You are on page 1of 40

ĐẠI CƯƠNG CHÍNH SÁCH Y TẾ

Bộ môn Tổ chức – Quản lý Y tế

•1
Mục tiêu

1. Trình bày các khái niệm và các loại chính sách y tế.

2. Trình bày các yếu tố cơ bản quyết định tới chính sách và

xây dựng chính sách y tế

3. Hiểu rõ một số khái niệm cơ bản về nghiên cứu, phân

tích, điều chỉnh chính sách y tế.

•2
NỘI DUNG

1. Các khái niệm về chính sách, chính sách y tế

2. Phân loại chính sách y tế

3. Xây dựng chính sách y tế

4. Nghiên cứu và phân tích chính sách y tế

5. Điều chỉnh chính sách y tế

•3
CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH

KHOA HỌC CHÍNH SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH Y TẾ

•4
Chính sách

“ Chính sách là một quá trình hành động có mục


đích của một người hay của một tập thể nhân
vật nhằm giải quyết một vấn đề mà mọi người
quan tâm.”
Gerard F. Anderson

•5
Cấp độ của chính sách

- Cấp quốc tế: Liên hợp quốc, WHO,..

- Cấp quốc gia: Đảng, Nhà nước, Bộ,..

- Cấp địa phương: Chính quyền, cơ quan,


đoàn thể,..

•6
Chính sách công

- Do cơ quan, chính quyền trong bộ máy Nhà nước ban hành.

- Khái niệm: “Chính sách công là một chuổi các quyết định hoạt
động của Nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề hay cải thiện
một tình hình đang đặt ra trong đời sống kinh tế-xã hội theo

mục tiêu xác định”

•7
Vai trò của chính sách công

- Vai trò định hướng


- Vai trò kích thích phát triển
- Vai trò điều tiết
Vd: chính sách “mở cửa” trong quan hệ quốc tế, chính sách đối

gia đình có công cách mạng,..

•8
Chính sách y tế

“Chính sách y tế gồm các quá trình hành động tác động đến
một loạt các cơ quan, tổ chức, các dịch vụ và việc phân bổ kinh
phí của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nó không chỉ
dừng ở mức các dịch vụ y tế mà bao gồm cả các chủ trương đã
được thực hiện hoặc dự kiến thực hiện bởi các tổ chức Nhà nước,
tư nhân và tình nguyện có tác động tới sức khỏe”

Gill Walt

•9
Tính chất của Chính sách

- Bản sắc chính trị, chế độ xã hội, vai trò

quyết định của Nhà nước trong xây dựng

và thực hiện chính sách y tế công cộng.

- Đường lối chính trị, xã hội nào sẽ có

những chính sách thực hiện đường lối và

xây dựng chế độ xã hội đó.

•10
Tính chất của Chính sách

- Nhà nước là trung tâm của xây dựng chính sách để phân
phối các giá trị xã hội.

- Các giá trị này có thể là vật chất (đường sá, điện,…), dịch
vụ (y tế, giáo dục) hay tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo,
pháp luật,..).

- Sự phân phối các giá trị xã hội là quá trình xây dựng và
sửa đổi chính sách xã hội.

•11
Phân loại chính sách

•12
Phân loại chính sách y tế

Có nhiều cách phân loại chính sách y tế


+ Phân loại theo chức năng
+ Phân loại theo lĩnh vực hoạt động
+ Phân loại theo cấp ban hành
+ Phân loại theo mức độ của vấn đề
+ Phân loại theo quy mô tác động

•13
Phân loại chính sách theo quy mô

Chính sách chính trị cao, tầm vĩ mô Chính sách chính trị thấp, tầm vi mô
- Gìn giữ những giá trị cột lõi: bảo vệ - Không có liên quan đến các vấn đề
lợi ích quốc gia then chốt, cơ bản của lợi ích quốc gia
- Mục tiêu lâu dài của Nhà nước: hay những tầng lớp quan trọng, đông

mức giá, tiền lương, biên giới, cải đảo như các ngành thông qua các
cách hệ thống y tế, y tế tư nhân, công văn, thông tư,... như tiêm chủng

chính sách quốc gia về thuốc,… cho trẻ em,…

•14
XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH Y TẾ

•15
1. Quy trình xây dựng chính sách

Có nhiều quy trình xây dựng chính sách

+ Mô hình khái quát của L.A Gunn

+ Mô hình của Giáo sư John

+ Mô hình của Gill Walt

•16
Mô hình của L.A. Gunn

•17
Mô hình của GS.John

•18
Mô hình của Gill Walt

- Xác định vấn đề

- Xây dựng chính sách

- Thực hiện chính sách

- Đánh giá chính sách

•19
Thực tế, quy trình chính sách quy về 4 giai đoạn cơ bản:

1.Nghiên cứu chính sách

2.Quyết định chính sách

3.Thực hiện chính sách

4.Đánh giá chính sách

•20
2. Các yếu tố quyết định tới chính sách y tế

Nguồn lực sẵn Đặc điểm địa lý Tình hình kinh tế Chính sách phát
có - văn hóa - xã triển kinh tế -
dân cư
hội vănhóa - xã hội

Các vấn đề cung Nền tảng chính


cấp dịch vụ y tế trị-Triết học

Mục tiêu cơ bản


Các vấn đề sức của chính sách y Luật pháp, Quy
khỏe tế chế hành chính
Đảm bảo cung cấp nguồn lực và giải pháp

Quá trình thực hiện

Kết quả/thành quả/tác động trên


chỉ tiêu sức khỏe
•21
Các vấn đề sức khỏe

- Dựa vào các số liệu từ thống kê y tế


- Cần thu thập:
+ Mô hình bệnh tật, xu hướng bệnh tật
+ 10 bệnh mắc với tỷ lệ cao nhất
+ 10 nguyên nhân gây chết cao nhất
+ Các bệnh dịch địa phương
+ Dự báo về tình hình sức khỏe - bệnh tật
trong cộng đồng.
•22
Các vấn đề cung cấp dịch vụ y tế

- Khả năng của mạng lưới y tế để giải quyết


các vấn đề sức khỏe
- Đề cập đến các mục tiêu khắc phục những
vấn đề tại hệ thống cung ứng các dịch vụ y
tế.

•23
Nguồn lực y tế

- Nhân lực, kinh phí (đầu tư y tế quốc gia và địa phương)

- Cơ sở vật chất (bao gồm cả thuốc) trong thời gian hiện

tại và trong tương lai.

- Nguồn nhân lực y tế không chỉ ở số lượng mà ở cả trình

độ, khả năng điều động nhân lực.

•24
Hiện trạng kinh tế, văn hóa xã hội

• Đây là yếu tố rất quan trọng tác động tới quá trình phát

triển ngành y tế và quá trình sử dụng các cơ sở y tế của

nhà nước.

•25
Đặc điểm địa lý, dân cư

- Đặc điểm địa lý khí hậu quyết định tới việc bố trí mạng

lưới y tế sao cho dễ tiếp cận với người dân.

- Đồng thời liên quan với tình hình sức khỏe, bệnh tật của

một địa phương.

•26
Chính sách và các chương trình phát triển tổng thể
Kinh tế, Văn hóa ,Xã hội

- Luật pháp và các quy chế hành chính hiện hành là những
cơ sở pháp lý cho việc đề ra chính sách y tế.

- Nền tảng chính trị, triết học và các chủ trương nghị quyết
của Đảng, các thông tư, chỉ thị của chính phủ về công tác
y tế.

- Chính sách y tế có tính kế thừa những ưu điểm của chính


sách trước đó.

•27
3. Xác định mục tiêu cơ bản của CSYT
5 quan điểm cơ bản của Đảng về phát triển sự nghiệp y tế:
- Con người là nguồn tài nguyên quý nhất.
- Nhân đạo, định hướng Xã hội chủ nghĩa và công bằng trong
chăm sóc sức khỏe.
- Dự phòng tích cực và chủ động.
- Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền.
- Xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và đa dạng
hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe.

•28
2. Xác định mục tiêu cơ bản của CSYT

Yêu cầu của mục tiêu:

-Nêu rõ ràng, có thể đo lường, ước lượng được sự tiến bộ sau


một khoảng thời gian.

-Khi đặt mục tiêu đã chú trọng tới tình hình khả thi, tới tính hợp
pháp và đúng đường lối của Đảng và Nhà nước thì sẽ nhận được
sự ủng hộ của cộng đồng.

Ví dụ: giảm tỉ suất chết trẻ dưới 1 tuổi từ 6,4% xuống 4 % sau
5 năm.
•29
3. Đề xuất chiến lược giải quyết mục tiêu

- Cần dựa trên khả năng đảm bảo các nguồn lực.

- Những giải pháp có thể ở tầm vĩ mô để bao quát toàn bộ các


lĩnh vực song cũng cần có những giải pháp ở mức vi mô để
giải quyết từng vấn đề rất cụ thể.

Ví dụ: Ở tầm vĩ mô: Đưa ra giải pháp đảm bảo lương cho CBYT.
Tuy nhiên, khi triển khai cụ thể các địa phương cần có những

đề xuất đặc thù hơn như lương cao hơn cho cán bộ vùng sâu
vùng xa.
•30
3. Đề xuất chiến lược giải quyết mục tiêu

Những quan điểm khác nhau đề xuất chiến lược y tế:

- Quan điểm đặt yếu tố hiệu quả lên trên

- Quan điểm đặt mục tiêu công bằng lên trên

- Quan điểm coi trọng giải pháp vĩ mô, giải pháp tối ưu

- Quan điểm hỗn hợp vừa coi trọng giải pháp vĩ mô, vừa coi
trọng giải pháp vi mô.

•31
NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
CHÍNH SÁCH Y TẾ

•32
Link Vai trò của viện chiến lược-csyt

•33
1. Nghiên cứu chính sách y tế

Là nghiên cứu toàn thể hoặc một phần nhỏ các chính sách.
Nhằm trả lời các câu hỏi:

- Liệu có cần thiết không? Khi nào cần?

- Liệu có khả thi không?

- Thành quả, hiệu quả của can thiệp đó như thế nào?

•34
1. Nghiên cứu chính sách y tế

Có 3 lĩnh vực cần chú trọng nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ bản về chính sách y tế

- Nghiên cứu sự bố trí hệ thống điều trị, mối quan hệ giữa hệ


thống y tế nhà nước và tư nhân sao cho chi phí công cộng ít mà
vẫn đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh

- Nghiên cứu các chương trình y tế công cộng nhằm mục tiêu
công bằng, hiệu quả ở mức độ chấp nhận được, phù hợp với các
vùng, các nhóm dân cư khác nhau.
•35
2. Phân tích chính sách y tế

Là hoạt động nghiên cứu kết nối giữa nền chính trị và quá
trình thực thi và đưa ra các quyết định.

-Phân tích những tác động của CS -> xác định tăng, giảm
nguồn lực

- Phân tích khả năng của các cơ sở y tế dưới tác động của
chính sách nhằm tang cường các dịch vụ y tế.

•36
ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH Y TẾ

•37
Tại sao cần điều chỉnh chính sách y tế:
- Chính sách không phải là một điều luật không thể thay
đổi.
- Mỗi thời kỳ phát triển KTXH thì tính công bằng và hiệu
quả ở mức độ khác nhau.
- Mỗi vùng địa lý, cộng đồng dân cưu có đặc điểm khác
nhau.
- Trong quá trình thực thi, rất nhiều yếu tố tác động làm
cho tính khả thi, tính hiệu quả và công bằng giảm
=> Cần điều chỉnh chính sách để hợp lý, khả thi và hiệu
quả hơn.

•38
Tài liệu tham khảo

1. Trương Phi Hùng (2017), Giáo trình Chính sách y tế, Nhà
xuất bản Y học.
2. Tổ chức y tế thế giới (2007), sự lựa chọn đúng đắn:
nâng cao năng lực chính sách y tế dựa trên bằng chứng.
3. Gill walt (1996), Chính sách y tế, quá trình và quyền lực,
nhà xuất bản y học

•39
Trân trọng cảm ơn sự chú ý
theo dõi của Quý vị

You might also like