You are on page 1of 157

NHŨ TƯƠNG

LOGO
NHŨ TƯƠNG

 Nhũ tương là hệ phân tán cơ học vi di thể được hình


thành từ hai chất lỏng không đồng tan, trong đó một
chất lỏng là pha phân tán (pha nội, pha không liên
tục) được phân tán vào chất lỏng thứ hai là môi
trường phân tán (pha ngoại, pha liên tục) dưới dạng
các tiểu phân cơ học có kích thước từ 0,1 đến hàng
chục micromet.

www.themegallery.com Company Logo


THÀNH PHẦN NHŨ TƯƠNG

 Pha phân tán


 Môi trường phân tán
 Chất nhũ hóa-ổn định

www.themegallery.com Company Logo


KIỂU NHŨ TƯƠNG

 N/D
 D/N
 N/D/N
 D/N/D
 Pha dầu bao gồm tất cẩ cách chất lỏng không phân
cực và các chất khác ở thể rắn, tan trong các chất lỏng
không phân cực.
 Pha nước bao gồm tất cả các chất lỏng phân cực và
các chất khác ở thể rắn tan được trong các chất lỏng
phân cực.

www.themegallery.com Company Logo


XÁC ĐỊNH KIỂU NHŨ TƯƠNG

PHƯƠNG D/N N/D


PHÁP THỬ
Pha loãng bằng Trộn lẫn được với Ngược lại
nước
dầu hoặc nước Không trộn lẫn được
với dầu
Nhuộm màu Nhận xét bằng cảm quan và soi dưới kính hiển
vi
bằng chất tan
trong dầu hoặc
nước
Đo độ dẫn điện Nước là pha liên tục Dầu là pha liên tục
cho dòng điện chạy không dẫn điện
qua

www.themegallery.com Company Logo


PHÂN LOẠI NHŨ TƯƠNG

 Theo nguồn gốc


 Nhũ tương thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên
dưới dạng nhũ tương như sữa động vật và
các nhũ tương chế từ các hạt có dầu và
không có tác dụng dược lý.
 Nhũ tương nhân tạo gồm các nhũ tương chế
bằng cách dùng các chất nhũ hóa thích hợp
và lực gây phân tán để phối hợp hai pha dầu
và nước tạo thành nhũ tương

www.themegallery.com Company Logo


PHÂN LOẠI NHŨ TƯƠNG

 Theo tỷ lệ pha phân tán và môi trường phân tán


 Nhũ tương loãng
 Nhũ tương đặc
 Tỷ lệ pha phân tán <2% không cần dùng chất nhũ hóa
 0,2-2% có thể dùng chất ổn định để tăng độ nhớt của môi
trường phân tán
 >2% cần chất nhũ hóa để thu được nhũ tương bền vững.
 Điều chế nhũ tương cần dùng chất nhũ hóa thích hợp và
kiểu nhũ tương phụ thuộc vào tính hòa tan hoặc tính thấm
của chất nhũ hóa cũng như bản chất các chất nhũ hóa trong
hỗn hợp và tỷ lệ của chúng.
 D/N 74%.
 N/D 50%.
www.themegallery.com Company Logo
PHÂN LOẠI NHŨ TƯƠNG

 Vi nhũ tương: kích thước tiểu phân tán nhỏ gần bằng
tiểu phân keo thuộc hệ vi dị thể.
 Nhũ tương mịn: các tiểu phân có kích thước nhỏ từ
0,5-1μm.
 Nhũ tương thô: các tiểu phân có kích thước từ vài μm
trở lên.

www.themegallery.com Company Logo


PHÂN LOẠI NHŨ TƯƠNG
 Theo kiểu nhũ tương
 N/D
 D/N
 Kiểu nhũ tương phụ thuộc chủ yếu vào tính hòa tan
hoặc tính thấm của chất nhũ hóa, cũng như tỷ lệ chất
nhũ hóa trong hỗn hợp.
 Dễ tan trong nước, thấm nước→D/N.
 Dễ tan trong dầu, thấm dầu→N/D.
 Vi nhũ tương: phụ thuộc nhiều vào sức căng bề mặt
của hai pha.
 Sức căng bề mặt của dầu lớn hơn sức căng bề mặt
của nước sẽ tạo kiểu nhũ tương D/N và ngược lại
PHÂN LOẠI NHŨ TƯƠNG
 Nhũ tương dùng trong
 Nhũ tương tiêm, truyền:
• Tiêm bắp có thể dùng N/D,D/N.
• Tiêm tĩnh mạch chỉ dùng D/N. Kích thước tiểu phân
nhỏ hơn 0,5μm. Trách gây tắc mạch.
• Tiêm cột sống không được tiêm nhũ tương.
 Nhũ tương uống: chỉ uống các kiểu nhũ tương
D/N: thường là potio nhũ tương+điều hương, điều
vị.
 Nhũ tương dùng ngoài
 Dùng ngoài, bôi xoa niêm mạc.
 Nhũ tương D/N dễ rửa sạch và không dây bẩn
quần áo.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM

 Ưu điểm:
 Dễ dàng phối các dược chất lỏng không tan với
nhau↔giải quyết tương kỵ trong bào chế.
 Tăng tác dụng điều trị vì thường có độ phân tán
cao và đồng nhất, có diện tích tiếp xúc lớn.
 Nhũ tương D/N làm tăng tác dụng dược lý, tăng
tác dụng hợp đồng, dễ hấp thụ, che dấu mùi vị khó
chịu, giảm kích ứng đường niêm mạc tiêu hóa.
(dầu cá, dầu thầu dầu, bromoform, creozot…
 Các dược chất dễ tan trong nước nhưng gây kích
ứng niêm mạc dạ dày có thể bào chế dạng nhũ
tương N/D/N.
ƯU NHƯỢC ĐIỂM

 Nhũ tương D/N giúp điều chế các dạng thuốc tiêm
tĩnh mạch nhưng hoạt chất của nó không tan trong
nước. (vitamin tan trong dầu, chất béo bổ sung
dinh dưỡng…)
 Tùy vào loại nhũ tương D/N, N/D hoặc thành phần
tá dược mà ta có thể điều chế các dạng thuốc mỡ,
xoa dùng ngoài da có thể tác dụng thấm sau hoặc
nông bên ngoài.
 Thuốc đạn có thể phối nhiều loại hoạt chất khác
nhau, đảm bảo độ bền cơ học, tác dụng dược lý,
tác dụng tại chỗ hay toàn thân.
www.themegallery.com Company Logo
ƯU NHƯỢC ĐIỂM

 Nhược điểm
 Hệ phân tán cơ học, không đồng thể→không bền.
 Đòi hỏi phương tiện nhất định (chất nhũ hóa và
các dụng cụ, thiết bị tạo lực gây phân tán).
 Người pha chế nắm vững kỹ thuật.

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Các chất nhũ hóa hay được dùng


trong bào chế thuốc nhũ tương
 Chất nhũ hóa có nguồn gốc thiên nhiên.
 Các chất nhũ hóa tổng hợp hoặc bán
tổng hợp.
 Các chất rắn ở dạng hạt nhỏ.

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Yêu cầu đối với chất nhũ hóa


Chất nhũ hóa mạnh-tá dược tốt.
 Khả năng nhũ hóa mạnh dù ở lượng nhỏ.
 Bền vững (pH, t0, chất điện giải, …)
 Không gây tương ky.
 Không tác dụng dược lý riêng.
 Không có màu sắc, mùi vị riêng, khó chịu.
Khó

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Các chất nhũ hóa thiên nhiên


 Carbohydrat
 Saponin
 Protein
 Sterol
 Phospholipid

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Carbohydrat
 Arabic
 Adragant
 Tragacant
 Pectin
 Tinh bột
 Thạch
 Các alginate
 Các loại chất nhầy
…
www.themegallery.com Company Logo
Tá dược nhũ hóa

 Carbohydrat
Phân tử lớn, dễ hòa tan, trương nở trong nước→ dịch
keo có độ nhớt lớn.
→ Nhũ tương D/N, chất ổn định.
 Không màu, không vị, không tác dụng dược lý
riêng.
 Dịu niêm mạc tiêu hóa, che dấu mùi vị →nhũ hóa
ổn định và gây thấm trong hỗn dịch thuốc uống.
 Vi khuẩn, nấm mốc, các chất điện giải, chất háo
nước ở nồng độ cao làm biến chất.

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Gôm Arabic
Sản phẩm nhiều loại acacia
Hỗn hợp
 Muối canxi, magie, kali + acid arabinic.
 Đường pentose, methylpentose, hexose
 Một số enzyme oxy-hóa
Đặc điểm
 Ở t0 thường hòa tan trong nước (1 gôm: 2 nước).
 Có khả năng làm giảm sức căng bề mặt.
 pH hơi axit, micelle tích điện âm.

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Hay được sử dụng trong điều chế potio.


 Sử dụng các công cụ thô sơ.
 Với dầu: 25-50% lượng dầu.
 Với dược chất (dựa vào tỷ trọng dược chất)
• Tỷ trọng nhỏ tinh dầu (1:1)
• Tỷ trọng trung bình gaiacol,crezol (2 dc:1 gôm)
• Tỷ trọng lớn bromoform, carbon tetraclorid (1 dc:2 gôm)

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Chú ý:
 Kết tủa bởi các kim loại nặng, bởi cồn 35%
trở lên, điện giải nồng độ cao.
 Chứa canxi nên có thể gây kết tủa.
 pH acid nên có thể phân hủy muối carbonat
và hydracarbonat.
 Chứa enzyme oxy hóa nên có thể làm oxy
hóa một số dược chất dễ bị oxy hóa :
antypyrin, pyramidon, gaiacon, tannin. (có thể
sấy 1000C/ 1giờ, đun sôi/30 phút, đun cách
thủy sôi/ 1giờ)
www.themegallery.com Company Logo
Tá dược nhũ hóa

 Gôm adagant
Astragalus gumifera
 20-30% tragacantin
polysaccharid acid
 70-80% basorin
polysacharid trung tính
Giống pectin

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa
 T0 thường hút nước và trương nở chậm.
 T0 cao trương nở nhanh.
 Hòa tan trong một ít cồn glycerin rồi mới thêm nước vào
khuấy trộn.
 Độ nhớt > 50 lần gôm Arabic cùng nồng độ.
 Không có khả năng giảm sức căng bề mặt.
 Độ nhớt cao→chất ổn định, chất gây thấm.
 Tỷ lệ phối hợp với Arabic < 1/10, cao hơn sẽ ảnh hưởng
đến khả năng nhũ hóa của Arabic.
 Chế các nhũ tương có dược chất tỷ trọng nhỏ (tinh dầu).
 Cũng bị kết tủa bởi cồn, chất điện giải, chất háo nước.
www.themegallery.com Company Logo
Tá dược nhũ hóa
 Thạch
 Chế từ rong biển
 Polysaccharin phức tạp thủy phân→galactose.
 Không có khả năng làm giảm SCBM.
 Độ nhớt lớn→phối hợp với Arabic.
 Nhuận tràng, tẩy vị, làm mềm, tăng khối phân, kích thích
nhu động ruột→phối hợp dược chất.
 T0 thường hút nước trương phồng-T0 cao-tan.
 C>1% để nguội sẽ chuyển sang gel-mất khả năng nhũ hóa.
 Bền trung tính và kiềm.
 Kết tủa bởi tanin, cồn 50%, điện giải C cao.
Tá dược nhũ hóa

 Saponin
 Heterosid: 2 phần aglycol không phân cực thân
dầu và đường phân cực thân nước →chất diện
hoạt→nhũ hóa và gây thấm mạnh.
 Hòa tan trong nước, cồn→ D/N.
 Phá huyết và kích ứng niêm mạc dạ dày→ chỉ
dùng cho chế phẩm dùng ngoài.
 Thường dùng cồn thuốc chế từ dược liệu thảo mộc
chứa saponin. (tỷ lệ 1/5 cồn 600).

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Protein
 Gelatin
 Gelactose
 Sữa
 Casein
 Lòng đỏ trứng

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Protein
 Phân tử lớn, dễ hòa tan, phân tán trong nước tạo
dịch keo độ nhớt lớn→D/N.
 Khả năng nhũ hóa mạnh
 Dễ thủy phân, biến chất và dễ bị chua thối, đông
vốn khi nhiệt độ tăng.

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Gelatin
 Collagen/da, gân xương động vật →thủy phân
không hoàn toàn. Gặp dưới dạng tấm mỏng, màu
vàng.
 Hai loại: A và B. (thủy phân bằng acid hay kiềm tại
điểm đẳng điện phân tử gelatin).
 Khi phối hợp nhớ chú ý điện tích.
 Tỷ lệ ≈1%
 Hòa tan t0 cao, để nguội thì thành gel rắn mất tác
dụng nhũ hóa→thiết bị gây phân tán mạnh.

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Gelactose
 Hấp (1 phần gelatin + 2 phần nước) 2 giờ/ 2
atm → Sản phẩm thủy phân hoàn toàn
gelatin, bốc hơi, sấy khô, tán thành bột mịn.
 Dùng thay thế gôm Arabic – nồng độ và cách
dùng tương tự.

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Sữa
 Nhũ tương thiên nhiên:
• 3-4 % chất béo.
• Nhũ hóa bằng các protein (casein chiếm ≈ 3%).
 1 sữa bột 2 phần pha dầu.
 1 sữa đặc 5 phần pha dầu.
 Dầu cá, vitamin tan trong dầu-nhũ tương dinh
dưỡng.
 Dễ bị chua→chế dùng trong vài ngày.

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Casein
 Muối natri caseinat tan trong nước→điều chế
thuốc bổ- 1 phần muối nhũ hóa 10 phần dầu.

www.themegallery.com Company Logo


Tá dược nhũ hóa

 Lòng đỏ trứng
 Nhũ tương đậm đặc:
• 30 % chất béo
• Protein (≈30%)
• Lecithin (≈7%)
• Cholesterol.
 Lòng đỏ 10-15g/100-120ml dầu, 50-60ml tinh
dầu…
 Lòng đỏ tươi-lọc qua gạc loại albumin không tan.
 Hay dùng cho nhũ tương dùng ngoài hoặc dùng
cho thuốc bổ, dinh dưỡng.
www.themegallery.com Company Logo
Tá dược nhũ hóa
 Sterol
 Cholesterol và dẫn chất
• Isocholesterol, metacholesterol/lanolin (sáp lông cừu), mỡ
lợn, dầu cá và lòng đỏ trứng…
 Hai phần: thân dầu và thân nước (chất diện hoạt).
• Thân dầu trội hơn thân nước→tan trong dầu→N/D.
 Lanolin nhũ hóa lượng nước gấp 2 lần. (3-4% cholesterol tự do +
20% ester với acid béo).
 Thuốc mỡ, thuốc xoa, thuốc đạn, trứng nhũ tương, chất gây
thấm/hỗn dịch thuốc tiêm dầu.(1-5%).
 Acid mật (acid cholic, taurocholic,…) muối kiềm tan trong nước.
• Tạo nhũ tương D/N.
• Đắng và đắt tiền.
Tá dược nhũ hóa

 Phospholipid
 Đại diện là lecithin-chất nhũ hóa+gây thấm trong
nhũ tương và hỗn dịch uống, tiêm và dùng ngoài.
• Lòng đỏ trứng, đỗ tương.
• Khả năng nhũ hóa mạnh.
• Thay đổi acid béo+base amin khác nhau→lecithin khác
nhau.
• Đồng phân α(trong tự nhiên)-β.
• Không hòa tan-dễ phân tán trong nước→nhũ tương
D/N.
• Không độc.
• Dễ bị oxy hóa bởi không khí, ánh sáng, môi trường
kiềm→chất chống oxy hóa.
Tá dược nhũ hóa

 Chất nhũ hóa tổng hợp và bán tổng


hợp
 Chất nhũ hóa, chất gây thấm, chất trung gian
hòa tan.
 Tá dược cho bào chế nhũ tương, hỗn dịch,
dung dịch, dạng thuốc khác.
 Nhũ hóa mạnh, vững bền, ít chịu tác động
yếu tố bên ngoài.
 Cơ chế tác dụng chia làm 2 nhóm:
• Chất diện hoạt (chất nhũ hóa thực sự)
• Chất nhũ hóa ổn định.
www.themegallery.com Company Logo
Tá dược nhũ hóa

 Chất diện hoạt


 Tổng hợp hóa dược-chiết xuất.
 Hấp phụ lên bề mặt phân cách pha→lớp đơn, đa phân
tử-ion được định hướng làm thay đổi bản chất phân
cực bề mặt, giảm năng lượng bề mặt.
Tá dược nhũ hóa
 Hợp chất lưỡng thân: thân nước và thân dầu:
 Thân nước:
• Momen lưỡng cực tĩnh điện
• Thường tạo nên bởi nhóm carboxyl (-COO), sulfit (-SO-2)
• Thường chứa nitơ, photpho, lưu huỳnh.
 Thân dầu
• Gốc hydrocacbon không có momen lưỡng cực rõ rệt
→giống môi trường, không hoặc ít phân cực.
• Mạch thẳng hoặc mạch vòng.
 Hai phần phân cực có thể kết nối trực tiếp (kali oleat)
hoặc tách riêng (ether polypropylene glycol
oxyethylen hóa).
Tá dược nhũ hóa

 Chỉ có các chất diện hoạt mà có hai đầu không cân


bằng thì mới làm giảm sức căng bề mặt các chất
lỏng.
 4 phân nhóm
• Không ion hóa
• Anion
• Cation
• Lưỡng tính

www.themegallery.com Company Logo


www.themegallery.com Company Logo
 HLB (Hydrophyle Lipophyle Balance) - hệ số cân
bằng dầu nước.
 Con số thể hiện mối tương quan giữa phần thân
dầu và thân nước của 1 phân tử chất diên hoạt.
 Tùy vào độ tinh khiết của phân tử chất diện hoạt.
 Acid oleic-HLB=1 thấp nhất→Natri laurasulfat-
HLB=40 cao nhất.
HLB Ứng dụng
3-6 Nhũ hóa N/D
7-9 Chất gây thấm
8-13 Nhũ hóa D/N
13-15 Chất tẩy rửa
15-18 Hỗ trợ hòa tan
 RHLB (required Hydrophilic Lipophilic Balance)-
HLB tới hạn-HLB cần thiết.
 Khi điều chế một nhũ tương, pha Dầu chỉ cho một
kiểu nhũ tương ổn định với một chất nhũ hóa hay
hỗn hợp nhũ hóa có HLB nhất định. Trị số này gọi
là HLB tới hạn-RHLB.
 Ví dụ: RHLB của thầu dầu là 14. Khi điều chế nhũ
tương D/N với dầu thầu dầu thì phải chọn chất nhũ
hóa tốt nhất ở HLB ≈ 14.

www.themegallery.com Company Logo


D/N N/D
Dầu hạt bông 6-7 -
Dầu paraffin 10-12 5-6
Sáp ong 9-11 5
Lanolin khan 12-14 8
Dầu thầu dầu 14 -
Acid oleic 17 -

www.themegallery.com Company Logo


 Tính HLB của hỗn hợp chất diện hoạt
 Tween 80 (HLB=15) 6g→0,6.
 Span 80 (HLB=4,3) 4g→0,4.
 HLB của hỗn hợp: 15.0,6+4,7.0,4=10,8.
 Tính tỷ lệ chất diện hoạt dựa trên RHLB và HLB
 Dầu Parafin có RHLB=10,5 Span 80 (HLB=4,3),
Tween 80 (HLB=15).→tỷ lệ Span 80 và Tween 80.
 Gọi x là tỷ lệ Span 80 trong 1 g hỗn hợp.
• 4,3x+(1-x)15=10,5→x=0,42→tỷ lệ span chiếm 0,42 và
tween chiếm 0,58 công thức hỗn hợp.

www.themegallery.com Company Logo


 Lưu ý về chất nhũ hóa
 HLB có thể xác định bằng thực nghiệm hoặc tính
toán.
 Các chất có HLB=7 không có giá trị nhũ hóa.
 Dựa vào HLB mà có thể lựa chọn chất nhũ hóa cho
nhũ tương D/N và N/D. Tốt nhất là nên kết hợp
nhiều chất nhũ hóa.
 HLB của các chất không ion hóa không chịu ảnh
hưởng của các chất điện ly/ môi trường.
 HLB tính toán theo công thức không đề cập đến
khía cạnh cực kỳ quan trọng là cấu trúc không
gian.
 Lưu ý về chất nhũ hóa
 Cấu trúc không gian ảnh hưởng rất lớn đến sự hình
thành và độ bền vững của nhũ tương.
 Cùng thành phần, cùng HLB nhưng cấu trúc không
gian khác có thể độ vững bền sẽ khác.
 Ví dụ: độ vững bền của nhũ tương dùng glyceryl
monoleat đồng phần cis thấp hơn nhiều so với
dùng đồng phân trans.

www.themegallery.com Company Logo


HLB một số hợp chất thông dụng
Acid oleic 1
Span 85 1,8
Span 80 4,3
Span 60 4,7
Span 20 8,6
Tween 60 14,9
Tween 80 15
Tween 20 16,7
Natri oleat 20
Natri dodecyl sulfat 40
 Các chất diện hoạt không ion hóa có độ bền vững cao dưới tác dụng
của acid, kiềm và muối của chúng.
 Dễ dàng phối hợp với đa số dược chất và dung môi hữu cơ.
 Thông dụng
 Tween 20 (21,40,60,61,65,80,81)
 Span 20 (40,60,65,80,85)
 Các đường béo: sorbester S-12
 Các mirj: mirj 45 (49,51,52,53,59)
 Ester của triglycerin với acid béo
 3 phân tử glycerin loại 2 phân tử nước thu triglycerin.
 Ester hóa acid béo carbon chứa 16-18 nguyên tử carbon ở
2000C.
 Ester hóa 1-2 nhóm –OH thu được nhũ hóa D/N.
 Ester hóa 3 nhóm –OH thu được nhũ hóa N/D
 Các chất nhũ hóa ổn định
 Các polyoxyethylen glycol
 Các alcol polyvinylic
 Các dẫn chất cellulose

www.themegallery.com Company Logo


 Polyoxyethylen glycol (PEG)
 Sản phẩm trùng hợp cao phân tử=ngưng tụ oxyehtylen với
nước.
 Trọng lượng phân tử và lý tính phụ thuộc vào số lượng
nhóm oxyethylen.
 Trọng lượng từ 200-700 có thể chất lỏng sánh như dầu,
trọng lượng >1000 có thể chất mềm như vaselin, đến rắn
như sáp.
 Dễ tan trong nước, độ tan giảm khi khối lượng tăng.
 Vững bền về mặt hóa lý, không dễ bị tác động bởi vi
khuẩn, nấm mốc, không có màu sắc, mùi vị và tác dụng
dược lý riêng.
 Không có tác dụng nhũ hóa-chỉ là chất ổn định.
www.themegallery.com Company Logo
 Alcol polyvinylic
 Sản phẩm trùng hợp của alcol vinylic thu được
bằng cách thủy phân polyvinyl acetat.
 Tan trong nước và glycerin.
 Trong nước có sức căng bề mặt thấp, pH gần trung
tính và độ nhớt, giảm sức căng bề mặt của nước và
tác dụng như một chất keo bảo vệ.
 Không có tác dụng dược lý và mùi vị riêng đáng
kể.
 Hay được làm chất gây thấm và chất nhũ hóa trong
kỹ thuật điều chế hỗn dịch, nhũ tương thuốc uống,
tiêm, dùng ngoài.
 Hoàn toàn trơ về mặt hóa học nên dùng trong các
dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương thuốc nhỏ
mắt, thích hợp với niêm mạc mắt.
 Thường dùng loại polyvinylic có độ nhớt lớn
(chứa khoảng 10-15% gốc acetyl chưa bị thủy
phân) 2-5%.

www.themegallery.com Company Logo


 Các dẫn chất của cellulose:
 Polysaccharid trùng hợp cao phân tử, hàng ngàn
đơn vị glucose ngưng tụ.
 Ether hóa một số nhóm OH tự do thì sẽ cho các
dẫn chất có tính chất giống với các chất keo thiên
nhiên nhưng:
• Tinh khiết bền vững trong phạm vi pH rộng, ít tác dụng
vi khuẩn nấm mốc, nhiệt độ.
 Gây thấm, nhũ hóa trong nhũ tương hỗn dịch dùng
ngoài, uống tiêm, thuốc viên, thuốc mỡ.

www.themegallery.com Company Logo


 Hay dùng:
 Methylcellulose (MC)
 Hydroxymethyl cellulose (Natrosol 250)
 Carboxymethylcellulose (CMC).
 NaCMC (edifar, cellosize).
 Carboxypolymethylencellulose (Carbopol).
Một trong những chất này khi hòa tan vào trong
nước sẽ cho pH gần trung tính và độ nhớt phụ thuộc
vào loại dẫn chất, nồng độ của dẫn có trong dung
dịch, pH và nhiệt độ.

www.themegallery.com Company Logo


 Ether khác nhau→độ hòa tan khác nhau.
 Độ hòa tan giảm khi nhiệt độ tăng→thấm ướt và
trương nở nhanh bằng cách đun nóng, sau đó làm
lạnh đồng thời khuấy trộn liên tục cho đến khi thu
được một sản phẩm đồng nhất.
 Không tan trong cồn cao độ, ether, chloroform
nhưng tan ngay trong hỗn hợp cồn và nước.
 Kết tủa bởi tanin và muối acid vô cơ.
 Dẫn xuất hòa tan trong nước lạnh và nước nóng
tạo dịch vững bền và tích điện âm nhưng không có
khả năng giảm sức căng bề mặt→chất ổn định,
tăng độ nhớt
 Các chất nhũ hóa thể rắn ở dạng hạt nhỏ
 Không tan trong nước và dầu, dưới dạng bột rất
mịn.
 Vì muốn có tác dụng nhũ hóa, kích thước phải nhỏ
hơn rất nhiều so với tiểu phân pha phân tán.
 Chất thấm ướt dầu và nước như nhau thì trộn chất
nhũ hóa vào pha nào trước thì pha đó là môi
trường phân tán của nhũ tương.
• Bentonit
• Megesium alumini silicat (veegum)
• Hectorit, cellulose bột siêu mịn.

www.themegallery.com Company Logo


 Còn có sáp nhũ hóa dùng làm tá dược cho một số
thuốc có cấu trúc nhũ tương và mỹ phẩm.

Thành phần tan trong Thành phần tan trong


Sản phầm
dầu nước

Sáp nhũ hóa (anionic) Alcol cetostearylic Natri dodecyl sulfat

Sáp nhũ hóa cetrimid Alcol cetostearylic Cetrimid


(cationic)

Sáp nhũ hóa Alcol cetostearylic Cetomacrogol


cetomacrogol (non-
ionic)
www.themegallery.com Company Logo
Các yếu tố ảnh hưởng

 Sức căng bề mặt


 Chất nhũ hóa
 Lớp điện tích cùng dấu xung quanh các tiểu phân pha
phân tán
 Độ nhớt môi trường
 Tỷ trọng 2 pha pha
 Nồng độ của pha phân tán
 Phương pháp phối hợp chất nhũ hóa
 Phương pháp phối hợp các pha
 Thời gian và cường độ tác dụng lực
 Nhiệt độ và pH môi trường
www.themegallery.com Company Logo
 Sức căng bề mặt

 Quan trọng→hình thành, bền vững, kích thước nhũ


tương.
 Hình thành nhũ tương-hấp thụ năng lượng cơ học. Phụ
thuộc chủ yếu:
• Tổng diện tích bề mặt
• Sức căng bề mặt
• Ε=σ.S
 Diện tích bề mặt càng lớn thì năng lượng tự do càng lớn-
tập trung trên bề mặt phân cách pha→xu hướng làm giảm
năng lượng bề mặt tự do→tập hợp tiểu phân phân tán.
 Trong quá trình hình thành, năng lượng bề mặt tăng rất lớn.
• Diện tích tăng càng lớn càng khó hình thành và kém bền
vững.
• →Giảm sức căng bề mặt
 Sử dụng chất diện hoạt. (giảm sức căng bề mặt đến
5 dyn/cm)

www.themegallery.com Company Logo


 Ảnh hưởng chất nhũ hóa

 Gây phân tán-Kiểu nhũ tương hình thành


 Thường có cấu tạo: 1 phần thân dầu-1 phần thân nước→phân
tán vào nhũ tương thì phân bố trên bề mặt tiếp xúc dầu và
nước→giảm sức căng bề mặt-màng mỏng đơn, đa phân tử, ion
trung gian dầu nước→lớp áo bao quanh tiểu phân pha phân tán.
 Độ bền cơ học và đôi khi mang điện tích tạo sức đẩy tĩnh
điện giữa các tiểu phân.
 Chất nhũ hóa làm tăng độ nhớt môi trường.

www.themegallery.com Company Logo


 Ảnh hưởng lớp điện tích cùng dấu xung quanh các
tiểu phân pha phân tán
 Lớp điện tích được tạo ra bởi:
• Màng chất nhũ hóa có thể gây hydrat hóa.
• Chất nhũ hóa ion.
• Tiểu phân pha phân tán có thể hấp phụ ion trong môi
trường - chỉ hấp phụ 1 loại ion tùy vào bản chất tiểu phân.
 Thuyết DLVO (Dejagine-landau-vervey-overbek)
tiểu phân chịu 2 lực:
• Lực hút Van der Waals.
• Lực đẩy tĩnh điện giữa các tiểu phân

www.themegallery.com Company Logo


 Hai lực xuất hiện khi các tiểu phân ở gần nhau khi di chuyển
trong môi trường bằng chuyển động Brown. Không liên quan
nhau vì bản chất khác nhau.
 Tổng hợp 2 lực và khoảng cách giữa các tiểu phân.
 Lực hút Van der Waals > lực đẩy trong mọi khoảng cách→nhũ
tương không bền – dễ phân lớp.
 Hàng rào năng lượng cân bằng sự thay đổi năng lượng động
học của các tiểu phân keo (năng lượng nhiệt-kT)→quá trình
xảy ra chậm.
 Hàng rào năng lượng >kT. Nhũ tương rất bền và ổn định.

www.themegallery.com Company Logo


 Ảnh hưởng của độ nhớt môi trường phân tán
 Độ nhớt môi trường càng lớn→nhũ tương càng
bền.
• Độ nhớt môi trường phân tán càng lớn→chuyển động
các tiểu phân càng giảm→xác suất va chạm giảm→bền.
• Nhũ tương N/D thường bền vì độ nhớt ↔xà phòng kim
loại hóa trị II trở lên.
• Nhũ tương D/N: chất tăng độ nhớt↔Siro, glycerin.
Sorbitol, polyexyethylen glycol, propylene glycol, acol
polyvinylic, các chất keo thân nước (gôm, chất nhầy,
pectin, thạch, gelatin, dẫn chất cellulose, chất rắn ở
dạng rất nhỏ bentonit…)

www.themegallery.com Company Logo


 Ảnh hưởng tỷ trọng hai pha
 Nhũ tương dễ hình thành và vững bền khi hai pha
có tỷ trọng gần bằng nhau.
 Hệ thức Stocker:
V=

www.themegallery.com Company Logo


 Ảnh hưởng nồng độ pha phân tán
 C càng nhỏ→nhũ tương càng bền.
 C càng nhỏ→số lượng tiểu phân càng ít→khoảng
cách càng lớn→tiếp xúc và kết hợp càng giảm đi.
 Pha phân tán thường có nồng độ 2-50%.

www.themegallery.com Company Logo


 Ảnh hưởng phương pháp phối hợp nhũ hóa
 4 phương pháp thông dụng:
• Cách 1: Hòa tan vào nước
• Cách 2: Hòa tan vào dầu
• Cách 3: Tạo chất nhũ hóa trên bề mặt phân cách pha
trong quá trình phối hợp hai pha.
• Cách 4: Phối hợp từng phần chất nhũ hóa vào một trong
hai pha.

www.themegallery.com Company Logo


 Cách 1:
 Chất nhũ hóa hòa tan vào nước, vừa khuấy trộn
vừa thêm dần dầu.
 Bào chế nhũ tương D/N, nếu muốn bào chế nhũ
tương N/D thì thêm đến khi đảo pha hoặc thêm
dung dịch chất nhũ hóa vào pha dầu.

www.themegallery.com Company Logo


 Cách 2:
 Chất nhũ hóa hòa tan vào dầu, pha nước thêm vào
cùng với lực gây phân tán.
 Tạo nhũ tương N/D. Nếu muốn tạo nhũ tương D/N
thì thêm nước đến khi đảo pha hoặc thêm dung
dịch dầu của chất nhũ hóa vào nước.
 Thực nghiệm cho thấy phương pháp này cho nhũ
tương tốt hơn, kích thước tiểu phân bé hơn, đồng
đều hơn.

www.themegallery.com Company Logo


 Cách 3:
 Hay dùng cho nhũ tương được hình thành và ổn
định bằng xà phòng.
 Xà phòng được tạo ra chủ yếu do phản ứng hóa
học trên bề mặt phân cách pha: acid béo/ Dầu +
kiềm/ Nước. Phụ thuộc bản chất xà phòng→D/N,
N/D.
 Tạo nhũ tương bền vững và kích thước tiểu phân
bé.

www.themegallery.com Company Logo


 Cách 4:
 Ít dùng trong dược
 Dùng trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm.

www.themegallery.com Company Logo


 Ảnh hưởng của phương pháp phối hợp các pha
 Nhiều phương pháp phối hợp các pha:
• Pha dầu vào pha nước.
• Pha nước vào pha dầu.
• Hai pha vào 1 lần.
 D/N dễ hình thành hơn khi thêm dầu vào nước.
 N/D dễ hình thành khi thêm nước vào dầu.
 Tương đối- phụ thuộc vào thể tích pha và bản chất
nhũ hóa.

www.themegallery.com Company Logo


 Ảnh hưởng cường độ và thời gian phân tán
 Cần lực gây phân tán. Nguồn gốc-bản chất lực.
 Cường độ và thời gian tác dụng.
 Cường độ lực càng lớn→chất lượng nhũ tương
càng cao ↔ cần tối ưu.
 Thời gian phân tán tối ưu. Khoảng 1-5 phút. Thời
gian tối ưu là thời gian để nhũ tương đạt đến trạng
thái cân bằng ngưng tụ và phân tán.

www.themegallery.com Company Logo


 Ảnh hưởng t0, pH môi trường phân tán
 Nhiệt độ ảnh hưởng gián tiếp:
• Thay đổi sức căng bề mặt
• Độ nhớt môi trường
• Khả năng hấp phụ của chất nhũ hóa
• Tăng tốc độ chuyển động Brown…
• Khống chế nhiệt độ phù hợp→hình thành và ổn định
nhũ tương.
 pH:
• Sinh khả dụng của thuốc.
• Độ ổn định dược chất.
• pH khác giá trị đẳng điện của chất nhũ hóa lưỡng tính.
www.themegallery.com Company Logo
Phương pháp bào chế nhũ tương

 Thiết bị và lực gây phân tán phù hợp


 Điều chế ở nhiệt độ thích hợp.
 Trong điều kiện cần đun chảy thì t0 pha nước cao hơn pha
dầu 3-50C.
 Phối hợp theo nguyên tắc
 Chất dễ tan trong nước/pha nước
 Chất độc phải phân tán trước khi phối hợp.
 Camphor, bromoform, vitamin tan trong dầu phải dùng
chất nhũ hóa phù hợp.
 Tan trong pha nội thì hòa tan trước. Pha ngoại thì xem xét.
 Các hoạt chất không tan trong nước điều chế dạng hỗn dịch
phải nghiền mịn trước→nghiền ướt→phối hợp với nhũ
tương đã chuẩn bị.
 Thêm pha nội vào pha ngoại
 Thêm pha ngoại vào pha nội
 Trộn đều đơn giản
 Xà phòng hóa trực tiếp
 Dùng dung môi chung

www.themegallery.com Company Logo


 Thêm pha nội vào pha ngoại
 Phương pháp keo ướt-nguyên tắc
 Áp dụng ở qui mô công nghiệp
 Nguyên tắc:
• Chất diện hoạt được hòa tan lượng lớn vào pha ngoại
• Thêm từ từ pha nội vào-vừa thêm vừa khuấy trộn.
• Phân tán đến khi đạt yêu cầu.
 Thiết bị gây phân tán là máy khuấy chân vịt, cánh
quạt…

www.themegallery.com Company Logo


Dầu 500 ml
Gelatin 8g
Acid tartric 0,6 g
Chất tạo mùi vừa đủ
Ethanol 60 ml
Nước tinh khiết vừa đủ 1000 ml

www.themegallery.com Company Logo


 Cho gelatin và acid tartric vào 300 ml nước, để yên
vài phút, đun nóng cho gelatin tan hoàn toàn, sau đó
nâng nhiệt độ hỗn hợp lên 980C và duy trì 20 phút.
 Để nguội đến 500C, thêm các chất còn lại vào và phân
tán đến khi đạt thế chất đồng nhất.

www.themegallery.com Company Logo


 Thêm pha ngoại vào pha nội
 Phương pháp keo khô
 Nguyên tắc:
• Chất nhũ hóa dạng bột mịn hòa tan toàn bộ tướng nội.
• Thêm lượng tướng ngoại vừa đủ và phân tán mạnh để
tạo nhũ tương đậm đặc.
• Thêm tướng ngoại còn lại vào.
 Điều chế nhũ tương D/N: chất nhũ hóa là Arabic,
adragant, methyl cellulose.
 Hay sử dụng cối chày và điều chế lượng ít nhũ
tương.
www.themegallery.com Company Logo
Dầu khoáng 500 ml
Gôm Arabic(bột mịn) 125 g
Siro 100 ml
Vanilin 40 mg
Ethanol 60 ml
Nước tinh khiết vừa đủ 1000 ml

www.themegallery.com Company Logo


 Trộn đều dầu và gôm Arabic trong cối khô.
 Thêm 250 ml nước đánh nhanh để tạo nhũ tương đậm
đặc.
 Thêm từ từ hỗn hợp gồm siro, 50 ml nước và cồn
vanillin vào.
 Thêm nước.
 Trộn đều hoặc đồng nhất hóa.

www.themegallery.com Company Logo


Phương pháp đặt biệt

 Trộn lẫn 2 pha sau khi đung nóng


 Phương pháp xà phòng hóa trực tiếp
 Phương pháp dùng dung môi chung

www.themegallery.com Company Logo


 Phương pháp trộn lẫn 2 pha sau khi đun nóng
 Công thức có sáp và có chất cần thiết đun chảy.
 Nguyên tắc:
• Pha dầu (phần thân dầu, dầu và sáp) đun chảy thành hỗn
hợp đồng nhất.
• Pha nước (phần tan trong nước) đun ở nhiệt độ cao hơn
pha dầu 3-50C.
• Trộn đều 2 pha (nên thêm nước vào dầu).

www.themegallery.com Company Logo


Dầu hạt bông 460 g
Sulfadiazin 200 g
Sorbitan monostearat 84 g
Polyoxyehthylen 20 sorbitan mono stearate 36 g
Natri benzoate 2g
Chất làm ngọt vừa đủ
Hương liệu vừa đủ
Nước 1000 g

www.themegallery.com Company Logo


 Đun nóng 3 thành phần đầu tiên đến 500C và nghiền
qua mấy xay keo (1).
 Thêm hỗn hợp 4 thành phần tiếp thep (đã đun đến
500C) vào hỗn hợp 3 thành phần trên đã được đun
nóng đến 650C, vừa khuấy đều vừa để nguội đến
450C.
 Thêm hương liệu và tiếp xúc cho đến khi đạt đến
nhiệt độ phòng.

www.themegallery.com Company Logo


 Phương pháp xà phòng hóa trực tiếp
 Xà phòng được tạo ra ngay trên bề mặt phân cách
pha.
 Acid béo/ dầu + kiềm/nước.

www.themegallery.com Company Logo


 Phương pháp dùng dung môi chung
 Dung môi vừa hòa tan tướng nội, chất nhũ hóa-
đồng tan tướng ngoại-không có tác dụng dược lý
riêng.
 Khó.
 Nguyên tắc:
• Dung môi hòa tan tướng nội và chất nhũ hóa thành dung
dịch.
• Cho từng ít dung dịch vào pha ngoại+phân tán mạnh.

www.themegallery.com Company Logo


Creosot 33 g
Lecithin 2g
Nước cất vừa đủ 100 g

www.themegallery.com Company Logo


 Creosot, lecithin dễ tan trong ethanol 90 % và ethanol
lại hỗn hòa trong nước.
 Dùng 10 g ethanol hòa tan creosot và lecithin trong
lọ. Thêm từng lượng nhỏ dung dịch trên vào nước.
Lắc mạnh tạo nhũ tương.

www.themegallery.com Company Logo


 Nhũ hóa các tinh dầu và các chất dễ bay hơi
 Dễ bay hơi thường có tỷ trọng thấp-lắc trong nắp
có lọ.
 Lắc gián đoạn tốt hơn lắc liên tục để chất nhũ hóa
hấp phụ lên bề mặt tiếp xúc pha.

www.themegallery.com Company Logo


Các phương pháp nhũ hóa thông dụng
 Phương pháp kết tụ
 Các phương pháp sử dụng lực gây phân tán
 Nhũ hóa bằng thiết bị khuấy trộn
 Nhũ hóa bằng máy xay keo
 Nhũ hóa bằng máy đồng nhất hóa
 Nhũ hóa bằng âm và siêu âm
 Nhũ hóa bằng điện

www.themegallery.com Company Logo


 Phương pháp kết tụ
 Hơi bão hòa của bất kỳ một chất lỏng nào cũng có
đặc tính ngưng tụ thành giọt chất lỏng, ở các trung
tâm ngưng tụ có mặt trong hệ.
 Các trung tâm này có thể có nguồn gốc tự nhiên
như các tiểu phân cơ học hoặc các ion, nhân tạo.
 Không có các tiểu phân ngoại lai thì trung tâm
ngưng tụ hình thành bằng cách các phân tử trực
tiếp liên kết với nhau thành các giọt rất nhỏ có
đường kính 10-100 nm. Hơi quá bão hòa sẽ ngưng
tụ trên các trung tâm này và kích thước giọt tăng
lên.
 Hay dùng để điều chế nhũ tương phun mù (aerosol) và
các nhũ tương có độ mịn rất cao.
 Hơi của một chất lỏng (pha phân tán) được phun vào
lòng chất lỏng (môi trường phân tán)→hơi chất lỏng
quá bão hòa→ngưng tụ thành các giọt có kích thước
khoảng 1 μm.
 Khuấy trộn sẽ khiến các giọt này phân tán tạo thành
nhũ tương và bền vững nhờ các chất nhũ hóa thích
hợp.
 Trong quá trình nhũ hóa, t0 chất lỏng tăng lên, áp suất
hơi-tốc độ phun hơi phải hằng định→kích thước tiểu
phân-độ đồng đều hình dạng và kích thước.
 Các phương pháp sử dụng lực gây phân tán
 Khuấy trộn
 Đồng nhất hóa
 Sử dụng máy xay keo
Qui mô từ nhỏ đến công nghiệp.

www.themegallery.com Company Logo


 Nhũ hóa bằng thiết bị khuấy trộn
• Hay sử dụng trong công nghiệp hóa học.
• Kích thước khác nhau từ vài lít đến vài mét khối.
• Chuyển động khối chất lỏng thường theo phương ngang.
• Thêm các tấm chắn để hướng dòng chất lỏng theo các
phương khác.
• Dùng cánh khuấy chân vịt thì dòng chảy không chỉ theo
phương ngang mà còn theo phương thẳng đứng. Điều chế
các nhũ tương có độ nhớt thấp và trung bình.
• Cần khuấy turbin tăng tốc độ chuyển động tròn. Điều chế
nhũ tương có độ nhớt cao.
• Quá trình khuấy sẽ làm thiết bị nóng lên-giảm độ nhớt nên
quá trình hình thành nhũ tương dễ dàng hơn
• Kích thước tiểu phân tầm 5-6 μm
 Nhũ hóa bằng máy xay keo
• Nhũ hóa bằng cách cho hỗn hợp chất lỏng chạy qua một
khe rất hẹp giữa rotor đang quay với tốc độ cao và
stator đứng yên.
• Rotor có bộ phận điều chỉnh có thể thay đổi tốc độ từ
1000-20000 vòng/phút. Khe hẹp có thể đạt đến kích
thước 25 μm.
• Tốc độ lớn và khe hở hẹp tạo nên ứng suất tiếp xúc lớn
+ lực ly tâm lớn làm cho các tia chất lỏng bị phân chia
thành giọt ngay.
• Chất lỏng tự chạy qua do áp lực nhẹ hoặc trọng lực.
• Bề mặt của rotor và stator có thể gồ ghề để tạo nên các
dòng chảy rối loạn.
www.themegallery.com Company Logo
www.themegallery.com Company Logo
www.themegallery.com Company Logo
• Tốc độ xoay phụ thuộc độ nhớt và đặc tính dược chất
dung môi.
• Công suất máy xay keo công nghiệp có thể lên 20000
lít/giờ.
• Kích thước tiểu phân ≤ 2 μm.
• Trong quá trình hoạt động do ma sát nên nóng lên và
cần hệ thống làm mát.

www.themegallery.com Company Logo


 Nhũ hóa bằng máy đồng nhất
• Cho hỗn hợp lỏng chạy qua lỗ hẹp (10-4 cm2) dưới áp
lực lớn (3,5.107 N/m2) → tạo ra tiểu phân < 1 μm.
• Chất lỏng dưới áp lực lớn được cho qua khoang giữa lỗ
hẹp không chuyển động và cần phễu chuyển động. Cần
phễu chuyển động nhờ trục vít. Đưa cần phễu vào bên
trong thì khoang hở sẽ giảm đi→khả năng phối hợp
tăng lên.
• Một số thiết bị có hai giai đoạn đồng nhất hóa. Các lỗ
hẹp khác nhau và áp suất khác nhau. Thường ban đầu sẽ
dùng áp suất cao và tạo ra các tiểu phân kích thước lớn
và giai đoạn sau sẽ phân chia nhỏ hơn.
• Phù hợp với cả thể lỏng và thể mềm, kích thước < 1 μm
và rất đồng đều
www.themegallery.com Company Logo
 Nhũ hóa bằng âm và siêu âm
• Siêu âm là những sóng có tần số cao hơn ngưỡng nghe
của người (> 15 Khz)- để nhũ hóa cần tần số dưới 5
Mhz.
• Nhũ tương có chất lượng cao (kích thước tiểu phân bé,
thời gian ổn định lâu).
• Sóng siêu âm có thể làm thay đổi các cấu trúc hóa học
và tính chất một số hợp chất hữu cơ.

www.themegallery.com Company Logo


 Nhũ hóa bằng điện
• Một chất lỏng cần phân tán cho vào bình có cuống gắn
với một mao quản nhỏ (đường kính bên trong khoảng
1mm) khi cho dòng điện chạy qua chất lỏng
• Nếu điện áp tăng lên từ từ thì chất lỏng chảy ra khỏi
mao quản không còn theo từng giọt nữa thành các sợi
chỉ
• Tiếp tục tăng điện áp thì các sợi chỉ mảnh hơn và sau đó
các sợi chỉ bị cắt thành từng giọt nhỏ.
• Khi điện áp rất cao chất lỏng thoát ra khỏi mao quản ở
dạng đám mây có kích thước rất bé, < 1μm.
• Giảm bớt điện áp khi thay mao quản thủy tinh bằng kim
loại.
• Hay dùng cho nghiên cứu nhũ tương có pha phân tán
với tỷ lệ thấp, tỷ trọng nhỏ, độ nhớt hai pha thấp, môi
trường dẫn điện tốt.
• Các tiểu phân pha phân tán luôn tích điện cùng dấu
trong phương pháp này giúp nhũ tương bền vững.

www.themegallery.com Company Logo


Một vài kỹ thuật điều chế nhũ tương thuốc uống

 Nhũ tương thuốc: hay dùng để uống, tiêm và dùng ngoài.


 Chọn kiểu nhũ tương
 Chọn hai pha và tỷ lệ các pha
 Chọn chất nhũ hóa và nồng độ chất nhũ hóa phù hợp
 Chọn thiết bị nhũ hóa phù hợp với mục đích và quy mô bào
chế
 Nhũ tương uống thể lỏng D/N ở quy mô bào chế nhỏ, dụng cụ
chủ yếu là cối chày, khuấy trộn, đồng hóa và máy siêu âm loại
nhỏ. Gồm 3 loại:
 Nhũ tương thiên nhiên
 Potio nhũ tương
 Nhũ tương dầu thuốc

www.themegallery.com Company Logo


 Kỹ thuật điều chế nhũ tương thiên nhiên
 Không có sẵn trong thiên nhiên
 Điều chế từ hạt dầu và không có tác dụng dược lý
(hạt lạc, vừng, hướng dương, hạnh nhân
ngọt…)→chất dẫn để điều chế một số thuốc uống.
 1 phần hạt→10 phần nhũ tương.
 Ví dụ:
Hạt lạc 10 g
Nước cất vừa đủ 100 ml
Pha dầu của nhũ tương là dầu có trong hạt.
Pha nước của nhũ tương là nước có trong hạt và nước cất.
Chất nhũ hóa là protein (albumin) có trong hạt.
• Ngâm hạt lạc vào nước nóng, lấy ra bỏ lớp vỏ lụa màu
nâu (chứa tanin làm kết tủa albumin).
• Cho nhân lạc trắng vào cối, thêm đồng lượng nước cất,
nghiền thật kỹ thành bột nhão, mịn.
• Thêm lượng nước còn lại, nghiền trộn đều.
• Lọc qua gạc, thu lấy nhũ tương thiên nhiên.

www.themegallery.com Company Logo


 Kỹ thuật điều chế potio nhũ tương
 Potio có 3 loại:
• Potio chính tên
• Potio nhũ tương
• Potio hỗn dịch
 Potio nhũ tương có thể phối hợp các dược chất và
chất phụ tan trong nước và trong dầu thành một
dạng thuốc lỏng đồng nhất.

www.themegallery.com Company Logo


 Ví dụ:
Bromoform 2g
Natri benzoate 4g
Codein phosphate 0,2 g
Gôm Arabic 9g
Siro đơn 20 g
Nhũ tương dầu vđ 100 ml

www.themegallery.com Company Logo


• Cân và nghiền mịn 9 g gôm Arabic trong cối sạch và khô.
• Hòa tan 2 g bromoform vào 10 ml dầu thực vật.
• Cho pha dầu vào gôm đảo nhẹ để gôm thấm đều dầu,
thêm 18 ml nước, dùng chày đánh nhanh, liên tục để tạo
thành nhũ tương đặc.
• Hòa tan natri benzoate vào khoảng 20 ml nước nóng, hòa
tan tiếp codein phosphate.
• Dùng lượng nước còn lại pha loãng nhũ tương đặc.
• Phối hợp natri benzoate, codein phosphate và siro đơn
vào nhũ tương đã pha loãng.
• Bổ sung nước đủ 100 ml.
• Đóng chai, dán nhãn đúng qui chế.
• Lắc trước khi dùng.
 Kỹ thuật điều chế nhũ tương dầu thuốc
 Được điều chế từ các loại dầu có tác dụng dược lý
(dầu paraffin, dầu cá, dầu thầu dầu…) + dược chất
tác dụng hiệp đồng + chất phụ khác.
 Tỷ lệ pha dầu cao nên chọn hỗn hợp chất nhũ hóa
• Gôm arabic-adragant-thạch
• Tween-span…
 Ví dụ:
Dầu paraffin 35 g
Tween 80 và Span 80 6 g
Nước cất vđ 100 ml
www.themegallery.com Company Logo
• Cần dầu parafin vào cốc thủy tinh, đun nóng đến
khoảng 600C, hòa tan Span 80 vào dầu nóng.
• Đun nóng nước đến khoảng 650C, hoà tan Tween 80 vào
nước nóng.
• Phối hợp hai pha, dùng lực gây phân tán để tạo nhũ
tương, cho nhũ tương qua thiết bị đồng nhất hóa.
• Đóng chai, dán nhãn đúng qui chế
• Lắc trước khi dùng

www.themegallery.com Company Logo


Đóng gói và bảo quản

 Nhũ tương khó bảo quản-để lâu phân lớp.


 Đựng trong chai lọ sạch và khô, có nút kín, nơi khô mát, nhiệt
độ ít thay đổi.
 Thường nhũ tương D/N thường dễ là môi trường phát triển của
vi khuẩn, nấm mốc → chất kháng khuẩn, kháng nấm.
 Nhũ tương thuốc uống: cồn, glycerin 10-20% trở lên,
nipagin nipasol 0,1-0,2%.
 Nhũ tương dùng ngoài kiểu D/N thường dùng
benzalkonium clorid 0,01 % hoặc clorocresol 0,1-0,2 %.
 Chất chống oxy hóa: tocoferol 0,05-0,1%.
HỖN DỊCH

www.themegallery.com Company Logo


Định nghĩa

Hỗn dịch là các thuốc lỏng để uống, tiêm, dùng


ngoài chứa các dược chất rắn không tan dưới
dạng các hạt rất nhỏ (đường kính ≥0,1µm) được
phân tán đồng đều trong chất lỏng là môi trường
phân tán (chất dẫn)

www.themegallery.com Company Logo


Thành phần hỗn dịch

 Dược chất
 Môi trường phân tán

www.themegallery.com Company Logo


 Dược chất
 Chất rắn thực tế không tan và rất ít tan.
 Dược chất rắn hòa tan có tác dụng hiệp đồng.
 Dược chất rắn có bề mặt dễ thấm môi trường
phân tán. MgO, MgCO3, CaCO3, ZnO,
bismutnitrat kiềm, một số kháng sinh…
 Dược chất rắn có bề mặt khó thấm nước (sơ
nước). Terpin hydrat, long não, menthol,
salol…
 Xác định khả năng thấm ướt bằng xác định
góc thấm với chất lỏng…
www.themegallery.com Company Logo
 Môi trường hòa tan
 Có thể là nước cất, chất lỏng phân cực khác
(ethanol, glycerin…) hoặc các loại dầu lỏng
(không phân cực), không có tác dụng dược lý
và các chất lỏng tổng hợp hoặc bán tổng hợp
khác.
 Chất bảo vệ dược chất.
 Điều hương, điều vị.
 Chất bảo quản.

www.themegallery.com Company Logo


Đặc điểm của hỗn dịch thuốc

 Nổi bật nhất là hệ phân tán cơ học nên rất không bền
vững về mặt nhiệt động.→pha phân tán sẽ tách ra
khỏi môi trường phân tán.
 Hình thái: đục, có cặn ở đáy chai khi lắc sẽ tái phân
tán trở lại.
 Bột cốm pha sẵn khi lắc với dung môi thích
hợp→hỗn dịch.
 Hệ phân tán dị thể (pha phân tán và môi trường phân
tán lỏng). Kích thước tiểu phân từ vài μm đến vài
chục μm: >10 μm là hệ phân tán thô, 0,1-1 μm là hệ
phân tán vi dị thể.
www.themegallery.com Company Logo
Đặc điểm của hỗn dịch thuốc

 Trong nhiều trường hợp, môi trường phần tán có thể


là dung dịch dược chất và các chất phụ hoặc một nhũ
tương nên những hệ phân tán phức tạp: dung dịch-
hỗn dịch, hỗn dịch-nhũ tương.
 Thuốc mỡ, thuốc đặt, thuốc phun mù cũng là hệ dị thể
giữa rắn và lỏng tuy nhiên đặc tính của chúng khác
biệt so với hỗn dịch nên ta sẽ bàn tới vấn đề này sau
theo từng chương bào chế riêng biệt.

www.themegallery.com Company Logo


 Phân loại:
 Theo nguồn gốc chất dẫn:
• Hỗn dịch nước
• Hỗn dịch dầu
• Hỗn dịch glycerin…
 Theo đường dùng
• Uống
• Tiêm bắp
• Tiêm dưới da
• Dùng ngoài

www.themegallery.com Company Logo


Phân loại

 Theo kích thước tiểu phân dược chất rắn phân tán: có
thể chia làm 2 loại hỗn dịch
 Hỗn dịch thô (hỗn dịch phải lắc) trong đó tiểu
phân có kích thước từ 10-100 µm chịu tác dụng
chủ yếu của trọng lượng→dễ đóng cặn và cần lắc
trước khi sử dụng. Thường được bào chế ở qui mô
nhỏ (cối chày).
 Hỗn dịch mịn (hợp dịch đục) tiểu phân pha phân
tán có kích thước 0,1-1µm, nhỏ như hạt keo,
chuyển động Brown, nhiệt động học chất keo nên
bền vững. Chất lỏng đục. Hệ phân tán vi dị thể.
www.themegallery.com Company Logo
Ưu nhược điểm

 Ưu điểm
 Điều chế các dược chất rắn không tan hoặc ít tan
trong các chất dẫn thông thường dưới dạng thuốc
lỏng để đưa thuốc vào cơ thể bằng nhiều đường
khác nhau hơn so với khi điều chế thành dạng
thuốc rắn (tiêm, nhỏ niêm mạc… yêu cầu là chất
lỏng) hoặc để uống thì dễ dàng hơn so với trẻ nhỏ.
 Dược chất hòa tan sẽ không vững bền và có mùi vị
khó uống, gây kích ứng niêm mạc tiêu hóa.
 Làm dược chất có tác dụng chậm hơn nhưng bền
hơn hoặc chỉ hạn chế tác dụng của thuốc tại chỗ.
www.themegallery.com Company Logo
Ưu nhược điểm

 Các muối chỉ có tác dụng sát khuẩn, làm săn se da


nên có thể làm chất sát khuẩn nhưng lại rất độc
nếu hấp thụ vào máu. Vì vậy để hạn chế tác dụng
của chúng tại chỗ trên da hoặc trên niêm mạc nơi
dùng thuốc, người ta không điều chế dạng dung
dịch mà điều chế dạng hỗn dịch.

www.themegallery.com Company Logo


Ưu nhược điểm

 Nhược điểm
 Hệ phân tán dị thể (cơ học) dạng thuốc này là
những hệ phân tán không bền về mặt nhiệt động
học nên thường khó điều chế và không ổn định.
 Không điều chế và sử dụng đúng cách thì không
đảm bảo liều lượng chính xác của dược chất rắn
phân tán và có thể gây hại cho bệnh nhân

www.themegallery.com Company Logo


Yêu cầu chất lượng của thuốc hỗn dịch
 Dược điển Việt Nam qui định:
 Đóng thuốc hỗn dịch vào chai có dung tích lớn
hơn thể tích thuốc cần đựng. “lắc trước khi dùng”.
 Khi để yên dược chất rắn phân tán có thể tách
thành lớp riêng nhưng phải trở về trạng thái phân
tán đồng đều trong chất dẫn khi lắc nhẹ chai thuốc
trong 1-2 phút và giữ nguyên được trạng thái phân
tán đều đó vài phút.
 Lý tưởng nhất vẫn là dược chất được phân tán đồng
đều.
 Còn không phải phân tán đồng đều đủ lâu để phân
liều.
www.themegallery.com Company Logo
Yêu cầu chất lượng của thuốc hỗn dịch

 Với các loại thuốc độc, đa phần các Dược điển quy
định không được phép điều chế các dược chất độc
bảng A,B dưới dạng hỗn dịch khi chúng không hòa
tan trong môi trường phân tán.

www.themegallery.com Company Logo


Chất gây thấm-ổn định hỗn dịch thuốc

 Với dược chất rắn(pha phân tán) khó thấm môi


trường, muốn thu được hỗn dịch có độ ổn định mong
muốn nhất thiết phải dùng chất gây thấm.
 Nguồn gốc, tính chất, khả năng gây thấm, cơ chế gây
thấm khác nhau→làm các tiểu phân phân tán dễ thấm
môi trường phân tán hơn.
 Nhìn chung các chất nhũ hóa-ổn định đều có thể làm
chất gây thấm.

www.themegallery.com Company Logo


Các yếu tố ảnh hưởng

 Ảnh hưởng tính thấm môi trường phân tán của chất
rắn không tan:
 Muốn hỗn dịch hình thành và có độ bền vững cao,
các tiểu phân dược chất rắn phải dễ thấm môi
trường lỏng.
 Dễ phân tán đều vào chất dẫn
 Không dễ tập hợp và kết dính
 Dễ dàng trở lại trạng thái phân tán đều khi lắc.

www.themegallery.com Company Logo


Các yếu tố ảnh hưởng

 Hoạt chất dễ thấm và khó thấm


 Thân nước- sơ dầu
• Muối bismuth (carbonat hoặc nitrat base), calci
carbonat, magiesi oxyd, kẽm oxyd,…
 Sơ nước-thân dầu
• Salol benzonaptol, long não, menthol, lưu huỳnh, bột
talc…

www.themegallery.com Company Logo


Các yếu tố ảnh hưởng

 Đối với dược chất rắn thân nước thì dễ dàng thu được
hỗn dịch thuốc nước đạt yêu cầu chất lượng
 Thấm nước→dễ phân tán vào nước, bao phủ một
lớp nước (vỏ hydrat)
• →khó kết thành hạt to→tách lớp (sa lắng hoặc nổi lên
lên bề mặt) của tiểu phân không bị thúc đẩy nhanh
• Nếu tách ra thì còn một lớp áo ngăn cách nên chỉ đứng
cạnh nhau và tạo thành một khối xốp→dễ dàng phân tán
lại.
• Trong môi trường chất dẫn là dung môi phân cực→dễ
ion hóa, hấp phụ ion→lớp điện tích trái dấu.

www.themegallery.com Company Logo


Các yếu tố ảnh hưởng

 Đối với các dược chất rắn sơ nước: dễ dàng tạo hỗn
dịch dầu đạt chất lượng yêu cầu,
 Nếu đem điều chế trong nước thì hỗn dịch khó
hình thành và không ổn định.
• Bề mặt không thấm nước, được bao phủ bởi lớp không
khí → vón lại và nổi lên trên bề mặt chất lỏng (hiện
tượng kết bông)
 Biến hoạt chất sơ nước thành thân nước:
• Sử dụng chất diện hoạt (hay được sử dụng).
• Chất keo thân nước hoặc chất rắn vô cơ thân nước ở
dạng hạt rất nhỏ

www.themegallery.com Company Logo


Các yếu tố ảnh hưởng
 Tiểu phân có dễ thấm nước không phụ thuộc vào: bản chất
chất rắn và sức căng bề mặt tiếp xúc giữa hai pha rắn lỏng.
 Sức căng bề mặt càng lớn→càng khó thấm→giảm sức căng
bề mặt.
 Phân bố lên bề mặt rắn lỏng
 Đơn, đa phân tử hoặc lớp ion bao quanh tiểu phân.
 Giảm sức căng bề mặt chất lỏng.
 →dễ thấm chất dẫn.
 Giảm năng lượng bề mặt tự do của hệ→bền hơn về mặt
nhiệt động.
 Chất diện hoạt trong hỗn dịch là chất gây phân tán hoặc
chất gây thấm thực sự-ổn định
Các yếu tố ảnh hưởng

 Điều chế hỗn dịch thuốc tiêm và dùng ngoài có các


hợp chất sơ nước.
• Khả năng gây phân tán mạnh→dùng một lượng nhỏ
 Chất diện hoạt hay được sử dụng cho hỗn dịch
thuốc uống và thuốc tiêm:
• Polysorbat, lecithin hoặc cholesterol và các Span (thuốc
tiêm dầu).
 Dùng ngoài hay dùng:
• Xà phòng kim loại, xà phòng amin hữu cơ, dẫn chất
amoni bậc 4, cồn thuốc từ các dược liệu chứa saponin.

www.themegallery.com Company Logo


Các yếu tố ảnh hưởng
 Chất keo thân nước hoặc một số chất rắn vô cơ thân nước ở
dạng hạt nhỏ làm chất gây thấm.
 Ở trạng thái hòa tan hoặc phân tán trong nước, các micel
hoặc tiểu phân của các chất sẽ hấp phụ lên bề mặt các
tiểu phân dược chất rắn sơ nước tạo thành một lớp áo
thân nước, dễ thấm nước→tiểu phân thân nước, dễ thấm
nước.
 Thường tích điện→hạn chế sự tập hợp kết vón giữa
chúng.
 Điều chế dạng thuốc hỗn dịch uống.
• Không mùi vị, không tác dụng dược lí riêng.
• Tăng độ nhớt môi trường→ổn định.
• Che dấu mùi vị khó uống và giảm kích ứng niêm mạc tiêu hóa
Các yếu tố ảnh hưởng

 Không hay dùng cho thuốc hỗn dịch tiêm:


• Không đạt độ tinh khiết.
• Không vững bền theo yêu cầu.
• Không có khả năng gây phân tán mạnh→dùng ở nồng
độ cao→độ nhớt cao.
 Thuốc dùng ngoài:
• Thường để lại một lớp màng khô cứng.
• Gây kích ứng chỗ bôi thuốc khi nước trong thuốc bốc
hơi.
 Hay dùng:
• Gôm, pectin và các dẫn chất của cellulose
• Các chất rắn vô cơ: bentonit và magnesi hydroxyd
www.themegallery.com Company Logo
 Phương trình Stockers:
V=
 Hỗn dịch bền khi:
 Hiệu số tỷ trọng dược chất rắn phân tán và chất
lỏng môi trường phân tán càng nhỏ.
 Kích thước tiểu phân phân tán càng bé.
• Lực gây phân tán mạnh
• Các chất gây thấm có khả năng gây phân tán.
 Độ nhớt chất dẫn lớn.

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

 Phương pháp phân tán (đi từ trên xuống)


 Trong đơn có hoạt chất không tan hoặc ít tan
 Phương pháp ngưng kết
 Có sự kết tủa khi thay đổi dung môi phối hợp các
thành phần.
 Phản ứng hóa học tạo chất không tan nhưng có tác
dụng dược lý mong muốn.

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

 Phương pháp phân tán


 Phương pháp cơ học (nghiền, xây, khuấy, trộn…)-
siêu âm.
 Phương pháp chủ yếu để áp dụng cho các hỗn dịch
thuốc có dược chất rắn không tan hoặc ít tan trong
chất dẫn.

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch
 Cách tiến hành:
 Qui mô công nghiệp:
• Nghiền đến độ mịn thích hợp↔rây qua 2 cỡ rây.
• Chạy qua máy xay keo.
 Qui mô nhỏ:
• Nghiền khô: nghiền trong cối đến độ mịn thích hợp. Nếu số
lượng lớn hơn thì rây qua 2 cỡ rây thích hợp.
• Nghiền ướt:
– Dược chất rắn dễ thấm chất dẫn→cho một lượng chất dẫn
vừa đủ tạo khối bột nhão đặc và tiếp tục nghiền kỹ cho tới
khi thu được khối bột nhão thật mịn. (lượng chất dẫn hay
dùng=1/2 lượng bột).
– Dược chất khó thấm chất dẫn→thêm lượng dịch thể gây
thấm hoặc bột gây thấm và một lượng chất dẫn vừa đủ tạo
khối nhão đặc và nghiền kỹ để thu khối bột nhão thật mịn.
Kỹ thuật điều chế hỗn dịch
• Phân tán khối bột mịn nhão dược chất rắn vào chất dẫn:
thêm dần từng lượng nhỏ chất dẫn vào khối bột mịn
nhão nói trên vừa thêm vừa nghiền khuấy và lắng gạn.
 Chất dẫn có độ nhớt thấp+dược chất có tỷ trọng
lớn:
• Nghiền và lắng gạn.
• Sau khi thu được bột nhão mịn, thêm một lượng nhỏ
chất dẫn vào khuấy đều và để lắng 1-2 phút rôi gạn cẩn
thận lớp chất lỏng đục ở trên vào chai.
• Nghiền kỹ cặn còn lại, thêm lượng chất lỏng nữa-lắng
gạn như trên
• Tiếp tục cho đến khi hết chất dẫn.
Kỹ thuật điều chế hỗn dịch
• Phương pháp thủ công thì nên tiến hành nghiền ướt cho
kỹ→quyết định độ mịn của hỗn dịch.
– Lượng chất lỏng chỉ vừa đủ tạo bột nhão, làm mềm
và nở dược chất rắn.
– Cho quá nhiều sẽ lỏng, ít ma sát, khó nghiền và
không đạt độ mịn cao.
• Không lọc hỗn dịch sau khi điều chế nên dược chất rắn
và chất dẫn phải đảm bảo.
• Khi gặp công thức phức tạp tùy vào tính chất lý hóa của
các chất mà vận dụng phương pháp bào chế.

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

 Phương pháp ngưng kết


 Dựa trên cơ sở kết hợp các tiểu phân kích thước bé
như các ion, phân tử, micelle thành các tiểu phân
lớn có kích thước đặc trưng cho các tiểu phân của
hệ phân tán hỗn dịch (đường kính lớn hơn 0,1 µm).
 Dựa theo sự kết tủa hoạt chất
• Thay đổi dung môi: tan trong dung môi khác nhưng ít
tan trong chất dẫn.
• Phản ứng trao đổi ion: chất mới tạo ra không tan hoặc ít
tan.

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

 Ngưng kết do thay đổi dung môi


 Các chất tạo ra do sự thay đổi dung môi và kết tủa
khi đem pha chế với chất dẫn.
 Phải trộn trước dung dịch chất dược chất sẽ kết tủa
với dịch thể của một chất thân nước (siro, dung
dịch keo thân nước, Tween 80, glycerin…) rồi phối
từ từ từng ít một hỗn hợp này vào toàn bộ lượng
chất dẫn, trong quá trình phối hợp phải luôn quấy
trộn.

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

 Ví dụ:
Dung dịch natri bromid 6% 200 ml
Cồn convallaria 8g
Cồn valerian 8g

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

 Ngưng kết do phản ứng hóa học tạo tủa


 Trường hợp hỗn dịch được tạo ra do các chất phản
ứng trao đổi với nhau→các chất mới không hòa
tan chất dẫn.
 Dùng toàn bộ lượng chất dẫn có trong công thức
hoặc đơn thuốc để hòa tan riêng từng chất thành
dung dịch thật loãng rồi mới phối hợp dần dần với
nhau, đồng thời khuấy trộn để phân tán đều

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

 Có thể kết hợp 2 phương pháp tùy vào trường hợp cụ


thể.

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

Kẽm sulfat 0,25g


Chì acetat 0,25g
Nước cất 180ml

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

Benzonaphtol 0,2g
Cồn kép opi-benzoic 15g
Siro đơn 30g
Nước cất vđ 100ml

www.themegallery.com Company Logo


Kỹ thuật điều chế hỗn dịch

 Bột cốm để pha hỗn dịch


 Đối với các chất không bền vững trong chất dẫn
thường không điều chế dưới dạng hỗn dịch mà
điều chế dưới dạng bột hoặc cốm nhỏ (0,5-1mm).
 Thành phần có sẵn các chất gây phân tán và ổn
định, lắc với dung môi, chất dẫn phù hợp trước khi
dùng.

www.themegallery.com Company Logo


Bột tetracyclin để pha hỗn dịch
Tetracyclin 2g
Acid asvocbic 0,5g
Bột đường 35g
Calci ciclamat 0,5g
Tween 80 0,05g
Tinh dầu làm thơm vđ

www.themegallery.com Company Logo


Cốm kháng sinh sulfamid để pha hỗn dịch
Framicetin sulfat 5g
Phtalyl sulfathiazole 50g
Bentonit 10g
Pertin 5g
Acid sorbic 2,8g
Tá dược ngọt và thơm vđ 100g

www.themegallery.com Company Logo


Chất lượng hỗn dịch

 Mức độ phân tán đồng đều các dược chất rắn không
tan
 Lắc chai thuốc, chia thành liều, ly tâm, lấy cặn
đem cân.
 Áp dụng phương pháp soi kính hiển vi để quan sát
hình dáng, đo độ lớn và đếm số lượng tiểu phân dược
chất rắn có trong một thể tích xác định hỗn dịch, dùng
một loại dụng cụ giống như buồng đếm hồng cầu.
 Xác định tốc độ lắng cặn: lắc đều hỗn dịch, cho một
thể tích xác định vào một ống đong và đọc thể tích
lắng cặn sau từng khoảng thời gian xác định.
www.themegallery.com Company Logo
 Nhiều tại liệu thống nhất tiêu chuẩn hỗn dịch đạt
chất lượng tốt nếu sau 24h lớp lắng cặn chiếm
không quá 85% thể tích so với thể tích biểu kiến
của chất rắn có trong lượng hỗn dịch đem xác định
và dễ dàng trở lại trạng thái phân tán đồng đều khi
khuấy trộn trở lại.
 Phương pháp hiện đại: hình dạng, cấu trúc, kích
thước, vận tốc lắng cặn, đặc tính lưu biến…

www.themegallery.com Company Logo


www.themegallery.com

LOGO

You might also like