You are on page 1of 13

NỐI DẠ DÀY HỖNG TRÀNG

KIỂU ROUX-EN-Y

Học viên CK II: Trần Thanh Hiền


CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ

- Xác định chẩn đoán viêm dạ dày do trào ngược sau mổ:
+ Lâm sàng: viêm dạ dày có triệu chứng nặng và dai dẳng mặc dù điều trị
nội khoa kéo dài và đầy đủ
+ Bằng chứng về mặt đại thể cũng như vi thể qua nội soi dạ dày
- Phân tích dịch vị để tìm bằng chứng của cắt dây X trước đó
- Chụp dạ dày có Barium và định lượng gastrin huyết tương
CHUẨN BỊ TRONG MỔ

- Vô cảm: Gây mê toàn thân bằng nội khí quản


- Tư thế: Nằm ngữa, chân thấp hơn đầu
- Chuẩn bị da: Sát trùng da từ dưới ngực đến bụng dưới
- Đặt ống thông dạ dày
KỸ THUẬT MỔ

MỞ BỤNG VÀ BỘC LỘ
- Mở bụng qua đường sẹo mổ cũ trước
đó, cẩn thận tránh làm thương tổn các
quai ruột dính vào vết mổ.
-Giải phóng miệng nối cũ để đánh giá
xem có loét, hẹp hoặc gập góc, quai ruột
quá dài hoặc bán tắc hoặc miệng nối quá
rộng.
-Phải xác định phần dạ dày bị cắt trước
đó để chắc rằng hang vị đã được cắt bỏ.
KỸ THUẬT MỔ

CẮT MIỆNG NỐI CŨ, ĐÓNG MÕM


TÁ TRÀNG
- Cô lập mặt trước và mặt sau miệng
nối cẩn thận trước khi dùng Kocher
thẳng kẹp hai bên miệng nối (hình 2).
- Nếu cần có thể cắt 1 phần nhỏ tá
tràng, chú ý tổn thương ống mật chủ,
ống tụy phụ.
- Mỏm tá tràng được đóng 2 lớp, mũi
rời (hình 3),nhiều phẫu thuật viên
thích đóng mỏm tá tràng bằng stapler
KỸ THUẬT MỔ
CHUẨN BỊ QUAI ROUX -EN-Y VÀ
ĐÓNG MÕM HỖNG TRÀNG
- Đoạn trên của hỗng tràng cách
góc Treitz khoảng 40 - 50 cm,
được kéo ra ngoài bụng để nhìn rõ
cung mạch nuôi (hình 16).
- Hai hoặc nhiều cung mạch được
cắt và 1 đoạn ngắn ruột non thiếu
máu nuôi có thể cần được cắt bỏ
(hình 17).
KỸ THUẬT MỔ
CHUẨN BỊ QUAI ROUX -EN-Y VÀ
ĐÓNG MÕM HỖNG TRÀNG
- Mỏm hỗng tràng ( quai Y) được
đóng 2 lớp, lớp đầu tiên khâu vắt,
lớp thứ 2 khâu mũi rời, có thể
dùng miếng đệm (hình 5,6). Có
thể đóng bằng Stapler.
KỸ THUẬT MỔ
TẠO MIỆNG NỐI DẠ DÀY - HỖNG
TRÀNG
- Miệng nối sau đại tràng ngang
thường được dùng hơn trước đại tràng
ngang.
- Đưa quai hỗng tràng qua lỗ mở ở
mạc treo đại tràng ngang bên trái động
mạch kết tràng giữa (hình 4).
- Nên cắt thêm một phần dạ dày để
chắc chắn rằng toàn bộ hang vị đã
được loại bỏ.
KỸ THUẬT MỔ
TẠO MIỆNG NỐI DẠ DÀY - HỖNG
TRÀNG
- Dùng clamp ruột kẹp ngang
mỏm cắt (pouch) dạ dày để cầm
máu, ngăn ngừa dịch dạ dày trào
ra ngoài cũng như giữ dạ dày tại vị
trí cần khâu (hình 7).
- Miệng nối dạ dày - hỗng tràng
được khâu 2 lớp, kiểu tận - bên, độ
rộng miệng nối bằng với mỏm cắt
dạ dày (hình 8).
KỸ THUẬT MỔ
TẠO MIỆNG NỐI DẠ DÀY - HỖNG
TRÀNG
- Miệng nối cách mỏm hỗng tràng
không quá 2cm (hình 9).
- Tất cả các lỗ mở ở mạc treo đại
tràng phải được đóng lại bằng các
mũi khâu rời để tránh thoát vị nội,
xoắn hoặc gập góc quai hỗng tràng
(hình 10).
KỸ THUẬT MỔ
TẠO MIỆNG NỐI HỖNG TRÀNG -
HỖNG TRÀNG
- Miệng nối hỗng - hỗng tràng
cách miệng nối dạ dày - hỗng
tràng ít nhất 40 cm (hình 10).
- Miệng nối này khâu 2 lớp và
đóng các lỗ ở mạc treo ruột non để
tránh thoát vị hoặc tắc miệng nối
(hình 11).
KỸ THUẬT MỔ

ĐÓNG BỤNG

- Ống thông dạ dày (Levin tube) được đưa qua


các miệng nối và có thể vòng lên tá tràng để
giảm áp ực trong mỏm tá tràng.
- Cẩn thận kiểm tra dụng cụ, kim, gạc mổ đủ số
lượng rồi tiến hành đóng bụng.
- Đóng theo cách thường qui.
CHĂM SÓC SAU MỔ

- Duy trì cân bằng nước - điện giả.


- Dịch lỏng trong suốt có thể bắt đầu uống ngày thứ nhất sau mổ, sau đó từ
từ và tăng dần lên.
- Sau cùng, mỗi ngày chia làm 6 bữa ăn nhỏ.

You might also like