You are on page 1of 29

CHƯƠNG 2.

ỨNG DỤNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

01
Electronic commerce 1/28
NỘI DUNG

2.1. Thương mại điện tử B2C


2.1.1 Các khái niệm, đặc điểm và lợi thế của TMĐT B2C
2.1.2 Các mô hình kinh doanh TMĐT B2C
2.1.3 Các công cụ hỗ trợ ra quyết định mua sắm trực tuyến
2.1.3 Các vấn đề khác trong TMĐT B2C
2.2. Thương mại điện tử B2B
2.2.1 Các khái niệm, đặc điểm và lợi ích nổi bật của TMĐT B2B
2.2.2 Các loại hình phổ biến của thương mại điện tử B2B
2.2.3 Các công cụ hỗ trợ thi hành thương mại điện tử B2B
2.2.3 Các vấn đề khác trong TMĐT B2B
2.3. Các ứng dụng thương mại điện tử khác
2.3.1 Chính phủ điện tử
2.3.2 Học tập trực tuyến, đào tạo trực tuyến và xuất bản trực tuyến
2.3.3 Chăm sóc sức khỏe điện tử
2.3.4 Các mô hình kinh tế chia sẻ
2.3.5 Thương mại điện tử P2P

Electronic commerce 2/28


Thương mại điện tử B2C
 Các khái niệm, đặc điểm và lợi thế của thương mại
điện tử B2C
o Khái niệm
Thương mại điện tử B2C (business-to-customer) là các giao dịch
giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng được thực hiện theo
phương thức điện tử thông qua mạng Internet, mạng ngoại vi,
mạng nội bộ hay các mạng kết nối riêng.
 Bán lẻ điện tử (e-retailing)
Bán lẻ điện tử là tập hợp các hoạt động kinh doanh được thực
hiện thông qua mạng internet nhằm làm gia tăng giá trị cho
sản phẩm và dịch vụ được bán cho người tiêu dùng để phục
vụ cho việc sử dụng cá nhân hoặc gia đình của họ.

Electronic commerce 3/28


Thương mại điện tử B2C
 Các khái niệm, đặc điểm và lợi thế của thương mại
điện tử B2C (tt)
o Đặc điểm của thương mại điện tử B2C
Các hàng hóa có những đặc điểm sau sẽ được bán thành
công thông qua TMĐT B2C:
̶ Thương hiệu được nhận diện
̶ Sự đảm bảo dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung
ứng nổi tiếng
̶ Loại hình được số hóa
̶ Các món hàng tương đối không tốn kém
̶ Các món hàng được mua thường xuyên
̶ Hàng hóa không cần thiết phải kiểm tra theo phương thức
vật chất
̶ Các món hàng được đóng gói nổi tiếng thường không mở
gói trong cửa hàng truyền thống
Electronic commerce 4/28
Thương mại điện tử B2C
 Các khái niệm, đặc điểm và lợi thế của thương mại
điện tử B2C (tt)
o Lợi thế của thương mại điện tử B2C
 Các lợi ích chính cho người bán:
̶ Giảm chi phí sản phẩm.
̶ Tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
̶ Điều chỉnh giá cả và catalog nhanh chóng, bao gồm trưng
bày trực quan.
̶ Giảm chi phí chuỗi cung ứng.
̶ Cung cấp cho khách hàng một lượng phong phú các
thông tin trực tuyến như là một sự lựa chọn dịch vụ tự
phục vụ.
̶ Phản ứng nhanh chóng với các nhu cầu, than phiền, thị
hiếu và nhiều thứ khác của khách hàng.

Electronic commerce 5/28


Thương mại điện tử B2C
 Các lợi ích chính cho người bán (tt):
̶ Cung cấp khả năng cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ,
khả năng tự thiết lập, và sự cá nhân hóa các dịch vụ
chăm sóc khách hàng.
̶ Cho phép các công ty nhỏ cạnh tranh với các công ty lớn.
̶ Hiểu rõ hơn về khách hàng và tương tác với khách hàng
tốt hơn.
̶ Bán các món hàng đặc sản ở phạm vi toàn quốc, thậm chí
là toàn cầu.
̶ Gắn kết với khách hàng trong các hoạt động tìm kiếm, so
sánh và thảo luận đầy thú vị.
̶ Tiếp xúc với khách hàng vốn không thể tiếp cận được bởi
các phương pháp truyền thông truyền thống.

Electronic commerce 6/28


Thương mại điện tử B2C
o Lợi thế của thương mại điện tử B2C (tt)
 Các lợi ích chính cho người mua:
̶ Trả tiền ít hơn so với mua ở các cửa hàng truyền thống,
thậm chí khi so với các cửa hàng chiết khấu.
̶ Tìm thấy các sản phẩm hoặc dịch vụ vốn không có sẵn ở
các cửa hàng địa phương.
̶ Mua sắm ở phạm vi toàn cầu: có thể so sánh giá cả và
dịch vụ.
̶ Mua sắm bất cứ lúc nào và từ bất cứ đâu.
̶ Không nhất thiết phải đi đến cửa hàng truyền thống, tiết
kiệm thời gian, xăng xe, và tránh chịu áp lực tạo ra bởi
nhân viên bán hàng.
̶ Tự tạo ra các thiết kế và sản phẩm của riêng mình.
̶ Tìm thấy các món hàng đáng sưu tập.
̶ Mua sắm theo nhóm.

Electronic commerce 7/28


Thương mại điện tử B2C

 Các mô hình kinh doanh TMĐT B2C


o Phân loại các mô hình kinh doanh TMĐT B2C theo
kênh phân phối
 Marketing trực tiếp thực hiện trực tuyến bởi các nhà bán
lẻ đơn đặt hàng qua thư
 Marketing trực tiếp bởi các nhà sản xuất
 Các nhà bán lẻ TMĐT thuần túy (drop-shipping, amazon)
 Các nhà bán lẻ TMĐT phi thuần túy (Mô hình kinh doanh
đa kênh)
 Trung tâm mua sắm trực tuyến
 B2C social shopping

Electronic commerce 8/28


Thương mại điện tử B2C

Electronic commerce 9/28


Thương mại điện tử B2C
 Các mô hình kinh doanh TMĐT B2C (tt)
o Mua sắm xã hội B2C
 Giao dịch chớp nhoáng (Flash Deals / Deals of the Day)
 Mua sắm trực tuyến theo nhóm
 Mua sắm sự kiện được cá nhân hóa
 Câu lạc bộ mua sắm riêng tư
 Mua quà tặng trực tuyến theo nhóm
 TMĐT dựa trên vị trí (Location-Based E-Commerce)
 Mua sắm trong thế giới ảo
o Mua sắm trực quan ảo

Electronic commerce 10/28


Thương mại điện tử B2C
 Các mô hình kinh doanh TMĐT B2C (tt)
o Các mô hình kinh doanh TMĐT B2C trong một số
ngành công nghiệp cụ thể
 Dịch vụ lữ hành và du lịch trực tuyến
 Thị trường việc làm trực tuyến
 Kinh doanh bất động sản, bảo hiểm và chứng khoán
trực tuyến
 Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân trực tuyến
 Cung ứng sản phẩm theo nhu cầu, hàng hóa kỹ thuật
số, giải trí và game
 Các dịch vụ TMĐT B2C khác: Từ dịch vụ hẹn hò đến lên
kế hoạch đám cưới

Electronic commerce 11/28


Thương mại điện tử B2C
 Các công cụ hỗ trợ ra quyết định mua sắm trực tuyến
o Cổng thông tin mua hàng
o Cộng đồng hỗ trợ lẫn nhau
o Phần mềm so sánh giá cả và chất lượng
o Các trang web xếp hạng, đánh giá và khuyên dùng
o Các trang web mua sắm so sánh
o Các trang web xác minh độ tin cậy
o Công cụ mua sắm trực quan ảo
o Các ứng dụng di động

Electronic commerce 12/28


Thương mại điện tử B2B
 Các khái niệm, đặc điểm và lợi thế
của thương mại điện tử B2B
o Khái niệm
Thương mại điện tử B2B (business-to-
business) là những giao dịch giữa các tổ
chức kinh doanh được thực hiện theo
phương thức điện tử thông qua mạng
Internet, mạng ngoại vi, mạng nội bộ hay
các mạng kết nối riêng.
 Các thế hệ TMĐT B2B

Electronic commerce 13/28


Thương mại điện tử B2B
o Các thành phần của B2B
 Các bên tham gia giao dịch
• Trực tiếp giữa người bán và người mua
• Thông qua các trung gian
• B2B2C: Một tổ chức kinh doanh bán cho một tổ chức kinh
doanh khác, nhưng sản phẩm được chuyển giao đến các
cá nhân người tiêu dùng
 Loại hình nguyên vật liệu được bán
• Nguyên vật liệu cung ứng trực tiếp
• Nguyên vật liệu gián tiếp (MROs)
 Loại hình giao dịch
• Mua ngay
• Thu mua chiến lược

Electronic commerce 14/28


Thương mại điện tử B2B
 Số lượng và loại hình tham gia
• Một đến nhiều: bên bán (e-storefront)
• Nhiều đến một: bên mua
• Nhiều đến nhiều: sàn giao dịch (exchanges)
• Nhiều, được kết nối lẫn nhau: hợp tác, chuỗi cung ứng

Electronic commerce 15/28


Thương mại điện tử B2B
o Các lợi ích chính của TMĐT B2B (S = đối với người bán, B =
đối với người mua, J = đối với cả hai bên):
̶ Tạo ra nhiều cơ hội bán hàng mới (S)

̶ Loại trừ giấy tờ và giảm chi phí hành chính (J)

̶ Đẩy nhanh tiến độ xử lý và giảm vòng quay thời gian giao thương (J)
̶ Giảm chi phí tìm kiếm và thời gian cho người mua trong việc tìm
kiếm sản phẩm và nhà cung cấp (B)
̶ Gia tăng năng suất của nhân viên khi xử lý việc mua và/hoặc bán (J)

̶ Giảm các sai sót và cải thiện chất lượng dịch vụ (J)

̶ Tạo ra các thiết đặt cho sản phầm dễ dàng hơn (B)

Electronic commerce 16/28


Thương mại điện tử B2B
o Các lợi ích chính của TMĐT B2B (S = đối với người
bán, B = đối với người mua, J = đối với cả hai bên)
(tt):
̶ Giảm chi phí marketing và bán hàng (S)
̶ Giảm mức độ và chi phí tồn kho (J)
̶ Giảm chi phí mua sắm bằng việc cắt giảm việc sử dụng các trung
gian (B)
̶ Cho phép cá nhân hóa các catalog điện tử với các mức giá khác
nhau cho các khách hàng khác nhau (J)
̶ Gia tăng tính linh hoạt trong sản xuất, cho phép giao hàng theo yêu
cầu (S)
̶ Giảm chi phí thu mua (B)
̶ Hỗ trợ cá nhân hóa thông qua cách thức tự thiết đặt (J)
̶ Cung ứng dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn (B)

Electronic commerce 17/28


Thương mại điện tử B2B
o Các lợi ích chính của TMĐT B2B (S = đối với người
bán, B = đối với người mua, J = đối với cả hai bên)
(tt):
̶ Gia tăng cơ hội hợp tác (J)
̶ TMĐT dựa trên web là có khả năng đủ sức áp dụng hơn so với các
phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) truyền thống (J)
̶ Cho phép tiếp cận được nhiều đối tác kinh doanh hơn so với sử
dụng EDI (J)
̶ Tiếp cận cơ sở khách hàng có mức độ phân tán về địa lý hơn (S)
̶ Cung cấp các phương tiện truyền thông tốt hơn (J)
̶ Cung cấp khả năng mở cửa hàng 24/7 (J)
̶ Giúp ngang bằng hóa các hãng kinh doanh nhỏ (B)

Electronic commerce 18/28


Thương mại điện tử B2B

 Online Service Industries in B2B


 Travel and hospitality services.
 Real estate.
 Financial services.
 Banking and online financing.
 Recruiting and staffing services
 Other online services. Consulting services, law firms, accounting firms,
medical services, and others sell enterprise knowledge and special services
online

Electronic commerce 19/28


Các ứng dụng thương mại điện tử khác

 Chính phủ điện tử (E-Government)


Chính phủ điện tử (e-Government or digital government) là
việc sử dụng công nghệ thông tin nói chung và thương mại
điện tử nói riêng để cải thiện việc cung ứng các dịch vụ và
hoạt động của chính phủ trong lĩnh vực công.
o Các phân mục hoạt động của chính phủ điện tử

• government-to-citizens (G2C)
• government- to-business (G2B)
• government-to-government
(G2G)
• internal efficiency and
effectiveness (IEE)
• government-to-employees (G2E)

Electronic commerce 20/28


Các ứng dụng thương mại điện tử khác
 Chính phủ điện tử (tt)
o Các mục tiêu hoạt động của chính phủ điện tử
 Chính phủ với công dân (government-to-citizens, G2C):
̶ Giảm thời gian cần thiết để tương tác với chính phủ
̶ Tạo ra một điểm tiếp cận duy nhất thân thiện với chính phủ cho
mỗi công dân
̶ Giảm thời gian bỏ ra để tìm kiến các công việc trong chính quyền
̶ Giảm thời gian trung bình cho các công dân để tìm thấy các lợi
ích và xác định tư cách thích hợp
̶ Gia tăng số lượng công dân sử dụng Internet để tìm kiếm thông
tin về các cơ hội giải trí
̶ Thỏa mãn nhu cầu thông tin cao của công chúng
̶ Cải thiện giá trị của các dịch vụ của chính phủ cho công dân
̶ Mở rộng khả năng tiếp cận thông tin cho người khuyết tật
̶ Làm cho các hoạt động hỗ trợ tài chính từ chính phủ được dễ
dàng hơn, rẻ hơn, nhanh hơn và dễ hiểu hơn

Electronic commerce 21/28


Các ứng dụng thương mại điện tử khác
o Các mục tiêu hoạt động của chính phủ điện tử (tt)
 Chính phủ với doanh nghiệp (government-to-business,
G2B):
̶ Gia tăng khả năng của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm,
xem xét và bình luận các điều luật và quy định.
̶ Giảm gánh năng kinh doanh bằng việc cho phép điền các
thông tin thuế và các giấy tờ khác trực tuyến.
̶ Giảm thời gian điền các mẫu giấy tờ xuất nhập khẩu và
định vị các thông tin liên quan
̶ Giảm thời gian cho các doanh nghiệp trong việc tuân theo
các qui định của chính phủ

Electronic commerce 22/28


Các ứng dụng thương mại điện tử khác
o Các mục tiêu hoạt động của chính phủ điện tử (tt)
 Chính phủ với chính phủ (government-to-government,
G2G):
̶ Giảm thời gian cần thiết để phản hồi các vụ việc bất ngờ
khẩn cấp bởi các cơ quan chính phủ
̶ Giảm thời gian xác minh các hồ sơ công
̶ Gia tăng số lượng các chương trình trợ cấp có sẵn cho
các ứng dụng điện tử
̶ Gia tăng tính hiệu quả của truyền thông giữa các cấp ban
ngành của chính phủ
̶ Cải thiện sự hợp tác với các đối tác nước ngoài, bao gồm
các chính phủ và các tổ chức
̶ Tự động hóa các tiến trình nội bộ để giảm chi phí bên
trong chính phủ bằng việc phổ biến rộng rãi các kinh
nghiệm thực tiễn tốt nhất xuyên suốt các cơ quan.

Electronic commerce 23/28


Các ứng dụng thương mại điện tử khác
o Các mục tiêu hoạt động của chính phủ điện tử (tt)
 Tính hiệu quả và hiệu lực nội bộ (internal efficiency and
effectiveness, IEE):
̶ Gia tăng sự sẵn có của các chương trình huấn luyện cho
các nhân viên chính phủ
̶ Giảm thời gian trung bình để xử lý các mẫu đơn
̶ Gia tăng việc sử dụng các dịch vụ du hành điện tử trong
mỗi cơ quan
̶ Giảm thời gian và chi phí vận hành để mua sắm hàng hóa
và dịch vụ khắp các cơ quan chính phủ
̶ Hoạch định việc đầu tư cho công nghệ thông tin hiệu quả
hơn
̶ Đảm bảo dịch vụ tốt hơn ở một mức chi phí thấp hơn
̶ Cắt giảm các chí phí hoạt động của chính phủ

Electronic commerce 24/28


Các ứng dụng thương mại điện tử khác
 Chính phủ điện tử (tt)
o Chính phủ điện tử và mạng xã hội
o Chính phủ di động (M-Government)
Chính phủ di động (m-government) là việc thi hành các ứng
dụng chính phủ điện tử sử dụng các nền tảng công nghệ
không dây.
 Lợi ích của chính phủ di động
̶ Tiếp cận được nhiều công dân và nhân viên hơn.
̶ Giảm chi phí.
̶ Hiện đại hóa các hoạt động của chính phủ.
̶ Giảm chi phí phần cứng và phần mềm khi nhân viên mang các
thiết bị di động của họ tới chỗ làm.
̶ Cung cấp các dịch vụ có chất lượng và tính linh hoạt cao đến
công chúng.
̶ Gia tăng mức độ tiếp cận và tốc độ lan tỏa các thông tin đến
công chúng
Electronic commerce 25/28
Các ứng dụng thương mại điện tử khác
 Học tập trực tuyến, đào tạo trực tuyến và sách điện
tử
o Học tập trực tuyến (E-Learning)
Học tập trực truyến (e-learning) là việc sử dụng phương
thức phân phối trực tuyến các tài liệu và phương pháp học
tập bằng cách sử dụng công nghệ thông tin nhằm phục vụ
cho mục đích học tập, giảng dạy, đào tạo hoặc tích lũy tiến
thức tại mọi thời điểm và nhiều địa điểm khác nhau.
 Học tập di động (M-Learning)
Là học tập trực tuyến hay các hình thức khác của giáo dục có
sử dụng các thiết bị di động.

Electronic commerce 26/28


Các ứng dụng thương mại điện tử khác
o Học tập trực tuyến (tt)
 Lợi ích của học tập trực tuyến
̶ Gia tăng mức độ giáo dục.
̶ Giảm thời gian học tập và đào tạo.
̶ Giảm chi phí.
̶ Đạt số lượng và mức độ đa dạng người học lớn.
̶ Cung cấp các phương thức giảng dạy cải tiến.
̶ Có khả năng đo lường và đánh giá theo quá trình.
̶ Người học có thể tự thiết lập tiến độ học tập và động lực học.
̶ Tài liệu học tập nhiều thể loại và đạt chất lượng cao.
̶ Việc học có tính linh hoạt cao.
̶ Tài liệu giảng dạy được cập nhật và có tính thống nhất cao.
̶ Có khả năng học tập từ các thiết bị di động.
̶ Khai thác được tiến thức chuyên sâu từ nhiều chuyên gia.
̶ Môi trường học tập không lo sợ.

Electronic commerce 27/28


Các ứng dụng thương mại điện tử khác
o Học tập trực tuyến (tt)
 Điểm yếu và thách thức của học tập trực tuyến
̶ Cần đào tạo lại các giảng viên
̶ Cần đầu tư trang thiết bị và các dịch vụ hỗ trợ
̶ Thiếu tương tác trực tiếp và phong cách đời sống trường
lớp
̶ Khó khăn trong thẩm định, đánh giá
̶ Cần duy trì và cập nhật liên tục
̶ Khó khăn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
̶ Khó khăn trong việc duy trì sự chú ý của người học
 Học tập từ xa và các trường đại học trực tuyến

Electronic commerce 28/28


Các ứng dụng thương mại điện tử khác
 Học tập trực tuyến, đào tạo trực tuyến và sách điện
tử (tt)
o Đào tạo trực tuyến trong doanh nghiệp
o Mạng xã hội và học tập trực tuyến
o Học tập trong thế giới ảo
o Mô phỏng tương tác trực quan
o Hệ thống quản trị học tập trực tuyến
o Sách điện tử

Electronic commerce 29/28

You might also like