You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ


BỘ MÔN LUẬT THUẾ


Buổi thảo luận thứ ba
Lớp: 119-QTL45A(1)
Nhóm: 1
Tên thành viên:

STT Họ và Tên MSSV


1 Đào Vũ Ngọc Anh 2053401020004
2 Nguyễn Thanh Diệu Anh 2053401020011
3 Trần Hồng Anh 2053401020017
4 Trần Thục Anh 2053401020018
5 Trần Thị Ngọc Bích 2053401020020
6 Nguyễn Huỳnh Bảo Châu 2053401020023
7 Viên Ngọc Hải Đăng 2053401020026
8 Trịnh Thị Kiều Diễm 2053401020029
9 Nguyễn Thụy Thùy Dương 2053401020039
10 Trịnh Thị Hồng 2053401020067

MỤC LỤC
I. Lý thuyết.........................................................................................................................1
1. Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh (chị) điều này
có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “Thuế GTGT là thuế tính trên
giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu
thông đến tiêu dùng” không?...................................................................................1
2. Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt như thế nào so
với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu?................................1
3. Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ý nghĩa của
mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu?...................2
4. Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng thuế
suất 0% không? Tại sao?..........................................................................................3
5. Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính thuế
trực tiếp trên GTGT?...............................................................................................4
6. Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra khi nào? Ý nghĩa pháp lý
của hiện tượng này?..................................................................................................4
7. Phân biệt đối tượng không chịu thuế và đối tượng được hưởng thuế suất thuế
GTGT là 0%?............................................................................................................5
8. Tại sao không nên quy định nhiều mức thuế suất thuế giá trị GTGT khác nhau?6
II. Nhận định Đúng/Sai.....................................................................................................6
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB là người nộp
thuế TTĐB.................................................................................................................6
2. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức khác
xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB..............................................................................6
3. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thì không chịu
thuế GTGT.................................................................................................................6
4. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế xuất sản
xuất và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...7
5. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là đối tượng nộp thuế tiêu
thụ đặc biệt.................................................................................................................7
6. Hành vi nhập khẩu máy Jackpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu và
thuế tiêu thụ đặc biệt.................................................................................................7
7. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán đã
bao gồm tiền thuế GTGT..........................................................................................7
8. Các doanh nghiệp có quy mô như nhau thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT
như nhau....................................................................................................................8
9. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế trực thu.....................................................8
2
10. Người nộp thuế BVMT chỉ có thể là tổ chức kinh doanh hàng hóa chịu thuế
BVMT.........................................................................................................................8
11. Thuế suất thuế BVMT được xác định theo mức thuế suất thuế TTĐB.........8
12. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT khi nhập khẩu chỉ chịu thuế BVMT.8
III. Tình huống...................................................................................................................9
Tình huống 1..............................................................................................................9
Tình huống 2............................................................................................................11
Tình huống 3............................................................................................................12

3
THẢO LUẬN BUỔI 3
I. Lý thuyết
1. Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh (chị)
điều này có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế GTGT quy định: “Thuế GTGT là thuế
tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản
xuất, lưu thông đến tiêu dùng” không?

Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT (khi không thuộc các đối tượng
không chịu thuế quy định tại Điều 5 Luật Thuế GTGT 2008). Bởi vì, căn cứ theo quy
định tại Điều 2 Luật Thuế GTGT 2008 thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được
tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Phải hiểu rằng, thuế giá trị gia
tăng là một loại thuế thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy,
về mặt nguyên tắc, những hàng hóa, dịch vụ nào có được từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh đều là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng khi nó có phát sinh giá trị tăng thêm.
Trong đó, hoạt động chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật có bao gồm hoạt động
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu chịu thuế GTGT không mâu thuẫn với quy định tại
Điều 2 Luật Thuế GTGT 2008: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Bởi vì, theo
quy định tại Điều 2 Luật Thuế GTGT 2008 thì căn cứ tính thuế chính là phần giá trị tăng
thêm của hàng hóa, dịch vụ trong các khâu từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Điều đó
có nghĩa là, chỉ cần có hoạt động làm phát sinh hay làm tăng thêm giá trị của hàng hóa,
dịch vụ đều sẽ là căn cứ để tính thuế GTGT (khi các hàng hóa, dịch vụ đó thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT). Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu là một hoạt động nằm trong
tiến trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng, nói cách khác, hoạt động nhập khẩu
cũng nằm trong các khâu từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng được quy định tại Điều 2
Luật Thuế GTGT 2008. Đồng thời, hoạt động nhập khẩu rõ ràng rằng cũng làm phát sinh
thêm/tăng thêm giá trị cho hàng hóa, dịch vụ. Do đó, việc điều tiết thuế GTGT vào các
hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu không mâu thuẫn với quy định tại Điều 2 Luật Thuế GTGT
2008 và phù hợp với tính chất của loại thuế này.
2. Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt như thế
nào so với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu?
Việc điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt cơ bản so
với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng hóa:
- Với việc áp dụng thuế nhập khẩu, Nhà nước có thể kiểm soát được hàng hóa
nhập khẩu vào Việt Nam. Đồng thời thuế nhập khẩu còn có ý nghĩa là hướng dẫn người
tiêu dùng trong nước. Bởi vì khi nhập khẩu hàng hóa sẽ bị đánh thuế, thuế nhập khẩu cấu
thành trong giá sản phẩm, dẫn đến hệ quả giá thành tăng lên. Trong khi đó, hàng hóa
cùng loại được sản xuất ở thị trường nội địa không bị đánh thuế nhập khẩu hoặc chỉ chịu
thuế nhập khẩu cho phần nguyên nhiên liệu, máy móc để sản xuất nên giá thành rẻ hơn,
có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Thông qua đây có thể bảo vệ được nền sản xuất
trong nước. Bên cạnh đó việc điều tiết thuế nhập khẩu còn thể hiện chính sách ngoại giao
của Nhà Nước.

1
- Việc điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu nhằm điều tiết vào phần tăng
thêm của hàng hóa nhập khẩu, tạo nên sự công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước
với hàng nhập khẩu. Bởi vì, hàng hóa được sản xuất, xuất hiện ở thị trường trong nước
phải chịu sự điều tiết của thuế GTGT. Do đó, để tăng tính cạnh tranh và bảo hộ nền sản
xuất trong nước nên Nhà nước đương nhiên phải đánh thuế GTGT đối với hàng hóa nhập
khẩu.
3. Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ý nghĩa
của mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu?
Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành có 4 loại:
- Mức thuế suất 0%: tại Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế GTGT, Mức thuế suất thuế
giá trị gia tăng 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng
hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia
tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:
+ Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
+ Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;
+ Dịch vụ cấp tín dụng;
+ Chuyển nhượng vốn;
+ Dịch vụ tài chính phái sinh;
+ Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
+ Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt
Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài
theo quy định của Chính phủ.
- Mức thuế suất 5%: Tại Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT, mức thuế suất thuế
giá trị gia tăng 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
+ Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng
trưởng vật nuôi, cây trồng;
+ Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp;
nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông
nghiệp;
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy
định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng;
+ Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh
cá;
+ Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy
định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng;
+ Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
+ Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản
phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế;
giấy in báo;
+ Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh;
sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh;

2
+ Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng,
phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên
cứu, thí nghiệm khoa học;
+ Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất
phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
+ Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Luật
Thuế giá trị gia tăng;
+ Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ;
+ Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.
- Mức thuế suất 10%: Theo khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008,
khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP, các nhóm hàng hóa, dịch vụ sau đây sẽ áp
dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%:
+ Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh
bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kê
khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
+ Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
+ Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục
III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo
Nghị định 44/2023/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc
đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia
tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được
giảm thuế giá trị gia tăng.
- Mức thuế suất 8%: Theo khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, khoản
1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP, các hàng hóa dịch vụ không thuộc mục 1.1, 1.2, 1.3
sẽ áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8%.
Ý nghĩa của mức thuế suất thuế GTGT là 0%: có thể thấy rõ ràng khi được
hưởng thuế suất 0%, doanh nghiệp không phát sinh thuế đầu ra phải nộp nhưng vẫn được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Như vậy việc áp dụng mức thuế suất 0%:
- Đảm bảo nguyên tắc điểm đến, nhường quyền đánh thuế cho nơi hàng hóa tiêu
dùng. Đây là sự phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh
tế.
- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vì được hoàn thuế GTGT, nên giá
bán hàng hóa dịch vụ xuất khẩu giảm đi tạo điều kiện cạnh tranh về giá cho hàng xuất
khẩu, đồng thời từ đó kích thích tăng cường sản lượng sản xuất.
- Để được hoàn thuế GTGT thì doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hóa đơn chứng
từ chặt chẽ nên khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường hạch toán kinh
doanh.

3
4. Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng
thuế suất 0% không? Tại sao?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng thì hàng hóa thuộc diện
không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% trừ các trường hợp
chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái
bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái
sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; các sản phẩm quy định tại khoản 23 Điều 5 và phải
đáp ứng đủ điều kiện áp dụng thuế suất 0% theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số
219/2013/TT-BTC. Bởi vì để kiểm soát hoạt động xuất khẩu nói chung và số lượng, chất
lượng hàng hoá, dịch vụ nói riêng, với mức thuế suất 0% cơ sở có hành vi xuất khẩu
không phải nộp thuế nhưng vẫn phải đăng ký, kê khai, quyết toán thuế. Hơn nữa, việc
hoàn thuế ở khâu xuất khẩu sẽ khuyến khích các cơ sở xuất khẩu tích cực, chủ động kê
khai hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Giúp Nhà nước dễ dàng quản lý hàng hoá, dịch vụ xuất
khẩu, ổn định nền kinh tế.
5. Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp
tính thuế trực tiếp trên GTGT?
Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT theo Điều 10 Luật Thuế
GTGT 2008:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1
tỷ đồng trở lên, trừ hộ gia đình, cá nhân kinh doanh;
- Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ
gia đình, cá nhân kinh doanh;
- Có thuế GTGT đầu vào, đầu ra.
Điều kiện áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT theo Điều 11 Luật
Thuế GTGT 2008: áp dụng đối với kinh doanh vàng bạc đá quý.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu
một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành
hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế.
6. Sự “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT xảy ra khi nào? Ý nghĩa
pháp lý của hiện tượng này?
- Xảy ra khi tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Thuế GTGT luôn là sự liên hoàn của đầu ra trừ đầu vào. Theo nguyên lý, đối
tượng nộp thuế chỉ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra
và số thuế đầu vào. Sự “gãy khúc” xảy ra khi tính thuế theo phương pháp này. Vì để được
4
khấu trừ và hoàn thuế GTGT, người nộp thuế đã phải nộp thuế GTGT đầu vào và phải
phát sinh thuế GTGT đầu ra. Nên trường hợp người nộp thuế không nộp thuế GTGT đầu
vào (tức hàng hóa, dịch vụ đầu vào rơi vào trường hợp không chịu thuế GTGT) nhưng có
phát sinh thuế GTGT đầu ra sẽ không được khấu trừ thuế. Hoặc nếu người nộp thuế đã
nộp thuế GTGT đầu vào nhưng không phát sinh thuế GTGT đầu ra (tức hàng hóa, dịch
vụ bán ra là những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT) thì người nộp thuế cũng
không được hoàn thuế. Hai trường hợp trên chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự “gãy
khúc” trong việc thu thuế GTGT.
- Ý nghĩa: Để tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phải có thuế GTGT
đầu vào và thuế GTGT đầu ra, bảo đảm việc được tính thuế GTGT, khắc phục được tình
trạng trốn thuế của cơ sở kinh doanh.
7. Phân biệt đối tượng không chịu thuế và đối tượng được hưởng thuế suất
thuế GTGT là 0%?
- Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0%
thường bị nhiều người hiểu nhầm là giống nhau. Tuy nhiên, điều này là không đúng theo
quy định của pháp luật về thuế.
- Thứ nhất về mặt bản chất, thuế suất 0% là các đối tượng vẫn thuộc diện chịu thuế
GTGT nhưng được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Còn đối tượng chịu thuế là các đối
tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định.
- Thứ hai, về đối tượng áp dụng, hai đối tượng này cũng có điểm khác.
+ Đối tượng áp dụng của thuế suất thuế GTGT 0% là áp dụng đối với: hàng hóa,
dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu
phi thuế quan; Vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi
xuất khẩu. Tuy nhiên, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định
tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016.
+ Đối tượng không chịu thuế của thuế GTGT là áp đối với một số đối tượng trong
sản xuất nông nghiệp, an sinh xã hội, hoạt động nhân đạo, đơn cử như: Sản phẩm trồng
trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt
chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá
nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo
vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm
nông nghiệp; Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh,
muối i-ốt mà thành phần chính là Natri-clorua (NaCl); Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do
Nhà nước bán cho người đang thuê.Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ
chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại…
- Thứ ba, về đặc điểm:
+ Về kê khai thuế:
● Thuế suất thuế GTGT 0% vẫn phải kê khai thuế bình thường vì các đối
tượng nêu trên vẫn thuộc đối tượng chịu thuế.
● Đối tượng không chịu thuế GTGT thì cá nhân, tổ chức không có trách
nhiệm kê khai thuế đối với các đối tượng không thuộc diện chịu thuế.
+ Khấu trừ và hoàn thuế:

5
● Thuế suất thuế GTGT 0%: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
0% được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định.
● Đối tượng không chịu thuế GTGT: Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
không chịu thuế thì không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào.
+ Cơ sở pháp lý : Điều 5, Điều 8 Luật Thuế GTGT.
- Cuối cùng, về ý nghĩa:
+ Đối tượng không chịu thuế GTGT: khuyến khích cho doanh nghiệp phát triển
các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước
+ Đối tượng được hưởng thuế suất thuế GTGT 0%: khuyến khích cho doanh
nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.
8. Tại sao không nên quy định nhiều mức thuế suất thuế giá trị GTGT khác
nhau?
Lượng giá trị thuế không được khấu trừ toàn bộ.
Việc quy định nhiều mức thuế suất thuế GTGT đã có tác động không tốt cho quá
trình phân công lao động xã hội và phân bổ vốn, đồng thời cũng gây khó khăn nhất định
cho công tác quản lý thu, nộp thuế, tạo kẽ hở cho việc trốn thuế. Việc quy định ít mức
thuế suất giúp cho việc quản lý của Nhà nước nói chung và ngành Thuế nói riêng đạt
được hiệu quả tốt hơn, giảm bớt được hiện tượng gian lận về thuế.
II. Nhận định Đúng/Sai
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB là người
nộp thuế TTĐB.
- Nhận định này Sai.
- CSPL: Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008.
- Không phải các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
là người nộp thuế TTĐB. Bởi vì, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008
thì: “Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa
và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”. Điều đó có nghĩa, chỉ
có hành vi sản xuất và nhập khẩu hàng hóa mới là hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
thì mới phải nộp loại thuế này, còn hành vi kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế
TTĐB không phải nộp thuế TTĐB. Do đó, các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh hàng hóa
thuộc diện chịu thuế TTĐB không phải là người nộp thuế TTĐB.
Mặt khách Đúng nếu thực hiện hành vi kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. Điều 4
2. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức
khác xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB.
- Nhận định này Sai.
- Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thuế TTĐB thì hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
nhưng hàng hóa đó được sản xuất để bán cho các tổ chức khác xuất khẩu thì được xếp
vào đối tượng không chịu thuế TTĐB, do đó các hàng hóa này không phải chịu thuế
TTĐB. Đồng thời, mục tiêu cơ bản của thuế TTĐB là điều tiết thu nhập và định hướng
tiêu dùng trong nước. Trong khi việc xuất khẩu hàng hóa làm cho hàng hóa đó không còn

6
được tiêu dùng trong nước nữa, cho nên không đáp ứng được mục tiêu của thuế TTĐB.
Vì vậy, việc không điều tiết thuế TTĐB đối với hàng hóa xuất khẩu là phù hợp.
3. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thì không
chịu thuế GTGT.
- Nhận định này Sai.
- CSPL: Điều 5, điểm a Khoản 1 Điều 7 Luật Thuế GTGT 2008.
- Mục đích điều chỉnh khác nhau Thuế TTĐB điều chỉnh hành vi tiêu dùng hàng hóa
xa xỉ,… còn GTGT thì….
Về cơ bản, cùng một đối tượng hàng hóa, dịch vụ nhưng hàng hóa, dịch vụ đó có thể
chịu sự điều chỉnh của hai hoặc nhiều loại thuế khác nhau. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ
thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB và không thuộc các trường hợp được quy
định tại Điều 5 Luật thuế GTGT 2008 thì hàng hóa, dịch vụ đó vẫn phải chịu thuế TTĐB
và thuế GTGT. Do vậy, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế
TTĐB thì vẫn có thể phải chịu thuế GTGT.
4. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế
xuất sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.
- Nhận định này Đúng.
- CSPL: Điều 2, Điều 4 Luật thuế TTĐB.
- Hàng hóa
Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo Điều 2 Luật thuế TTĐB 2008
do doanh nghiệp khu chế xuất sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam không thuộc đối
tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đồng thời theo quy định tại Điều 4 Luật thuế
TTĐB 2008 thì doanh nghiệp khu chế xuất sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam tức
là doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, mà người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá
nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Vậy nên, hàng hóa thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế xuất sản xuất và bán vào thị
trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
5. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là đối tượng nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt.
- Nhận định trên là Sai.
- Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008 thì một tổ chức được xem là người nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và hàng hóa này
phải thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Như vậy, nếu một cơ sở có hành vi sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn nhưng hàng hóa này không phải là đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2008 thì cơ sở này không
phải là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
6. Hành vi nhập khẩu máy Jackpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu
và thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Nhận định này Sai.

7
- Hành vi nhập khẩu máy Jackpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu vì
máy Jackpot và dụng cụ chơi golf được nhập khẩu qua biên giới Việt Nam nên là đối
tượng chịu thuế nhập khẩu theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế XK, Thuế NK. Còn theo
khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB thì máy jackpot và dụng cụ chơi golf không phải là đối
tượng chịu thuế của Luật Thuế TTĐB nên hành vi nhập khẩu máy jackpot và dụng cụ
chơi golf không phải nộp loại thuế tiêu thụ đặc biệt này.
7. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá
bán đã bao gồm tiền thuế GTGT.
Sai. Vì căn cứ theo Điều 6 Luật Thuế TTĐB 2008 thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán
ra và chưa có thuế GTGT. Do đó, nhận định trên là sai do giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán chưa bao gồm tiền thuế GTGT chứ
không phải là bao gồm tiền thuế GTGT.
8. Các doanh nghiệp có quy mô như nhau thì được áp dụng thuế suất thuế
GTGT như nhau.
- Nhận định này Sai.
- Theo Điều 8 Luật Thuế GTGT 2008 thì mức thuế suất thuế GTGT không phụ
thuộc vào quy mô của các doanh nghiệp mà căn cứ vào đối tượng chịu thuế (hàng hóa,
dịch vụ). Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế
và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi
xuất khẩu, trừ các trường hợp quy định tại điểm a đến điểm g Khoản 1 Điều 8. Mức thuế
suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 2 Điều 8. Mức thuế suất
10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
9. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế trực thu.
- Nhận định này Sai.
- CSPL: Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế BVMT.
- Thuế bảo vệ môi trường là thuế gián thu giống như một số loại thuế tiêu dùng khác
như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng là
người gánh chịu số tiền thuế được xác định trong số tiền thanh toán. Đồng thời, người
nộp thuế và người chịu thuế là 2 chủ thể khác nhau.
10. Người nộp thuế BVMT chỉ có thể là tổ chức kinh doanh hàng hóa chịu thuế
BVMT.
- Nhận định này Sai.
- Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 5 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 thì:
“Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này”. Theo quy định
trên thì người nộp thuế BVMT áp dụng với tổ chức sản xuất và nhập khẩu hàng hóa chịu
thuế chứ không phải tổ chức kinh doanh hàng hoá. Ngoài ra người nộp thuế BVMT còn
có hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
11. Thuế suất thuế BVMT được xác định theo mức thuế suất thuế TTĐB.
- Nhận định này Sai.

8
- CSPL: Điều 8 Luật thuế BVMT 2010.
- Thuế suất thuế BVMT được xác định theo mức thuế suất tuyệt đối khi điều tiết vào
các sản phẩm hàng hóa chịu thuế và được quy định cụ thể thông qua Biểu khung thuế tại
Điều 8 Luật thuế BVMT thông qua Biểu khung thuế chứ không phải xác định theo mức
thuế suất thuế TTĐB.
12. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT khi nhập khẩu chỉ chịu thuế BVMT.
- Nhận định này Sai.
- Vì hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT khi nhập khẩu không chỉ chịu thuế
BVMT mà còn có thể phải chịu các loại thuế khác. Nếu hàng hóa thuộc diện chịu
thuế BVMT đồng thời là đối tượng chịu thuế của các sắc thuế khác và các sắc thuế
này có quy định hành vi nhập khẩu của các chủ thể đối với hàng hóa là đối tượng
chịu thuế của các sắc thuế này là hành vi chịu thuế thì ngoài thuế BVMT, hàng hóa
thuộc diện chịu thuế BVMT còn phải chịu các loại thuế khác.
III. Tình huống
Tình huống 1
Doanh nghiệp M có chức năng sản xuất rượu chai tiêu thụ trong nước. Để mở rộng
thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, ngày 05/4/2013, M ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu cho
doanh nghiệp N xuất khẩu 10.000 chai rượu sang thị trường EU theo tiêu chuẩn chất
lượng do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, khi nhận hàng, N phát hiện hàng hóa không
đúng chất lượng như hợp đồng nên không thể xuất khẩu. Sau nhiều lần đề nghị M nhận
lại hàng không được, N ký hợp đồng bán cho doanh nghiệp Q để Q phân phối cho các đại
lý của mình tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, N đã không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với
lô hàng này với lập luận: hàng hóa không xuất khẩu được là do M đã vi phạm hợp đồng
nên M phải có nghĩa vụ nộp thuế, hơn nữa, N chỉ là doanh nghiệp mua đi bán lại chứ
không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu.
Hỏi:
1. M phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi sản xuất rượu tiêu thụ
trong nước? Tại sao?
M phải thực hiện các nghĩa vụ thuế sau:
- Thứ nhất, nghĩa vụ nộp thuế TTĐB: rượu là hàng hóa thuộc diện chịu thuế theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2008. Doanh nghiệp M thực hiện
hành vi sản xuất hàng hóa chịu thuế nên trở thành người nộp thuế TTĐB theo quy định
tại Điều 4 Luật thuế TTĐB. Từ đó, phát sinh nghĩa vụ thuế TTĐB của Doanh nghiệp.
- Thứ hai, nghĩa vụ nộp thuế GTGT: rượu là hàng hóa sử dụng cho sản xuất và
tiêu dùng ở Việt Nam thuộc diện đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật thuế
GTGT 2008. Doanh nghiệp M thực hiện hành vi sản xuất hàng hóa chịu thuế nên trở
thành người nộp thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT 2008. Từ đó, phát
sinh nghĩa vụ thuế GTGT của Doanh nghiệp
- Thứ ba, nghĩa vụ nộp thuế TNDN: thu nhập từ hành vi sản xuất rượu là thu nhập
chịu thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN 2008. Doanh nghiệp M là
doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế nên trở thành người nộp thuế TNDN theo quy định
tại Điều 2 Luật thuế TNDN. Từ đó, làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế TNDN.

9
2. Lập luận của N là đúng hay sai? Tại sao?
Lập luận của N là sai. Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008 thì trường hợp
tổ chức có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước
thì tổ chức có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong
trường hợp này, N là doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và có hành vi mua hàng hóa
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để xuất khẩu là rượu nhưng không xuất khẩu mà
tiêu thụ trong nước. Do đó, N là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nên lập luận của N là
sai.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế GTGT thì N là tổ chức có
hành vi kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT (cụ thể là rượu), do đó N là
người có nghĩa vụ nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Cho nên, lập luận của N
như trên là sai.
3. Theo anh (chị) M hay N có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế
GTGT khi bán rượu cho Q? Vì sao?
Trong trường hợp trên thì:
+ N có nghĩa vụ nộp thuế GTGT và thuế TTĐB do N bán hàng hóa lại vào thị
trường trong nước do đó N nộp thuế TTĐB.
khi bán rượu cho Q. Vì theo Điều 4 Luật Thuế GTGT thì người nộp thuế giá trị
gia tăng bao gồm tổ chức kinh doanh, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, mà rượu thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT theo Điều 3 của Luật này.
4. Với hành vi mua rượu và phân phối cho các đại lý tiêu thụ, Q phải nộp
những loại thuế nào? Tại sao?
Với hành vi mua rượu và phân phối cho các đại lý tiêu thụ Q phải nộp những loại
thuế là:
+ Thứ nhất, Doanh nghiệp Q đã có hành vi kinh doanh là mua và phân phối cho
cái đại lý tiêu thụ. Vậy nên, căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế GTGT thì hàng hoá sử dụng
cho kinh doanh là đối tượng chịu thuế của luật thuế này.
+ Thứ hai, từ hành vi kinh doanh các mặt hàng trên thì doanh nghiệp đã phát sinh
thu nhập, vậy nên đây là thu nhập được phát sinh từ hoạt động kinh doanh, căn cứ theo
khoản 1 Điều 3 và khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì công ty Thế Kỷ
sẽ phát sinh nghĩa vụ nộp thuế TNDN.
5. Giả sử lô hàng nói trên được N xuất khẩu sang thị trường châu Á thì có
phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng không? Vì sao?
N không có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi xuất lô hàng trên sang thị
trường Châu Á. Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Thuế TTĐB 2008 thì hàng hóa quy
định tại khoản 1 Điều 2 do cơ sở sản xuất ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất
khẩu là đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong tình huống trên, doanh nghiệp
M sản xuất rượu chai là hàng hóa thuộc điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2008
nhưng ủy thác cho doanh nghiệp N xuất khẩu lô rượu này và doanh nghiệp N đã có hành
vi xuất khẩu lô rượu này sang thị trường Châu Á. Như vậy, lô hàng này là đối tượng
không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nên không có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phát
sinh ở đây.

10
Doanh nghiệp N có nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 8
Luật Thuế GTGT 2016 thì hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức thuế suất 0%. Việc được
hưởng mức thuế suất 0% cho thấy rằng tổ chức thực hiện hành vi xuất khẩu hàng hóa vẫn
có nghĩa vụ phải nộp thuế GTGT cho dù số thuế phải nộp trong trường hợp này là không.
Mặt khác, điều này góp phần tạo ra thuế giá trị gia tăng đầu ra cho các tổ chức xuất khẩu
hàng hóa, làm cơ sở để Nhà nước hoàn thuế cho các tổ chức xuất khẩu hàng hóa. Trong
tình huống trên, doanh nghiệp N có hành vi xuất khẩu hàng hóa là rượu chai sang thị
trường Châu Á nên doanh nghiệp N có nghĩa vụ phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với số
rượu trên, tuy nhiên số thuế phải nộp trong trường hợp này là không do số rượu xuất
khẩu này được hưởng mức thuế suất 0%.
Tình huống 2
Doanh nghiệp tư nhân Thanh Sơn chuyên sản xuất rượu cung ứng cho thị trường
trong nước. Tháng 5/2011, Thanh Sơn nhập khẩu 200.000 chai rượu trắng thành phẩm.
Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường ít nên không tiêu thụ hết. Để giải phóng hàng tồn kho,
đồng thời tìm lối ra mới, doanh nghiệp Thanh Sơn đã sử dụng 100.000 chai rượu trắng
còn lại đem sản xuất thành 120.000 chai rượu thuốc. Để mở rộng thị trường, Thanh Sơn
đã thành lập các đại lý phân phối rượu thuốc theo giá do Thanh Sơn đưa ra có hưởng hoa
hồng. Ngày 30/7/2011, cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện Thanh Sơn đã không kê khai
nộp thuế TTĐB đối với 120.000 chai rượu thuốc nên đã xử phạt và ra quyết định truy thu
thuế tiêu thụ đặc biệt. Thanh Sơn phản đối vì cho rằng mình đã nộp thuế đối với 100.000
chai rượu trắng nguyên liệu.
Hỏi:
1. Với hành vi nhập khẩu 200.000 chai rượu 20 độ, Thanh Sơn là đối tượng nộp
thuế của những sắc thuế nào? Nêu cơ sở pháp lý và giải thích tại sao?
Với hành vi nhập khẩu 200.000 chai rượu 20 độ, Thanh Sơn là đối tượng nộp thuế
của những sắc thuế:
 Thuế Nhập khẩu:
Thứ nhất, nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu đối với hành vi nhập khẩu 200.000 chai
rượu 20 độ của doanh nghiệp. Vì các hàng hóa hành được nhập khẩu qua cửa khẩu, biên
giới Việt Nam là đối tượng chịu thuế thuộc khoản 1 điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK 2016.
Doanh nghiệp thực hiện hành vi nhập khẩu hàng hóa chịu thuế nên trở thành người nộp
thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế XK, thuế NK 2016. Từ đó phát sinh
nghĩa vụ nộp thuế của công ty.
 Thuế TTĐB:
Thứ hai, nghĩa vụ nộp thuế TTĐB đối với loại hàng hóa rượu. Vì rượu là một trong
những hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB theo điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật
Thuế TTĐB 2008. Doanh nghiệp Thanh Sơn thực hiện hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc
đối tượng chịu thuế TTĐB nên trở thành người nộp thuế theo quy định tại Điều 4 Luật
Thuế TTĐB 2008. Từ đó phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của công ty.
 Thuế GTGT:
Cuối cùng, nghĩa vụ nộp thuế GTGT đối với rượu. Vì 200.000 chai rượu do DNTN
Thanh Sơn nhập kho nhằm mục đích kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam theo điều 3
Luật Thuế GTGT 2008. Doanh nghiệp thực hiện hành vi nhập khẩu rượu với mục đích
11
kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam thuộc đối tượng chịu thuế GTGT nên trở thành
người nộp thuế theo quy định tại Điều 4 của luật này. Từ đó phát sinh nghĩa vụ nộp thuế
của công ty.
2. Lập luận của Thanh Sơn là đúng hay sai? Tại sao?
Lập luận của Thanh Sơn là sai. Thuế TTĐB chỉ thu duy nhất một lần khi có hành vi
sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ; trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng, hàng hóa không được thay đổi tính năng sử dụng. Hành vi Thanh Sơn sử dụng
100.000 chai rượu trắng sản xuất thành 120.000 chai rượu thuốc, hành vi này đã làm thay
đổi tính năng sử dụng của rượu. Vì vậy, Thanh Sơn phải kê khai nộp thuế TTĐB đối với
120.000 chai rượu thuốc này.
Theo khoản 2 Điều 8 Luật Thuế TTĐB, “Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc
đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu
có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định
số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất.”. Thanh Sơn nộp thuế TTĐB đối với
120.000 chai rượu thuốc sẽ được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB mà Thanh Sơn đã
nộp trước đó đối với rượu trắng nguyên liệu để sản xuất rượu thuốc.
3. Giả sử 120.000 chai rượu thuốc là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì ai
là đối tượng nộp thuế (Thanh Sơn hay các đại lý của Thanh Sơn)? Giá tính thuế tiêu
thụ đặc biệt trong trường hợp này như thế nào?
.
Trong trường hợp 120.000 chai rượu thuốc là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
thì Thanh Sơn là đối tượng nộp thuế. Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008 thì
người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức có hành vi sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong trường hợp này, công ty Thanh Sơn là tổ chức đã có
hành vi sản xuất nhằm phân phối bán ra thị trường 120.000 chai rượu thuốc là đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2008.
Như vậy, theo Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008 thì công ty Thanh Sơn là người nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt.
Căn cứ theo Điều 6 Luật Thuế TTĐB 2008, điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định
108/2015/NĐ-CP thì trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá
do cơ sở sản xuất quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá
tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng. Trong tình
huống trên, công ty Thanh Sơn là cơ sở sản xuất rượu thuốc thành lập các đại lý phân
phối rượu thuốc theo giá do Thanh Sơn đưa ra và các đại lý chỉ hưởng hoa hồng. Như
vậy, theo Điều 6 Luật Thuế TTĐB 2008, điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định
108/2015/NĐ-CP thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp này là giá bán rượu
thuốc do công ty Thanh Sơn quy định chưa trừ hoa hồng.
4. Quan hệ kinh doanh giữa Thanh Sơn và các đại lý có làm phát sinh thuế
GTGT không? Tại sao?
Quan hệ kinh doanh nên có phát sinh thuế GTGT
Quan hệ kinh doanh giữa Thanh Sơn và các đại lý có làm phát sinh thuế GTGT.
Bản chất thuế GTGT là loại thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Trong trường hợp này, hành
vi trên có phát sinh giá trị tăng thêm của hàng hóa trong quá trình sản xuất, kinh doanh
12
thì hành vi kinh doanh này nên phải chịu sự điều tiết của thuế giá trị gia tăng theo Điều 2
Luật Thuế GTGT 2008. Khoản tiền hoa hồng trả cho các đại lý có thể được tính trong giá
bán sản phẩm cho các đại lý, làm tăng giá trị của hàng hóa trong quá trình sản xuất, lưu
thông. Mặt khác theo điểm h Khoản 1 Điều 7 Luật Thuế GTGT 2008 tiền hoa hồng thu
được từ hoạt động đại lý chưa có thuế GTGT là giá tính thuế GTGT, hoạt động trên làm
phát sinh thuế GTGT.
Tình huống 3
Tháng 4 năm 2010, Ông A (là nhân viên Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Tp HCM)
thực hiện hành vi nhập khẩu 1 chiếc xe hơi (12 chỗ ngồi). Do không có nhu cầu sử dụng
tiếp, ngày 12/6/2011, ông A đã bán chiếc xe hơi nói trên cho ông Nguyễn Văn dùng làm
phương tiện đi lại của cá nhân. Ngày 15/6/2011, ông Văn tiến hành làm thủ tục sang tên
trước bạ, cơ quan thuế yêu cầu ông Văn phải nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
và thuế giá trị gia tăng chậm nhất vào ngày 30/6/2011. Ông Văn phản đối vì những lý do
sau:
- Không phải nộp thuế nhập khẩu vì người nhập khẩu là ông A.
- Không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vì ông Văn mua lại ô tô trong nước chứ
không có hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu ô tô.
- Không phải nộp thuế giá trị gia tăng vì ông Văn không xuất hóa đơn cho ông A.
Với lập luận trên, ông Văn đã không nộp thuế theo đúng thời hạn mà cơ quan thuế
yêu cầu. Vì vậy, ngày 30/8/2011, cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
về thuế đối với ông Văn. Hỏi:
1. Ông A phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi nhập khẩu ô tô nói
trên.
Ông A không phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hành vi nhập khẩu ô tô nói trên.
Chịu thuế NK nhưng đc miễn
Không chịu thuế GTGT Thuế TTĐB do hàng hóa trên là đối tượng không chịu
thuế.
Vì: Ông A là nhân viên Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam, là đối tượng được
hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao nên khi ông A nhập khẩu xe 12 chỗ ngồi vào Việt
Nam để sử dụng thì hành vi nhập khẩu xe 12 chỗ ngồi của ông A không là đối tượng chịu
thuế của cả 03 loại thuế nêu trên.
Cơ sở pháp lý: khoản 19 Điều 5 Luật Thuế GTGT; điểm d khoản 2 Điều 3 Luật
Thuế TTĐB; khoản 1 Điều 16 Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu (hướng dẫn tại
khoản 1 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP).
2. Theo anh (chị), các lập luận của ông Văn là đúng hay sai? Tại sao?
- Đối với lập luận đầu tiên, ông Văn đã lập luận sai. Căn cứ theo điểm b.2 Điều 4
Thông tư 27/2021/TT-BTC thì người nhận chuyển nhượng xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi của
đối tượng được hưởng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao có trách nhiệm phải nộp
các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu. Ông
văn là người nhận chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng được hưởng quyền
miễn trừ ngoại giao là ông A. Do đó, ông Văn vẫn phải nộp thuế nhập khẩu trong trường
hợp này.
13
- Đối với lập luận thứ hai, đây cũng là một lập luận sai. Căn cứ theo Điều 4 Luật
thuế TTĐB 2008 thì người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là cá nhân nhập khẩu hàng hóa
thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Thêm vào đó, căn cứ theo điểm b.2 Điều 4 Thông tư
27/2021/TT-BTC thì người nhận chuyển nhượng xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi của đối tượng
được hưởng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao có trách nhiệm phải nộp các loại
thuế, phí và lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt. Ông
Văn là người nhận chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng được hưởng quyền
miễn trừ ngoại giao là ông A. Do đó, ông Văn là người phải nộp thuế TTĐB.
- Đối với lập luận cuối cùng, đây cũng là một lập luận sai. Căn cứ theo điểm b.2
Điều 4 Thông tư 27/2021/TT-BTC thì người nhận chuyển nhượng xe ô tô dưới 24 chỗ
ngồi của đối tượng được hưởng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao có trách nhiệm
phải nộp các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế giá trị
gia tăng. Ông văn là người nhận chuyển nhượng xe ô tô của đối tượng được hưởng được
hưởng quyền miễn trừ ngoại giao là ông A. Do đó, ông Văn là người phải nộp thuế
GTGT.
3. Giá tính thuế đối với từng loại thuế được xác định như thế nào?
- Giá tính thuế đối với Thuế nhập khẩu:
Theo Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế XK, Thuế NK 2016 quy định thì trị giá tính thuế
nhập khẩu là trị giá hải quan theo Luật Hải quan. Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo Khoản 3 Điều 86 Luật
Hải quan 2014.
- Giá tính thuế đối với Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Giá tính thuế với Thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt
và chưa có thuế bảo vệ môi trường, chưa có thuế GTGT.
Theo Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2008 đối với hàng hóa nhập
khẩu ở khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp
hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số
thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
- Giá tính thuế đối với Thuế GTGT:
Theo điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật Thuế GTGT 2008 giá tính thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu là giá tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế tiêu thụ đặc
biệt (nếu có) cộng thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
4. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế là đúng hay sai?
Tại sao?
Phạt chậm nộp.
Để xác định quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế là đúng hay
sai, cần xác định xem ông Văn có phải thực hiện việc nộp 3 loại thuế trên hay không. Căn
cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg, được sửa đổi, bổ
sung bởi Quyết định 10/2018/QĐ-TTg, Quyết định 14/2021/QĐ-TTg (“QĐ 53/2013”) thì
ông A là người được miễn các loại thuế khi nhập khẩu để sử dụng chiếc xe này. Tuy
nhiên, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 QĐ 53/2013 thì ông Văn là người
có nghĩa vụ nộp thuế khi ông Văn nhận chuyển nhượng chiếc xe ô tô từ A. Từ đó, có thể

14
thấy rằng nghĩa vụ nộp thuế của ông Văn có phát sinh trên thực tế và có căn cứ để cơ
quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi ông Văn chậm nộp thuế.
Tuy nhiên, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan là thuế là không
phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
59 Luật Quản lý thuế 2019 thì hành vi chậm nộp thuế là việc người nộp thuế chậm nộp
tiền thuế so với thời hạn quy định trong thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trong tình
huống này, thời hạn được quy định trong thông báo của cơ quan là thuế là ngày
30/6/2011, tuy nhiên ông Văn không thực hiện việc nộp tiền thuế theo thời hạn trên nên
ông Văn đã có hành vi vi phạm pháp luật về việc nộp thuế.
Mặt khác, cơ quan thuế ra quyết định xử phạt như trên là không đúng với trình tự,
thủ tục theo quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 57 Luật Xử phạt vi
phạm hành chính 2012 thì việc xử phạt vi phạm hành chính cần phải lập biên bản (trừ
những trường hợp không phải lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử
phạt vi phạm hành chính 2012). Đồng thời, căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật
Xử phạt vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) thì: “thời hạn ra quyết định xử
phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc
trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết
định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này”. Điều đó có nghĩa, trước khi ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính thì cần lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời, thời
điểm ra quyết định xử phạt hành chính cũng được tính theo thời điểm lập biên bản vi
phạm hành chính. Do đó, việc cơ quan thuế trong trường hợp này chưa lập biên bản vi
phạm hành chính mà ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là có sự vi phạm trong
trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

15

You might also like