You are on page 1of 23

Bài 3:

CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ


Nội dung

1. Khái niệm, phân loại chế độ chính trị

2. Chế độ chính trị trong hiến pháp hiện hành


1. Khái niệm chế độ chính trị

1.1 Khái niệm chế độ chính trị

1.2 Phân loại chế độ chính trị


1.1 KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
• Khái niệm chính trị:
Thỏa hiệp các lợi ích khác nhau trong quản trị một cộng đồng bằng cách trao quyền
cho các bên tương xứng với tầm quan trọng đối với cộng đồng;
Là một tiến trình theo đó con người thỏa hiệp và cạnh tranh trong quá trình ban hành
và thực thi quyết định chung hoặc quyết định tập thể;
Chính trị là sự cạnh tranh giữa các cá nhân và nhóm theo đuổi lợi ích riêng của họ;
Chính trị là việc thực hiện quyền lực và ảnh hưởng để phân bổ những thứ có giá trị;
Chính trị là sự xác định xem ai nhận được gì, khi nào và bằng cách nào;
Chính trị là giải quyết xung đột;
Quá trình mà quyền lực và ảnh hưởng được sử dụng để thúc đẩy các giá trị và lợi ích
nhất định.
• Sự thể hiện của chính trị:
Chính trị thể hiện là: nghệ thuật, hoạt động, nghề nghiệp và chức năng…
Chính trị liên quan đến tổ chức (nhà nước, đảng phái) và chính sách (các quyết sách).
1.1 Khái niệm chế độ chính trị trong HP (tt)
Cấu trúc chính thức và không chính thức và bản chất của quyền lực chính
trị quốc gia; phương pháp xác định những người nắm quyền và mối quan
hệ giữa những người nắm quyền và xã hội nói chung
Tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của luật hiến pháp xác lập và điều
chỉnh các vấn đề về chính thể, chủ quyền quốc gia, bản chất nhà nước,
quyền lực nhà nước, quyền lực nhân dân, hệ thống chính trị, chính sách
đối nội, đối ngoại của nhà nước CHXHCN VN. (Giáo trình LHP, ĐHLHN)

Chế độ chính trị trong LHP: nhóm các quy phạm xác định các nguyên tắc,
điều chỉnh các quan hệ liên quan đến thiết lập và vận hành quyền lực.
1.2 Phân loại chế độ chính trị
• Dựa vào nguồn gốc, cách thức thực hiện quyền lực nhà nước:
 Dân chủ: quyền lực nhà nước của dân, do dân và vì dân.
 Phản dân chủ: quyền lực không của dân, do dân, vì dân.
• Dựa theo cấp độ:
 Chế độ chuyên chế độc tài;
 Chuyên chế; đầu sỏ chính trị;
 Chính trị dân chủ.
• Dựa trên thiết chế quyền lực:
 Chế độ đa nguyên và chế độ nhất nguyên;
 Chế độ chính trị một đảng và đa đảng.
• Dựa trên ý thức hệ: chế độ chính trị XHCN và tư bản chủ nghĩa.
Cử tri

Lập pháp Tổng thống

Chọn

Nội các
CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA TỔNG THỐNG
Bộ trưởng

Điều hành

Các bộ
CHẾ ĐỘ TỔNG THỐNG
(1) Đứng đầu hành pháp là nguyên thủ quốc gia và được
bầu phổ thông;
(2) Nhiệm kỳ của lập pháp và hành pháp là xác định trong
luật và không phụ thuộc vào sự tín nhiệm của nhau;
(3) Tổng thống thiết lập, điều hành chính phủ và có một
số quyền trong lập pháp;
(4) Thành viên của chính phủ không đồng thời là thành
viên của lập pháp.
CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ
CỬ TRI
NGUYÊN THỦ
BẦU

LẬP PHÁP
BỔ NHIỆM HÌNH THỨC
CHỌN VÀ GIẢI TÁN

THỦ TƯỚNG

CHỌN

NỘI CÁC

QUẢN TRỊ

CÁC BỘ
CHẾ ĐỘ ĐẠI NGHỊ
(1) Người đứng đầu hành pháp, hình thành từ nghị viện
và là thành viên của nghị viện;
(2) Hành pháp chịu trách nhiệm trước lập pháp và có thể
bị giải tán thông qua thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm;
(3) Vị trí nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu hành
pháp là tách biệt;
(4) Lãnh đạo hành pháp mang tính tập thể, trong đó thủ
tướng là người đứng đầu (đối lập với hành pháp mang tính cá nhân của chế độ
tổng thống).
Chính thể lưỡng tính (hỗn hợp)

Cử tri

Giải tán
Lập pháp Tổng thống

Ch
ịu
nh trác Chọn và
iệm h
giải tán

Gi
ải
tán

Chính phủ
CHẾ ĐỘ LƯỠNG TÍNH

(1) Tổng thống được bầu phổ thông;


(2) Tổng thống có quyền hiến định rất lớn; đứng đầu hành
pháp và nguyên thủ quốc gia;
(3) Thủ tướng và các bộ trưởng nắm quyền hành pháp và
chịu trách nhiệm trước nghị viện;
(4) Phân chia quyền hành pháp giữa thủ tướng và tổng
Thực chất, chế độ này kết hợp những đặc tính của hai chế độ trên.
2. Chế độ chính trị trong hiến pháp VN

2.1 Bản chất, tính chất nhà nước

2.2 Hình thức nhà nước

2.3 Hệ thống chính trị

2.4 Nguyên tắc thực hiện chính sách chính trị


2.1 Bản chất, tính chất chế độ và nhà nước
• Bản chất, tính chất của chế độ chính trị, quyền lực chính trị:
Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ-chính trị có tính quốc tế
(Điều 1, 11);
Tính thống nhất chính trị và chủ quyền (Đ5, 9,10);
Chế độ chính trị quốc gia: tính dân chủ (K2, Đ2, Đ3, K2 Đ4);
Tính giai cấp, tính xã hội của chế độ chính trị (Đ2,3, 4, 5, 6, 7, 9, 10);
• Bản chất, tính chất nhà nước:
Tính chất dân chủ (K1,3 Đ2, Đ3, 6, 7, K2 Đ8);
Tính chất pháp quyền (K1 Đ2, K1 Đ8).
2.2. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
• Khái niệm chính thể: cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan
quyền lực nhà nước ở trung ương; xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan
này; và sự tham gia của nhân dân.
• Loại chính thể: cộng hòa dân chủ (1946; 1959), cộng hòa xã hội chủ
nghĩa (1980,1992, 2013).
• Cấu thành:
Nguồn gốc của quyền lực nhà nước: của dân (Đ2);
Cách thức tổ chức và trình tự thành lập cơ quan nhà nước: (K3, Đ2; Đ6;
Đ7);
Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở TW: (K3 Đ2).
Sự tham gia của nhân dân: (K2 Đ2; Đ3; Đ6; Đ7; K2Đ8, Đ9,10).
2.2. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (tt)
• Hình thức cấu trúc: tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị
hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa chúng với nhau.
• Hình thức cấu trúc nhà nước CHXHCN Việt Nam:
Nhà nước đơn nhất Nhà nước Việt Nam là nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được phân định thành 3 cấp;
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
2.3. Hệ thống chính trị

2.3.1 Khái niệm hệ thống chính trị

2.3.2 Đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam

2.3.3 Vai trò của các thành phần trong hệ thống chính trị
2.3.1 Khái niệm hệ thống chính trị
• Khái niệm hệ thống chính trị:
Một hình thức quản lý xã hội gắn với một môi trường pháp lý (hiến pháp), kinh tế và
văn hóa và hệ thống chính trị liên quan đến các tác nhân và các quy tắc.
Hệ thống chính trị đưa ra các quyết định chính sách (sự phân bổ) có tính ràng buộc
(dựa trên thẩm quyền của nó) đối với những thứ có tầm quan trọng (giá trị) đối với
những người mà nó phục vụ (tính tập thể) – tiếp cận chức năng.
Hệ thống chính trị Việt Nam: “…Một cơ cấu bao gồm nhà nước, đảng phái, đoàn thể,
các tổ chức xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện
hành…” (giáo trình ĐH Luật HN);
• Thành phần của hệ thống chính trị hiến định:
Nhà nước CHXHCNVN;
Đảng cộng sản Việt Nam (Đ4);
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Đ9);
Công đoàn Việt Nam (Đ10);
Các thành viên của MTTQVN (Đ9).
2.3.2 Đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam
• Tính chất, bản chất: Dân chủ xã hội chủ nghĩa (khác với các hệ
thống chính trị dân chủ tự do, dân chủ xã hội);
• Hệ thống chính trị nhất nguyên – một đảng lãnh đạo hệ thống
(không đa nguyên, đa đảng, cạnh tranh);
• Hệ thống chính trị vận hành không chỉ theo quy định pháp luật
mà theo quy định của Đảng;
• Mô hình tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước khác biệt với
các mô hình hiện nay (không hoàn toàn là chế độ đại nghị);
• Cấu trúc hệ thống chính trị có Mặt trận Tổ quốc.
2.3.3 Thành phần của hệ thống chính trị
• Đảng cộng sản Việt Nam: Đại diện cho lợi ích dân tộc, lãnh đạo
nhà nước và xã hội.
• Nhà nước CHXHCNVN: Quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp
luật (Đ8)
• Mặt trận Tổ quốc VN: Tổ chức liên minh chính trị, cơ sở chính trị
của chính quyền, đoàn kết dân tộc, giám sát phản biện xã hội.
• Công đoàn Việt Nam: cơ sở chính trị - xã hội của giai cấp công
nhân, bảo vệ lợi ích người lao động, giám sát hoạt động của cơ
quan nhà nước.
2.4 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện chính sách
chính trị
• Chính sách là việc chính quyền lựa chọn thực hiện hay không thực hiện
một công việc nhất định.
• Chính sách và pháp luật là hai hiện tượng khác biệt và có mối liên hệ
chặt chẽ.
• Các nguyên tắc hiến định về xây dựng và thực hiện chính sách:
Đảng lãnh đạo;
Dân chủ;
Pháp quyền;
Đoàn kết dân tộc;
Đối ngoại: độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
So sánh chính sách công với pháp luật
Chính sách Pháp luật
Chủ thể Hành pháp Lập pháp

Độ ổn định Thấp Cao


Hiệu lực Theo vấn đề, bối cảnh Thời gian, không gian, chủ thể
Tính chất Cụ thể Khái quát
Mục đích Giải quyết vấn đề xã hội cụ Tạo trật tự pháp lý
thể
Đối tượng tác Các vấn đề xã hội Điều chỉnh quan hệ xã hội
động
Phương pháp Đa dạng, linh hoạt Chặt chẽ, hình thức xác định
Câu hỏi ôn tập, tự học, thảo luận
1. Hãy phân biệt chế độ chính trị và hệ thống chính trị.
2. Tính chất dân chủ của chế độ chính trị thể hiện trong điều, khoản nào của HP
2013?
3. Tính chất dân chủ của nhà nước thể hiện trong điều, khoản nào của HP
2013?
4. Tính giai cấp và tính xã hội của chế độ chính trị thể hiện trong điều khoản nào
của HP 2013?
5. Tính dân chủ và pháp quyền của nhà nước thể hiện trong điều khoản nào
của HP 2013?
6. Những điều khoản nào thể hiện chính thể nhà nước trong HP 2013?
7. Hãy phân tích những biểu hiện của mối quan hệ giữa chế độ chính trị và
chính thể nhà nước trong HP 2013.
8. Làm thế nào để phân định rõ phạm vi thực hiện quyền lực của các tổ chức
chính trị, xã hội và quyền lực của nhà nước trên thực tế?
9. Đánh giá cách thức quy định chế độ chính trị của Hiến pháp 2013.

You might also like