You are on page 1of 2

I.

Mở bài
- Nam Cao là một nhà văn hiện thực phê phán trước Cách Mạng và được xem là một trong những
nhà văn tiêu biểu nhất của thế kỉ XX. Ông có phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc biệt quan tâm
đến đời sống tinh thần của con người. Tác phẩm “X” của ông tiêu biểu cho phong cách ấy, là …

II. Thân bài


1. Đề tài, chủ đề
+ “X” viết về đề tài người nông dân nghèo – đề tài quen thuộc trong các sáng tác của Nam Cao.
Với hình ảnh người nông dân thấp cổ bé họng có số phận bi thảm xuyên suốt truyện, Nam Cao
làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng, khi
cái nghèo, cái đói ăn mòn, giết chết con người từ tâm hồn tới thể xác.
+ “X” viết về đề tài tầng lớp tiểu tư sản tri thức – đề tài quen thuộc của Nam Cao, ghi lại chân
thực hình ảnh buồn thảm của tri thức tiểu tư sản nghèo. Với chủ đề về cuộc sống nghèo khổ, bế
tắc của tầng lớp tri thức tiểu tư sản, tác phẩm cho thấy bức tranh cuộc đời tuy không quá đen tối
như cuộc sống thường xuyên đói rét thê thảm của quần chúng lao động nhưng cũng toàn một màu
xám, vì nghèo túng triền miên và chết mòn về tinh thần.

2. Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, đặc điểm lời kể
- Truyện ngắn được kể theo ngôi thứ 3, trần thuật theo điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của
nhân vật hơn là điểm nhìn từ bên ngoài. Nhờ đó, người đọc dễ dàng nắm bắt tâm lý nhân vật, và
việc miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật của tác giả được rõ ràng hơn, thể hiện… (sự giằng xé,
đấu tranh để nhận ra lỗi lầm của nhân vật Hộ)/(sự đau đớn, quằn quại vì cái đói nghèo của nhân
vật bà lão)
- Lời kể trong tác phẩm thường mang tính tự truyện, chứa nhiều chi tiết mô tả về cảnh vật, nhân
vật và tình huống trong câu chuyện, giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn.

3. Tóm tắt
4. Tình huống truyện
- Trong tác phẩm, nhà văn xây dựng tình huống truyện xoanh quanh nhân vật chính là… (nhận
xét về nhân vật chính: tính cách, hoàn cảnh, phẩm chất…)
- Thông qua việc xây dựng tình huống truyện, Nam Cao đã cho thấy… (cái đói nghèo đeo bám
lấy đời sống của người nông dân, ăn mòn những giá trị phẩm chất nhân cách của con
người)/(niềm say mê văn chương và tài hoa của nhân vật, cũng như điều gì khiến nhân vật này bị
tha hóa và khổ đau trong tình cảnh đen tối như vậy)

5. Cảm nhận về một hoặc nhiều chi tiết cụ thể
6. Đánh giá về tác giả
- Có thể thấy, truyện ngắn “X” là sự phức hợp giữa bi và hài, trữ tình và triết lí, mà cán cân
nghiêng hẳn về bi. Nam Cao ám ảnh đến cực độ về sự tha hóa trong bản chất của con người, ông
đẩy bản thân nhân vật vào tận cùng của sự bi kịch, tha hóa không chút lưỡng lự. Nhà văn tập
trung hoàn toàn vào hiện thực để mà phê phán, cải tạo. Hiện thực trong sáng tác của Nam Cao là
một hiện thực cụ thể, đặc thù: xã hội Việt Nam vào những năm 40 đang xáo trộn, quằn quại trong
chặng cuối của quá trình bần cùng hóa. Đó là những cơn đói triền miên, những số phận lụi tàn,
sự tan tác rời rã của những mối quan hệ con người, sự tha hóa nhân cách và đặc biệt là mâu
thuẫn giai cấp sâu sắc.

III. Kết bài


Thông qua việc tường thuật (nd truyện), truyện ngắn “X”đã khắc họa thành công, chân
thực và sâu sắc bi kịch của người tri thức nghèo, tiểu tư sản/người nông dân nghèo trước
Cách Mạng. Bằng việc phân tích, diễn tả tâm lí nhân vật, xây dựng những đoạn độc thoại
nội tâm sâu sắc, giọng điệu buồn thương, chua chát, dửng dưng mà đằm thắm yêu thương,
Nam Cao mỉa mai, châm biếm sự thối nát của chế độ xã hội đã đẩy con người đến bước
đường cùng, hủy hoại nhân tính, phẩm cách của họ.

You might also like