You are on page 1of 36

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:


QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG VỀ SẢN PHẨM NẾN


THƠM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Huỳnh Duy Bách


Nhóm thực hiện: Nhóm 08
Lớp học phần: 12DHKDQT04

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG VỀ SẢN PHẨM NẾN


THƠM

Nhóm: 8 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Huỳnh Duy Bách

Trưởng nhóm: Đoàn Thị Cẩm Duyên


Thành viên:
1. Nguyễn Thị Thuỳ Linh
2. Nguyễn Khánh Linh
3. Phạm Thị Sang Trang
4. Phan Thị Thành Thọ
5. Phan Thị Thu Nguyệt

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024


BẢNG PHÂN CÔNG
STT MSSV Họ và Tên Công việc Mức độ
hoàn
thành
1 2036213894 Phạm Thị Sang Trang 2.2.2 + 2.2.3 Tốt
+ PPT
2 2036213871 Phan Thị Thành Thọ 2.4 + 2.5.1 + Tốt
2.5.2 + PPT
3 2036213683 Đoàn Thị Cẩm Duyên 2.5.3 + 2.6 + Tốt
3.1 + 3.2 +
PPT
4 2036213745 Nguyễn Khánh Linh Chương 1 + Tốt
2.1 + 2.2.1 +
PPT
5 2036213798 Phan Thị Thu Nguyệt 2.3 + PPT Tốt
6 2036213746 Nguyễn Thị Thùy Linh 3.3, 3.4, 3.5 + Tốt
Word + PPT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 2
1.1 Khái niệm ..................................................................................................... 2
1.1.1 Chuỗi cung ứng ...................................................................................... 2
1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng ......................................................................... 2
1.1.3 Thành phần tham gia chuỗi cung ứng .................................................... 2
......................................................................................................................... 3
1.2. Mô hình SCOR ............................................................................................ 4
1.2.1. Hoạch định ............................................................................................ 5
1.2.2. Tìm nguồn cung ứng ............................................................................. 6
1.2.3. Sản xuất ................................................................................................. 6
1.2.4. Phân phối ............................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG VỀ SẢN PHẨM NẾN THƠM
............................................................................................................................... 7
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp .......................................................................... 7
2.2 Hoạch định.................................................................................................... 7
2.2.1. Dự báo lượng cầu .................................................................................. 7
2.2.2. Định giá sản phẩm. ................................................................................ 8
2.2.3 Quản lý lưu kho .................................................................................... 11
2.3. Tìm nguồn hàng......................................................................................... 12
2.3.1. Thu mua............................................................................................... 12
2.3.2. Bán chịu và thu nợ............................................................................... 15
2.4. Sản xuất ..................................................................................................... 16
2.4.1. Thiết kế sản phẩm................................................................................ 16
2.4.2. Thiết kế quy trình sản xuất .................................................................. 17
2.4.3. Quản lý phương tiện ............................................................................ 20
2.5. Phân phối ................................................................................................... 20
2.5.1. Quản lý đơn hàng ................................................................................ 20
2.5.2. Lập lịch biểu giao hàng ....................................................................... 22
2.5.3. Quy trình trả hàng................................................................................ 23
2.6 Kế hoạch kinh doanh mở rộng ................................................................... 24
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................. 26
3.1 Giải pháp về giải quyết đơn hàng: .............................................................. 26
3.2 Giải pháp về thu mua:................................................................................. 26
3.3 Giải pháp về sản xuất ................................................................................. 27
3.4 Giải pháp về hàng tồn kho .......................................................................... 28
3.5 Giải pháp về vận chuyển ............................................................................ 28
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 31
MỞ ĐẦU
Thị trường nến thơm đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, do nhu cầu về
không gian thư giãn và tạo cảm giác yên bình tăng cao, với sự quan tâm và xu
hướng hưởng thụ ngày càng phát triển thì sản phẩm nến thơm có tiềm năng phát
triển và mở rộng thị trường. Sản phẩm nến thơm không chỉ tạo ra mùi hương dễ
chịu mà còn tạo ra không gian thư giãn, giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác
thoải mái cho người sử dụng. Điều này làm cho sản phẩm nến thơm trở thành một
lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng.
Nến thơm không chỉ là một sản phẩm chức năng mà còn là một phần của trang
trí nội thất và tạo không gian sống độc đáo. Bằng cách tạo ra những nến thơm có
thiết kế đẹp mắt và sang trọng, bạn có thể tăng thêm giá trị cho không gian sống
của khách hàng. Sản phẩm nến thơm có thể được sử dụng như một phụ kiện trang
trí nội thất để tạo điểm nhấn và tạo cảm giác ấm cúng. Khách hàng từ khắp mọi
lứa tuổi và địa điểm đều có thể tận hưởng và sử dụng nến thơm.
Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng của khách hàng, nhóm chúng em cùng nhau
triển khai hoạt động kinh doanh nến thơm, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
đem đến những sản phẩm chất lượng và sự hài lòng nhất đến tay người tiêu dùng.

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm
1.1.1 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một hệ thống liên kết các tổ chức, con người, hoạt động,
thông tin và các nguồn lực liên quan đến việc sản xuất, tiếp thị và phân phối sản
phẩm từ nguyên vật liệu thô đến khách hàng cuối cùng. Bao gồm các hoạt động
như mua nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ đến quy trình phân
phối.
Chuỗi cung ứng thường bao gồm nhiều đối tác kinh doanh và các bên liên quan
như nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách
hàng. Các thành phần trong chuỗi cung ứng hoạt động cùng nhau để đảm bảo rằng
sản phẩm, dịch vụ được cung cấp đúng thời gian, địa điểm và chất lượng mong
muốn.

1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng


Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) là quá trình quản
lý và điều phối các hoạt động liên quan đến việc di chuyển hàng hóa/ dịch vụ từ
nguồn cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng. Bao gồm việc tích hợp các hoạt
động như mua hàng, quản lý kho, vận chuyển, sản xuất và phân phối.
Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối ưu hóa hiệu quả và hiệu suất của
toàn bộ quá trình cung ứng, từ việc tạo ra sản phẩm/ dịch vụ cho đến khi nó đến
tay khách hàng. Quản trị chuỗi cung ứng đòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ giữa các đối
tác trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và
khách hàng.

1.1.3 Thành phần tham gia chuỗi cung ứng

2
Nhà Nhà
Nhà Nhà Khách
sản bán sỉ/
NVL bán lẻ hàng
xuất NPP

Sơ đồ 1.1. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng


(Nguồn: ThS. Huỳnh Duy Bách, 2024)

− Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Nhà cung cấp nguyên liệu thô là những đơn vị cung cấp nguyên liệu thô, vật
liệu, phụ tùng, linh kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm. Họ có thể là các công ty
sản xuất, các trang trại, các mỏ khoáng sản, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ.

− Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là đơn vị biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh. Họ
có thể là các nhà máy sản xuất, các công ty lắp ráp, hoặc các công ty chế biến. Nhà
cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất có mối liên kết chặt chẽ, một trong hai
thành phần này có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng.

− Nhà phân phối

Nhà phân phối là đơn vị mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán lại cho các nhà
bán lẻ hoặc người tiêu dùng. Họ có thể là các công ty thương mại, các đại lý, hoặc
các nhà kho.

− Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ là đơn vị bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Họ có thể là
các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng tiện lợi, các siêu thị, hoặc các cửa hàng trực
tuyến.

3
− Khách hàng

Là cá nhân/ tổ chức mua hoặc tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng chính là đối tượng
duy nhất tạo ra giá trị cho toàn chuỗi.

1.2. Mô hình SCOR

Hoạch định
Dự báo nhu cầu
Định giá sản phẩm
Quản lý tồn kho

Phân phối Tìm nguồn cung ứng


Quản lý đơn hàng Cung ứng
Lịch giao hàng Tín dụng và khoản phải
thu

Sản xuất
Thiết kế sản phẩm
Lịch trình sản xuất
Quản lý dây chuyền máy
móc thiết bị

Sơ đồ 1.2 Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng
(Nguồn: TS. Nguyễn Xuân Quyết, 2016)
Chuỗi cung ứng hiện nay thường dựa vào mô hình quản lý chuỗi cung ứng quốc
tế SCOR (Supply Chain Operations Reference). Mô hình này là một khung tài liệu
chuẩn được sử dụng trên toàn thế giới để quản lý và tối ưu hóa hoạt động của chuỗi
cung ứng. Theo đó, chuỗi cung ứng quốc tế được chia thành 4 phần chính:

4
1.2.1. Hoạch định
Quy trình này liên quan đến việc xác định và thực hiện kế hoạch chiến lược
cho chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm quản lý nhu cầu, kế hoạch sản xuất, quản
trị hàng tồn kho và kiểm soát năng lực. Mục tiêu của quy trình hoạch định chuỗi
cung ứng này là đảm bảo rằng chuỗi cung ứng hoạt động một cách hiệu quả và
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

− Dự báo nhu cầu

− Định giá sản phẩm

Chi phí máy móc và thiết bị = Chi phí máy móc và thiết bị = (Giá trị máy móc
và thiết bị) / (Tuổi thọ trung bình của máy móc và thiết bị)
Tổng chi phí sản xuất = chi phí nguyên liệu + chi phí lao động + chi phí vật liệu
và thiết bị + Chi phí lưu kho + chi phí đặt hàng
Giá thành của sản phẩm = tổng chi phí sản xuất / số lượng sản phẩm
Tổng doanh thu = giá bán x sản lượng
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - tổng chi phí

− Quản lý tồn kho

Mô hình EOQ

5
1.2.2. Tìm nguồn cung ứng
Trong yếu tố này bao gồm những hoạt động cần thiết để có được các yếu tố đầu
vào để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ. Hai hoạt động chính cần quan tâm là hoạt
động cung ứng và hoạt động tín dụng và khoản phải thu. Hoạt động cung ứng bao
gồm những hành động để mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần thiết. Hoạt
động tín dụng và khoản phải thu là các hoạt động thu các nguồn tiền mặt. Cả hai
hoạt động này đều có tác động rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng.

1.2.3. Sản xuất


Đây là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ mà chuỗi
cung ứng cung cấp. Những hoạt động cần thiết là thiết kế sản phẩm, quản lý sản
xuất và quản lý nhà máy. Mô hình SCOR không những hướng dẫn cụ thể cách
thiết kế sản phẩm và triển khai quá trình mà còn hướng dẫn cách tích hợp trong
quá trình sản xuất.

1.2.4. Phân phối


Quy trình giao hàng tập trung vào việc vận chuyển, lưu kho và phân phối sản
phẩm đến khách hàng cuối. Mục tiêu của quy trình này là đảm bảo rằng sản phẩm
được giao đúng thời gian, địa điểm và số lượng yêu cầu. Quản lý hiệu quả trong
quy trình này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hài lòng của khách hàng và giảm
thiểu chi phí.
6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG VỀ SẢN PHẨM NẾN
THƠM
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
Tên công ty: Mộc Nhiên Candles (từ ‘Mộc’ có nghĩa là “gỗ” hoặc “cây”, mang
ý nghĩa về sự mộc mạc, bền vững, mạnh mẽ; từ “Nhiên” trong “tự nhiên” tạo ra
sự gần gũi với thiên nhiên từ việc sử dụng các nguyên liệu hữu cơ an toàn và gần
gũi với môi trường. Tên “Mộc Nhiên” có thể giúp khách hàng tưởng tượng đến
một bầu không khí trong lành hay một mùi hương của cây cỏ và hoa lá, có thể tạo
ra sự liên kết giữa khách hàng với sản phẩm nến thơm).
Lĩnh vực hoạt động: Cung cấp một loạt các nến thơm với các mùi hương tinh tế
và đa dạng, từ mùi hương hoa, đến mùi hương gỗ và thảo mộc.
Khách hàng mục tiêu: Bao gồm những người yêu thích không gian thư giãn,
thích sự lãng mạn, những người quan tâm tới sức khỏe và môi trường.
Phân phối và tiếp thị: Sử dụng kênh bán hàng trực tuyến như Facebook, Tiktok,
Instagram, Shopee,…
Sứ mệnh: Sứ mệnh của chúng tôi là tạo ra những sản phẩm nến thơm chất lượng
cao, độc đáo và sáng tạo, đồng thời cung cấp dịch vụ khách hàng tận tâm và chuyên
nghiệp. Chúng tôi cam kết sử dụng nguyên liệu tự nhiên và an toàn để mang đến
cho khách hàng những sản phẩm đáng tin cậy.
Tầm nhìn và mục tiêu: Chúng tôi hướng đến việc trở thành đơn vị hàng đầu
trong lĩnh vực nến thơm, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thư giãn
tuyệt vời và tạo không gian ấm áp, thơm mát trong cuộc sống hàng ngày.

2.2 Hoạch định


2.2.1. Dự báo lượng cầu
Trong cuộc sống hiện đại, nến thơm ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường
vì nó tạo ra một không gian thư giãn, lãng mạn giúp con người cảm thấy thoải mái,
dễ chịu. Không những vậy, nến thơm còn dùng để trang trí nội thất, làm quà tặng

7
trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ kỉ niệm, Giáng sinh, hay một số ngày lễ
khác. Với nhu cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm này, điều cần thiết để kinh
doanh nến thơm phải sử dụng các chiến hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng
và nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
Sau quá trình khảo sát mức độ nhận biết và sử dụng nến thơm trong 3 ngày 28/3
– 30/3/2024, có 72 người tham gia. Thông qua khảo sát thì thấy đối tượng khách
hàng sử dụng nến thơm chủ yếu là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng trong
độ tuổi từ 15-55 với mức thu nhập trung bình.

− Dự báo số lượng sản phẩm bán: 600 hủ/ tháng ( 50 gr/ hủ)
− Dự báo số lượng khách hàng: 300-400 người

Trung bình 1 khách hàng sẽ mua từ 1-3 hủ vì shop bán trên các sàn thương mại
điện tử nên khách thường sẽ mua nhiều sản phẩm để được hỗ trợ phí vận chuyển.

− Dự báo số lượng sản phẩm hư hỏng, bị lỗi: 30 hủ ( cứ sản xuất 100 hủ nến
sẽ có 5% sô lượng hư hỏng)

Sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất là những sản phẩm không đạt chuẩn,

lỗi trong thiết kế decor hoặc bấc nến đốt không cháy đều có thể ảnh hưởng đến
sản phẩm bị kém chất lượng.

− Dự báo lượng hàng tồn: 100 hủ


− Dự báo số lượng hàng hóa bị hoàn lại ( bị đổ, bể trong lúc vận chuyển,..):
3 hủ

2.2.2. Định giá sản phẩm.


a) Chi phí nguyên vật liệu

8
Bảng 2.1: Chi phí nguyên liệu làm nến thơm
Đơn vị
STT Tên NVL Số lượng Đơn giá (VNĐ) Tổng tiền
tính
1 Sáp đậu nành 30kg kg 130.000 3.900.000
2 Bấc nến 600 dây 400 240.000
3 Tem decal 600 Cái 500 300.000
4 Tinh dầu thơm 3000 ml 2.000 6.000.000
5 Cốc xi măng 600 Cái 800 480.000
Hộp quà kèm
6 600 Hộp 1.000 600.000
Rơm
(Nguồn: Nhóm thực hiện, 2024)
Tổng: 11.520.000 VNĐ
Chi phí lao động = số giờ làm việc x mức lượng làm việc trong 1 giờ x số nhân
công = 100h * 18.000 * 2 = 3.600.000 VNĐ
b) Chi phí máy móc và thiết bị
Bảng 2.2: Chi phí máy móc và thiết bị làm nến
STT Tên NVL Số lượng Tổng (VNĐ)
1 Cân tiểu ly 1 49.000
2 Cốc nấu nến 1 34.000
3 Dụng cụ sản xuất 1 15.000
4 Bếp 1 170.000
5 Ga mini 5 50.000
6 Nhiệt kế 1 30.000
Tổng 10 314.000
(Nguồn: Nhóm thực hiện, 2024)
Chi phí máy móc và thiết bị = Chi phí máy móc và thiết bị = (Giá trị máy móc

9
và thiết bị) / (Tuổi thọ trung bình của máy móc và thiết bị) = 49.000/36 + 34.000
/36 + 15.000/36 + 170.000/36 + 50.000 + 30.000/36 = 58.000 VNĐ
c) Chi phí 1 lần đặt hàng
Bảng 2.3: Chi phí 1 lần đặt hàng
STT Loại chi phí Tổng (VNĐ)
1 Chia chiết khấu sàn 2.940
Tổng 2.940
(Nguồn: Nhóm thực hiện, 2024)
d) Chi phí lưu kho
Bảng 2.4: Chi phí lưu kho của nến thơm
STT Loại chi phí Tổng (VNĐ)

1 Đèn điện 100.000


2 Kệ đựng 245.000
3 Bảo quản và kiểm soát chất 150.000
lượng
Tổng 495.000
(Nguồn: Nhóm thực hiện, 2024)
Tổng chi phí sản xuất = chi phí nguyên liệu + chi phí lao động + chi phí vật liệu
và thiết bị + chi phí lưu kho + chi phí đặt hàng = 11.520.000 + 3.600.000 + 58.000
+ 314.000 + (2.940 * 600) =17.256.000 VNĐ
Giá thành của sản phẩm:
Gía thành mỗi hủ nến = Tổng chi phí sản xuất/Số lượng sản phẩm =
17.256.000/600= 28.760VNĐ
Định giá sản phẩm: 49.000VNĐ
Tổng doanh thu = giá bán x sản lượng= 49.000*600 = 29.400.000 VNĐ
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = 29.400.000 – 17.256.000 =
12.144.000 VNĐ
10
2.2.3 Quản lý lưu kho
a) Các biện pháp quản lý lưu kho
Sử dụng excel để quản lý số lượng kho, xuất kho, nhập kho và hàng hoá hư
hỏng, rơi vỡ…
Phân loại theo mùi hương: Xếp riêng từng mùi hương khác nhau theo từng kệ
khác nhau để dễ dàng kiểm tra định kỳ và sử dụng. Các mùi hương có màu sắc
cũng như mùi hương khác nhau, mắt thường và mũi đều có thể phân biệt được.
Thực hiện kiểm tra định kỳ: 1 tuần kiểm tra 1 lần để kiểm đêm số lượng và hàng
tồn kho, sắp xếp gọn gàng hàng hoá lại từng tuần, cũng như chất lượng của hàng
hoá.
Sử dụng kệ chứa hàng để phân biệt sản phẩm và bảo quản sản phẩm tránh nước,
ẩm và bụi bặm.
b) Mô hình EOQ
Theo phần 2.2.2 phần a) nhóm tác giả trình bày, tồn kho của nến trong 1 tháng
là: D= 100 hủ và chi phí một lần đặt hàng: S= 2.940 VNĐ
Vậy chi phí lưu kho cho một đơn vị sản phẩm là:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ư𝑢 𝑘ℎ𝑜
𝐻 = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑙ư𝑢 𝑘ℎ𝑜 = 495.000/100 = 4.950

2𝐷𝑆 2∗2.940∗100
Suy ra EOQ là: EOQ = √ =√ =11 hũ
𝐻 4.950

𝐷 100
Số lần đặt hàng mỗi tháng tối ưu: N = 𝑄 = = 9 𝑙ầ𝑛
11

Tổng chi phí tối thiểu của hàng tồn kho:


𝑄 𝐷 11 100
TCmin = 𝐻 ∗ 2 + 𝑆 ∗ 𝑄 = 4.950 ∗ + 2.940 ∗ = 53.952 VNĐ
2 11

Tổng chi phí tối thiểu của hàng tồn kho là 53.952 (VNĐ)

11
2.3. Tìm nguồn hàng
2.3.1. Thu mua
Các nhà cung cấp NVL bao gồm:

1. Sáp đậu nành:

Nhà cung cấp nguyên vật liệu chính: CRAFT HOUSE


Địa chỉ: 28 Đường Nguyễn Trãi, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM.

Hình 2.1: Trang Shopee của Craft House


Ngoài ra còn có các nhà cung cấp dự phòng khác như BELICOS, nến bơ Tịnh
Tâm, Heny Garden.

− Lí do chọn nhà cung cấp:

CRAFT HOUSE là một cửa hàng cung cấp các nguyên liệu làm đồ handmade
lớn trên thị trường thương mại điện tử Shopee, ngoài ra shop còn là cửa hàng
shopee mall nên uy tín cũng như chất lượng của shop sẽ đảm bảo hơn so với các
cửa hàng thông thường khác. Shop có lượt đánh giá khá cao trên sàn shopee 4.9/5.0
với 36 loại sản phẩm đa dạng, giá cả lại hợp lý. Sáp để làm nến là một trong những
sản phẩm bán chạy nhất của shop và nhận được những lượt phản hồi tốt từ phía
khách hàng.

12
Hình 2.2: Đánh giá từ phía khách hàng tại shop
Vì cửa hàng đều bán online và offine tại TP Hồ Chí minh nên thuận tiện hơn
trong việc vận chuyển cũng như tiết kiệm chi phí hơn các nhà cung cấp ở xa.
Chúng ta có thể đến tận nơi để kiểm định sản phẩm, nguồn hàng trước khi nhập
về để sản xuất.

− Chi phí thu mua:

Sáp đậu nành: 130.000 đồng/kg

2. Tim nến, bắc nến, Tinh dầu, Tem decor, Giấy rơm, Hộp carton.

Nhà cung cấp chính: Cửa hàng cung cấp


nguyên vật liệu handmade

Địa chỉ: 62/16A, Đường Trần Bình


Trọng, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TP
HCM
Hình 2.3: Trang Shopee của NVL

13
− Lí do chọn nhà cung cấp:

Shop có lượt đánh giá cao 4.9/5.0 trên sàn shopee, 8,6 nghìn lượt theo dõi và
422 sản phẩm đa dạng các loại với giả cả hợp lý. Những mặt hàng bán chạy bên
shop cũng đều là những nguyên vật liệu để tạo ra nến thơm.

Hình 2.4: Đánh giá từ phía khách hàng tại shop

− Chi phí thu mua:

Tim nến, bắc nến 400 đồng/ 1 sợi


Tinh dầu 2.000 đồng/ 1ml
Tem decor 500 đồng/ 1 cái
Hộp carton kèm giấy rơm 1.000 đồng/ 1 hộp

3. Cốc xi măng

Nhà cung cấp chính: Haworthia Quận 9


Địa chỉ: Hẻm 614, Xa Lộ Hà Nội, Thủ Đức

Hình 2.5: Trang Shopee của Haworthia

14
− Lí do chọn nhà cung cấp:

Giá cả rẻ hơn các cửa hàng khác, chuyên sản xuất các mặt hàng về chậu xi măng
lớn nhỏ, lượt đánh giá rất cao trên sàn thương mại điện tử 5.0/5.0, 5.2 nghìn lượt
theo dõi với 153 loại sản phẩm đa dạng nên dễ dàng thay đổi theo nhu cầu.

Hình 2.6: Đánh giá từ phía khách hàng

− Chi phí thu mua: 800 đồng/ 1 cốc

2.3.2. Bán chịu và thu nợ


Mua nguyên liệu : Khi mua nguyên liệu sẽ trả ngay để giúp xây dựng uy tín với
đối tác, từ đó nhà cung cấp sẽ cung cấp thêm chiết khấu hoặc những ưu đãi khác
cho việc thanh toán trả ngay, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Trả ngay giúp tránh
phải lo lắng về việc tích lũy nợ hoặc các khoản lãi suất phát sinh.

15
Bán sản phẩm : Nến thơm sẽ được đưa tới khách hàng thông qua các hình thức
như : hàng có sẵn và hàng đặt trước theo yêu cầu nên việc khách hàng nên vấn đề
trả trước, trả ngay hay trả sau còn tùy thuộc vào khách hàng.
Nhưng đối với cửa hàng chúng tôi thì sẽ ưu tiên trả trước hoặc trả ngay để
đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác ví dụ như sử dụng thu mua nguyên vật liệu
cũng như thanh toán các loại chi phí phát sinh thêm. Khách hàng có nhu cầu trả
trước sẽ nhận được những ưu đãi, những chiết khấu cũng như quà tặng hấp dẫn từ
phía cửa hàng.
Nếu khách hàng lựa chọn việc trả sau thì bắt buộc phải cọc trước 1/3 giá trị đơn
hàng cho cửa hàng để cửa hàng có thể duy trì được tài chính. Tiền cọc này giúp
đảm bảo rằng khách hàng cam kết mua sản phẩm, không hủy bỏ đơn hàng hoặc
đặt hàng giả mạo.

2.4. Sản xuất


2.4.1. Thiết kế sản phẩm

Hình 2.7: Hình ảnh minh họa nến thơm.


Thành phần chính của nến thơm là sáp nến và tinh dầu tạo mùi thơm. Công
dụng của nến thơm rất đa dạng:

− Nến thơm mang lại sự ấm áp và lãng mạn cho căn phòng


− Nến thơm làm tăng khả năng tập trung
− Nến thơm có khả năng khử mùi
− Nến thơm giúp bạn có giấc ngủ và thư giãn

16
2.4.2. Thiết kế quy trình sản xuất
Nến thơm là sản phẩm cần trải qua quá trình tinh chế, đảm bảo chất lượng trước
khi đến tay người dùng. Chính vì thế, quy trình làm nến thơm sẽ khá tỉ mỉ.

Lựa chọn Sản xuất Kiểm tra


Trang trí Đóng gói
nguyên theo quy lại sản
họa tiết sản phẩm
liệu trình phẩm

Sơ đồ 2.4.2: Mô hình quy trình sản xuất sản phẩm nến thơm.
+ Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu làm nến thơm
Một số nguyên liệu được sử dụng là:

 Cốc đựng nến: Cốc xi măng

Quy chuẩn chọn cốc: Cốc đựng nến cần làm từ các loại vật liệu chịu nhiệt.
Nhóm sẽ chọn cốc xi măng để đạt vừa đủ yêu cầu và tối thiểu hóa chi phí. Điều
này sẽ hạn chế cốc nến bị vỡ khi rót sáp nến hoặc nhiệt độ tỏa ra khi đốt nến.
Lưu ý về các hình dáng của cốc: Không nên chọn cốc có phần miệng nhỏ hơn
phần đáy. Bởi vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ tỏa hương của nến. Nhóm lựa chọn loại
cốc xi măng có hình trụ thẳng đứng, trọng lượng 50gr có thời gian sử dụng 22 giờ.

 Sáp làm nến: sáp đậu nành.

Trên thị trường có rất nhiều loại sáp khác nhau như: Sáp đậu nành, sáp ong, sáp
cọ, sáp paraffin, sáp gel, … Và mỗi loại đều có công dụng khác nhau. Tùy vào nhà
cung cấp khác nhau mà chất lượng sáp cũng có sự khác nhau mặc dù cùng tên gọi.
Nhóm lựa chọn sáp đậu nành. Là loại sáp chuyên dụng để làm nến thơm đựng
trong ly cốc. Sáp được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên là dầu đậu nành.
Loại sáp này được nhóm lựa chọn có những mặt lợi ích giúp: Mặt nến láng mịn,
bám thành ly tốt, chứa nhiều tinh dầu và không khói đen. Với chi phí rẻ cùng với

17
chất lượng tốt và phù hợp với nến thơm nên nhóm đã lựa chọn sáp đậu nành để
làm nguyên liệu cho sản phẩm.

− Tim nến/bấc nến: Bấc cotton.

Nhóm lựa chọn bấc nến cotton để làm nến. Bấc nến cotton là loại thường thấy
nhất với kết cấu được bện từ nhiều sợi cotton. Uư điểm là tiết kiệm, giá tốt, dễ bắt
lửa và cháy ổn định.

− Tinh dầu: Mùi Lavender, mùi Trầm Hương và mùi sả chanh.

Nhóm lựa chọn ba mùi đặc trưng cho ba tính cách khác nhau để phù hợp với
những tệp khách hàng phổ biến.
Mùi thứ nhất: Mùi Lavender, nhóm lựa chọn mùi hương của hoa oải hương
Lavender để làm sản phẩm nổi bật nhất. Vì loại hoa này mang lại cảm giác nhẹ
nhàng, tinh tế và thanh lịch.
Mùi thứ hai: Mùi gỗ Trầm Hương, với mùi hương đậm đà, mạnh mẽ và trầm
ấm, gỗ trầm hương được yêu thích và xuất hiện phổ biến trong các dòng sản phầm
mùi hương.
Mùi thứ ba: Mùi sả chanh, Tinh dầu sả chanh có mùi hương nhẹ nhàng đặc
trưng giúp không gian sống trở nên trong lành, thư giãn và lấn át các mùi hôi khó
chịu trong không khí. Ngoài ra, mùi sả chanh có khả năng làm đánh lạc côn trùng
như muỗi, ruồi và kiến.
+ Bước 2: Bắt đầu sản xuất nến
Đầu tiên, đun nóng một lượng sáp phù hợp. Lưu ý không để nước bắn vào sáp.
Tiếp theo, Trong lúc chờ sáp tan chảy, chuẩn bị cốc và bấc nến để tiết kiệm thời
gian. Cố định bấc nến vào đáy cốc bằng miếng dán silicon chuyên dụng có sẵn để
cố định bấc thẳng đứng. Sau khi chuẩn bị xong, Khuấy sáp đến khi tan hết.

18
Thứ 4: Chờ sáp nguội đến khoảng 70 độ, tiến hành pha trộn tinh dầu vào hỗn
hợp sáp với tỷ lệ: 100gr sáp tương ứng lượng tinh dầu cần thiết là 7ml – 10ml.
Khuấy đều nhẹ nhàng, tránh tạo bọt khí. Sau đó, đổ hỗn hợp vào cốc. Đổ nhẹ
nhàng và chậm rãi, tránh văng sáp lên thành ly.
Cuối cùng, sẽ mất từ 1-3 giờ để nến khô hoàn toàn. Khi nến đã khô, nhóm tiến
hành kiểm tra và trang trí cốc nến.
+ Bước 3: Kiểm tra lại sản phẩm đáp ứng đúng chất lượng
Nến thơm sau khi đã trải qua quy trình sản xuất chuẩn chỉnh đôi khi vẫn còn
một số lỗi nhất định. Nến thành phẩm sẽ được nhóm kiểm tra, rà soát lại để đảm
bảo chất lượng tốt nhất trước đem ra thị trường. Điều này vừa đem đến sự hài lòng
đến khách hàng cũng như tạo được sự tinh tế, chỉnh chu của nhà sản xuất.
+ Bước 4: Trang trí họa tiết cho cốc nến thơm
Bên cạnh công dụng thắp sáng, nến thơm còn dùng trang trí ngôi nhà trở nên
xinh xắn. Chính vì thế, nến thiếu đi các họa tiết đi kèm là một thiếu sót. Khách
hàng sẽ nhận diện sản phẩm không chỉ bằng mùi hương mà còn bằng thị giác.
Nhóm sẽ lựa chọn dán logo bằng sticker để tôn lên sự đơn giản, thuần khiết của
nến.
+ Bước 5: Đóng gói sản phẩm
Sau các quy trình sản xuất quan trọng, việc đóng gói nến thơm cũng cần cẩn
thận để tránh ảnh hưởng đến chất lượng lâu dài của sản phẩm.
Nhóm sẽ đóng gói nến lẻ bằng cách dùng hộp carton kèm theo một ít giấy rơm
để đảm bảo độ an toàn cho nến chống đổ vỡ và tăng độ thẩm mỹ cho nến.
Hình thức đóng gói set quà tặng: Nhóm lựa chọn hộp carton cứng kèm giấy rơm
cùng màu để gói quà. Set quà tặng sẽ bao gồm: một cốc nến thơm, một gấu bông,
một hộp diêm, một ít giấy thơm và một tấm thiệp.

19
2.4.3. Quản lý phương tiện
Bảng 2.5: Quản lý phương tiện cho sản phẩm nến thơm.
Tên thiết bị Phần
STT Số lượng Tổng đơn giá Khấu hao
sản xuất trăm
1 Bếp ga (1) 1 cái 170,000 1% 1,700
2 Bình ga (2) 5 bình 50,000 50% 25,000
3 Cân tiểu ly (3) 1 cái 49,000 1% 490
Cốc nấu nến
4 2 cái 34,000 1% 340
(4)
5 Nhiệt kế (5) 1 cái 30,000 1% 300
Dụng cụ sản
6 1 cái 15,000 1% 150
xuất (6)
TỔNG: (1) + (2) + (3) + (4) + (5) 1,259,000 27,980
(1), (3), (5) và (6): Khấu hao cho thiết bị này là 1%.
(2): Sản xuất nến thơm trong 1 tháng sẽ hao hụt hết 5 bình ga với mỗi bình
10,000 nghìn đồng. Cho nên khấu hao đối với thiết bị này là 50%.
(4): Cốc nấu nến là thiết bị được sử dụng nhiều lần với độ hao mòn khá thấp.
Hai chiếc cốc có thể làm ra hàng trăm cốc nến. Cho nên khấu hao đối với thiết bị
này là 1%.

2.5. Phân phối


2.5.1. Quản lý đơn hàng
− Cách nhận đơn hàng:

* Đối với hàng bán lẻ: Nhóm tập trung chủ yếu vào nhận hàng trên các sàn
thương mại điện tử như: Shopee, Tiktok, Facebook thông qua Fanpage.
* Đối với hàng bán sỉ: Nhóm sẽ nhận đơn hàng với giá sỉ nếu như đơn hàng đạt
đến 30 sản phẩm trở lên.

20
− Cách thực hiện đơn hàng

Nhóm thực hiện chủ yếu việc liên kết với dịch vụ chuyển phát nhanh để hỗ trợ
giao hàng.
Trong phạm vi 3km (tính từ vị trí trung tâm phân phối của nhóm), khách hàng
sẽ được ưu đãi miễn phí vận chuyển. Có hai hình thức thanh toán là chuyển khoản
trực tiếp hoặc thanh toán khi nhận hàng.
Quy trình thực hiện đơn hàng:
Bước 1: Xác nhận đơn hàng và duyệt đơn hàng
Bước 2: Đặt hàng vận chuyển
+ Nhóm liên hệ với đơn vị vận chuyển để đặt hàng.
+ Cung cấp thông tin về hàng hóa, địa chỉ gửi và nhận hàng hóa.
Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa
+ Kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi đóng gói.
+ Đóng gói hàng hóa đúng quy cách của bên dịch vụ vận chuyển.
Bước 4: Giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển
+ Nhóm tiến hành giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển.
+ Kiểm tra thông tin vận chuyển trên bill vận chuyển hoặc hệ thống.
Bước 5: Theo dõi đơn hàng
+ Theo dõi hành trình đơn hàng vận chuyển trên website của dịch vụ vận
chuyển.

− Chi phí xử lý đơn hàng

Xử lý đơn hàng là quá trình nhóm tiếp nhận, xác thực thông tin của đơn đặt
hàng, sau đó tiến hành gói hàng, vận chuyển, theo dõi và hoàn tất thanh toán với
người mua.

21
Bảng 2.6: Chi phí xử lý đơn hàng của sản phẩm nến thơm.
STT THÀNH PHẦN ĐƠN GIÁ
1 Chi phí tiếp nhận đơn đặt hàng (1) 0
Chi phí gói hàng và chuẩn bị vận chuyển
2 2,000
(2)
3 Chi phí vận chuyển sản phẩm (3) 15,000
4 Chi phí theo dõi và cập nhật thông tin (4) 0
5 Chi phí hoàn tất thanh toán (5) 0
6 Chi phí khác (6) 400,000
Chi phí xử lý đơn hàng:
7 417,000
(1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)
(1), (4) và (5): Nhóm kiểm soát đơn hàng thông qua Website của đơn vị vận tải.
(2): Chi phí đã bao gồm hộp carton và nhân công đóng gói.
(3): Chi phí được tính cho người mua.
(4): Các đơn hàng đều thanh toán trực tiếp đến số tài khoản nên không mất chi
phí.
(6): Chi phí bao gồm: Chi phí đổi trả hàng, chi phí vận chuyển hàng đổi trả và
chi phí xăng xe, …

2.5.2. Lập lịch biểu giao hàng


Thời gian giao hàng sẽ được xác nhận, chuẩn bị và đưa cho bên vận chuyển.
Đối với các sản phẩm nến thơm giao hàng trong nội thành TP. Hồ Chí Minh thời
gian giao hàng trong khoảng từ 2-3 ngày kể từ ngày đặt hàng. Đối với các sản
phẩm nến thơm được giao ngoài tỉnh sẽ có hàng trong khoảng 7 ngày kể từ ngày
lên đơn hàng. Riêng đối với các phẩm được đặt theo nhu cầu của khách hàng sẽ
được giao theo đúng thời gian khách hàng yêu cầu.

22
Cách thức giao hàng: Sẽ giao hàng cho bên vận chuyển của dịch vụ vận chuyển
giao hàng tiết kiệm để giao cho khách hàng.

2.5.3. Quy trình trả hàng


Trường hợp trả hàng:

• Nếu hàng bị vỡ cốc, hư hỏng trong quá trình vận chuyển


• Đơn hàng không đủ số lượng đã đặt, hàng không đúng mẫu, không đúng
mùi hương, không đủ phụ kiện trong set như khách hàng đã đặt
• Nếu bị lỗi về bấc nến, khiến nến không cháy hoặc cháy không đều
• Nếu nến có mùi hôi khó chịu không như mô tả trong website

Lưu ý Shop không chấp nhận trả hàng trong những trường hợp sau:

• Nến đã qua sử dụng (trừ trường hợp nến có mồ hôi khi đốt)
• Nến hư hỏng do phía khách hàng
• Nến không còn nguyên vẹn bao bì

Điều kiện chấp nhận trả hàng: Chỉ chấp nhận trả hàng khi khách hàng có video
và hình ảnh khui hàng minh chứng, và hóa đơn mua hàng
Thời gian thông báo đổi trả: Chỉ chấp nhận thông báo đổi trả hàng trong vòng
48h từ khi đơn giao thành công và quy định này sẽ được ghim rõ mỗi bài đăng và
được nhắc lại khi xác nhận đơn hàng cho khách
Thời gian gửi chuyển sản phẩm: Trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận sản phẩm
Địa điểm đổi trả sản phẩm: Đối với những đơn hàng đặt ở Shoppe, TiTok khách
bấm trả hàng sẽ được bên Shoppe, Tiktok hỗ trợ đến nhà lấy lại hàng trả. Những
đơn hàng đặt qua trang Page, Website trả hàng qua bưu điện.
Vẽ quy trình trả hàng:

23
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đổi trả hàng của khách.
Bước 2: Xác thực thông tin của người tiêu dùng.
Bước 3: Kiểm tra hàng hóa.
Bước 4: Lập hóa đơn đổi trả hàng hóa cho khách hàng.
Bước 5: Tiến hành đổi trả sản phẩm mới hoặc hoàn tiền cho khách hàng.
Chi phí trả hàng :
Shop sẽ chịu 100% phí vận chuyển nếu sản phẩm đổi đáp ứng điều kiện đổi trả
do lỗi từ phía shop, hoàn trả 100% giá trị đối với sản phẩm hư hỏng không sử dụng
được.
Trong trường hợp trả hàng từ phía khách quan của khách mà không do lỗi shop
hay vận chuyển, thì khách sẽ tự chịu vận chuyển hoàn hàng, shop không hỗ trợ.

2.6 Kế hoạch kinh doanh mở rộng


Nghiên cứu thị trường mục tiêu : Liên tục thực hiện nghiên cứu thị trường nến
thơm, xác định nhu cầu và xu hướng mà khách hàng muốn hướng đến. Xác định
rõ thị trường mục tiêu, từ đó xác định giá cả và giá trị mà tệp khách hàng của mình
muốn được nhận được khi sử dụng sản phẩm, từ đó có những thay đổi phù hợp
với thị trường.

24
Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu và đánh giá đối thủ trong ngành, để
từ đó có những hướng phát triển sản phẩm mang tính khác biệt, tạo nên sự mới lạ,
điểm mạnh của shop.
Mở rộng dòng sản phẩm: Đa dạng hóa mẫu mã, đa dạng hóa mùi hương, kích
thước, thiết kế để đáp ứng được sự đa dạng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo
được lợi thế cạnh tranh cho shop.
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng luôn
đạt chất lượng, không ngừng trôi dào chất lượng sản phẩm nến thơm để mang lại
sự hài lòng tối ưu nhất cho khách hàng
Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu: Tăng cường quảng cáo doanh nghiệp trên các
nền tảng xã hội, thực hiện các chương trình thu hút khách hàng như chương trình
khuyến mãi các dịp lễ, ưu đãi cho khách hàng thân thiết....... Hoặc chương trình
“Workshop cuối tuần cùng nến thơm” để tạo sự nhận diện với khách hàng.

25
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1 Giải pháp về giải quyết đơn hàng:
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng: Giúp quản lý đơn hàng hiệu quả, tự động
hóa các bước xử lý. Đồng thời theo dõi tình trạng đơn hàng, báo cáo thống kê hàng
hóa. Một số phần mềm có thể cân nhắc sử dụng: Sapo, KioViet, Haravan,....
Chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng: Sắp xếp kho hàng khoa học, phân loại sản phẩm
rõ ràng, đóng gói sản phẩm cẩn thận, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển
Đào tạo nhân viên: Nâng cao kỹ năng xử lý đơn hàng, cung cấp dịch vụ khách
hàng chuyên nghiệp: luôn lắng nghe phản hồi từ khách hàng và sẵn lòng cải tiến
quy trình xử lý đơn hàng của mình. Điều này giúp nắm bắt được nhu cầu và mong
muốn của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm mua hàng và tăng cường lòng
trung thành của khách hàng

3.2 Giải pháp về thu mua:


Điều chỉnh phí thu mua có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Xem xét và so sánh các nhà cung cấp: Nghiên cứu và so sánh bao gồm việc
thăm dò thị trường giá cả từ nhiều nhà cung cấp khác nhau để tìm ra được giá
thành tốt nhất để hợp tác lâu dài. Điều này có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ
với giá cạnh tranh
Lập kế hoạch thu mua: Dự đoán nhu cầu nguyên liệu trong tương lai chi tiết, rõ
ràng và phù hợp với thực tế để đảm bảo nguồn cung cho doanh nghiệp với mức
tốt nhất nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí lưu kho, tồn kho
Đa dạng nhà cung cấp nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:
Khuyến khích đa dạng nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung cho doanh nghiệp
không bị đứt đoạn, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đồng thời có thể
tiết kiệm chi phí trong sự chênh lệch giá của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, đa dạng
nhà cung cấp theo nguyên tắc không ảnh hưởng đến chất lượng của nến thơm.

26
3.3 Giải pháp về sản xuất
Tối ưu hóa về qui trình sản xuất: Hiện tại, nhóm đang sản xuất với qui mô
nhỏ và hình thức sản xuất chủ yếu là thủ công là chính, điều này là một điểm bất
lợi khi qui mô sản xuất sẽ trở nên mở rộng hơn. Vì vậy, việc xem xét lại quy trình
sản xuất hiện tại và tìm cách tối ưu hóa nó để tăng cường hiệu suất. Điều này có
thể bao gồm sắp xếp lại các bước công việc, tối ưu hóa luồng công việc và sử dụng
các công nghệ và thiết bị hiện đại để tăng năng suất và giảm thời gian sản xuất.
Tối ưu hóa chi phí sản xuất: Tái chế sáp dư thừa hoặc nến không sử dụng
để tạo ra các sản phẩm mới. Sử dụng các mảnh nến cũ không hoàn chỉnh để tạo
thành nến nhỏ hoặc viên nén hương. Việc sử dụng lại nguyên liệu giúp giảm lãng
phí và tiết kiệm chi phí sản xuất. Chọn tinh dầu từ các nguồn thiên nhiên và hữu
cơ thay vì sử dụng tinh dầu tổng hợp vì tinh dầu thiên nhiên không chỉ tạo ra hương
thơm tự nhiên mà còn có ích cho môi trường.
Đóng gói và bao bì: Sử dụng bao bì vật liệu đóng gói thân thiện với môi
trường, tránh sử dụng bao bì không cần thiết và chất liệu khó phân hủy. Một sản
phẩm thân thiện với môi trường có thể coi như một tiếp thị xanh sẽ gia tăng được
sự ấn tượng với khách hàng, tạo ra sự thiện cảm với khách hàng khi nhận được
sản phẩm ngay từ đầu.
Ngoài ra, sản xuất nến thơm chuẩn quy trình cần lưu ý một số vấn đề sau để
mắc phải nhiều vấn đề khó khăn:

➢ Nguyên liệu làm nến được bảo quản kỹ trước khi nung nấu
➢ Tinh dầu và sáp có sự phù hợp với nhau tránh gây độc hại, phản ứng ngược
➢ Nên xử lý nến nóng chảy tốt để tránh cháy
➢ Bảo quản nến phù hợp với nhiệt độ cho phép.

27
3.4 Giải pháp về hàng tồn kho
Dựa vào thông tin về xu hướng nhu cầu thông qua các khảo sát khách hàng,
lịch sử đơn hàng để dự đoán nhu cầu sản phẩm của nến được sử dụng nhiều nhất
và thấp nhất, sau đó nhóm đảm bảo sản xuất ra số lượng đủ hàng tồn kho để đáp
ứng nhu cầu khách hàng mà không gây lãng phí hay thiếu hụt hàng hóa.
Thống kê định kỳ để đảm bảo sự chính xác trong việc theo dõi số lượng
hàng tồn kho, cập nhật thông tin về tình trạng hàng tồn kho và hạn chế sự hư hỏng
về nến. Ngoài ra, nhóm sử dụng biện pháp phân loại và ghi nhãn rõ ràng các loại
nên thơm theo mẫu, mùi hương, kích thước... để giúp dễ dàng hơn trong việc tìm
kiếm và thống kê nến tồn kho.
Quản lí chất lượng của sản phẩm: theo nguyên tắc FIFO (First-in, First-out)
để quản lí hàng hóa nhập vào sẽ tiêu thụ trước. Khi sử dụng nguyên tắc này cho
nến thơm giúp đảm bảo rằng hàng tồn kho được sử dụng theo thứ tự và tránh việc
hàng tồn lâu ngày gây mất mùi hương hoặc giảm đi chất lượng của nến thơm.
Đối với các hàng tồn kho cũ, đề xuất các biện pháp chương trình khuyến
mãi, giảm giá đặc biệt để kích thích tiêu thị và giảm thiểu hàng tồn kho.

3.5 Giải pháp về vận chuyển


Lựa chọn đơn vị vận chuyển đáng tin cậy: Đối với qui mô hoạt động kinh doanh
nhỏ, nhóm lựa chọn hợp tác với những đơn vị vận chuyển uy tín và có kinh nghiệm
uy như Shopee Express, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm,… để đảm bảo sản
phẩm nên đến tay khách hàng nhanh chóng và an toàn. Những ưu điểm của các
đơn vị vận chuyển này mà nhóm cảm thấy phù hợp và có thể đáp ứng được với
doanh nghiệp nhỏ như: tốc độ giao hàng nhanh, quy trình xử lý đơn hàng được tự
động hóa, nhằm rút ngắn thời gian giao hàng toàn trình. Nhờ vậy, người mua nhận
được hàng sớm hơn, giảm thiểu rủi ro hủy đơn. Ngoài ra, người bán và người mua
có thể trực tiếp theo dõi đơn hàng trực tuyến dễ dàng. Bên cạnh những điều đó,

28
các đơn vị vận chuyển này sẽ có những chính sách bảo hiểm cho hàng hóa. Đối
với các đơn hàng gần dưới 3km, nhóm sẽ xem xét tự lưu động vận chuyển nội bộ
bằng phương tiện xe máy, để đưa sản phẩm đến tay khách hàng tiện lợi và nhanh
nhất có thể.
Đối với sản phẩm nến thơm là một mặt hàng dễ vỡ, hư hỏng nên để đảm
bảo chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách chỉn chu nhất thì nhóm
nên sử dụng các vật liệu đóng gói như xốp chống sốc để tránh va đập trong quá
trình vận chuyển.

29
KẾT LUẬN
Kinh doanh nến thơm là một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng
phát triển.
Trước tiên, ngành công nghiệp này đang trở thành một xu hướng phổ biến
trong việc tạo ra không gian sống và làm việc thư giãn, tạo cảm giác thoải mái và
tạo hương thơm dễ chịu. Nến thơm không chỉ có tác dụng làm sạch không khí
mà còn tạo ra một không gian ấm áp và thư thái. Với sự quan tâm gia tăng về sức
khỏe và trạng thái tâm lý, nến thơm đã trở thành một phần không thể thiếu trong
nhiều gia đình và văn phòng làm việc.
Thứ hai, kinh doanh nến thơm cũng mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Với
giá thành tương đối thấp và khả năng sản xuất đơn giản, việc khởi nghiệp trong
ngành này không yêu cầu một số vốn lớn. Bên cạnh đó, sự đa dạng về mẫu mã,
hương thơm và thiết kế của nến thơm cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng,
từ đó tạo ra nhu cầu tiêu thụ ổn định.
Cuối cùng, việc kinh doanh nến thơm còn mang lại cơ hội sáng tạo và phát
triển. Thị trường nến thơm liên tục thay đổi và tiến bộ, yêu cầu sự đổi mới trong
thiết kế, công nghệ và hương thơm. Điều này tạo ra không gian cho những người
kinh doanh nến thơm để tạo ra các sản phẩm độc đáo và khác biệt, thu hút khách
hàng và cạnh tranh trên thị trường.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Xuân Quyết (2016), Giáo trình Quản trị Chuỗi cung ứng, Đại học
Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh

[2] Huỳnh Duy Bách (2024), Bài giảng Quản trị Chuỗi cung ứng, Đại học Công
Thương Thành phố Hồ Chí Minh

31

You might also like