You are on page 1of 3

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học

2.1.1. Chú ý của học sinh tiểu học

 Khái niệm: là một trạng thái tâm lí giúp các em tập trung vào một hay một nhóm sự vật,
hiện tượng để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho
hoạt động tiến hành có kết quả.
 Chú ý của học sinh tiểu học có những đặc điểm sau:

- Chú ý không chủ định được phát triển mạnh. Tất cả những gì mới mẻ, bất ngờ rực rỡ khác
thường đều dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em, không có sự nỗ lực của

-> Việc sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, vật thật là phương tiện
quan trọng để tổ chức sự chú ý của học sinh.
Nhưng cũng cần nhớ rằng, học sinh tiểu học rất mẫn cảm, những ấn tượng trực quan quá
mạnh có thể tạo ra trung khu hưng phấn mạnh ở võ não và kết quả sẽ kìm hãm khả năng phân
tích và khái quát tài liệu học tập. Nhu cầu, hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ
định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để tạo nhu cầu, hứng thú, để lôi
cuốn sự chú ý của học sinh.

Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học không phải khi nào giờ học cũng hấp dẫn, không
phải khi nào giáo viên cũng tạo được hứng thú cho học sinh, mà nhiều khi việc học cũng buồn tẻ,
kém hấp dẫn. Vì vậy, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh không chỉ quen làm việc gì
mà mình hứng thú mà còn cần làm cả những việc không lí thú hấp dẫn.

- Chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí
chưa mạnh, nhưng khả năng phát triển của nó ở các em trong quá trính học tập là rất cao.

Bản thân quá trình học tập đòi hỏi các em phải thường xuyên rèn luyện sự chú ý có chủ định, sự
nỗ lực của ý chí để tập trung giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đặc biệt, sự chú ý có chủ định
được phát triển cùng với sự phát triển động cơ học tập - nhận thức và các dạng động cơ khác,
sự phát triển của ý thức trách nhiệm đối với kết quả học tập.

-> Điều có ý nghĩa lớn nhất trong sự phát triển của chú ý có chủ định là sự hình thành ở học sinh
kĩ năng làm việc có mục đích.

Lúc đầu, giáo viên đặt ra trước học sinh mục đích và giúp học sinh đạt được mục đích ấy. Sau
đó, học sinh mới có khả năng tự đặt ra mục đích cho mình và tập trung sức lực để đạt nó.
Bên cạnh sự hình thành chú ý có chủ định thì chú ý sau chủ định cũng có ý nghĩa lớn trong hoạt
động học tập của học sinh.

Vì ở đó có sự kết hợp giữa chú ý không chủ định và chú ý có chủ định, nên vừa giảm được sự
căng thẳng cho học sinh lại vừa mang lại hiệu quả thực hiện nhiệm vụ học tập cao. Sự hình
thành loại chú ý này cho học sinh tiểu học gắn liền với sự hình thành và phát triển động cơ học
tập - nhận thức của các em

- Chú ý của học sinh tiểu học chủ yếu hướng ra bên ngoài, gắn liền với hành động vật chất; khả
năng chú ý hướng vào bên trong, hướng vào hành động trí óc còn yếu.

-> giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý hướng vào bên trong (chú ý trong tư duy, trong
tưởng tượng) bằng cách thay dần các phương tiện trực quan bằng các kí hiệu ngôn ngữ.

- Chú ý của học sinh tiểu học chưa bền vững, nhất là của học sinh các lớp đầu tiểu học (lớp 1,
lớp 2).

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh tiểu học thường chỉ tập trung và duy trì sự chú ý trong
khoảng 30 - 35 phút. Sự chú ý của học sinh tiểu học còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập. Nhịp độ
học tập quá nhanh hoặc quá chậm đều không thuận lợi cho tính bền vững và sự tập trung chú ý..

You might also like