You are on page 1of 2

NGƯỜI LÍNH

“Thơ văn là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ văn có thể hiện được cái hồn của thời
đại thì mới trở thành đài tưởng niệm của thời đại”. Văn học nghệ thuật tồn tại với sứ mệnh tôn vinh và phát
khởi những giá trị đẹp đẽ của con người. Mạch nguồn của văn chương luôn bắt đầu từ những giao cảm mạnh
mẽ về con người nhằm đưa đến nhiều rung động về cái tốt đẹp trong đời. Nhờ những rung động ấy mà hình
tượng người lính đã hòa vào một nhịp đập của triệu con tim từ những dòng văn, áng thơ.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước, lịch sử văn hóa Việt Nam đã điêu khắc những tượng đài người chiến
sĩ với tình yêu nước, yêu dân, sẵn sàng hi sinh vì hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc. Trải qua 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước, nền mĩ thuật Việt Nam đã có nhiều tác phẩm được vẽ bằng máu,
bằng nước mắt, bằng những năm tháng xông pha nơi chiến trường của lớp lớp họa sĩ, chiến sĩ. Và hình ảnh
của người bộ đội Cụ Hồ kiên cường, những người lính dũng cảm không còn quá xa lạ trong những trang văn
lúc bấy giờ, nó luôn là niềm cảm hứng đối với những thi nhân, thi sĩ, là dòng chủ đạo góp phần làm nên sự
phát triển rực rỡ của nền văn học nghệ thuật Việt qua nhiều thập kỉ

Như chúng ta đã biết, vào ngày 23/9/1945, quân Pháp đã gây hấn đánh chiếm Nam Bộ. Khi đó, cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu. Nhưng vì lực lượng của ta rất nhỏ và yếu, không thể tiến hành
một cuộc chiến tranh quy mô cả nước nên Hồ Chủ Tịch đã ra chủ trương hòa hoãn nhân nhượng để giải
quyết xung đột. Do đó, chiến tranh đã bị đẩy lùi một bước. Tuy nhiên, Pháp không từ bỏ ý đồ xâm lược, cứ
lấn tới đòi quân ta đầu hàng. Thế nên, cả nước ta đã quyết đứng lên kháng chiến  Cuộc kháng chiến toàn
quốc bắt đầu.
Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947, quân ta đã chặn đánh giặc. Dù đã trải qua rất
nhiều gian khó, khốc liệt của chiến tranh nhưng quân ta cuối cùng cũng đánh bại được cuộc tiến công quy
mô lớn của địch. Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi.

Trong quãng thời gian đó ta thấy được hình ảnh những người chiến sĩ nông dân trong bài thơ “Đồng chí”
của Chính Hữu được sáng tác vào năm 1948, sau khi ông cùng đồng đội tham gia kháng chiến. Dưới ánh
mặt trời rạng soi của cách mạng mới, những người nông dân khoác lên mình màu áo quân nhân và ra đi tìm
lại độc lập cho dân tộc. Từ cuộc đời thật, họ bước thẳng vào trang thơ tỏa sáng một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của
tình đồng chí, đồng đội. Thực chất, họ đều là những người đến từ vùng đất nghèo cằn cỗi, xác xơ, là nơi
“nước mặn đồng chua”, là xứ sở của “đất cày lên sỏi đá”. Người miền ngược, kẻ miền xuôi nhưng họ đều là
những con người có chung lí tưởng, chung lòng yêu nước nồng nàn. Mặc cho chưa từng biết đến nhau
nhưng khi chiến tranh xảy ra, họ vẫn nguyện ý cùng nhau khoác tay trên chiến trường, kề vai sát cánh chiến
đấu trong một điều kiện khắc nghiệt.

Lần đầu tiên, những người trai quê nước Nam có một danh xưng lạ lẫm mà thiêng liêng đến thế. Hai chữ
“Đồng Chí” trang trọng nhưng lại bình dị, dễ gần. Những người lính đã vượt qua cuộc kháng chiến chống
Pháp gian khổ bằng sự hồn nhiên mà quả cảm. Họ dám từ bỏ những khát khao vốn đã mơ ước từ lâu của
mình vì hai chữ “hòa bình” của đất nước. Và rồi, chỉ cần cái nắm tay thật chặt của người đồng đội trong cơn
sốt rét cũng đủ tạo nên niềm lạc quan vào tương lai cách mạng.

Kể từ sau năm 1948, với sự ý thức cao hơn về trách nhiệm dựng xây đất nước, các nhà thơ đã coi đề tài
người lính là một hình tượng trung tâm của thời đại. Kể từ đây, đề tài người lính xuất hiện trong thơ ngày
một phổ biến hơn nhưng đặc biệt, hình tượng lại càng rõ nét chứ không bị sáo mòn, trùng lặp. Đặc biệt là
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Ông đã thổi vào thơ ca giọng điệu mới – “giọng
lính”, một chất giọng trẻ trung, tinh nghịch để thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ với ý thức sâu sắc
về nhiệm vụ của mình. Họ là những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
khốc liệt, họ ung dung hiên ngang chiến đấu “vì miền Nam phía trước”. Họ sẵn sàng hi sinh thanh xuân tươi
đẹp của mình vì hòa bình, vì độc lập của dân tộc. Vượt qua hàng nghìn, hàng vạn cây số lái xe trong mưa
bom, bão đạn. Dù xe không có kính sẽ rất nguy hiểm nhưng họ vẫn cùng nhau chạy bon bon trên các tuyến
đường. Họ san sẻ, giúp đỡ nhau để rồi chính tình cảm thiêng liêng này là sợi dây vô hình kết nối mọi người
trong tình cảnh cái chết luôn rình rập.
 So sánh về ĐỒNG CHÍ và BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Tiêu chí Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Giống nhau Hình ảnh người lính trong hai bài thơ đều chung mục đích là vì nền độc lập của dân tộc,
đều có tinh thần quả cảm, bất chấp mọi khó khăn để vượt qua gian khổ. Những con người
bình dị, mộc mạc, nhưng lại rất kiên cường, dũng càm, giàu ý chí, nghị lực để rồi cùng
anh em đồng chí vượt lên trên mọi khó khăn bằng tinh thần lạc quan và tình cảm đồng
đội.
Khác nhau Những người lính nông dân mộc mạc, chân chất Những người lính trẻ trung, năng
luôn tiến lên để bảo vệ cho tổ quốc. Họ giúp đỡ động với khí thế sôi nổi mang tinh
lẫn nhau trong điều kiện thiếu thốn về vật chất. thần thời đại mới. Luôn mỉm cười
Thấu hiểu mọi nỗi niềm tâm sự, cùng sát cánh với những gian khó phía trước.
bên nhau sẻ chia tất cả mọi điều. Dù xe không có kính sẽ rất gian nan,
vất vả nhưng dáng vẻ ung dung lái
xe cùng những người lính vẫn lạc
quan, hồn nhiên, vừa đi vừa hát,
tiếng hát vì miền Nam phía trước,
tiếng hát của họ lấn luôn những tiếng
súng trên chiến trường.

Tóm lại, dù qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng những người lính cách mạng vẫn luôn hiện hữu
trong mình lòng dũng cảm, yêu nước thiết tha và sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cho tổ quốc.
 Đó là sức mạnh của một dân tộc kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm

Đến năm 1975, đất nước dần chuyển sang thời bình. Mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó văn học đều
có sự đổi thay. Con người "sử thi” trong văn học trước 1975 được thay thế bằng con người "nếm trải”. Do
đó, văn học viết về người lính cũng có nhiều đổi thay. Trở về thời hòa bình, trong điều kiện sống thay đổi,
tiện nghi hơn so với thời chiến tranh, liệu người lính Cụ Hồ còn giữ được những phẩm chất đẹp đẽ đó của
mình?

Năm 1978 đất nước đã được thống nhất. Và khi đó tác phẩm “Ánh trăng” được ra đời. Khác với các tác
phẩm trước đó, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại thể hiện đạo lí sống nghĩa tình và thủy chung với quá khứ
đã bị quên lãng một cách vô tình bởi hoàn cảnh sống hiện tại. Bài thơ nói về một thế hệ con người đã từng
trải qua một thời chiến tranh gian lao, với nhiều khó khăn, mất mát hi sinh nhưng vì mãi chạy theo giá trị vật
chất của thời đại mới mà quên mất đi cái tình nghĩa bấy lâu. Mượn câu chuyện về vầng trăng người lính
muốn nhắc nhở bạn đọc sống không được quên quá khứ, cội nguồn.

Ngày nay tuy không còn phải đối mặt với chiến tranh nhưng họ vẫn không ngại gian khổ để giúp dân bởi
hiện nay ta phải đối mặt với thiên tai, bệnh dịch, đối phó với biết bao khó khăn của cuộc sống đời thường.
Những người lính khi ấy luôn là lực lượng tiên phong để giúp đỡ, cứu trợ nhân dân, và thật đáng tự hào khi
có không ít những chiến sĩ đã ngã xuống vì sự bình an, hạnh phúc của nhân dân.

Nếu thực sự chạm đến cảm xúc thì tác phẩm văn học về đề tài người lính không khô khan mà vẫn luôn cuốn
hút. Không thể không có những day dứt những trăn trở về lựa chọn, về tình thế và thân phận của người lính.
Nhưng cảm hứng ngợi ca, khẳng định trong thơ viết về người lính vẫn là cảm hứng quan trọng.

You might also like