You are on page 1of 44

Quỹ Bảo vệ môi trường

Việt Nam
Chức năng Nhiệm vụ
• Tiếp nhận các nguồn vốn theo quy định để tạo
nguồn vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam.

• Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các


hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học,
phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự
cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên
vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục
bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn
Chức năng Nhiệm vụ
• Đồng tài trợ, cho vay vốn các dự án môi trường
phù hợp với tiêu chí, chức năng của Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam với các tổ chức tài chính
trong và ngoài nước
• Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian và
hình thức hỗ trợ tài chính cho các dự án, nhiệm vụ
bảo vệ môi trường sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư từ
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam
Chức năng Nhiệm vụ
• Sử dụng vốn nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
và có sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn để mua
trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
• Tổ chức đăng ký, theo dõi và quản lý các chứng chỉ giảm phát
thải khí nhà kính được chứng nhận
• Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với
các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.
• Tham gia điều phối, quản lý tài chính các chương trình, dự án bảo
vệ môi trường trọng điểm theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường và quyết định của cấp có thẩm quyền.
Nguồn vốn hoạt động
• Vốn điều lệ
– Vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là
500 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp.
– Hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp bổ sung từ nguồn
kinh phí chi sự nghiệp môi trường để bù đắp kinh phí
tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường
nhằm bảo đảm vốn hoạt động của Quỹ từ nguồn ngân
sách duy trì thường xuyên ít nhất bằng 500 (năm trăm)
tỷ đồng.
Nguồn vốn hoạt động
• Các nguồn khác
– Ngoài vốn điều lệ và nguồn do ngân sách cấp bổ sung hàng năm từ kinh phí chi
sự nghiệp môi trường, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được tiếp nhận các
nguồn vốn hoạt động bổ sung hàng năm gồm:
• Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn, khai thác khoáng sản
và các loại phí bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật;
• Các khoản tiền đền bù thiệt hại về môi trường của các tổ chức, cá nhân nộp vào ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
• Tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật;
• Lệ phí bán CERs (CERs là tên viết tắt của chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính
được chứng nhận);
• Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước;
• Các nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật.
– Việc tiếp nhận các nguồn vốn bổ sung hàng năm được thực hiện theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Các phương thức phụ vụ

• Cho vay với lãi suất ưu đãi


• Hỗ trợ lãi suất vay
• Tài trợ và đồng tài trợ
• Cơ chế phát triển sạch (CDM)
• Ký quỹ khai thác khoáng sản
• Bảo lãnh
Cho vay với lãi suất ưu đãi
Đối tượng cho vay
• Đối tượng được hỗ trợ tài chính từ Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam là tổ chức, cá nhân có các
dự án đầu tư hoặc phương án đề nghị tài trợ thực
hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học; dự án đầu tư thực
hiện việc phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy
thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên
ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi
trường cục bộ nhưng có phạm vi ảnh hưởng lớn.
Tiêu chí xét duyệt dự án
• Tiêu chí 1: Tính cấp thiết và hiệu quả bảo vệ môi
trường.
• Tiêu chí 2: Quy mô và đặc thù.
• Tiêu chí 3: Tính kinh tế và khả năng trả nợ.
• Tiêu chí 4: Tính nhân rộng, bền vững.
• Tiêu chí 5: Ưu thế áp dụng công nghệ tiên tiến
phù hợp, đặc biệt là công nghệ trong nước.
• Tiêu chí 6: Phục vụ trực tiếp các chính sách của
Nhà nước về bao vệ môi trường
Các Lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ tài
chính
• Xử lý chất thải công nghiệp của các khu công nghiệp (KCN);
• Xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị trực thuộc QĐ64 (xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng);
• Xử lý nước thải của các nhà máy, xi nghiệp;
• Xử lý ô nhiễm làng nghề (nước, không khí, chất thải rắn);
• Xử lý chất thải sinh hoạt;
• Xử lý khói bụi xi măng và các loại bụi khác;
• Triển khai các công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm
năng lượng;
• Sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường;
• Xã hội hóa thu gom rác thải.
Các nội dung ưu tiên hỗ trợ tài chính
• Dự án nằm trong danh mục thuộc Kế hoạch xử lý triệt để
các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ban hành
kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ;
• Xử lý chất thải khu đô thị, làng nghề, bệnh viện;
• Khắc phục sự cố môi trường;
• Nghiên cứu và triển khai các biện pháp phòng ngừa sự cố
môi trường;
• Nghiên cứu và triển khai các công nghệ thân thiện môi
trường;
• Bảo vệ và cải thiện các hệ sinh thái nhạy cảm, chú trọng
vùng đất ngập nước, các khu bảo tồn trên cạn, dưới nước;
Các nội dung ưu tiên hỗ trợ tài chính
• Bảo tồn nguồn gen và các loài động thực vật quý
hiếm, đặc hữu;
• Giáo dục môi trường học đường;
• Xây dựng và duy trì các phong trào nhằm tạo thói
quen, nếp sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên của
cộng đồng dân cư;
• Truyền thông về bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững;
• Khen thưởng bảo vệ môi trường.
Hình thức triển khai

• Nguyên tắc vay: Chủ đầu tư có các dự án


bảo vệ môi trường tại Việt Nam được Quỹ
cho vay phải đảm bảo các nguyên tắc sau
đây:
– Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
– Hoàn trả vốn vay đúng thời hạn thỏa thuận
trong hợp đồng tín dụng.
Hình thức triển khai
• Điều kiện vay: Quỹ xem xét và quyết định cho vay khi
Chủ đầu tư vay vốn có đủ các điều kiện sau đây:
– Thuộc đối tượng cho vay của Quỹ;
– Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;
– Dự án của Chủ đầu tư đã hoàn thành thủ tục đầu tư và xây dựng
theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng;
– Hồ sơ vay vốn được Quỹ thẩm định và chấp nhận;
– Có khả năng tài chính và khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết
ghi tại hồ sơ đề nghị vay vốn;
– Phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng tham gia đầu tư theo đúng tiến
độ đã xác định trong hồ sơ đề nghị vay vốn;
– Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của
Quỹ
Hình thức triển khai
• Mức vốn vay:
– Bộ Tài chính hướng dẫn quy định về mức vốn cho vay
của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
– Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, Giám đốc Quỹ
quyết định cho vay trong phạm vi khả năng nguồn vốn
cho phép và phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn, kế
hoạch thu - chi tài chính hàng năm đã được Hội đồng
quản lý Quỹ phê duyệt.
Hình thức triển khai
• Thời hạn vay
– Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng
nguồn vốn của Quỹ, điều kiện cụ thể của chương trình,
dự án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay, nhưng
không quá 10 (mười) năm. Trường hợp đặc biệt do Hội
đồng quản lý Quỹ quyết định.
Hình thức triển khai
• Lãi suất vay
– Lãi suất cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
do Giám đốc Quỹ quyết định đối với từng dự án vay
vốn cụ thể thuộc đối tượng quy định của Quỹ nhưng
không vượt quá mức trần lãi suất áp dụng đối với các
khoản cho vay với lãi suất ưu đãi của Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam do Bộ Tài chính quy định.
Hình thức triển khai
• Bảo đảm tiền vay
– Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho vay trên cơ sở có
tài sản bảo đảm bằng các hình thức thế chấp hoặc bảo
lãnh của bên thứ ba. Trình tự, thủ tục bảo đảm tiền vay,
xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp
luật về giao dịch bảo đảm và các quy định pháp luật có
liên quan;
– Trong trường hợp việc cho vay không có tài sản bảo
đảm đối với từng dự án đầu tư sẽ do Giám đốc Quỹ xem
xét, quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của các
thành viên Ban điều hành Quỹ.
Hỗ trợ lãi suất vay
Đối tượng hỗ trợ lãi suất vay

• Các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư thuộc


đối tượng hỗ trợ tài chính của Quỹ có vay
vốn của tổ chức tín dụng khác thì được xem
xét hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam.
Hình thức triển khai
• Việc cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất vay vốn được tiến hành
mỗi năm một lần trên cơ sở số nợ gốc và lãi vay đầu tư
dự án mà chủ đầu tư đã trả cho tổ chức tín dụng (không
bao gồm các khoản nợ quá hạn).
• Điều kiện được xem xét hỗ trợ lãi suất vay vốn:
– Dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và hoàn trả được vốn
vay cho tổ chức tín dụng;
– Dự án được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trung ương hoặc địa phương xác nhận đã thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ bảo vệ môi trường hoặc giải quyết được các vấn đề
môi trường;
– Dự án chưa được vay vốn hoặc tài trợ bằng nguồn vốn hoạt
động từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Hình thức triển khai
• Mức hỗ trợ lãi suất vay vốn và thẩm quyền quyết
định:
– Mức hỗ trợ lãi suất vay vốn tối đa không quá 50% lãi
suất vay theo hợp đồng tín dụng chủ đầu tư đã ký với tổ
chức tín dụng, đồng thời không vượt quá mức trần lãi
suất áp dụng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do
Bộ Tài chính thông báo tại thời điểm ký kết hợp đồng
hỗ trợ lãi suất.
– Giám đốc Quỹ quyết định mức hỗ trợ lãi suất vay trong
phạm vi thẩm quyền được phân cấp; trên mức quyết
định của Giám đốc Quỹ sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản
lý Quỹ quyết định
Tài trợ và đồng tài trợ
Đối tượng xét chọn
• Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tài trợ cho tổ chức, cá nhân có các
chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường sau:
– Phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi
trường.
– Xây dựng, triển khai các dự án huy động nguồn vốn của Quỹ nhằm
thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xử lý khắc phục ô nhiễm môi
trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa môi trường
gây ra.
– Các chương trình, kế hoạch, dự án theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.
– Tổ chức các giải thưởng môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm
tôn vinh các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường
theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Các dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của Quỹ.
Tiêu chí xét duyệt dự án
• Chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi
trường được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường xác nhận thuộc đối tượng xét chọn.
• Đối với dự án đầu tư bảo vệ môi trường, Chủ đầu
tư phải có vốn đối ứng ít nhất là 50% tổng kinh
phí đầu tư để thực hiện dự án đó.
• Hồ sơ xin tài trợ hoặc đồng tài trợ được Quỹ chấp
thuận và tiến hành ký hợp đồng tài trợ hoặc đồng
tài trợ
Hình thức triển khai
• Mức tài trợ và thẩm quyền quyết định mức tài trợ
– Mức vốn tài trợ tối đa bằng 50% tổng chi phí để thực hiện các
chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường xin tài trợ và
phải phù hợp với khả năng nguồn vốn của Quỹ cho phép.
– Giám đốc Quỹ quyết định mức tài trợ trong phạm vi thẩm
quyền được phân cấp; trên mức thẩm quyền của Giám đốc Quỹ
do Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định.
• Quỹ được sử dụng vốn hoạt động bổ sung để tài trợ và
đồng tài trợ. Việc sử dụng nguồn vốn bổ sung để tài trợ
và đồng tài trợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
CDM
Nhiệm vụ của Quỹ trong lĩnh vực
CDM
• Tổ chức đăng ký về Chứng chỉ giảm thải
khí nhà kính (CERs) cho các nhà đầu tư xây
dựng và thực hiện dự án CDM sau khi được
Ban chấp hành quốc tế về CDM cấp CERs
cho dự án.
• Tổ chức theo dõi, quản lý các CERs được
Ban chấp hành quốc tế về CDM cấp cho dự
án CDM thực hiện tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của Quỹ trong lĩnh
vực CDM
• Tổ chức thu lệ phí bán CERs, lệ phí bán CERs
được sử dụng cho các việc:
– Trang trải chi phí thu lệ phí;
– Chi hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về
CDM;
– Lập, xây dựng phê duyệt tài liệu dự án CDM;
– Quản lý và giám sát thực hiện dự án CDM và các mục
đích khác có liên quan đến CDM;
– Chi trợ giá cho các sản phẩm của dự án CDM thuộc lĩnh
vực cần ưu tiên.
• Thực hiện trợ giá đối với sản phẩm của dự án
CDM.
Đăng ký về CERs
• Hiện tại đã có 4 đơn vị đăng ký CERs tại
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam cho dự
án CDM " Thu gom và sử dụng khí đồng
hành mỏ Rạng Đông".
– Công ty Dầu khí Việt Nhật;
– Conocophillips (UK) Gama Ltd;
– Tập đoàn dầu khí Việt Nam;
– Tổng Công ty thăm dò và khai thác dầu khí.
Thu lệ phí bán/chuyển CERs về
nước
• Cho đến thời điểm hiện tại, Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam đã tiến hành thẩm định mức lệ
phí chuyển CERs về nước tự kê khai của 02 Công
ty:
– Công ty dầu khí Việt Nhật;
– Conocophillips (UK) Gama Ltd đối với dự án CDM
"Thu gom và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông".
• Tổng cộng Quỹ đã thu được 927.366 Euro cho
2.357.768 CERs
Ký quỹ phục hồi khai thác khoáng
sản
Đối tượng ký quỹ
• Mọi tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng
sản phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường tại Quỹ Bảo vệ môi trường trước khi tiến
hành khai thác khoáng sản.
• Tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác khoáng
sản nhưng chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường phải tiến hành ký quỹ.
• Tổ chức, cá nhân có dự án đần tư xây dựng công
trình, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép tiến hành khai thác khoáng sản ở khu vực dự
án đó không phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi
trường.
Mục đích và nguyên tắc
• Mục đích của việc ký quỹ là bảo đảm nguồn
tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường
sau hoạt động khai thác khoáng sản do các
tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực
hiện theo quy định của pháp luật.
• Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí
thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau
khai thác khoáng sản.
Các phương thức ký quỹ
• Đối với trường hợp có thời hạn khai thác theo giấy
phép khai thác khoáng sản dưới 3 (ba) năm phải
thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng
100% (một trăm phần trăm) dự toán tổng chi phí
phục hồi môi trường trong Dự án cải tạo, phục hồi
môi trường đã được các cơ quan có thẩm quyền
thẩm định, phê duyệt.
• Đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng
sản có thời hạn từ 3 (ba) năm trở lên thì được phép
ký quỹ nhiều lần.
Các phương thức ký quỹ
• Số tiền ký quỹ lần đầu được quy định như sau:
– Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác
khoáng sản được cấp dưới 10 năm thì mức ký quỹ lần đầu
bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) số tiền phải ký quỹ;
– Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác
khoáng sản được cấp từ 10 năm đến dưới 20 năm thì mức
ký quỹ lần đầu bằng 20% (hai mươi phần trăm) số tiền phải
ký quỹ;
– Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác
khoáng sản được cấp (Tg) từ 20 năm trở lên thì mức ký quỹ
lần đầu bằng 15% (mười lăm phần trăm) số tiền phải ký
quỹ.
Các phương thức ký quỹ
• Số tiền ký quỹ những lần sau được tính bằng số tiền phải
ký quỹ trừ đi số tiền ký quỹ lần đầu và chia đều cho các
năm còn lại theo thời hạn của giấy phép khai thác khoáng
sản được cấp.
• Trường hợp được phép ký quỹ nhiều lần, tổ chức, cá nhân
khai thác khoáng sản có thể lựa chọn việc ký quỹ một lần
toàn bộ số tiền ký quỹ cho toàn bộ thời hạn khai thác
khoáng sản theo giấy phép khai thác khóang sản được cấp.
• Đối với trường hợp được gia hạn thời hạn khai thác, tổ
chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập Dự án cải tạo,
phục hồi môi trường bổ sung và thực hiện ký quỹ bổ sung
cho hoạt động khai thác được gia hạn.
Bảo lãnh
Đối tượng xét chọn
• Dự án đã được tổ chức tín dụng khác thẩm định
cho vay và có văn bản yêu cầu bảo lãnh gửi Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam.
• Phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay
được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chấp
thuận.
• Có tài sản bảo đảm bằng hình thức cầm cố, thế
chấp được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chấp
nhận.
Mức bảo lãnh
• Mức bảo lãnh vay vốn đối với một dự án
không vượt quá mức vốn vay.
• Giám đốc Quỹ quyết định mức bảo lãnh vay
vốn trong phạm vi thẩm quyền được phân
cấp; trên mức quyết định của Giám đốc Quỹ
sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết
định.
Thời hạn bảo lãnh vay vốn
• Được xác định phù hợp với thời hạn vay
vốn đã thoả thuận giữa Chủ đầu tư với tổ
chức tín dụng cho vay thực hiện dự án
nhưng không quá khung thời gian cho vay
quy định của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt
Nam
Phí bảo lãnh
• Chủ đầu tư được bảo lãnh vay vốn phải trả
cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam một
khoản phí bảo lãnh tính bằng phần trăm
(%) trên tổng số tiền đang bảo lãnh. Mức cụ
thể theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
Xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý
rủi ro
• Khi Chủ đầu tư có dự án đầu tư được Quỹ
Bảo vệ môi trường Việt Nam bảo lãnh vay
vốn của tổ chức tín dụng khác gặp phải rủi
ro không trả nợ đúng hạn cho tổ chức tín
dụng cấp vốn mà không được tổ chức tín
dụng cho hoãn, gia hạn nợ và Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam phải trả nợ thay Chủ
đầu tư theo cam kết ghi trong thư bảo lãnh

You might also like