You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA KINH TẾ
______________________ Thời gian: 90 phút. Sinh viên không được sử dụng tài liệu

Phần dành cho sinh viên Họ tên và chữ ký cán bộ coi Phần dành cho cán bộ chấm thi
Họ và tên: thi Số câu
đúng Điểm Chữ ký

Mã số SV:

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ LÀM BÀI


Hướng dẫn làm bài trắc nghiệm: Chọn: X Không chọn : Chọn lại:

01 A B C D 16 A B C D 31 A B C D 46 A B C D 61 A B C D
02 A B C D 17 A B C D 32 A B C D 47 A B C D 62 A B C D
03 A B C D 18 A B C D 33 A B C D 48 A B C D 63 A B C D
04 A B C D 19 A B C D 34 A B C D 49 A B C D 64 A B C D
05 A B C D 20 A B C D 35 A B C D 50 A B C D 65 A B C D
06 A B C D 21 A B C D 36 A B C D 51 A B C D 66 A B C D
07 A B C D 22 A B C D 37 A B C D 52 A B C D 67 A B C D
08 A B C D 23 A B C D 38 A B C D 53 A B C D 68 A B C D
09 A B C D 24 A B C D 39 A B C D 54 A B C D 69 A B C D
10 A B C D 25 A B C D 40 A B C D 55 A B C D 70 A B C D
11 A B C D 26 A B C D 41 A B C D 56 A B C D 71 A B C D
12 A B C D 27 A B C D 42 A B C D 57 A B C D 72 A B C D
13 A B C D 28 A B C D 43 A B C D 58 A B C D 73 A B C D
14 A B C D 29 A B C D 44 A B C D 59 A B C D 74 A B C D
15 A B C D 30 A B C D 45 A B C D 60 A B C D 75 A B C D

1. Tỷ lệ tăng chỉ số CPI ở Việt Nam năm 2010 là 11,75%, năm 2009 tăng 6,88%, chúng ta có thể nhận định:
A. Giá tất cả các mặt hàng ở Việt Nam năm 2010 đều tăng C. Kinh tế Việt Nam năm 2010 có mức lạm phát vừa phải
B. Các mặt hàng tiêu dùng ở Việt Nam năm 2010 đều tăng giá D. Kinh tế Việt Nam năm 2010 có mức lạm phát phi mã
2. Yếu tố nào sau đây làm tăng áp lực lên cán cân thanh toán của Việt Nam trong năm 2010:
A. Việt Nam xuất siêu trong quan hệ mậu dịch với Hoa Kỳ C. NHNN cấp hạn nhập khẩu vàng
B. Việt Nam nhập siêu trong quan hệ mậu dịch với Trung D. Cả B và C
Quốc
3. Nếu chính phủ thực hiện đồng thời chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng thì điều gì sau đây là chắc chắn xảy ra:
A. Sản lượng tăng C. Lãi suất tăng
B. Sản lượng giảm D. Lãi suất giảm
4. Nếu số nhân tiền tệ bằng 2 thì phát biểu nào sau đây là sai:
A. Tỷ lệ dự trữ nhỏ hơn 1 C. Khi lượng tiền trong lưu thông tăng 2 đồng làm cho lượng
tiền do ngân hàng trung ương phát hành tăng 1 đồng
B. Khi ngân hàng trung ương phát hành thêm 1 đồng thì D. Khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ trị giá
lượng tiền trong lưu thông tăng 2 đồng 1 tỷ thì cung tiền trong lưu thông giảm 2 tỷ
5. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 và năm 2010 lần lượt là (đơn vị %, theo nguồn của Tổng cục Thống kê
Việt Nam):
A. 5,5 và 7,0 C. 5,5 và 6,78
B. 5,32 và 7,0 D. 5,32 và 6,78

Mã đề 1011C1.01 Page 1 of 5 Sinh viên nộp lại đề cùng bảng tổng hợp kết quả làm bài thi
6. Để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định, khi cầu ngoại tệ tăng lên thì NHTW cần phải:
A. Mua vào ngoại tệ C. Bán ra đồng nội tệ
B. Bán ra ngoại tệ D. Thực hiện đồng thời cả A và C
7. Thu nhập khả dụng của khu vực hộ gia đình:
A. Phản ánh toàn bộ thu nhập được quyền sử dụng theo ý C. Phản ánh phần thu nhập mà công dân một nước kiếm được
muốn của dân chúng trong một năm ở nước ngoài
B. Phản ánh toàn bộ thu nhập do công dân của một nước D. Phản ánh toàn bộ thu nhập do công dân của một nước có
tạo ra trong một năm được sau khi đã đóng thuế
8. Cách niêm yết tỷ giá như Việt Nam, chẳng hạn tỷ giá của USD là 19.500 VND/USD là:
A. Giá quốc tế của đồng nội tệ; tỷ giá tăng đồng nội tệ C. Giá ngoại tệ tính theo nội tệ; tỷ giá tăng đồng nội tệ tăng
tăng giá. giá.
B. Giá nội tệ tính theo ngoại tệ; tỷ giá tăng đồng nội tệ D. Giá ngoại tệ tính theo nội tệ; tỷ giá tăng đồng nội tệ mất giá
mất giả.
9. Khi đồng nội tệ giảm giá trong khi các yếu tố khác không đổi sẽ gây ra tác động:
A. Tỷ giá thực tăng C. Giá hàng hoá trong nước trở nên rẽ hơn
B. Xuất khẩu tăng D. A, B và C đều đúng
10. Để kích cầu, chính phủ có thể sử dụng các chính sách:
A. Tăng đầu tư công và tăng trợ cấp xã hội C. Tăng thuế và giảm chi chuyển nhượng
B. Tăng thuế và tăng bảo hiểm thất nghiệp D. Giảm đầu tư công và giảm thuế cùng một mức
11. Khi ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ dẫn đến:
A. Ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền C. Không tác động đến hoạt động dự trữ và cho vay của các
mặt nhiều hơn ngân hàng thương mại
B. Ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền D. Gia tăng các khoản tiền gửi và cho vay của các ngân hàng
mặt giảm xuống thương mại
12. Giả sử dự trữ bắt buộc là 10%, dự trữ tùy ý là 10%, tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác ở ngân hàng là 60%.
Số nhân tiền tệ trong trường hợp này sẽ là:
A. KM = 2 B. KM = 3 C. KM = 4 D. KM = 5
13. Lãi suất của các khoản vay trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào:
A. Khả năng chuyển hoán C. Kỳ hạn thanh toán
B. Rủi ro D. Cả A, B và C
14. Ngân sách của chính phủ thâm hụt 6,2% GDP, nếu chính phủ giảm 5% tổng chi tiêu thì thâm hụt ngân sách:
A. 1,2% GDP C. Ít hơn 1,2% GDP
B. Lớn hơn 1,2% GDP D. 6,2% GDP
15. Trong nền kinh tế Việt Nam, xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu có nghĩa là:
A. Chỉ số GDP nhỏ hơn GNP C. Khi tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại sẽ được cải thiện
B. Khi giảm nhập khẩu thì cán cân thương mại được cải D. Nền kinh tế VN đang nhập siêu
thiện
Dữ kiện sau dùng cho câu 16 và 17 : Trong một nền kinh tế đóng có các số liệu sau: C = 200 + 0.8Yd, I = 100 , G = 150,
T = 50 + 0.25Y.
16. Ngân sách cân bằng khi sản lượng ở mức:
A. Y = 400 B. Y = 800 C. Y = 4000 D. Y = 8000
17. Nếu chính phủ tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ thêm một lượng 40 và tăng thuế một lượng 50 thì điều gì sau đây là
đúng?
A. Sản lượng cân bằng tăng thêm một lượng 100 C. Sản lượng cân bằng giảm một lượng 10
B. Sản lượng cân bằng không thay đổi D. Cả A, B và C đều sai
Dữ kiện sau dùng cho câu 18 đến 27 :
Một nền kinh tế có các số liệu sau:
C = 250 + 0,9Yd, I = 50 + 0,01Y, G = 290, X = 200, M = 100 + 0,07Y,
T = 100 + 0,1Y, Yp = 2500, (Đơn vị của sản lượng là tỷ USD).
18. Phương trình hàm tổng cầu :
A. AD = 600 + 0,82Y B. AD = 600 + 0,75Y C. AD = 700 + 0,82Y D. AD = 690 + 0,75Y
19. Mức sản lượng cân bằng:
A. Y = 2400 B. Y = 2800 C. Y = 2740 D. Cả A, B và C đều sai
20. Tình trạng ngân sách:
A. Thặng dư một lượng 50 B. Thâm hụt một lượng 50 C. Thặng dư một lượng 90 D. Thâm hụt một lượng 90
21. Cán cân thương mại:
A. Thặng dư một lượng 68 B. Thâm hụt một lượng 68 C. Cân bằng D. Cả A, B và C đều sai
22. Tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ theo định luật Okun:
A. 2% B. 3% C. 4% D. Không thể xác định được
23. Nếu chính phủ tăng G thêm 1 tỷ thì mức sản lượng cân bằng tăng thêm một lượng:
A. 1 tỷ B. 2 tỷ C.3 tỷ D. 4 tỷ
24. Nếu chính phủ điều chỉnh giảm thuế 1 tỷ thì mức sản lượng cân bằng thay đổi một lượng:
A. Tăng thêm 1 tỷ B. Giảm xuống 1 tỷ C. Tăng thêm 0,9 tỷ D. Cả A, B và C đều sai
25. Nếu chính phủ tăng G thêm một lượng là 20,5 thì cần điểu chỉnh T một lượng bao nhiêu để sản lượng cân bằng đạt mức
sản lượng tiềm năng:
A. Không cần điều chỉnh T B. Tăng T thêm 5 C. Giảm T thêm 5 D. Cả A, B và C đều sai

Mã đề 1011C1.01 Page 2 of 5 Sinh viên nộp lại đề cùng bảng tổng hợp kết quả làm bài thi
26. Mức sản lượng để ngân sách cân bằng:
A. Y = 1900 B. Y = 2400 C. Y = 2900 D. Y = 3900
27. Giả sử chính phủ chi tiêu theo mục tiêu cân bằng ngân sách, mức chi tiêu G của chính phủ là:
A. 340 B. 373,33 C. 383,33 D. Không thể xác định được
28. Khi cung tiền do NHTW quyết định thì:
A. Đường cung tiền hoàn toàn không co giãn theo lãi suất C. Đương cầu tiền hoàn toàn co giãn theo lãi suất
B. Đường cầu tiền hoàn toàn không có giãn theo lãi suất D. Đường cung tiền dốc xuống về bên phải
29. Giả sử Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 8% đồng thời tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng của
dân chúng tăng lên, khi đó:
A. M1 tăng và lãi suất giảm C. M1 giảm và lãi suất giảm
B. M1 giảm và lãi suất tăng D. Không thể khẳng định M1 tăng hay giảm
30. Bẫy thanh khoản có thể xảy ra khi:
A. NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng C. NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
B. Chính phủ giảm chi tiêu công D. Chính phủ mở rộng đầu tư công
31. Thất nghiệp nào sau đây vẫn tồn tại khi nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng nhân công:
A. Thất nghiệp chu kỳ C. Thất nghiệp không tự nguyện
B. Thất nghiệp tự nhiên D. Cả A, B và C
32. Đường LM dốc lên thể hiện
A. Khi lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng tăng C. Khi sản lượng tăng thì lãi suất cân bằng giảm
B. Khi sản lượng tăng thì lãi suất cân bằng tăng D. Khi lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng giảm
33. Lượng cung tiền tăng làm cho:
A. Đường IS dịch chuyển sang trái C. Cả đường IS và LM dịch chuyển sang phải
B. Đường LM dịch chuyển sang phải D. Đường IS và LM không dịch chuyển
34. Nhân tố ổn định tự động của chính sách tài khoá là:
A. Thuế thu nhập lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp C. Tỉ giá hối đoái
B. Lãi suất và tỉ giá hối đoái D. Cả A, B và C đều đúng
35. Đường Phillips trong ngắn hạn thể hiện:
A. Sự đồng biến giữa lạm phát và thất nghiệp C. Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
B. Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp D. Thất nghiệp luôn ở mức thất nghiệp tự nhiên
36. Trong nền kinh tế mở, có sự vận động vốn hoàn hảo và chính phủ theo đuổi chính sách tỷ giá cố định thì:
A. Đường LM thẳng đứng C. Đường IS thẳng đứng
B. Đường LM nằm ngang D. Đường IS nằm ngang
37. Giả sử một quốc gia vào năm 2010 có các số liệu sau (đơn vị tính tỷ USD): X = 67, M = 78, KA (tài khoản vốn) = 11 và
giả định NFFI, NTr, EO bằng không. Cán cân thanh toán của quốc gia này năm 2010 là:
A. Thặng dư 11 tỷ USD C. Thặng dư 22 tỷ USD
B. Thâm hụt 11 tỷ USD D. Cân bằng
38. Hàm tiêu dùng C = 100 + 0,75Yd, cho biết:
A. Thu nhập của nền kinh tế tăng lên 1 đồng thì tiêu C. Thu nhập của nền kinh tế tăng lên 1 đồng thì tiêu
dùng của khu vực dân cư tăng lên 0,75 đồng. dùng của khu vực dân cư giảm xuống 0,75 đồng.
B. Thu nhập của nền kinh tế tăng lên 1 đồng thì tiêu D. Cả A, B và C đều sai
dùng của khu vực dân cư tăng lên 100,75 đồng.
39. Tỷ giá thực:
A. Phản ánh tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền C. Phản ảnh tỷ lệ GDP giữa hai nền kinh tế
B. Phản ảnh tỷ lệ lượng vàng mà 2 đồng tiền mua được D. Phản ảnh tỷ lệ giá cả hàng hóa của 2 nước khi tính
theo đồng tiền của một trong hai nước đó
40. Khi không có sự thay đổi trong dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong khi NHNN sẳng sàn tham gia
tài trợ chính thức, có nghĩa là:
A. Cán cân thương mại bằng 0 C. Cán cân tài khoản vãng lai bằng 0
B. Cán cân tài khoản vốn bằng 0 D. Cán cân thanh toán bằng 0
Dữ kiện sau dùng cho câu 41 đến cân 50 :
Một nền kinh tế có các số liệu sau: C = 400 + 0,7Yd; I = 450 + 0,02Y – 50r; G = 200; T = 0,1Y; X = 250; M = 50 + 0,15Y.
Cơ số tiền (tiền mạnh) mà Ngân hàng trung ương phát hành là 1500; tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ngân hàng là
185%; tỷ lệ dự trữ chung của ngân hàng 18,5%, trong đó dự trữ bắt buộc là 8,5%; hàm cầu tiền DM = 2500 + 0,2 Y – 100r (r
là lãi suất).
41. Phương trình đường IS:
A. Y = 1250 – 50.r B. Y = 2500 – 100.r C. Y = 2500 – 50.r D. Y = 1250 – 100.r
42. Phương trình đường LM:
A. r = 4 + 0,002.Y B. r = - 4 + 0,02.Y C. r = 10 + 0,02.Y D. r = 10 + 0,002.Y
43. Số nhân tiền tệ KM bằng:
A. 1 B. 2 C. 3 D. Cả A, B và C đều sai
44. Lượng M1 trong lưu thông:
A. 1500 B. 2000 C. 2100 D. 2200
45. Tổng tiêu dùng của khu vực hộ gia đình trong nền kinh tế:
A. 400 B. 1102,5 C. 1625 D. 1502,5
46. Tổng mức đầu tư tư nhân trong nền kinh tế:
A. 1100 B. 600 C. 450 D. 110

Mã đề 1011C1.01 Page 3 of 5 Sinh viên nộp lại đề cùng bảng tổng hợp kết quả làm bài thi
47. Tình trạng ngân sách:
A. Thâm hụt 25 B. Thặng dư 25 C. Cân bằng D. Cả A, B và C đều sai
NHTW quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống mức 5%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng không thay đổi (Trả lời tiếp câu
48, 49, 50)
48. Tổng mức đầu tư tư nhân điều chỉnh bởi quyết định này:
A. Tăng thêm 126,25 B. Tăng thêm 26,25 C. Tăng thêm 16,25 D. Cả A, B và C đều sai
49. Tình trạng ngân sách điều chỉnh bởi quyết định này:
A. Giảm thâm hụt một lượng 3,125 C. Giảm thâm hụt một lượng 5,125
B. Tăng thâm hụt một lượng 3,125 D. Không thay đổi
50. Cầu tiền thay đổi một lượng:
A. Tăng thêm 1,425 lần B. Tăng thêm 37,5 C. Tăng thêm 137,5 D. Cả A, B và C đều sai
51. Việc sử dụng chỉ số CPI để tính tỷ lệ lạm phát vì:
A. CPI phản ánh được sự thay đổi giá cả của tất cả các C. CPI phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng
hàng hoá trong nền kinh tế. hoá lên giá cả
B. CPI phản ánh được sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu D. Cả A, B và C đều sai
của khu vực hộ gia đình qua hằng năm.
52. Chọn câu sai:
A. Giõ hàng hoá dùng để tính CPI ở Việt Nam hiện nay C. Chỉ số giá dùng để tính tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là
được lấy năm 2009 chỉ số GDPdef và năm được chọn làm gốc là năm 1994
B. Tỷ trọng lương thực thực phẩm (hàng ăn và dịch vụ D. Chỉ số CPI dẽ dàng tính toán và dẽ cập nhật hơn chỉ
ăn uống) trong giõ hàng hoá tính CPI ở Việt Nam hiện số GDPdef
nay chiếm 39,93%
53. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ dẫn đến:
A. Tăng sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa và C. Giảm sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa và
tăng lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ giảm lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ
B. Tăng sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa và D. Giảm sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa và
giảm lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tăng lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ
54. Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào
A. Độ nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất C. Độ nhạy cảm của cầu tiền đối với sản lượng
B. Độ nhạy cảm của đầu tư đối với sản lượng D. Độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất
55. Tác động hất ra càng lớn khi
A. Đầu tư phản ứng mạnh đối với lãi suất C. Đầu tư kém nhạy cảm đối với lãi suất
B. Cầu tiền phản ứng mạnh đối với sản lượng D. Cả A và B đều đúng
56. Việc chính phủ cắt giảm thuế sẽ làm:
A. AD tăng do đó sản lượng tăng và có sự di chuyển dọc IS C. Dịch chuyển đường IS sang phải
B. Dịch chuyển đường IS sang trái D. Dịch chuyển đường LM sang phải
57. Dùng tỉ lệ tăng của GDP thực để phản ánh tăng trưởng kinh tế vì
A.Đã loại được yếu tố lạm phát qua các năm C.Tính theo giá hiện hành
B. Tính theo sản lượng của năm hiện hành D.Các câu trên đều sai
58. Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Lạm phát là tình trạng mà lượng tiền giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết trong lưu thông
B. Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động có đăng ký tìm việc nhưng chưa có việc làm hoặc chờ
được gọi đi làm việc
C. Sản lượng tiềm năng là sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được
D. Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá chung trong nền kinh tế
59. Theo lý thuyết số lượng tiền tệ thì:
A. Tỷ lệ tăng giá (P) bằng với tỷ lệ tăng lượng cung tiền (M) C. Giá trị GDP danh nghĩa được quyết định bởi lượng
cung tiền
B. Tỷ lệ tăng giá (P) bằng với tỷ lệ tăng tốc độ lưu thông của D. Cả A và C đều đúng
tiền (V)
60. Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, trong thị trường tự do và thỏa mãn các giả định của lý thuyết này, tỷ giá hối đoái của
một nước có xu hướng:
A. Làm cho chi phí mua hàng hoá trong nước bằng với C. Giảm khi giá hàng hoá trong nước tăng cao
chi phí mua hàng hoá đó ở nước ngoài
B. Thay đổi cùng tỷ lệ với sự thay đổi của mức giá D. Cả A, B và C đều đúng
chung trong nền kinh tế
61. Trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy, nền kinh tế trong tình trạng:
A. Vừa suy thoái, vừa lạm phát cao C. Suy thoái kinh tế và giảm phát
B. Tăng trưởng nóng D. Cả A, B và C đều có thể xảy ra
Dữ kiện sau dùng cho các câu 62 đến 64: Giả sử nền kinh tế của một quốc gia vào năm 2010 có các số liệu sau:
C = 500; I = 250; G = 150; X = 400; M = 450; In = 150; Ti = 150; Td = 100; Tr = 50; NIA = 50.
Biết đơn vị tính của các số liệu trên là tỷ USD và được tính theo giá hiện hành.
62. GDP danh nghĩa theo giá thị trường của quốc gia này ở năm 2010 là:
A. 900 B. 950 C. 850 D. 800
63. GNP danh nghĩa theo giá thị trường của quốc gia này ở năm 2010 là:
A. 900 B. 950 C. 850 D. 800

Mã đề 1011C1.01 Page 4 of 5 Sinh viên nộp lại đề cùng bảng tổng hợp kết quả làm bài thi
64. NI của quốc gia này ở năm 2010 là:
A. 1000 B. 950 C. 650 D. 700
65. Giả sử người Việt Nam mua 100 xe Lexus của Nhật và nhà xuất khẩu Nhật dùng tiền bán 100 chiếc ô tô này để mua cổ
phần của Vinashin. Nhận định nào sau đây là đúng đối với Việt Nam:
A.Xuất khẩu ròng giảm và đầu tư nước ngoài ròng giảm C. Xuất khẩu ròng giảm và đầu tư nước ngoài ròng tăng
B. Xuất khẩu ròng tăng và đầu tư nước ngoài ròng tăng D. Xuất khẩu ròng tăng và đầu tư nước ngoài ròng giảm
66. Thành phần nào dưới đây không nằm trong lực lượng lao động của Việt Nam:
A. Sinh viên chính qui đang học tại Trường Đại học C. Những quân nhân chuyên nghiệp ở Trường Sa
Kinh tế - Luật
B. Cựu sinh viên tốt nghiệp không muốn tìm việc làm D. Cả A và B
67. Khoản nào sau đây không được tính vào vào chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình
A. Tiền điện hàng năm C. Tiền học phí và tình phí
B. Tiền đi du lịch trong nước D. Tiền mua nhà, đất, vàng và cổ phiếu
68. Một công ty sản xuất vỏ xe và bán 4 chiếc vỏ xe cho một nhà sản xuất ô tô với giá 10 triệu một chiếc. Một nhà sản xuất
khác sản xuất và bán một chiếc máy nghe nhạc Compact cho nhà sản xuất ô tô với giá 10 triệu. Nhà sản xuất ô tô lắp ráp
những thứ đã mua ở trên vào một xe ô tô mới và bán cho người tiêu dùng cuối cùng được 300 triệu. Các sản phẩm trên
được tạo ra trong năm 2010. Giá trị của tất cả các giao dịch này nên được tính vào GDP năm 2010 là:
A. 300 triệu C. 300 triệu trừ đi lợi nhuận của nhà SX ô tô từ chiếc xe này
B. 350 triệu D. 350 triệu trừ đi lợi nhuận của nhà SX ô tô từ chiếc xe này
Dữ kiện sau dùng cho các câu 69 và 70:
Có các khái niệm được đánh chữ và các câu được đánh số sau:
a- Tác động lấn át 1- Những chi phí từ lạm phát gây ra do lãi suất danh nghĩa cao làm cho mọi người
b- Quản lý tổng cầu phải giảm lượng tiền thực tế nắm giữ, xã hội phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn để
c- Lạm phát mục tiêu thực hiện giao dịch.
d- Chi phí thực đơn 2- Mối quan hệ tương quan giữa quyết định về lãi suất của ngân hành trung ương và
e- Chi phí mòn dày sự thay đổi kỳ vọng về lạm phát và sản lượng.
f- Thuế lạm phát 3-Sự giảm cầu về tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân gây ra từ việc chính phủ
g- Mục tiêu tiền tệ tăng chi tiêu làm tăng tổng cầu.
h- Hạch toán lạm phát 4- Xác định mục tiêu về lượng tiền danh nghĩa phù hợp với chính sách tiền tệ.
5- Những chi phí do lạm phát gây ra vì các nguồn lực vật chất cần thiết để in lại
bảng giá, điều chỉnh máy bán hàng tự động, ...
6- Xác định mục tiêu về lạm phát thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ.
69. Cặp khái niệm và câu phù hợp:
A. a-1; b-6 B. a-6; b-2 C. c-6; d-5 D. c-4; d-1
70. Cặp khái niệm và câu phù hợp:
A. a-3; b-2; e-1 B. a-3; b-2; f-5 C. c-4; d-5; g-6 D. a-3; c-6; g-4
Dữ kiện sau dùng cho câu 71 đến câu 75 :
Giả sử một quốc gia chỉ sản xuất 3 sản phẩm cuối cùng A, B, C và có các số liệu ở bảng sau:
Năm A (Quần áo) B (Thực phẩm) C (Nhà ở)

QA PA QB PB QC PC
Năm 1 100 20 100 10 20 30
Năm 2 100 21 110 15 25 30
Năm 3 100 22 120 15 30 32
Năm 1 được chọn làm năm gốc.
71. GDP danh nghĩa năm 1, năm 2 và năm 3 lần lượt là:
A. 3600; 4000; 4500 B. 3600; 4500; 4960 C. 4500; 4960; 5000 D. 4500; 4960; 5060
72. GDP thực năm 2 và 3 lần lượt là:
A. 3850; 4100 B. 3850; 4500 C. 4500; 5060 D. 4500; 3850
73. Chỉ số CPI năm 2 và 3 lần lượt là (làm tròn đến 3 con số sau dấu thập phân):
A. 1; 1,167 B. 1,167; 1,23 C. 1,167; 1,206 D. 1,206; 1,23
74. Tỷ lệ lạm phát theo chỉ số CPI năm 2 là:
A. 3,3 % B. 6,7% C. 23% D. 16,7%
75. Tỷ lệ lạm phát theo chỉ số GDPdef năm 2 và năm 3 lần lượt là:
A. 16,88%; 3,5% B. 16,88%; 20,98% C. 3,5%; 16,88% D. 3,5%; 20,98%
----------------- Hết ----------------

Mã đề 1011C1.01 Page 5 of 5 Sinh viên nộp lại đề cùng bảng tổng hợp kết quả làm bài thi

You might also like