justice (2018). Press Release: Visa System Improvement for
Expanding Exchanges with New Southern Countries, Korean
75. Lee Kyesun (2018). The diffusion of Korean wave phenomenon and
Diversification of Korean wave contents in Vietnam. Vietnam Studies, 16, 75 –
100.
76. Yeonghoon Kang, Ha Kyung Lee & Woo Bin Kim (2020). A Qualitative Study on
Acceptance of Korean Wave Culture and Internalization of Ideal Beauty among
Vietnamese Female Students in Korea. Fashion & Text. Res. J. 22(4), 456 –
468.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 206


부록

부록 1: 설문조사 내용

안녕하십니까?
저희는 동양학부 교수진으로, 반히엔 대학교 학교 이사회의 승인을 받아 베트남
학생들의 관점에서 한국에 대한 연구를 진행하고 있습니다. 이 연구는 호치민시의
대한민국 총영사관 주문에 따라 수행되었습니다.
저희는 여러분께서 조사에 참여해 주실 것을 부탁드립니다. 여러분이 제공하는
정보는 이 연구 주제에 매우 유용할 것입니다. 저희는 정보를 안전하게 보관하며
과학적 연구 목적으로만 사용할 것을 보장합니다.
감사합니다!

64. 성별
o 남
o 여
o 기타
65. 당신의 전공이 무엇입니까?
o 한국학
o 인문사회학 - 정보통신학
o 언어학 – 문화학
o 경제학 – 경영학 - 관광학
o 과학기술학
o 의학
o 예술학
66. 당신이 몇 학년 학생입니까?
o 1 학년
o 2 학년
o 3 학년
o 4 학년
67. 학생이 되기 전에 여러분은 어디에서 살았습니까?
o 호치민시
o 북부 지방 (Thanh Hóa 부터)
o 중부 및 Tay Nguyen 지방 (Bình Thuận 부터 Nghệ An 까지)
o 남부 지방 (Đông Nam bộ 및 Tây Nam bộ)
68. 베트남과 대한민국이 언제 외교 관계를 수립했는지 아십니까?
o 1990
o 1991
o 1992
o 1993

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 207


69. 한국과 북한의 관계는 현재 어떤 상태인가요?
o 정전 상태
o 평화 상태
o 전쟁 상태
o 모른다
70. 대한민국은 다음 중 어느 조직의 회원인지 아십니까?
o 북대서양 조약 기구 (NATO)
o 그룹 7 (G7)
o 그룹 20 (G20)
o 동남아시아 국가 연합 (ASEAN)

71. 현재 대한민국의 대통령은 누구인가요?


o 박근혜 (Park Geun-hye)
o 문재인 (Moon Jae-in)
o 윤석열 (Yoon Suk-yeol)
o 이명박 (Lee Myung-bak)

72. 귀하의 견해에 따라, 대한민국은 어떤 정치 체제를 따르고 있다고


생각하십니까?
o 헌법적 군주제 (Constitutional Monarchy)
o 혼합 공화국 (Mixed Republic)
o 사회주의 공화국 (Socialist Republic)
o 절대 군주제 (Absolute Monarchy)"
o
73. 현재 한국과 베트남 간의 외교 관계에 대해 관심이 있나요?
o 매우 관심 있음
o 다소 관심 있음
o 보통
o 무관심
o 매우 무관심
74. 여러분의 견해에 따르면, 한국과 베트남 간의 외교 관계는 중요한가요?
o 매우 중요함
o 다소 중요함
o 보통
o 중요하지 않음
o 매우 중요하지 않음
75. 여러분의 견해에 따르면, 한국과 베트남 간의 관계는 양국 및 지역에 어떤
영향을 미칩니까?
o 매우 영향을 미침
o 다소 영향을 미침

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 208


o 보통
o 영향을 미치지 않음
o 매우 영향을 미치지 않음
76. 여러분의 견해에 따르면, 한국과 베트남 간의 외교 관계는 귀하의 일상
생활에 어떤 영향을 미칠 수 있나요?
o 매우 영향을 미침
o 다소 영향을 미침
o 보통
o 영향을 미치지 않음
o 매우 영향을 미치지 않음
77. 최근에 한국과 베트남, 그리고 전 세계의 정치 및 외교 활동에 대한 정보를
얼마나 자주 확인하고 있나요?
o 매우 자주
o 다소 자주
o 보통
o 가끔
o 매우 가끔

78. 최근에 한국과 베트남 간의 외교 관계에 대한 토론이나 의견 교환에 소셜


미디어 또는 대화에서 참여한 적이 있나요?
o 매우 자주
o 다소 자주
o 보통
o 가끔
o 없음
o
79. 대한민국의 인당 국내 총생산 (GDP)이 전 세계에서 몇 위에 위치하는지
아십니까?
o 상위 10 위 안에 들어갑니다
o 상위 20 위 안에 들어갑니다
o 상위 30 위 안에 들어갑니다
o 상위 40 위 안에 들어갑니다

80. 귀하의 견해에 따르면, 현재 한국의 경제는 어떤 분야에서 가장 강한가요?


o 고기술 전자산업
o 고기술 농업
o 관광, 문화 및 엔터테인먼트
o 의학 및 건강 관리

81. 귀하의 견해에 따르면, 현재 한국은 베트남에서 외국 투자 측면에서 몇


번째로 큰 국가인가요?

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 209


o 1등
o 2등
o 3등
o 4등
82. 귀하의 견해에 따르면, 현재 한국 사회가 가장 직면한 심각한 문제는
무엇인가요?
o 빈부 격차 높음
o 저출산- 고령화
o 경쟁 압력 - 우울증 및 자살률 높음
o 환경 오염 - 방사능 물질
83. 귀하의 견해에 따르면, 현재 한국의 행복 지수는 전 세계에서 몇 위에
위치하고 있나요?
o 상위 15 위 안에 들어갑니다
o 상위 30 위 안에 들어갑니다
o 상위 45 위 안에 들어갑니다
o 상위 60 위 안에 들어갑니다
84. 베트남에 진출 한국 투자가 베트남의 경제 발전에 도움이 됩니까?
o 매우 도움된다
o 약간 도움된다
o 보통이다
o 별로 도움이 안 된다
o 전혀 도움이 안 된다

22. 졸업한 후, 한국 회사에 취직할 예정이 있습니까?


매우 그렇다
o 그렇다
o 보통이다
o 별로 그렇지 않는다
o 전혀 그렇지 않는다

23. 한국 회사에서 일하면, 다른 회사에 비해 월급, 복지, 보너스와 같은


근무조건이 더 좋다고 생각합니까?
o 매우 그렇다
o 다소 그렇다
o 보통이다
o 그렇지 않는다
o 전혀 그렇지 않는다

24. 한 상품을 구입할 때, 어느 나라의 상품을 우선적으로 선택합니까?


o 일본

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 210


o 중국
o 유럽
o 미국
o 기타

25. 한국 상품에 대해 어떻게 생각합니까?


o 매우 만족하다
o 다소 만족하다
o 보통이다
o 다소 불만족하다
o 매우 불만족하다

26. 한국 상품을 타인에게 추천할 가능성은 얼마나 됩니까?


o 매우 그렇다
o 다소 그렇다
o 보통이다
o 그렇지 않는다
o 전혀 그렇지 않는다

27. 다음 중 어느 주장이 사회적으로 한국을 가장 옳게 설명했다고


생각하십니까?

o 가족을 중요시하며 전통 가치를 높이다


o 외모와 형식을 중시하다
o 가부장제와 성별 차별이다
o 사회적 계급과 지위를 구별하다
o 통합, 현대화, 문화적인 번영을 추구하다

28. 귀하는 한국인과 결혼할 생각이 있습니까?


o 매우 그렇다
o 다소 그렇다
o 보통이다
o 그렇지 않는다
o 전혀 그렇지 않는다
29. 최근에 한국 사회 관련 주제에 대한 소셜 미디어 또는 대화에서 토론하거나
의견을 나누신 적이 있습니까?
o 매우 그렇다
o 다소 그렇다
o 보통이다
o 그렇지 않는다
o 전혀 그렇지 않는다

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 211


30. 보기 중 한국을 대표하는 음식은 무엇이라고 생각하십니까?
o 초밥
o 떡볶이
o 잡채밥
o 타코야키
31. 한복은 한국의 무엇입니까?
o 전통 무술
o 민요
o 전통 음식
o 전통 복식
32. 아리랑은 한국 문화에서 무엇인가요?
o 전통 음식
o 유명한 지명
o 민요
o 국가
33. 한국이 제작한 영화는 무엇입니까?
o Go Go Squid
o Squad Game
o 오징어 게임
o 헌거게임
34. 한국 그룹이 아닌 것은 무엇입니까?
o 블랙핑크
o NCT
o AKB48
o 드림캐쳐

35 한국의 교육이 세계 몇 위인지 아십니까?


o 상위 10 위 안에
o 상위 20 위 안에
o 상위 30 위 안에
o 상위 40 위 안에
36. 한국에서 가장 인기 있는 스포츠는 무엇입니까?
o 축구
o 태권도
o 야구
o o 골프

37. 한국 음식의 맛에 대해 어떻게 느끼십니까?


o 매우 맛있다
o 맛있다

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 212


o 보통이다
o 맛없다
o 매우 맛없다
38. 한국 음식을 얼마나 자주 드십니까?
o 월 1회
o 월 2회
o 월 3회
o 월 4회
o 아직 안 먹어봄

39. 한국인의 화장과 패션 스타일에 대해 어떻게 보십니까?


o 매우 아름답고 유행성이 있다
o 아름답고 유행성이 있다
o 보통이다
o 아름답지 않다
o 매우 아름답지 않고 반감이 있다

40. 한국인의 화장과 패션을 자주 따라 하십니까?


o 매우 자주
o 자주
o 가끔
o 거의 안 함
o 전혀 안함
41. 혹시 한국에 가서 성형수술을 받을 생각을 하신 적이 있나요?
o 정말로 원한다
o 원한다
o 보통
o 원하지 않는다
o 매우 꺼려함
42. K-pop 음악을 자주 듣나요?
o 매우 자주
o 잦음
o 때때로
o 드물게
o 절대
43. K 팝 음악에 대해 어떻게 생각하시나요?
o 아주 좋음
o 좋음
o 보통
o 안좋음
o 매우 안 좋음

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 213


44. 당신은 한국어에 공감합니까?
o 매우 동정적이다
o 동정
o 보통
o 동정적이지 않음
o 매우 불 공감함
45. 한국어를 배우는 것이 경력 발전에 도움이 될 것이라고 생각하시나요?
o 매우 도움이 됨
o 유용한
o 보통
o 무익한
o 매우 도움이 되지 않음
46. 앞으로 한국어와 문화를 배울 계획이 있고 관심이 있으신가요?
o 매우 관심이 많고 한국어와 문화를 배웠습니다.
o 관심이 있다, 계획을 세웠다
o 보, 계획통이 없어요.
o 관심이 없다
o 전혀 관심 다
47. 귀하는 한국에서 열리는 유학세미나에 참여하거나 이에 대해 알게 된 적이
있습니까?
o 관심이 많고 항상 참여하고 있습니다.
o 관심이 있고 참여했습니다.
o 보통이고 참여 가능성이 높다
o 관심이 없다
o 전혀 상관없다
48. 한국 사람들에 대한 동정심을 갖고 있나요?
o 매우 동정적이다
o 동정
o 보통
o 동정적이지 않음
o 매우 불친절
49. 한국인과 친구가 되고 싶나요?
o 정말로 원한다
o 원하다
o 보통
o 원하지 않는다
o 매우 꺼려함
50. 최근 소셜 네트워크나 대화에서 한국의 문화 및 교육 문제에 대한 토론에
참여하거나 아이디어를 교환한 적이 있습니까?
o 매우 자주

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 214


o 꽤 자주
o 보통
o 아주 드물게
o 절대
51. 다음 왕조 중 한국의 고대 왕조는 어느 왕조라고 생각합니까 ?
o 고구려, 백제, 명나라
o 청나라, 조선, 백제
o 고구려, 백제, 신라
o 신라, 한나라, 명나라
52. 한국 전쟁이 몇 년도에 시작됐는지 아시나요 ?
o 1958 년
o 1953 년
o 1959 년
o 1954 년
53. 귀하가 생각하는 한국의 가장 번영한 왕조는 어느 왕조입니까?
o 고구려
o 신라
o 백제
o 조선
54. 한국이 어느 지역에 속하는지 아시나요?
o 중앙 아시아
o 동남아시아
o 동아시아
o 북아시아
55. 한국이 어느 기후대에 속하는지 아시나요?
o 열대
o 온대
o 한대
56. 귀하가 생각하는 한국에서 덜 유명한 관광지는 어디입니까?
o 제주도
o 명동시장
o 남이섬
o 광장시장

57. 한국 역사에 관심이 있나요?


o 매우 관심이 있고 공부했습니다.
o 관심을 가져라
o 정상
o 관심이 없다
o 전혀 상관없어

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 215


58. 향후 한국 여행에 관심이 있거나 여행 계획이 있으신가요?
o 매우 관심이 있고 알아 본 적이 있습니다.
o 관심이 있다, 계획을 세웠다
o 보통, 계획이 없다
o 아직 관심이 없음
o 전혀 관심 없음
59. 귀하가 한국을 방문하는 주요 목적은 무엇입니까?
o 패션 /화장품(쇼핑)
o 성형 수술
o 요리
o 풍경/날씨
o 예술공연 관람
o 전통축제
60. 최근 소셜 네트워크나 대화에서 한국의 역사, 지리, 관광 문제에 관한
토론에 참여하거나 아이디어를 교환한 적이 있습니까?
o 매우 자주
o 꽤 자주
o 보통
o 아주 드물게
o 절대
61. 영화, 음악 외에 한국을 언급하면 무엇이 떠오르시나요?
o 시원한 기후와 아름다운 풍경을 지닌 아름다운 나라입니다
o 현대적이고 문명화되었으며 부유한 나라입니다
o 오랜 역사와 흥미로운 전통문화를 지닌 나라입니다.
o 많은 사회적 문제(방사능 오염, 빈부 격차, 성 불평등, 압력...)에 직면한
국가로서
62. 한국은 살만한 나라인가요?
o 매우 살기 좋은
o 꽤 살기 좋은
o 보통
o 살 가치가 없다
o 매우 살기 힘들다
63. 당신이 보기에 한국과 베트남은 어떤 곳인가요?
o 베트남을 돕는 나라입니다
o 베트남의 경쟁자
o 베트남의 우호적인 파트너이자 친구로서
o 동정심 없는 상대

설문조사에 응해 주셔서 감사합니다.

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 216


한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 217
부록 2: 그룹 인터뷰 및 심층 인터뷰

학생 인터뷰 내용 (대면 인터뷰 및 비대면 조사)

1. 한-베 외교관계에 관심이 있나요? 있다면 구체적으로 어느 정도 관심이 있는지


말씀해주세요.

2. 한-베 외교관계가 중요하다고 생각하나요? 그 이유는 무엇인가요?

3. 한-베 관계가 양국과 지역에 미치는 영향이 무엇이라고 보나요?

4. 한-베 외교관계가 본인 일상생활에 영향을 미칠 수 있다고 보나요? 그렇다면


구체적으로 어떤 영향인지 말씀해주세요.

5. 최근 한국의 대내외 정치외교 활동을 주시한 적이 있나요? 있다면 어떤 매체나 SNS


를 통해 주시했나요?

6. 최근 SNS 나 대화에서 한-베 외교관계에 대한 토론이나 의견교환을 한 적이 있나요?


있다면 어떤 채널이나 그룹에서 했나요? 무슨 내용을 토론했나요?

7. 한국 경제를 떠올리면 가장 먼저 무엇이 떠오르나요? 이유는 무엇인가요?

8. 현재 한국 경제가 가장 강한 분야는 무엇이라고 보나요?

9. 현재 베트남의 최대 외국인투자국이 한국인 것을 알고 있나요?

10. 현재 한국 사회가 직면한 가장 큰 문제점은 무엇이라고 보나요? 본인 견해를


말씀해주세요.

11. 한국인이 현재 행복하다고 느끼고 있다고 보나요? 그 이유는 무엇인가요? 본인의


이해나 관찰을 구체적으로 설명해주세요.

12. 한국의 베트남 투자가 베트남 경제발전에 도움이 된다고 보나요? 그렇다면 어떤
면에서 도움이 되나요? (예: 시장, 소비, 일자리, 기술 등)

13. 졸업 후 한국 기업에서 일하고 싶나요? 그렇다면 어떤 분야와 시작 월급을


희망하나요?

14. 한국기업은 급여, 복지, 보너스 등 작업조건 면에서 다른 기업보다 나을 거라고


생각하나요? 경험을 토대로 말씀해주세요.

15. 현재 사용 중인 한국 제품이나 서비스가 있나요? 사용 중인 한국브랜드와 제품들을


구체적으로 말씀해주세요. 해당 제품에 대한 평가도 부탁드립니다.

16. 다른 사람에게 한국 제품을 추천한 적이 있나요? 추천한 제품은 무엇이며 누구에게


추천했나요?

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 218


17. 한국인의 대표적 성격 특징은 무엇이라고 보나요? 그렇게 생각하게된 경험이나
이유가 있나요?

18. 한-베트남 결혼에 대해 어떻게 보나요? 찬성, 반대, 중립적 입장인가요? 이유는?

19. 적합한 대상이라면 한국인과 결혼할 의향이 있나요? 이유는?

20. 좋아하는 한식 메뉴들을 말씀해주세요. 누구와 어디서 먹었나요? 한식은 비싸다고


느끼나요?

21. 베트남 청년들이 한식에 관심이 많다고 보나요? 체감 경험을 말씀해 주세요.

22. 좋아하는 한류스타가 있나요? 누구인가요? 팬클럽은 가입했나요?

23. K 팝을 좋아하나요? 가장 좋아하는 곡은?

24. 태권도를 해본 적이 있나요? 태권도 시범을 봤나요?

25. 한국이 강점을 보이는 스포츠 종목이 무엇이라고 생각하나요? 본인 견해를


말씀해주세요.

26. 한국인의 화장법이나 패션을 참고하는 편인가요? 그렇다면 구체적으로 어떻게


참고하고 있나요?

"27. 현재 한국어를 배우고 있나요? 전공이나 학원 등에서 배우고 있나요?

한국어 실력이 본인의 진로에 도움이 될 거라고 생각하나요?"

28. 앞으로 한국어나 한국문화를 배우고 싶다면 구체적 계획이 있나요?

29. 한국인에 대해 호감을 가지고 있나요? 이유가 있다면 말씀해주세요.

30. 기억에 남는 한국인 1 명을 구체적으로 소개해주세요. 호감을 가졌던 경험과 그


반대 경험을 이야기 해주세요.

31. 아시는 한국의 유명 관광지를 말씀해주세요. 한국을 방문한 적이 있다면


구체적으로 어디를 다녀왔나요?

32. 2024 년 한국 여행 계획이 있나요? 자세히 알려주세요.

"33. 1964-1973 년 베트남 전쟁에 한국군이 파병되었다는 사실을 아나요?

그 사실에 대한 의견을 말씀해주세요."

34. 한국이 호전적인 나라인지, 평화를 중시하는 나라인지 어떻게 보나요? 그 이유는?

35. 최근 한국의 역사, 지리, 관광에 대한 토론이나 의견교환을 한 적이 있나요? 있다면


언제, 어디서, 무슨 내용인지 말씀해주세요.

36. 한국을 떠올리면 가장 먼저 무엇이 떠오르나요?

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 219


37. 한국에 대해 가장 잘 알고 있거나 관심 있는 점은 무엇인가요?

38. 한국인, 한국문화의 매력적인 점과 그 반대 점은 무엇이라고 보나요?

39. 베트남에 있어서 한국의 위상은 무엇이라고 보나요?

40. 한-베 관계에 대한 희망이나 기대사항을 말씀해주세요.

부록 3: 프로젝트 수령 및 실행 과정에 대한 사진

2023/06/27: 김미연 영사가 연구 프로젝트에 대해 보급

2023/08/04: 반히엔대학교가 총영사관으로부터 정식 연구 프로젝트 수령

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 220


2023/08/14: 반히엔대학교 연구팀 구성

2023/08/21: 연구 프로젝트 개요에 대한 첫 회의

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 221


2023/08/28: 연구 프로젝트 세부 실행 계획 회의

2023/08/31: 연구팀이 설문지와 심층 인터뷰 내용 작성에 관한 회의

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 222


2023/12/22: 정량적 데이터 처리에 대한 회의

학생 심층 인터뷰

한국에 대한 베트남 청년들의 인식도 조사 223

You might also like