You are on page 1of 19

Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

NGUYÊN LÝ
VÀ THỰC HÀNH
TS.NGUYỄN THỊ ÁNH LINH
SĐT, Zalo: 0907.381 058
Mail: nguyenthianhlinh@siu.edu.vn

1- ÔN KIẾN THỨC
2- SỬA BÀI TẬP

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 1


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

BỐ CỤC MÔN HỌC Một số vấn đề chung của


kế toán
(General issues about
accounting )
NGUYÊN

Bảng cân đối kế toán



(Accounting balance
KẾ sheet)
TOÁN
Tài khoản và ghi sổ kép
(Accounts and write the
double book)

CHƯƠNG 2

BẢNG CÂN ĐỐI

(ACCOUNTING BALANCE SHEET)

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 2


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

CHƯƠNG NÀY HỌC GÌ ?

MỤC TIÊU
Chương này giúp cho người học nắm được bước
đầu nội dung và kết cấu cơ bản của một bảng cân
đối kế toán, hiểu được tính chất cân bằng là tính đặc
thù của bảng cân đối kế toán, là cơ sở để học các
chương tiếp theo
Sau khi nghiên cứu Chương 2, bạn có thể thực
hiện được các nội dung dưới đây:
1. Mô tả được bảng cân đối kế toán gồm nội dung,
kết cấu các dòng, các cột trên bảng cân đối kế toán.
2. Ghi ra được tính chất cân bằng của bảng cân đối
kế toán.
3. Lập được bảng cân đối kế toán một cách căn bản.
4. Diễn giải được sự vận động của các đối tượng trên
bảng cân đối kế toán.

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 3


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

1. Xem từ trang 29 đến trang 50,


Sách Giáo trình Nguyên lý kế
toán (TDM)
2. Bài tập 3, 4, 5 ở trang 208
đến trang 210, Nguyên lý kế
toán (ĐHKT)

2.1 Khái niệm

2.2 Nội dung và kết cấu của


bảng cân đối kế toán

2.3 Tính cân bằng của bảng cân


đối kế toán

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 4


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

2.1 KHÁI NIỆM

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo


kế toán (báo cáo tài chính) phản ánh một
cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh
nghiệp theo hai cách phân biệt: kết cấu
của tài sản và nguồn hình thành nên tài
sản dưới hình thức tiền tệ tại một thời
điểm nhất định (cuối quí, cuối năm)

2.1 KHÁI NIỆM

BCĐKT là báo cáo tài chính quan trọng. Thông


qua BCĐKT có thể tìm hiểu, xem xét, đánh giá
tình hình phân bổ tài sản, phân bổ nguồn vốn
cũng như các mối quan hệ kinh tế - tài chính
khác hiện có trong doanh nghiệp.
BCĐKT là một báo cáo bắt buộc, được nhà
nước qui định thống nhất về mẫu biểu, phương
pháp lập, nơi phải gửi và thời hạn gửi.

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 5


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

2.2 NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Để phản ánh 2 mặt tài sản và nguồn vốn thì


bảng cân đối kế toán phải được chia ra làm
2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn
Hai phần này có thể sắp xếp theo kiểu 2 bên
hoặc 1 bên
Kiểu hai bên: Bên trái phản ánh tài sản
(Assets), bên phải phản ánh nguồn vốn
(Liabilities and Shareholders' Equity)

Kiểu một bên: Bên trên phản ánh tài sản


(Assets), bên dưới phản ánh nguồn vốn
(Liabilities and Shareholders' Equity)

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 6


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

Phần tài sản: được chia ra làm 2 loại:


Tài sản sản lưu động (Current assets) hay tài ngắn hạn
Tài sản cố định (Fixed assets) hoặc tài sản dài hạn

Phần nguồn vốn: được chia thành 2 loại:


Nợ phải trả (Current liabilities)
Vốn chủ sở hữu (Shareholders' Equity)
– Cột số cuối năm: phản ánh tài sản và nguồn vốn ở
thời điểm báo cáo cuối năm
– Cột số đầu năm: là số cuối năm trước chuyển sang,
cột số đầu năm nhằm giúp cho chúng ta so sánh số
cuối năm với số đầu năm, thấy rõ sự thay đổi từ đầu
năm đến thời điểm báo cáo diễn ra như thế nào

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Ngày… tháng… năm …..

Số Số Số Số
TÀI SẢN cuối đầu NGUỒN VỐN cuối đầu
năm năm năm năm
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN A.NỢ PHẢI TRẢ
(TSLĐ) - Vay ngắn hạn
- Tiền mặt - Phải trả cho người bán
- Tiền gửi ngân hàng - Thuế và các khoản phải
- Phải thu của khách hàng nộp cho nhà nước
- Phải thu khác - Phải trả cho người lao
- Nguyên liệu vật liệu động
- Thành phẩm… - Phải trả phải nộp khác…
B.TÀI SẢN DÀI HẠN - Khen thưởng PL phải trả
(TSCĐ) B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
- TSCĐ hữu hình - Vốn góp của chủ sở hữu
- Hao mòn TSCĐ - Lợi nhuận chưa phân phối
- TSCĐ vô hình - Quỹ đầu tư phát triển
- TSCĐ thuê tài chính - ...
CỘNG TÀI SẢN CỘNG NGUỒN VỐN

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 7


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Ngày… tháng… năm …..
TÀI SẢN Số cuối năm Số đầu năm
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (TSLĐ)
- Tiền mặt
- ….
B.TÀI SẢN DÀI HẠN (TSCĐ)
- TSCĐ hữu hình
- Hao mòn TSCĐ
CỘNG TÀI SẢN

NGUỒN VỐN Số cuối năm Số đầu năm


A.NỢ PHẢI TRẢ
- Phải trả cho người bán
- …..
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
- Vốn góp của chủ sở hữu
- ...
CỘNG NGUỒN VỐN

2.3 TÍNH CÂN BẰNG CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Hai bên của BCĐKT phản ánh 2 mặt khác nhau của tài
sản trong doanh nghiệp nên giữa chúng có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Xét về mặt lượng thì bao giờ
cũng có:
Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn
Hoặc Tài sản = NPT + Vốn chủ sở hữu
Hoặc Vốn chủ sở hữu = Tài sản – NPT
Có nghĩa là khi trừ đi các khoản nợ thì phần TS còn lại
là của Chủ sở hữu
Tính chất bằng nhau biểu hiện tính cân đối. Tính cân
đối là tính chất cơ bản của BCĐKT.

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 8


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

VÍ DỤ VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Tại một doanh nghiệp vào ngày 30/09/20xx có các tài liệu sau
(đơn vị: 1.000 đồng)
I. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm:
– Tiền mặt (Cash) 40.000
– Tiền gửi ngân hàng (Bank deposits) 800.000
– Nguyên vật liệu (Meterial) 500.000
– Công cụ, dụng cụ (Tools) 60.000
– Thành phẩm (Product) 400.000
– TSCĐ hữu hình (Tangible fixed assets) 5.000.000
– Hao mòn TSCĐ 300.000
II. Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm:
– Vay ngắn hạn (Short-term borrowings) 600.000
– Phải trả cho người bán (Accounts payable) 200.000
– Phải trả khác (Other payables) 50.000
– Nguồn vốn kinh doanh (Capital) 5.600.000
– Quỹ đầu tư phát triển (Development Fund) 50.000

Dựa vào tài liệu sẽ lập được BCĐKT như sau:


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 30/09/20xx
Đơn vị tính: 1.000 đồng

TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền

A. Tài sản ngắn hạn 1.800.000 A. Nợ phải trả 850.000


1. Tiền mặt 40.000 1. Vay ngắn hạn 600.000
2. Tiền gửi ngân hàng 800.000 2. Phải trả cho người bán 200.000
3. Nguyên vật liệu 500.000 3. Phải trả khác… 50.000
4. Công cụ, dụng cụ 60.000
5. Thành phẩm… 400.000
B. Tài sản dài hạn 4.700.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.650.000
1. TSCĐ hữu hình 5.000.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.600.000
2. Hao mon TSCD (300.000) 2. Quỹ đầu tư phát triển 50.000

CỘNG TÀI SẢN 6.500.000 CỘNG NGUỒN VỐN 6.500.000

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 9


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

2.3 TÍNH CÂN BẰNG CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Mặc dù các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
đơn vị rất phong phú đa dạng nhưng nói chung ảnh
hưởng của chúng đến sự biến động của tài sản và
nguồn vốn không ngoài 4 trường hợp sau:
Trường hợp 1:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ảnh hưởng
đến tài sản, tức là ảnh hưởng đến 2 khoản
thuộc bên tài sản, thì sẽ làm một loại tài sản
tăng và một loại tài sản khác giảm xuống.
Trong trường hợp này số tổng cộng của BCĐKT
không đổi, nhưng tỷ trọng của các loại tài sản
chịu ảnh hưởng có sự thay đổi.

2.3 TÍNH CÂN BẰNG CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ví dụ: rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 8.000
(đơn vị 1.000đ)
Nghiệp vụ này làm tiền mặt TĂNG lên 8.000.
Lúc này, quỹ tiền mặt sẽ là:
40.000 + 8.000= 48.000,
Đồng thời làm tiền gửi ngân hàng GIẢM 8.000
Lúc này tiền gửi ngân hàng sẽ là:
800.000 – 8.000 =792.000.
Tuy nhiên, tổng cộng tài sản vẫn là 6.500.000.
Riêng tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đã có sự
thay đổi so với trước lúc phát sinh nghiệp vụ.

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 10


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

Lúc này bảng cân đối kế toán có sự thay đổi

Đơn vị tính: 1.000 đồng


TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền

A. Tài sản ngắn hạn 1.800.000 A. Nợ phải trả 850.000


1. Tiền mặt 48.000 1. Vay ngắn hạn 600.000
2. Tiền gửi ngân hàng 792.000 2. Phải trả cho người bán 200.000
3. Nguyên vật liệu 500.000 3. Phải trả khác… 50.000
4. Công cụ, dụng cụ 60.000
5. Thành phẩm… 400.000
B. Tài sản dài hạn 4.700.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.650.000
1. TSCĐ hữu hình 5.000.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.600.000
2. Hao mon TSCD (300.000) 2. Quỹ đầu tư phát triển 50.000

CỘNG TÀI SẢN 6.500.000 CỘNG NGUỒN VỐN 6.500.000

2.3 TÍNH CÂN BẰNG CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Trường hợp 2:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ ảnh hưởng bên nguồn vốn,
tức ảnh hưởng đến 2 khoản thuộc nguồn vốn sẽ làm một
nguồn tăng lên đồng thời làm một nguồn giảm xuống. Trong
trường hợp này số tổng cộng của BCĐKT không đổi, nhưng tỷ
trọng của các nguồn vốn chịu ảnh hưởng có sự thay đổi.

Ví dụ: Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 100.000


(đơn vị: 1.000đ)

Nghiệp vụ này làm cho khoản vay ngắn hạn TĂNG lên
100.000, lúc này vay ngắn hạn sẽ là: 600.000+100.000
=700.000, đồng thời làm cho khoản phải trả cho người bán
sẽ GIẢM là: 200.000-100.000=100.000. Tuy nhiên, tổng
cộng nguồn vốn vẫn là 6.500.000

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 11


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

Lúc này bảng cân đối kế toán có sự thay đổi

Đơn vị tính: 1.000 đồng


TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền

A. Tài sản ngắn hạn 1.800.000 A. Nợ phải trả 850.000


1. Tiền mặt 48.000 1. Vay ngắn hạn 700.000
2. Tiền gửi ngân hàng 792.000 2. Phải trả cho người bán 100.000
3. Nguyên vật liệu 500.000 3. Phải trả khác… 50.000
4. Công cụ, dụng cụ 60.000
5. Thành phẩm… 400.000
B. Tài sản dài hạn 4.700.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.650.000
1. TSCĐ hữu hình 5.000.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.600.000
2. Hao mon TSCD (300.000) 2. Quỹ đầu tư phát triển 50.000

CỘNG TÀI SẢN 6.500.000 CỘNG NGUỒN VỐN 6.500.000

2.3 TÍNH CÂN BẰNG CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Trường hợp 3:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng cả hai bên tài sản và
nguồn vốn, tức là ảnh hưởng đến một khoản thuộc tài sản
tăng thì đồng thời làm khoản nguồn vốn tăng tương ứng.
Trong trường hợp này số tổng cộng của BCĐKT sẽ tăng lên, còn
tỷ trọng của tất cả các loại tài sản, các loại nguồn vốn đều có sự
thay đổi.
Ví dụ: Nhà nước cấp thêm cho đơn vị một tài sản cố
định hữu hình có giá trị 500.000 (đơn vị: 1.000đ)
Nghiệp vụ này làm tài sản cố định hữu hình TĂNG thêm
500.000, lúc này tài sản cố định hữu hình sẽ là:
5.000.000+500.000 =5.500.000. Lúc này nguồn vốn kinh doanh
sẽ TĂNG lên 5.600.000+500.000=6.100.000. Số tổng cộng của
BCĐKT TĂNG thêm 500.000 (tăng cả 2 bên), lúc này sẽ là:
6.500.000+500.000=7.000.000

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 12


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

Lúc này bảng cân đối kế toán có sự thay đổi

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền


A. Tài sản ngắn hạn 1.800.000 A. Nợ phải trả 850.000
1. Tiền mặt 48.000 1. Vay ngắn hạn 700.000
2. Tiền gửi ngân hàng 792.000 2. Phải trả cho người bán 100.000
3. Nguyên vật liệu 500.000 3. Phải trả khác… 50.000
4. Công cụ, dụng cụ 60.000
5. Thành phẩm… 400.000
B. Tài sản dài hạn 5.200.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 6.150.000
1. TSCĐ hữu hình 5.500.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 6.100.000
2. Hao mon TSCD (300.000) 2. Quỹ đầu tư phát triển 50.000

CỘNG TÀI SẢN 7.000.000 CỘNG NGUỒN VỐN 7.000.000

2.3 TÍNH CÂN BẰNG CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Trường hợp 4:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng cả hai bên tài sản và
nguồn vốn, tức là ảnh hưởng đến một khoản thuộc tài sản
GIẢM thì đồng thời làm khoản nguồn vốn GIẢM tương ứng.
Trong trường hợp này số tổng cộng của BCĐKT sẽ giảm lên,
còn tỷ trọng của tất cả các loại tài sản, các loại nguồn vốn đều
có sự thay đổi.
Ví dụ: Dùng tiền gửi ngân hàng để trả khoản phải trả
khác là 20.000 (đơn vị: 1.000đ)
Nghiệp vụ này làm cho tiền gửi ngân hàng GIẢM xuống
20.000, lúc này tiền gửi ngân hàng sẽ là: 792.000-20.000
=772.000, đồng thời làm cho khoản phải trả khác cũng GIẢM
20.000, lúc này khoản phải trả khác sẽ là: 50.000-
20.000=30.000. Số tổng cộng của BCĐKT GIẢM xuống 20.000
(giảm cả 2 bên), lúc này sẽ là: 7.000.000 - 20.000 = 6.980.000

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 13


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

Sau khi có 4 nghiệp vụ kinh tế trên phát sinh, tình hình tài
sản và nguồn vốn của đơn vị đã có sự thay đổi và được thể
hiện trên BCĐKT như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng

TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền

A.Tài sản ngắn hạn 1.780.000 A. Nợ phải trả 830.000


1.Tiền mặt 48.000 1. Vay ngắn hạn 700.000
2.Tiền gửi ngân hàng 772.000 2. Phải trả cho người bán 100.000
3.Nguyên vật liệu 500.000 3. Phải trả khác… 30.000
4.Công cụ, dụng cụ 60.000
5.Thành phẩm… 400.000
B.Tài sản dài hạn 5.200.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 6.150.000
1.TSCĐ hữu hình 5.500.000 1. Nguồn vốn kinh doanh 6.100.000
2.Hao mon TSCD (300.000) 2. Quỹ đầu tư phát triển 50.000

CỘNG TÀI SẢN 6.980.000 CỘNG NGUỒN VỐN 6.980.000

2.3 TÍNH CÂN BẰNG CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Sau 4 trường hợp trên có thể rút ra một số nhận xét:
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến một bên của
BCĐKT thì số tổng cộng của BCĐKT không đổi, nhưng tỷ
trọng của các khoản chịu ảnh hưởng có sự thay đổi.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến 2 bên của BCĐKT
thì số tổng cộng của BCĐKT có sự thay đổi (tăng lên hoặc
giảm xuống), tỷ trọng của tất cả các khoản trong BCĐKT đều
có sự thay đổi.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều không làm mất tính chất
cân đối của BCĐKT
Từng
CÁC TRƯỜNG HỢP CƠ BẢN Tổng vốn
đ.tượng
1 Tài sản tăng Tài sản giảm Thay đổi Không thay đổi
2 Nguồn vốn giảm Nguồn vốn tăng Thay đổi Không thay đổi
3 Tài sản tăng Nguồn vốn tăng Thay đổi Tăng lên
4 Tài sản giảm Nguồn vốn giảm Thay đổi Giảm xuống

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 14


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

BÀI TẬP

BÀI TẬP 2: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau:
Tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp vào ngày
31/12/2022 (ĐVT: 1.000đ)
1. Vay ngắn hạn 6.000
2. Tiền gửi ngân hàng 8.000
3. TSCĐ hữu hình 40.000
4. Lãi chưa phân phối 4.000
5. Nguyên vật liệu 5.000
6. Phải trả người bán 4.000
7. Tiền mặt 2.000
8. Phải thu của khách hàng 4.000
9. Nguồn vốn kinh doanh 48.000
10. Thành phẩm 6.000
11. Phải trả CNV 1.000
12. Quỹ đầu tư phát triển 2.000

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 15


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

BÀI TẬP 2
Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 01-2023 (ĐVT: đồng)
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 2.000.000
2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng TGNH 3.000.000
3. Nhập kho nguyên vật liệu trả bằng TGNH 1.500.000
4. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 4.000.000
5. Dùng lợi nhuận để bổ sung nguồn vốn kinh doanh 2.000.000
6. Được cấp thêm một TSCĐ hữu hình trị giá 8.000.000
7. Dùng lợi nhuận để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 1.000.000
8. Vay ngắn hạn về nhập quỹ tiền mặt 1.000.000
9. Chi tiền mặt để trả nợ cho người bán 1.500.000
10. Nhập kho nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán 3.000.000
11. Chi tiền mặt để thanh toán cho CNV 1.000.000
12. Dùng TGNH để trả nợ vay ngắn hạn 3.000.000

Yêu cầu:
+ Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2022
+ Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/01/2023
+ Nhận xét từng nghiệp vụ kế toán ảnh hưởng như thế nào đến BCĐKT

NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 16


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

1. Đọc tài liệu


- Đọc giáo trình NLKT (TDM) từ trang 51 đến
trang 71
- Đọc giáo trình BT (ĐHKT) từ trang 44 đến
trang 91
- Xem Video
2. Sản phẩm:
- Bài tự luận NC 2 với bài tập cuối chương 2
và 1 câu hỏi: “Tài khoản là gì? Nguyên tắc
phản ánh trên các tài khoản kế toán?“

33

BÀI TẬP 1
Tại một doanh nghiệp sản xuất, vào ngày 31/12/2022 có các tài
liệu sau: (đơn vị tính: triệu đồng)
1. Vay ngắn hạn 45.000 12. Nguồn vốn kinh doanh 1.120.000
2. Máy móc thiết bị 480.000 13. Kho tàng 150.000
3. Phải trả cho người bán 10.000 14. Vật liệu phụ 11.000
4. Tạm ứng 6.000 15. Thành phẩm X
5. Phải trả CNV 3.000 16. Phương tiện vận tải 200.000
6. Ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3.000 17. Nhà xưởng Y
7. Sản phẩm dở dang 54.000 18. Các khoản phải trả khác 3.000

8. Nguyên vật liệu chính 62.000 19. Các loại công cụ - dụng cụ
21.000
9. Phải thu của khách hàng 3.000
20. Lãi chưa phân phối 27.000
10. Tiền mặt 12.000
21. Hàng đang đi trên đường 12.000
11. Nợ dài hạn 196.000
22. Tiền gửi ngân hàng 40.000

Yêu cầu: hãy phân biệt tài sản và nguồn vốn. Xác định
X, Y biết rằng: Y = 6X

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 17


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

BÀI 2: Số liệu đầu kỳ ngày 31/12/2020 (ĐVT: triệu đồng)


TT Nội dung Số tiền TT Nội dung Số tiền
1 Phương tiện truyền dẫn 800 16 Nguyên vật liệu 565
2 Các khoản phải trả khác 24 17 Nợ dài hạn 800
3 Sản phẩm dở dang 120 18 Máy móc thiết bị 1.500
4 Vay ngắn hạn 600 19 Lợi nhuận chưa phân phối 270
5 Tạm ứng 40 20 Thành phẩm 30
6 Ký quỹ, ký cược 300 21 Hàng mua đang đi trên đường 60
7 Nguồn vốn kinh doanh 6.000 22 Xe tải 2.000
8 Phải thu khách hàng 750 23 Các khoản phải thu khác 85
9 Tiền gửi ngân hàng 480 24 Người mua trả tiền trước 100
10 Tiền mặt 380 25 Chứng khoán kinh doanh 500
11 Nhà xưởng 1.700 26 Phải nộp cho nhà nước 80
12 Công cụ dụng cụ 158 27 Quỹ đầu tư phát triển 20
13 Vay dài hạn 1.000 28 Quỹ khen thưởng phúc lợi 30
14 Phải trả công nhân viên 124 29 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 10
15 Phải trả người bán 430 30 Tài sản thiếu chờ xử lý 20

Trong kỳ 01/2021 phát sinh các nghiệp vụ sau: (ĐVT: triệu đồng)
1 Kiểm kê phát hiện thiếu CCDC chưa rõ nguyên nhân chờ XL 10
2 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn bằng tiền mặt 100
3 Chi tạm ứng cho CNV bằng tiền mặt 15
4 Mua máy móc thiết bị trả bẳng TGNH 120
5 Thu nợ khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng 150
6 Mua nguyên vật liệu chưa thanh toán cho người bán 50
7 Vay ngắn hạn mua nhà xưởng, trị giá 800
8 Trả lương công nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng 64
9 Vay dài hạn để trả nợ dài hạn 500
10 Trả lại khoản ký quỹ ký cược dài hạn bằng tiền mặt 15
11 Kiểm kê phát hiện thừa một số thành phẩm, chưa rõ NN CXL 10
12 Hàng mua đang đi trên đường về nhập kho là nguyên vật liệu 40
13 Dùng LN chưa phân phối bổ sung quỹ Đầu tư phát triển 15
14 Thu các khoản phải thu khác bằng tiền mặt 45
15 Xuất tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 160
16 Nhân viên thanh toán tiền tạm ứng bằng một CCDC, trị giá 30

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 18


Môn Nguyên lý kế toán 5/5/2023

Trong kỳ 01/2021 phát sinh các nghiệp vụ sau: (ĐVT: triệu đồng)
17 Tài sản thừa được xử lý bằng cách ghi tăng NV kinh doanh 10
18 Kiểm kê phát hiện thiếu tiền mặt chưa rõ NN CXL 30
19 Dùng lợi nhuận chưa phân phối lập quỹ khen thưởng 10
20 Được các thành viên góp vốn bằng một xe tải, trị giá 1.000
21 Nộp thuế cho Nhà nước bằng tiền gửi ngân hàng, trị giá 5
22 Chia lợi nhuận cho các cổ đông bằng tiền mặt 50
23 Mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán 200
24 Trả nợ cho người bán bằng khoản vay ngắn hạn 280
25 Người mua trả tiền trước bằng tiền mặt 120
26 Chi dùng quỹ khen thưởng phúc lợi bằng tiền mặt 5
27 Nhận lại khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng 50
28 Đầu tư tài chính dài hạn bằng 1 xe tải, trị giá 800
29 Xuất quỹ tiền mặt nộp vào tiền gửi ngân hàng 100
30 Kiểm kê phát hiệu thiếu tiền gửi ngân hàng chưa rõ NN CXL 5
YÊU CẦU: Lập bảng CĐKT lúc đầu kỳ và cuối kỳ

TS. Nguyễn Thị Ánh Linh 19

You might also like