You are on page 1of 67

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

ThS. BS. Nguyễn Tú Như


MỤC TIÊU

1. Nêu được 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh chính


theo YHCT.
2. Liệt kê được tính chất và đặc điểm gây bệnh của
Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa.
3. Nêu được đặc điểm gây bệnh của các loại tình chí
4. Trình bày được đặc điểm gây bệnh của ăn uống, lao
động, nghỉ ngơi không hợp lý
5. Trình bày được nguồn gốc và đặc điểm gây bệnh
của đàm ẩm, ứ huyết, kết thạch (kết sỏi)
NGUYÊN NHÂN
• 3 NHÓM:
– Ngoại nhân: Lục dâm tà khí
– Nội nhân: Tình chí
– Bất nội ngoại nhân
LỤC DÂM

 Khái quát
• Lục dâm là 1 trong những nguyên nhân gây
bệnh ngoại cảm trong điều kiện khí hậu biến
hóa bất thường hoặc cơ thể suy yếu (chính
khí suy)
• Bệnh ngoại cảm: phát bệnh cấp, xâm nhập
qua đường miệng, mũi, da cơ, thường gặp
Biểu chứng
1. Khái niệm
• Lục dâm: tên gọi chung của 6 loại bệnh tà 
Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa (Nhiệt)
 Bình thường: Lục khí  Phong, Hàn, Thử,
Thấp, Táo, Hỏa (Nhiệt) không gây bệnh
 Bất thường:
• Thái quá hoặc bất cập
• Trái mùa Chính khí Gây
• Biến hóa nhanh suy bệnh
2. Đặc điểm chung
• Tính ngoại cảm: đều từ bên ngoài xâm nhập cơ
thể (da cơ, mũi miệng) gây bệnh
• Tính thời tiết: luôn quan hệ mật thiết với thời tiết
(Thử, Táo)
• Tính khu vực: luôn quan hệ mật thiết với khu vực
cư trú
• Tính phối hợp: có thể đơn độc hoặc phối hợp gây
bệnh
• Tính chuyển hóa: hàn chứngnhiệt chứng
3. Tính chất và đặc điểm gây bệnh
3.1 Phong tà
• Khái niệm :
 Là ngoại tà gây bệnh có đặc tính nhẹ,
hướng lên, mở tấu lí, di chuyển mọi nơi.
 Là chủ khí mùa Xuân, nhưng 4 mùa đều có.
 Là nguyên nhân chủ yếu nhất gây bệnh
ngoại cảm
• Tính chất và đặc điểm gây bệnh

① Là Dương tà, nhẹ, hướng lên, mở tấu lí, dễ


gây bệnh ở phần trên, phần ngoài cơ thể
② Di chuyển liên tục, biến hóa nhanh: như
Phong tí, Phong chẩn…
③ Lay động không yên: như chóng mặt, co
giật…
④ Khởi đầu trăm bệnh: thường kết hợp với các
ngoại tà khác xâm phạm cơ thể như ngoại
cảm phong hàn, phong thấp, phong nhiệt…
3.2 Hàn tà
• Khái niệm :
 Là ngoại tà gây bệnh có đặc tính lạnh, ngưng
kết, thu vào
 Là chủ khí mùa Đông, nhưng có thể gặp ở cả
4 mùa
 Thương hàn: hàn ngụ cơ biểu, ứ trệ vệ
dương
 Trúng hàn: hàn tà trực trúng vào Lý, gây tổn
thương dương khí tạng phủ
• Tính chất và đặc điểm gây bệnh
① Là âm tà, dễ tổn hại Dương khí: Hàn tà
tập kích cơ biểu - Vệ dương tắc trệ - Ghét
lạnh
② Ngưng trệ: có đặc tính ngưng kết, đình trệ
(Khí huyết vận hành tắc trệ, dễ gây đau)
③ Thu vào: có đặc điểm thu vào, co rút lại
(Khí cơ thu vào, tấu lí tắc, cân mạch co
rút)
3.3 Thấp tà
• Khái niệm :
 Là ngoại tà gây bệnh có đặc tính nặng,
đục, dính, hướng xuống
 Là chủ khí cuối mùa Hạ (Trường Hạ)
 Là nguyên nhân quan trọng gây bệnh
ngoại cảm
• Tính chất và đặc điểm gây bệnh
① Là âm tà, dễ tổn hại dương khí, cản trở khí
cơ: dương khí tổn thương, ngưng trệ tạng
phủ
② Nặng, đục: Tý chứng, Lâm chứng
③ Dính: bệnh dai dẳng, tái đi tái lại
④ Hướng xuống, dễ gây bệnh ở phần dưới,
phần trong cơ thể
3.4 Táo tà
• Khái niệm:
 Là ngoại tà gây bệnh có đặc tính khô
ráo
 Là chủ khí mùa Thu
 Đầu thu  Ôn táo; Cuối thu  Lương
Táo
• Tính chất và đặc điểm gây bệnh

①Tính làm ráo, dễ tổn hại Tân dịch: mũi khô,


họng khô, da khô, đại tiện táo, nước tiểu ít,
ho khan, đàm ít.
②Dễ tổn hại tạng Phế: tạng Phế mềm mại,
thích nhuận ghét táo
3.5 Hỏa tà (Nhiệt tà)

• Khái niệm:
 Là ngoại tà gây bệnh có đặc tính rất
nóng, bốc lên
 Vượng vào mùa Hạ, nhưng không rõ
tính thời tiết như Thử tà
• Tính chất và đặc điểm gây bệnh

① Là dương tà, hướng lên: tính thiêu đốt, bốc lên,


phát bệnh cấp, diễn biến nhanh
② Dễ nhiễu loạn Tâm Thần: nhiệt tính chuyển
động liên tục, Tâm Thần bất an
③ Dễ thương Tân hao Khí: nhiệt là dương tà,
nhiệt bức Tân dịch, Khí theo Tân thoát
④ Dễ sinh phong động huyết: Can phong nội
động, huyết nhiệt vọng hành
⑤ Dễ gây lở loét, ung nhọt: nhiệt thịnh nhục loét
3.6 Thử tà
• Khái niệm:
 Là ngoại tà gây bệnh có đặc tính nóng, thăng
tán, hay đi kèm với thấp tà
 Là chủ khí mùa Hạ
 Thương thử: phát bệnh chậm, triệu chứng
nhẹ
 Trúng thử: phát bệnh nhanh, triệu chứng
nặng
• Tính chất và đặc điểm gây bệnh

①Là dương tà, hay gây sốt: triệu chứng nhiệt rõ


ràng
②Tính thăng tán, dễ nhiễu loạn Tâm Thần, dễ
gây thương Tân hao dịch
③Hay đi kèm với Thấp tà: tiêu chảy về mùa hè
LỆ KHÍ
1. Khái niệm
 Là tên gọi chung của 1 loại ngoại tà gây
bệnh có đặc tính truyền nhiễm mạnh, còn
gọi là Ôn dịch bệnh tà, Dịch độc, Dịch khí,
Dị khí, Độc khí, Khí trái thường.
 Là nguyên nhân hình thành Dịch lệ, hay
còn gọi là Dịch bệnh, Ôn bệnh hoặc Ôn
dịch bệnh như Hoắc loạn, Thiên hoa, Thử
dịch…
2. Đặc điểm chung

 Phát bệnh cấp, bệnh nặng nguy hiểm


 Truyền nhiễm mạnh, dễ thành dịch
 1 khí 1 bệnh, triệu chứng giống nhau: vị trí
gây bệnh và tính đặc trưng của mỗi loại
bệnh tà
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành Lệ khí

 Khí hậu trái thường


 Mội trường ô nhiễm và thức ăn không
sạch
 Công tác phòng ngừa và cách ly kém
 Yếu tố xã hội
TÌNH CHÍ (NỘI THƯƠNG)

• Khái quát
 Là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh nội
thương do gây ra hoặc dẫn đến sự rối loạn
chức năng tinh khí của Tạng phủ
• Đặc điểm
 Trực tiếp gây tổn thương tinh khí của Tạng
phủ, nên có thể gây ra hoặc dẫn đến nhiều
bệnh về thể xác và tinh thần
1. Khái niệm
 Là 7 loại hoạt động tình chí bình thường: Hỉ,
Nộ, Ưu, Tư, Bi, Khủng, Kinh của con người
 Là phản ứng tình chí sản sinh do sự biến
hóa môi trường bên trong và bên ngoài cơ
thể đối với hoạt động tinh thần và sinh lý
tạng phủ của con người, thông thường
không dẫn đến hoặc gây ra bệnh tật.
Hình thức
• Hỉ: vui mừng; Là chí của tạng Tâm
• Nộ: nổi giận; Là chí của tạng Can
• Ưu: âu sầu; Là chí của tạng Phế
• Tư: suy nghĩ; Là chí của tạng Tỳ
• Bi: bi thương; Là chí của tạng Phế
• Khủng: sợ hãi; Là chí của tạng Thận
• Kinh: kinh hãi; chủ yếu tổn thương tạng Tâm
(Kinh khác Hãi : Kinh không biết trước nhưng Khủng
thì biết trước; Kinh chỉ tạm thời, Khủng tích lũy dần;
Kinh dễ chữa, Khủng khó chữa )
2. Liên quan giữa tình chí với tinh khí
nội tạng
• Cơ sở vật chất: Tinh, khí, huyết của
ngũ tạng
• “Tố vấn. Âm dương ứng tượng đại
luận” viết: con người có ngũ tạng tàng
tinh, hóa sinh ngũ khí, mà hình thành
Hỉ, Nộ, Bi, Ưu, Khủng
• Vai trò của tạng Tâm và tạng Can
3. Đặc điểm gây bệnh
• Điều kiện phát bệnh (khởi phát): đột ngột, dữ dội,
kích thích dài ngày, vượt quá phạm vi điều chỉnh
sinh lý của cơ thể
• Cơ chế phát bệnh: trực tiếp tổn thương nội tạng
 mất cân bằng âm dương khí huyết
Tình chí - Tạng phủ; Tạng phủ - Tình chí
• Hình thức phát bệnh:
Thể xác: đau đầu, tiêu chảy, liệt, thất ngôn
Tinh thần: điên cuồng, hồi hộp, đánh trống ngực
3. Đặc điểm gây bệnh
 Trực tiếp tổn thương nội tạng
 Ảnh hưởng khí cơ tạng phủ
 Đa số phát bệnh liên quan đến tình chí
 Ảnh hưởng đến sự biến hóa của bệnh tật
Trực tiếp tổn thương nội tạng

 Tổn thương Tạng tương ứng


 Ảnh hưởng Tâm Thần
 Dễ tổn thương các tạng Tâm, Can, Tỳ
 Bạo nộ tổn thương tạng Can - Hoành nghịch Tỳ Vị
 Suy nghĩ tổn thương tạng Tỳ - tổn hao tâm huyết
 Dễ tổn thương các tạng đã có bệnh tiềm ẩn
Trực tiếp tổn thương nội tạng

 Hỉ tổn thương tạng Tâm: tâm thần bất an, lo lắng


mất ngủ, tinh thần thất thường
 Nộ tổn thương tang Can: đau tức 2 bên sườn,
thở dài, nôn huyết, ngất
 Ưu tổn thương tạng Phế: thở ngắn, ngực đầy,
tinh thần mệt mỏi, ý chí sa sút
 Tư tổn thương tạng Tỳ: ăn không ngon miệng,
ngực bụng trướng đau, đại tiện lỏng, tiêu chảy
 Khủng tổn thương tạng Thận: thận khí bất cố,
tinh khí hao tiết
Ảnh hưởng khí cơ tạng phủ

• Nộ thì khí Thượng: Can thất sơ tiết,


huyết tùy khí nghịch
• Hỉ thì khí Hoãn: Tâm khí rời rạc, Thần
mất nơi ở
• Bi, ưu thì khí Tiêu: Phế khí thụ thương,
thở ngắn, mệt mỏi
Ảnh hưởng khí cơ tạng phủ

• Khủng thì khí Hạ: Thận khí bất cố, khí


đổ xuống dưới
• Tư thì khí Kết: Tỳ khí uất kết, Tỳ thất
kiện vận
• Kinh thì khí loạn: Tâm khí hỗn loạn,
Thần mất nơi ở
Đa số phát bệnh liên quan đến tình chí

 Do tình chí kích thích mà phát bệnh: Chứng


uất, Điên, Cuồng…
 Do tình chí kích thích mà gây ra bệnh: hung
tí, chân tâm thống, huyễn vựng…
 Nguyên nhân khác gây bệnh, nhưng có biểu
hiện bất thường về tình chí: bệnh mạn tính
về Can, Đởm…
Ảnh hưởng đến sự biến hóa của bệnh
tật

 Tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật hồi


phục
 Tạo điều kiện cho bệnh tật phát tác
hoặc làm nặng thêm bệnh tật
ĂN UỐNG KHÔNG HỢP LÝ
1. Ăn uống không điều độ
 Quá đói
 Quá no
 Không có quy luật
2. Ăn uống không vệ sinh
3. Ăn uống theo sở thích
 Thích hàn nhiệt
 Thích ngũ vị
 Kén thức ăn
1. Ăn uống không điều độ
 Quá đói: dinh dưỡng bất túc, khí huyết hư suy,
chính khí suy nhược
 Quá no: tổn thương Tỳ vị, thức ăn tích trệ, uất
mà hóa nhiệt (tiêu chảy, trĩ)
 Không có quy luật: Tỳ vị hư nhược
2. Ăn uống không vệ sinh
 Thức ăn ôi thiu
 Thức ăn, nước uống ô nhiễm
 Ký sinh trùng
3. Ăn uống theo sở thích
 Thích hàn nhiệt
• Thích hàn: tổn thương Tỳ dương, Tỳ vị hư hàn
• Thích nhiệt: tổn thương Tỳ âm, phủ Vị nhiệt
 Thích ngũ vị
• Toan, khổ, can, tân, hàm: tổn thương ngũ tạng
 Kén thức ăn
• Chỉ ăn hoặc ghét ăn 1 loại thực phẩm nào đó
• Tổn thương Tỳ vị, thấp nhiệt đàm trọc
LAO ĐỘNG-NGHỈ NGƠI KHÔNG
HỢP LÝ

1. Lao động không hợp lý


 Lao lực quá độ
 Lao thần quá độ
 Phòng dục quá độ
2. Nghỉ nghơi không hợp lý
 Nhàn rỗi quá mức: thể lực, trí lực
1. Lao động không hợp lý
 Lao lực quá độ
• Tổn hao khí của cơ thể: mất sức, uể oải, tinh
thần mệt mỏi, gầy sút
 Lao thần quá độ
• Tổn thương Tỳ khí, tổn hao tâm huyết: đánh
trống ngực, mất ngủ, hay quên, tiện lỏng
 Phòng dục quá độ
• Tổn hao Thận tinh: đau lưng, mỏi gối, chóng
mặt, tai ù, liệt dương, xuất tinh sớm, kinh nguyệt
không đều
2. Nghỉ nghơi không hợp lý

 Khí huyết vận hành không thông, khí


trệ huyết ứ: tinh thần uể oải, tứ chi
yếu ớt
SẢN PHẨM BỆNH LÝ
• Khái niệm: nguyên nhân gây bệnh do sản
phẩm hình thành từ quá trình bệnh lý khác dẫn
đến rối loạn chức năng khí huyết tạng phủ
• Phân loại:
1. Đàm ẩm: hình thành do rối loạn trao đổi tân
dịch cơ thể
2. Ứ huyết: hình thành do huyết dịch trong cơ
thể lưu thông chậm hoặc ngưng trệ
3. Kết thạch: thấp nhiệt nung nấu, hay gặp ở phủ
Vị, phủ Đởm, tang Thận
1. Đàm ẩm
• Khái niệm: là 1 loại sản phẩm bệnh lý hình
thành do rối loạn trao đổi tân dịch
• Đặc điểm:
 Chất nặng, đục  Đàm (hữu hình, vô hình);
 Chất thanh, mỏng  Ẩm (tính lưu động cao,
nên có thể tích trệ ở kẽ hở giữa các tạng
phủ, quan khiếu, quan tiết)
• Tính chất
 Thủy thấp đàm ẩm đều thuộc âm tà
• Cơ chế
 Khí huyết vận hành tắc trở, rối loạn chức
năng tạng phủ
• Nguồn gốc
 Nguyên nhân: đa số do lục dâm, tình chí, ăn
uống
 Cơ chế: rối loạn chức năng khí hóa của các
tạng Phế, Tỳ, Thận, Can và phủ Tam tiêu
• Tạng Phế: Phế thất tuyên giáng, tân dịch không
được phân bố, đường lưu thông tân dịch không
thông, tụ thủy sinh đàm ẩm
 Cơ chế: rối loạn chức năng khí hóa của các
tạng Phế, Tỳ, Thận, Can và phủ Tam tiêu
• Tạng Tỳ: Tỳ thất kiện vận, thấp thủy nội sinh,
ngưng tụ sinh đàm ẩm
• Tạng Thận: Thận dương bất túc, khí hóa vô lực,
thủy trệ sinh đàm ẩm
• Tạng Can: Can thất sơ tiết, khí cơ tắc trệ, tân
dịch ngưng tụ sinh đàm ẩm
• Phủ Tam tiêu: đường lưu thông tân dịch không
thông, tân dịch không được phân bố, tụ thủy
sinh đàm ẩm
• Đặc điểm gây bệnh
 Gây tắc trệ khí huyết vận hành
 Ảnh hưởng trao đổi tân dịch
 Dễ lấp đầy thanh khiếu, nhiễu loạn tâm
thần
 Phạm vi gây bệnh rộng, biến hóa thất
thường
Gây tắc trệ khí huyết vận hành

• Ở kinh lạc: kinh lạc tắc trệ (tê tay chân, co


duỗi khó khăn, bán thân bất toại)
• Ở cục bộ: bệnh tràng nhạc, ung nhọt…
• Ở tạng Phế: Phế thất tuyên giáng (tức
ngực, ho, suyễn, khạc đàm)
Ảnh hưởng trao đổi tân dịch

• Ảnh hưởng hoạt động chức năng của các


tạng Phế, Tỳ, Thận:
 Đàm thấp khổn Tỳ, Tỳ khí không thăng tân
dịch không được vận chuyển
 Đàm ẩm trở Phế, Phế thất tuyên giáng tân
dịch không được phân bố
 Đàm ẩm đình trệ hạ tiêu, ảnh hưởng chức
năng khí hóa của Thậntân dịch đình trệ
Dễ lấp đấy thanh khiếu, nhiễu loạn tâm
thần
• Đàm thấp theo khí thượng nghịch, lấp
đầy thanh khiếu, nhiễu loạn tâm
thầnTâm thần hoạt động thất thường:
tâm phiền, thất miên, huyễn vựng, điên
cuồng
Phạm vi gây bệnh rộng, biến hóa
thất thường
• Trăm bệnh phần nhiều do đàm gây ra
• Quái bệnh phần nhiều do đàm
• Vị trí gây bệnh và triệu chứng:
 Vùng Ngực: tức ngực, ho suyễn, hoảng sợ, lơ mơ,
điêncuồng
 Phủ Vị: bụng đau trướng, nôn ói đàm nhớt
 Vùng bụng: bụng căng như trống, tiểu ít, gân xanh
nổi rõ trên thành bụng
 Da cơ: thủy thũng, tiểu ít, thân thể nặng nề…
2. Ứ huyết
• Khái niệm: là sản phẩm bệnh lý hình thành
do huyết dịch vận hành trì trệ, hoặc huyết
dịch đình trệ trong cơ thể. Còn gọi là Ác
huyết, Bại huyết, Hoại huyết, Súc huyết.
• Triệu chứng lâm sàng: đau, sưng, xuất huyết,
sắc tím sẫm (sắc mặt, môi, móng; chất lưỡi),
mạch sáp hoặc kết đại
Nguồn gốc
① Xuất huyếtỨ: ngoại thương, mạch vỡxuất
huyết (huyết ngoài kinh mạch); tạng Tỳ không
thống huyết, tạng Can không tàng huyết…
② Huyết vận hành không thôngỨ:
 Khí trệứ: tình chí hoặc đàm ẩmkhí cơ
không thông, huyết hành tắc trệ, khí trệ huyết
trệ
 Do hưứ: dương khí hư tổn, tác dụng thúc
đẩy suy giảm: huyết dịch vận hành không
thôngứ
Hình thành
② Huyết vận hành không thôngỨ:
 Huyết hànứ: hàn tà nhập huyết mạch
hoặc âm hàn nội thịnh, kinh mạch co rút,
huyết trệ không thôngứ
 Huyết nhiệtứ: hỏa nhiệt tà hoặc dương
khí trong cơ thể hóa hỏa nhập huyết
mạchnhiệt thiêu đốt tân dịch trong
mạchhuyết dịch cô đặcvân hành không
thôngứ
Đặc điểm gây bệnh

 Dễ gây tắc trệ khí cơ


• Dẫn đến khí huyết toàn thân hoặc cục
bộ vận hành không thông, làm nặng
thêm, lặp đi lặp lại tình trạng huyết ứ
khí trệ, khí trệ huyết ứ
Đặc điểm gây bệnh

 Ảnh hưởng vận hành huyết mạch


• Huyết mạch vận hành không thông, ảnh hưởng
chức năng các tạng Tâm, Can và mạch
• Tạng Tâm: tâm mạch ứ trệ  hung tí, tâm thống
• Tạng Can: can mạch tắc trệ  Khí huyết ứ trệ
(Ác huyết quy tạng Can)
• Mạch: ứ huyết tắc trệ kinh mạch, mạch sáp
không thông (sắc mặt tím sẫm, lưỡi có điểm ứ
huyết)
Đặc điểm gây bệnh

 Ảnh hưởng hình thành tân huyết (ứ huyết


không trừ, tân huyết không sinh)
 Ứ huyết không tán, tạng phủ thất dưỡng:
cơ da móng kém nhuận, lông tóc thưa
thớt
 Vị trí bệnh cố định, bệnh chứng phức tạp
Ứ huyết đình trệ ở tạng phủ, kích thích
cục bộ: đau kiểu châm chích
Đặc điểm triệu chứng
( 1 ) Đau: kiểu châm chích, vị trí cố định, ngày nhẹ đêm
nặng, cự án
( 2 ) Sưng: vị trí cố định, sắc da xanh tím
( 3 ) Xuất huyết: sắc tím sẫm hoặc có kèm cục máu
( 4 ) Sắc tím sẫm: sắc mặt, môi, móng; chất lưỡi tím
sẫm hoặc có điểm ứ huyết
( 5 ) Phụ khoa: băng huyết, vô sinh, bế kinh, thống kinh,
đau lưng
( 7 ) Mạch: sáp, trì, trầm, kết, đại
3. Kết thạch (sỏi)
• Khái niệm: là sản phẩm bệnh lý dạng
cát sỏi được hình thành và gây tắc trở
ở vị trí nào đó trong cơ thể
• Vị trí thường gặp: tạng Can, Thận; Phủ
Vị, Đởm, Bàng Quang.
Nguyên nhân và cơ chế hình thành

 Ăn uống không hợp lý


 Ăn nhiều thức ăn béo ngọt  Tỳ vị thất
kiện vận, thấp nhiệt nung kết
 Tình chí nội thương
Tình chí không thoải máiCan khí uất kết,
Can thất sơ tiết, đởm khí ứ trệĐởm trấp
uất kết
Nguyên nhân và cơ chế hình thành
 Uống thuốc không đúng
 Dùng quá liều, ảnh hưởng chức năng khí hóa của
tạng phủ (tạng Thận, phủ Bàng quang)
 Dùng các thuốc có thành phần chứa nhiều Ca,
Mg, toan, kiềm…
 Khác biệt về thể chất (Cơ địa)
 Bệnh lâu ngày
 Bệnh đởm lâu ngày, khí cơ phủ Đởm không thông,
đởm trấp không bài tiết được, lâu ngày tích trệ 
Đởm kết thạch
Đặc điểm gây bệnh

① Gặp nhiều ở Lục phủ và tạng Can, Thận


 Đởm kết thạch gặp nhiều nhất
② Diễn tiến bệnh dài, triệu chứng không tương
xứng
 Bệnh mãn tính
③ Tắc trở khí cơ, tổn thương kinh mạch
Tắc trở khí cơ, ảnh hưởng trao đổi tân dịch
Tổn thương kinh mạch, dễ gây xuất huyết, như
niệu huyết; dễ gây đau thắt, kèm lan
NGUYÊN NHÂN KHÁC

1. Ngoại thương
 Ngoại lực: đạn, dao, té ngã …
 Bỏng, cháy: xăng, sét đánh, bỏng lạnh…
 Chết đuối
 Trùng thú cắn
2. Ký sinh trùng
3. Thuốc
4. Bác sĩ
5. Tiên thiên
1. Ngoại thương
 Đạn, dao, té ngã, khiêng vác nặng, rặn đẻ…
Đặc điểm: phần nhiều ứ huyết, sưng, đau, xuất
huyết…
 Bỏng, cháy
Đặc điểm: bỏng rát, sưng , đau, hôn mê…
Bỏng lạnh: âm hàn xâm nhập, dương khí tổn thương,
huyết lưu thông ngưng trệ, khí trệ huyết ứ
 Chết đuối: tắc đường thở
 Trùng thú cắn: triệu chứng trúng độc
2. Ký sinh trùng
 Phân loại: giun đũa, giun móc, sán dây, giun
kim, sán máng (sán lá máu)…
 Nguyên nhân phát bệnh: ăn uống thiếu vệ
sinh, ký sinh trùng xâm nhập, rối loạn chức
năng tạng phủ
 Biểu hiện lâm sàng: triệu chứng khác nhau
tùy theo mỗi loại ký sinh trùng
3. Dược
 Khái niệm: nguyên nhân gây bệnh do bào chế thuốc
không đúng hoặc dùng thuốc không thích hợp
 Ý nghĩa: tỉ lệ mắc bệnh do dùng thuốc gia tăng
 Hình thức:
 Bác sĩ: dùng thuốc sai tính vị, công dụng, liều lượng,
phối ngũ, không chú ý phản ứng phụ, dùng thuốc
không hợp lý
 Người bệnh: không dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ,
tự ý dùng thuốc
Nguyên nhân
1. Dùng thuốc qúa liều: liều lượng cao hơn trong

Dược điển
 Các thuốc có độc: Ô đầu, Tế tân, Bán hạ, Ba đậu…
 Các thuốc bổ: Nhân sâm…
2. Bào chế không đúng
3. Phối ngũ không đúng
4. Cách sử dụng không đúng: không chú ý sắc
trước, sắc sau; dùng ngoài, cách uống; thời
gian uống thuốc
Đặc điểm gây bệnh
1. Trúng độc:
 Cấp tính: diễn biến nhanh, triệu chứng nặng,
nguy hiểm
 Mãn tính: phần nhiều dùng thuốc dài ngày
 Triệu chứng: liên quan đến thành phần, liều
lượng thuốc
 Thường gây chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu
chảy, co giật, hôn mê…
2. Bệnh cũ nặng thêm, phát sinh bệnh mới
 Dùng thuốc trong thai kỳ
5. Tiên thiên
 Thai nhược: thai nhi bẩm thụ không
đủ Tinh huyết từ bố mẹ, sinh trưởng
phát triển kém
 Thai độc: Thai kỳ sử dụng thuốc cấm
kỵ, mắc bệnh truyền nhiễm

You might also like