You are on page 1of 36

XỐP XƠ TAI

CAO HỌC TAI MŨI HỌNG 2020 - 2022


NỘI DUNG
• ĐỊNH NGHĨA
• SINH LÝ BỆNH
• DỊCH TỄ
• NGUYÊN NHÂN
• LÂM SÀNG
• CẬN LÂM SÀNG
• CHẨN ĐOÁN
• ĐIỀU TRỊ
NHẮC LẠI VỀ GIẢI PHẪU
ĐỊNH NGHĨA
• Xốp xơ tai
(Otosclerosis/Otospongiosis)
là bệnh rối loạn quá trình tạo
và hủy xương do gen chi phối,
khu trú ở bao xương mê đạo và
khớp bàn đạp tiền đình.
SINH LÝ BỆNH
Xốp xơ tai diễn ra 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Các tổ chức bào phóng thích enzyme tiêu hủy các tế bào
sợi cấu trúc thành mạch  giãn và mỏng đi các vi mạch
• Giai đoạn 2: Các hủy cốt bào tăng hủy xương.
• Giai đoạn 3: Tổ chức xơ sợi hình thành thay thế phần xương hủy.
Cả 3 giai đoạn diễn ra đồng thời và đan xen vào nhau.
DỊCH TỄ
• Giới tính: Nữ thường gặp hơn nam (tỉ lệ 2:1), triệu chứng tăng lên
trong kỳ thai sản.
• Chủng tộc: Chủ yếu ở người da trắng. Ít gặp ở người da vàng và
hiếm gặp nhất ở người da đen.
• Tuổi: độ tuổi thường gặp là 15-45 tuổi.
• Bệnh có yếu tố di truyền và liên quan gia đình.
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân chính xác gây bệnh xốp xơ tai hiện vẫn chưa rõ:
• Bệnh mang yếu tố di truyền gen trội không hoàn toàn.
• Có thể liên quan đến nhiễm trùng (virus Sởi).
LÂM SÀNG
Bệnh biểu hiện 2 triệu chứng chính: nghe kém và ù tai, diễn tiến tăng dần theo thời gian
• Nghe kém: điển hình là điếc dẫn truyền (80% trường hợp), điếc hỗn hợp ưu thế dẫn
truyền, và điếc tiếp nhận (5%). Nghe kém cả hai tai, tiến triển với các mức độ khác
nhau
• Ù tai: triệu chứng gây khó chịu, khiến BN phải đến khám, ù tai dai dẳng tăng dần.
• Triệu chứng tiền đình: chóng mặt, mất thăng bằng thoáng qua.
• Không kèm các triệu chứng: đau tai, chảy tai, sốt, rối loạn vòi nhĩ.
LÂM SÀNG
Khám lâm sàng:
• Màng nhĩ nguyên vẹn, di động bình thường, có thể thấy dấu hiệu
Schwartze (10% trường hợp)
Đo sức nghe:
• Bằng âm thoa: biểu hiện điếc dẫn truyền với các dấu hiệu cho thấy
tăng dẫn truyền đường xương, tam chứng Bezold.
LÂM SÀNG

Schwartze sign
CẬN LÂM SÀNG
Đo sức nghe đơn âm:
• Mất sức nghe đường khí ở các
tần số trầm.
• Lõm Carhart
• Điếc hỗn hợp ở tần số cao gợi
ý có tổn thương ốc tai.
CẬN LÂM SÀNG
Đo trở kháng tai:
• Nhĩ đồ type A tiến triển
chuyển thành type As và
mất phản xạ âm thính.
CẬN LÂM SÀNG

Đo phản xạ gân cơ bàn đạp

• Giai đoạn sớm: hiệu ứng on - off

• Giai đoạn muộn: không đáp ứng


CẬN LÂM SÀNG
Hình ảnh học:
• CT Scan xương thái dương: có giá trị giúp xác định chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt, đồng thời
đánh giá kích thước và vị trí tổn thương.
• Mô tả thành 2 nhóm:
-Tổn thương ở cửa sổ:
Tổn thương tại cửa sổ bầu dục, có thể mở rộng đến xương bàn đạp  điếc dẫn truyền
-Tổn thương sau cửa sổ:
Tổn thương ở mê đạo xương ốc tai  điếc tiếp nhận.
CẬN LÂM SÀNG
Hình ảnh học: CT Scan xương thái dương:
-Tổn thương ở cửa sổ:
• Quá trình tổn thương bắt đầu ở cửa sổ bầu dục, tiếp theo đến cửa sổ tròn, đến đế xương
bàn đạp, có thể tổn thương ở vùng ốc tai hoặc tiền đình.
• Tổn thương vùng cửa sổ bầu dục, kinh điển là tổn thương giảm tỷ trọng ở khe trước cửa
sổ bầu dục (fissula ante fenestram-FAF)
CẬN LÂM SÀNG
CẬN LÂM SÀNG
CẬN LÂM SÀNG
CẬN LÂM SÀNG
Hình ảnh học: CT Scan xương thái dương:
-Tổn thương sau cửa sổ:
• Hầu như luôn kết hợp với tổn thương trước cửa sổ.
• BN có biểu hiện điếc tiếp nhận.
• Hình ảnh tổn thương giảm tỷ trọng cạnh ốc tai cho thấy dấu hiệu “Vòng đôi”.
CẬN LÂM SÀNG
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán bệnh Xốp xơ tai: dựa vào
a) Triệu chứng: nghe kém và ù tai tiến triển tăng dần, không do các
nguyên nhân khác (chấn thương, nhiễm trùng…)
b) Tiền sử: Có người trong gia đình bị Xốp xơ tai.
c) Đo sức nghe, nhĩ lượng đồ.
d) Hình ảnh học: CT Scan gợi ý bệnh lý Xốp xơ tai.
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán phân biệt:
• Các thể viêm tai giữa không thủng nhĩ.
• Nguyên nhân gây nghe kém khác.
• Bệnh lý chuỗi xương thính giác.
ĐIỀU TRỊ
a) Nội khoa: khi BN từ chối phẫu thuật hoặc không thể phẫu thuật.
• Thuốc:
+Sodium Fluoride: 20 – 120mg/ngày, duy trì 25mg/ngày khi cải thiện bệnh.
+Vitamin D: 400UI
Điều trị kết hợp
+Calcium Carbonate: 10mg
• Máy trợ thính
ĐIỀU TRỊ
b) Điều trị phẫu thuật:
• Đa số được điều trị phẫu thuật, thường cho kết quả tốt ở các trường hợp nghe kém
dẫn truyền, dự trữ ốc tai còn tốt.
• Chỉ định:
+Nghe kém dẫn truyền hoặc nghe kém hỗn hợp thiên về dẫn truyền.
+Thính lực đồ: Rinne > 30dB
+Khả năng nhận hiểu lời nói còn tốt.
ĐIỀU TRỊ
b) Điều trị phẫu thuật:
• Chống chỉ định:
+Có dấu hiệu sũng nước mê nhĩ.
+Tắc vòi nhĩ.
+Cholesteatoma phối hợp.
+Nhiễm trùng tai giữa đang tiến triển.
ĐIỀU TRỊ
b) Điều trị phẫu thuật:
• Phương pháp: Có 2 phương pháp chính: Stapedectomy và
Stapedotomy.
ĐIỀU TRỊ
b) Điều trị phẫu thuật:
• Stapedectomy: lấy bỏ toàn
bộ xương bàn đạp và thay
thế trụ dẫn mới bằng gọng
sau của xương bàn đạp
hoặc chất liệu ngoại lai
khác
ĐIỀU TRỊ
b) Điều trị phẫu thuật:
• Stapedotomy: khoan đế xương bàn đạp bằng laser (hoặc mũi
khoan kim cương nhỏ) và đặt trụ dẫn nhân tạo
ĐIỀU TRỊ
ĐIỀU TRỊ
Stapdectomy Stapedotomy

Lấy bỏ toàn bộ đế xương bàn đạp hoặc phần sau Mở cửa sổ xương nhỏ ở đế đạp

Giảm nguy cơ biến chứng trong và sau mổ

An toàn và dễ thực hiện hơn với độ xâm lấn tối


thiểu

Trụ dẫn ít bị di lệch hơn


ĐIỀU TRỊ
b) Điều trị phẫu thuật:
• Chăm sóc sau mổ:
+Theo dõi hậu phẫu trong 24 giờ.
+Nằm phòng tránh tiếng ồn trong 1 tuần.
+Tránh làm việc nặng trong 2 tuần.
+Không đi máy bay trong 2 tháng.
+Tránh môi trường tiếng ồn 3 tháng.
ĐIỀU TRỊ
b) Điều trị phẫu thuật:
• Biến chứng: Trong mổ: do thao tác phẫu thuật
+Thủng màng nhĩ.
+Tổn thương thừng nhĩ.
+Cố định xương búa.
+Trật khớp xương đe.
+Dò ngoại dịch.
+Chảy máu.
ĐIỀU TRỊ
b) Điều trị phẫu thuật:
•Biến chứng: Sau mổ:
+Điếc sau mổ: do chấn thương phẫu thuật, chảy máu, chấn động ốc tai  Laser có thể giảm thiểu
biến chứng này.
+Chóng mặt: Hết sau 2-4 ngày sau mổ.
+U hạt thay thế: BN cải thiện ban đầu về thính giác, sau đó là dần dần hoặc đột ngột xấu đi từ 1- 6
tuần sau phẫu thuật. Điều trị: steroid, và loại bỏ u hạt xung quanh cửa sổ bầu dục, tốt nhất là sử
dụng tia laser 
+Dò ngoại dịch: chóng mặt, ù tai, giảm thính lực.  xử trí bít lỗ dò bằng cân cơ thái dương.
+Rối loạn vị giác: BN bị khô miệng tạm thời, đau lưỡi, vị kim loại hết sau 3-4 tháng. Nếu dai dằng
có thể do dây thừng nhĩ bị kéo căng, tổn thương 1 phần, điều trị bằng cắt đoạn tổn thương.
TÓM TẮT
• Xốp xơ tai là bệnh mang yếu tố di truyền, thường gặp nhiều hơn ở
nữ, độ tuổi 15-45 tuổi.
• Chẩn đoán bệnh phức tạp, cần dựa vào nhiều yếu tố: tiền sử gia
đình, triệu chứng, diễn tiến bệnh, đo sức nghe, nhĩ đồ, hình ảnh
học.
• Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tốt sức
nghe về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Khôi, “Bệnh xốp xơ tai”, Tai Mũi Họng nhập môn, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr.124-128.
2. Nguyễn Tấn Phong, “Xốp xơ tai”, Tai Mũi Họng – Quyển 1, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, tr.325-335.
3. Otosclerosis, https://emedicine.medscape.com/article/859760-overview
4. Otosclerosis, https://radiopaedia.org/articles/otosclerosis?lang=us
5. Batson L, Rizzolo D (2017). “Otosclerosis:
An update on diagnosis and treatment”

You might also like