You are on page 1of 1

PHẦN C.

TÍNH THÀNH NGỮ


( 79-82) + Định nghĩa + phân tích nhân tố + Đặc điểm - tính biểu trưng - tính dân tộc và cụ thể
- tính điệp và đối
1. Định nghĩa và phân tích các nhân tố cần chú ý
(*) Định nghĩa tính thành ngữ
Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ nếu trong đó có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ
tổ hợp người tả phải dịch từ ấy bằng một yếu tố mà yếu tố đó chỉ tương đương với từ ấy
khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp ( trong trật tự nhất
định). Thêm vào đó, từ này có thể được gặp cả khi không có các yếu tố còn lại và khi ấy
nó được dịch bằng một yếu tố khác.
(*) Phân tích: trong định nghĩa trên, có 3 nhân tố cần chú ý:
+ Trong tổ hợp thành ngữ tính, phải có ít nhất một từ có khả năng dịch duy nhất, tức là
khả năng dịch chỉ có thể có được khi tồn tại đồng thời một hoặc một số từ nào đó.
+ Trong tổ hợp thành ngữ tính, từ có cách duy nhất chỉ có được cách dịch đó khi nó xuất
hiện đồng thời với tất cả các yếu tố còn lại. Điều kiện này là cần thiết để tách tổ hợp
thành ngữ tính ra khỏi những đơn vị phức tạp hơn mà tổ hợp đó là một thành phần.
+ Từ có cách dịch duy nhất nằm trong tổ hợp thành ngữ phải được gặp ở ngoài tổ hợp và
khi ấy nó có cách dịch khác. Điều kiện này cho phép phân biệt tổ hợp thành ngữ tính với
những tổ hợp không có tính thành ngữ nhưng lại có tính cố định rất cao.
2. Đặc điểm của thành ngữ
2.1 Tính biểu trưng
Biểu trưng là lấy những vật thực, việc thực làm biểu tượng để nêu những hiện tượng
tính chất có tính trừu tượng, khái quát.
2.2 Tính dân tộc và cụ thể
Do thành ngữ mang tính biểu trưng nên đồng thời nó cũng mang tính dân tộc . Tính
dân tộc biểu hiện ở tư liệu được dùng làm biểu trưng và phương thức biểu trưng ở
từng thành ngữ cụ thể.
Tính cụ thể biểu hiện ở thái độ đánh giá của người nói đối với sự vật hiện tượng được
nói đến và phạm vi được sự dụng của từng thành ngữ.
2.3 Tính điệp và đối
Tính điệp và đối biểu hiện ở mặt quan hệ ngữ âm và ý nghĩa giữa các thành tố trong
thành ngữ.

You might also like