You are on page 1of 11

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM


BỘ MÔN: GIỚI THIỆU NGÀNH KINH TẾ

BÁO CÁO NHẬP MÔN KINH TẾ


Đề tài: Lên kế hoạch bán hàng
Giảng viên: Nguyễn Minh Đức
Nhóm học phần: N14
Lớp: LQC64ĐH

Thành viên trong nhóm Mã sinh viên

Đoàn Duy Khánh 103945

Lưu Trung Hiếu 103924

Nguyễn Thế Hùng 103933

Phạm Thị Thu Hoài 103929

Hải Phòng – 2023


MỤC LỤC

TỔ CHỨC HOẠT ĐÔNG NHÓM..........................................................................................................3


I. TỔNG QUAN..............................................................................................................................4
1. Lí do chọn bán gạo:...............................................................................................................4
2. Mục tiêu bán hàng:................................................................................................................5
3. Mục tiêu tăng trưởng:...........................................................................................................5
4. Đối tượng để bán gạo:...........................................................................................................5
5. Nhập khẩu gạo:.....................................................................................................................5
6. Thông tin về cửa hàng:..........................................................................................................5
7. Các loại gạo có trong cửa hàng:.............................................................................................5
8. Hình thức bán:.......................................................................................................................6
9. Marketing:.............................................................................................................................6
10. Nhân sự:............................................................................................................................7
11. Diện tích mặt bằng:...........................................................................................................7
II. CHI PHÍ......................................................................................................................................7
1. Chi phí nhập gạo:...................................................................................................................7
2. Giá bán:.................................................................................................................................8
3. Chi phí ban đầu:.....................................................................................................................8
4. Chi phí biến phí:.....................................................................................................................9
III. DỰ KIẾN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN...................................................................................9
IV. DỰ PHÒNG RỦI RO..............................................................................................................10
1. Rủi ro về tiêu thụ:....................................................................................................................10
2. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh....................................................................................................11

2
NHÓM: N14
KẾ HOẠCH BÁN HÀNG: MỞ CỬA HÀNG BÁN GẠO

TỔ CHỨC HOẠT ĐÔNG NHÓM

ST
Họ và tên Mã SV Nhiệm vụ được phân công
T
II. Chi phí
Phạm Thị II. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận.
1 103929
Thu Hoài Tìm kiếm, thu nhập só liệu để tính chi phí,
doanh thu, lợi nhuận.
Tìm hiểu:
1.Lí do bán hàng
2. Mục tiêu
3. Đối tượng
Nguyễn Thế
2 103933 4. Xuất xứ
Hùng
5. Thông tin về cửa hàng
6. Tìm hiểu các loại gạo được ưa chuộng
trên thị trường và chọn lọc ra loại gạo để
bán.
1. hình thức bán
Lưu Trung 2. Mảketing
3 103924
Hiếu 3. Nhân sự và diện tích mặt bằng.
Tìm kiếm số liệu
Đoàn Duy IV. Dự phòng rủi ro.
4 103945
Khánh Tìm kiếm số liệu

3
Đề tài: Lên kế hoạch bán hàng
I. TỔNG QUAN
1. Lí do chọn bán gạo:
 Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa
nước từ lâu đời. Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, Việt Nam chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp để
phát triển, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay
thế. Theo tài liệu của Chương trình điều tra mức sống của dân
Việt Nam sống trong nước năm 1992-1993, cơm là thức ăn chính
của 99,9% hộ dân Việt Nam và gạo đóng góp đến ba phần tư số
năng lượng thức ăn của người Việt Nam (GSO, 1995). Như vậy,
lúa gạo là thức ăn căn bản, thiết yếu của người dân Việt Nam,
không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Bất cứ ai từ già trẻ
lớn bé đều có nhu cầu sử dụng thực phẩm này. Do đó, thị trường
gạo là rất phong phú và rộng lớn.
 Gạo là một loại thực phẩm khô vì vậy dễ bảo quản hơn thực
phẩm tươi sống. Kinh doanh gạo sẽ không cần phải tốn quá
nhiều chi phí cho việc bảo quản và vận chuyển. Chỉ cần cất trữ
nơi khô ráo, thoáng mát là có thể để thời gian rất dài.
 Vì gạo là một thực phẩm luôn luôn cần thiết hàng ngày trong các
gia đình nên doanh số từ gạo mang lại luôn luôn ổn định.
 Lợi nhuận đến từ việc kinh doanh gạo là rất ổn định, ít khi nào
đối mặt với chuyện lỗ vốn.

 Từ những lí do trên, nhóm chúng em đã quyết định chọn gạo làm


mặt hàng để buôn bán với mục đích đem đến cho các hộ gia đình
những hạt gạo dẻo thơm, đảm bảo an toàn, chất lượng cao và giá cả hợp
lí.

4
2. Mục tiêu bán hàng:
 Đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp gạo cho người
tiêu dùng ở khu vực xung quanh cửa hàng.
 Phát triển công nghệ bảo quản với kĩ thuật cao hơn.
 Đem lại cho người tiêu dùng nguồn lương thực ổn định, uy tín và
đảm bảo chất lượng nguồn gốc rõ ràng.

3. Mục tiêu tăng trưởng:


 Đến cuối năm 2024 tăng trưởng 15% so vs cùng kì năm ngoái.

4. Đối tượng để bán gạo:


 Đối với các lĩnh vực kinh doanh khác, một ngành hàng chỉ
hướng đến một đối tượng nhất định như: thực phẩm cho người
cao tuổi, sữa cho trẻ em, thời trang cho nữ, … Nhưng đối với
việc bán gạo, các đối tượng của ngành hàng này vô cùng đa
dạng, nhưng nhóm chúng em tập trung vào hai đối tượng mua
hàng chính là: sinh viên và hộ gia đình.

5. Nhập khẩu gạo:


 Nhập tại nhà máy xay xát gạo và chế biến nông sản Hưng Cúc.
 Địa chỉ nhà máy: Cụm CN Xuân Quang - xã Đông Xuân - huyện
Đông Hưng - tỉnh Thái Bình.

6. Thông tin về cửa hàng:


 Địa chỉ: Chợ Hàng, phố Hoàng Minh Thảo, Dư Hàng Kênh, Lê
Chân, Ngô Quyền, Hải Phòng.
 Sản phẩm: Gạo.
 Tên cửa hàng: Vua Gạo.

7. Các loại gạo có trong cửa hàng:


 Gạo Bắc Thơm
 Gạo BC
 Gạo Bắc Hương

5
 Gạo Tám Xoan Hải Hậu
 Gạo Tám Xoan Tiền Hải
 Gạo ST24
 Gạo ST25

8. Hình thức bán:


 Bán trực tiếp tại cửa hàng.
 Cửa hàng chia làm hai khu vực: khu vực bán hàng và nhà kho.
 Ở khu vực bán hàng, sẽ trưng bày các bao gạo cỡ nhỏ lên kệ
trưng bày, thùng đựng gạo từng loại nếu khách hàng có nhu cầu
mua lẻ.
 Khu vực còn lại sẽ dùng để chứa những bao có trọng lượng lớn
hơn được đặt trên pallet để tránh ẩm mốc, khách hàng nào có nhu
cầu mua loại gạo có trọng lượng lớn hơn thì sẽ lấy từ trong kho
ra. Còn trường hợp mà mọi người chỉ có nhu cầu sử dụng bao có
trọng lượng thấp thì nhân sự sẽ lấy gạo trong bao to ra chia vào
các bao nhỏ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

9. Marketing:
 Trong ngày khai trương giảm giá 10% khi khách hàng mua từ
10kg gạo trở lên.
 Khách hàng có hai sự lựa chọn như sau:
 Sử dụng voucher giảm giá trừ vào số tiền mua gạo
 Khách hàng phải trả số tiền gốc nhưng được nhận 1
lượng gạo khác tương ứng với phần trăm giảm giá mà
loại gạo họ mua.
Ví dụ: khách hàng mua loại gạo ST với giá 250,000, họ
sẽ có 2 sự lựa chọn:
 Họ dùng mã giảm giá 10% thì số tiền họ phải thanh
toán là 225,000.

6
 Họ trả 250,000 và được nhận 25,000 gạo khác (Bắc
Hương, BC, Tám Xoan, …) để về dùng thử.
 Phát tờ rơi quảng cáo xung quanh cửa hàng và các khu vực
xung quanh.
 Kiểm định chất lượng gạo nhằm gia tăng uy tín với khách
hàng.
 Giới thiệu cho người thân, bạn bè, hàng xóm để họ nhận xét
và giới thiệu cho mọi người cùng biết.
 Sử dụng hóa đơn mua hàng, giấy tờ chứng nhận vệ sinh an
toàn thực phẩm để đảm bảo uy tín và an toàn cho khách hàng.

10.Nhân sự:
 2 người:
 1 người trông hàng + tiếp thị sản phẩm.
 1 người thu ngân.

11.Diện tích mặt bằng:


 70m2:
 Kho chứa gạo: 40m2
 Quầy trưng bày + bán gạo: 30m2

II. CHI PHÍ


1. Chi phí nhập gạo:

Tháng đầu Các tháng sau


Số lượng 10 tấn 10-15 tấn
Giá nhập trung
200,000,000 200,000,000 – 300,000,000
bình: 20,000/kg

(Số lượng và giá hàng nhập về có thể tăng thêm tùy từng tháng)

7
2. Giá bán:

Tháng đầu Các tháng sau


Số lượng 8 tấn 10-15 tấn
Giá bán trung bình:
176,000,000 220,000,000 - 330,000,000
22,000/kg

(Số lượng và giá bán có thể tăng thêm tùy từng tháng)

Giá bán lẻ như sau:

STT Tên loại gạo Giá bán/kg


1. Gạo Bắc Hương 18,000
2. Gạo Tám Thơm Tiền Hải 18,000
3. Gạo BC 21,000
4. Gạo Bắc Thơm 22,000
5. Gạo Tám Xoan Hải Hậu 23,000
6. ST24 25,000
7. ST25 26,000

3. Chi phí ban đầu:

Số
STT Chi phí Đơn giá Số tiền
lượng
1 Đăng ký giấy phép bán hàng 1 500,000 500,000
2 Chi phí mặt bằng 1 7,000,000 7,000,000
3 Biển hiệu 1 2,000,000 2,000,000
4 Giá trưng bày gạo (bao 10kg) 2 1,500,000 3,000,000
(kệ sắt 4-5 tầng dài 150cm x rộng

8
50cm x cao 1,5m)
5 Cân tạ 1 1,500,000 1,500,000
6 Cân 30kg 1 300,000 300,000
7 Thùng đựng gạo 45l 7 150000 1,050,000
8 Pallet kê gạo 10 200000 2,000,000
10 Tờ rơi 1000 tờ 900 900,000

9 Tổng: 18,250,000

4. Chi phí biến phí:

STT Chi phí Số lượng Đơn giá Số tiền


1 Gạo 10-15 tấn 20,000/kg 200,000,000 – 300,000
2 Bao 500 cái 1,000/cái 500,000
3 Điện nước 1 tháng 500,000 500,000
4 Wifi 1 tháng 200,000 200,000
6 Phát sinh 2,000,000
6 Tổng: 203,200,000 – 303,200,000

(có thể thay đổi tùy vào số lượng gạo nhập về mỗi tháng)

III. DỰ KIẾN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN

Đơn vị: triệu đồng

Doanh Chi phí Chi phí Tổng chi


Tháng Lơi nhuận
thu ban đầu biến phí phí
0 0 18,25 203,2 221,45 -219,45
1 176 18,25 203,2 221,45 -45,45

9
2 198 7 203,2 210,2 -12,2
3 220 7 203,2 210,2 9.8
4 242 7 223,2 230,2 11.8
5 264 7 243,2 250,2 13,8
6 264 7 243,2 250,2 13,8
7 275 7 263,2 270,2 4,8
8 264 7 243,2 250,2 13,8
9 286 7 263,2 270,2 15,8
10 286 7 263,2 270,2 15,8
11 297 7 273,2 280,2 16,8
12 308 7 283,2 290,2 17,8
13 297 7 283,2 290,2 6,8
14 297 7 273,2 280,2 16,8
15 286 7 263,2 270,2 15,8
16 280 7 263,2 270,2 9,8
17 264 7 243,2 250,2 13,8
18 286 7 263,2 270,2 15,8
19 297 7 273,2 280,2 16,8

 Đến tháng thứ 19 thì cửa hàng mới thu hồi lại được vốn và bắt đầu thu
lợi nhuận.

IV. DỰ PHÒNG RỦI RO


1. Rủi ro về tiêu thụ:
 Đây là rủi ro không thể không tránh khỏi trong kinh doanh:
 Rủi ro khi lượng tiêu thụ hàng hóa không như dự kiến ban đầu.
 Gặp khó khăn khi thuyết phục khách hàng chuyển đổi nhà cung cấp
khác qua lấy hàng của cửa hàng.

10
 Rủi ro về giá cả khi giá chào bán của cửa hàng cao hơn các đối thủ
cạnh tranh khác.
 Để giải quyết được những rủi ro cửa hàng sẽ phải:
 Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu về thị trường
sản phẩm và mặt hàng đang phân phối.
 Đưa ra mức giá không cao quá và không thấp quá so với đối thủ
cạnh tranh, tìm cách tiếp cận khách hàng, thuyết phục khách hàng
sử dụng sản phẩm của cửa hàng

2. Rủi ro về đối thủ cạnh tranh


 Đối thủ cạnh tranh luôn là một rủi ro lớn. Vì vậy cần phải xác định rõ
điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, từ đó nhận định nguồn
lực mà cửa hàng mình có và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.
Để giữ chân khách hàng, cửa hàng:
 Thường xuyên quan tâm tới khách hàng cũng là cách để tìm hiểu
xem có đối thủ cạnh tranh khác chào hàng vào khách hàng của mình
hay không.
 Luôn đưa ra mức giá hợp lý, không được cao hơn giá thị trường quá
nhiều. Như vậy đối thủ cạnh tranh rất khó cạnh tranh về giá.
 Luôn tìm hiểu và nắm bắt đối thủ cạnh tranh. Nhận định thị trường
và điều chỉnh giá bán cho khách hàng phù hợp. Tránh bán thấp quá
cửa hàng không có lãi, bán cao quá thì dễ bị cạnh tranh bởi các đối
thủ khác.

11

You might also like