You are on page 1of 47

LOGO

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC
LOGO

MỤC TIÊU
 Hiểu Phân tích Chuẩn tắc
 Khái niệm Hữu dụng
 Hiểu Định lý Nền tảng 1
 Khái niệm Công bằng
 Hiểu Khái niệm Công bằng & Định lý Nền tảng 2
 Hiểu các trường hợp cần sự can thiệp của CP
LOGO

PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC


LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

1. Phân tích Thực chứng vs Chuẩn tắc


 PTCT giúp đề xuất chính sách nào nên/không nên thực hiện
dựa trên các hệ giá trị/quan điểm của cá nhân.
 Không thể kiểm chứng đúng/sai các quan điểm về giá trị.
 PTTC sử dụng các phân tích dữ liệu khách quan và đánh
giá tác động của chính sách, trong khi PTCT tập trung vào
các giá trị, từ đó đưa ra nhận định “nên/không nên” thực
hiện chính sách nào.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

1. Phân tích Thực chứng vs Chuẩn tắc


Positive statement Normative statement
The unemployment rate is 8% The unemployment rate is too high;
government should do sth about it

The saving rate is 20% of the income Government should encourage people
to save more for their retirement

ROA is typically 15% Corporate profits are too high;


government should tax more

The budget for healthcare in VN is The government should provide more


lower than that in most countries basic healthcare to all citizens
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

1. Kinh tế học phúc lợi


 Khung phân tích được sử dụng nhiều nhất trong phân tích
Chuẩn tắc là kinh tế học phúc lợi, một nhánh lý thuyết kinh tế
phân tích mức độ ưa thích đối với các trạng thái kinh tế khác
nhau (dựa trên so sánh về phúc lợi).
 KTHPL đánh giá chi phí và lợi ích của những thay đổi đối với
nền kinh tế, đề xuất chính sách làm tăng hữu dụng xã hội.
 Công cụ hay sử dụng là đường cong hữu dụng (utility curve).
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

1. Kinh tế học phúc lợi


1.1 Kinh tế trao đổi thuần túy
Giả định

• 2 người tham gia: Adam & Eve


• 2 hàng hóa (táo và lá)
• Sản lượng hàng hóa: cố định
• Nguồn tài nguyên sản xuất: có hạn
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Hộp Edgeworth
 Mô tả phân bổ táo và lá giữa Adam & Eve.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Hộp Edgeworth – Quy tắc phân bổ


Do giới hạn về nguồn lực, nguồn cung của lá và táo là cố định.
Do đó:
Nếu tăng số lá cho Adam, phải giảm số lá của Eve
Nếu tăng số táo cho Adam, phải giảm số táo của Eve
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Đường bàng quan (Utility curves/Indifference curves)


MRS = - ∆Y/∆X, cho biết:
Phải thêm bao nhiêu Y
để bù cho 1 X mất đi
Phải mất bao nhiêu Y để
được thêm 1 X
mà vẫn giữ nguyên mức
thỏa dụng.

Chú ý:
Các mức thỏa dụng cao
hơn ở trên các đường
bàng quan xa góc tọa độ
hơn
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Kết hợp đường BQ vào hộp Edgeworth


LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Kết hợp đường BQ vào hộp Edgeworth

 Giả sử Adam và Eve có các đường BQ thể hiện các mức ưa


thích của họ đối với táo và lá.
 A1, A2, và A3 là các đường BQ của Adam.
 E1, E2, và E3 là các đường BQ của Eve.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Kết hợp đường BQ vào hộp Edgeworth

 Đường BQ: A3 > A2 > A1 (về mức độ thỏa dụng của Adam)
=> Mức thỏa dụng của Adam tăng khi đường BQ dịch
chuyển về hướng đông bắc

 Đường BQ: E3 > E2 > E1 (về mức độ thỏa dụng của Eve) =>
Mức thỏa dụng của Eve tăng khi đường BQ dịch chuyển
hướng tây nam
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc


Cải thiện Pareto

 
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Cải thiện Pareto


 

Ag là đường BQ của Adam đi qua điểm g

Eg là đường BQ của Eve đi qua điểm g

Xuất phát từ g, có thể làm thỏa dụng của Adam cao hơn
(Adam có thỏa dụng cao hơn) mà không làm thỏa dụng của
Eve giảm đi?
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Cải thiện Pareto


 Có thể đạt được.

 Tại h, Adam có thỏa dụng cao hơn, vì đường BQ Ah > Ag

 Tại h, Eve có thỏa dụng không giảm đi, vì ở trên cùng đường
BQ Eg.

 Dịch chuyển từ g đến h là cải thiện Pareto

 Dịch chuyển từ h đến p cũng là cải thiện Pareto


LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Cải thiện Pareto (Pareto improvement)

Cải thiện Pareto là sự phân phối nguồn lực, qua đó một


người đạt được mức thỏa dụng cao hơn và người còn lại
có mức thỏa dụng không giảm đi.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Phân phối hiệu quả Pareto (Pareto efficiency)


 Bên ngoài điểm phân phối hiệu quả Pareto, không thể làm
cho mức thỏa dụng của Adam tăng mà không làm giảm mức
thỏa dụng của Eve.
 Nếu phân phối không đạt hiệu quả Pareto, thì đó là sự lãng
phí vì vẫn có thể làm thỏa dụng của một người tăng lên mà
không làm giảm thỏa dụng của người khác
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Cải thiện Pareto 1HH?

 
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Đường Contract (Contract curve)

Vị trí của tất cả các điểm hiệu quả Pareto nằm trên đường contract
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Hiệu quả Pareto


 Một điểm gọi là hiệu quả Pareto (trên đường Contract) thì tại đó đường
BQ tiếp tuyến, nghĩa là độ dốc của các đường BQ bằng nhau.

 Giá trị tuyệt đối của các độ dốc của đường BQ thể hiện Tỷ lệ thay thế
biên (MRS).

 Tỷ lệ thay thế biên (MRS) phải bằng nhau cho mọi người:

MRS Adam = MRS Eve


MRS Adam là tỷ lệ thay thế biên của táo đối với lá của Adam
MRS Eve là tỷ lệ thay thế biên của táo đối với lá của Eve
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

1.2 Kinh tế sản xuất


 Chúng ta cho tới nay giả định nguồn cung hàng hóa là cố
định.
 Từ đây, mở rộng và xem xét trường hợp nguồn cung hàng
hóa có thể thay đổi.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Đường khả năng SX (production possibilities curve)


LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Đường khả năng SX (PPC)


- Thể hiện sản lượng lá cao nhất có thể sản xuất đối với một
lượng táo cho trước bất kỳ.
- Tỷ lệ chuyển đổi biên (MRT = wy/xz): tỷ lệ mà nền kinh tế
chuyển táo thành lá
- MRT là hệ số của đường đẳng lượng (PPC)
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Đường khả năng SX


Chi phí biên (MC) là chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn
vị sản phẩm
(Nhắc lại: MRT = wy/xz là tỷ lệ chuyển đổi biên giữa táo và lá)
MCa = wy (lá): chi phí sản xuất tăng thêm xz táo

MCf = xz (táo): chi phí sản xuất tăng thêm của wy lá

MRT af = MCa/ MCf


LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Điều kiện hiệu quả Pareto khi mức cung thay đổi được:

MRTaf = MRS Adam = MRS Eve

Nghĩa là, tỷ lệ mà táo có thể được chuyển thành lá = tỷ lệ NTD sẵn lòng trao

đổi táo với lá.

Vì, nếu không đạt đẳng thức trên, sẽ có những giao dịch diễn ra để thu lợi.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

2. Định lý nền tảng thứ nhất

Giả định

1)Không có NSX hay NTD nào có quyền lực thị trường

2)Không ai có thể đặt giá riêng, mọi người đều nhận giá như nhau
(giá thị trường)

3)Thị trường tồn tại cho mọi hàng hóa


LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Phân tích
Về mặt tiêu dùng:
Do giá táo và lá giống nhau cho tất cả NTD và từ lý thuyết lựa chọn
tiêu dùng (consumer choice), NTD tối ưu tiêu dùng tại:
MRS Adam = Pa/Pf (1)

MRS Eve = Pa/Pf (2)

=> MRS Adam = MRS Eve = Pa/Pf


Về mặt sản xuất:
Từ đường đẳng lượng, ta có:
MRTaf = MCa/ MCf (3)
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Cạnh tranh hoàn hảo


Lý thuyết kinh tế chỉ ra một công ty tối đa hóa lợi nhuận sẽ SX ở
mức Chi Phí biên = Giá:
Pa = MCa and Pf = MCf (4)
Từ (1), (2) (3) và (4):
MRTaf = MRS Adam = MRS Eve
Đây là điều kiện của hiệu quả Pareto.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Hiệu quả Pareto yêu cầu:


Pa/Pf = MCa/ MCf

+ Nghĩa là, hiệu quả Pareto yêu cầu giá hàng hóa phải có cùng
tỷ lệ với chi phí biên của hàng hóa.

+ Cạnh tranh đảm bảo điều kiện này được thỏa.

+ Điều này hàm ý chi phí biên sản xuất hàng hóa phải được
phản ánh vào giá của hàng hóa.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Định lý nền tảng thứ nhất


Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo dẫn đến phân phối nguồn
lực mang tính hiệu quả Pareto, do đó chính phủ không cần can
thiệp.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

3. Định lý nền tảng thứ hai


 ĐLNT 1 chỉ xảy ra khi có thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
 Hạn chế của việc sử dụng hiệu quả Pareto: chỉ xét về hiệu
quả, không xét về sự công bằng.
 ĐLNT thứ 2 tập trung vào sự công bằng và các trường hợp
cần sự can thiệp của chính phủ
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc


3. Định lý nền tảng thứ hai

Có nhiều điểm hiệu quả Pareto trên mm (contract curve), vậy


nên chọn điểm nào?
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc


3. Định lý nền tảng thứ hai
Đường khả năng hữu dụng (Utility possibilities curve)
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

3. Định lý nền tảng thứ hai


Đường khả năng hữu dụng được tạo ra từ đường Contract
 Đường đẳng ích cho thấy mức thỏa dụng cao nhất có thể đạt
được của 1 người ở mức thỏa dụng bất kỳ của người khác
 Các điểm nằm ngay trên hoặc dưới đường đẳng ích có thể
đạt được đối với xã hội, trong khi các điểm ở trên và ngoài
đường đẳng ích không thể đạt được.
 Vậy căn cứ vào đâu để chọn một trong những điểm trên UU
(là những điểm đạt hiệu quả Pareto)?
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Hàm phúc lợi xã hội

Hàm phúc lợi xã hội là hàm để tính phúc lợi của một xã hội dựa
trên phúc lợi của các thành viên trong xã hội đó.

W = F (UAdam, UEve)

phúc lợi xã hội gia tăng khi phúc lợi của Adam tăng hoặc Eve tăng
(UAdam hoặc UEve tăng).
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc


3. Định lý nền tảng thứ hai
Đường bàng quan xã hội
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Đường bàng quan xã hội


- Đường BQXH thể hiện các mức bàng quan của xã hội đối
với thỏa dụng của các thành viên trong xã hội.
- Các đường BQXH có độ dốc đi xuống, nghĩa là nếu thỏa
dụng của Eve giảm, cách duy nhất để giữ mức thỏa dụng
của XH không đổi là làm tăng thỏa dụng của Adam, và
ngược lại.
- Mức thỏa dụng xã hội cao hơn khi đường BQXH dịch
chuyển theo hướng đông bắc (xa gốc tọa độ).
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc


Tối đa hóa phúc lợi xã hội
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc


3. Định lý nền tảng thứ hai
Tối đa hóa phúc lợi xã hội
+ Điểm i đạt mức hiệu quả Pareto
+ Điểm ii được ưa thích hơn ở điểm i, vì điểm ii thuộc đường
thỏa dụng cao hơn.
+ Phúc lợi xã hội được tối đa hóa ở điểm iii
Điểm iii đạt cả mức công bằng và hiệu quả khi đường BQXH tiếp
tuyến với đường khả năng hữu dụng (Utility Possibility Curve)
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Kết luận
Dù nền kinh tế tự thân có thể phân bổ nguồn lực một cách hiệu
quả (ĐLNT số 1), sự can thiệp của CP có thể cần thiết để đạt sự
công bằng.
Định lý nền tảng số 2: xã hội có thể phân phối nguồn lực một
cách hiệu quả Pareto bằng cách chia lại nguồn lực ban đầu, sau
đó để các cá nhân giao dịch tự do như trong mô hình Hộp
Edgeworth.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

Ngoài yếu tố là tính công bằng, sự can thiệp của CP còn cần
thiết tùy thuộc hai yếu tố sau:
-Quyền lực thị trường
-Không tồn tại thị trường cho một số loại hàng hóa
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

4. Thị trường kém cạnh tranh và sự can thiệp của CP

2 loại quyền lực thị trường

Độc quyền: chỉ một doanh nghiệp trên thị trường, các doanh
nghiệp khác không được tham gia.

Độc quyền nhóm: thị trường chỉ có một vài doanh nghiệp.

=> Có thể đặt giá cao hơn chi phí sản xuất biên (nghĩa là P khác
MC).
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc


4. Thị trường kém cạnh tranh và sự can thiệp của CP

ĐLNT số 1 chỉ đúng khi tất cả NSX và NTD là người nhận giá (price
taker).

Nếu một vài NTD/NSX là người định giá (price maker) thì phân bổ
nguồn lực thường không hiệu quả.

Điều này là do 1 NSX có quyền lực thị trường sẽ nâng giá cao hơn
chi phí biên (P > MC). Điều này vi phạm điều kiện cần để đạt hiệu quả
Pareto (P = MC), khiến cho nguồn lực không được phân bổ hiệu quả
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

5. Không tồn tại thị trường và sự can thiệp của CP


3 lý do chính dẫn đến thị trường không tồn tại:
Bất cân xứng thông tin: một bên tham gia giao dịch có thông tin
nhiều hơn bên kia.
Ngoại tác: tình huống trong đó hành vi của một bên ảnh hưởng
đến phúc lợi của bên kia, nằm ngoài cơ chế thị trường. Vd: hút
thuốc dẫn đến ô nhiễm không khí
Hàng hóa công: hàng hóa không có cạnh tranh và không loại trừ
trong việc tiêu thụ.
LOGO

Phân tích Chuẩn tắc

5. Không tồn tại thị trường và sự can thiệp của CP


ĐLNT số 1 giả định thị trường tồn tại cho mọi loại HH.
Tuy nhiên, một số hàng hóa không có thị trường, như bảo hiểm
tránh nghèo/công viên công cộng.
Điều này vi phạm giả định của ĐLNT số 1, do đó không thể đạt
hiệu quả Pareto mà không có sự can thiệp của CP.
LOGO

QUESTIONS
1. What are the differences between Pareto improvement and
Pareto efficient?
2. What are conditions (assumptions) of The First Fundamental
Theorem of Economic Welfare?
3. What are differences between The First Fundamental Theorem
of Economic Welfare and The Second Fundamental Theorem of
Economic Welfare?
4. What are the types of market powers? Explain why the market
power can lead to the Pareto inefficiency?
5. What are the reasons for nonexistence of market?

You might also like