You are on page 1of 159

TĂNG TRƯỞNG

&
PHÁT TRIỂN
Giảng viên: ThS Phạm Xuân Trường
Email: truongpx@ftu.edu.vn
Hà Nội, 4/2018
Nội dung môn học
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế: từ lý
thuyết ngoại sinh đến nội sinh (3 buổi)
Chương 2: Tăng trưởng kinh tế và phát triển: lý
thuyết và thực tiễn (6 buổi)
Chương 3: Chính sách thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế (2 buổi)
+ 3 buổi thuyết trình
+ 1 buổi ôn tập
Giáo trình và tài liệu tham khảo
Giáo trình
• Mankiw, N.G (2010), Macroeconomics, Fifth edition, Prentice Hall.
• Torado, M.P & Smith S.C (2010), Economic Development,
11th edition, Addision – Wesley.
• Nafziger, E.W (2006), Economic Development, 4th edition,
Cambridge University Press.
• Romer, D (2006), Advanced Macroeconomics, 3rd edition, The
MacGraw – Hill Companies.
Tài liệu tham khảo
• Easterly W (2001), The Elusive Quest for Growth, Economist’
Adventures and Misadventures in the Tropics, MIT.
• Acemoglu, D & Robinson, J.A (2012), The origin of power,
prosperity, and poverty: Why nations fail, New York: Crown
Publisher.
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô
hình Solow
1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: giáo dục,
nguồn lực con người, hoạt động R&D và ảnh
hưởng tràn của công nghệ
1.3 Mô hình phá hủy sáng tạo của Schumpeter
1.4 Bằng chứng thực tiễn về tăng trưởng kinh tế:
hội tụ hay phân kỳ
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô hình Solow
Các giả định
- Nền kinh tế chỉ sản xuất ra một loại hàng hóa sử dụng duy nhất
hai yếu tố đầu vào là K và L, tổng lượng hàng hóa được sản xuất
ra được ký hiệu là Y
- Hàm sản xuất được sử dụng là hàm sản xuất dạng Cobb - Douglas
có hiệu suất không đổi theo quy mô Y = A.K . L1- ; (0 <<1)
- MPK và MPL lần lượt là sản phẩm cận biên (năng suất cận biên)
của tư bản và lao động có hiệu suất giảm dần theo quy mô
- Toàn bộ dân số được coi như lực lượng lao động. Ban đầu mô
hình cố định L, T sau đó cho các biến này thay đổi
- Nền kinh tế đóng. Toàn bộ tiết kiệm xuất phát từ trong nước
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô hình Solow
Các giả định
- Sử dụng dạng tiến bộ công nghệ trung lập Harrod
(Các dạng tiến bộ công nghệ
+ trung lập Hicks: Y = A.F(K,L) công nghệ không bao hàm trong
các yếu tố đầu vào
+ trung lập Solow Y = F(AK,L) công nghệ bao hàm trong vốn
+ trung lập Harrod Y = F(K,AL) công nghệ bao hàm trong lao
động)
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô hình Solow
+) Cung về hàng hóa và hàm sản xuất
Hàm sản xuất Y = F (K,L) không đổi theo quy mô
→ zY = F (zK,zL)
Lấy z = 1/L ta có Y/L = F(K/L,1)
Đặt y = Y/L (sản lượng/thu nhập trên 1 công nhân) và k = K/L (mức tư
bản trang bị cho 1 công nhân) → y = f(k)
+) Cầu về hàng hóa và hàm tiêu dùng
y=c+i
y = (1-s).y + i hay i = s.y
trong đó s là tỷ lệ tiết kiệm, i là đầu tư trên một lao động
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô hình Solow
Xác định y, c, i tại giá trị nhất định của k
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô hình Solow
Có 2 yếu tố tác động đặc biệt đến lượng tư bản đó là đầu tư
(+) và khấu hao (-)
Biểu diễn sự thay đổi tư bản
∆k = i - δk = sf(k) – δk
trong đó δ là tỷ lệ khấu hao, ∆k là sự thay đổi lượng tư bản
trong giữa các năm.
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô hình Solow
Điểm dừng của nền kinh tế: k*, tại đó δk* = sf(k*)
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô
hình Solow (trường hợp hàm sx y = kα)
kt 1  kt 1  kt  sk t  kt
change in capital investmentin year t depreciation in year t
from year t to year t 1

sk t  kt  0  sk t  kt
investment depreciation
1
 * * s *
1
sk  kt  sk
t  k  0  k   
 

 s  1
y*  k *   
 
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô hình
Solow (trường hợp hàm sx y = kα)

kt 1  kt  sk  kt  nkt
t

kt 1  kt  sk t  kt  g A kt  nkt  0
1 
 s  1
*  s  1
k  
*
 y   
   gA  n     gA  n 
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến
nội sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô hình
Solow (trường hợp hàm sx y = Akα)

1 
 sA  1  sA  1
k  
*
 y  
*

   gA  n    gA  n 
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển – mô hình
Solow
Hàm ý chính sách
- Tăng vốn chỉ thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn,
trong dài hạn muốn có tăng trưởng (thu nhập bình quân
đầu người) phải có tiến bộ công nghệ
- Tăng dân số tác động tiêu cực tới trạng thái dừng dài
hạn
- Tỷ lệ tiết kiệm phù hợp được xác định theo quy tắc
vàng: MPK = δ + n + gA
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: giáo dục, nguồn lực con
người, hoạt động R&D và ảnh hưởng tràn của công nghệ
Theo mô hình Learning by Doing (Arrow, 1962) thì khi có tiến
bộ công nghệ
- Tăng trưởng tư bản tại trạng thái dừng: gK = (gA+n)/(1-θ)
- Tăng trưởng sản lượng tại trạng thái dừng: gY = (gA+n)/(1-θ)
- Tăng trưởng sản lượng trên một công nhân tại trạng thái
dừng: gY/L = (gA+θn)/(1-θ)
Trong đó θ hệ số học hỏi, cho biết ảnh hưởng của khối lượng
tư bản quá khứ tới tiến bộ công nghệ hiện tại
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: giáo dục, nguồn
lực con người, hoạt động R&D và ảnh hưởng tràn
của công nghệ
Hầu hết các nghiên cứu về giáo dục và tăng trưởng
đều chỉ ra rằng:
- Chất lượng giáo dục tác động rất lớn lên thu nhập cá
nhân sau này
- Ở các nước đang phát triển, chất lượng giáo dục
kém được cải thiện hơn số lượng giáo dục rất nhiều
- Nếu đơn giản chỉ tăng chi tiêu cho giáo dục không
làm thay đổi chất lượng giáo dục
Tại Mỹ, theo thống kê của CNN money thu nhập bình quân theo
trình độ như sau
+ Không có bằng phổ thông: $478/tuần tương đương
$25.000/năm
+ Có bằng phổ thông: $647/tuần tương đương $33.600/năm
+ Có bằng đại học: $1.071/tuần tương đương $55.700/năm
+ Trình độ trên đại học: $1.379/tuần tương đương
$71.700/năm
Ngoài ra một số nghề không cần học cao (chỉ cần tốt nghiệp
cao đẳng có chứng nhận nghề) lương ở mức trung bình khá như
công nhân xây dựng $740/tuần tương đương $38.500/năm hoặc
y tá mức lương tb khoảng từ $ 65.000 đến $70.000/năm
Nguồn: CNN student news ngày 29/1/2013
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: giáo dục, nguồn
lực con người, hoạt động R&D và ảnh hưởng tràn của
công nghệ
Giáo dục và vấn đề thể chế:
- Lợi ích giáo dục sẽ lớn hơn ở các quốc gia có thể chế
dân chủ
- Lợi ích giáo dục sẽ lớn hơn ở các quốc gia mở cửa
- Nguồn nhân lực về kỹ thuật (kỹ sư) sẽ tác động nhiều
hơn cho tăng trưởng so với nguồn nhân lực về xã hội
(luật sư, nhà kinh tế)
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: giáo dục, nguồn lực con
người, hoạt động R&D và ảnh hưởng tràn của công nghệ
Mô hình R&D (Romer, 1990)
Xét một nền kinh tế có hai khu vực sản xuất
+ Khu vực sx hàng hóa (gồm các doanh nghiệp) sử dụng vốn vật
chất, kiến thức và lđ làm đầu vào của quá trình sx, để sx ra hàng
hóa và dịch vụ
+ Khu vực sản xuất kiến thức (cụ thể là khu vực R&D) cũng sử
dụng các đầu vào trên, nhưng sx ra một nhân tố sx gọi là kiến
thức và được sử dụng trong cả hai kv
Tỷ lệ lđ được sử dụng trong kv sx kiến thức, tỷ lệ 1- lđ được sử
dụng trong kv sx hàng hóa; Tỷ lệ vốn dùng trong kv sx kiến
thức, tỷ lệ 1- vốn dùng trong kv sx hàng hóa
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: giáo dục, nguồn lực con
người, hoạt động R&D và ảnh hưởng tràn của công nghệ
Mô hình R&D (Romer, 1990)
Sản lượng trong kv sx hàng hóa (không đổi theo quy mô)

Kiến thức mới trong kv sx kiến thức (không xđ theo quy mô)
λ > 0, (*)
trong đó λ là tham số chuyển đổi thể hiện bao nhiêu nghiên cứu R
được triển khai D
Tham số θ phản ánh ảnh hưởng của khối lượng kiến thức hiện có
đối với thành công của R&D (tham số này có thể âm hoặc dương)
Để đơn giản hóa chúng ta cho: tỷ lệ khấu hao = 0
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến
nội sinh
1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: giáo dục,
nguồn lực con người, hoạt động R&D và ảnh
hưởng tràn của công nghệ
Mô hình R&D (Romer, 1990)
+ TH tốc độ tăng trưởng của A và K sẽ hội tụ về giá
trị

+n
+ TH >= 1 A và K sẽ có tốc độ tăng trưởng tăng
liên tục
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: giáo dục, nguồn lực
con người, hoạt động R&D và ảnh hưởng tràn của công
nghệ
Mô hình R&D (Romer, 1990)
Hàm ý chính sách:
- Vai trò của khu vực sx kiến thức, đặc biệt kiến thức có
khả năng triển khai (độ lớn của θ) và lượng lđ trong khu
vực sản xuất kiến thức (độ lớn của )

- Vai trò của lợi tức tư bản – sử dụng máy móc hiện đại (độ
lớn của β)
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.2. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh: giáo dục, nguồn
lực con người, hoạt động R&D và ảnh hưởng tràn của
công nghệ
Ảnh hưởng tràn (spill-over effect) của công nghệ
- FDI: các công ty nước ngoài với công nghệ mới sẽ tạo
ra ảnh hưởng tràn ở trong nước (quản trị, kỹ thuật)
- Sự hình thành ra đời của các cụm công nghiệp cùng
ngành nghề hoặc liên ngành nghề
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.3 Mô hình phá hủy sáng tạo của Schumpeter
- Joseph Schumpeter 1883 – 1950 sinh ra ở Moravia
CH Séc. Ông là giáo sư kinh tế và sau này trở thành
Bộ trưởng tài chính Áo. Năm 1932 ông nhập cư vào
Mỹ để tránh sự trỗi dậy của Hitler. Ông dành phần lớn
thời gian sau này ở Mỹ để dạy học tại đại học Havard.
- Schumpeter đưa ra khái niệm về phá hủy sáng tạo
năm 1942 trong cuốn sách “Capitalism Socialism and
Democracy”
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.3 Mô hình phá hủy sáng tạo của Schumpeter
Schumpeter tin rằng cách tân (innovation) sẽ được
thúc đẩy nếu dn vì cách tân được một phần thưởng
nào đó. Phần thưởng đó chính là sự độc quyền phát
minh, giúp cho dn có thể thu được khoản lợi nhuận
độc quyền. Schumpeter tin rằng cho phép các dn
độc quyền phát minh sẽ giúp cho xã hội có nhiều lợi
ích hơn từ việc có nhiều phát minh hơn.
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.3 Mô hình phá hủy sáng tạo của Schumpeter
Schumpeter nhìn nhận đặc trưng phát triển của nền
kinh tế là dựa vào quá trình phá hủy sáng tạo
“creative destruction”. Trong quá trình này, sản phẩm
cũ sẽ bị thay thế (destruction) bằng những sản phẩm
mới ưu việt hơn hoặc bằng phương thức sx rẻ hơn
(creative). Những sản phẩm này tạo lập vị thế thống
trị trên thị trường. Nhưng rồi cuối cùng vị thế này sẽ
bị phá hủy (destruction) bởi một sản phẩm mới hoặc
quá trình sx mới. Những sp hay quá trình này được
phát minh bởi những đối thủ cạnh tranh do viễn cảnh
về lợi nhuận độc quyền
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.3 Mô hình phá hủy sáng tạo của Schumpeter
- Trong các dạng thị trường, thị trường độc quyền tập đoàn
(oligopoly) phù hợp nhất với khái niệm về phá hủy sáng tạo, tạo
động lực nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế chứ không phải là
cạnh tranh hoàn hảo (hầu hết các lvực trong nền kinh tế thuộc
dạng thị trường này). Cạnh tranh hoàn hảo với sản phẩm giống
nhau, mức giá do thị trường quyết định sẽ không thể tạo động
lực để tạo nên cách tân.

- Chi phí của quá trình phá hủy sáng tạo bao gồm chi phí liên
quan đến nghiên cứu giới thiệu sp mới, thay thế máy móc lỗi
thời và chi phí phân bổ lại nguồn lực – chi phí rất lớn, tập trung,
tồn tại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, lợi ích mà nó tạo ra lại từ từ
lan tỏa trong nền kinh tế và duy trì trong dài hạn.
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.3 Mô hình phá hủy sáng tạo của Schumpeter
Mô hình:

Trong đó: g tốc độ tăng trưởng kinh tế


tốc độ tăng năng suất
tốc độ tăng dân số
r lãi suất
xác suất có phát kiến
tỷ trọng đóng góp của lao động vào GDP
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.3 Mô hình phá hủy sáng tạo của Schumpeter
Ví dụ:
- Máy ảnh cơ → máy chụp ảnh lấy ngay→ máy ảnh
kỹ thuật số → camera
- Đĩa than → băng cassette → đĩa CD/VCD/DVD →
máy nghe nhạc MP3 → kênh nghe nhạc trực tuyến
- Báo giấy → Báo hình → Báo điện tử
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.4 Bằng chứng thực tiễn về tăng trưởng kinh tế: hội
tụ (convergence) hay phân kỳ (divergence)
Hội tụ (convergence): là xu hướng thu nhập bình quân
đầu người (sản lượng bình quân đầu người) ở các
nước thu nhập thấp tăng nhanh các nước thu nhập
cao, kết quả là các nước thu nhập thấp có thể đuổi kịp
các nước thu nhập cao theo thời gian
Trong trường hợp, một quốc gia được cho là có thể
đuổi kịp các quốc gia phát triển hơn với một số điều
kiện cụ thể về tỷ lệ tiết kiệm, LLLĐ, trình độ công nghệ
thì người ta gọi đó là hội tụ có điều kiện (conditional
convergence)
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.4 Bằng chứng thực tiễn về tăng trưởng kinh tế:
hội tụ (convergence) hay phân kỳ (divergence)
Phân kỳ (divergence): là xu hướng thu nhập bình
quân đầu người (sản lượng bình quân đầu người) ở
các nước thu nhập cao tăng nhanh các nước thu
nhập thấp, kết quả là khoảng cách thu nhập giữa các
quốc gia này càng tăng theo thời gian
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.4 Bằng chứng thực tiễn về tăng trưởng kinh tế:
hội tụ hay phân kỳ

Bằng chứng từ mô hình Solow về sự Trên thực tế, có thể xảy ra sự phân kỳ
đuổi kịp – hội tụ: Catching up
High income

High income Y/P


Income
Divergence
Y/P
Low ncome
Low income
Time
(Tăng trưởng ở các nước châu Phi giai đoạn
Time 1960 – 1990)
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.4 Bằng chứng thực tiễn về tăng trưởng kinh tế:
hội tụ hay phân kỳ
 Convergence  Convergence

g g

Time Time
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh tế:
từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.4 Bằng chứng thực tiễn về tăng trưởng kinh tế:
hội tụ hay phân kỳ
Hans Rosling's 200 Countries, 200 Years, 4 Minutes -
The Joy of Stats - BBC Four
https://www.youtube.com/watch?v=jbkSRLYSojo
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng
kinh tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội
sinh
1.4 Bằng chứng thực tiễn về tăng trưởng kinh tế:
hội tụ hay phân kỳ
- Nguyên nhân cho sự hội tụ:
+ Chuyển giao công nghệ (technology transfer)
(Anh tăng gấp đôi sản lượng bình quân trong vòng
60 năm, Mỹ trong vòng 45 năm, Hàn Quốc trong
vòng 12 năm, Trung Quốc trong vòng 9 năm)
+ Tỷ lệ đầu tư (investment rate)
Chương 1: Lý thuyết tăng trưởng kinh
tế: từ lý thuyết ngoại sinh đến nội sinh
1.4 Bằng chứng thực tiễn về tăng trưởng kinh tế:
hội tụ hay phân kỳ
Các yếu tố tác động tới sự hội tụ hay phân kỳ
Yếu tố trong nước Yếu tố toàn cầu
Tiết kiệm, đầu tư Thương mại hàng hóa dịch vụ
Tốc độ tăng dân số, Vốn con người Dòng vốn đầu tư ra vào

Công nghệ Dòng di cư lao động có kỹ năng và


phổ thông
Phát triển cơ sở hạ tầng Tiếp nhận công nghệ mới
Chính sách kinh tế hợp lý, luật lệ rõ Tăng trưởng kinh tế toàn cầu
ràng minh bạch
Xã hội thuần nhất, ổn định Hòa bình, giá dầu…
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm
nghèo, phát triển và tăng trưởng
2.2 Năng suất và phát triển
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
2.4 Nghiên cứu tình huống
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm
nghèo, phát triển và tăng trưởng
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các tư tưởng/lý
thuyết về phát triển được chia làm 4 trường phái chính:
- Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn (linear – stages of
growth model)
- Lý thuyết về thay đổi cấu trúc (theories of structural
change)
- Lý thuyết về cuộc cách mạng phụ thuộc quốc tế
(international-dependence revolution)
- Tân cổ điển về thị trường tự do
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo, phát triển và
tăng trưởng
a. Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn (linear – stages of growth model)
Mô hình Rostow
Theo Walt W.Rostow, quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được
chia thành 5 giai đoạn và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu
ngành kinh tế đặc trưng
+ Giai đoạn 1. Xã hội truyền thống: thống trị bởi sx nông nghiệp, sản
lượng tăng lên do tăng diện tích canh tác, năng suất lđ tăng ít (nông
nghiệp)
+ Giai đoạn 2. Chuẩn bị cất cánh: biết áp dụng khcn vào sx nông
nghiệp và công nghiệp manh nha hình thành; nhu cầu đầu tư tăng, giáo
dục mở rộng, bắt đầu có giao thương với bên ngoài, năng suất vẫn ở mức
thấp (nông – công nghiệp)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo, phát triển và tăng
trưởng
a. Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn (linear – stages of growth model)
Mô hình Rostow
+ Giai đoạn 3. Cất cánh: huy động lượng vốn đầu tư cần thiết (tiết kiệm
trong nước từ 10%GDP trở lên và đầu tư nước ngoài), khcn tác động mạnh
vào nông công nghiệp, công nghiệp là lĩnh vực đầu tàu (công – nông nghiệp
– dịch vụ)
+ Giai đoạn 4.Trưởng thành: tỷ lệ đầu tư tăng liên tục (chiếm ít nhất
20%GDP), khcn áp dụng rộng rãi; năng suất công - nông nghiệp tăng cao,
giao thương mạnh mẽ với thế giới (công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp)
+ Giai đoạn 5. Tiêu dùng cao: thu nhập bình quân tăng nhanh dẫn đến tăng
cầu về hàng hóa xa xỉ (dịch vụ), lđ có tay nghề cao chiếm tỷ trọng lớn, cskt
hướng nhiều vào phúc lợi xã hội (dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo, phát triển và tăng
trưởng
b. Lý thuyết về thay đổi cấu trúc (theories of structural change)
Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
• Khu vực công nghiệp trả lương theo MPL, khu vực nông nghiệp trả lương theo
APL
• Đường TP trong kv nông nghiệp tăng rồi nằm ngang thể hiện quan điểm của trường
phái cổ điển đất đai có giới hạn. Đường TP trong kv công nghiệp liên tục tăng do
tiến bộ khcn
• Kv nông nghiệp tồn tại lđ dư thừa (tồn tại thất nghiệp trá hình)
• Lương tối thiểu trong cn cao hơn lương bình quân trong nông nghiệp, vì thế sẽ thu
hút lđ dư thừa trong nông nghiệp
• Sự tăng trưởng của nền kt phụ thuộc vào sự phát triển của kv công nghiệp, phụ
thuộc vào độ thu hút lđ dư thừa từ kv nông nghiệp, phụ thuộc vào tốc độ tích lũy
vốn của kv công nghiệp
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo,
phát triển và tăng trưởng
b. Lý thuyết về thay đổi cấu trúc (theories of structural
change)
Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis
Một số chỉ trích
- Tốc độ gia tăng nhu cầu lao động trong kv công nghiệp tỷ lệ
với tốc độ tích lũy tư bản?
- Lao động dư thừa trong nông nghiệp trong khi đó đầy đủ
việc làm trong công nghiệp?
- Thị trường lao động giữa các khu vực có tính cạnh tranh?
- MPL trong kv công nghiệp giảm dần
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo, phát
triển và tăng trưởng
b. Lý thuyết về thay đổi cấu trúc (theories of structural change)
Ngoài ra hai nhà kinh tế học Fei và Ranis đã cùng nhau phát triển
mô hình Lewis mở rộng dành cho các quốc gia đang phát triển.

Kết luận của mô hình đó là: sự tăng trưởng của nền kinh tế không
chỉ phụ thuộc vào tăng trưởng của cn thông qua tích lũy vốn mà
còn phụ thuộc vào thặng dư của ngành nn. Ngành nn phải cung
cấp đủ lương thực và nguyên liệu thô cho ngành cn nếu không
tăng trưởng nền kt sẽ gặp vấn đề (giá lương thực tăng, lương cn
tăng, chi phí sx tăng, lợi nhuận dn giảm, tích lũy và đầu tư cho cn
giảm, tăng trưởng giảm)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo, phát
triển và tăng trưởng
b. Lý thuyết về thay đổi cấu trúc (theories of structural change)
Mô hình hai khu vực của Oshima
Oshima đề xuất đầu tư phát triển nền kinh tế theo ba giai đoạn
cùng với đó là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế
+ Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng: tạo việc làm
cho nông dân trong thời gian nông nhàn theo hướng tăng cường
đầu tư phát triển nông nghiệp (đa dạng hóa cây trồng,vật nuôi,
phát triển thị trường nông sản…)
Dấu hiệu kết thúc: chủng loại nông sản đa dạng, nhu cầu đầu
vào nông nghiệp (phân bón, giống cây) tăng cao, nhu cầu chế
biến nông sản phát triển
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo,
phát triển và tăng trưởng
b. Lý thuyết về thay đổi cấu trúc (theories of structural change)
Mô hình hai khu vực của Oshima
+ Giai đoạn hai: Hướng tới việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư
phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp. Các ngành
công nghiệp được phát triển là các ngành có gắn với nông
nghiệp như chế biến lương thực, đồ uống, thủ công mỹ nghệ,
sx nông cụ, phân bón… (sự phát triển nông nghiệp tạo đk mở
rộng thị trường cho sp công nghiệp)
Dấu hiệu kết thúc: di dân từ nông thôn lên thành phố với quy
mô lớn, tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn tăng trưởng lao
động, tiền lương thực tế tăng lên
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo, phát
triển và tăng trưởng
b. Lý thuyết về thay đổi cấu trúc (theories of structural change)
Mô hình hai khu vực của Oshima
+ Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển
các ngành kt theo chiều sâu nhằm giảm cầu lao động. Giai đoạn
này đánh dấu sự phát triển của khu vực dịch vụ nhằm phục vụ
sx nông nghiệp, các ngành cn thay thế hàng nk và hướng tới xk
Dấu hiện kết thúc: nhu cầu việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp
và công nghiệp xuống rất thấp do năng suất lđ cao, nhu cầu
việc làm trong dịch vụ tăng lên.
Nền kt sẽ tiếp tục lặp lại 3 giai đoạn để chuyển từ công nghiệp
sang dịch vụ
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo,
phát triển và tăng trưởng
b. Lý thuyết về thay đổi cấu trúc (theories of structural
change)
Các nhà kinh tế học sau Lewis còn bổ sung thêm những sự
thay đổi cơ cấu gắn liền với quá trình phát triển nền kinh tế:
- Tích lũy: vốn tư bản và vốn con người
- Tiêu dùng: lương thực, hàng công nghiệp và hàng hóa xa
xỉ (dịch vụ)
- Địa lý: đô thị và nông thôn
- Dân số: chất lượng và số lượng
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm
nghèo, phát triển và tăng trưởng
c. Lý thuyết về cuộc cách mạng phụ thuộc quốc tế
(international-dependence revolution)
- Mô hình phụ thuộc tân thực dân (neocolonial
dependence model): một số nhóm nhất định (chủ đất,
doanh nghiệp, tướng lĩnh, thương nhân, quan chức….)
trong các quốc gia đang phát triển (các quốc gia phụ
thuộc trong quan hệ quốc tế) được hưởng lợi từ hệ
thống chính trị cũ, tiếp tục thực hiện những chính sách
không có lợi cho phần lớn dân số nhưng mang lại lợi
ích các quốc gia, tập đoàn, tổ chức quốc tế chi phối.
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm
nghèo, phát triển và tăng trưởng
c. Lý thuyết về cuộc cách mạng phụ thuộc quốc tế
(international-dependence revolution)
- Mô hình kiểu mẫu sai (false paradigm model): các
quốc gia đang phát triển thất bại khi thực hiện một
cách máy móc rập khuôn chiến lược phát triển của
các quốc gia phương Tây (vd quá chú trọng vào phát
triển công nghiệp nhưng không quan tâm đến
những thay đổi thể chế, xã hội diễn ra đồng thời)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm
nghèo, phát triển và tăng trưởng
c. Lý thuyết về cuộc cách mạng phụ thuộc quốc tế
(international-dependence revolution)
- Mô hình phát triển song hành (dualistic
development thesis): sự tồn tại cùng lúc của hai hoàn
cảnh/đối tượng loại trừ lẫn nhau trong xã hội, vd như
giàu có – nghèo đói, khu vực kinh tế hiện đại – truyền
thống, tăng trưởng – đình trệ, trình độ cao – trình độ
thấp. Đặc điểm: tồn tại cùng ở một khu vực địa lý, kéo
dài, mức độ chênh lệch gia tăng, khu vực ưu thế không
giúp khu vực bất lợi
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm
nghèo, phát triển và tăng trưởng
c. Lý thuyết về cuộc cách mạng phụ thuộc quốc tế
(international-dependence revolution)
Hàm ý chính sách
Chính sách phát triển: cải cách hệ thống kinh tế
quốc tế, nâng cao hiệu quả việc lập kế hoạch phát
triển, viện trợ quốc tế, kiểm soát tăng dân số
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm
nghèo, phát triển và tăng trưởng
d. Tân cổ điển về thị trường tự do
- Ra đời những năm 1980, chính sách phát triển kinh tế
đều hướng tới tự do hóa thị trường đối lập với chính
sách can thiệp của chính phủ những năm 1970.
- Thị trường tự do: giá cả hàng hóa được điều chỉnh theo
quy luật cung cầu của thị trường
- Các chính sách tự do hóa thị trường: thúc đẩy sự cạnh
tranh trên thị trường, tư nhân hóa DNNN, thúc đẩy
thương mại quốc tế, thu hút FDI, bãi bỏ quản lý nhà
nước về giá cả….
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo, phát triển
và tăng trưởng
Có 4 mô hình tăng trưởng trên thực tế ở những trường hợp thành
công:
(1) Công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu: quốc gia tiên phong trong
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Anh, Mỹ, Bỉ, Pháp…)
(2) Công nghiệp hóa phục vụ nhu cầu trong nước: quốc gia đi sau
trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (Đức, Ý, Nhật, Nga…)
(3) Mở cửa nền kinh tế, hạn chế sự can thiệp của chính phủ: một số ít
các quốc gia Châu Âu (Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển)
(4) Định hướng xuất khẩu nông sản và các khoáng sản: các nền kinh
tế có đất đai dư thừa (Úc, Argentina, Canada, Niu Dilân) hoặc dân
số đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm
nghèo, phát triển và tăng trưởng
Ngoài ra còn có các lý thuyết sử dụng khoa học liên
ngành (kinh tế học, dân số học, khảo cổ học, địa lý, văn
hóa học…) xem xét thực tế rồi đi đến kết luận về tăng
trưởng phát triển. Trong cuốn sách Tại sao các quốc gia
thất bại? Các tác giả đã đưa một số giả thiết lớn liên quan
đến việc lý giải sự phát triển của từng quốc gia, đó là
- Giả thuyết địa lý (geography hypothesis)
- Giả thuyết văn hóa (culture hypothesis)
- Giả thuyết vô minh (ignorance hypothesis)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo, phát
triển và tăng trưởng
Giả thuyết địa lý (geography hypothesis)
- Các nước giàu có xu hướng tập trung vùng ôn đới (phía Bắc), các
nước nghèo có xu hướng tập trung vùng nhiệt đới (phía Nam)
- Các nước nghèo,nghèo là bởi:
+ người nhiệt đới có khuynh hướng lười làm việc
+ các bệnh nhiệt đới nhiều hơn và tác động tiêu cực hơn tới năng
suất lao động
+ đất đai nhiệt đới hạn chế năng suất của sx nông nghiệp (bề mặt
đất mỏng, dễ bị mất dưỡng chất do những cơn mưa nhiệt đới xối xả)
+ 500 năm trước, phía Bắc có nhiều loài động thực vật được con
người thuần hóa hơn
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm nghèo,
phát triển và tăng trưởng
- Giả thuyết văn hóa (culture hypothesis)
+ Cải cách tin lành tạo thuận lợi cho sự ra đời của xã hội công
nghiệp ở Tây Âu
+ Thuộc địa của Anh hay các nước Châu Âu phát triển tốt hơn
thuộc địa của những nước khác
+ Văn hóa bản địa
- Giả thuyết vô minh (ignorance hypothesis): các quốc gia
nghèo do người dân quốc gia đó và/hoặc lãnh đạo quốc gia
đó không biết cách nào để biến nước đó trở nên giàu có.
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
Theo Daron Acemoglu và James A. Robinson trong cuốn “Tại sao các quốc gia
thất bại”, các giả thuyết trên đều không hợp lý khi giải thích sự đói nghèo hay
thịnh vượng của một quốc gia. Các tác giả sử dụng giả thuyết thể chế để giải
thích
- Thể chế dung hợp là thể chế trong đó mọi người có cơ hội bình đẳng trước
pháp luật và được pháp luật đảm bảo về cơ hội được giáo dục học tập, quyền
tiếp cận thị trường, sở hữu tài sản. Một thể chế dung hợp sẽ thúc đẩy tài
năng, kỹ năng, sự sáng tạo và quan trọng nhất thành quả sẽ được phân phối
một cách rộng rãi trong toàn xã hội. Thể chế dung hợp xuất phát từ chế độ
chính trị dung hợp (nhà nước mạnh, minh bạch có trách nhiệm giải trình,
quyền lực chính trị được phân phối một cách rộng rãi)
- Thể chế chiếm đoạt là thể chế được thiết kế để hạn chế cơ hội, tạo ra lợi ích
và độc quyền cho một vài nhóm thiểu số và bắt đa số còn lại phải trả giá. Một
thể chế chiêm đoạt sẽ kìm hãm tài năng, sự sáng tạo và tạo ra sự độc quyền,
độc tài khi thành quả được phân phối cho một số ít người. Thể chế chiếm đoạt
xuất phát từ chế độ chính trị chiếm đoạt (nhà nước yếu, thiếu minh bạch,
trách nhiệm, quyền lực chính trị tập trung vào một nhóm người)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
Theo các tác giả: tiễn
- Việc hình thành thể chế dung hợp hay chiếm đoạt đến một cách ngẫu
nhiên
- Một khi được hình thành các thể chế có xu hướng củng cố theo chiều
hướng hình xoáy ốc
+ Thể chế chiếm đoạt: lợi ích càng tập trung vào tay một số người →
quyền lực càng được củng cố → thể chế càng chiếm đoạt hơn → bất
bình đẳng lớn → mâu thuẫn xã hội lớn → nội chiến dành quyền lực →
tự diệt vong
+ Thể chế dung hợp: lợi ích được phân bổ rộng rãi → dân chủ được
củng cố → thể chế càng dung hợp hơn → thúc đẩy mọi người tham gia
hoạt động kinh tế bình đẳng → phát triển hơn nữa
- Để chuyển từ thể chế chiếm đoạt sang thể chế dung hợp cần phải có
sự thay đôi mang tính cách mạng với sự tham gia của một liên minh
gồm nhiều thành phần tiến bộ
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.1 Quá trình phát triển của các tư tưởng về giảm
nghèo, phát triển và tăng trưởng
Mô hình chữ U ngược của Kuznets và những bằng
chứng thực nghiệm
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.2 Năng suất và phát triển
- Năng suất được đo lường bằng sản lượng tạo ra bởi
một lao động trong một khoảng thời gian nhất định
(Y/L)
- Năng suất là yếu tố quyết định đến mức lương thực
tế của người lao động
+ Theo lý thuyết tân cổ điển MPL = W/P
+ Hàm sản xuất Cobb – Douglas cho biết MPL biến
thiên cùng chiều so với Y/L = APL
→ năng suất lao động càng cao thì thu nhập càng cao
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.2 Năng suất và phát triển
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.2 Năng suất và phát triển
Tại sao các quốc gia thu nhập thấp lại có năng suất thấp?
Vòng luẩn quẩn của đói nghèo (vicious cycle of poverty)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.2 Năng suất và phát triển
Tích lũy nhân tố (factor accumulation) và hiệu quả sử
dụng (production efficiency)
- Thông thường, lao động quốc gia có vốn tư bản và
nhân lực cao thì sử dụng nhân tố đầu vào hiệu quả hơn
- Lý do: i) nền kinh tế hoạt động hiệu quả giúp trang bị
nhiều vốn tư bản và nhân lực hơn cho người lao động
ii) trang bị nhiều vốn tư bản và nhân lực hơn cho người
lao động sẽ giúp hoạt động kinh tế hiệu quả hơn iii)
yếu tố thứ ba tác động khiến hai biến thay đổi cùng
chiều, vd như thể chế
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.2 Năng suất và phát triển
TFP (total factor productivity) năng suất các nhân tố
tổng hợp: đo lường mức độ công nghệ trong hoạt
động sản xuất của nền kinh tế. TFP bao hàm tất cả
những yếu tố làm thay đổi mối quan hệ giữa đầu
vào và đầu ra
Sử dụng hàm sx Cobb – Douglas không đổi theo quy
mô ta có:
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và phát
triển: lý thuyết và thực tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Dân số thế giới: mức độ tăng trưởng
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và phát
triển: lý thuyết và thực tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Dân số thế giới: phân bố
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp
hóa và cấu trúc thị trường
Dân số thế giới: cấu trúc
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và phát
triển: lý thuyết và thực tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp
hóa và cấu trúc thị trường
Dân số thế giới: xu hướng
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Dân số thế giới: xu hướng
Hans Rosling: income per capita and child survival
https://
www.ted.com/talks/hans_rosling_shows_the_best_
stats_you_ve_ever_seen#t-1116665
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và phát
triển: lý thuyết và thực tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp
hóa và cấu trúc thị trường
Bẫy dân số của Malthus – cái nhìn tiêu cực về dân số
- Dân số thế giới tăng gấp đôi sau khoảng 30 – 40 năm
- Sản lượng lương thực tăng nhưng với tốc độ thấp hơn
nhiều do xu hướng năng suất cận biên giảm dần của
đất đai (đất đai lại hữu hạn)
→ thu nhập bình quân đầu người (lượng lương thực bình
quân đầu người) giảm theo thời gian → mức sống giảm
→ tốc độ tăng dân số giảm, dân số duy trì ở mức đủ ăn
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Bẫy dân số của Malthus – cái nhìn tiêu cực về dân số
Tăng trưởng dương
khi ∆Y/Y > ∆P/P
Tăng trưởng âm khi
∆Y/Y > ∆P/P
Tại S (mức thu
nhâp thấp) thu nhập
bình quân đầu
người sẽ dừng lại
không thay đổi nữa.
Nền kinh tế sẽ
không đến được
điểm T
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và phát
triển: lý thuyết và thực tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và
cấu trúc thị trường
Chỉ trích mô hình của Malthus
- Bỏ qua vai trò của công nghệ (đặc biệt công nghệ làm tăng
năng suất trong ngành nông nghiệp)
- Mối quan hệ giữa tăng dân số và mức độ thu nhập bình
quân đầu người (thu nhập thấp tăng dân số cao, thu nhập
cao tăng dân số thấp) không được số liệu thực tế ủng hộ - có
thể phụ nữ bây giờ ngay kể cả thu nhập thấp nhưng được
trao nhiều quyền hơn và có quyền quyết định nhiều hơn
- Mức sống (thu nhập + các điều kiện khác như giáo dục, y tế,
môi trường) mới chi phối quyết định sinh con của các gia
đình
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và phát
triển: lý thuyết và thực tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Mức sống chi phối quyết định sinh con như thế nào
- Khi chi phí sinh con tăng lên:
đường giới hạn ab chuyển sang
ab’. Điểm tối ưu chuyển từ f
sang e
- Khi thu nhập tăng lên: đường
giới hạn ab chuyển thành a’b’.
Điểm tối ưu chuyển từ f sang h
- Khi thu nhâp tăng & chi phí
nuôi con tăng: đường giới hạn
ab chuyển sang cd. Điểm tối
ưu chuyển từ f sang g
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễnđói: dân số, công nghiệp hóa
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo
và cấu trúc thị trường
Mô hình Solow với tăng dân số - cái nhìn tiêu cực về dân số
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và
cấu trúc thị trường
Mô hình Kremer – cái nhìn tích cực về dân số
M.Kremer lại cho rằng tăng dân số là một nhân tố chủ đạo
của việc thúc đẩy sự thịnh vượng của nền kinh tế. Nếu có
nhiều người hơn, thì sẽ có nhiều nhà phát minh, nhà khoa
học kỹ sư để đóng góp vào đổi mới và tiến bộ công nghệ.

Minh họa cho lập luận này, Kremer bắt đầu bằng việc nói về
lịch sử loài người, thế giới phát triển cùng với sự gia tăng
dân số. Ví dụ, thế giới đã phát triển nhanh hơn khi dân số
đạt 1 tỷ người (khoảng những năm 1800) so với khi nó chỉ có
100 triệu người (khoảng 500 năm trước công nguyên).
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và cấu
trúc thị trường
Lập luận thứ hai của Kremer đến tự những bằng chứng khi so sánh
các khu vực trên thế giới.Nếu tiến bộ công nghệ được truyền bá
rộng ở những nơi có nhiều người, thì những khu vực đông dân là
những khu vực phát triển nhất.
Thực tế quả thật như vậy. Khu vực phát triển nhất trên thế giới vào
những năm 1500 (trước khi Columbus nối lại sự liên lạc giữa các châu
lục) là vùng Âu – Phi. Sau khu vực này là nền văn minh Aztec và Maya
ở Châu Mỹ, sau đó là quần thể săn bắt ở Úc và tộc người nguyên thủy
ở Tsmania. Khu vực có ít dân nhất là một hòn đảo cô lập giữa
Tasmania và Úc. Do có ít người nền hòn đảo này có sự tiến bộ chậm
nhất thậm chí là ngày càng lạc hậu. Đến khoảng 3000 năm trước công
nguyên, người sống ở hòn đảo này đã biến mất hoàn toàn.
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Hans Rosling: Global population growth, box by box
https://
www.ted.com/talks/hans_rosling_on_global_popula
tion_growth
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Công nghiệp hóa (CNH) là quá trình chuyển đổi căn
bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức
lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện,
phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công
nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao (nghị
quyết TW7 khóa VII)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng của công
nghiệp (giá trị gia tăng, lao động…) trong toàn bộ
các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một
nền kinh tế
Công nghiệp hóa là một phần của quá trình hiện đại
hóa. Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với
tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản
xuất năng lượng và luyện kim quy mô lớn.
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và
cấu trúc thị trường
Quy luật tiêu dùng của Engel
Trong quá trình thu nhập tăng theo thời gian:
- Tỷ lệ chi tiêu cho hàng thiết yếu (lương thực) có xu hướng
giảm (độ co giãn cầu theo thu nhập dương rồi giảm thành âm)
- Tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng tăng nhưng
không cao (độ co giãn cầu theo thu nhập nằm giữa 0 với 1)
- Tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa xa xỉ (dịch vụ) có xu hướng tăng
cao (độ cao giãn cầu theo thu nhập lớn hơn 1)
→ cơ cấu ngành biến đổi cùng với xu hướng chi tiêu của người
dân
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và cấu trúc
thị trường
Quy luật tăng năng suất của A.Fisher
A.Fisher trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật” năm
1935 phân tích
- Theo xu thế phát triển khcn, ngành nông nghiệp dễ dàng áp dụng tiến
bộ cn, từ đó dễ dàng thay thế lđ khi năng suất được nâng cao. Lđ dồn
sang ngành công nghiệp
- Tiếp theo đến ngành công nghiệp, khó áp dụng khcn hơn nhưng cuối
cùng cũng thành công. Năng suất ngành này tăng lên khiến lđ dồn sang
ngành dịch vụ
- Ngành dịch vụ là ngành khó áp dụng tiến bộ cn để thay thế lđ nhất,
đồng thời cũng là ngành mà người dân có tỷ trọng chi tiêu cao vì thế
nguồn lực (bao gồm lđ) theo xu thế phát triển của nền kt sẽ dồn vào
ngành này
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Tác động tích cực của CNH:
- Tăng năng suất, tốc độ tăng trưởng và thu nhập
cho người lao động
- Mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc
làm
- Gia tăng thương mại quốc tế, kết nối với các quốc
gia khác
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Tác động tiêu cực của CNH:
- Ô nhiễm môi trường
- Sức khỏe của người lao động và các vấn đề xã hội
khác khi CNH luôn đi kèm với đô thị hóa
- Tính chu kỳ của nền kinh tế trở nên mạnh hơn
- Bất bình đẳng gia tăng
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
CNH và ô nhiễm môi trường
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
CNH và ô nhiễm môi trường
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa
và cấu trúc thị trường
CNH và đô thị hóa
• Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần
trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số
dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có
thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian.
Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô
thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị
hóa.
• Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành
thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng
cuộc sống,...
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
CNH và đô thị hóa
Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc)
thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn
nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt
Nam hay Trung Quốc) (khoảng ~35%). Đô thị các
nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô
thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước
đang phát triển.
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và cấu
trúc thị trường
CNH và đô thị hóa
Đô thị hóa là hệ quả của quá trình công nghiệp hóa.
Đô thị hóa giúp tạo ra:
- cụm công nghiệp/ngành nghề có liên quan đến nhau
- nhu cầu hàng hóa lớn
(tính kinh tế theo quy mô)
Tuy nhiên vấn đề nghiêm trọng nhất mà quá trình đô thị hóa gặp
phải đó là tắc nghẽn (đặc biệt là cơ sở hạ tầng)
Hệ quả: sống ở đô thị với thu nhập cao nhưng chi phí đắt đỏ sẽ
không tốt bằng sống ở ngoại ô với thu nhập thấp hơn nhưng chi phí
cũng rẻ hơn (hai mức thu nhập thực tế là như nhau)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễnđói: dân số, công
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Đô thị hóa và nhập cư lao động
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Thất bại của thị trường và thất bại của chính phủ
Thất bại thị trường (market failure) miêu tả tình
trạng thị trường không phân bổ thật hiệu quả các
nguồn lực (ngoại ứng, hàng hóa công cộng, thông
tin bất cân xứng…)
Thất bại của chính phủ (government failure) miêu tả
tình huống sự can thiệp của chính phủ làm cho nền
kinh tế tệ hơn trước khi có can thiệp
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công
nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
Quan điểm chính phủ can thiệp vào nền kinh tế (cấu
trúc thị trường độc quyền)
- Nền kinh tế có những thất bại không thể tự điều
chỉnh
- Chính phủ muốn dồn nguồn lực cho lĩnh vực mà
mình cho là tốt nhất
- Thực hiện công bằng xã hội
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp
hóa và cấu trúc thị trường
Quan điểm chính phủ ít can thiệp vào nền kinh tế - kinh
tế thị trường (cấu trúc thị trường cạnh tranh)
- Thị trường phân bổ nguồn lực trong hầu hết trường
hợp tốt hơn chính phủ
- Sự can thiệp của chính phủ gặp rất nhiều vấn đề dẫn
tới sự không hiệu quả (thiếu thông tin, cứng nhắc do
quá trình ra quyết định, không phát huy được ý kiến cá
nhân, thiếu động lực kinh tế cho các chủ thể, nạn tham
nhũng quan liêu, lợi ích nhóm, thiếu phối hợp trong bộ
máy….)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và cấu
trúc thị trường
Theo Nathan Keyfitz và Robert Dorfman có 14 yêu cầu để vận hành
nền kinh tế thị trường hiệu quả:
- Niềm tin - Chính phủ trung thực
- Hiệu lực của hợp đồng
- Bảo đảm quyền sở hữu
- Cân bằng giữa cạnh tranh và hợp tác
- Hình thành và duy trì cạnh tranh
- Hệ thống tư pháp độc lập
- Lòng vị tha - Khát vọng
- Động lực vật chất để mở rộng sản xuất - Có thói quen tiết kiệm
- Tự do thông tin (bảo vệ quyền riêng tư) - Thông tin đầy đủ
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và cấu trúc thị trường
11 việc chính phủ cần làm để hỗ trợ kinh tế thị trường:
- Xác lập Luật về sở hữu (tài sản, trí tuệ)
- Xác lập Luật thương mại
- Tự do kinh doanh
- Hệ thống tiền tệ ngân hàng ổn định
- Thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa hỗ trợ nền kinh tế
- Giám sát hoạt động của các tổ chức độc quyền
- Cung cấp thông tin đầy đủ cho thị trường
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Cung cấp hàng hóa công cộng
- Cung cấp an sinh xã hội
- Khuyến khích đổi mới sáng tạo
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và cấu trúc
thị trường
Đồng thuận Washington (Washington consensus) là cụm từ xuất hiện từ
đầu thập niên 1990 để mô tả một chương trình cải cách kinh tế bao gồm
mười chính sách khác nhau được các tổ chức đóng trụ sở tại Washington
như IMF WB, Bộ Tài chính Mỹ đề nghị áp dụng ở những nước trải qua
khủng hoảng kinh tế.Mười chính sách cải cách kinh tế bao gồm:
• Kỷ luật trong thực thi chính sách tài chính
• Chuyển hướng chi tiêu công cộng sang đầu tư cho giáo dục, y tế và cơ
sở hạ tầng
• Cải cách hệ thống thuế
• Để thị trường quy định lãi suất, song giữ sao cho lãi suất thực tế dương
và ở mức thấp
• Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa
và cấu trúc thị trường
Đồng thuận Washington
• Tự do hóa thương mại: thay thế các hạn chế định lượng
bằng các loại thuế quan thống nhất và ở mức thấp
• Mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài
• Tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước
• Giảm điều tiết loại bỏ các quy chế ngăn cản xâm nhập thị
trường và ngăn cản cạnh tranh, ngoại trừ những quy định
chính đáng liên quan đến an toàn, môi trường và bảo vệ
người tiêu dùng; giám sát cẩn thận các thể chế tài chính
• Củng cố khung pháp lý đảm bảo quyền sở hữu
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa và
cấu trúc thị trường
Đồng thuận mới (new consensus) được đưa ra ở Hội nghị
thưởng đỉnh Châu Mỹ 1998 và được lặp lại ở Hội nghị G20 tại Hàn
Quốc 2010. Đồng thuận mới tập trung vào 3 vấn đề
- Phát triển phải dựa trên kinh tế thị trường tuy nhiên có những
thất bại thị trường đáng kể không thể bỏ quả
- Chính phủ không nên tham gia trực tiếp vào việc sản xuất
- Tuy nhiên chính phủ vẫn có vai trò trong các lĩnh vực sau đây:
môi trường vĩ mô, cơ sở hạ tầng, sức khỏe, giáo dục đào tạo,
chuyển giao công nghệ, môi trường, xuất khẩu, khu vực kinh tế
tư nhân nhỏ và vừa, đói nghèo, giám sát hệ thống tài chính, sở
hữu trí tuệ
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa
và cấu trúc thị trường
Bẫy mậu dịch tự do: theo cách nhìn nhận của các chuyên gia Viện
nghiên cứu Việt Nam (thuộc trường Đại học Waseda) có nghĩa là
ảnh hưởng của trào lưu tự do mậu dịch khiến cấu trúc về lợi thế so
sánh của các nước đi sau bị cố định, khó thay đổi. Hậu quả là các
nước vướng bẫy sẽ không thể dịch chuyển lên trình độ cao hơn.

Bẫy thu nhập trung bình: là một tình trạng trong phát triển kinh tế
khi mà một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất
định (do những lợi thế sẵn có) và giậm chân tại mức thu nhập ấy
mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn.
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.3 Kinh tế học về bẫy nghèo đói: dân số, công nghiệp hóa
và cấu trúc thị trường
Như vậy có thể khẳng định một quốc gia rơi vào bẫy nghèo
đói khi
- Dân số tăng quá nhanh dẫn đến chất lượng dân số giảm
sút
- Chậm thực hiện quá trình công nghiệp hóa, không thúc
đẩy được khoa học công nghệ phát triển
- Chính phủ can thiệp quá nhiều vào nền kinh tế, hiệu quả
điều hành thấp
- Hệ thống kinh tế thiếu tính cạnh tranh, thị trường tài
chính kém phát triển
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
- Tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới
- Giảm nghèo ở Việt Nam, tình hình bất bình đẳng
- Tình hình giáo dục, y tế
- HDI (chỉ số phát triển con người), GCI (năng lực
cạnh tranh toàn cầu)
- Việt Nam đang ở đâu? Tại sao phát triển vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng? Không gian dành cho
tăng trưởng ở đâu?
- Dự đoán trong tương lai (2050)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng GDP
10
9.5
9.3
9
8.7 8.8
8.4 8.48
8.1 8.2 8.17
8
7.8

7.3
7.1 7.087.02
7 6.9
6.78 6.81
6.68

6.23 6.21
6 6
5.89 5.98
5.8 5.8 5.8

5.32 5.3
5.1
5 5.03
4.7 4.8

4
3.6

3 2.91
2.8

0
86

88

92

94

00

02

04

06

08

12

14

16

18

20
90

96

98

10
20
19

19

19

19

19

19

19

20

20

20

20

20

20

20

20

20

20
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Hội nhập kinh tế thế giới
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Hội nhập kinh tế thế giới
Trade balance
300

250

200

150

100

50

0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-50

XK NK Trade balance
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Hội nhập kinh tế thế giới

18000000000 FDI net inflow


16000000000

14000000000

12000000000

10000000000

8000000000

6000000000

4000000000

2000000000

0
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
GNI per capita
3000

2636
2590
2500 2380

2130
2080
1970
2000 1880
1720

1540
1500 1370
1250

980 1010
1000
840
720
630
580
500
500 410 430 450
330 340 360
300
250
160 190
130 110 130

0
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễnNam
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt
Giảm nghèo ở Việt Nam
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Tình hình bất bình đẳng
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và phát
triển: lý thuyết và thực tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Tình hình giáo dục, y tế
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Tình hình giáo dục, y tế
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
HDI (chỉ số phát triển con người)
- HDI của Việt Nam liên tục tăng trong 24 năm qua. Năm
2014, Việt Nam được xếp thứ 116/188 nước, tức là ở
thứ hạng trên của nhóm các nước có mức phát triển con
người trung bình.
- Tuy nhiên tiến bộ của Việt Nam là không đồng đều. Từ
năm 1980-1990 chỉ số HDI tăng trung bình chỉ ở mức yếu
là 0,26%/năm, sau đó tăng nhanh lên mức 1,92%/năm
từ 1990 đến năm 2000, trước khi giảm xuống mức
1,33% mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm
2008 và thấp hơn nữa là 0,69%/năm từ năm 2008.
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
HDI (chỉ số phát triển con người)
- Tốc độ tăng bình quân của chỉ số HDI là 1,07%/năm từ 1980
đến 2014, tức là thấp hơn bình quân 1,23% của các nước có
mức phát triển con người trung bình và mức bình quân 1,29%
của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.
- Năm 1980 chỉ số HDI của Việt Nam vừa đủ cao hơn mức bình
quân của khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và nhóm nước
phát triển con người trung bình. Đến năm 1990 HDI của Việt
Nam rõ ràng đã tụt lại so với khu vực, thấp hơn đến 8,5%.
Khoảng cách được thu hẹp xuống 4,7% vào năm 2008, nhưng
đến năm 2014 thì cách biệt trong chỉ số HDI của Việt Nam với
khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đã tăng trở lại đến 10,2%.
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
HDI (chỉ số phát triển con người)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
HDI (chỉ số phát triển con người)
2019 (HDI) 0.704 (Ranking) 117º
2018 0.700 118º
2017 0.696 118º
2016 0.693 116º
2015 0.688 118º
2014 0.683 118º
2013 0.681 117º
2012 0.676 115º
2011 0.671 115º
2010 0.661 120º
2009 0.659 115º
2008 0.647 116º
2007 0.640 117º
2006 0.632 117º
2005 0.624 119º
2004 0.620 116º
2003 0.611 115º
2002 0.602 115º
2001 0.594 114º
2000 0.586 114º
1999 0.574 102º
1998 0.567 102º
1997 0.547 105º
1996 0.548 103º
1995 0.537 105º
1994 0.525 103º
1993 0.514 104º
1992 0.504 104º
1991 0.493 106º
1990 0.483 106º
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
GCI (chỉ số cạnh tranh toàn cầu)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
GCI (chỉ số cạnh tranh toàn cầu)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
GCI (chỉ số cạnh tranh toàn cầu)
Xếp hạng GCI giai đoạn 2007 - 2019
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế và
phát triển: lý thuyết và thực tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Việt Nam đang ở đâu?
Việt Nam đang ở vị thế trung bình trên thế giới
- Quốc gia có thu nhập trung bình thấp: 2.215
USD/người/năm
- Quốc gia có chỉ số HDI ở nhóm các nước trung
bình
- Năng lực cạnh tranh ở mức trung bình (60/138)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Tại sao phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng?
- Dân số vàng, quy mô dân số lớn
- Vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi
- Chính trị ổn định
- Cởi mở dễ tiếp nhận cái mới
- Truyền thống văn hóa lâu đời
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Không gian dành cho tăng trưởng ở đâu?
- Lực lượng lao động trẻ, dễ tiếp cận và tiếp thu công
nghệ
- Năng lượng sạch
- Du lịch
- Nông nghiệp công nghệ cao
- Nhu cầu lao động ở các nước có dân số già hóa
- Nguồn lực từ người Việt sống ở nước ngoài
- Thị trường mới chưa khai phá
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Dự đoán trong tương lai (2050)
- Việt Nam sẽ là nền kinh tế có quy mô thứ 22 thế
giới tính theo PPP
- Việt Nam và Nigeria là hai nền kinh tế duy trì tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất
- Dân số trong độ tuổi lao động tăng rất chậm trong
giai đoạn này (2050 - bắt đầu hết thời kỳ dân số
vàng)
Chương 2 Tăng trưởng kinh tế
và phát triển: lý thuyết và thực
tiễn
2.4 Nghiên cứu tình huống: Việt Nam
Dự đoán trong tương lai (2050)
Chương 3 Chính sách thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.1 Chính sách thương mại
3.2 Chính sách phát triển thị trường tài chính
3.3 Chính sách tái phân phối thu nhập, xóa đói
giảm nghèo
3.4 Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
3.5 Chính sách về tài nguyên và viện trợ quốc tế
3.6 Chính sách dân số
3.7 Chính sách đổi mới sáng tạo
Chương 3 Chính sách thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế
Mục tiêu của các chính sách phát triển

• Tăng khả năng sẵn sàng và phạm vi phân phối của các hàng hóa cơ
bản thiết yếu như thức ăn, chất đốt…

• Nâng cao mức sống như thu nhập cao hơn, nhiều việc làm hơn,
giáo dục tốt hơn, bảo vệ văn hóa môi trường và các vấn đề xã hội
khác (vật chất và tinh thần)

• Mở rộng quy mô của các lựa chọn kinh tế xã hội cho mọi người
dân bằng cách tự do hóa và dân chủ hóa

(David N. Weil, Economic Growth, Pearson, 2005 , tr 22-23)


Chương 3 Chính sách thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.1 Chính sách thương mại
- Mở cửa nền kinh tế
- Thúc đẩy xuất khẩu những ngành mũi nhọn
- Thu hút vốn FDI, ODA
- Kiểm soát nhập khẩu bằng tiêu chuẩn chất lượng
- Chuyển giao công nghệ
- Nâng cao năng lực cạnh tranh tránh bẫy mậu dịch
tự do/thu nhập trung bình
Chương 3 Chính sách thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.2 Chính sách phát triển thị trường tài chính
- Phát triển thị trường trái phiếu, cổ phiếu
- Phát triển thị trường tài chính vi mô
- Quản lý rủi ro theo chuẩn của thế giới và khu vực
- Phát triển hệ thống ngân hàng
- Phát triển thị trường mua bán nợ
- Liên kết với các thị trường tài chính thế giới
Chương 3 Chính sách thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.3 Chính sách tái phân phối thu nhập, xóa đói giảm
nghèo
- Hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập cá nhân và
doanh nghiệp
- Mở rộng và phổ cập các chương trình an sinh xã hội
như y tế, giáo dục
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn
- Phát triển các trường dạy nghề
Chương 3 Chính sách thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.3 Chính sách tái phân phối thu nhập, xóa đói giảm
nghèo
- Tiếp tục thực hiện chính sách lương tối thiểu và các
chính sách khác liên quan đến quyền của người lao
động được quy định trong Hiến chương của ILO
- Phát triển mạng lưới các tổ chức xã hội như DNXH,
NGOs, quỹ/nhóm từ thiện
- Duy trì các quỹ bình ổn giá
- Thực hiện chính sách đất đai phù hợp với từng thời
kỳ
Chương 3 Chính sách thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.4 Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô
- Thực hiện chính sách tài khóa thận trọng, duy trì nợ
công, thâm hụt ngân sách trong ngưỡng an toàn
- Thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ổn
định giá cả trong nước, có thể nới lỏng khi cần thiết
- Thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt, tránh biến
động lớn của đồng nội tệ
- Duy trì quỹ dự trữ ngoại hối hợp lý
- Quản lý tốt thị trường vàng, bất động sản
Chương 3 Chính sách thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế
3.5 Chính sách về tài nguyên và viện trợ quốc tế
- Quy hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý
- Không khuyến khích xuất khẩu những tài nguyên
không tái sinh
- Gắn quản lý tài nguyên với bảo vệ môi trường
- Tận dụng nguồn viện trợ quốc tế một cách hợp lý
- Ưu tiên nhận vốn viện trợ và giải ngân ở những dự
án liên quan đến giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, cải
cách thể chế
Chương 3 Chính sách thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế
Các nước giàu, tổ chức tài chính quốc tế thường thực
hiện những hỗ trợ sau đây dành cho nước nghèo -
những thần dược cho tăng trưởng
- Viện trợ/Xóa nợ
- Đầu tư cho máy móc
- Giáo dục
- Kiểm soát tăng dân số
- Cải tổ chính sách
→ Tuy nhiên hầu hết các chính sách này thường thất
bại do không tìm được động cơ đúng đắn
Chương 3 Chính sách thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế
3.6 Chính sách dân số
- chất lượng dân số
- làm chậm tốc độ già hóa
- tận dụng dân số già, nữ giới tham gia vào nền kinh tế
3.7 Chính sách đổi mới sáng tạo
- Giáo dục đào tạo
- R&D
- Sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ công nghiệp
Xin cảm ơn !

You might also like