You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT

BÀI TẬP NHÓM


MÁY NÂNG – MÁY XẾP DỠ

Giảng viên :Đoàn Công Luận

Sinh viên thực hiện :Nguyễn Văn Cần-2121060359


Nguyễn Đức Dương-2121060161
Lớp : DCCDOT66

Chủ đề :Tìm hiểu về Cần Trục Tháp


Mục lục

1. Đặc điểm chung cùa cần trục tháp…………………………………………………3


2. Công dụng……………………………………………………………………………4
3. Cấu tạo chung………………………………………………………………………..5
4. Phân loại………………………………………………………………………………8
5. Nguyên lý vận hành của các loại cẩu tháp…………………………………………11
6. Lựa chọn cần cẩu tháp………………………………………………………………12
7. Thông số kỹ thuật một số Model……………………………………………………13

8. Các tính toán liên quan đến cần trục tháp…………………………………………14


1.Đặc điểm chung cùa cần trục tháp
-Cần trục tháp hay còn gọi là cần cẩu tháp (gọi tắt là cần cẩu) giữ vị trí số một trong các thiết bị
nâng dùng trong xây dựng. Cần trục tháp là thiết bị nâng chủ yếu dùng để vận chuyển vật liệu và
láp ráp trong các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, các công trình thủy
điện…. Cần trục tháp có vị trí rất quan trọng trong các thiết bị nâng dùng trong xây dựng. Cần
trục tháp là thiết bị nâng chủ yếu dùng để vận chuyển vật liệu và lắp ráp trong các công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình thủy điện
-Trong công tác xếp dỡ nói chung và trong ngành xây dựng ở Việt Nam thì cần trục tháp được sử
dụng rất phổ biến. Như dùng xếp dỡ hàng ở cảng sông, cảng biển, trong các bến bãi, nhà kho,
nhà máy và trên các công trình xây dựng nhà cao tầng.
-Cần trục tháp được dùng để giảm sức lao động và trong những công việc mà những loại cần
trục, phương tiện xếp dỡ khác không phù hợp hoặc không làm được. Đó là là do những đặc điểm
cấu tạo riêng của loại cần trục này.
-Cần trục tháp là loại cần trục có một thân tháp thường cao từ 30-80m hoặc cao tới 100m, phía
trên gần đỉnh tháp có gắn một cần dài từ 12-60m đôi khi đến 70m bằng chốt bản lề. Một đầu cần
còn lại được treo bằng thanh kéo đi qua đỉnh tháp. Kết cấu chung của cần trục tháp gồm hai
phần:
+Phần quay và phần không quay. Trên phần quay có bố trí các cơ cấu công tác như: Tời nâng hạ
vật tời nâng cần, tời kéo xe con, cơ cấu quay, đối trọng , trang thiết bị điện và các thiết bị an toàn
.
+Phần không quay có thể được liên kết cố định trên nền hoặc có thể di chuyển trên đường ray
nhờ cấu di chuyển. Tất cả các cơ cấu của cần trục được làm việc bởi các thiết bị điều khiển đặt ở
trong ca bin treo ở trên cao gần đỉnh tháp.
-Tuỳ thuộc vào tính chất công việc cần trục tháp có các thông số sau :
Đối với cần trục tháp phục vụ xây dựng nhà cao tầng tải trọng nâng Q=3 ÷8tấn, độ với lớn nhất
R=20 ÷42m, chiều cao nâng H=32 ÷40m, đặc biệt có thể đến 80m. Tốc độ di chuyển cần trục
Vdc= 15 ÷30 ,m/ph
Tốc độ nâng Vn = 15 ÷30 ,m/ph
Tốc độ quay Nq = 0,5 ÷0,8 ,v/ph
-Đối với cần trục phục vụ xây dựng dân dụng công nghiệp, lắp ráp máy sức nâng có thể đến 80
tấn , thờng từ 5 ÷15 tấn , độ với lớn nhất R= 30 ÷60 ,m
Chiều cao nâng H= 60 ÷80 ,m.
Tốc độ di chuyển Vdc = 6 ÷9,6 ,m/ph .
Tốc độ nâng Vn = 9,6 ÷12 ,m/ph .
Tốc độ quay Nq = 0,16÷0,32 ,v/ph .
-Tải trọng Q được nâng từng mã hàng phụ thuộc vào tầm với R, vị trí gần tâm quay được nâng
mã hàng lớn, ở vị trí xa nhất của tầm với, tải trọng được nâng là nhỏ nhất, thường phải đảm bảo
mô men tải trọng là giá trị không thay đổi.
Ma= Q.R= const .
-Do có chiều cao nâng và tầm với lớn, khoảng không gian phục vụ rộng nhờ các chuyển động
nâng hạ vật, thay đổi tầm với, quay toàn vòng và dịch chuyển toàn bộ máy mà bộ máy sử dụng
trong xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp hoặc dùng để bốc dỡ,
vận chuyển hàng hoá, cấu kiện, vật liệu trên các kho bãi.
-Tuy nhiên do kết cấu phức tạp, tháp cao và nặng tốn kém trong việc tháo dỡ và lắp dựng, di
chuyển, chuẩn bị mặt bằng. Nên chỉ dùng cần trục tháp ở những nơi có khối lượng xây lắp tương
đối lớn, thời gian phục vụ cho công việc trong một khoảng thời gian dài, hoặc khi sử dụng những
loại cần trục tự hành không kinh tế hoặc không có khả năng đáp ứng yêu cầu.
-Do tính chất làm của cần trục tháp là luôn đổi địa điểm nên chúng được thiết kế sao cho dễ tháo
dỡ, lắp dựng và vận chuyển hoặc có khả năng tự dựng bằng các thiết bị cơ khí hay thuỷ lực và
được di chuyển trên đường dưới dạng tổ hợp toàn máy. Điều này cho phép giảm chi phí và thời
gian lắp dựng cần trục.
2. Công dụng:
-Được dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các cấu kiện xây dựng lên cao. Cần trục tháp
được lắp ráp từ các cấu kiện trong các công trình xây dựng có độ cao lớn, khối lưọng công việc
lớn trong một khoảng thời gian thi công dài.
-Cần trục tháp là loại máy công trình được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Thiết bị này
có tác dụng cẩu các loại vật liệu xây dựng, máy móc, vật nặng ở độ cao lớn như nhà cao tầng,
các công trình trên cao. Cần trục tháp được lắp ráp từ các đoạn tháp rời tăng dần theo chiều cao
của công trình và có tầm với rất lớn.
-Trong các công trình xây dựng, nhất là những công trình cao ốc, có độ cao lớn, thì việc vận
chuyển các loại vật liệu xây dựng lên cao đòi hỏi phải sử dụng đến cần trục tháp. Với thiết kế đặc
biệt, thiết bị này giúp vận chuyển các loại vật liệu, máy móc lên cao với độ với và an toàn tối ưu
nhất, mang đến sự thuận tiện trong quá trình xây dựng.
-Sử dụng cần trục tháp là một hoạt động dùng máy móc thay cho sức lao động của con người.
Giúp con người đảm bảo được quá trình xây dựng mà không mất công sức và thời gian nỗ lực
đưa các thiết bị lên cao. Chỉ cần sử dụng cần trục tháp, mọi việc sẽ trở nên đơn giản và thuận lợi
hơn.
Thường được sử dụng để thi công nhà cao tầng, trụ cầu lớn, công trình thuỷ điện.
3.Cấu tạo chung:
-Hình vẽ mô tả cần trục tháp lắp đặt cố định có đầu tháp quay, dùng xe con di chuyển trên cần
nằm ngang để thay đổi tầm với cùng với chi tiết độ cao và kích thước từng chi tiết của cần trục.
*Cấu tạo chung:
– Cần trục tháp được lắp đặt cố định có đầu tháp quay, dùng xe con di chuyển trên cần nằm
ngang để thay đổi tầm với.
– Thân tháp dạng dàn thép không gian, bao gồm có nhiều đoạn lắp ghép lại với nhau bằng mối
ghép bu lông.
– Đầu tháp có thể chuyển động quay được trên đoạn tháp trên cùng.
– Cần và cần đặt đối trọng được lắp khớp với đầu tháp và được neo giữ nằm ngang, có thể hạ
xuống hoặc nâng lên được khi cần thiết.
– Xe con mang vật di chuyển được nằm trên ray nhờ vào cáp kéo để thay đổi tầm với.
– Palang nâng vật có các puli cố định được lắp ở trên xe con.
– Cột ráp nối dùng để thay đổi chiều cao của thân tháp.
– Các cơ cấu:
Cần trục tháp loại này có các cơ cấu như sau: cơ cấu nâng hạ vật, cơ cấu di chuyển xe con để
thay đổi tầm với, cơ cấu quay. Với các cơ cấu này, cần trục tháp có thể di chuyển hàng trong
vùng làm việc của nó là hình trục xuyến.
Tùy theo loại, thì cần trục tháp còn có thể có các cơ cấu khác nhau như di chuyển, nâng hạ cần,
di chuyển đối trọng, thay đổi chiều cao thân tháp,…
+ Cách thay đổi độ cao:

Cách thay đổi độ cao:

Trong khi thi công cần nối dài thêm thân tháp theo sự phát triển độ cao của công trình, và khi
tháo dỡ phải được tháo dần từng các đoạn thân tháp.

Có nhiều cách thay đổi độ cao, trong đó có thể nối dài thân tháp từ đỉnh tháp tới chân tháp hoặc
giữa tháp. Cần trục tháp thi công các toà nhà cao hàng trăm tầng, người ta dùng cách leo sàn.

Cơ cấu trượt nâng tháp :

Để trượt tháp lên cao người ta dùng xi lanh thuỷ lực, hệ tời pa lăng cáp hoặc truyên động bánh
răng thanh răng.
Nối dài tháp từ đỉnh tháp:

Đây chính là biện pháp được thực hiện ở trên cao nên nó không an toàn, rất nguy hiểm cho công
nhân làm ảnh hưởng đến tiến độ vì phải dừng lại để thực hiện tăng độ cao. Ưu điểm ở đây là có
thể neo phần thân tháp chắc chắn vào công trình. Ngoài ra, đối với biện pháp này thì thường
được dùng ở cần trục tháp có đầu tháp quay.

Nối dài tháp từ chân tháp:

Được thực hiện trên mặt nền nên an toàn, diện pháp này có khâu chuẩn bị diễn ra trên mặt đất
nên cần trục vẫn hoạt động nâng chuyển vật bình thường, không ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi
công. Neo giữ vào công trình khó khăn vì thân tháp không cố định, có chuyển động trượt lên cao.
Thường dùng cho cần trục tháp có thân tháp quay.

Nối dài tháp từ giữa tháp:

Là biện pháp dùng khá phổ biến, tháp có thể lắp thêm đoạn tháp vị trí có thể là bất kỳ chỗ ghép
nào trên thân tháp.

Nối dài tháp từ chân tháp được thực hiện trên mặt nền, khâu chuẩn bị diễn ra trên mặt đất
nên cần trục vẫn hoạt động nâng chuyển vật bình thường.

Từ bài trước chúng tôi đã giới thiệu về cấu tạo chung và cách thay đổi độ cao của cần trục tháp
sau đây chúng tôi sẽ tiếp tục nói đến việc nối dài tháp từ chân tháp và một số lưu ý trong khi vận
hành loại thiết bị này.
Nối dài tháp từ chân tháp:

Biện pháp này được thực hiện trên mặt nền nên an toán, khâu chuẩn bị diễn ra trên mặt đất nên
cần trục vẫn hoạt động nâng chuyển vật bình thường, không làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi
công. Neo giữ vào công trình khó khăn vì thân tháp không được cố định, có thể chuyển động
trượt lên cao. Thường được dùng cho cần trục tháp có thân tháp quay.

Nối dài tháp từ giữa tháp:

Đây là biện pháp được dùng khá phổ biến bởi vì vị trí them đoạn tháp có thể là bất kỳ chỗ ghép
nào có trên thân tháp.

4. Phân loại:
Dựa trên đặc điểm làm việc của thân tháp thì cần trục tháp được chia làm 2 loại:
– Cần trục tháp có thân tháp quay:

Cần trục tháp có thân tháp quay, là loại cần trục tháp đặt rời khỏi công trình, mà không neo thân
tháp vào công trình, do tháp phải quay. Đồng thời cơ cấu mâm quay cũng phải hạ thấp xuống
dưới chân tháp. Loại này có thể đứng cố định một chỗ khi cẩu lắp, nhưng cũng có thể di chuyển
trên mặt đất xung quanh công trình bằng cơ cấu bánh xích hay bánh lốp hoặc di chuyển tịnh trên
ray (họ КБ, họ GTMR) tịnh tiến dọc theo công trình (đế cần trục tháp di chuyển thì kém ổn định
hơn đứng cố định một chỗ). Do không neo vào công trình nên loại cần trục tháp này kém ổn
định. Để tăng tính ổn định cho loại cần trục này, thì đối trọng của chúng thường phải được bố trí
thấp xuống, hạ thấp trọng tâm máy khi hoạt động. Cấu tạo cơ bản của loại này gồm: Dưới cùng
là đế cần trục, có thể đứng cố định một chỗ hay di chuyển song song mặt đất. Ngay trên là mâm
quay đỡ toàn bộ phần quay trên mặt bằng, của cần trục. Trên mâm quay là bàn máy có đặt thân
tháp dựng đứng ở một bên tâm cần trục (trục đi qua tâm mâm quay), và đối trọng ở bên còn lại
qua tâm cần trục. phía đỉnh tháp có tay cần gắn trụ tháp bằng khớp nối cần, cùng cabin (buồng
lái) và bu ly treo cần trên đỉnh cần. Tay cần được treo bởi cáp treo tay cần qua bu ly treo cần và
neo vào giá đối trọng. Tay cần luôn quay theo tháp mỗi khi thân tháp quay. Cũng bởi tính ổn
định kém khi hoạt động nên chiều cao của thân tháp bị hạn chế trước bởi thiết kế chế tạo, mà
không có thể thay đổi tùy ý theo chiều cao công trình như loại cần trục neo tháp vào công trình.
Tay cần và đặc biệt là trụ thân tháp được lắp sẵn khi chế tạo không có thể khuếch đại thêm các
đốt khi hoạt động. Một số trong số các cần trục tháp loại này (là cần trục tháp họ GTMR), thì các
đốt thân tháp cũng như các đốt tay cần gập lại được xếp gọn trên bệ máy, được kéo bởi xe kéo,
mỗi khi không hoạt động mà được vận chuyển trên đường giao thông. Một số khác thì thân tháp
được cấu tạo là hệ ống lồng thụt thò (dạng ống tele, Telescopic crane), đảm bảo nâng hạ chiều
cao trụ thân tháp trong phạm vị nhất định được khống chế trong thiết kế chế tạo. Một số loại cần
trục này có khả năng nâng hạ độ cao nâng bằng các quay nghiêng tay cần quanh khớp quay tay
cần (tay cần nghiêng), nhưng gặp một hạn chế là độ cao nâng gia tăng bởi góc nghiêng tay cần tỷ
lệ nghịch với tầm với của cần trục.

Cần trục tháp có thân tháp quay, do đặc điểm cấu tạo hạn chế về chiều cao tháp để tăng ổn định
nên thường không thích hợp cho phục vụ nhà siêu cao tầng. Chúng thường thích hợp cho thi
công các công trình thấp tầng hay nhà nhiều tầng số tầng không lớn. Bù lại một số trong số
chúng có khả năng di chuyển quanh công trình hay dọc theo công trình nên chúng thích hợp cho
thi công các công trình có dạng chạy dài, như nhà nhiều tầng nhiều đơn nguyên. Đối với loại cần
trục tháp tháp quay di chuyển trên ray thì phạm vi hoạt động của chúng có dạng mặt bằng hình ô
van, với 2 đầu là 2 nửa hình tròn bán kính Rmax tâm là các vị trí đứng ở 2 đầu của đoạn đường ray
công trường, vùng giữa của phạm vi hoạt động là vùng mặt bằng hình chữ nhật có chiều dài là
khoảng cách giữa 2 vị trí đứng của cần trục tại 2 đầu đoạn ray công trường và bề rộng vắt đều
qua mỗi bên trục ray một khoảng tầm với lớn nhất Rmax.

– Cần trục tháp có thân tháp không quay (đầu tháp quay):

Cần trục tháp đầu quay thường được chế tạo với tay cần nằm ngang, khi đó phải dùng cơ cấu xe
con di chuyền trên tay cần để thay đổi tầm với. Tuy nhiên, cũng vẫn có loại cần trục tháp đầu
quay thay đổi tầm với cùng độ cao nâng bằng cách quay nghiêng cần một góc nghiêng cần so với
phương nằm ngang, quanh khớp quay tay cần nối với thân tháp.

Do thân tháp được neo vào công trình, việc đảm bảo ổn định cho cần trục khi hoạt động tốt hơn
cần trục tháp thân tháp quay. Vì thân tháp cố neo cố định vào công trình không thể quay được
nên mâm quay cùng các phần quay được của cần trục phải đặt trên cao tại đỉnh thân tháp. Cấu
tạo của phần quay của cần trục bao gồm: Mâm quay có tâm trùng với tâm trụ tháp (trục máy).
Bên trên mâm quay là 2 tay cần đặt ở 2 phía đối diện của trục máy là tay cần đối trọng và tay cần
chính nâng vật cẩu. Trên đỉnh cao nhất nối dài của thân tháp phía trên mâm quay là bu-ly đỡ cáp
treo cần chính. Cáp treo cần treo cần chính vắt qua bu-ly treo cần để neo vào đối trọng đặt trên
cao tại đầu mút tay cần đối trọng. Buồng lái (cabin) được treo cùng phía với tay cần chính tại
phần trên mâm quay.

Phần thân và đế cần trục tháp kiểu đầu quay có thể ở 2 dạng bố trí cố định trên mặt bằng:

 Dạng bố trí bên cạnh công trình, nối dần các đốt theo suốt chiều cao và neo dần vào các
tầng kết cấu công trình xây dựng đã được thi công xong. Dạng này có thể nối không giới
hạn các đốt thân tháp cùng loại để đáp ứng chiều cao công tác của cần trục trong thi công
mỗi tầng nhà kể cả tầng mái. Điều này làm cho cần trục tháp có thể thi công được các nhà
siêu cao tầng mà không phụ thuộc vào thiết kế chế tạo sẵn của cần trục. Việc nối dài
chiều cao thân tháp được thực hiện ngay trong giai đoạn cần trục tháp đang hoạt động,
sau khi thi công xong một tầng kết cấu của nhà hay công trình (tương ứng với chiều cao
của vài đốt thân tháp). Để khuếch đại chiều cao thân tháp thì cần một đốt khuếch đại có
cấu tạo là một đốt kép lồng vào nhau, vỏ của đốt kép này là hệ khung kích thủy lực (4
kích 4 góc) có hành trình piston bằng chiều cao một đốt thân tháp thường. Để đảm bảo
nối dài tùy ý các đốt thân tháp, thì đốt khuếch đại chiều cao thân tháp phải là đốt trên
cùng gần mâm quay, vị trí mà tải trọng dồn lên kích nâng thân tháp luôn được khống chế
trước là bằng trọng lượng phần đầu quay của cần trục tháp. Tại thời điểm nâng cao thân
tháp, các kích thủy lực của đốt khuếch đại tịnh tiến lên cao 1 hành trình piston, rồi cần
trục tháp tự cẩu một đốt thân tháp thông thường đặt vào bên trong hệ khung kích nâng
thân tháp. Sau khi liên kết đốt thân tháp mới vào thân tháp, thì hệ khung kích nâng tháp
thu ngắn piston vào trong xi-lanh và tiến lên cao khoảng một đốt thân tháp. Dạng cần trục
tháp neo bên công trình này, đế tháp được chôn vào đế móng cố định trên mặt đất hay vào
kết cấu sàn tầng cơ sở dưới thấp.
 Dạng thứ hai là cần trục tháp tự leo trong lồng thang máy bên trong mặt bằng công trình.

Dựa vào dạng cần, chia 2 loại:


– Cần trục tháp có cần nâng hạ
– Cần trục tháp có cần đặt nằm ngang
Dựa vào khả năng di chuyển :
– Cần trục tháp đặt cố định
– Cần trục tháp di chuyển trên ray
Dựa vào khả năng thay đổi độ cao, có các loại sau:
– Cần trục tháp tự nâng, tăng dần độ cao bằng cách nối dài thêm thân tháp.
– Cần trục tháp tự leo, cần trục leo dần lên cao theo sự phát triển độ cao của công trình.
– Cần trục tháp không thay đổi được độ cao.
5.Nguyên lý vận hành của các loại cẩu tháp

-Các loại cẩu tháp hoạt động trơn tru nhờ vào nguyên lý ổn định cân bằng. Cẩu tháp có thể giữ
thăng bằng mà không bị lật nhờ tải trọng được treo tại vị trí móc cẩu được cân bằng với đối
trọng. Cẩu tháp di chuyển quay tròn bằng hệ thống trục quay.

-Tại vị trí cabin của cẩu tháp bố trí 2 cần lái ở 2 bên. Cần tay phải tích hợp 3 số có 2 chức năng
quay sang trái và phải, đưa móc ra xa hoặc vào gần. Cần tay trái cũng tích hợp 3 số, điều khiển
khi nâng đốt lên xuống, xi lanh đẩy đốt mẹ bên ngoài lên cao và tạo ra khoảng trống đưa đốt con
vào.

-Vật liệu, thiết bị cần đưa lên cao sẽ được móc vào móc câu để kéo đến vị trí cần thiết.

+ Một số chú ý trong sử dụng cần trục tháp:

Cần trục tháp có thể độ cao lớn, cồng kềnh vì vậy cần thiết phải tính toán độ cao ổn định và xử
lý nền móng trước khi lắp đặt, phải tính đến phương án tháo dỡ khi hoàn thành công trình tránh
vướng vào các công trình bên cạnh.

Khi gặp gió bão thì phải hạ cần và công-xon, hạ thấp độ cao, neo giữ chắc chắn vào công trình.

Sử dụng cần trục tháp có chi phí ban đầu khá lớn, mất nhiều thời gian cho khâu lắp dựng và tháo
dỡ vì vậy chỉ nên dùng cho công trình có độ cao lớn và có khối lượng công việc lớn, thời gian thi
công ít nhất phải từ 6 tháng trở lên.
6.Lựa chọn cần cẩu tháp
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cẩu tháp gồm: hình dáng mặt bằng, số tầng, chiều cao
mỗi tầng; tổng khối lượng; tiến độ thi công; điều kiện nền móng và khu vực thi công, điều kiện
giao thông hiện trường, cung ứng phục vụ cẩu của đơn vị và các yêu cầu hiệu quả kinh tế khác.
Để chọn cần cẩu tháp hợp lý nhất cần tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Căn cứ đặc điểm của công trình, khối lượng và công nghệ thi công để chọn loại cẩu.
Bước 2: Chọn đúng máy cẩu theo chế độ làm việc.
Bước 3: Chọn các thông số kỹ thuật của máy cẩu cho phù hợp với điều kiện làm việc thực tế.
Bước 4: So sánh các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật để chọn cần cẩu thoả mãn yêu cầu.
Vị trí đặt cần cẩu tháp:
Vị trí đặt cần cẩu tháp hợp lý phải thoả mãn các yêu cầu: tầm với và sức cẩu để thi công
nềnmóng, thi công bộ phận trên mặt đất và phải kể đến tầm với và sức cẩu dự trữ; Có đường đi
vòng, tiện cho ô tô, cần cẩu bổ trợ khác đi vào hiện trường; Vị trí đặt cẩu tháp phải gần cầu dao
điện; Phải trừ lại không gian đủ rộng cho việc tháo dỡ cẩu và vận chuyển phụ kiện ra khỏi công
trường; Nếu đồng thời lắp 2 cần cẩu tháp, phải chú ý phân chia điện công tác, đồng thời phải có
biện pháp đề phòng cản trở lẫn nhau cũng như tai nạn lao động. Ngoài ra khi chọn vị trí đặt cần
cẩu còn phải cân nhắc giữa phương án chạy trên ray hay cố định.
Kết cấu nền mòng cho cần cẩu tháp
• Kết cấu nền móng đường ray cho cần cẩu tháp chạy trên ray.
Nền móng đường ray cho cẩu phải được tính toán cẩn thận và cần thực hiện nghiêm ngặt các
điểm sau: nền móng đường ray qua chỗ đất yếu phải được gia cố thích hợp. Nền móng ở chỗ
tháp dừng cố định cần lèn, đầm một cách đặc biệt, đồng thời gia cố bằng các lớp bê tông với bề
dày phù hợp để tránh lún không đều; Khi dựng tháp, phải đảm bảo cự ly và không gian an toàn
giữa móng đường ray và mép hố móng của công trình; Phải có biện pháp thoát nước, đảm bảo
nước rút hết ngay sau khi mưa.
• Kết cấu móng bê tông cho cẩu tháp đứng cố định
Cẩu tháp kiểu cố định có lắp giá để đi lại dùng các khối bê tông cốt thép làm móng lắp ghép, khi
không lắp giá để đi lại thì phải dùng móng bê tông cốt thép toàn khối.
Khi lắp cẩu tháp cạnh hố móng sâu, cần xác định vị trí của móng cẩu một cách thận trọng và
phải trừ một mái dốc đầy đủ.
Một số model cần trục tháp Potain hiện có trên thị trường
Cần trục tháp với mọi Model từ MCi 85A/MCi80 đến MC310K12/K16, tải trọng đầu cần 1,3tấn
đến 3.2tấn tương ứng tầm với xa nhất từ 51mét đến 72mét, lực nâng lớn nhất có thể nầng từ 5tấn
đến 16tấn, chiều cao nâng từ 35mét đến 210mét tuỳ từng Model.
• Các đốt tiêu chuẩn của thân cẩu được chế tạo dạng khung liền, các đốt cẩu được liên kết
với nhau(để tăng chiều cao nâng) bằng bulông nên rất thuận tiện khi lắp dựng và tháo dỡ.
• Các thiết bị điện chính trong hệ thống điện điều khiển là của hãng schneider-electric nên
rất ổn định và an toàn khi điều khiển.

7.Thông số kỹ thuật một số Model


+MCi85A/B: tải trọng nâng lớn nhất là 5tấn, tầm với hoạt động tối đa 52mét, tải trọng nâng ở
52mét là 1,3tấn, chiều cao tự đứng 35mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 105mét.
+MC175B: tải trọng nâng lớn nhất là 8tấn, tầm với hoạt động tối đa 60mét, tải trọng nâng ở
60mét là 1,4tấn, chiều cao tự đứng 44mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 134mét.
+MC205B: tải trọng nâng lớn nhất là 10tấn, tầm với hoạt động tối đa 60mét, tải trọng nâng ở
60mét là 2.4tấn, chiều cao tự đứng 60mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 207mét.
+MC310K12: tải trọng nâng lớn nhất là 12tấn, tầm với hoạt động tối đa 70mét, tải trọng nâng ở
70mét là 3.2tấn, chiều cao tự đứng 52mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 140mét.
+MC115B: tải trọng nâng lớn nhất là 6tấn, tầm với hoạt động tối đa 56mét, tải trọng nâng ở
56mét là 1.6tấn, chiều cao tự đứng 44mét, chiều cao nâng tối đa có thể là 140mét.

8.Các tính toán liên quan đến cần trục tháp


-Năng suất của Cần Trục Tháp được xác định bằng biểu thức:

Ns= Qn, T/h

Trong đó:
Q - trọng lượng của hàng nâng, T;
n- số mă hàng nâng được trong một giờ.
Năng suất của Cần Trục Tháp sẽ thay đồi phụ thuộc vào hai đại lượng là Q và n
-Tính toán sức nâng:

Qtt=
Trong đó:
Qx -Sức nâng với tầm x,T
L-Tầm với lớn nhất ,m
1-Tầm nhìn nhỏ nhất ,m

-Tính toán trọng lượng cần trục tháp:


Gct = Gkct + [1 + k1(1+ k2)]

Trong đó:

Gct - trọng lượng cần trục;


Gkct - trọng lượng kết cấu thép cần trục;
k1- tỷ số trọng lượng các cơ cấu và thiết bị điện so với trọng lượng kết cấu thép;
k2 - tỷ số trọng lượng các thiết bị động lực và thiết bị điều khiển so với trọng lượng
các cơ cấu.
-Tính toán chọn động cơ:

1. Xác định tải trọng nâng


2. Xác định vận tốc cần thiết
3. Tính toán công suất cần thiết

P = W* v/n
Trong đó:
P-là công suất cần thiết của động cơ ( W )
W-là tải trọng nâng ( N )
V-là vận tốc cần thiết ( m/s )
n-là hiệu suất truyền động
4.Chọn động cơ
-Tính Toán Thực Nghiệm Cho Độ Bền Và Độ Ốn Định Cần Trục Tháp:
a) Tính toán theo tải trọng (độ ổn định của cần trục và các bộ phận chống lật, độ bền
của cáp, cùa các ổ bi cầu v .v ...)
ΣQ.n mk[R]
Trong đó:
Q- tải trọng định mức riêng biệt;
[R]- khả năng chịu tải định mức (mô men câu hàng, giới hạn kéo đứt cùa cáp, tải
trọng tĩnh giới hạn của ổ bi ...);
n- hệ số chất tải (chi lấy theo tải trọng khai thác phụ thuộc vào chế độ làm việc cùa
cơ cấu chịu tải);
m- hệ số điều kiện làm việc: m = m1m2m3;
m1 - hệ số trách nhiệm của cần trục;
m2- hệ số hạn chế hỏng hóc;
m3- hệ số không hoàn thiện của kết cấu;
k- hệ số đồng nhất.

b) Tính toán theo ứng suất (độ bền của các phần tử kết cấu thép và của các cơ cấu)

Σσn  mk[σ]
Trong đó:
σn- ứng suất từ những tải trọng tính toán riêng biệt bằng Q n;
[ σ ]- giới hạn bền định mức (đối với thép là giới hạn chảy).

-Tải Trọng Gió:


W = βcqF, kG
trong đó:
β - hệ số động, được xác định phụ thuộc vào độ cao cần trục và chu kỳ biên độ cơ
bàn thuộc dao động riêng của cần trục;
c- hệ số cản khí động học, được xác định theo tiêu chuẩn riêng phụ thuộc vào cấp gió
và kết cấu thép của cần trục. Tuy nhiên, để thuận tiện trong tính toán ta quy đổi
hai hệ số này về một hệ số chung ko và được gọi là hệ số khí động học quy đổi.
Giá trị cùa hệ số k0 được cho như sau: đối với kết cấu dạng dầm hoặc dàn, k0= 1,1 ; đối với
cabin và đối trọng, k0= 1,2 ; đối với các loại ống có đường kính từ 200 đến 500m m , k0= 0,7;
đường kính > 500m m, k0= 0,9.
q- áp lực gió tính toán, kG /m2;
F- diện tích chắn gió, m2:

F = Fk + Fh
Ở đây:
Fh- diện tích chắn gió cùa hàng nâng, m2;
Fk- diện tích chắn gió của kết cấu, m2
Fk= Fb .a
Fb- diện tích hình bao của kết cấu, m2
a- hệ số tính đến phần rỗng của kết cấu. Đối với kết cấu dàn, a = 0,3 - 0,4; đối với
kết cấu kín, a = 1 ; đối với các bộ máy, a= 0,8 - 1,0.
Như vậy, ta có thể viết biểu thức thành một dạng khác:
W = k0q ( Fb.a+ Fh)
-Tải trọng động:
Pđ = maβ , kG

Trong đó:
m- khối lượng cùa vật xem xét, kg.s2/m ;
a- gia tốc của hàng nâng và của các phần tử chuyển động, m /s2;
β - hệ số kể đến sự dao động của khối lượng đang xem xét.

You might also like