You are on page 1of 38

Trò chơi khởi động

TK

1 H I E N T H U C
2 K H O Đ A U
3 N U O C M A T
4 P H O N G C A C H
5 T H A H O A
6 N H A N Đ A O

…...là thuật
“Nghệ 1 kiểukhông
nhân là
vậtánh
điển hìnhlừa
trăng của dòng
dối, văn nên
không học là
hiện
ánh

Một
Một
thựcNghệ
người
thuậtnghệ
vị nhân
sĩ cósinh”
giọng lànói
chủriêng
trươngthì của
họ là
khuynh
người
trăngnghệ
thế giới.
Dương
lừa sĩ chân
dối. Nếu chính
Tường:
Nghệ không phải
“Tôi
thuật có
có nhân
thểmột
đứng vềvật
chỉ nhà
làkiểu……….từ
phe…………” này thì sẽ
tiếng…………… trong
tác
phẩmkia,
hiệnthoát hướng
thựcrasẽ có………..riêng.
cốt văn học nào ?là hiện thực trọn
từkhông
tủy”
những (T.Sêkhốp)
được
kiếpxem
người lầm than.
vẹn.
Nam Cao
Nhà văn của hiện thực
“ Sống đã, rồi hãy viết…”
Chuyên đề : Nam Cao
Chuyên đề bao gồm những phần
● Con người và tiểu sử
- Con người
- Tiểu sử
● Sự nghiệp văn học
- Trước cách mạng
- Sau cách mạng
● Quan điểm sáng tác
● Phong cách nghệ thuật
- Quan điểm nghệ thuật
● Những tác phầm để lại dấu ấn
Tiểu sử và con người
“Cái nghề văn, kỵ nhất cái
lối thấy người ăn khoai
cũng vác mai đi đào.”

Trích “Sống mòn”-Nam Cao


Tiểu sử :
• Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri ( 29 - 10 – 1917)
Ông mất năm 36 tuổi
• Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà
Nam – nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam .
• Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Ngoài ra còn có bút danh khác: Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu
Khê,…
• Xuất thân từ một gia đình trung công ở Hà Nam giữa đồng bằng Bắc Bộ.
• Cha là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh
làm vườn, làm ruộng và dệt vải.
• Nam Cao học sơ học ở trường làng => cấp tiểu học và bậc trung học =>
gửi ông xuống Nam Định học => thể chất yếu, chưa kịp thi Thành
Chung => về nhà chữa bệnh => cưới vợ năm 18 tuổi.
• Ông có một vợ và năm người con, trong đó một người đã mất trong nạn
đói năm 1945
• Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn
chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh.
Bốn nhà văn, nhà báo: Tô Hoài, Xuân Thủy, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng
Con người:
•Nhìn bề ngoài, Nam Cao có phần vụng về, ít nói, lạnh lùng nhưng nội tâm thì luôn luôn sôi sục,
căng thẳng. Trong ông thường diễn ra xung đột gay gắt giữa “lòng nhân đạo và thói ích kỷ, giữa tinh
thần dũng cảm và thái độ hèn nhát, giữa tính chân thực với sự giả dối, giữa khát vọng cao cả với mong muốn
tầm thường”.
•Bởi ông thù ghét những sách phù phiếm, nói những chuyện rắc rối của kẻ ăn no ngồi rồi, không
biết làm gì cả. Nam Cao nhìn rõ chế độ nó đày đọa và làm trụy lạc con người. Ông dường như muốn
phá tung ra , vạch cho mọi người thấy các khổ đang vây kín chung quanh, nó len lỏi cả vào đến
những chỗ sâu nhất, tốt đẹp nhất của tâm hồn. Ông nguyền rủa cái văn chương thi vị hoá cái khổ của
bọn nhà văn tư sản “cúi mình xuống dân chúng”.
•Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân
tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ. Nam Cao sống
ân tình với người nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt. Ông cho rằng: không có tình thương thì không
xứng đáng được gọi là Người. Trước Cách mạng, Nam Cao mang nặng tâm sự u uất của một trí thức
tài cao phận thấp
Sự nghiệp văn học của Nam Cao:

Theo dòng chảy thời gian, sự nghiệp văn


học của Nam Cao được chia làm 2 giai đoạn:

- Trước Cách mạng Tháng Tám


- Sau Cách mạng Tháng Tám
Sự nghiệp văn học:
• Nam Cao từng làm nhiều nghề, gia đình ông đã
khánh kiệt, sống vất vả túng đói và đến với văn chương
đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Trong suốt cuộc đời cầm
bút Nam Cao luôn xác định đúng đắn mối quan hệ giữa
sống và viết. Mấy năm đầu, nhà văn chịu ảnh hưởng của
khuynh hướng lãng mạn thoát ly hiện thực, nhưng cũng
nhanh chóng nhận ra đó là thứ văn chương xa lạ với đời
sống khốn cùng của nhân dân và đã quyết định từ bỏ để
đến với con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.
• Nam Cao bắt đầu có sáng tác đăng báo từ 1936,
nhưng tên tuổi của ông chỉ thực sự biết đến cùng với sự
xuất hiện của kiệt tác Chí Phèo (1941).
Sự nghiệp văn học:
* Trước Cách mạng Tháng Tám
• Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc. • Những tri thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự
• Các sáng tác của ông tập trung vào hai đề tài sống, về nhân phẩm, có hoài bão, có tài năng, có
chính người trí thức tiểu tư sản nghèo và người tâm huyết và có khát vọng lớn lao, nhưng lại bị
nông dân nghèo. gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt
* Đề tài người trí thức: làm cho “chết mòn”, phải sống như “một kẻ vô ích,
• Các truyện ngắn: Giăng sáng, Đời thừa, Mua một người thừa”.
nhà, Cười, Nước mắt, Truyện tình, Quên điều độ,
… và tiểu thuyết Sống mòn.
• Nam Cao phản ánh chân thực và sâu sắc tấn
bi kịch tinh thần đau đớn của những người trí thức
nghèo trong xã hội cũ, những “giáo khổ trường tư”.
Sự nghiệp văn học:
* Trước Cách mạng Tháng Tám
* Đề tài người nông dân:
• Các truyện ngắn: Chí phèo, Lão Hạc, Dì
Hảo,Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua • Ngoài ra, nhà văn phát hiện những rung
danh, Điếu văn, Trẻ con không được ăn thịt chó, động trong sáng của tình yêu, của niềm khát
Tư cách mõ, Nửa đêm,… trong đó CHÍ PHÈO là khao được sống cho ra người, những rung
một kiệt tác. động ấy ngột ngạt hé lên từng lúc rồi lại bị đời
• Nam Cao xây dựng một bức tranh chân thực sống vùi dập. Cái tài hoa ngòi bút hiện thực và
về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác trên chữ tâm nhân đạo của Nam Cao – đi tìm cái đẹp
đường phá sản, bần cùng, hết sức thê thảm vào đẽ nhất trong cái xấu xí, đen tối nhất.
những năm 1940 – 1945. Ông thường chú ý đề
những con người thấp cổ bé họng, những số phận
bi thảm.
Sự nghiệp văn học:
* Sau Cách mạng Tháng Tám
• Nam Cao nhanh chóng hòa nhập vào cuộc
kháng chiến của dân tộc và trở thành một trong những
cây bút tiên phong của văn học cách mạng. Đề tài chủ
yếu là viết về cuộc sống kháng chiến.
• Tác phẩm tiêu biểu: Mò Sâm Banh (1945), Nỗi
truân chuyên của khách má hồng (1946), Đôi mắt
(1948), Đợi chờ, Trần Cừ, Những bàn tay đẹp ấy, Hội
nghị nói thẳng, Định mức… Truyện ký cách mạng:
Đường vô Nam,Ở rừng (Nhật ký), Từ ngược về xuôi,
Trên những con đường Việt Bắc, Bốn cây số cách một
căn cứ địch, Vui dân công, Vài nét ghi qua vùng giải
phóng.
Sự nghiệp văn học:
* Sau Cách mạng Tháng Tám

•“Nhật ký ở rừng” và “Đôi mắt” là những


thành tựu của nền văn xuôi kháng chiến, trong đó
“Đôi mắt” là 1 tác phẩm xuất sắc, được coi như một
tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao và lớp nhà
văn cũ trong quá trình “tìm đường” “nhận đường”.
• Ngoài ra ông còn viết tiểu thuyết, làm thơ và
biên soạn sách địa lý với Văn Tân Địa dư các nước
châu Âu (1948), Địa dư các nước châu Á, châu Phi
(1969), Địa dư Việt Nam (1951).
Quan điểm sáng tác
của Nam Cao
Trước Cách mạng Tháng Tám
*Quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”
• Những ngày đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu của
phong trào lãng mạng đương thời, ông dần nhận rằng
thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của
đông đảo quần chúng nghèo khổ.
• Ông đã tìm đến con đường nghệ thuật “vị nhân
sinh”.
•Nghệ thuật phải quay trở về thực tại đời sống, phục
vụ đời sống, quan tâm tới mảnh đời bất hạnh, những
kiếp người lầm than. Nó phải là lưỡi dao sắc bén, là
những tiếng thét đau đớn như điên cuồng muốn đập tan
cuộc đời khốn nạn. Nó phải quan tâm đến những vấn đề
nổi cộm của đời sống xã hội, tìm thấy ở đó những số
phận con người bé nhỏ dưới đáy xã hội.
“Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn,
phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một
cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng
thương, tình bác ái, sự công bình,…Nó làm cho người gần người hơn”
Nam Cao
Trước Cách mạng Tháng Tám
*Quan điểm “nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo ”
• Đồng thời nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong
nghề văn và lương tâm người cầm bút. Ông viết: “Văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một
vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người
biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và
sáng tạo những cái gì chưa có”.

Bản chất của văn chương là “sáng tạo những gì đã có,


khơi những nguồn chưa ai khơi, biết đào sâu, tìm tòi”. Văn
chương không phải là sao chép theo những kiểu mẫu mà
người viết văn thực sự là nhà văn khi tìm thấy một giong
điệu “không bắt gặp với bất kì cuống họng của người
khác”. Tác phẩm văn chương thực sự hay khi đó mang cái
riêng, độc đáo của tư tưởng, tình cảm của nhà văn “ nhào
nặn đứa con tinh thần”
Trước Cách mạng Tháng Tám
*Quan điểm “sống đã, rồii hãy viết… ”
•Tác phẩm Đời thừa Nam Cao viết “ Sự cẩu thả trong bất cứ
việc gì đã là bất lương rồi nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì
thật là đê tiện.”

• Nam Cao ý thức sâu sắc về lương tâm, trách nhiệm của
người nghệ sĩ rằng khi cầm bút viết phải luôn tỉ mỉ, tinh tế
quan sát từ rõ ràng và đúng với hiện thực. Trách nhiệm của
nhà văn là sự cần thiết khi sáng tác văn chương, vì chỉ khi có
cái tâm thì cái tài mới thực sự có ý nghĩa, bởi không còn là
những con chữ thô cứng in trên giấy mà đã trở thành dòng
tình cảm, suy nghĩ, tư tưởng. Hơn thế, khi viết bằng cả con
tim thì văn chương càng dễ dàng chạm đến trái tim con người
và giúp con người khám phá xuyên thời gian và không gian
Trước Cách mạng Tháng Tám
*Quan điểm của Nam Cao về văn chương và nghệ thuật.
•Nam Cao bước vào làng văn từ năm 1936, lúc ông mới 19 tuổi, với những truyện ngắn đầu tay nhuốm
đậm màu sắc lãng mạn. Phải đến khi tuyệt tác Chí Phèo và tập Đôi lứa xứng đôi ra đời vào năm 1941, ý
thức nghệ thuật hiện thực của Nam Cao mới được khơi dòng mạnh mẽ.
• Ngòi bút của Nam Cao dường như đã bắt được mạch sống cuộc đời và cái "tạng" của riêng mình, liên
tục cho ra mắt một loạt truyện ngắn và cả tiểu thuyết đặc sắc trong vòng ba năm (1942 – 1945).
• Nam Cao không đối lập mình với văn chương lãng mạn đang nở rộ lúc bấy giờ, song nếu lãng mạn và
kiểu cách tới mức gieo vào đầu người ta "đầm đìa thuốc phiện" giữa lúc cuộc sống của những số phận "thấp
cổ bé miệng“ chứa chất bao điều khốn khổ, thì ông nhất quyết không đồng tình. Nam Cao thành thực lớn
tiếng bênh vực, đề cao kiểu văn chương "thoát ra từ những kiếp lầm than“.
• Trong tác phẩm Trăng sáng, Nam Cao đối sánh biểu tượng lãng mạn của ánh trăng với thực tế khách
quan của nhân sinh để khẳng định chân lý, lý tưởng của cái đẹp nằm ngay ở chính sự thật cuộc đời:" Chao
ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh.Nhưng trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái
bề ngoài cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình!"
Sau Cách mạng Tháng Tám

• Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Nam Cao lên Việt
Bắc, tự chiêm nghiệm và trải nghiệm "đôi mắt nghệ thuật"
của mình từ khói lửa của cuộc chiến tranh, lòng không
nguôi nghĩ suy về tư cách "con dân nước Việt", về trách
nhiệm của nhà văn và văn chương trước vận mệnh của dân
tộc. Tự nhìn nhận cho đúng về mình cũng là để nhìn người
cho chân thực, để tự soi mình và để tiếp cận cuộc sống, sự
thật.

Ý tưởng, quan điểm của Nam Cao về nghề văn và lao


động sáng tạo nghệ thuật, trước cũng như sau Cách mạng
tháng.
“Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật
chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để
rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lý, nhân
cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người”
Nguyễn Minh Châu
Phong cách nghệ thuật của Nam Cao
1.Trước Cách mạng Tháng Tám :
“Trong văn xuôi trước cách mạng,chưa có ai có được ngòi bút
sắc sảo, gân guốc soi mói như của Nam Cao” - Lê Định Ky
*Trước Cách mạng Tháng Tám :
• Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Nam Cao đặc
biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong
con người” dù viết về người nông dân hai người trí thức. Ông quan niệm: “Sống tức là cảm giác và tư
tưởng”.
• Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy
thương cảm, đằm thắm yêu thương...
• Ông là nhà văn hiện thực lớn, một nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông đã vượt qua những
thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa,
những tác phẩm của ông lại cày bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ
đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện
truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa nửa đầu thế kỷ XX.
Phong cách nghệ thuật của Nam Cao
1.Trước Cách mạng Tháng Tám :
* Ám ảnh về cái ăn, cái mặc và những tấn bi kịch của con người
• Truyện ngắn của Nam Cao là sự phức hợp giữa bi và hài, trữ tình và triết lí
mà cán cân nghiêng hẳn về phần bi. Nam Cao hiểu đời rất rõ, ngôn từ của ông
được chắt ra từ những phận đời bần cùng nhất trong xã hội.
• Nam Cao được coi là đại diện của văn học hiện thực phê phán Việt Nam
trong giai đoạn cuối. Ông được coi là người đã đặt những mảng màu cuối
cùng hoàn chỉnh bức tranh của văn học hiện thực cả về mặt phản ánh xã hội
cũng như khả năng biểu hiện nghệ thuật.
• Nhà văn Nam Cao ám ảnh đến cực độ với sự tha hóa trong bản chất của con
người. Ông đẩy bản thân nhân vật vào tận cùng của sự bi kịch, của sự tha hóa
không chút lưỡng lữ.
• Truyện ngắn của Nam Cao như những đợt sóng lớn cuốn phăng đi cái vẻ
ngấm ngầm yên ả, giả tạo của một vùng làng quê yên bình. Truyện của Nam
Cao có phần bế tắc. Mọi tác phẩm của ông trước năm 1945 đều rơi vào bi kịch
không lối thoát. Các nhân vật sau khi chạm đến đỉnh điểm của bi kịch, hoặc
chết để bảo vệ phần người còn sót lại, hoặc sống lay lắt với những ước mơ
không thể thành hiện thực.
Phong cách nghệ thuật của Nam Cao
2.Sau Cách mạng Tháng Tám :
• Sau năm 1945, Nam Cao cũng như những nhà văn khác, nghe theo lời kêu
gọi của cách mạng, sử dụng ngòi bút để chiến đấu, xoay đòn chế độ, Nam Cao
cũng từ bỏ ám ảnh về cái đói, sự tha hóa để thực hiện sứ mạng mới của văn
học, ca ngợi cuộc chiến anh hùng, và kêu gọi mọi người tham gia cách mạng.
Được thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Đôi mắt”. Tuy nhiên, chất triết lí vẫn
không mất đi, nhà văn chú yếu nhiều vào điểm nhìn của xã hội, những mâu
thuẫn giữa những kiểu người vẫn tri thức nhưng lại có cách nhìn trái nhau.
Nhà văn tập trung vào lối sống thay vì bi kịch, những đối nghịch tồn tại ngay
trong một tầng lớp. Tác phẩm cũng mở ra nhiều hướng đi và không còn bế tắc.
Nam Cao vẫn thể hiện biệt tài của mình trong phân tích miêu tả tâm lý nhân
vật.
Nhìn chung, phong cách nghệ thuật của Nam Cao nghiêng về tính triết lý
suy tưởng, đồng thời cũng không còn ghi rõ dấu ấn như trước 1945. Văn học
là cá nhân, đồng thời cũng là cộng đồng. Nam Cao dung hòa được hai vòng
tròn ấy, vừa thể hiện được cái tôi, vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của
mình dành cho những con người nhỏ bé.
Phong cách nghệ thuật của Nam Cao
2.Sau Cách mạng Tháng Tám :
• Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên
nhân của những hoạt động bên ngoài – đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới
đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người”.
• Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
Thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống
hàng ngày của “Những truyện không muốn viết”, tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội
có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
• Giọng điệu riêng, buồn thương, chua chát.Ông có phong cách nghệ thuật triết lí trữ tình sắc lạnh.
Có nhà nghiên cứu đã ví ông với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc với phong cách Téc-mốt (Phiên âm
tiếng việt có nghĩa là cái phích nước)
• Quan niệm nghệ thuật của ông là “Nghệ thuật vị nhân sinh” ( nghệ thuật phải viết về con người và
hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”,
ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên
quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX.
Tác phẩm, Nam Cao
và những nhận định
Tác phẩm

● Chí Phèo (1941)


● Trẻ con không được ăn thịt chó (1942)
● Lão Hạc (1943)
● Đời thừa (1943)
● Giăng sáng (1943)
● Một bữa no (1943)
● Đôi mắt (1948)
Chí Phèo (1941)
• Chí Phèo của nhà văn Nam Cao là một tác
phẩm thuộc thể loại truyện ngắn. Có thể nói, đây là
một trong những tác phẩm thành công nhất của ông
khi nó thể hiện một cách chân thực những tấn bi
kịch mà một người thuộc tầng lớp nông dân nghèo
thuộc xã hội cũ – xã hội bị tha hoá – phải gánh chịu.
• Đây là bản cáo trạng đanh thép xã hội thực
dân nửa phong kiến.
• Tác phẩm là bài ca về khát vọng làm người
lương thiện, khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Chí
Phèo thành công xuất sắc ở nghệ thuật xây dựng
hình tượng điển hình.
• Chí Phèo khái quát một hiện tượng xã hội ở
nông thôn Việt Nam trước năm 1945, đề cao, khẳng
định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, cao
quý của Chí Phèo, Thị Nở.
Trẻ con không được ăn thịt chó (1942)
• Trẻ con không được ăn thịt chó là một trong những
truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm này
được ông viết năm 1942, cốt truyện xoay quanh một gia đình
có người bố nghiện rượu, ăn nợ thịt chó khắp nơi. Cuối
cùng, không thể thiếu nợ, lão ta đã giết luôn con chó của
nhà, mời bạn nhậu về đánh chén, vợ và những đứa con
không được miếng nào, chỉ biết nhìn thèm. Thông qua tác
phẩm của mình, nhà văn Nam Cao đã phơi bày hoàn cảnh
khốn cùng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng
tháng Tám năm 1945..
• Trong các tác phẩm của Nam Cao đều gián tiếp hoặc
trực tiếp thể hiện vấn đề trẻ em là nạn nhân của một lối sống
vô cảm, thiếu trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Sự
thiếu nhân tính ấy bắt nguồn từ cái đói, miếng ăn, vì nghèo
hèn, cùng cực mà vứt bỏ nhân cách lương tâm sẵn sàng để
trẻ con đói chỉ vì thà tin rằng “Trẻ con không biết đói, trẻ con
không được ăn thịt chó”.
Lão Hạc (1943)
• Là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao,
được viết vào năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong
những truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực bởi
nội dung của tác phẩm đã phần nào phản ánh được hiện trạng
xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
• Đọc Lão Hạc, chắc hẳn ai cũng ấn tượng về cái chết của
Lão ở cuối tác phẩm. Sống cô độc trong túp lều rách cùng mảnh
vườn dành dụm cho con trai đi làm ăn xa, Lão Hạc chỉ có con
chó Vàng làm bạn. Trong những ngày đói khổ vì mất mùa bão
lũ, vì thóc cao gạo kém, người nông dân tội nghiệp ấy vì không
muốn ăn phạm vào tiền cóp nhặt dành cho con trai và nhờ vả
hàng xóm mà phải bán con chó Vàng, ăn củ sung, củ ráy cho
đến khi không còn gì để ăn nữa thì lại chọn cho mình một cái
chết thảm khốc. Lão thà chết để giữ gìn danh dự làm người, để
làm tròn trách nhiệm của người cha…
Đời thừa (1943)
• Đời thừa được ra đời vào năm 1943, tác phẩm thuộc mảng đề
tài sáng tác về người trí thức nghèo trước Cách mạng của Nam Cao.
• Như tên của tác phẩm, Đời thừa nói về nhân vật Hộ - người trí
thức nghèo, nhà văn nghèo – sống một cuộc sống mòn mỏi, bế tắc,
“bị ghì sát đất” bởi gánh nặng cơm áo và trở thành một người
“thừa”, vô ích. Hộ say mê lý tưởng sự nghiệp văn chương, anh ấp ủ
khát vọng viết một tác phẩm để đời, “chung cho cả loài người” và làm
cho “người gần người hơn”. Gặp Từ, người con gái bị tình nhân bỏ
rơi cùng với một sinh linh bé bỏng và cả người mẹ già gần đất xa
trời, Hộ đã đem lòng yêu thương và che chở, cưu mang. Nhưng
chính nghĩa cử cao đẹp vì lý tưởng tình thương ấy đã đẩy Hộ vào
tấn bi kịch không lối thoát.
• Đời thừa vừa là một tuyên ngôn về nghệ thuật của Nam Cao,
vừa là trang viết chất chứa những trở trăn, day dứt về giá trị con
người, lối thoát cho con người trong hoàn cảnh xã hội đen tối.
Một bữa no (1943)
• Tác phẩm Một bữa no được trích từ Tuyển tập Nam Cao của
nhà xuất bản thời đại, được sáng tác năm 1943. Truyện ngắn Một bữa
no, Nam Cao đã cho ta thấy một câu chuyện đầy xót xa về một bà cụ
quá đói và chết bởi vì một bữa ăn chực mâm cơm của nhà giàu trên
tỉnh.
• Một bữa no kể về một bà lão chồng mất sớm, cả đời cặm cụi
nuôi con. Tưởng lớn lên nó sẽ là điểm tựa của bà thì nó lại bỏ bà ra đi.
Vợ của con trai bà sau khi chịu tang chồng cũng quay lưng bỏ đi, để
lại một bà già yếu ớt cùng đứa cháu gái nhỏ. Hai bà cháu nương tựa
nhau sống bảy năm trời, nhưng do quá khó khăn, bà bán đứa cháu gái
duy nhất cho nhà bà Phó làm con nuôi. Nhưng sau khi bán cháu gái đi
cuộc sống của bà không mấy dễ dàng hơn.
• Từng dòng từng chữ cứ run run như cái bụng đói ăn của bà lão,
như tấm lòng của Nam Cao đối với những con người dù ý thức rõ
ràng “miếng ăn là miếng nhục” nhưng vẫn khát khao sống, khát khao
tồn tại. Làm thế nào để sự tồn tại của con người song hành với sự tồn
tại của nhân cách làm người? Đó là câu hỏi lớn vang lên trong Một
bữa no cũng như nhiều tác phẩm khác của Nam Cao.
Giăng sáng (1943)
• Ra đời vào năm 1943, là chuyện kể về nhà giáo thất nghiệp tên Điền.
Những đêm trăng sáng, anh thường đem những chiếc ghế mây mà nhà
trường trả thay cho tiền lương dạy học ra sân để ngắm trăng và thả hồn
theo giấc mộng văn chương. Điền khát khao viết nên thứ văn chương
huyền ảo, mơ màng như ánh trăng với quan niệm rằng văn chương phải
giống như ánh trăng kia, phải “làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm
thường, xấu xa”. Điền chán chường, mệt mỏi với cảnh vợ suốt ngày gắt
gỏng bực dọc do cảnh nhà túng thiếu, con cái ốm đau.
• Nhưng rốt cuộc, những “tiếng lao khổ của đời” vang lên mạnh mẽ quá,
chúng khiến cho Điền không thể chạy theo thứ văn chương thoát ly chỉ
dành cho bọn trưởng giả. Anh thấu hiểu sâu sắc rằng: “Nghệ thuật không
cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ
những kiếp lầm than”.
• Vẫn với ngòi bút phân tích tâm lý sắc sảo, những truyện dường như
không có chuyện, trong Trăng sáng, Nam Cao một lần nữa tuyên ngôn về
con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh” mà ông theo đuổi.
Đôi mắt (1948)

• Khi Pháp xâm lược Việt Nam, Độ trở thành một chiến sĩ thì
Hoàng trở về sống ở nông thôn. Hai con người và hai suy nghĩ khác
nhau, nếu như Độ tin vào tầng lớp nông dân thì Hoàng lại không tin
họ mà anh chỉ tin tưởng và ca ngợi chủ tịch Hồ Chí Minh…
• Đọc Đôi mắt, ta như được trở về thời điểm toàn dân đoàn kết
đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Qua đường bút tài
năng của Nam Cao, ta có những hình dung về nông thôn Việt Nam
sau cách mạng. Quan trọng hơn, ta có thêm một bài học về cách nhìn
cuộc sống.
Nam Cao và những nhận
định trong văn học
Nhận định từ tác giả Nam Cao

• “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối , nghệ
thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.” - Giăng sáng
Ý nghĩa: Nam Cao đã phê phán tính chất thoát ly, phi hiện thực, chạy theo cái đẹp bề ngoài, thi
vị hóa cái khổ, quay lưng với đời sống của các xu hướng văn học lãng mạn tiêu cực đương thời.
Ông gọi đó là thứ nghệ thuật lừa dối. Nam Cao đòi hỏi người nghệ thuật phải trở về với đời sống
hiện thực, mà hiện thực to lớn nhất lúc bấy giờ là tình trạng khốn khổ của hàng triệu người dân lao
động lầm than. Nghệ thuật chân chính phải nhìn thẳng vào sự thật tàn nhẫn đó, phải nói lên nỗi
khốn khổ của nhân dân lao động, vì họ mà lên tiếng. Như vậy Nam Cao đòi hỏi nghệ thuật phải
phản ánh chân thực đời sống, phải “vị nhân sinh”, phải nhân đạo.
Nhận định về tác giả Nam Cao và tác phẩm

• Nam Cao “biến mình thành kẹp chả dưới tay mình, tự đem mình ra quạt dưới than hồng” -
Nguyễn Minh Châu
• “Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả.
Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ
tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình” - Hà Minh Đức
• “Nam Cao lạnh lùng quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc(…) thật ra mặt anh ta
lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi” - Tô Hoài
• “Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai, năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng
ngả… năm năm cày xới để tự biếm họa, tự khẳng định, để có Nam Cao như hiện nay ta có”
- GS Phong Lê
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
phần tình bày chuyên đề của tổ em
^^!

You might also like