You are on page 1of 267

QUẢN LÝ DỰ ÁN

XÂY DỰNG
1
GIẢNG VIÊN
 PGS.TS. Nguyễn Thế Quân,
Phó Trưởng Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng,
Trưởng bộ môn Quản lý dự án và Pháp luật, ĐHXD
DD: 0914 897 926,
Email: nguyenquan.nuce@gmail.com, quannt@nuce.edu.vn
 Ths Nguyễn Bảo Ngọc
Bộ môn Quản lý dự án và Pháp luật, ĐHXD
DD: 0984 523 826,
Email: ngocnb@nuce.edu.vn
 KS Ngô Văn Yên
DD
Email: ngoyen93@gmail.com
 Văn phòng Bộ môn: 308A1
2
KẾ HOẠCH HỌC TẬP Thời Thời
STT Nội dung lượng LT lượng BT, Buổi Tuần
(tiết) TL (tiết)
0Giới thiệu về môn học, các quy định, cách tính điểm
Chương 1 Tổng quan về dự án (5t LT + 1t BT) 5 1
1.1. Dự án và đặc điểm của dự án 1 i 10
1.2. Khái niệm, nội dung dự án xây dựng 1
1.3. Phân loại dự án xây dựng 1
BT Bài tập 0,5
1.4. Đặc trưng của dự án xây dựng 0,5
1.5. Các hoạt động xây dựng trong dự án xây dựng 0,5 ii 11
1.6. Các bên hữu quan của dự án xây dựng 1
BT Bài tập 0,5
Chương 2 Tổng quan về quản lý dự án xây dựng (7t LT + 2t BT) 7 2
2.1. Khái niệm quản lý dự án 1
iii 12
2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án 2
2.3. Quản lý dự án xây dựng theo thông lệ quốc tế 2
iv 13
BT Bài tập 1
2.4. Quản lý dự án xây dựng theo các quy định pháp luật ở Việt Nam 2
v 13
BT Kiểm tra 1
Chương 3 Các nội dung và công cụ cơ bản quản lý dự án xây dựng (18t LT + 6t BT) 18 6
3.1. Quản lý phạm vi dự án xây dựng 2 vi
14
3.2. Bài tập 1
3.3. Quản lý tiến độ dự án xây dựng 2 vii
14
BT Bài tập 1
3.4. Quản lý chi phí dự án xây dựng 2 viii
15
BT Bài tập 1
3.5. Công cụ tích hợp quản lý tiến độ và chi phí dự án xây dựng 2 ix
15
BT Bài tập 1
3.6. Quản lý chất lượng dự án xây dựng 2 x
16
BT Bài tập 1
3.7. Quản lý nguồn lực trong dự án xây dựng 1 xi
17
3.8. Lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng 2
3
BT Bài tập 1
xii 18
3.9. Quản lý an toàn lao động trong dự án xây dựng 2
3.10. Quản lý môi trường trong việc thực hiện dự án xây dựng 2
xiii 19
Tổng kết môn học, giải đáp thắc mắc 1
TÀI LIỆU HỌC TẬP, HỖ TRỢ VÀ ĐÁNH
GIÁ SINH VIÊN
 Tài liệu học tập:
 Slide bài giảng
 Giáo trình Các Nguyên Lý Quản Lý Dự Án, TS. Bùi Ngọc Toàn
 Hỗ trợ:
 Giải đáp thắc mắc qua email
 Trao đổi tại văn phòng bộ môn (cần hẹn trước)
 Đánh giá:
 Chuyên cần
 Thái độ học tập
 Kiểm tra giữa kỳ/Tiểu luận
 Thi cuối kỳ (70%)

4
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN
XÂY DỰNG
1.1. dự án và đặc điểm của dự án
1.2. Khái niệm, nội dung dự án xây dựng
1.3. Phân loại dự án xây dựng
1.4. Đặc điểm của dự án xây dựng
1.5. Các hoạt động xây dựng trong DAXD
1.6. Các bên hữu quan của dự án xây dựng

5
DỰ ÁN LÀ GÌ?

6
1.1. DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN
 Dự án: một tập hợp các quá trình bao gồm các hoạt động
được phối hợp và kiểm soát, có thời điểm bắt đầu và thời
điểm kết thúc, được thực hiện để đạt được các mục tiêu
của dự án (ISO 21500)

 Dự án: “Dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để


tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả duy nhất” (PMI)
7
1.1. DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN
 Hai đặc tính của dự án:
tạm thời (hay là có thời hạn)
duy nhất
 Sản phẩm của dự án:
 Sản phẩm bộ phận, sản phẩm được cải tiến, sản phẩm cuối
cùng;
 Dịch vụ, khả năng thực hiện dịch vụ;
 Kết quả khác như kết quả nghiên cứu, tài liệu v.v…

8
1.1. DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN (TIẾP)

 Các đặc điểm cơ bản của dự án:


1. có mục đích, mục tiêu rõ ràng
2. có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn
3. liên quan đến nhiều bên
4. có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý
chức năng với quản lý dự án
5. sản phẩm mang tính đơn chiếc, độc đáo
6. bị hạn chế bởi các nguồn lực
7. có tính bất định và rủi ro cao

9
1.1. DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN (TIẾP)

 Phân biệt dự án với các khái niệm tương tự:


 Dự án vs chương trình;
 Dự án vs nhiệm vụ;
 Dự án vs danh mục đầu tư (portfolio);
 Dự án vs các hoạt động thường xuyên của các phòng ban chức
năng.

Chương
Chươngtrình
trình11 Dự
Dựánán11 Nhiệm
Nhiệmvụvụ11
Chương
Chươngtrình
trình22 Dự
Dựánán22 Nhiệm
Nhiệmvụvụ22
Hệ thống Chương
Chươngtrình
trìnhii Dự
Dựánánii Nhiệm
Nhiệmvụvụii
(System) Chương
Chươngtrình
trìnhnn Dự
Dựánánnn Nhiệm
Nhiệmvụvụnn
(Programme)
(Programme) (Project)
(Project) (Task)
(Task)

10
1.1. DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN (TIẾP)

 Phân biệt dự án với các khái niệm tương tự:


 Dự án vs danh mục đầu tư (portfolio)
“A portfolio is a high-level view of all the projects an
organization is running in order to meet the business’s
main strategic objectives. It could be every project across
the entire company, a division, or a department.”
Một danh mục đầu tư là một cách nhìn ở cấp độ cao về
tất cả các dự án mà một tổ chức đang thực hiện, nhằm
đạt được các mục tiêu chiến lược chính. Nó có thể là
mọi dự án trong toàn thể một công ty, một phòng hay
một ban.
11
1.1. DỰ ÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN (TIẾP)

 Phân biệt dự án với các khái niệm tương tự:


 Dự án (project) vs hoạt động
thường xuyên của các
phòng ban chức năng (operation).

12
1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
 Dự án đầu tư:
 là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung
hạn hoặc dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định
 Dự án đầu tư xây dựng:
 tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến
hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo
công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và
chi phí xác định

13
1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG (TIẾP)
 Dự án xây dựng (theo quy ước của môn học):
 Giớihạn dự án đầu tư xây dựng từ khi bắt đầu dự án đến khi
hoàn thành công trình xây dựng, bắt đầu đưa vào sử dụng;
 KHÔNG đề cập đến các hoạt động trong giai đoạn vận hành
dự án;
 Phù hợp với các thông lệ quốc tế.

14
1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG DỰ ÁN XÂY DỰNG (TIẾP)

 Nội dung dự án xây dựng:


 Thể hiện ra thành các hành động, chủ yếu bao gồm các hoạt
động xây dựng
 Thể hiện ra thành văn bản (tài liệu) là các báo cáo nghiên
cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo kinh tế -
kỹ thuật đầu tư xây dựng.
 BCNCTKT ĐTXD: các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính
khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng -> xem xét, quyết định
chủ trương đầu tư xây dựng.
 BCNCKT ĐTXD: các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả
thi, hiệu quả của việc ĐTXD theo thiết kế cơ sở -> xem xét, quyết định
đầu tư xây dựng.
 BCKTKT ĐTXD: các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu
quả của việc ĐTXD theo thiết kế bản vẽ thi công XDCT quy mô nhỏ ->
xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
15
1.2. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG DỰ ÁN XÂY DỰNG (TIẾP)

 Mở rộng khái niệm “dự án” trong xây dựng

Dự án thiết kế
công trình
Dự án đầu tư
và vận hành
sinh lời

Tư vấn thiết kế

Dự án xây dựng
công trình theo
yêu cầu của CĐT Chủ đầu tư 16

Nhà thầu thi công


1.3. PHÂN LOẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG
Thế giới
 Phân theo nhóm công trình:
 Dự án công trình nhà nói chung (vai trò lớn của kiến trúc sư)
 Dự án công trình kỹ thuật (vai trò lớn của kỹ sư kỹ thuật)
 Phân theo quy mô và mức độ phức tạp:
 Dự án nhỏ và đơn giản;
 Dự án trung bình và phức tạp vừa phải;
 Dự án lớn và rất phức tạp

17
1.3. PHÂN LOẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG (TIẾP)
Ở Việt Nam
 Phân theo quy mô, tính chất, loại công trình
chính:
 Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B và C
 Phân theo loại nguồn vốn sử dụng:
 Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, DA sử dụng
vốn nhà nước ngoài ngân sách và DA sử dụng vốn
khác.
 Phân theo loại hình công trình:
 Dân dụng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và
phát triển nông thôn, hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc
phòng, …
18
1.4. ĐẶC TRƯNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG
1. Dự án xây dựng có mục đích cuối cùng là công trình xây dựng
hoàn thành đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra về thời gian, chi
phí, chất lượng, an toàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường...
2. Sản phẩm (công trình) của dự án xây dựng mang tính đơn
chiếc, độc đáo.
3. Dự án xây dựng có chu kỳ riêng, có thời gian tồn tại hữu hạn.
4. Dự án xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể. Môi
trường làm việc của dự án xây dựng mang tính đa phương và dễ
xảy ra xung đột quyền lợi giữa các chủ thể.
5. Dự án xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực.
6. Dự án xây dựng thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời
gian thực hiện dài và vì vậy có tính bất định và rủi ro rất cao
7. Phải có sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý chức năng và
QLDA
19
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD

 Các hoạt động xây dựng trong dự án xây dựng là thành


phần quan trọng trong vòng đời của dự án đó
 Vòng đời của dự án đầu tư xây dựng:

20
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)

 03 giai đoạn của dự án ĐTXD (theo quy định ở Việt Nam):


1. Chuẩn bị dự án,
2. Thực hiện dự án và
3. Kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử
dụng
 Các hoạt động xây dựng được thực hiện trong các giai
đoạn của dự án ĐTXD, bởi các chủ thể khác nhau trong
ngành xây dựng

21
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)
1.5.1. Lập, thẩm định DA và quyết định đầu tư xây dựng
 Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, cần lập
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
 Nói chung, Chủ đầu tư phải lập Báo cáo Nghiên cứu khả
thi đầu tư xây dựng và/hoặc Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật
đầu tư xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ.
 Dự án đầu tư xây dựng cần được thẩm định (cần phân
biệt thẩm tra và thẩm định):
 Thẩm định báo cáo nghiên cứu (tiền) khả thi đầu tư xây
dựng/Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
 Thẩm định thiết kế cơ sở và các nội dung khác

 Ra quyết định đầu tư xây dựng (lưu ý người có thẩm


quyền)
22
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)
1.5.2. Khảo sát xây dựng
 Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát
địa chất thuỷ văn, khảo sát hiện trạng công trình, khảo
sát khác ...
 Báo cáo khảo sát xây dựng: cơ sở, quy trình và phương
pháp khảo sát, số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết
quả khảo sát, kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.

23
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)
1.5.3. Thiết kế xây dựng
 Các loại thiết kế xây dựng:
 Thiết kế sơ bộ
 Thiết kế cơ sở
 Thiết kế kỹ thuật
 Thiết kế bản vẽ thi công
 Khác (FEED)

 Các bước thiết kế:


 Thiết kế một bước (TKBVTC)
 Thiết kế hai bước (TKCS -> TKBVTC)
 Thiết kế ba bước (TKCS -> TKKT -> TKBVTC)
 Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế

 TKXD phải được thẩm định, phê duyệt, trừ nhà ở riêng
lẻ
24
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)
1.5.4. Xây dựng công trình
 Chuẩn bị:
 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng,
 Xin giấy phép xây dựng
 Thi công xây dựng công trình
 Chủ đầu tư:
 Tự thực hiện hoặc lựa chọn nhà thầu thực hiện;
 Tham gia giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu

 Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng

 Quản lý thi công xây dựng;

 Nghiệm thu, thanh quyết toán;

 Lưu trữ hồ sơ

 Nhà thầu thi công


 Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công;
 Thi công xây dựng & quản lý thi công xây dựng;

 Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
25
 Bảo hành công trình
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)
1.5.5. Giám sát thi công xây dựng công trình
 Nội dung:
 giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và
bảo vệ môi trường trong quá trình thi công
 từ khi khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu
công việc, hạng mục, công trình xây dựng
 Chủ đầu tư
 Tự thực hiện hoặc lựa chọn nhà thầu thực hiện;
 Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn
giám sát;
 Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát
 Nhà thầu tư vấn giám sát
 Giám sát theo đúng hợp đồng: tiến độ, chất lượng, an toàn, bảo vệ
môi trường;
 Từ chối nghiệm thu khi công việc/hạng mục/công trình không đạt
26
yêu cầu;
 Kiến nghị với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)
1.5.6. Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
 Lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây
dựng
 Lựa chọn hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây
dựng
 Lập Ban quản lý dự án (chuyên ngành, khu vực, từng dự án);
 Thuê tư vấn quản lý dự án;
 Sử dụng bộ máy chuyên môn
 Nội dung quản lý dự án
 quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất
lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an
toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng;
lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ
thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác
 Chủ đầu tư thực hiện hoặc giao BQL, tư vấn, tổng thầu … 27
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)
1.5.7. Nghiệm thu, bàn giao trong xây dựng
 Nghiệm thu các kết quả của các hoạt động xây dựng: kết
quả lập dự án, kết quả khảo sát xây dựng, kết quả thiết kế,
các kết quả thi công, các kết quả tư vấn, các kết quả khác
 Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng
 Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm
thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công
trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng
 Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp
đồng đã ký kết với nhà thầu, sau khi thực hiện nghiệm thu công
trình xây dựng theo đúng quy định.
 Người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản
phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây
dựng.
28
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)
1.5.8. Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
Bảo hành công trình xây dựng
 Các đơn vị cung ứng có trách nhiệm bảo hành sản phẩm của
mình: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm
khuyết do lỗi của mình .
 Thời gian bảo hành công trình, thiết bị công trình, thiết bị
công nghệ được xác định theo loại, cấp công trình xây dựng
và quy định của nhà sản xuất hoặc hợp đồng cung cấp thiết
bị.
Bảo trì công trình xây dựng
 chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì trước
khi đưa hạng mục công trình, CTXD vào khai thác, sử dụng;
 Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách
nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.
29
1.5. CÁC HOẠT ĐỘNG XD TRONG DAXD (TIẾP)

30
BÀI TẬP VỀ NHÀ (NHÓM 2-3 NGƯỜI)
 Chọn 1 dự án đầu tư xây dựng mà bạn có thể dễ dàng tìm
kiếm thông tin trên internet.
 Trình bày các thông tin chính về dự án, vd. chủ đầu tư,
nguồn vốn, quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện.
 Phân công các thành viên trong nhóm thực hiện nội dung
sau:
1. Liệt kê các hoạt động chủ đầu tư và/hoặc người quyết định đầu
tư xây dựng phải thực hiện cho dự án
2. Liệt kê các hoạt động các nhà tư vấn tham gia vào dự án phải
thực hiện cho dự án, nói rõ vai trò của nhà tư vấn trong từng hoạt
động
3. Liệt kê các hoạt động các nhà thầu phải thực hiện trong dự án
4. Liệt kê danh mục các loại tổ chức phải ký kết hợp đồng với chủ
đầu tư để thực hiện các hoạt động trong dự án
 Thời hạn nộp bài: 1 tuần sau khi giao đề bài. 31
1.6. CÁC BÊN HỮU QUAN CỦA DAXD
1.6.1. Khái niệm bên hữu quan và các bên hữu quan của
dự án xây dựng
 Các bên hữu quan là cá nhân, nhóm người hay tổ chức có
ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng hoặc cảm thấy bị ảnh
hưởng bởi một hành động, quyết định hay kết quả đầu ra
của dự án (PMI)

32
1.6. CÁC BÊN HỮU QUAN CỦA DAXD
1.6.1. Khái niệm bên hữu quan và các bên hữu quan của
dự án xây dựng

33
1.6. CÁC BÊN HỮU QUAN CỦA DAXD
1.6.1. Khái niệm bên hữu quan và các bên hữu quan của
dự án xây dựng

34
1.6. CÁC BÊN HỮU QUAN CỦA DAXD

1.6.2. Các bên có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng


theo các quy định pháp luật ở Việt Nam

 Lập danh mục tất cả các bên hữu quan của một dự án đầu
tư xây dựng cụ thể sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân
sách.

35
CHƯƠNG 2.
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY
DỰNG
2.1. Khái niệm quản lý dự án
2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá việc QLDA
2.3. Quản lý DAXD theo thông lệ quốc tế
2.4. Quản lý dự án xây dựng theo các quy định
pháp luật ở Việt Nam

36
2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1.1. Quản lý là gì?

37
2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN
2.1.1. Quản lý là gì?
-Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một
môi trường tốt giúp con người hoàn thành một
cách hiệu quả mục tiêu đã định".
-Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực
tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà
là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là
thành tích".

38
2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN
 Các chức năng quản lý:

Lập kế hoạch

Kiểm soát Tổ chức

Lãnh đạo
39
2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN
 Các chức năng quản lý:

40
2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN (TIẾP)

2.1.2. Quản lý dự án là gì?


 Quản lý dự án vĩ mô và vi mô:
 Vĩ mô: Quản lý nhà nước về xây dựng
bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của
quá trình hình thành, hoạt động và kết thúc dự án.
Những công cụ quản lý vĩ mô chính của Nhà nước là thông qua
hệ thống luật pháp bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch,
như chính sách về tài chính tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính sách đầu
tư, chính sách thuế, những quy định về chế độ kế toán, thống kê,
bảo hiểm, tiền lương...
 Vi mô: Quản lý các hoạt động cụ thể của từng dự án

41
2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ DỰ ÁN (TIẾP)

2.1.2. Quản lý dự án là gì?


 theo PMBOK:
 là việc áp dụng các kiến thức,kỹ
năng, công cụ và kỹ thuật vào việc
thực hiện các hoạt động của dự án
để thỏa mãn các yêu cầu của dự án

 theo APM:
 là việc áp dụng các quá trình,
phương pháp, kiến thức, kỹ năng
và kinh nghiệm nhằm đạt được
các mục tiêu của dự án

42
2.2. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN LÝ DA
 Dự án hoàn thành trong thời hạn quy định;
 Dự án hoàn thành trong ngân sách cho phép;

 Dự án đạt được thành quả mong muốn:


 Chất lượng (Quality)
 Phạm vi (Scope)

 Dự án sử dụng HỢP Chất lượng/Phạm


LÝ nguồn lực vi
Mục
(effectiveness) + sử Yêu cầu tiêu
dụng nguồn lực HIỆU về
QUẢ (efficiency) thành Chi
 Quá trình thực hiện quả phí
dự án làm hài lòng các Thời Ngân
bên hữu quan hạn sách cho43
quy Thời
phép
định gian
2.2. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN LÝ DA

44
2.2. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VIỆC
QUẢN LÝ DA (TIẾP)
 Sự thay đổi của mục tiêu dự án trong lịch sử quản lý dự
án:

45
2.2. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VIỆC
QUẢN LÝ DA (TIẾP) NEW!

Làm việc nhóm (4-5 người):


1. Hãy nêu các mục tiêu và tiêu chí đánh giá của việc quản
lý dự án đầu tư xây dựng dưới góc độ Chủ đầu tư một
dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn tư nhân.
Gợi ý: xem xét tổng thể cả dự án và theo các giai đoạn/hoạt
động xây dựng chính!

46
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ
Tiêu chuẩn:
ISO21500

Khuôn khổ:
Phương pháp luận:
PMBOK® Guide;
Prince2, Lean,
APM Body of
Prism, Method123
Knowledge

47
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ - PRINCE2
 Quản lý dự án là việc hoạch định, phân công, giám sát và
kiểm soát mọi khía cạnh của một dự án và động lực của
những người tham gia để đạt được các mục tiêu của dự án
trong phạm vi thành quả kỳ vọng về thời gian, chất lượng,
phạm vi, lợi ích và rủi ro.

Kiểm Lập kế hoạch


soát

Ủy
Giám
quyền/Giao
sát
việc 48
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ - PRINCE2

49
4 Thành tố của Prince2
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ - PRINCE2 (TIẾP)
 Dựa trên 4 thành tố: (1) nguyên tắc, (2) chủ đề, (3) quá trình
và (4) môi trường dự án
1. 7 nguyên tắc đúc rút từ các vai trò công việc và kinh nghiệm
thực tế.
2. 7 chủ đề mô tả các khía cạnh của hoạt động quản lý dự án mà
phải thực hiện tuần tự hoặc song song trong dự án.
3. 7 quá trình mô tả tiến trình theo từng bước trong suốt vòng đời
dự án, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Mỗi quá trình đều có
danh mục kiểm tra các hoạt động nên được thực hiện, sản
phẩm và các trách nhiệm có liên quan.
4. Người sử dụng chuẩn mực phải vận dụng PRINCE2 vào điều
kiện cụ thể của dự án của mình. PRINCE2 là một khuôn khổ
mềm dẻo, linh hoạt và có thể điều chỉnh theo chủng loại và quy
mô dự án. 50
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ - PRINCE2 (TIẾP)

51

7 Nguyên tắc của Prince2


2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ - PRINCE2 (TIẾP)

52

7 Quá trình của Prince2


2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ - PRINCE2 (TIẾP)

53
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ - PMBOK

54
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ - PMBOK
1
• Quản lý tổng hợp dự án

2
• Quản lý phạm vi dự án

3
• Quản lý tiến độ dự án
10 lĩnh vực
kiến thức 4
• Quản lý chi phí dự án
QLDA theo
PMBOK 5
• Quản lý chất lượng dự án

6
• Quản lý nguồn lực dự án

7
• Quản lý giao tiếp dự án

8
• Quản lý rủi ro dự án

9
• Quản lý mua sắm dự án
55
10
• Quản lý các bên hữu quan dự án
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ
QUỐC TẾ - PMBOK (TIẾP)

56

05 nhóm quá trình


2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ TỔNG HỢP

 Quản lý tổng hợp bao gồm các quá trình và hoạt động cần thiết
để nhận dạng, xác định, phối hợp, hợp nhất và điều phối các
quá trình và các hoạt động quản lý dự án khác nhau trong việc
quản lý một dự án.
 Ra quyết định về phân bổ nguồn lực, đánh đổi giữa các mục tiêu
và phương án cạnh tranh lẫn nhau, quản lý các mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau của các nội dung quản lý dự án. 57
 Đảm bảo các bộ phận của dự án hoạt động như một thể thống
nhất, như một hệ thống.
NỘI DUNG CÁC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP
1 - Thiết lập điều lệ dự án (Nhóm quá trình thiết lập)
quá trình xây dựng một văn bản nhằm chính thức hóa sự tồn tại của dự án và cấp quyền
cho giám đốc dự án để sử dụng nguồn lực của tổ chức cho các hoạt động của dự án.
2 -Lập kế hoạch quản lý dự án (Nhóm quá trình hoạch định)
quá trình xác định, chuẩn bị và phối hợp tất cả các kế hoạch thành phần và hợp nhất chúng
thành một kế hoạch quản lý dự án tổng hợp.
3 - Chỉ đạo và quản lý công việc dự án (Nhóm quá trình thực hiện)
quá trình lãnh đạo và thực hiện công việc của dự án được xác định trong kế hoạch quản lý
dự án và thực hiện các thay đổi được phê duyệt để đạt được các mục tiêu của dự án.
4 – Quản lý kiến thức (Nhóm thực hiện)
Quá trình sử dụng kiến thức hiện có và tạo ra kiến thức mới để đạt được các mục tiêu của
dự án cũng như góp phần vào việc học tập của tổ chức
5 - Theo dõi và kiểm soát công việc dự án (Nhóm quá trình theo dõi và kiểm soát)
quá trình theo dõi, soát xét, và điều chỉnh tiến trình thực hiện dự án để đạt được mục tiêu
của dự án như thể hiện trong kế hoạch quản lý dự án.
6 - Thực hiện kiểm soát thay đổi tổng thể (Nhóm quá trình theo dõi và kiểm soát)
quá trình theo dõi, soát xét, và điều chỉnh tiến trình thực hiện dự án để đạt được mục tiêu
của dự án như thể hiện trong kế hoạch quản lý dự án.
7 - Kết thúc dự án/giai đoạn dự án (Nhóm quá trình kết thúc) 58
Là quá trình hoàn tất tất cả các hoạt động thuộc các nhóm quá trình quản lý dự án khác
nhau để chính thức kết thúc dự án hoặc giai đoạn của dự án.
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN

 Phạm vi sản phẩm là “các đặc tính và chức năng mô tả rõ đặc điểm
của một sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả”
 Phạm vi dự án là “công việc được thực hiện để tạo ra một sản
phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả với các đặc tính và chức năng đã xác
định”
 Phạm vi dự án tạo ra “biên giới” của dự án và được sử dụng để xác
định xem dự án có thay đổi hay không. 59
 Quản lý phạm vi: xác định và kiểm soát những gì bao hàm và không
bao hàm trong dự án.
NỘI DUNG CÁC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ PHẠM VI DA
1 – Lập kế hoạch quản lý phạm vi dự án (Hoạch định)
quá trình tạo ra kế hoạch quản lý phạm vi dự án, là tài liệu cho thấy cách thức
phạm vi dự án được xác định, kiểm định và kiểm soát.
2 –Thu thập yêu cầu (Hoạch định)
quá trình xác định và văn bản hóa các nhu cầu đạt được mục tiêu của dự án của
các bên hữu quan.
3 – Xác định phạm vi (Hoạch định)
quá trình xây dựng một bản mô tả chi tiết về dự án và sản phẩm gọi là Bản danh
mục phạm vi dự án (còn gọi là Bản tuyên bố phạm vi của dự án).
4 – Thiết lập cơ cấu phân tách công việc (Hoạch định)
quá trình phân chia các sản phẩm của dự án và các công việc của dự án thành các
phần nhỏ hơn và dễ quản lý hơn.
5 –Kiểm định phạm vi (Theo dõi và kiểm soát)
quá trình chính thức chấp nhận các kết quả đã hoàn thành của dự án
6 – Kiểm soát phạm vi (Theo dõi và kiểm soát)
quá trình theo dõi tình trạng phạm vi dự án và sản phẩm và quản lý các thay 60
đổi
so với hệ phạm vi cơ sở.
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN

 Bao gồm các quá trình cần thiết để quản lý sao cho dự án kết thúc đúng
thời hạn.

61
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
 1 – Lập kế hoạch quản lý tiến độ dự án (Hoạch định)
 quá trình thiết lập các chính sách, thủ tục và văn bản để lập kế hoạch,
xây dựng, quản lý, thực hiện và kiểm soát tiến độ dự án.
 2 –Xác định các công việc (Hoạch định)
 xác định các hoạt động cụ thể cần thực hiện để tạo ra kết quả của dự
án.
 3 – Sắp xếp thứ tự thực hiện công việc (Hoạch định)
 quá trình xác định và văn bản hóa các mối liên hệ giữa các công việc
của dự án.
 4 – Dự tính nguồn lực thực hiện công việc (Hoạch định)
 quá trình dự tính chủng loại và khối lượng vật liệu, nhân lực, máy
móc thiết bị hoặc các đầu vào khác cần thiết để thực hiện mỗi công
việc.
 5 –Dự tính thời hạn công việc (Hoạch định)
 quá trình ước tính số lượng chu kỳ làm việc cần thiết (thời gian) để62
hoàn thành từng công việc riêng biệt với nguồn lực đã dự tính
NỘI DUNG CÁC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ (TIẾP)
 6 – Lập tiến độ (Hoạch định)
 quá trình phân tích thứ tự thực hiện các công việc, thời hạn thực hiện,
các yêu cầu nguồn lực và các ràng buộc về tiến độ để tạo ra tiến độ của dự
án.
 7 – Kiểm soát tiến độ (Theo dõi và kiểm soát)
 quá trình theo dõi trạng thái của dự án để cập nhật tiến trình thực hiện
dự án và quản lý các thay đổi đối với hệ tiến độ cơ sở.

BỔ SUNG CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG


 1 – Xác định tỷ trọng công việc (Hoạch định)
 quá trình thiết lập các chính sách, thủ tục và văn bản để lập kế hoạch, xây
dựng, quản lý, thực hiện và kiểm soát tiến độ dự án.
 2 – Xây dựng đường cong tiến trình (Hoạch định)
 xác định các hoạt động cụ thể cần thực hiện để tạo ra kết quả của dự án.
 3 – Theo dõi tiến trình thực hiện dự án (Theo dõi và kiểm soát)
 quá trình dự tính chủng loại và khối lượng vật liệu, nhân lực, máy móc
thiết bị hoặc các đầu vào khác cần thiết để thực hiện mỗi công việc. 63
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN

 Bao gồm các quá trình hoạch định, dự tính chi phí, lập ngân
sách, tài trợ vốn, huy động vốn quản lý và kiểm soát chi phí
để dự án hoàn thành trong phạm vi ngân sách được duyệt
64
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN
 1 – Lập kế hoạch quản lý chi phí dự án (Hoạch định)
 quá trình thiết lập các chính sách, thủ tục và văn bản để lập kế
hoạch, xây dựng, quản lý, chi tiêu và kiểm soát chi phí dự án.
 2 – Dự tính chi phí (Lập dự toán chi phí) (Hoạch định)
 quá trình dự tính nguồn lực bằng tiền cần thiết để hoàn thành các
công việc của dự án.
 3 – Xác định ngân sách (Hoạch định)
 quá trình tổng hợp các chi phí dự toán của mỗi công tác hoặc gói
công việc để thiết lập một hệ chi phí cơ sở được chấp nhận
 4 – Kiểm soát chi phí (Theo dõi và kiểm soát)
 quá trình theo dõi trạng thái của dự án để cập nhật ngân quỹ dự án
và quản lý các thay đổi đối với hệ chi phí cơ sở.

65
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
 Bao gồm các quá trình và hành động của tổ chức thực hiện
dự án để xác định các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm
chất lượng để dự án thỏa mãn các nhu cầu là lý do để dự án
được thực hiện.

66
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
 1 – Lập kế hoạch quản lý chất lượng (Hoạch định)
 Quá trình xác định các yêu cầu và/hoặc tiêu chuẩn chất lượng cho
dự án và sản phẩm của nó, và văn bản hóa cách thức dự án thỏa mãn
các yêu cầu chất lượng này.
 2 – Đảm bảo chất lượng (Thực hiện)
 Quá trình đánh giá lại các yêu cầu chất lượng và kết quả nhờ có
được từ việc đo lường chất lượng để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
và nội dung hoạt động phù hợp được sử dụng
 3 – Kiểm soát chất lượng (Theo dõi và kiểm soát)
 Theo dõi và lập hồ sơ lại các kết quả của các hoạt động chất lượng để
đánh giá hoạt động và đề xuất những thay đổi cần thiết

67
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ NGUỒN LỰC DỰ ÁN
 quản lý nguồn lực dự án bao gồm các quá trình liên quan
đến việc xác định, tìm được và quản lý các nguồn lực cần
thiết cho sự thành công của dự án.

68
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ NGUỒN LỰC DỰ ÁN

Các kỹ năng và năng lực cần thiết cho người


quản lý dự án để quản lý tài nguyên đội nhóm
so với tài nguyên vật chất có nhiều điểm khác
biệt.
Tài nguyên vật chất bao gồm thiết bị, vật liệu, cơ
sở vật chất, và cơ sở hạ tầng.
Tài nguyên đội nhóm hoặc nhân sự đề cập đến
nguồn nhân lực.

69
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ NGUỒN LỰC DỰ ÁN

70
NỘI DUNG CÁC QUÁ TRÌNH
QUẢN LÝ NGUỒN LỰC DỰ ÁN
1 – Lập kế hoạch quản lý nguồn lực
 2 – Dự tính nguồn lực

 3 – Tìm ra nguồn lực

 4 – Xây dựng và phát triển đội dự án

 5 – Quản lý đội dự án

 6 – Kiểm soát nguồn lực

71
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ GIAO TIẾP DỰ ÁN
 Các quá trình cần thiết để đảm bảo các thông tin DA được
hoạch định, thu thập, tạo ra, phân phối, lưu trữ, truy cập,
quản lý, kiểm soát, theo dõi và tiêu hủy một cách kịp thời,
thích hợp.

72
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ GIAO TIẾP DỰ ÁN
 1 – Lập kế hoạch quản lý giao tiếp (Hoạch định)
 quá trình xây dựng một cách tiếp cận và kế hoạch phù hợp cho việc
giao tiếp trong dự án dựa trên nhu cầu và yêu cầu thông tin của các
bên hữu quan và các điều kiện hiện có của tổ chức
 2 – Quản lý các hoạt động giao tiếp (Thực hiện)
 quá trình tạo ra, thu thập, phân phối, lưu trữ, truy cập và tiêu hủy
thông tin dự án một cách phù hợp với kế hoạch quản lý giao tiếp
 3 – Kiểm soát các hoạt động giao tiếp (Theo dõi và kiểm
soát)
 Quá trình theo dõi và kiểm soát các hoạt động giao tiếp trong suốt
vòng đời dự án để đảm bảo nhu cầu thông tin của các bên hữu
quan được thỏa mãn
73
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN

74
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN

75
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN

76
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN
 Rủi ro là một sự kiện hay điều kiện chưa chắc chắn
mà nếu nó xảy ra, sẽ có ảnh hưởng đến ít nhất một
mục tiêu của dự án, ví dụ như phạm vi, tiến độ,
chi phí và chất lượng. Rủi ro luôn nằm trong
tương lai.
 Quản lý rủi ro dự án bao gồm các quá trình lập kế
hoạch quản lý rủi ro, nhận dạng, phân tích, lập kế
hoạch đối phó, triển khai đối phó và giám sát rủi ro
của một dự án.
77
NỘI DUNG CÁC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN
 1 – Lập kế hoạch quản lý rủi ro (Hoạch định)
 quá trình xác định cách thức thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro cho dự án
 2 – Nhận dạng rủi ro (Hoạch định)
 quá trình xác định những rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án và văn bản hóa các
đặc điểm của chúng
 3 – Phân tích định tính rủi ro (Hoạch định)
 quá trình sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro nhờ việc kết hợp khả năng xảy ra và ảnh
hưởng của chúng, nhằm mục đích phục vụ cho việc phân tích hoặc thực hiện các
hoạt động tiếp theo
 4 - Phân tích định lượng rủi ro (Hoạch định)
 quá trình phân tích dữ liệu dưới dạng số hậu quả của các rủi ro được nhận dạng
đối với các mục tiêu chung của dự án
 5 –Lập kế hoạch đối phó rủi ro (Hoạch định)
 quá trình xây dựng các phương án và hành động để nâng cao cơ hội và giảm thiểu
nguy cơ đối với các mục tiêu của dự án
 6 –Triển khai việc đối phó rủi ro (Thực hiện)
 quá trình thực hiện các kế hoạch ứng phó rủi ro đã được thống nhất.
 7 – Kiểm soát rủi ro (Theo dõi và kiểm soát)
 quá trình giám sát việc thực hiện các kế hoạch đối phó rủi ro, theo dõi các rủi ro đã78
được nhận dạng, nhận dạng và phân tích các rủi ro mới, và đánh giá hiệu quả các
quá trình rủi ro trong suốt dự án
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ MUA SẮM DỰ ÁN

 Bao gồm các quá trình cần thiết để đội dự án mua được
hoặc có được các sản phẩm, dịch vụ, hoặc các kết quả
khác cần thiết cho dự án từ bên ngoài.
 Bao hàm cả:
 việc quản lý các hợp đồng, đơn đặt hàng đối với bên cung
ứng;
 các hợp đồng ký kết với chủ đầu tư (nhà tài trợ vốn) của đội
dự án và
 các nghĩa vụ hợp đồng của đội dự án.

79
NỘI DUNG
CÁC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ MUA SẮM DỰ ÁN
 1 – Lập kế hoạch quản lý mua sắm (Hoạch định)
 văn bản hóa các quyết định mua sắm, xác định rõ phương thức
mua sắm và nhận dạng được các nhà cung cấp tiềm năng
 2 – Thực hiện các hoạt động mua sắm (Thực hiện)
 quá trình thu thập các thông tin phản hồi từ các nhà cung ứng,
lựa chọn một nhà cung ứng và ký kết hợp đồng với nhà cung ứng
được lựa chọn
 3 – Quản lý các hoạt động mua sắm (Theo dõi và kiểm soát)
 Quá trình quản lý các mối quan hệ mua sắm, theo dõi việc thực
hiện hợp đồng, thực hiện các thay đổi,các điều chỉnh cần thiết
 4 – Kết thúc các hoạt động mua sắm (Kết thúc)
 quá trình hoàn thành mỗi hoạt động mua sắm của dự án.
 liên quan đến việc thẩm tra và chấp nhận tất cả các công việc và
kết quả của việc mua sắm, các hoạt động hành chính khác như
việc kết thúc tất cả các yêu cầu khiếu nại chưa giải quyết xong, cập80
nhật các hồ sơ để phản ánh kết quả cuối cùng và lưu trữ các thông
tin để sử dụng trong tương lai
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - PMBOK - QUẢN LÝ CÁC BÊN HỮU QUAN
DỰ ÁN
 Gồm các quá trình cần thiết để xác định các cá nhân, các
nhóm hoặc tổ chức có thể có ảnh hưởng đến hoặc bị ảnh
hưởng từ dự án, để phân tích các kỳ vọng và ảnh hưởng
của họ đến DA, xây dựng được các chiến lược quản lý các
bên hữu quan phù hợp, có hiệu quả trong việc ra quyết định
và thực hiện DA.
 Bên hữu quan là cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức có mối
quan tâm hoặc ảnh hưởng, bị ảnh hưởng, hoặc nghĩ rằng
bị ảnh hưởng bởi bất kỳ khía cạnh nào của dự án (quyết
định, hoạt động, kết quả…)
 Mỗi dự án đều có các bên hữu quan bị ảnh hưởng từ dự án
hoặc có ảnh hưởng đến dự án một cách tích cực /tiêu cực81
NỘI DUNG CÁC QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC BÊN HỮU QUAN DỰ ÁN
 1 – Nhận dạng các bên hữu quan (Thiết lập)
 quá trình xác định các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức có thể ảnh
hưởng hoặc có ảnh hưởng đến một quyết định, hành động hoặc kết
quả của dự án, phân tích và văn bản hóa các thông tin có liên quan
đến họ …
 2 – Lập kế hoạch quản lý các bên hữu quan (Hoạch định)
 quá trình thiết lập các chiến lược quản lý phù hợp để các bên hữu
quan tham gia một cách hiệu quả vào dự án trong suốt vòng đời dự
án, dựa trên việc phân tích nhu cầu, mối quan tâm và ảnh hưởng
tiềm năng của họ đối với dự án
 3 – Quản lý sự tham gia của các bên hữu quan (Thực hiện)
 quá trình giao tiếp và làm việc với các bên hữu quan để thỏa mãn
nhu cầu, kỳ vọng của họ, nhận thức các vấn đề nảy sinh và tăng
cường sự tham gia của các bên hữu quan vào các hoạt động trong
suốt vòng đời dự án
 4 – Kiểm soát sự tham gia của các bên hữu quan (Theo dõi và kiểm
82
soát)
 quá trình theo dõi toàn bộ các mối quan hệ của các bên hữu quan và
điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch về việc các bên liên quan tham
2.3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO THÔNG LỆ QUỐC
TẾ - ISO 21500
 2006, Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) yêu cầu ISO thành lập tiêu
chuẩn quản lý dự án;
 Tổ kỹ thuật TC 236 bao gồm chuyên gia từ 37 nước tham gia
và 14 nước quan sát;
 Có nhiều sự tương đồng cũng như khác biệt giữa ISO
21500 và PMBOK phiên bản 6.
 Năm nhóm quá trình: thiết lập, hoạch định, thực hiện,
kiểm soát và kết thúc.
 Mười nội dung QLDA: Quản lý tổng hợp dự án, QL các bên
hữu quan dự án, Quản lý phạm vi dự án, Quản lý nguồn
lực dự án, quản lý tiến độ dự án, Quản lý chi phí dự án,
Quản lý rủi ro dự án, Quản lý chất lượng dự án, Quản lý 83
mua sắm dự án, Quản lý giao tiếp dự án
2.4. QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
Điều 66 Luật Xây dựng 2014:
 Phạm vi, kế hoạch công việc;
 khối lượng công việc;
 chất lượng xây dựng;
 tiến độ thực hiện;
 chi phí đầu tư xây dựng;
 an toàn trong thi công xây dựng;
 bảo vệ môi trường trong xây dựng;
 lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng;
 quản lý rủi ro;
 quản lý hệ thống thông tin công trình và
 các nội dung cần thiết khác. 84
LUYỆN TẬP

So sánh các quy định của Pháp luật xây dựng về nội dung
quản lý dự án theo Luật Xây dựng 2003, Luật Xây dựng
2014 và các văn bản hướng dẫn, giải thích

85
CHƯƠNG 3.
NỘI DUNG VÀ CÔNG CỤ CƠ BẢN
QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.1. Tổng quan về các nội dung quản lý DAXD
3.2. Quản lý phạm vi, kế hoạch công việc DAXD
3.3. Quản lý tiến độ DAXD
3.4. Quản lý chi phí DAXD
3.5. Công cụ tích hợp quản lý tiến độ và chi phí
DAXD
3.6. Quản lý chất lượng DAXD
3.7. Quản lý nguồn lực trong DAXD
3.8. Lựa chọn nhà thầu và quản lý hợp đồng trong
86 hoạt động xây dựng
3.9. Quản lý an toàn lao động trong DAXD
3.10. Quản lý môi trường trong việc thực hiện
DAXD
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ
ÁN XÂY DỰNG
Quản lý dự án xây dựng được tiếp cận theo hai cách:
 Quản lý dự án theo trình tự đầu tư xây dựng
 Quản lý theo các nội dung (lĩnh vực kiến thức) QLDA
Theo trình tự đầu tư xây dựng:
 Quản lý thông qua việc quản lý các hoạt động XD của DA
 Quản lý thông qua mô hình tổ chức quản lý dự án áp dụng
 Các hoạt động XD cần được cân nhắc các lĩnh vực kiến thức
QLDA cần thiết
Theo các nội dung (lĩnh vực kiến thức) quản lý dự án
 10 nội dung quản lý dự án theo PMBOK;
 10 nội dung chính quản lý dự án ĐTXD theo Luật XD 2014.
87
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ
ÁN XÂY DỰNG

88
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ
ÁN XÂY DỰNG – QUẢN LÝ TỔNG HỢP (CÁC NỘI
DUNG) DỰ ÁN
 Quản lý Tổng hợp Dự án bao gồm các quy trình và hoạt động để
xác định, kết hợp, thống nhất và phối hợp các quy trình và hoạt
động quản lý dự án trong các Nhóm Quy trình Quản lý Dự án.
Trong bối cảnh quản lý dự án, tích hợp bao gồm các đặc điểm
về sự thống nhất, hợp nhất, truyền thông và tương quan.
Những hành động này nên được áp dụng từ khi bắt đầu dự án
cho đến khi hoàn thành. Quản lý Tổng hợp Dự án bao gồm việc
lựa chọn về:
 Phân bổ nguồn lực,
 Cân bằng nhu cầu cạnh tranh,
 Xem xét mọi phương án tiếp cận thay thế,
 “May đo” các quy trình để đáp ứng các mục tiêu của dự án, và
 Quản lý sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các Lĩnh vực Kiến thức Quản lý Dự 89
án
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.1. KHÁI NIỆM – PHẠM VI SẢN PHẨM
Dưới góc độ chủ đầu tư, công trình xây dựng thường là
một phần của một dự án lớn hơn, vì thế, khách hàng xác
định phạm vi sản phẩm và (các) đơn vị thực hiện sẽ tiến
hành việc tạo ra sản phẩm của dự án là CTXD;
Phạm vi sản phẩm là “các đặc tính và chức năng mô tả rõ
đặc điểm của một sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả”
(PMBOK 2017); còn được gọi là “cấu hình” sản phẩm.
Phạm vi sản phẩm giúp xác định các công việc cần thực
hiện để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả.
Phạm vi sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng được hình
thành trong giai đoạn chuẩn bị dự án và được chi tiết hóa90
trong giai đoạn thực hiện dự án.
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.1. KHÁI NIỆM – PHẠM VI DỰ ÁN
Công việc được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ
hoặc kết quả, mà sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả này có
đặc điểm và tính năng đã xác định;
Trong các dự án có thể chia ra nhiều giai đoạn, phạm vi dự
án bao gồm tất cả các công việc cần thực hiện cho dự án để
tạo ra kết quả của từng giai đoạn.

91
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.1. KHÁI NIỆM – PHẠM VI DỰ ÁN
“phạm vi dự án” nhiều khi được xem là bao gồm “phạm vi
sản phẩm”

92
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.1. KHÁI NIỆM – PHẠM VI DỰ ÁN
“phạm vi dự án” vs. “phạm vi sản phẩm”

Phạm vi dự án Phạm vi sản phẩm

“Như thế nào” “Cái gì”

Hướng đến công việc Hướng đến yêu cầu chức năng

Công việc cần hoàn thành để Đặc tính & chức năng định rõ đặc
chuyển giao sản phẩm, dịch vụ điểm của một sản phẩm, dịch vụ 93
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.1. KHÁI NIỆM – PHẠM VI DỰ ÁN XÂY DỰNG
Phạm vi dự án xây dựng
Theo nghĩa rộng: tất cả các hoạt động xây dựng và các hoạt
động có liên quan khác mà các bên hữu quan nội bộ cần
thực hiện cho dự án để đảm bảo tạo nên được CTXD mới
hoặc hoàn thành việc cải tạo, sửa chữa CTXD của dự án
phù hợp với mục tiêu đã thiết lập và được chủ đầu tư chấp
nhận nghiệm thu.
Theo nghĩa hẹp: tất cả các công việc CĐT tự thực hiện
hoặc thuê đơn vị khác thực hiện trong các giai đoạn của
DAXD, trừ hoạt động bảo trì, vận hành CTXD.
Không chỉ bao gồm các hoạt động thi công xây lắp. 94
Thường được xem xét theo từng hoạt động xây dựng.
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.1. KHÁI NIỆM – PHẠM VI DỰ ÁN Ở VIỆT NAM
Một số cách hiểu khác ở Việt Nam:
Gắn với các hợp đồng xây dựng
Đồng nhất với diện tích đất và không gian dành cho dự án
(Luật Quy hoạch đô thị)
Không bao gồm hoạt động tài trợ vốn cho dự án (Luật Xây
dựng)
Bao gồm cả hoạt động bảo trì công trình xây dựng (Luật
Xây dựng)
Đồng nhất với quy mô dự án (diện tích sàn, diện tích xây
dựng, quy mô vốn đầu tư v.v….)
95
Lưu ý chủ đầu tư trong các dự án sử dụng vốn nhà nước
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.1. KHÁI NIỆM – PHẠM VI HỢP ĐỒNG
Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức/cá nhân thực hiện một số hoạt
động xây dựng, từ đó có phạm vi hợp đồng
 Làphạm vi của “dự án theo nghĩa mở rộng” dưới góc độ đơn vị
thực hiện phần việc được giao theo hợp đồng;
Ở Việt Nam: còn gọi là phạm vi công việc của hợp đồng: được xác
định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu
hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý
có liên quan. Quy định hiện hành phân chia theo các loại hợp
đồng sau:
 Hợp đồng tư vấn xây dựng
 Hợp đồng thi công xây dựng
 Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ
 Hợp đồng EPC 96
 Hợp đồng chìa khóa trao tay
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.1. KHÁI NIỆM – PHẠM VI CÔNG TÁC
Là thành phần công việc của một công tác/công tác xây
lắp/kết cấu xây dựng cụ thể;
Bổ sung và làm rõ phạm vi công việc của hợp đồng
Ví dụ:
AC.11000 Đóng cọc bằng thủ công
 Thành phần công việc: Lắp dựng và tháo dỡ dàn giáo, đóng cọc
theo yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển cọc trong phạm vi 30m
1200 CEMENT MORTAR PLASTER
 Providing 20mm thick plaster in two layers outside the
building/boundary wall in cement mortar 1:4 on walls, finished to a
smooth finish including providing 3mmx3mm size grooves at
97
junctions of two dissimilar materials all complete.
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG
Quản lý phạm vi dự án là việc thực hiện các quá trình cần
thiết để đảm bảo dự án thực hiện đầy đủ các công việc cần
thiết, và chỉ các công việc đó mà thôi, để hoàn thành dự án
một cách thành công.
Cần thiết lập hệ cơ sở về phạm vi và quản lý theo hệ cơ sở
này.
Các quá trình quản lý phạm vi theo PMBOK:
 Lập kế hoạch quản lý phạm vi
 Thu thập yêu cầu
 Xác định phạm vi
 Thiết lập cơ cấu phân tách công việc WBS
98
 Kiểm định phạm vi
 Kiểm soát phạm vi
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
 Kế hoạch quản lý phạm vi: chỉ rõ cách thức
 Lập danh mục phạm vi dự án
 Thiết lập cơ cấu phân tách công việc (WBS)
 Phê duyệt và duy trì WBS
 Kết quả dự án được nghiệm thu chính thức;
 Xử lý các yêu cầu thay đổi đối với danh mục phạm vi
 Kế hoạch quản lý yêu cầu:
 Phương pháp nhận dạng các yêu cầu
 Cách thức phân tích, ưu tiên hóa, quản lý, theo dõi sự thay đổi của các
yêu cầu
 Các hoạt động quản lý cấu hình sản phẩm
 Các công cụ đo lường kết quả và cơ sở để sử dụng chúng
99
 Cơ cấu theo dõi các đặc tính của yêu cầu.
 Thực hiện thông qua các cuộc họp và lấy ý kiến chuyên gia
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
 Yêu cầu:
 các điều kiện hoặc năng lực mà DA phải đáp ứng/phải có trong kết quả của DA để tuân
thủ một thỏa thuận/quy cách; gồm các nhu cầu và kỳ vọng được định lượng của các bên
hữu quan.
 Cần được thu thập, phân tích và văn bản hóa
 Phân loại yêu cầu:
 Yêu cầu kinh doanh
 Yêu cầu của các bên hữu quan
 Yêu cầu về giải pháp
 Yêu cầu chức năng
 Yêu cầu phi chức năng
 Yêu cầu chuyển giao
 Yêu cầu của dự án
 Yêu cầu chất lượng 100

 Kết quả: Tài liệu yêu cầu, Ma trận theo dõi yêu cầu
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
Danh mục phạm vi: bản mô tả chi tiết về dự án và sản phẩm
 Danh mục phạm vi thể hiện:
 Mô tả phạm vi sản phẩm
 Các tiêu chí nghiệm thu sản phẩm
 Các đầu ra của dự án
 Các vấn đề ngoài phạm vi của dự án
 Các ràng buộc của dự án
 Các giả định của dự án…
 Vai trò của danh mục phạm vi
 Giúp đội dự án lập kế hoạch chi tiết, lập các hướng dẫn thực hiện và
đưa ra hệ cơ sở để đánh giá xem liệu một thay đổi hay một công việc
thực hiện thêm nào đó có thuộc hay không thuộc phạm vi của dự án.
101
 Đảm bảo các bên hữu quan có chung nhận thức về phạm vi và mục
tiêu của dự án.
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
Thiết lập cơ cấu phân tách công việc (WBS) – PMBOK
 Làquá trình phân chia các sản phẩm của dự án và các công việc của dự
án thành các phần nhỏ hơn và dễ quản lý hơn.
 WBS là kết quả phân nhỏ có thứ bậc toàn bộ phạm vi công việc cần
thực hiện bởi đội dự án để hoàn thành được các mục tiêu của dự án và
tạo ra các kết quả yêu cầu.
 WBS cơ cấu và xác định toàn bộ phạm vi dự án, đại diện cho toàn bộ
công việc trong Danh mục phạm vi dự án được phê duyệt.
 Công việc của dự án được thể hiện ở cấp thấp nhất của WBS gọi là gói
công việc, gói công việc được dùng để nhóm các công tác lại với nhau,
từ đó có thể lập tiến độ, tính dự toán, theo dõi và kiểm soát công việc.
Công việc ở đây được hiểu là sản phẩm của các công tác, chứ không
phải bản thân các công tác.
102
 WBS có thể đi kèm một tài liệu giải thích,
gọi là Từ điển WBS (WBS Dictionary).
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
Phương pháp thiết lập (WBS) – PMBOK
 Cónhiều cách để thiết lập WBS, ví dụ như phương pháp chuyên gia,
phương pháp Phân tích…
 Cần cân nhắc khi thiết lập WBS:
 Chiến lược quản lý và thực hiện dự án
 Yêu cầu báo cáo
Phương pháp phân tích
 Quy mô dự án
Chia nhỏ kết quả thành các phần
 Nguồn lực thực hiện dự án
Đến cấp độ gói công việc
(thuê hay tự thực hiện)
 Mức độ phức tạp của dự án Khi có thể tính dự toán
đủ độ tin cậy Thời
 Phương pháp phân tích gian và Chi phí

103
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
Phương pháp thiết lập (WBS) – PMBOK (tiếp)
 Căn cứ phân chia:
 Cơ cấu thành phần của đối tượng/sản phẩm thu nhận được sau
khi hoàn thành dự án như các bộ phận hay hạng mục công trình
của một dự án có xây dựng;
 Các bộ phận hoạt động theo quá trình/chức năng/tổ chức của tổ
chức thực hiện DA;
 Các giai đoạn theo vòng đời của dự án;
 Các bộ phận phân bố theo địa lý (đối với các dự án trải rộng theo
không gian).
 Có thể sử dụng 6 cấp bậc để phân tách công việc: 3 cấp bậc đầu cho
yêu cầu quản lý, 3 cấp bậc sau cho các yêu cầu kỹ thuật.
 Lưu ý:
 Một gói công việc phải được phân biệt rõ ràng với các gói khác
 Mỗi gói công việc phải có 1 ngày bắt đầu và kết thúc cụ thể
 Mỗi gói công việc phải có 1 ngân sách xác định
104
 Mỗi gói công việc phải đủ nhỏ để có thể đo lường tiến trình thực
hiện chính xác.
WBS DẠNG CÂY
ThiÕt kÕ

ThiÕt kÕ ThiÕt kÕ ThiÕt kÕ ThiÕt kÕ


KiÕn tróc KÕt cÊu c¬ ®iÖn kh¸ c

KÕt cÊu
Mãng khung sµn

Quy c¸ ch ThiÕt kÕ ThiÕt kÕ ThiÕt kÕ


c«ng t¸ c ®Êt t­ êng v©y cäc b¶n mãng

Cäc § µi cäc 105


3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
Trình tự lập WBS

Phân tích dần dần dự án thành các công việc hoặc gói công việc
nhỏ theo một số tiêu chí như đã lựa chọn

Lập danh mục và mã hoá các công việc đã phân tách

Đối với mỗi công việc/gói công việc đã được phân tách, xác định
các dữ liệu liên quan

Thông tin quan trọng nhất là về người/bộ phận chịu trách nhiệm
thi hành công việc/gói công việc đã phân tách - ma trận trách
nhiệm

Đối với mỗi công việc/gói công việc đã phân tách tổ chức các cuộc
phân tích với những người chịu trách nhiệm thi hành để làm rõ 106
trách nhiệm- nghĩa vụ - quyền lợi và khẳng định tính đúng đắn của
việc phân tách công việc
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
Một số sai lầm khi lập WBS
1. Bỏ qua một giai đoạn phân chia nào đó của dự án mà chuyển
trực tiếp sang tìm và giải quyết các vấn đề nghiệp vụ của dự án.
2. Chỉ sử dụng trong phân tách các chức năng, các pha hay các bộ
phận tổ chức thay vì các sản phẩm cuối cùng hoặc các nguồn
lực hao phí.
3. Không hiểu rằng WBS phải bao trùm toàn bộ dự án.
4. Nhắc lại một hoặc một vài phần tử của WBS.
5. Thiếu liên kết giữa cơ cấu dự án và hệ thống tài khoản kế toán
và hệ thống tài liệu dự toán.
6. Phân chia quá hoặc không đủ chi tiết.
7. Mã hoá không đúng, gây khó khăn cho quá trình lập trình.
8. Không tính đến các sản phẩm cuối cùng vì khó nhận biết hoặc
vô hình, như các dịch vụ.
107
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
<Ảnh>

<Video>

108
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
Cơ cấu phân chia công việc theo quá trình (process
WBS): hay còn gọi là cơ cấu phân chia công việc
định hướng hoạt động (activity-oriented hay verb-
oriented): thường được các giám đốc dự án sử
dụng. Các thành phần thường dùng động từ để mô
tả. Ví dụ: dự án được chia thành Yêu cầu, Phân
tích, Thiết kế, Thử nghiệm;

109
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
Cơ cấu phân chia công việc theo sản phẩm (product
WBS hay cơ cấu phân chia công việc định hướng
thực thể entity-oriented hay noun-oriented)-
thường được dùng bởi các nhà quản lý thiết kế.
Các thành phần thường dùng danh từ để mô tả. Ví
dụ: Kết cấu bê tông, khung nhà, Hệ thống đường
ống, Hệ thống điện, Nội thất, Mái...

110
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
3 loại khác:
 Cơ cấu phân chia công việc hỗn hợp quá
trình và công việc
 Cơ cấu phân chia công việc dạng tổ chức
 Cơ cấu phân chia công việc theo vùng địa lý

111
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)

112
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
1. Công ty nhà ACME
1.1 Xây nhà mới
1.1.1 Kết cấu bê tông
1.1.1.1 Đổ móng
1.1.1.2 Xây sân trong
1.1.1.3 Đổ cầu thang
1.1.2 Khung nhà
1.1.2.1 Dựng khung tường ngoài
1.1.2.2 Dựng khung tường trong
1.1.2.3 Lắp dàn mái
1.1.3 Hệ thống đường ống
1.1.3.1 Lắp đường ống nước
1.1.3.2 Lắp đường ống gas
1.1.3.3 Lắp thiết bị
1.1.4 Hệ thống điện
1.1.4.1 Đi dây
1.1.4.2 Lắp đặt ổ cắm, công tắc
1.1.4.3 Lắp đặt thiết bị
1.1.5 Nội thất
1.1.5.1 Lắp đặt vách tường
1.1.5.2 Trải thảm
1.1.5.3 Sơn
1.1.6 Mái
1.1.6.1 Lắp đặt lớp chống thấm 113
1.1.6.2 Lắp dựng mái
1.1.6.3 Lắp dựng cửa thông gió
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)

114
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
OBS
Cơ cấu phân tách công việc WBS là cơ sở để các thành viên nhóm
dự án hiểu cơ cấu và các mối quan hệ của các công việc trong dự
án. Song dự án hoặc bất kỳ bộ phận nào của nó cũng chỉ có thể
được thực hiện trong một quá trình hoạt động phối hợp thống
nhất giữa các thành viên dự án.
Cơ cấu tổ chức nhóm dự án (OBS) và ma trận trách nhiệm là 2
công cụ chính giúp chủ nhiệm dự án trong việc thành lập nhóm
phù hợp với yêu cầu và các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án. Cơ cấu
tổ chức nhóm dự án không chỉ là mô tả thành phần của nhóm dự
án mà còn xác định phân chia trách nhiệm của các thành viên
trong thực thi các công việc dự án. Cơ cấu và trình tự thực hiện
các công việc của dự án phụ thuộc không ít vào cơ cấu tổ chức của
nhóm dự án.
115
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
OBS

116
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.2. NỘI DUNG (TIẾP)
Kiểm soát phạm vi – PMBOK
 Là quá trình theo dõi trạng thái của phạm vi dự án và phạm vi
sản phẩm và quản lý các thay đổi đối với hệ cơ sở về phạm vi.
 Lý do không kiểm soát được phạm vi
 Dữ liệu để xác định phạm vi không đủ
 Các bên hữu quan chỉ quan tâm đến phạm vi khi dự án đang thực
hiện;
 Dự án được thực hiện quá xa thời điểm thiết lập phạm vi
 Khách hàng có kỳ vọng phi thực tế về kết quả dự án
 Sự can thiệp của các bên hữu quan trong khi thực hiện dự án
 Quản lý phạm vi và thay đổi của dự án kém
 Kiểm soát thay đổi phạm vi dự án đảm bảo rằng tất cả các yêu
cầu thay đổi, các biện pháp khắc phục hay phòng ngừa đề xuất
117
ra phải tuân theo một quy trình kiểm soát thay đổi thống
nhất.
DAXD
3.2.3. QUẢN LÝ PHẠM VI THEO GIAI ĐOẠN CỦA
DA

3.2.3.1. Giai đoạn hoạch định và xác định dự án (chuẩn bị


đầu tư)
 Là nhiệm vụ của chủ đầu tư dự án

 Phạm vi sản phẩm được chủ đầu tư xác định trong DADT

 Phạm vi dự án được xác định theo các giai đoạn của trình tự
thực hiện dự án xây dựng
 Phạm vi dự án phụ thuộc vào:
 Phương thức thực hiện dự án và phương thức quản lý dự án
được lựa chọn
 Các quy định pháp luật hiện hành
 Các yêu cầu của các bên hữu quan khác

 Danh mục phạm vi dự án tổng thể có thể là danh mục các 118
hoạt động xây dựng và các hoạt động tương đương khác cần
thực hiện cho dự án.
DAXD
3.2.3. QUẢN LÝ PHẠM VI THEO GIAI ĐOẠN CỦA
DA

3.2.3.2. Giai đoạn thực hiện dự án


 WBS được thiết lập dựa trên danh mục phạm vi của dự án
đối với các công việc chủ đầu tư tự tiến hành, công việc
không tự tiến hành được thay bằng hoạt động mua sắm
tương ứng;
 Các hoạt động mua sắm phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà
thầu;
 Các nhà thầu có thể kết nối WBS từ hợp đồng họ thực hiện
vào WBS toàn dự án;
 Toàn bộ phần việc chủ đầu tư tự thực hiện và các phần việc
theo các hợp đồng do các nhà thầu thực hiện tạo thành
phạm vi đầy đủ của dự án. 119
 Lưu ý làm rõ thành phần công việc của các công tác để làm
rõ phạm vi dự án.
DAXD
3.2.3. QUẢN LÝ PHẠM VI THEO GIAI ĐOẠN CỦA
DA

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong quản lý phạm vi


 Quyết định số lượng gói thầu, loại hợp đồng sử dụng

 Số lượng gói thầu:


 Mỗi gói thầu cần có quy mô phù hợp để chủ đầu tư quản lý
được và bao gồm các thành phần mà nhà thầu quản lý được
 Quy mô gói thầu cần phù hợp để đảm bảo tính cạnh tranh,
tránh tình trạng chỉ có 1 hoặc số ít các nhà thầu đạt yêu cầu
 Nếu dự án có yêu cầu rút ngắn thời gian nhờ việc thực hiện
song song một số công việc, nên cân nhắc phương án tách
thành nhiều gói thầu thay vì sử dụng 1 gói thầu cho các công
việc đó.
 Loại hợp đồng:
120
 Phù hợp phương thức thực hiện dự án, yêu cầu quản lý của
chủ đầu tư và quy định pháp luật.
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.4. QUẢN LÝ PHẠM VI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

3.2.4.1. HĐ khảo sát xây dựng công trình


Danh mục phạm vi điển hình
 Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng (nếu có)

 Lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

 Thực hiện các công việc khảo sát theo đúng nhiệm vụ,
phương án khảo sát đã được chủ đầu tư phê duyệt, tiêu
chuẩn, quy chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật
 Lập báo cáo kết quả khảo sát

121
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.4. QUẢN LÝ PHẠM VI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
3.2.4.2. Hợp đồng tư vấn lập dự án đầu tư
Danh mục phạm vi điển hình:
 Khảo sát hiện trường, nghiên cứu nhu cầu về thị trường,
chọn địa điểm đầu tư xây dựng công trình (trường hợp
chưa chọn được địa điểm), lựa chọn phương án công
nghệ, dây chuyền công nghệ.
 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

 Tham gia nghiệm thu chạy thử thiết bị, nghiệm thu hoàn
thành công việc, hạng mục công trình và toàn bộ công
trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư
 Giám sát tác giả và làm rõ thiết kế, sửa đổi thiết kế (nếu
có) trong quá trình thi công xây dựng công trình 122
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.3.4. QUẢN LÝ PHẠM VI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
3.3.4.3. Hợp đồng tư vấn thiết kế
Danh mục phạm vi điển hình
 Thiết kế công trình phù hợp với bước thiết kế trước, quy
chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng
 Tham gia nghiệm thu các giai đoạn, nghiệm thu chạy thử
thiết bị, nghiệm thu hoàn thành công việc, hạng mục công
trình và toàn bộ công trình nếu có yêu cầu
 Giám sát tác giả và làm rõ thiết kế, sửa đổi thiết kế trong
quá trình thi công xây dựng công trình.
 Phối hợp với các đơn vị tư vấn khác và chủ đầu tư để điều
chỉnh thiết kế nếu trong quá trình thi công phải điều
chỉnh lại thiết kế so với thiết kế ban đầu. 123
3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI, KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
DAXD
3.2.5. QUẢN LÝ PHẠM VI THEO CÁC CHỦ THỂ
KHÁC NHAU TRONG DỰ ÁN
 Chủ đầu tư
 Quản lý phạm vi sản phẩm, phạm vi tổng thể dự án
 Quản lý việc phân chia gói thầu và kế hoạch lựa chọn nhà thầu
 Quản lý ranh giới phạm vi giữa các hợp đồng

 Nhà thầu chính, tổng thầu:


 Làm rõ phạm vi hợp đồng tổng thầu/thầu chính họ thực hiện
 Quản lý việc thực hiện hợp đồng theo phạm vi hợp đồng tổng
thầu/thầu chính đã xác định
 Quản lý phạm vi công việc của các nhà thầu phụ
 Quản lý ranh giới phạm vi giữa các hợp đồng thầu phụ

 Nhà thầu phụ:


 Làm rõ phạm vi hợp đồng thực hiện 124
 Quản lý việc thực hiện hợp đồng theo phạm vi đã xác định
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
 Mối quan hệ giữa QL phạm vi và QL tiến độ

125
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
 Lập tiến độ dự án cung cấp một kế hoạch chi tiết
thể hiện cách thức (how) và thời gian (when) dự
án sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và kết quả
được xác định trong phạm vi dự án và đóng vai
trò như một công cụ để trao đổi thông tin, quản
lý kỳ vọng của các bên hữu quan và làm cơ sở
cho việc báo cáo kết quả.

126
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
 Là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến
độ nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án
 Là việc thực hiện các quá trình cần thiết để quản

lý sao cho dự án kết thúc đúng thời hạn


(PMBOK).
 Là việc thực hiện các hoạt động quản lý cần thiết

để đảm bảo dự án được thực hiện đúng theo


tiến độ đã được phê duyệt

127
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
 Các quá trình
Lập kế hoạch quản lý tiến độ

Xác định công việc/công tác

Sắp xếp thứ tự công việc

Ước tính thời hạn thực hiện

Lập tiến độ

Kiểm soát tiến độ 128


3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
 Xác định các mốc thời gian của dự án
 Thời điểm bàn giao các kết quả;
 Các mốc tiến độ khác.

 Lập và phê duyệt kế hoạch tiến độ làm gốc (kế hoạch tiến
độ cơ sở);
 Xây dựng đường cong tiến trình phục vụ việc theo dõi
tiến độ dự án;
 Đảm bảo thực hiện công việc theo tiến độ đã lập;
 Kiểm soát việc thực hiện tiến độ;
 Xử lý các tình huống và các thay đổi.
129
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
* Xác định các công việc/công tác:
Mục đích: xác định các công tác cụ thể cần thực hiện để tạo

ra kết quả của dự án, tạo ra Danh mục công việc. Cần chi
tiết đủ để dự tính được nguồn lực và thời gian để hoàn
thành chúng.
Đầu vào chính: danh mục phạm vi, WBS+ thuyết minh.
Sử dụng phương pháp phân tích để phân tích các gói công

việc thành các công tác cụ thể.


Có thể sử dụng kỹ thuật lập kế hoạch cuốn chiếu.

Các công
Gói công tác:
việc: hoạt động
sản phẩm/kết cần thực
quả thu được hiện để hoàn
dựa trên thành được 130
Phạm vi gói công
việc
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
Ví dụ phân tích để xác định công việc:
Gói công việc: Lựa chọn nhà thầu
 1. Làm rõ yêu cầu của công việc cần thực hiện
 2. Xác định các nhà thầu tiềm năng
 3. Gửi hồ sơ mời thầu
 4. Soát xét hồ sơ dự thầu
 5. Đàm phán với các bên dự thầu
 6. Lựa chọn nhà thầu
 7. Kiểm tra các đầu mối tham khảo
 8. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng
 9. Ký kết hợp đồng với nhà thầu

Một số công việc nếu không gán được thời gian một cách
có ý nghĩa có thể coi là các “mốc tiến độ”, ví dụ như các 131
công việc 3, 9 trong danh sách trên.
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Sắp xếp thứ tự thực hiện công việc/công tác:
Sắp xếp thứ tự thực hiện các công tác dựa trên quan hệ

(mối liên hệ) giữa chúng.


 4 mối liên hệ phụ thuộc:
 bắt buộc: được quy định bởi yêu cầu trong hợp đồng/quy định
pháp luật hoặc do bản chất của công việc.
 tự do: logic ưu tiên/mềm: dựa trên các kiến thức hoặc kinh
nghiệm.
 từ bên ngoài: là quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các
hoạt động không thuộc dự án.
 Từ bên trong: thứ tự ưu tiên các hoạt động

 4 liên hệ logic (FS, SS, FF và SF), có thể có thêm thời gian 132
dẫn trước (lead) và thời gian trễ (lag).
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Sắp xếp thứ tự thực hiện công việc/công tác:

133
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)

* Dự tính thời gian thực hiện công việc/công tác:


Dự tính lượng nỗ lực cần thiết cho mỗi công việc/công tác,

từ đó tính toán được thời gian thực hiện.


Các kỹ thuật dự tính thời gian:
 Phương pháp chuyên gia: kinh nghiệm chuyên gia
 Dự toán tương tự: các công việc tương tự trong dự án khác hoặc
toàn bộ dự án khác đã thực hiện (biến thể của phương pháp
chuyên gia)
 Dự toán theo tham số: ví dụ như định mức và tham số là khối
lượng công tác xây lắp
 Phương pháp ước lượng 3 điểm: khi xem xét các bất định và rủi
ro xảy ra với dự án. 134
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)

* Phương pháp ước lượng 3 điểm


Khi muốn bao hàm bất định và rủi ro trong tiến độ

tM: có khả năng xảy ra nhất

tO: lạc quan nhất

tP: bi quan nhất

Công thức tính

Phân phối thời gian là phân phối tam giác


tE = (tO + tM + tP)/ 3
Phân phối thời gian là phân phối bêta:
tE = (tO + 4tM + tP)/ 6
135
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Dự tính nguồn lực thực hiện công việc:
Nguồn lực cần huy động để hoàn thành mỗi công tác:
 Vật liệu
 Nhân công
 Máy
 Tài chính
 Nguồn lực khác
Thường được thực hiện trước hoặc song song với việc dự
tính thời gian thực hiện các công việc/công tác
 Các căn cứ để dự tính:
 Ý kiến chuyên gia
 Phân tích các phương án, ví dụ: thuê hay tựlàm
 Các dữ liệu dự toán được công bố như định mức 136

 Khối lượng công việc/công tác cần thực hiện


3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Lập tiến độ
 Quyết định hình thức thể hiện tiến độ

 Lựa chọn phương pháp lập tiến độ và mô hình lập tiến độ


(thường là các phần mềm):
 Nhập dữ liệu của dự án vào mô hình để thiết lập và tính
toán tiến độ
 Đánh giá và điều chỉnh tiến độ nếu cần để tạo lập tiến độ cơ
sở.
 Phê duyệt tiến độ cơ sở

 Có thể sử dụng kỹ thuật lập tiến độ cuốn chiếu.

137
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Lập tiến độ

138
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Lập tiến độ

139
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Lập tiến độ

140
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Các hình thức thể hiện tiến độ
 Sơ đồ các mốc tiến độ

 Danh mục liệt kê (bảng)

 Sơ đồ ngang

 Sơ đồ xiên

 Sơ đồ mạng

141
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)

142
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Các phương pháp, công cụ và kỹ thuật lập tiến độ
Phương pháp dây chuyền

Phương pháp đường găng

Phương pháp chuỗi găng

Các kỹ thuật mô hình hóa

Các kỹ thuật tối ưu hóa sử dụng nguồn lực


 Cân bằng nguồn lực (Resource Smoothing)
 San bằng nguồn lực (Resource Leveling)

Các công cụ khác như các phần mềm

143
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Các phương pháp, công cụ và kỹ thuật lập tiến độ

144
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Điều chỉnh tiến độ
Các kỹ thuật điều chỉnh tiến độ:
 Đẩy nhanh tiến độ (Fast-tracking)
 Rút ngắn tiến độ (Crashing)

145
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Điều chỉnh tiến độ
 Việc điều chỉnh tiến độ có thể diễn ra trước khi tiến độ phê
duyệt hoặc trong quá trình thực hiện dự án.
 Những lý do chính dẫn đến cần điều chỉnh tiến độ trước khi tiến
độ được phê duyệt?
 Những lý do chính dẫn đến cần điều chỉnh tiến độ trong quá
trình thực hiện dự án?
 Có thể sử dụng các công cụ lập tiến độ để điều chỉnh.
 Nhu cầu điều chỉnh tiến độ cũng có thể dẫn đến việc thay
đổi mục tiêu khác của dự án.

146
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.3. LẬP TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
• Điều chỉnh tiến độ
Điều 39 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng quy định:
“Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến
độ. Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng, các bên phải
xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra.
2. Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện
bất khả kháng khác.
b) Thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu
của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng.
c) Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp
đồng do lỗi của bên giao thầu, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp
đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra.
d) Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà
không do lỗi của bên giao thầu gây ra.
3. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (bao gồm
cả thời gian được kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng theo quy định của hợp đồng xây dựng)
thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh147
tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo Người có thẩm
quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định”.
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.4. KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ
Theo dõi trạng thái và quản lý các thay đổi đối với hệ tiến độ cơ
sở.
Các hoạt động cần thiết:
 Gây ảnh hưởng đến các nhân tố gây ra thay đổi đối với tiến độ
 Theo dõi (giám sát) việc thực hiện tiến độ
 Đo lường, đánh giá kết quả thực hiện tiến độ
 Quản lý các thay đổi khi chúng xuất hiện

Kết quả: độ lệch tiến độ (SV), chỉ số thực hiện tiến độ (SPI)
Sử dụng để dự báo kết quả thực hiện tương lai dựa trên kết
quả hiện tại. Nếu độ lệch là đáng kể, có thể phải điều chỉnh
phần tiến độ còn lại hoặc điều chỉnh tiến độ cơ sở.
Nếu có thay đổi, sẽ có tiến độ mới, có thể kéo theo thay đổi về
148
chi phí hoặc có thêm rủi ro.
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.5. CÔNG CỤ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
* Đường đẳng thời

C«ng Ng©n Thê i gia n thùc hiÖn (th¸ ng)


viÖc s ¸ ch ($) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
100 100 100 100 100
A 500
300 300 300 300
B 1200
500 500 500
C 1500
200 200 200
D 600
500 500
E 1000
200
F 200

Vï ng chøa phÇn c«ng viÖc ®· thùc hiÖn Thê i ®iÓm kiÓm s o¸ t


Vï ng chøa phÇn c«ng viÖc ch­ a thùc hiÖn 149
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.5. CÔNG CỤ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Đường cong tiến trình
Xác định tỷ trọng (tham số) cần sử dụng để theo dõi và kiểm
soát thời gian dự án
Có hai loại:
 Tỷ trọng tương đối: tỷ lệ % hoàn thành của công việc so với cả dự
án, tỷ lệ % sử dụng hao phí nguồn lực của công việc so với cả dự
án..
 Tỷ trọng tuyệt đối: giá trị thực hiện của công việc đo bằng
tiền/hao phí nguồn lực khác
Phương pháp xác định:
 Chuyên gia
 Toán học
150
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.5. CÔNG CỤ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Đường cong tiến trình

151
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.5. CÔNG CỤ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Đường cong tiến trình

152
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.5. CÔNG CỤ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
* Đường cong tiến trình

153
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.5. CÔNG CỤ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
Tỷ trọng là tỷ trọng giờ công

154
3.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
3.3.5. CÔNG CỤ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN (TIẾP)
C«ng Ng©n Thê i gia n (th¸ ng)
viÖc s ¸ ch
Tỷ trọng thể hiện bằng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
100 100 100 100 100
A 500

tiền
300 300 300 300
B 1200
200 600 700
C 1500
300 300
D 600
500 500
E 1000
200
F 200
Gi¸ trÞkÕ ho¹ ch 100 200 600 1000 1600 2800 3500 4300 4800 5000
cé ng då n
1200

Gi¸ trÞkÕ 800


700
ho¹ ch cña 600
400 400 500
tõng thê i ®o¹ n
100 100 200

Chi phÝ
Ng©n s ¸ ch
hoµn thµnh dù
5000 ¸ n (BAC)

§ ­ ê ng gi¸ trÞ
kÕ ho¹ ch P V
4000 (BCWS )

3000

2000

1000
155

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thê i gia n (th¸ ng)


3.3.6. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.3.6.1. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN
 Chủ đầu tư
 Lập (hoặc thuê tư vấn lập) tiến độ tổng thể của dự án
 Phê duyệt tiến độ của nhà thầu TK, XD, các bên nhận thầu khác
 Theo dõi, giám sát tiến độ và điều chỉnh tiến độ (nếu cần)
 Đơn vị tư vấn quản lý dự án/quản lý xây dựng
 Hỗ trợ chủ đầu tư theo nhiệm vụ tư vấn đã ký kết hợp đồng
 Nhà thầu chính/tổng thầu
 Lập tiến độ thực hiện dựa trên khung thời gian thỏa thuận (theo
hợp đồng, tiến độ tổng thể …), đề nghị chủ đầu tư phê duyệt
 Phê duyệt tiến độ của thầu phụ
 Thực hiện theo tiến độ đã được phê duyệt
 Nhà thầu phụ
 Lập tiến độ triển khai cho phần việc của mình, đề nghị chủ nhà thầu
chính/tổng thầu phê duyệt 156
 Thực hiện theo tiến độ đã được phê duyệt
3.3.6. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.3.6.2. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ TỔNG THỂ DỰ ÁN
Là nhiệm vụ chính của Chủ đầu tư và/hoặc tư vấn của họ:
 Lập và quản lý tiến độ thực hiện của toàn bộ dự án (tiến độ tổng
thể)
 Lựa chọn các đơn vị thực hiện các hoạt động xây dựng, phê
duyệt tiến độ thực hiện các hoạt động xây dựng
 Quản lý việc thực hiện các hoạt động xây dựng dựa trên tiến độ
tổng thể và tiến độ thực hiện các hợp đồng/các phần việc tự
thực hiện
Đơn vị tư vấn quản lý dự án/quản lý xây dựng
 Thực hiện nhiệm vụ tư vấn phù hợp của mình
Nhà thầu
 quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng của mình 157
3.3.6. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.3.6.3. QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THEO CÁC HỢP ĐỒNG
XÂY DỰNG
Nhà thầu lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trên cơ
sở các mốc tiến độ đã thống nhất với chủ đầu tư:
 Tiến độ phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc,
sản phẩm chủ yếu.
 Gói thầu có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, có thể lập cho
từng giai đoạn hoặc cho từng loại công việc (lập dự án, thiết kế,
cung cấp thiết bị và thi công xây dựng).
Tiến độ được phê duyệt bởi chủ đầu tư/tư vấn đại diện
 Điều chỉnh tiến độ hợp đồng:
 Các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến
độ.
 Nếu không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư
và nhà thầu thống nhất. 158
 Nếu làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải
báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
* Khái niệm chi phí:

159
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
* Khái niệm chi phí:
 Là phí tổn về nguồn lực (thường được qui ra tiền) để sản
xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
 Đối với tổ chức, doanh nghiệp: thường được biểu hiện
bằng chi phí sản xuất kinh doanh, là “biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và một số
khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
thực hiện hoạt động sản xuất - kinh doanh trong một thời
kỳ nhất định.”
 Chi phí dự án là toàn bộ chi phí cần bỏ ra để hoàn thành
dự án
160
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
* Khái niệm chi phí:
 Phân biệt chi phí và giá,

 chi phí với chi tiêu,

 chi phí vòng đời dự án (LCC - Life-Cycle Costing)

161
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
* Khái niệm chi phí:
 Phân biệt chi phí và giá,

Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm:


CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ – CPSX dở
dang cuối kỳ = Tổng giá thành của SP (Tổng giá trị SP hoàn
thành).

162
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
* Khái niệm chi phí:
 chi phí với chi tiêu,
- Có những khoản được tính vào CP, nhưng không phải là

chi tiêu (DN chưa chi tiền)


- Có những khoản là chi tiêu nhưng không được tính vào

CP
- Có những khoản vừa là chi phí vừa là chi tiêu

163
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
* Khái niệm chi phí:
 chi phí vòng đời dự án (LCC - Life-Cycle Costing)

164
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
* Khái niệm chi phí:
 chi phí vòng đời dự án (LCC - Life-Cycle Costing)

165
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
* Chi phí trong dự án xây dựng
 Dự án xây dựng “đầy đủ”:
 Là chi phí để đầu tư cho việc xây dựng công trình;
 Ở Việt Nam, thường được gọi là “chi phí đầu tư xây dựng công
trình”;
 toàn bộ chi phí (tính bằng tiền) mà chủ đầu tư cần bỏ ra để xây
dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ
thuật công trình.
 từng công trình xây dựng có chi phí riêng được xác định phù
hợp với đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật, mục đích sử dụng và công
nghệ xây dựng.
 Dự án xây dựng hiểu theo nghĩa rộng:
 chi phí
mà bên thực hiện phải bỏ ra để hoàn thành dự án 166
 thường gắn với việc thực hiện một hợp đồng xây dựng
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.1. KHÁI NIỆM CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
Các quá trình của QLCP dự án theo PMBOK

167
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Theo Hiệp hội thúc đẩy kỹ thuật chi phí quốc tế (AACE
International): thể hiện bằng các loại “dự toán”
Mức độ hình Sai số
Cấp Loại dự toán Mục đích thành dự án
Dưới: -20% tới - 50%
Khái toán (Order Gạn lọc hoặc đánh giá
Cấp 5 0% - 2%
of Magnitude) tính khả thi Trên: +30 tới + 100%
Dưới: -15% tới - 30%
Cấp Dự toán sơ bộ Nghiên cứu tiền khả thi
1% - 15%
4 (Intermediate) hoặc khả thi Trên: +20 tới + 50%
Dưới: -10% tới - 20%
Dự toán cơ sở Tính toán ngân sách, phê
Cấp 3 10% - 40%
(Preliminary) duyệt, hoặc kiểm soát Trên: +10 tới + 30%
Dưới: -5% tới - 15%
Dự toán theo nội Kiểm soát hoặc dùng để
Cấp 2 30% - 70%
dung (Substantive) dự thầu/Chào hàng Trên: +5 tới + 20%
Dưới: -3% tới - 10% 168
Dự toán chi tiết Kiểm tra dự toán hoặc
Cấp 1 50% - 100%
(Definitive) giá dự thầu/chào giá Trên: +3 tới + 15%
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Ở một số nước khác: cũng thể hiện bằng các loại “dự toán”

Cấp Loại dự toán Sai số (%)


Cấp 5 Khái toán (Order of Magnitude) ±50 ÷ 100%
Dự toán sơ bộ (conceptual ±30 ÷ 50%
Cấp 4
estimates)
Dự toán cơ sở (preliminary ±20 ÷ 30%
Cấp 3
estimates)
Dự toán chi tiết (definitive ±15 ÷ 20%
Cấp 2
estimates)
Dự toán kiểm soát (control ±10 ÷ 15%
Cấp 1
estimates)
169
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Ở Việt Nam
Hình thức biểu hiện của
Giai đoạn Tài liệu dự án
chi phí dự án
Chuẩn bị dự án Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Chuẩn bị dự án Báo cáo nghiên cứu khả thi
Thực hiện dự án Thiết kế kỹ thuật – Thiết kế BVTC
Thực hiện dự án Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Thực hiện dự án Mời thầu, xét thầu

Thực hiện dự án Kết quả đấu thầu

Kết thúc xây dựng đưa


công trình của dự án Nghiệm thu bàn giao
vào khai thác sử dụng

170
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Ở Việt Nam
Hình thức biểu hiện của
Giai đoạn Tài liệu dự án
chi phí dự án
Chuẩn bị dự án Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Sơ bộ TMĐT
Chuẩn bị dự án Báo cáo nghiên cứu khả thi TMĐT
Dự toán xây dựng công
Thực hiện dự án Thiết kế kỹ thuật – Thiết kế BVTC
trình
Thực hiện dự án Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự toán gói thầu xây dựng
Giá dự thầu, giá đánh giá,
Thực hiện dự án Mời thầu, xét thầu giá đề nghị trúng thầu

Giá ký hợp đồng (giá hợp


Thực hiện dự án Kết quả đấu thầu
đồng)
Giá quyết toán hợp đồng,
Kết thúc xây dựng đưa
quyết toán vốn đầu tư
công trình của dự án Nghiệm thu bàn giao
vào khai thác sử dụng

171
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Tổng mức đầu tư:
 Dự án cần lập Báo cáo NCKT: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản
lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác, chi phí
dự phòng cho khối lượng phát sinh & trượt giá trong thời gian
thực hiện dự án.
 Dự án chỉ lập Báo cáo KT-KT: gồm các chi phí trong dự toán xây
dựng công trình, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu
có).
 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: xác định trên cơ sở
khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các
chế độ, chính sách của nhà nước có liên quan

172
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Dự toán xây dựng công trình:
 gồm chi phí xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây
dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng
 Chi phí xây dựng: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu
thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng
 Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm TBCT, TBCN, chi phí đào tạo,
chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi
phí khác có liên quan;
 Chi phí quản lý dự án để tổ chức thực hiện QLDA đối với công
trình kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc
xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
 Chi phí tư vấn ĐTXD của công trình: chi phí tư vấn khảo sát, thiết
kế, giám sát thi công xây dựng, chi phí tư vấn khác
 Chi phí dự phòng: dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh,
dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian XDCT 173
 Chi phí khác, bao gồm cả chi phí hạng mục chung.
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Dự toán gói thầu xây dựng:
 dự toán gói thầu thi công xây dựng,
 dự toán gói thầu mua sắm vật tư, TB lắp đặt vào công trình,
 dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng và
 dự toán gói thầu hỗn hợp

 Trong các dự án sử dụng vốn nhà nước: dự toán gói thầu


TCXD gồm chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và
chi phí dự phòng
 Chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng mời thầu,
đơn giá xây dựng tương ứng
 Chi phí HMC xác định bằng % hoặc dự toán
 Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng được
xác định bằng định mức tỷ lệ % tính trên các chi phí đã xác định
trong dự toán gói thầu tùy theo hình thức thực hiện hợp đồng và174
thời gian thực hiện gói thầu nhưng không quá mức tỷ lệ % quy
định tại dự toán xây dựng công trình
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Trong các dự án sử dụng vốn nhà nước: Dự toán gói thầu
MSVT, TB như nội dung trong dự toán XDCT
 Chi phí MS VT, TB được xác định trên cơ sở các khối lượng vật tư,
thiết bị mời thầu, đơn giá mua vật tư, thiết bị tương ứng
 Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh bao gồm khoản mục chi phí
như dự toán gói thầu thi công xây dựng
 Trong các dự án sử dụng vốn nhà nước: Dự toán gói thầu
TVĐTXD gồm chi phí chuyên gia, chi phí QL, chi phí khác,
TN chịu thuế tính trước, thuế và chi phí dự phòng
 Chi phí DP cho yếu tố phát sinh KL và trượt giá: theo hình thức
hợp đồng, tiến độ thực hiện của gói thầu, nhưng không quá 10%
chi phí đã xác định trong dự toán gói thầu
 Có thể bao gồm chi phí bảo hiểm nghề nghiệp trách nhiệm
tư vấn. 175
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Giá hợp đồng (giá ký kết hợp đồng):
 Phụ thuộc vào loại hợp đồng được sử dụng
 Dựa trên giá dự thầu của bên dự thầu
 Khoản mục chi phí như dự toán gói thầu

 Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc
dự toán gói thầu được duyệt, trừ khối lượng phát sinh
ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người QĐ ĐT
cho phép

176
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Giá thanh toán:
 Tính toán giá thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp
đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên
đã ký kết.
 Có thể tạm thanh toán nếu trong kỳ thanh toán các bên chưa đủ
điều kiện để thanh toán theo đúng quy định của hợp đồng
 Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng)
chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận
bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực
hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên
quan.

177
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.2. SỰ HÌNH THÀNH CHI PHÍ QUA CÁC GIAI
ĐOẠN
 Giá quyết toán hợp đồng:
 Giá quyết toán hợp đồng là tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng
xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên
nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc
theo thoả thuận trong hợp đồng.
 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
 Áp dụng cho các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách
nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách
 Chi phí đầu tư được quyết toán: toàn bộ chi phí hợp pháp thực
hiện trong quá trình ĐTXD để đưa CT của DA vào khai thác, sử
dụng.
 Chi phí hợp pháp: là toàn bộ các khoản chi phí trong phạm vi
dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể
cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng
thẩm quyền. 178
 Chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng
mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh.
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY
DỰNG
 Quản lý chi phí là việc đảm bảo dự án được thực hiện
thành công thỏa mãn ràng buộc về chi phí
 Bao gồm 3 nội dung:
 Lập dự toán chi phí
 Thiết lập ngân sách
 Kiểm soát chi phí

 Có trường phái coi “quản lý chi phí” là nội dung quản lý vĩ


mô của các cơ quan quản lý nhà nước, “kiểm soát chi phí”
là cho dự án (Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng), tách biệt kiểm
soát chi phí và quản lý chi phí
 Quản lý chi phí theo PMBOK bổ sung quá trình “Lập kế
hoạch quản lý chi phí” 179
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.4. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ
 Là quá trình dự tính nguồn lực bằng tiền cần thiết để hoàn
thành các công việc của dự án.
 Dự toán chi phí:
 Là kết quả đánh giá về mặt định lượng các chi phí có khả năng phát
sinh nhất dùng chi tiêu cho các nguồn lực cần sử dụng để thực
hiện xong các hoạt động của dự án.
 Chi phí cho các công việc bao gồm nhưng không giới hạn bởi:
 Nhân công, vật liệu, thiết bị, dịch vụ, cơ sở vật chất, CNTT;
 Các khoản mục đặc biệt như chi phí vốn, dự phòng trượt giá, chi phí
chuyển đổi tiền tệ và các khoản dự phòng khác;
 Chi phí gián tiếp (cấp công việc hoặc cao hơn);
 Chi phí chất lượng.
 Phương pháp: chuyên gia, tương tự, tham số, chi tiết, ước 180
lượng 3 điểm
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.4. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ – CÁC PHƯƠNG
PHÁP
 Ở nước ngoài:
Phương pháp tính Nỗ lực
Cấp Loại dự toán Mục đích
toán dựa trên tương đối
Khái toán Công suất, Tham số, 1 (0.005%
Cấp Gạn lọc hoặc đánh giá
(Order of Chuyên gia, hoặc Dự án chi phí dự
5 tính khả thi án)
Magnitude) tương tự
Cấp Dự toán sơ bộ Nghiên cứu tiền khả Thông số về thiết bị, 2–4
4 (Intermediate) thi hoặc khả thi hoặc Tham số
Tính toán ngân sách, Chi phí đơn vị cho cấu 3 – 10
Cấp Dự toán cơ sở
phê duyệt, hoặc kiểm kiện/khối lượng tổng
3 (Preliminary)
soát hợp
Dự toán theo Chi phí đơn vị cho một 4 – 20
Cấp Kiểm soát hoặc dùng
nội dung đơn vị khối lượng chi
2 để dự thầu/Chào hàng
(Substantive) tiết
Dự toán chi Chi phí đơn vị cho một 5 – 100
Kiểm tra dự toán hoặc
Cấp 1 tiết đơn vị khối lượng chi
giá dự thầu/chào giá
(Definitive) tiết 181
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.4. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ – CÁC PHƯƠNG
PHÁP
* Ở Việt Nam
 Sơ bộ TMĐT:
 Ước tính trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ
theo phương án thiết kế sơ bộ và suất vốn đầu tư hoặc dữ liệu
chi phí của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án
đã hoặc đang thực hiện có điều chỉnh, bổ sung những chi phí
cần thiết khác.
 TMĐT:
 Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các
yêu cầu cần thiết khác của dự án
 Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình
 Xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã hoặc
đang thực hiện
 Kết hợp các phương pháp trên 182
3.4.4. LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ – CÁC PHƯƠNG
PHÁP
 Dự toán xây dựng công trình:
 Chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán
 Chi phí TB xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị và
giá mua thiết bị, các chi phí khác liên quan được xác định bằng
dự toán hoặc ước tính chi phí
 Chi phí quản lý dự án: định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây
dựng công bố, hoặc bằng dự toán, hoặc sử dụng cơ sở dữ liệu
các dự án tương tự đã thực hiện
 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: định mức tỷ lệ phần trăm (%)
do Bộ Xây dựng công bố hoặc ước tính chi phí theo công việc tư
vấn, công trình tương tự đã thực hiện hoặc bằng giá trị hợp
đồng đã ký kết hoặc xác định bằng dự toán
 Chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm
(%) hoặc bằng dự toán hoặc giá trị hợp đồng đã ký kết
 Chi phí DP khối lượng tính bằng %, DP trượt giá tính trên độ 183
dài thời gian XDCT, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng
phù hợp
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.5. XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH
 Quá trình tổng hợp các chi phí dự toán của mỗi công tác hoặc
gói công việc để thiết lập một hệ chi phí cơ sở được chấp
nhận
 Kết quả là hệ cơ sở về chi phí (hệ chi phí cơ sở) và ngân sách.
 Ngân sách dự án:
 Các ngân sách của dự án là lượng vốn bằng tiền cần thiết của dự án
được chấp nhận để thực hiện dự án và làm nền tảng để đo lường việc
chi tiêu thực tế trong dự án.
 Ngân sách được thiết lập có cân nhắc đến giới hạn về vốn của dự án cho
cả dự án và trong từng giai đoạn.
 Hệ chi phí cơ sở là phiên bản theo thời gian được phê duyệt của ngân
sách, bỏ qua các khoản dự phòng cấp quản lý (management reserves)
 Công cụ, kỹ thuật: tổng hợp chi phí, chuyên gia, phân tích dự
trữ …
184
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.5. XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH – THÀNH PHẦN

 Các thành phần của ngân sách:


Ng©n s¸ ch Dù phßng
dù ¸ n qu¶n lý

HÖ chi phÝ Tµi kho¶n Dù phßng gãi


kiÓm so¸ t c«ng viÖc
c¬ së
Dù phßng cho
c¸ c c«ng viÖc
Dù to¸ n chi phÝ
cho gãi c«ng
Dù to¸ n chi phÝ
viÖc
cho c¸ c c«ng
viÖc

185

Phát sinh khối lượng, trượt giá, đầu việc, khoản mục chi phí!
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.5. XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH
 Các thành phần của ngân sách:

186
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.6. KIỂM SOÁT CHI PHÍ
 Là quá trình theo dõi trạng thái của dự án để cập nhật ngân
quỹ dự án và quản lý các thay đổi đối với hệ chi phí cơ sở.
 Việc cập nhật ngân quỹ bao gồm cả việc ghi chép lại các chi
phí phải bỏ ra trong thực tế cho đến ngày cập nhật.
 Việc theo dõi chi tiêu cần liên hệ với giá trị khối lượng
hoàn thành tương ứng với khoản chi tiêu đó.
 Vấn đề cốt lõi của việc kiểm soát chi phí là quản lý hệ chi
phí cơ sở được phê duyệt và các thay đổi đối với hệ chi phí
cơ sở đó.

187
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.6. KIỂM SOÁT CHI PHÍ (TIẾP)
 Kiểm soát chi phí bao gồm:
 Gây ảnh hưởng đến các yếu tố gây thay đổi chi phí;
 Đảm bảo chi tiêu không quá phần vốn được phê duyệt theo chu kỳ,
theo gói công việc, theo công tác và cho cả dự án;
 Theo dõi việc thực hiện chi phí để tách biệt và thấu hiểu các sai
lệch từ hệ chi phí cơ sở đã được phê duyệt;
 Theo dõi việc thực hiện công việc trong mối quan hệ với phần vốn
đã sử dụng;
 Đảm bảo các yêu cầu thay đổi được thực hiện kịp thời;
 Quản lý các thay đổi thực tế khi/nếu chúng xảy ra;
 Phòng tránh các thay đổi không được phê duyệt được đưa vào các
báo cáo chi phí hoặc nguồn lực đã sử dụng;
 Thông báo cho các bên hữu quan các thay đổi và chi phí đã được
duyệt
 Đảm bảo các khoản vượt chi phí dự kiến trong giới hạn chấp nhận 188

được.
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.6. QLCP DỰ ÁN XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN
NHÀ NƯỚC
 Quản lý Tổng mức đầu tư:
 Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu
tư xây dựng, thanh quyết toán vốn đầu tư XDCT
 Quản lý dự toán xây dựng công trình
 Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh tổng mức đầu
tư xây dựng
 Lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh giá dự toán gói
thầu
 Quản lý chi phí khi lựa chọn nhà thầu dựa trên giá dự thầu, giá
xét thầu, giá đề nghị trúng thầu
 Kiểm soát giá ký hợp đồng
 Kiểm soát thanh toán, quyết toán theo hợp đồng

 Kiểm soát chi phí cho từng hoạt động xây dựng:
 Dựa trên cơ sở 189
kiểm soát chi phí cho từng hợp đồng
 Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình & TMĐT
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.7. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
 Tổ chức kiểm soát chi phí:
 Bổ nhiệm chuyên viên về chi phí của dự án (Project Cost
Specialist) hoặc
 Chuyên viên về chi phí/tính toán khối lượng (The
Costing/Quantity Surveyor)
 Thuê tư vấn

 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý chi phí:


 Định mức
 Đơn giá
 Chỉ số giá
 Các dữ liệu khác
 Công cụ/Kỹ thuật quản lý chi phí:
 Phương pháp EVM 190
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.7. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

191
3.4. QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.4.7. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

192
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 EVM so sánh khối lượng công việc theo kế hoạch với khối
lượng thực tế đã hoàn thành, để xác định chi phí, tiến độ,
và công việc đã hoàn thành có tiến triển như kế hoạch
không?

193
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Dựa trên 3 giá trị chính
 PV (Giá trị kế hoạch) là chi phí kế hoạch cho phần công việc trên
tiến độ tương ứng với một thời gian đang xem xét.
 AC (Chi phí thực tế) là chi phí thực tế đã chi để hoàn thành khối
lượng công việc đã thực hiện trong khoảng thời gian kiểm soát;
 EV (Giá trị thu được): là giá trị ngân sách cho phần việc thực tế đã
được thực hiện trong khoảng thời gian kiểm soát.
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

194
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

195
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

196
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

197
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

198
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

199
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

200
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

201
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

202
3.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ GIÁ TRỊ THU ĐƯỢC
 Các giá trị này được tính toán và vẽ thành đồ thị.

203
SỰ RA ĐỜI

o Phương pháp Quản lý giá trị thu được EVM được sử dụng
vào những năm 1960 do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp bắt
đầu bằng tên gọi Hệ thống kiểm soát tiêu chuẩn Chi
phí/Lịch trình (C/SCSC). Năm 1972 C/SCSC được hướng
dẫn triển khai sử dụng ở tất cả chi nhánh quân sự ở Mỹ.
Năm 1998 Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ đã công bố hướng
dẫn rộng rãi cho hệ thống EVM. Ngày nay mô hình EVM
được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, được công
nhận bởi nhiều hiệp hội chuyên môn quốc tế như Viện
Quản lý dự án (PMI), Hiệp hội vì sự tiến bộ của Chi phí Kỹ
thuật Quốc tế (AACEI), Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng
(NDIA)…. 204
BẮT ĐẦU VỚI CƠ CẤU PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC
WBS

o Sử dụng 01 WBS duy nhất


o Định hướng theo sản phẩm (kết quả)
o Công việc không nằm trong WBS cho ra ngoài phạm vi
dự án
o Mỗi mức thấp thể hiện mức độ chi tiết hơn
o Xác định rõ, đầy đủ và chính xác
o Các kết quả (sản phẩm) phải thực hiện
o Khung thời gian cho việc thực hiện mỗi sản phẩm (kết
quả)
o Tổng chi phí cho việc hoàn thành mỗi sản phẩm (kết
205
quả)
BẮT ĐẦU VỚI CƠ CẤU PHÂN TÁCH CÔNG VIỆC
WBS

206
CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG PHƯƠNG PHÁP
EVM

207
CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG PHƯƠNG PHÁP
EVM
 BAC (Budget At Completion): tổng ngân sách ban đầu (gốc) cho cả DA
 VAC (Variance At Completion): độ lệch chi phí cho cả DA (vượt hoặc tiết
kiệm chi phí so với ngân sách)
 CV (Cost Variance): độ lệch chi phí
 CPI (Cost Performance Index): chỉ số thực hiện chi phí
 SV (Schedule Variance): độ lệch tiến độ
 SPI (Schedule Performance Index): chỉ số thực hiện TĐ
 CSI (Cost Schedule Index): chỉ số kết hợp chi phí – tiến độ
 TCPI (To-Complete Performance Index): chỉ số thực hiện cần thiết cho
phần việc còn lại
 EAC (Estimate At Completion): Chi phí dự đoán cho cả DA (còn gọi là Dự
toán điều chỉnh gần nhất - Latest Revised Estimate - LRE)
 ETC (Estimate To Completion): Chi phí dự tính cho phần việc còn lại
 EACt (Time Estimate At Completion): Thời gian dự đoán cho cả DA
208
 PS (Planned Schedule): thời gian kế hoạch
PV (hay BCWS) – Giá trị kế hoạch

120000

100000

80000

60000 BCWS

40000

20000

209

BAC = 102000
THAM KHẢO CÁCH PHÂN BỔ NGÂN SÁCH

Sản phẩm Độ dài thời gian (chu kỳ/thời đoạn)


của công 1-2 >2
việc

Hữu hình Công thức cố định (Fixed Mốc tiến độ có trọng số


Formula) (Weighted Milestone)
Phần trăm hoàn thành
(Percent Complete)
Vô hình Nỗ lực theo tỷ lệ (Apportioned Effort)
Mức độ nỗ lực (Level of Effort)
210
ƯỚC LƯỢNG MỨC HOÀN THÀNH CÔNG
TÁC (1/2)
 Các phương pháp % hoàn thành của công tác:
– Qui tắc 50-50: Giả định 50% khi công tác đã bắt đầu,
50% còn lại khi công việc hoàn thành => còn gọi là
phần trăm bắt đầu/kết thúc
– Qui tắc 0-100: Chỉ đánh giá công tác hoàn thành khi
đã thực hiện xong => cách thận trọng
– Qui tắc đầu vào chính (critical input): theo lượng đầu
vào (nhân công, máy móc) chính đã dùng => dễ sai
thông tin
– Qui tắc tỷ lệ (proportional): chia thời gian [chi phí] kế
hoạch [thực tế] đến nay với tổng thời gian [chi phí]
kế hoạch [thực tế] để tính % hoàn thành
211
ƯỚC LƯỢNG MỨC HOÀN THÀNH CÔNG
TÁC (2/2)
 Các phương pháp % hoàn thành của công tác
khác:
– Ý kiến của giám sát viên, chỉ huy trưởng, đốc công
– Đoán hay ước lượng % hoàn thành
– Đơn vị (vật chất) hoàn thành
– Qui tắc điểm mốc (rules of credit hay incremental
milestones)

212
ƯỚC LƯỢNG MỨC HOÀN THÀNH CÔNG
TÁC (2/2)

213
ƯỚC LƯỢNG MỨC HOÀN THÀNH CÔNG
TÁC (2/2)

214
AC (ACWP) – chi phí thực tế và EV (BCWP) – Giá
trị thu được (đạt được)
120000

100000

80000
56000 BCWP
60000
ACWP
49000
40000

20000

0
Jan-03

Jun-03

Aug-03
Sep-03

Nov-03
Dec-03
Apr-03

Oct-03
Feb-03
Mar-03

May-03

Jul-03

120000

100000

80000
55000 BCWP
60000
49000 BCWS
40000

20000

Nov-03
Jan-03

Jun-03

Jul-03

Aug-03
Sep-03

Dec-03
Feb-03
Mar-03

Apr-03
May-03

Oct-03
215

PV = 55000, EV = 49000, AC = 56000


TÍNH TOÁN ĐỘ LỆCH CHI PHÍ
Chi phÝ

CV = EV – Tæng ng©n s ¸ ch
AC § ­ ê ng chi phÝ ba n ®Çu cho c¶ DA
thùc tÕ ph¸ t (BAC)
s inh AC
(ACWP )
CPI = EV / § ­ ê ng gi¸ trÞ
AC kÕ ho¹ ch P V
(BCWS )

§ ­ ê ng gi¸ trÞ
thu ®­ î c EV
(BCWP )

216

Thê i ®iÓm ®¸ nh gi¸ Thê i gia n


TÍNH TOÁN ĐỘ LỆCH TIẾN ĐỘ
Chi phÝ

SV = EV – Tæng ng©n s ¸ ch
PV § ­ ê ng chi phÝ ba n ®Çu cho c¶ DA
thùc tÕ ph¸ t (BAC)
s inh AC
(ACWP )
SPI = EV / § ­ ê ng gi¸ trÞ
PV kÕ ho¹ ch P V
(BCWS )

§ ­ ê ng gi¸ trÞ
thu ®­ î c EV
(BCWP )

217

Thê i ®iÓm ®¸ nh gi¸ Thê i gia n


HÃY TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

 CV=

 CPI=

 SV=

 SPI=

 CSI= (SPIxCPI)=

 Kết luận về trạng thái dự án:


218
DỰ BÁO

Chi phÝ
V­ î t chi phÝ
(®é lÖch chi phÝcho c¶ dù ¸ n VAC) Chi phÝdù ®o¸ n cho
c¶ dù ¸ n (EAC)

Tæng ng©n s ¸ ch
Chi phÝcßn ba n ®Çu cho c¶ DA
l¹ i dù tÝ
nh (BAC)
(ETC)
§ ­ ê ng chi phÝ
thùc tÕ ph¸ t § ­ ê ng gi¸ trÞ
s inh AC
kÕ ho¹ ch P V
(ACWP )
(BCWS )

§ é lÖch § é lÖch
TrÔ tiÕn
tiÕn ®é chi phÝ
§ ­ ê ng gi¸ trÞ ®é VS
(S V) (CV)
thu ®­ î c EV
(BCWP )
SPI CPI

Thê i gia n cßn l¹ i dù tÝ


nh
219

Thê i ®iÓm ®¸ nh gi¸ PS EACt Thê i gia n


DỰ BÁO CHO DỰ ÁN
 EAC (kịch bản 1) =
 EAC (kịch bản 2) =
 EAC (kịch bản 3) =
 ETC (kịch bản 1) =
 VAC (kịch bản 1) =
 TCPI =
 EACt =
220
 VS =
LUYỆN TẬP CÁ NHÂN

Tên công việc A B C D E F


% hoàn thành 60% 50% 66,67% 66,67% 50% 0%

 Đánh giá thực trạng của dự án và đưa ra các dự báo cho tương lai
221
trong trường hợp những gì đã trải qua đối với dự án cũng có thể được
lặp lại trong tương lai. Dự án đã chi 3200$.
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG

222
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG

223
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG

224
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập
hợp các đặc tính vốn có (ISO 9000:2000). Trong đó yêu
cầu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố,
ngầm hiểu chung hay bắt buộc.
 là mức độ một tập hợp các đặc tính vốn có của kết quả giúp
nó thỏa mãn các yêu cầu đặt ra cho nó (PMBOK).

225
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 “Yêu cầu”
 Yêu cầu đã được công bố: điều khoản hợp đồng, nội quy, cam
kết, thỏa thuận,…

226
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 “Yêu cầu”
 Yêu cầu đã được công bố: điều khoản hợp đồng, nội quy, cam
kết, thỏa thuận,…

227
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 “Yêu cầu”
 Yêu cầu đã được công bố: điều khoản hợp đồng, nội quy, cam
kết, thỏa thuận,…

228
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 “Yêu cầu”
 Yêu cầu "ngầm hiểu chung" là những thực hành mang
tính thông lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, khách
hàng và các bên quan tâm khác.

229
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 “Yêu cầu”
 Yêu cầu "ngầm hiểu chung" là những thực hành mang
tính thông lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, khách
hàng và các bên quan tâm khác.

230
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 Các đặc tính của chất lượng:
 Liên quan đến việc đáp ứng hoặc đáp ứng vượt mức sự kỳ vọng
của khách hàng.
 Chất lượng là thuộc tính của cả các sản phẩm, dịch vụ, con
người, quá trình và môi trường.
 Có trạng thái luôn thay đổi (tức là những gì hôm nay được coi là
chất lượng có thể không đủ tốt để được coi là có chất lượng vào
ngày mai).

231
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 Các đặc tính của chất lượng:
 Liên quan đến việc đáp ứng hoặc đáp ứng vượt mức sự kỳ vọng
của khách hàng.

232
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 Các đặc tính của chất lượng:
 Liên quan đến việc đáp ứng hoặc đáp ứng vượt mức sự kỳ vọng
của khách hàng.
 Chất lượng là thuộc tính của cả các sản phẩm, dịch vụ, con
người, quá trình và môi trường.

233
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 Các đặc tính của chất lượng:
 Liên quan đến việc đáp ứng hoặc đáp ứng vượt mức sự kỳ vọng
của khách hàng.
 Chất lượng là thuộc tính của cả các sản phẩm, dịch vụ, con
người, quá trình và môi trường.
 Có trạng thái luôn thay đổi (tức là những gì hôm nay được coi là
chất lượng có thể không đủ tốt để được coi là có chất lượng vào
ngày mai).

234
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG
 Các đặc tính của chất lượng:
 Liên quan đến việc đáp ứng hoặc đáp ứng vượt mức sự kỳ vọng
của khách hàng.
 Chất lượng là thuộc tính của cả các sản phẩm, dịch vụ, con
người, quá trình và môi trường.
 Có trạng thái luôn thay đổi (tức là những gì hôm nay được coi là
chất lượng có thể không đủ tốt để được coi là có chất lượng vào
ngày mai).

235
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG (TIẾP)
 Sáu lý do không đảm bảo chất lượng:
 Thiếu thông tin chi tiết từ phía người dùng

 Không phải tất cả các nhóm người dùng đều được hỏi ý
kiến
 Các yêu cầu không được thấu hiểu
 Các yêu cầu được thấu hiểu nhưng không được lưu
thành văn bản
 Nhu cầu về chất lượng thay đổi trong dự án
 Các yêu cầu chất lượng đòi hỏi quá cao

236
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG (TIẾP)

237
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.1. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG (TIẾP)

238
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.2. CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG
 Việcthỏa mãn các yêu cầu chất lượng, ngoài việc
đảm bảo sản phẩm được khách hàng chấp nhận và
nghiệm thu, còn nhằm mục đích hạn chế làm lại,
nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và tăng
độ hài lòng của khách hàng. Vì thế, trong quản lý
chất lượng, nhà quản lý phải quản lý được các
chi phí chất lượng cho dự án.

239
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.2. CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG
 Kháiniệm chi phí chất lượng dùng để chỉ chi phí
toàn bộ phát sinh cho tất cả các nỗ lực liên quan
đến chất lượng trong suốt vòng đời dự án, là các
chi phí cần chi tiêu để phòng ngừa sự không phù
hợp với yêu cầu, chi phí để đánh giá sự phù hợp
với yêu cầu của sản phẩm, dịch vụ và các chi phí
cho các sản phẩm dịch vụ không phù hợp yêu cầu
(phải làm lại). Các chi phí liên quan đến việc phá
đi làm lại được gọi là các chi phí kém chất
lượng.
240
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.2. CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG

241
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.2. CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG

242
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.2. CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG

243
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.2. CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
 Chất lượng xây dựng khó định nghĩa hơn
 Sản phẩm không phải là sản phẩm lặp lại, mà mang tính
đơn chiếc
 Sản phẩm xây dựng không chỉ phải thỏa mãn khách hàng,
mà còn cả cộng đồng mà công trình xây dựng phục vụ và
ảnh hưởng.
 Chất lượng xây dựng luôn được xem xét trong mối quan
hệ với thời gian và chi phí
 Do đó, chất lượng dự án xây dựng hiểu theo nghĩa mở
rộng là sự hoàn thành nhu cầu đã được thể hiện, theo
phạm vi đã xác định trong phạm vi ngân sách và tiến độ để
thỏa mãn nhu cầu của chủ đầu tư/người dùng.
244
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.2. CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
 Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ
trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng
công trình đó, nghĩa là từ khi hình thành ý tưởng về xây
dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo
sát, thiết kế...
Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ
chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện; chất lượng của
các công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục
công trình.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả
thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, MMTB
mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công
nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công 245
nhân, kỹ sư lao động...
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.2. CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
 Xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ
hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được
đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện
dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin
cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng; tính
kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của
công trình).

246
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY
DỰNG
3.6.3. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
 Là quá trình nhận dạng và quản lý các hoạt động cần thiết
để đạt được các mục tiêu chất lượng của tổ chức.
 Tất cả các hoạt động của chức năng quản lý tổng hợp
nhằm xác định chính sách, các mục tiêu và trách nhiệm
chất lượng và thực hiện chúng thông qua các phương tiện
như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm
bảo chất lượng, và cải tiến chất lượng trong hệ thống chất
lượng.
 Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm
định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc
định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm
lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo
và cải tiến chất lượng 247
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.3. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (TIẾP)
 Quản lý chất lượng dự án bao gồm các quá trình và
hành động của tổ chức thực hiện dự án để xác định
các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm chất lượng
để dự án thỏa mãn các nhu cầu là lý do để dự án
được thực hiện
Vai trò:
 Đảm bảo khách hàng có được kết quả theo thỏa
thuận trước.
 Đảm bảo rằng các nhà tư vấn, các bên cung ứng và
nhà thầu thực hiện xong các công việc của họ thỏa
mãn các điều kiện về phạm vi, tiến độ và ngân sách.
248
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.3. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (TIẾP)

249
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.3. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (TIẾP)
Quản lý chất lượng hiện đại dựa trên 4 trụ cột chính:
 Sự hài lòng của khách hàng

 Cải tiến liên tục

 Dựa trên thực tế

 Tôn trọng con người

250
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.4. CÁC CẤP ĐỘ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Q.lý chất
lượng toàn
diện TQM

Đảm bảo
chất lượng

Kiểm soát
chất lượng

Kiểm tra
chất lượng 251
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.5. LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
 Kế hoạch quản lý chất lượng cung cấp cách hiểu về chất
lượng, cũng như là công cụ giao tiếp để đảm bảo sự tham
gia của các bên hữu quan trong quá trình quản lý chất
lượng, mô tả cách thức đội quản lý dự án thực hiện các
chính sách chất lượng:
 Danh sách các mục tiêu của dự án
 Danh mục các tiêu chuẩn, công cụ và kỹ thuật được sử dụng
 Bản mô tả cách thức chất lượng được đo lường

 Kế hoạch cải tiến quá trình


 Tiêu chí đo lường chất lượng

 Danh mục kiểm tra chất lượng

252
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.6. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
 Đảm bảo chất lượng là một quá trình thực hiện nhằm
đảm bảo đạt được các mục tiêu chất lượng.
 Đảm bảo chất lượng thực hiện các hành động và quá trình
đã được xác định trong kế hoạch quản lý chất lượng.
 Đảm bảo rằng các kết quả tương lai hoặc kết quả chưa
hoàn thành sẽ được hoàn thành một cách phù hợp với yêu
cầu và kỳ vọng.
 Phòng tránh các sai lỗi thông qua các quá trình hoạch định
hoặc bằng việc tìm ra chúng trong quá trình thực hiện.
 Tập trung vào việc cải tiến quá trình

-> cải tiến liên tục


253
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.7. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
 Kiểm soát chất lượng tập trung vào việc kiểm tra (đo
lường và thử nghiệm) xem các yêu cầu chất lượng có đạt
được hay không.
 Nhận dạng nguyên nhân của các quá trình không đạt hoặc
chất lượng sản phẩm không đạt và đề xuất hoặc thực hiện
các hành động hạn chế
 Kiểm định các kết quả và công việc của dự án dựa trên các
các yêu cầu nghiệm thu của các bên hữu quan.
 Sử dụng các công cụ thống kê.

254
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.8. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠ
BẢN
 Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
 Lưu đồ (Sơ đồ tiến trình)

 Phiếu kiểm tra (Check sheets)

 Biểu đồ Pareto (Pareto chart)

 Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)

 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

255
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.8. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠ
BẢN
BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ
 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng có thể chia thành
các nhóm:
 Con người (Nhân lực)
 Phương pháp/Quá trình
 Máy móc thiết bị
 Vật liệu
 Đo lường kết quả
 Môi trường

256
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.8. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠ BẢN
PHIẾU KIỂM TRA

257
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.8. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠ BẢN
BIỂU ĐỒ PARETO

258
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.9. THEO CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Chất lượng dự án xây dựng đặc trưng bởi:
 Xác định phạm vi công việc đúng đắn

 Trách nhiệm của cả chủ đầu tư, giám đốc dự án, thiết kế,
tư vấn, quản lý xây dựng
 Việc thiết lập các công cụ đo lường:
 Chủ đầu tư: để soát xét và đảm bảo tài liệu hợp đồng giúp thỏa
mãn yêu cầu; kiểm tra tiến trình thực hiện để đảm bảo phù hợp
với tài liệu hợp đồng;
 Tư vấn thiết kế: đảm bảo đã bao hàm yêu cầu của chủ đầu tư và
xác định chúng rõ ràng trong tài liệu hợp đồng;
 Tư vấn giám sát: giám sát công việc của nhà thầu dựa trên tài
liệu hợp đồng và các tiêu chuẩn xác định
 Nhà thầu: xây dựng công trình theo yêu cầu và sử dụng các vật259
liệu, cấu kiện, thiết bị phù hợp.
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.9. THEO CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
 Là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động
xây dựng trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng
công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các
yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.
 Không chỉ tập trung vào hoạt động thi công xây dựng, mà còn
khảo sát, thiết kế, giải quyết sự cố công trình
 Cần quan tâm:
 các yêu cầu chất lượng bắt buộc từ luật lệ được áp dụng tại khu vực
xây dựng dự án.
 các yêu cầu chất lượng trong các điều khoản hợp đồng và quy cách
kỹ thuật liên quan đến tiến độ và ngân sách đã xác định;
 các yêu cầu đặc biệt của đơn vị thực hiện dự án vì các mục đích
thương mại của đơn vị. 260
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.9. THEO CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
KHẢO SÁT XÂY DỰNG
 Trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng:
 Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
 Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát XD.
 Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng.
 Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.

Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng:


 Nhà thầu có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và
chuyên môn phù hợp; cử người có đủ điều kiện năng lực để
làm chủ nhiệm khảo sát
 Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám sát:
 Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng 261
 Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.9. THEO CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (TIẾP)
THIẾT KẾ XÂY DỰNG
 Trình tự quản lý chất lượng thiết kế
 Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
 Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng.
 Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng.
 Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
 Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

262
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.9. THEO CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (TIẾP)
THIẾT KẾ XÂY DỰNG
 Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng:
 Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp;
 Sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế,
phù hợp với QC kỹ thuật, TC áp dụng
 Thực hiện kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế;
 Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo
quy định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình
hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định;
 Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định.

 Tổng thầu thiết kế phải đảm nhận thiết kế những hạng mục
công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và
chịu trách nhiệm toàn bộ 263
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.9. THEO CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (TIẾP)
THI CÔNG XÂY DỰNG
Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng
 Quản lý chất lượng đối với VL, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị.

 Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công.

 Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và
nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công
trình.
 Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công
trình.
 Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong
quá trình thi công xây dựng công trình.
 Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) (nếu có).

 Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành.

 Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà 264
nước có thẩm quyền.

3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.9. THEO CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG (TIẾP)
XỬ LÝ SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
 Báo cáo sự cố công trình xây dựng

 Giải quyết sự cố công trình xây dựng


 tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và
ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện
trường sự cố và thực hiện báo cáo
 Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
 Thẩm quyền thay đổi theo cấp sự cố
 Thu thập hồ sơ, đánh giá, phân định trách nhiệm và đề ra biện pháp
ngăn ngừa sự cố tương tự
 Lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng
 1. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố
 2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan.
 3. Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố. 265

 4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.
3.6. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN XÂY DỰNG
3.6.10. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CL CÔNG TRÌNH XD
 Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây
dựng trong phạm vi cả nước và quản lý chất lượng các công trình xây
dựng chuyên ngành, bao gồm: Công trình dân dụng; công trình công
nghiệp vật liệu xây dựng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình hạ
tầng kỹ thuật; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường
sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ.
 Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
 Bộ Giao thông vận tải quản lý chất lượng công trình giao thông trừ các công
trình giao thông do Bộ Xây dựng quản lý;
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng công trình nông
nghiệp và phát triển nông thôn;
 Bộ Công Thương quản lý chất lượng các công trình công nghiệp trừ các công
trình công nghiệp do Bộ Xây dựng quản lý.
 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý chất lượng các công trình QP, an
ninh.
266
 UBND cấp tỉnh QLNN về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành giúp
3.7. QUẢN LÝ AN TOÀN

Đánh giá rủi


ro

Kiểm tra
Theo dõi tai
chứng chỉ
nạn
NLĐ

Quản lý
an toàn

Huấn luyện Giám sát


NLĐ hiện trường

Theo dõi
hành động,
theo dõi vật 267
dụng

You might also like