You are on page 1of 59

Đề kiểm tra cuối kì K4

Câu 1. Mục đích đóng thuốc vào nang? So sánh thuốc nang cứng và nang mềm.
Câu 2. Khái niệm, phân loại thuốc mỡ? Ưu nhược điểm của tá dược thân nước
trong thuốc mỡ và nêu vài ví dụ?
Câu 3. Khái niệm, ưu nhược điểm của hỗn dịch thuốc? Nêu các yếu tố ảnh hưởng
tới sự hình thành và ổn định của hỗn dịch thuốc?
Câu 4. Nêu quá trình sinh dược học của thuốc viên nén? Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh khả dụng của thuốc viên nén.
Câu 5. Phân tích công thức thuốc sau (dạng bào chế, vai trò các thành phần, lượng
hóa chất để bào chế 1 mẻ 10,000mL, quy trình bào chế):
 Paracetamol
 Propylen glycol
 Acid citric monohydrate
 Natri citrat dihydrate
 Natri chloride
 Nước cất pha tiêm vđ. 200mL
Đề cương
Đại cương
1. Các khái niệm trong bào chế
 Dạng thuốc
 Dạng thuốc là dạng phân liều của dược chất được đưa vào cụ
thể; là thành phẩm của một 1 quy trình bào chế; là hệ đưa thuốc
vào cơ thể
 Gồm: Dược chất, tá dược, bao bì, kỹ thuật bào chế
 Yêu cầu chất lượng: Cảm quan, cơ lý, hóa học, sinh học, bào
chế
 Bán thành phẩm
 Bán thành phẩm là sản phẩm trung gian của bào chế
 Chế phẩm

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Chế phẩm là sản phẩm bào chế một dược chất; thành phẩm là
sản phẩm cuối cùng; thành phẩm của quy trình này có thể là
bán thành phẩm của quy trình khác
 Biệt dược
 Biệt dược là chế phẩm bào chế lưu hành trên thị trường dưới
một tên thương mại do nhà sản xuất đặt ra
 Đơn thuốc
 Đơn thuốc gồm: Mệnh lệnh, công thức, dạng bào chế, số lượng
cần pha (nếu có), hướng dẫn sử dụng
2. Các khái niệm trong sinh dược học
 Sinh dược học bào chế
 Sinh dược học là yếu tố dược học – sinh học ảnh hưởng đến
hiệu quả điều trị của dạng thuốc; là số phận của dạng thuốc
trong cơ thể (giải phóng−hòa tan−hấp thu); là các yếu tố ảnh
hưởng và biện pháp nâng cao sinh khả dụng
 Sinh khả dụng
 Sinh khả dụng là tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ chế
phẩm bào chế và đưa đến nơi tác dụng
 Cần đánh giá khi: Nghiên cứu thuốc mới, bào chế thuốc
generic, thay đổi sản phẩm hiện có, các dược chất ít tan
 Tương đương bào chế
 Tương đương bào chế: 2 chế phẩm bào chế
o Giống: Dược chất, hàm lượng, dạng thuốc, tiêu chuẩn
chất lượng
o Khác: Tá dược, hình dạng
 Thế phẩm bào chế: 2 chế phẩm bào chế
o Giống: Dược chất
o Khác: Dạng muối/ester/phức, dạng thuốc, hàm lượng
 Tương đương sinh học
 2 chế phẩm bào chế tương đương bào chế hoặc thế phẩm bào
chế có sinh khả dụng giống nhau trên cùng đối tượng và điều
kiện thử
 Cần đánh giá khi: Có bằng chứng về tác động điều trị kém,
vùng điều trị hẹp, có khả năng gây tác dụng phụ nặng, có tính
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
chất lý hóa khác biệt, tỷ lệ tá dược cao, có vấn đề dược động
học
3. Cách đánh giá và ý nghĩa sinh khả dụng
 In vitro
 Cách đánh giá
o Thuốc rắn: Thử nghiệm hòa tan
o Thuốc bán rắn: Đánh giá giải phóng qua màng
 Ý nghĩa
o Chưa phải sinh khả dụng thực sự
o Công cụ kiểm soát chất lượng (đồng nhất)
o Công cụ xây dựng công thức
o Công cụ sàng lọc thay thế in vivo (khi tương quan đồng
biến)
 In vivo
 Phân loại: SKD tuyệt đối và SKD tương đối (hay dùng trong
đánh giá tương đương sinh học)
 Cách đánh giá
o Đánh giá trên động vật, người
 Định lượng trong máu: Chính xác, đắt, ảnh hưởng
đến sức khỏe
 Định lượng trong nước tiểu: Không chính xác, bất
tiện
o Đánh giá in vitro
 Chứng minh tương quan đồng biến in vitro – in
vivo
 Rẻ, nhanh, tiện
o Đo tác dụng dược lý
o So sánh tác dụng lâm sàng
o Khác
 Ý nghĩa
o Cơ sở lựa chọn thuốc điều trị thay thế
o Nâng cao hiệu quả, an toàn
o Đảm bảo đồng nhất chất lượng
o Buộc nhà sản xuất nâng cao chất lượng thuốc

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng
 Dược học
 Dạng thuốc: Thể chất, cấu trúc
 Dược chất: Tính chất lý hóa, dược động học
 Tá dược: Loại tá dược, tính chất, tương tác dược chất – tá dược
 Kỹ thuật bào chế: Phương pháp, quy trình, thiết bị
 Sinh học: Đường dùng, cách dùng
Dạng thuốc lỏng
I. Dung dịch
1. Đại cương
 Dung dịch là dạng thuốc lỏng, trong suốt, đồng thể, chứa dược chất
hòa tan (phân tán dưới dạng phân tử) trong một dung môi hoặc hỗn
hợp dung môi, dùng uống hoặc dùng ngoài.
 Ưu điểm
 Dễ uống cho người già và trẻ em
 Sinh dược học đơn giản, hấp thu và tác dụng nhanh so với
thuốc rắn
 Ít kích ứng
 Chia liều chính xác hơn hỗn dịch
 Phương pháp bào chế đơn giản
 Nhược điểm
 Không thể bào chế các dược chất kém bền trong nước
(−lactam…)
 Dược chất kém ổn định (hóa học, sinh học), tuổi thọ ngắn
 Phân liều kém chính xác hơn các dạng phân liều
 Vị khó chịu do dược chất hòa tan
 Chiếm thể tích lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và bảo quản so
với thuốc rắn
 Phân loại
2. Thành phần
 Dung môi
 Yêu cầu

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Diện hòa tan rộng
o Trung tính, bền vững
o Ít tác dụng riêng
o Sử dụng an toàn
o Rẻ tiền, dễ kiếm
 Dung môi thân nước
o Nước
 Nước tinh khiết: Pha chế thuốc không yêu cầu vô
khuẩn và không có chất gây sốt; rửa dụng cụ, chai
lọ, bao bì
 Nước pha tiêm: Pha chế thuốc tiêm, nhỏ mắt; tráng
dụng cụ, chai lọ, bao bì cho chế phẩm vô khuẩn
o Glycerol
 Tăng độ nhớt
 Chất làm ngọt
 Chất giữ ẩm
 Sát khuẩn ở >20%
 Chất hóa dẻo trong bao film
 Pha dung dịch dùng ngoài, uống, nhỏ mắt, tiêm
truyền
o Propylen glycol (PG)
 Giữ ẩm ở ~15%
 Sát khuẩn ở 15−30%
 Tăng độ tan và ổn định cho dược chất ít tan
 Tăng tính thấm qua màng sinh học
 Pha dung dịch dùng ngoài, uống, tiêm, khí dung
o Polyethylen glycol (PEG, Macrogol, Carbowax)
 Thể chất lỏng, sánh, rất hút ẩm
 Pha dung dịch dùng ngoài, uống, tiêm (nồng độ
phù hợp), nhãn khoa, đặt trực tràng
o Alcol (Ethanol, isopropanol)
 Pha dung dịch: Ethanol để uống, dùng ngoài, tiêm;
isopropanol chỉ dùng ngoài
 Hỗn hợp ethanol−glycerol−nước: Tăng độ tan và
ổn định
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Chiết xuất dược liệu
 Có tác dụng riêng
 Sát khuẩn ở ≥10%
 Dễ hấp thu qua tiêu hóa
 Dung môi thân dầu
o Dầu thực vật
 Hòa tan dược chất không phân cực (chất béo, tinh
dầu, hormone…)
 Cơ thể hấp thu được: Dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa,
dầu olive…
 Dễ bị ôi khét, cần thêm chất chống oxy hóa (BHA,
BHT)
 Độ nhớt cao (cần hòa tan nóng), khó lọc (cần lọc
nóng, giấy lọc thô)
 Pha dung dịch uống hoặc nang mềm
 Pha dầu cho nhũ tương
o Dầu parafin
 Hòa tan dược chất không phân cực
 Độ nhớt cao, bám dính da và niêm mạc
 Không hấp thu, tác dụng nhuận tràng
 Rất bền vững hóa học
 Pha dầu xoa: Hòa tan, giữ thuốc trên da, hạn chế
kích ứng da…
o Triglycerid mạch trung bình
 Độ nhớt thấp hơn dầu thực vật
 Cơ thể dễ hấp thu hơn
 Pha dung dịch uống, tiêm
 Pha dầu cho nhũ tương
 Tá dược trong mỹ phẩm và thuốc bán rắn
 Dược chất
 Tá dược khác
 Đồng dung môi
 Chất làm tăng độ tan
 Hệ đệm

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Làm tăng độ tan, độ ổn định, sinh khả dụng
o Lựa chọn pH, dung lượng đệm
o Ví dụ: Acetic−acetat, citrc−citrat, phosphate,
citrat−phosphate…
 Chất điều hương, điều vị, chất màu
o Làm ngọt: Đường, saccharin, aspartam, siro, sorbitol,
dược liệu…
o Điều hương: Tinh dầu, vanillin, nước thơm, chất làm tê
(chloroform, salicylate)
o Chất màu: Xanh, đỏ, vàng, thiên nhiên, vitamin (B2, B12)
 Chất sát khuẩn
o Chống vi khuẩn, nấm mốc
o Ví dụ: Benzoic−benzoat, các paraben (nipagin−nipasol),
hợp chất ammoni bậc 4 (benzalkonium chlorid),
sorbic−sorbat, cresol, hợp chất thủy ngân hữu cơ
(thiomersal), chloroform…
o Lưu ý
 Kết hợp để tăng hiệu quả hoặc tránh tương kỵ
 pH ảnh hưởng đến tốc độ sinh sôi VSV và khả
năng phân ly của chất bảo quản
 Chất chống oxy hóa
o Pha nước: Acid ascorbic, natri sulfit hoặc dithionit
(Rongalit), các thiol (cystein), chất hiệp đồng (Na EDTA,
acid citric, acid tartric)
o Pha dầu: BHA, BHT, vitamin E, dẫn chất acid gallic
(dodecyl, propyl, butyl, ethyl, octyl gallat)
 Chất tăng độ nhớt
o Tăng độ ổn định, đảm bảo phân liều chính xác, tạo vị
ngon (uống), tương đương với độ nhớt niêm mạc (nhỏ
mũi), tăng bám dính trên da và niêm mạc (dùng ngoài)
o Ví dụ: Dẫn chất cellulose (CMC, HPMC, MC), keo thiên
nhiên (gôm, thạch, natri alginat), polymer bán tổng hợp
(polymer, Carbopol), dung môi độ nhớt cao
 Bao bì

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Nhựa – thủy tinh
 Trong suốt – có màu
 Túi nhỏ phân liều: Chất dẻo – nhôm
3. Kỹ thuật bào chế
 Cân, đong nguyên liệu
 Hòa tan
 Trình tự
o Chất ít tan trước, dễ tan sau
o Pha hỗn hợp dung môi trước
o Chất làm tăng độ tan trước
o Hòa tan dược chất vào dung môi trung gian trước rồi
phối hợp từ từ vào dung dịch
o Chất chống oxy hóa, hệ đệm hòa tan trước dược chất
o Các chất làm thơm, dễ bay hơi hòa tan sau, dụng cụ kín
 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan
𝑑𝐶 𝐷 ∗ 𝑆
= ∗ (𝐶𝑆 − 𝐶0 )
𝑑𝑡 
o Tốc độ khuấy −>  (hệ số lớp khuếch tán)
o Độ nhớt của dung môi −> D (hệ số khuếch tán)
o Nhiệt độ −> Độ nhớt
o Kích thước tiểu phân chất tan −> S (diện tích bề mặt)
o Độ tan
 Điều chỉnh pH, thể tích
 Lọc
 Phương pháp
o Lọc dưới áp suất thủy tĩnh
o Lọc dưới áp suất giảm
o Lọc dưới áp suất cao
 Vật liệu
o Bông, vải, giấy lọc (thô)
o Màng cellulose acetat, nitrat, tái tổ hợp
o Màng PTFE
o Màng polysulfone
o Cột lọc

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Kích thước lỗ
o Lọc thô: Cỡ μm
o Lọc trong: 0.45μm
o Lọc vô khuẩn: <0.22μm
 Kiểm tra bán thành phẩm (IPC)
o Điều chỉnh pH
o Điều chỉnh hàm lượng dược chất
o Điều chỉnh tỉ trọng
o Kiểm tra độ trong
 Đóng thuốc, đậy nắp
 Dán nhãn, đóng gói
 Kiểm tra thành phẩm (QC)
 Nhập kho
4. Độ tan
 Nguyên tắc
 Nếu dược chất tan tốt (<30mL dung môi cho 1g chất) trong
dung môi ở 1 pH xác định thì không cần làm tăng độ tan
 Nếu dược chất tan trong dung môi không đủ liều điều trị thì cần
làm tăng độ tan
 Nếu dược chất tan quá ít trong dung môi thì sử dụng dạng bào
chế khác (nhũ tương, hỗn dịch)
 Các phương pháp làm tăng độ tan
 Tạo dẫn chất dễ tan
o Muối dễ tan: HCl, H3PO4…
o Phức dễ tan: K+, Na+, cyclodextrin…
o Tiền thuốc
 Cải thiện sinh khả dụng đường uống: Tăng độ tan,
tính thấm
 Che giấu mùi vị
 Điều chỉnh pH
 Sử dụng đồng dung môi
o Tăng độ tan và ổn định cho dược chất tan kém
o Sử dụng dung môi đồng tan với nước: Glycerol, PG,
ethanol, PEG
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Sử dụng chất diện hoạt (surfactant)
o Có thể là dạng lưỡng thân hoặc hoạt động bề mặt; những
chất không tan trong nước được mang vào trong dung
dịch nhờ nằm trong lõi của micelle
o Phân loại
 CDH anion
 CDH cation
 CDH lưỡng điện
 CDH không ion hóa
 Sử dụng chất trung gian hòa tan (non−surfactant): Acid boric,
acid lactic, natri bicarbonat…
 Hệ mang thuốc: Nanoparticles, liposomes…
 Khác: Giảm KTTP, hệ phân tán rắn, hấp thụ silica…
 Phối hợp
5. Độ ổn định
 Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng phân hủy
 pH
 Nước và ẩm
 Nhiệt độ
 Đồng dung môi, chất trợ tan
 Tương tác dược chất – tá dược và tá dược – tá dược
 Chất xúc tác (ion kim loại nặng)
 Vật lý: Kết tinh trở lại dược chất
 Hóa học
 Phản ứng thủy phân
o Điều kiện: Nước, nhiệt độ, pH
o Ví dụ: Dẫn chất acid carbocylic (ester, lactam, amide,
lactone, imide, oxime)
o Khắc phục: Đồng dung môi; hệ đệm và pH thích hợp;
giảm độ tan hoặc tạo phức bền của dược chất; pha chế,
bao bì, bảo quản ở nhiệt độ thích hợp
 Phản ứng oxi hóa khử
o Điều kiện: Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH, ion kim loại nặng
o Ví dụ: Nhóm OH phenol, thiol, nitrite…
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
o Khắc phục: Loại oxy hòa tan; pha chế ở nhiệt độ thích
hợp; bao bì ít thấm khí; hệ đệm, chất chống oxy hóa và
pH thích hợp, khóa ion kim loại nặng; tạo phức bền
 Phản ứng quang hóa
o Điều kiện: Ánh sáng
o Ví dụ: Corticosteroid, tetracycline, ascorbic acid, folic
acid…
o Khắc phục: Bao bì chắn tia UV (titan oxide); bao gói
thích hợp (thủy tinh màu); bảo quản tránh ánh sáng; tạo
phức bền
 Sinh học: Kết tủa, sinh khí, nhiễm vi khuẩn, nấm mốc…
6. Tiêu chuẩn chất lượng
 Cảm quan: Màu, mùi, độ trong
 pH (dung dịch nước)
 Tỉ trọng (siro thuốc)
 Sai số thể tích: ±4% hoặc ±10%
 Định tính
 Định lượng: Hàm lượng dược chất trong giới hạn cho phép
 Tạp chất: Là sản phẩm phân hủy dược chất hoặc của tạp của nguyên
liệu đầu vào
 Giới hạn nhiễm khuẩn
II. Nhũ tương
1. Đại cương
 Nhũ tương là dạng thuốc lỏng hoặc mềm để uống, tiêm hoặc dùng
ngoài, điều chế bằng cách sử dụng các chất nhũ hóa để trộn đều 2 chất
lỏng không đồng tan
 Ưu điểm
 Mở rộng phạm vi sử dụng cho dược chất ít hoặc không tan
trong nước hoặc dầu, pha thành dạng thuốc lỏng
 Pha chế được các dạng thuốc bán rắn: Cream, đạn, trứng, mỡ
(cảm quan đẹp, mịn màng, đồng nhất)
 Pha chế được các dạng thuốc rắn: Vi nang
 Pha chế được các dạng thuốc chứa 2 chất lỏng không đồng tan

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Che giấu mùi vị khó chịu của dược chất khi uống
 Giảm kích ứng khi dùng ngoài
 Dễ hấp thu do có KTTP nhỏ, diện tích bề mặt lớn
 Tiêm truyền dinh dưỡng
 Nhược điểm
 Không bền về nhiệt động học
o Kết tụ
o Kết bông
o Đóng váng
o Tách lớp
 Dễ nhiễm VSV so với dạng thuốc rắn
 Phân loại
 Theo nguồn gốc: Thiên nhiên (sữa), nhân tạo
 Theo kích thước giọt phân tán: Thô, mịn, vi, nano
 Theo kiểu nhũ tương: D/N, N/D, D/N/D, N/D/N
 Theo đường dùng
o Tiêm bắp, dùng ngoài, phun mù: D/N hoặc N/D
o Tiêm truyền tĩnh mạch, uống: Chỉ D/N
2. Thành phần
 Pha dầu (không phân cực)
 Dầu
o Dầu thực vật, động vật, dầu khoáng, triglycerid mạch
trung bình
o Dầu có tác dụng dược lý: Dầu parafin, dầu thầu dầu
(nhuận tẩy), dầu đậu tương, dầu gan cá (vitamin A, E),
dầu gấc (caroten)
 Thành phần tan trong dầu
o Dược chất: Bromoform, propofol, vitamin A, D, E…
o Tá dược
 Chất làm thơm: Tinh dầu, menthol
 Chất chống oxy hóa
 Sáp, alcol béo, acid béo: Điều chỉnh thể chất, ổn
định trạng thái phân tán
 Pha nước (phân cực)
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Nước tinh khiết hoặc nước pha tiêm
 Thành phần tan trong nước
o Dung môi đồng tan: Ethanol, glycerol, PG, PEG
o Dung dịch dược chất và tá dược
o Dịch chiết dược liệu
o Siro
 Chất nhũ hóa
 Vai trò
o Hình thành nhũ tương: Giảm sức căng bề mặt
o Ổn định nhũ tương: Giữ nguyên trạng thái phân tán, giữ
nguyên diện tích tiếp xúc giữa 2 pha
 Phân loại
Chất nhũ hóa thực sự Chất nhũ hóa ổn định
Polymer, keo thân nước,
Bản chất Lưỡng thân
chất rắn nhỏ
Tạo lớp film đơn phân tử Tạo lớp áo thân nước đa
Hình
ở bề mặt phân cách 2 pha phân tử bao ngoài giọt
thành
−> Giảm sức căng bề mặt dầu
+ Tăng độ nhớt cho nhũ

tương
chế + Tăng độ nhớt cho nhũ
Ổn + Cân bằng tỉ trọng 2 pha
tương
định + Hấp phụ lên bề mặt
+ Cân bằng tỉ trọng 2 pha
giọt dầu, tạo độ bền cơ
học
Kiểu nhũ D/N: HLB 8−18
D/N
tương N/D: HLB 3−6
Ứng dụng Dùng ngoài, uống, tiêm Uống
Chất nhũ hóa dạng bột
Bào chế Hòa tan chất nhũ hóa
khô
+ Chất diện hoạt (cation,
+ Polysaccharid (Gôm
anion, lưỡng điện, không
adragant, xanthan, thạch)
Ví dụ ion hóa)
+ Dẫn chất cellulose
+ Lecithin (trong sữa tự
(CMC, MC…)
nhiên)
 Yêu cầu
o Chú ý đến tính chất của chất nhũ hóa và đường dùng

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 CDH ion hóa kích ứng đường ruột, nhuận tẩy −>
Không dùng uống
 Saponin phá huyết, kích ứng niêm mạc −> Dùng
ngoài
 CDH cation kích ứng −> Dùng ngoài
 Lecithin, Tween, MC, gelatin, albumin −> Dùng
tiêm
o Khả năng nhũ hóa của chất nhũ hóa
 Chất diện hoạt
o CDH anion
 Kích ứng đường tiêu hóa, tương kị với acid −>
Dùng ngoài
 Kết hợp với CDH khác để tạo lớp màng film kép
trên bề mặt phân cách, tạo nhũ tương D/N
 Khả năng phân ly bị ảnh hưởng bởi pH, pH thấp
làm giảm đáng kể khả năng nhũ hóa
 Có thể tạo thành tại chỗ khi phối hợp acid béo và
base
 Gồm: Xà phòng (các stearat, oleat) và alkyl sulfat
(natri và triethanolamin lauryl sulfat) đều tạo kiểu
D/N, trừ calci oleat tạo N/D
o CDH không ion hóa
 Nhũ hóa mạnh, tạo kiểu N/D và D/N
 Thường dùng kết hợp nhiều loại chất nhũ hóa để
tăng độ ổn định do tạo ra màng film kép ở bề mặt
phân cách
 Bền hơn CDH ion hóa do không bị ảnh hưởng bởi
pH và chất điện ly
 Ít kích ứng và độc tính thấp −> Uống, dùng ngoài,
tiêm
Nhóm chất Kiểu nhũ tương
Sorbitan ester (Span) N/D
Ester của Span với PEG (Tween) D/N
Ester của glycerol và glycol N/D
Polyoxyethylen alkyl ether (Brij, N/D D/N
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
Cremophor)
Polyoxyethylen alkyl ester (Myri) D/N
o CDH cation
 Ngoài tác dụng nhũ hóa còn sát khuẩn và tăng tính
thấm cho dược chất
 Kết hợp CDH không ion hóa có HLB thấp để tạo
nhũ tương D/N
 Tương kị với CDH anion, polymer anion, kiềm
 Gồm: Các hợp chất ammoni bậc 4
 Chất nhũ hóa ổn định
o Mùi vị dễ chịu, không độc −> Dùng uống
o Dễ bị nhiễm vi khuẩn
o Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, pH, già hóa trong bảo quản
Nhóm chất Ví dụ Kiểu nhũ tương
Gôm arabic, adragant,
Polysaccharid xanthan, thạch, acid D/N
alginic
Polymer tổng Dẫn chất cellulose,
D/N
hợp carbomer, PEG
Protein Gelatin, gelatose, casein D/N
Sterol Cholesterol, lanolin D/N N/D
Bột vô cơ siêu Bentonit, Kaolin, Al−Mg
D/N N/D
mịn silicat, Talc
 Tá dược khác: Chất bảo quản, chất chống oxy hóa, hệ đệm, chất màu,
chất điều vị, chất điều hương
 Bao bì
3. Các yếu tố ảnh hưởng việc hình thành và ổn định nhũ tương
 Sức căng bề mặt phân cách pha và chất nhũ hóa: ΔG = ε.S
 Chất diện hoạt phân bố trên bề mặt phân cách, tạo lớp màng
film liên tục −> Giảm sức căng bề mặt −> Giảm năng lượng tự
do −> Hình thành và ổn định nhũ tương
 Chất nhũ hóa ổn định tạo độ bền cơ học cho giọt dầu −> Chống
lại xu hướng giảm năng lượng tự do bằng cách giảm diện tích
bề mặt (kết tụ các giọt dầu nhỏ) −> Ổn định nhũ tương
 Tỉ trọng 2 pha

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


2𝑟 2 ∗ (𝑑1 − 𝑑2 ) ∗ 𝑔
𝑉=
9𝜂
 Nếu (d1−d2)=0 −> Nhũ tương bền −> Cần tác động làm giảm
hiệu số này
 Độ nhớt nhũ tương
 Độ nhớt η của môi trường phân tán càng cao, nhũ tương càng
bền −> Thêm các chất tăng độ nhớt: Siro, PVA, PVP, cellulose,
gôm, thạch, carbomer…
 Độ nhớt cao −> Giảm chuyển động các tiểu phân −> Giảm khả
năng va chạm và kết tụ
 Tương tác giữa các tiểu phân
 Thế Zeta>30mV −> Hệ bền
o Các hạt cùng bản chất trong cùng môi trường có thế Zeta
như nhau −> Lực đẩy tĩnh điện
 Mật độ pha phân tán càng loãng −> Hệ càng bền
o Ảnh hưởng đến khoảng cách giữa các tiểu phân, tần số va
chạm, lực va chạm
o Nhũ tương D/N: Nồng độ pha phân tán >60% −> Đảo pha
 Lực gây phân tán
 Lực gây phân tán càng lớn, nhũ tương càng dễ hình thành và
bền −> Lựa chọn thiết bị phù hợp, thời gian khuấy vừa đủ
(tránh tác động đến dược chất và tốn kém)
 Kích thước tiểu phân
 Kích thước tiểu phân giảm làm giảm tốc độ sa lắng theo
phương trình Stock −> Sử dụng các phương pháp đồng nhất
hóa để giảm KTTP trong công nghiệp
 Rất quan trọng trong lâm sàng với nhũ tương tiêm truyền
 Nhiệt độ
 Nhiệt độ tăng −> Giảm độ nhớt môi trường phân tán và sức
căng bề mặt −> Dễ hình thành nhũ tương
 Đun nóng pha N và D đến nhiệt độ thích hợp, không đun quá
cao và kéo dài, dễ phân hủy dược chất
 Sản xuất: Dùng nồi 2 vỏ để điều nhiệt; bảo quản: Nhiệt độ quá
cao hoặc thấp đều làm giảm độ bền nhũ tương
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
4. Kỹ thuật bào chế
 Phương pháp sử dụng chất nhũ hóa dạng bột khô
 Đặc điểm
o Chất nhũ hóa dạng bột khô: Gôm, bột vô cơ, gelatose −>
Nhũ tương D/N
o Bào chế nhũ tương uống quy mô nhỏ, sử dụng chày cối
o Nhũ tương không bền
 Quy trình: Liên tục đánh nhanh, mạnh, 1 chiều
o Nghiền mịn chất nhũ hóa
o Thêm pha nội
o Thêm pha ngoại đủ hòa tan chất nhũ hóa
o Khuấy trộn tạo nhũ tương đặc
o Pha loãng nhũ tương bằng pha ngoại
 Phương pháp nhũ hóa trực tiếp (hòa tan)
 Đặc điểm: Áp dụng với phần lớn nhũ tương, qui mô lớn
 Quy trình
o Chuẩn bị pha dầu và các thành phần tan trong dầu, đun
đến 60−65°C
o Chuẩn bị pha nước và các thành phần tan trong nước, đun
đến 65−70°C
o Phối hợp 2 pha, dùng lực phân tán để phân tán tạo nhũ
tương
 Cơ học: Cối chày (qui mô nhỏ), máy khuấy từ
 Siêu âm
 Máy xay keo
o Đồng nhất hóa
 Đồng nhất áp suất cao
 Vi hóa lỏng
5. Tiêu chuẩn chất lượng
 Cảm quan
 Nhũ tương đặc: Mịn và đồng nhất như kem
 Nhũ tương lỏng: Đục trắng và đồng nhất như sữa
 Nhũ tương hỏng: Tách lớp và lắc không đồng nhất trở lại
 pH

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Tính lưu biến: Độ nhớt
 Định tính
 Định lượng
 Sai số thể tích
 Giới hạn nhiễm khuẩn, độ vô khuẩn
 Kích thước tiểu phân
 Nhũ tương tiêm truyền: 80% tiểu phân <1μm, không có tiểu
phân >5μm
III. Hỗn dịch
1. Đại cương
 Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng để uống, tiêm hoặc dùng ngoài
 Pha rắn: Dược chất rắn không hòa tan được phân tán đều dưới
dạng hạt rất nhỏ (≥0.1μm)
 Pha lỏng: Nước hoặc dầu, có thể có dược chất hoặc các chất
hòa tan khác
 Ưu điểm
 Pha được dạng thuốc lỏng với dược chất ít tan
 Thích hợp cho người già và trẻ em so với dạng thuốc rắn
 Kéo dài tác dụng của thuốc −> Nhỏ mắt, tiêm (insulin)
 Cải thiện vị đắng khi dùng bột pha hỗn dịch cho trẻ em
 Quá trình sinh dược học đơn giản so với dạng viên
 Nhược điểm
 Không ổn định về nhiệt động học
o Sa lắng
o Kết bông
o Đóng bánh (không phân tán trở lại)
 Phân liều kém chính xác do sa lắng
o Không bào chế thuốc tiêm đa liều
o Không bào chế dược chất độc −> Bào chế dạng bột, cốm
pha hỗn dịch đã phân liều
 Cồng kềnh, khó vận chuyển, dễ nhiễm VSV với hỗn dịch nước
2. Thành phần
 Pha phân tán
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Dược chất ít tan trong môi trường phân tán
 Có kích thước đồng nhất, phù hợp với đường dùng
 Dược chất không độc (nếu độc phải ở dạng phân liều)
 Môi trường phân tán
 Nước tinh khiết hoặc nước pha tiêm
 Dung môi thân nước: Ethanol, glycerol, PG
 Dung môi thân dầu: Dầu thực vật, triglycerid mạch trung bình,
dầu parafin
 Chất gây thấm: Làm tiểu phân thấm vào môi trường phân tán
 Chất diện hoạt
 Là chất lưỡng thân hoặc hoạt động bề mặt
 Hấp phụ lên bề mặt dược chất rắn sơ nước, nhóm phân
cực hướng về phía môi trường thân nước
 Giảm sức căng bề mặt giữa 2 pha −> Tăng độ thấm ướt
môi trường phân tán của tiểu phân
 Gồm: Anion, cation, không ion hóa, lưỡng điện
 Keo thân nước
 Tạo lớp áo thân nước quanh tiểu phân
 Gồm: Gôm, thạch, dẫn chất cellulose
 Dung môi thân nước
 Giảm sức căng bề mặt giữa nước và không khí, làm nước
dễ thấm tiểu phân
 Gồm: Các polyalcol
 Chất gây phân tán
 Vai trò
o Giảm tốc độ sa lắng do tăng độ nhớt, cân bằng tỉ trọng 2
pha của môi trường phân tán
o Chống kết tụ, đóng bánh
 Cơ chế tĩnh điện: Tạo thế Zeta (magne nhôm
silicat)
 Cơ chế không gian: Polymer
 Aerosil
 Phân loại

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Keo thân nước, dung môi thân nước
o Dung môi tăng độ nhớt
o Siro, dung dịch sorbitol
 Tá dược khác
 Chất điều chỉnh pH, hệ đệm
o Tăng độ ổn định hóa học của dược chất
o Ảnh hưởng đến độ ổn định vật lý của hỗn dịch
 Chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu
o Dùng trong hỗn dịch tiêm, nhỏ mắt, nhỏ mũi
o Ảnh hưởng đến độ ổn định của hỗn dịch
 Chất bảo quản, chống oxy hóa, điều vị, điều hương, màu
 Bao bì: Polymer (PE, PP, PS…), hỗn hợp (giấy/nhôm/PE), thủy tinh
3. Các yếu tố đến sự ổn định của hỗn dịch
 Tương tác của các tiểu phân
 Lực hút: Van de Waals
 Lực đẩy: Lực tĩnh điện, lực không gian, lực Born, lực solvat
hóa
 Tính thấm vào môi trường của bề mặt tiểu phân
 Tăng tính thấm −> Dùng chất gây thấm
 Kích thước tiểu phân
 Giảm kích thước đến tối thiểu −> Dùng máy xay keo, kiểm soát
sự kết tinh
 Độ nhớt môi trường
 Tăng độ nhớt −> Dùng dẫn chất cellulose, PVP, Carbomer,
sucrose, sorbitol, gôm thạch thiên nhiên
 Tỉ trọng 2 pha: Cần cân bằng
 Thế Zeta
 Tạo lực đẩy tĩnh điện giữa các tiểu phân −> Cần >30mV
 Nhiệt độ
 Tăng nhiệt −> Tăng độ tan của dược chất
 Giảm nhiệt −> Dược chất kết tinh trở lại
 Cấu trúc không gian của tiểu phân
4. Kỹ thuật bào chế

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Phương pháp phân tán (chủ yếu)
 Nghiền mịn pha phân tán tới kích thước thích hợp (khô)
 Nghiền pha phân tán với chất gây thấm hoặc chất dẫn thu hỗn
dịch đặc (ướt)
 Chuẩn bị môi trường phân tán: Hòa tan các thành phần
 Phân tán hỗn dịch đặc vào môi trường phân tán (nguyên tắc
lắng−gạn)
 Đồng nhất hóa
 Hoàn thiện sản phẩm
 Phương pháp ngưng kết (ít dùng)
 Hòa tan pha phân tán vào dung môi thích hợp
 Chuẩn bị môi trường phân tán
 Phối hợp 2 pha và khuấy trộn (dược chất trở lại dạng rắn)
 Đồng nhất hóa
 Hoàn thiện sản phẩm
5. Tiêu chuẩn chất lượng
 Hỗn dịch khi để yên thì dược chất rắn phân tán có thể tách riêng
nhưng phải trở lại trạng thái phân tán đồng nhất khi lắc nhẹ 1−2 phút
và giữ nguyên trạng thái đó trong vài phút
 Định tính
 Định lượng
 pH
 Sai số thể tích
 Tạp chất
 Giới hạn nhiễm khuẩn, độ vô khuẩn
 Kích thước tiểu phân
IV. Thuốc tiêm
1. Đại cương
 Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn
dịch, nhũ tương hoặc bột khô pha tiêm, để tiêm vào cơ thể theo các
đường tiêm khác nhau
 Phân loại

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Theo đường tiêm: Trong da, dưới da, bắp, tĩnh mạch, động
mạch, tổ chức
 Theo hệ phân tán: Dung dịch, nhũ tương, hỗn dịch, bột
 Theo bản chất dung môi: Dầu, nước
 Theo liều dùng: Liều nhỏ (≤15mL), liều lớn (>15mL)
 Theo nguồn gốc: Vô cơ, hữu cơ, sinh học
 Theo mục đích: Điều trị, chẩn đoán
 Đường tiêm thuốc
 Trong da (lớp sừng)
o Tiêm 0.1−0.2mL, không hấp thu
o Thử phản ứng thuốc, chẩn đoán
 Dưới da (mô mỡ)
o Tiêm <2mL, hệ thần kinh nhiều, tuần hoàn ít −> Đau
o Thuốc khu trú tại chỗ, tác dụng kéo dài
 Bắp (lớp cơ)
o Tiêm 1−5mL, hệ thần kinh ít, tuần hoàn nhiều −> Ít đau,
hấp thu nhanh
o Thuốc giải phóng kiểm soát, kéo dài
o Dạng dung dịch (N hoặc D), nhũ tương (D/N hoặc N/D),
hỗn dịch
 Tĩnh mạch
o Thể tích lớn hoặc nhỏ ≤15mL
o Thuốc không trải qua quá trình sinh dược học −> Tá
dụng tức thời, sinh khả dụng 100%
o Dạng dung dịch nước, nhũ tương D/N (yêu cầu KTTP)
o KHÔNG sử dụng hỗn dịch (tắc mạch) và nhũ tương N/D
(kích ứng mạnh)
 Khác: Động mạch, tại đích (dễ tai biến)
o Thuốc đẳng trương, không chất bảo quản, chất gây sốt
o Dạng dung dịch nước, thể tích nhỏ
o Yêu cầu tay nghề cao
 Ưu điểm
 Tác dụng nhanh, tức thời (tiêm tĩnh mạch) −> Cấp cứu; cung
cấp nhanh nước và điện giải
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Dùng đường tiêm cho các dược chất không hấp thu qua đường
tiêu hóa hoặc sinh khả dụng đường uống thấp
 Sử dụng cho những bệnh nhân không thể uống thuốc hoặc bị
nôn; dịch truyền tổng hợp cung cấp năng lượng cho bệnh nhân
không ăn uống được
 Khu trú tác dụng của thuốc (tiêm bắp, tủy sống), có thể có tác
dụng kéo dài (hỗn dịch tiêm bắp)
 Nhược điểm
 Sản xuất đòi hỏi khắt khe: Môi trường, thiết bị, dược chất
 Kỹ năng đưa thuốc đòi hỏi chính xác, cần có nhân viên y tế
 Có thể gây đau
 Nếu có sai sót kỹ thuật hoặc chất lượng có thể gây nguy hiểm
o Không vô khuẩn
o Sai đường tiêm
o Quá mẫn
o Quá liều
2. Thành phần
 Dược chất
 Cấu trúc hóa học
 Tính chất lý hóa
 Độ ổn định hóa học
 Dung môi (chất dẫn)
 Nước pha tiêm
o Đạt tiêu chuẩn chất lượng nước tinh khiết
o Giới hạn nhiễm khuẩn: <0.1 khuẩn hiếu khí/mL
o Không chất gây sốt
o Nội độc tố: <0.25EU/mL
o Bảo quản: Dụng cụ vô khuẩn và không có chất gây sốt
(<24h); nhiệt độ 5°C hoặc 60−80°C (>24h)
 Đồng dung môi
o Tăng độ tan cho dược chất, tăng độ ổn định,
o Có độc tính khi tiêm −> Nồng độ vừa đủ tăng độ tan và
không gây kích ứng

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Gồm: Glycerol, ethanol (nồng độ cao gây đau), PEG 400,
PG
 Dung môi thân dầu
o Chỉ tiêm bắp, hấp thu chậm, kéo dài tác dụng
o Dễ bị oxy hóa, tiêm đau do độ nhớt cao (benzylic, ether),
làm đen đầu ống khi hàn
o Gồm: Dầu thực vật, triglycerid mạch trung bình
 Tá dược khác
 Chất tăng độ tan: Dược chất đạt nồng độ điều trị, thể tích mỗi
lần tiêm nhỏ, phù hợp
o Hỗn hợp đồng dung môi
o Chất diện hoạt: Thường là loại không ion hóa
o Điều chỉnh pH
o Chất trung gian
o Dẫn chất dễ tan (muối, phức, tiền thuốc)
o Hệ mang thuốc: Hệ phân tán rắn, liposome, nanoparticle,
phức cyclodextrin
o Kết hợp
 Chất điều chỉnh pH, hệ đệm
o Làm tăng độ tan cho dược chất: Mỗi dược chất tan tốt
trong một khoảng pH nhất định
o Đảm bảo ổn định dược chât: Mỗi dược chất có 1 khoảng
pH ổn định
o Ổn định pH thuốc: Hệ đệm với dung lượng phù hợp,
tránh thay đổi pH do biến đổi hóa học, tương tác, bao bì,
thấm khí; KHÔNG dùng đệm boric−borat
o Giảm kích ứng tại nơi tiêm: pH<3 và >10 gây đau
o Tăng sinh khả dụng
 Tiêm bắp, dưới da: Cần hấp thu vào tuần hoàn
 Dạng phân tử hấp thu tốt hơn qua màng sinh học
 Dược chất là acid yếu hoặc base yếu hấp thu tốt ở
dạng không ion hóa, phụ thuộc pH nơi tiêm và pKa
dược chất
 Chất sát khuẩn

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Thêm vào: Thuốc tiêm đơn liều không tiệt khuẩn giai
đoạn cuối; thuốc tiêm đa liều
o Không thêm vào: Thuốc tiêm tĩnh mạch >15mL; thuốc
tiêm vào dịch não tủy, nhãn cầu, khớp…
o Yêu cầu
 Phổ rộng, tác dụng ở nồng độ thấp, khoảng pH
rộng
 Không độc với liều dùng trong công thức
 Tan hoàn toàn trong dung môi
 Ổn định lý và hóa học
 Không tương kỵ với các thành phần khác
 Không bị bao bì hấp phụ
o Lưu ý
 Có thể tương tác với CDH −> Giảm khả năng sát
khuẩn
 Tương tác với bao bì và nút cao su hoặc dược chất
 Phân bố trong pha dầu và pha nước với nhũ tương
 Cân nhắc khi thêm, bỏ bất cứ khi nào có thể (dung
dịch dầu hoặc hỗn dịch dầu không cần thêm)
o Ví dụ
 Phenol: Sát khuẩn mạnh, tác dụng tốt trong acid,
bay hơi và tương tác với nút cao su (dùng nút
nitril), tương kị với muối sắt, albumin, gelatin
 Alcol benzylic: Tan trong nước và dầu, có thêm tác
dụng giảm đau, bay hơi qua nút cao su, dùng trong
thuốc tiêm dầu
 Nhóm thủy phân hữu cơ: Độc tính cao nên ít sử
dụng, gồm các cation (thủy ngân phenyl acetat ở
pH acid nhẹ hoặc trung tính, tương kị với muối
kim loại nặng) và anion (thiomersal ở pH acid,
trung tính hoặc kiềm nhẹ, tương kị với muối kim
loại nặng)
 Benzalkonium chlorid: CDH cation, kết hợp Na
EDTA để tăng tính sát khuẩn trên tụ cầu vàng,
khoảng pH 4−10
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Paraben: Methyl−, propyl−, butyl−, tương tác với
keo thân nước, khoảng pH 4−8
 Chất chống oxy hóa
o Dược chất có bản chất là chất khử (nhóm phenol, thiol,
thioether, amin thơm, aldehyd, ether), dưới tác động của
gốc tự do, oxy, kim loại nặng, ánh sáng, nhiệt độ, pH
o Na EDTA: Hiệp đồng chống oxy hóa
 Chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu
o Vai trò: Không gây đau, hoại tử nơi tiêm, phá huyết
o Tiêm nhược trương (dưới da, bắp), ưu trương (truyền tĩnh
mạch chậm)
o Thường dùng: NaCl, natri sulfat, dextrose, glycerol
 Chất nhũ hóa, gây thấm, gây phân tán: Sử dụng các chất ít độc
o CDH không ion hóa: Polysorbat, poloxamer, Cremophor,
sorbitan ester, lecithin, muối mật…
o Chất tăng độ nhớt: Na CMC, povidon, sorbitol,
manitol…; độ nhớt cao gây đau và khó tiêm
 Bao bì
 Yêu cầu
o Không tương tác với các thành phần của thuốc
o Bền khi tiệt khuẩn bằng nhiệt
o Ít thấm khí, nước, bức xạ, bảo vệ tốt dược chất
o Trong, dễ phát hiện các tiểu phân và sự biến chất
o Giá thành hạ, có thể tái sử dụng
 Thường dùng: Thủy tinh, polymer, nút cao su
3. Yêu cầu bào chế
 Chuẩn bị
 Nhà xưởng (đạt GMP)
o Các khu vực không lây nhiễm chéo
o Các khu vực đạt cấp độ sạch khác nhau (A, B, C, D)
 Phòng sản xuất
o Không khí: Áp suất dương, lọc qua màng HEPA
o Trần, tường: Lau dung dịch sát trùng
 Nguyên liệu: Đạt tiêu chuẩn chất lượng pha tiêm

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Bao bì
o Rửa sạch: Nước rửa cuối là nước pha tiêm
o Tiệt khuẩn
 Thủy tinh: 160−180°C, loại chất gây sốt
260−300°C
 Polymer: Nhiệt ẩm, khí ethylen oxyd (polymer
không chịu nhiệt) hoặc benzalkonium chlorid,
ethanol 70% (lọ, nắp, nút cho thuốc nhỏ mắt)
 Nút cao su: Hấp 121°C, sấy khô 110−120°C
 Nắp nhôm: Nhiệt khô 110−120°C
 Dụng cụ
o Cân, đong, thiết bị
o Lọc: Lọc trong 0.45μm, lọc loại khuẩn 0.22μm
o Đồng nhất hóa: Máy xay keo, máy đồng nhất hóa áp suất
cao
o Đông khô
o Đóng thuốc: Máy đóng và hàn thuốc tiêm, máy đóng
dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm bột khô, máy tạo hình,
đóng và hàn ống thuốc tiêm chất dẻo
 Con người
o Được huấn luyện kỹ thuật vệ sinh cá nhân, tuân thủ các
quy trình vệ sinh cá nhân
o Nắm vững các thao tác chuẩn trong bào chế
o Có trang phục, chốt gió
 Quy trình
 Tiệt khuẩn
o Nhiệt ẩm
 Điều kiện chuẩn: Nồi hấp, 121°C trong 15 phút
 Nhiệt độ thấp hơn nhiệt khô nhưng hiệu quả hơn
nhờ có mặt hơi nước, phá hủy protein của VSV
 Áp dụng: Thuốc tiêm thành phẩm trong bao bì kín,
nút cao su, dung dịch nước, chai lọ thủy tinh
o Nhiệt khô

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Điều kiện chuẩn: Tủ sấy hoặc hầm sấy, 170°C
trong 32 phút hoặc 250−300°C trong 30 phút (loại
chất gây sốt)
 Nhiệt độ cao hơn nhiệt ẩm, thời gian lâu hơn, làm
mất nước và oxy hóa VSV
 Áp dụng: Bao bì (thủy tinh) và nguyên liệu (dầu,
glycerin, PG, dược chất) bền với nhiệt
o Lọc
 Vật liệu lọc: Bền với dung môi và pH thuốc, không
hấp phụ thuốc, không thôi các chất vào dung dịch
thuốc, làm từ cellulose acetat, cellulose tái tổ hợp,
PTFE…; tăng tuổi thọ bằng cột lọc
1−0.45−0.22μm
 Hiệu quả, rẻ tiền; môi trường, bình chứa, thiết bị
phải vô khuẩn
 Áp dụng: Dược chất không bền nhiệt, quy trình sản
xuất vô khuẩn
o Sử dụng khí
 Quy trình: Ethylen oxyd, ozon, propylen oxyd
hoặc ethylen chlorid 25−1200mg/L trong 1−24h,
nhiệt độ 25−65°C, độ ẩm 30−85%
 Có thể để lại vết chất độc trong thành phẩm, cần có
chế độ thông khí phù hợp
 Áp dụng: Bao bì đựng thuốc không bền nhiệt, bề
mặt bột thuốc, dụng cụ tiêm truyền
o Sử dụng tia bức xạ ion hóa
 Quy trình: Tia γ, liều 25−40kGy
 Sản phẩm trong bao bì cuối tiếp xúc với bức xạ,
phòng chiếu xạ được xây dựng đặc biệt
 Áp dụng: Bột nguyên liệu đã đóng gói, sản phẩm
thuốc không thể dùng nhiệt hoặc lọc, dụng cụ y
học, bao bì (màng nhôm, chất dẻo)
 Sơ đồ
o Thuốc tiêm dung dịch tiệt khuẩn sau
 Pha chế, lọc −> IPC
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Đóng thuốc, hàn ống, đậy nắp
 Tiệt khuẩn
 In lô, đóng gói −> QC
 Nhập kho
o Thuốc tiêm dung dịch không tiệt khuẩn sau
 Pha chế, lọc −> IPC
 Đóng thuốc, hàn ống, đậy nắp (độ sạch A)
 In lô, đóng gói −> QC
 Nhập kho
o Thuốc tiêm hỗn dịch: Không dùng nhiệt
 Hòa tan, tiệt khuẩn MTPT −> Dung dịch vô khuẩn
 Dược chất vô khuẩn, KTTP xác định
 Khuấy trộn tạo hỗn dịch đặc hoặc hỗn dịch tiêm
o Thuốc tiêm nhũ tương
 Tiệt khuẩn pha dầu và pha nước cho thuốc nhỏ
mắt; nhiệt ẩm cho thuốc tiêm
 Phối hợp (lực gây phân tán), điều chỉnh pH
 Đồng nhất hóa, kiểm soán KTTP
 Đóng gói
 Tiệt khuẩn
o Thuốc tiêm đông khô: Áp dụng cho dược chất dễ bị thủy
phân, chậm tan, không bền nhiệt; tạo bánh xốp, dễ tan,
rất hút ẩm, sai số khối lượng nhỏ, giảm nhiễm bụi
 Lọc dung dịch chứa dược chất và dung môi
 Đóng lọ, nút vô khuẩn, không kín, có đường cho
dung môi thoát ra
 Đông lạnh (−)35−45°C
 Làm khô sơ cấp: Thăng hoa (hút chân không)
 Làm khô thứ cấp: <40°C
 Đóng chặt nắp
o Thuốc tiêm bột
 Cân, trộn (độ sạch B)
 Đóng thuốc, đậy nút, siết nắp (độ sạch A hoặc B)
−> IPC
 In lô, dán nhãn −> QC
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Nhập khô
 Kiểm tra, kiểm soát
4. Tiêu chuẩn chất lượng
 Cảm quan
 Không màu hoặc màu dược chất
 Trạng thái phân tán
o Hỗn dịch có thể tách lớp, lắc nhẹ phải đồng nhất: KTTP
<15μm (>90%); 15−20μm (<10%); 20−50μm (0%)
o Nhũ tương không tách lớp: KTTP <1μm (≥80%); >5μm
(0%)
 Độ trong: Dung dịch phải trong suốt
 Sai số thể tích
 100−115% nếu ≤5mL
 100−110% nếu >5mL
 Sai số khối lượng: Với bột pha tiêm
 Vô khuẩn: Phải vô khuẩn
 Chất gây sốt: Không được có
 Vi khuẩn, virus, nấm, đơn bào, xác và các sản phẩm chuyển hóa
của chúng
 Thử
o Nuôi cấy trong môi trường sinh dưỡng
o Lọc qua màng lọc
o Thử trên thỏ
 Loại bỏ bằng
o Nước: Siêu lọc, thẩm thấu ngược, cất
o Dụng cụ thủy tinh: Nhiệt khô (250−325°C/30’ hoặc
180°C/3−4h)
o Nút cao su: Rửa, tráng, tiệt khuẩn hơi
 Nội độc tố: Quy định trong chuyên luận
 Sản phẩm chuyển hóa (polysaccharide) của vi khuẩn Gram (−),
dạng liên kết tế bào hoặc tự do
 Nồng độ thấp −> gây sốt; nồng độ cao −> sốc phản vệ, tử vong
 Tính chất
o Bền với nhiệt ẩm
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
o Kích thước nhỏ, không bị loại bỏ bởi lọc vô khuẩn
o Tan tốt trong nước
o Không bị tác động bởi chất sát khuẩn
o Bị phá hủy bởi kiềm và acid mạnh, chất oxy hóa mạnh;
bị than hoạt hấp phụ
 Thử
o Tạo gel
o Đo độ đục
o Tạo màu
 Độ đồng đều hàm lượng: Hỗn dịch có hàm lượng <2mg hoặc <2%
(m/m)
5. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh dược học
 Dung môi
Nước pha tiêm Đồng dung môi Dầu thực vật
Hòa Nhiều DC phân cực Tăng độ tan của DC tan trong dầu
tan DC ít tan
Độ DC dễ bị thủy phân Hạn chế thủy phân DC không bị thủy
ổn O2 và CO2 hòa tan DC phân
định làm giảm độ ổn Có khả năng bảo DM dễ bị oxy hóa
định DC quản
DM dễ nhiễm VSV
An Tương thích An toàn khi tiêm Rất đau
toàn Ít tai biến bắp, dưới da; thận Thích hợp với tiêm
Thích hợp với các trọng khi tiêm tĩnh bắp, dưới da
đường tiêm mạch Dung dịch và hỗn
pH khác xa 7.4 gây Gây đau chỗ tiêm, dịch không tiêm
đau độc với tế bào tĩnh mạch; chỉ tiêm
PEG bị phân hủy ở nhũ tương D/N
nhiệt cao gây độc
Sinh DC giải phóng DC giải phóng DC hòa tan rất
khả nhanh, hòa tan chạm và hòa tan chậm, nhất là hỗn
dụng nhanh, SKD cao kéo dài do độ nhớt dịch
DC có thể kết tủa cao Bào chế thuốc tiêm
tại chỗ tiêm khi DC tủa lại chỗ tiêm tác dụng kéo dài
thay đổi pH
 Dược chất
 Độ tan

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Dược chất dễ tan (dung dịch nước): Hấp thu nhanh
o Dược chất ít tan (hỗn dịch): Cần có quá trình hòa tan
dược chất trong dịch mô, xu hướng kéo dài tác dụng (phụ
thuộc KTTP và độ nhớt MTPT, nơi tiêm)
o Dược chất tủa lại nơi tiêm (từ dung dịch): Dùng các biện
pháp tăng độ tan cho dược chất (pH, đồng dung môi, chất
diện hoạt…)
 Tốc độ hòa tan
o Phương trình Noyes−Witney
 Hệ số phân bố D/N
o Dược chất trong dầu (dung dịch dầu, nhũ tương) cần có
thời gian phân bố sang pha nước (dịch mô), logP càng
cao thời gian càng dài
 Đường tiêm
 Tuần hoàn, tại đích: SKD=100%
 Tiêm bắp, dưới da
o SKD<100%
o Qua quá trình SDH (hấp thu): Dược chất khuếch tán khỏi
vị trí vào vi mao quản
o Tốc độ hấp thu: Phụ thuộc dược chất, dung môi, dạng
thuốc
 Dạng thuốc
 Độ nhớt: Độ nhớt cao −> Hệ số khuếch tán giảm −> Chậm hấp
thu
 Mức độ đẳng trương: Dịch nhược trương −> Tăng tốc độ hấp
thu (nước từ thuốc chuyển sang dịch mô)
 pH: Liên quan đến khả năng phân ly dược chất
 Thể tích tiêm: Cùng lượng dược chất, giảm thể tích tiêm −>
Tăng tốc độ hấp thu (do tăng khuếch tán)
 Cấu trúc hóa lý: Theo thứ tự giảm dần tốc độ hấp thu: dung
dịch nước > hỗn dịch nước > dung dịch dầu, nhũ tương D/N >
nhũ tương N/D > hỗn dịch dầu
 Sinh học: Giới tính, độ tuổi, tình trạng bệnh tật
6. Thuốc tiêm truyền

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Áp dụng lâm sàng
 Cân bằng nước và điện giải: NaCl, glucose 5%, Ringer…
 Cân bằng acid – kiềm: NaHCO3, natri lactat, T.H.A.M…
 Cung cấp dinh dưỡng: Glucose 10, 20, 30%, acid amin, nhũ
tương béo D/N…
 Bổ sung thể tích máu: Dextran
 Lợi niệu, thẩm thấu: Manitol
 Chống đông và bảo quản máu
 Kháng khuẩn: Metronidazol, ciprofloxacin, levofloxacin…
 Giảm đau: Paracetamol, ibuprofen…
 Hóa trị liệu: Paclitaxel, doxorubicin…
 Chống nấm: Itraconazol, amphotericin B
 So sánh với thuốc tiêm
Thuốc tiêm Thuốc tiêm truyền
Thành phần DC, DM, TD đa dạng DC, DM, TD hạn chế
DD (N, D), HD, NT
Cấu trúc DD (N), NT (D/N)
(N/D, D/N)
Tĩnh mạch, bắp, dưới da,
Đường tiêm Tĩnh mạch
tại đích…
KTTP Không qui định Có qui định
Độ vô khuẩn Phải vô khuẩn
Chất gây sốt Không được có
Chỉ thử với tiêm tĩnh
Nội độc tố Bắt buộc thử
mạch
Tiệt khuẩn sau, pha chế Tiệt khuẩn sau, lọc qua
Kỹ thuật
vô khuẩn màng 0.2μm
V. Thuốc nhỏ mắt
1. Đại cương
 Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng, vô khuẩn ở dạng dung dịch
hay hỗn dịch được nhỏ từng giọt vào mắt nhằm phòng hay điều trị các
bệnh về mắt
 Ưu điểm
 Dùng tại chỗ ở mắt −> Nồng độ dược chất cao ở mắt
 Không gây tác dụng phụ toàn thân
 Bệnh nhân có thể tự sử dụng
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Nhược điểm
 Lượng thuốc lưu giữ ở mắt ít: 7μL khi chớp mắt, 30μL khi
không chớp mắt
 Thời gian thuốc lưu giữ ở mắt ít (vài phút)
 Sinh khả dụng rất thấp <10%
 Bệnh nhân phải sử dụng thường xuyên hơn
 Tác dụng phụ thường là đau, kích ứng mắt
 Mỡ tra mắt làm hạn chế thị lực của bệnh nhân
 Yêu cầu vô khuẩn −> Điều kiện sản xuất khắt khe
2. Thành phần
 Dược chất
 Tá dược
 Dung môi
 Chất sát khuẩn
o Vai trò: Mắt có hàng rào bảo vệ hạn chế, thuốc nhỏ mắt
thường đóng lọ đa liều
o Gồm
 Benzalkonium chlorid
 Benzethonium chlorid
 Cation hoặc anion thủy ngân hữu cơ
 Paraben
 Các alcol
 Chất điều chỉnh pH, hệ đệm
o Vai trò
 Tăng độ tan, ổn định dược chất
 Giảm kích ứng
 Tăng khả năng hấp thu qua màng giác mạc
 Tăng tác dụng của chất sát khuẩn (nước mắt điều
chỉnh pH của thuốc không đệm 3.5−10)
o Gồm
 Boric−borat: Hay dùng, tính sát khuẩn, không kích
ứng mắt (KHÔNG dùng trong tiêm)
 Citric−citrat: Khả năng khóa ion kim loại nặng
 Phosphat: Khả năng đệm rộng

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu
 Chất tăng độ nhớt
o Vai trò
 Tăng thời gian lưu thuốc, chống rửa trôi (tối ưu
55mPa/s)
 Tăng độ ổn định vật lý cho hỗn dịch
o Lưu ý
 Gây khó khăn cho quá trình lọc
 Một số không bền với nhiệt (MC)
 Tương tác với chất sát khuẩn, làm thuốc dễ nhiễm
khuẩn −> Tăng nồng độ chất sát khuẩn
o Gồm
 Polymer thân nước: MC, HPMC, PVP…
 Dung môi thân nước: PEG 400
 Chất chống oxy hóa
 Chất diện hoạt
o Vai trò: Nhũ hóa, gây thấm
o Lưu ý
 Nồng độ cao có thể kích ứng mắt
 Thường sử dụng CDH không ion hóa
 Không sử dụng CDH anion
 Bao bì
3. Kỹ thuật bào chế: Giống thuốc tiêm
4. Tiêu chuẩn chất lượng
 Vô khuẩn
 Cảm quan
 Độ trong
 KTTP, độ đồng nhất (hỗn dịch)
 Định tính, định lượng
 pH
 Độ nhớt
 Sai số thể tích
5. Biện pháp cải thiện sinh dược học
 Tăng thời gian lưu của thuốc trước giác mạc
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Tăng độ nhớt
o Khó bị rửa trôi, khó rút thuốc qua ống mũi−lệ
o Kéo dài thời gian tiếp xúc dược chất−giác mạc, tăng khả
năng hòa tan
o Độ nhớt quá cao cho tác động ngược lại
 Giảm kích ứng
o Điều chỉnh pH~7.4
o Dùng hệ đệm có dung lượng thấp
 Dạng hỗn dịch
o Dược chất ở dạng tiểu phân có KTTP<50μm khó bị rửa
trôi
o Mỗi tiểu phân là 1 kho dự trữ dược chất
o Chọn dạng dược chất ít tan trong nước
 Dạng khác: In situ, gel, hỗn dịch nano…
 Tăng khả năng thấm của dược chất với giác mạc
 Thêm chất diện hoạt
o Giúp thuốc phân tán nhanh vào màng nước mắt
o Làm thay đổi tính thấm của giác mạc
o Dược chất dễ khuếch tán qua biểu mô giác mạc hơn
 Điều chỉnh mức độ ion hóa
o Duy trì độ tan dược chất trong nước
o Tăng % dược chất dạng không ion hóa trong dung dịch
Dạng thuốc rắn
I. Thuốc bột
1. Bột thuốc

2. Tá dược thuốc bột: Đều ảnh hưởng đến lực liên kết tiểu phân
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Tá dược dính
 Tá dược trơn
3. Đặc tính bột thuốc
 Kích thước tiểu phân

 Ảnh hưởng đến sinh khả dụng


o KTTP nhỏ −> Diện tích bề mặt lớn −> Tốc độ tan cao −>
Tốc độ hấp thu cao
o Ứng dụng: Bột siêu mịn (micronized, nanonized)
 Ảnh hưởng đến khả năng trơn chảy
o KTTP nhỏ −> Diện tích bề mặt lớn −> Lực liên kết tiểu
phân lớn −> Độ trơn chảy thấp
o KTTP >250μm bột chảy tốt; <100μm bột khó chảy (góc
nghỉ  lớn); <10μm bột không chảy
 Ảnh hưởng đến khối lượng riêng và độ xốp
o KTTP lớn −> Lỗ xốp nhiều, lớn −> Thể tích thực tế nhỏ
 Hình dạng tiểu phân
 Dạng càng gần hình cầu càng dễ trơn chảy
 Rìa càng nhẵn càng dễ trơn chảy
 Dạng hình khối, phiến, kim khó trơn chảy và dễ gãy vỡ, biến
dạng
 Lực liên kết tiểu phân
 Lực kết dính tiểu phân – tiểu phân
 Lực bám dính tiểu phân – thành phễu
 Lực tĩnh điện trong quá trình chảy
 Dạng thù hình
 Dạng vô định hình dễ tan hơn dạng kết tinh

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Dạng kết tinh có nhiều loại
4. Kỹ thuật bào chế
 Nghiền bột đơn
 Bột có khối lượng lớn nghiền trước
 Bột có tỷ trọng lớn nghiền mịn hơn
 Trộn bột kép
 Nguyên tắc đồng lượng
 Bột có tỷ trọng nhỏ trộn sau cùng
 Đóng gói
 Túi đơn liều
 Chai có vạch thể tích để thêm nước
 Lọ đục lỗ đa liều
II. Thuốc cốm
1. Đại cương
 Thuốc cốm là hạt nhỏ xốp đường kính 1−2mm hoặc sợi ngắn xốp
 Điều chế từ bột thuốc và tá dược dính
 Thường dùng uống
2. Kỹ thuật bào chế
 Xát hạt qua rây
 Phun sấy
 Tạo hạt tầng sôi
 Nhào cao tốc
3. Bột cốm pha hỗn dịch (siro khô)
 Là dạng thuốc rắn đã phân liều hoặc chưa, sử dụng tá dược độn chủ
yếu là đường, pha thành hỗn dịch trước khi dùng
 Ưu điểm
 Tăng độ ổn định hóa học của dược chất
 Tăng độ ổn định lý học của hệ
 Thuận lợi khi vận chuyển, bảo quản
 Phân liều chính xác hơn hỗn dịch lỏng
 Nhược điểm: Phải phân liều trước khi sử dụng
 Thành phần

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Dược chất: Dạng bột mịn
 Tá dược thường xuyên
o Gây phân tán, gây thấm
o Làm ngọt, làm thơm, màu
o Bảo quản, hệ đệm, chống oxy hóa
 Tá dược khác
o Tá dược dính
o Tá dược rã
o Tá dược trơn
o Chống kết tụ
o Chống tạo bọt
III. Viên nén
1. Đại cương
 Viên nén là dạng thuốc rắn, phân liều, nhiều hình dạng, chứa một
hoặc nhiều dược chất, tá dược
 Ưu điểm
 Nhược điểm
 Phân loại
2. Tá dược
 Tá dược độn
 Yêu cầu
o Đảm bảo khối lượng viên
o Lựa chọn sau cùng
o Ít hút ẩm
o Trơ
 Phân loại: Không tan trong nước (polysaccharid, muối vô cơ)
và tan trong nước (monosaccharid, disaccharid, oligosaccharid)
 Lactose (tan)
o Ưu điểm: Trơ, ít hút ẩm, dễ phối hợp với bột khác
o Nhược điểm: Chịu nén kém, xu hướng kéo dài thời gian

o Dạng thù hình

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Kết tinh: −lactose monohydrate, −lactose khan;
điều chế: phương pháp kết tủa
 Vô định hình: LSD, fast−flo lactose, cellactose,
tablettose; có thể dập thẳng với 20−50% dược
chất; điều chế: phương pháp phun sấy
 Tinh bột (không tan)
o Ưu điểm: Trơ, dễ phối hợp, rẻ tiền
o Nhược điểm: Làm viên xốp, độ ẩm cao (10−14%)
 Tinh bột biến tính
o Tinh bột đã biến đổi lý hoặc hóa học
o Chịu nén, trơn chảy tốt
 Calci phosphat (không tan)
o Không tan trong nước, tan ít trong acid loãng; không hút
ẩm, làm chắc viên, ít ảnh hưởng đến độ rã nếu tỉ lệ thấp
 Tá dược dính
 Yêu cầu
o Làm tác nhân liên kết các tiểu phân tạo thành viên, đảm
bảo độ chắc cho viên
o Chỉ dùng lượng vừa đủ để đảm bảo độ chắc
o Các yếu tố liên quan
 Độ cứng của viên
 Các tá dược khác
 Khả năng dính: Nước < cồn < hồ tinh bột < siro
đơn < gelatin < gôm arabic < dẫn chất cellulose <
PVP
 Bản chất tá dược: Ảnh hưởng đến tốc độ sấy, thời
gian nhào ẩm, độ ẩm của hạt…
o Cách phối hợp vào hỗn hợp bột
 Trộn tá dược vào khối bột, thêm dung môi vào
nhào
 Hòa tan tá dược vào dung môi, nhào cùng khối bột
 Phân loại: Tá dược dính lỏng và tá dược dính khô
 Hồ tinh bột

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Ưu điểm: Thông dụng, rẻ tiền; tạo lỗ xốp trong viên, làm
viên rã nhanh; dễ trộn đều với khối bột kép
o Nhược điểm: Sấy nhanh cho hạt khô không đều; dễ nấm
mốc
o Có nhiều loại tinh bột với nhiệt độ hồ hóa khác nhau
 Dẫn chất cellulose
o Khả năng dính mạnh; trương nở và tan chậm tạo dung
dịch có độ nhớt cao
o Ví dụ: MC, EC (rã chậm), HPMC, Na CMC (dễ rã)
 Polyvinylpyrrolidon (PVP)
o Ưu điểm: Tan cả trong nước và cồn; dễ tạo hạt, sấy khô
và dập viên; không ảnh hưởng đến độ rã
o Nhược điểm: Dễ bị hút ẩm
o Thường dùng dung dịch cồn 3−15% (dễ xát hạt) cho
nhiều loại viên nén, thích hợp cho viên nhai và viên sủi
 Phối hợp: 2−3 loại tá dược, thêm chất hóa dẻo làm tăng sức
căng bề mặt của dịch, giảm độ mài mòn cho viên
 Tá dược rã
 Quá trình rã: Viên (hòa tan rất chậm) −> Hạt (hòa tan chậm) −>
Tiểu phân (hòa tan nhanh)
 Cách rã
o Rã hạt to: Nhanh nhưng hòa tan chậm
o Rã hạt nhỏ: Thành hạt, hòa tan nhanh
o Rã keo/rã tiểu phân: Thành tiểu phân mịn
 Cơ chế rã
o Vi mao quản: Do lỗ xốp
o Trương nở: Do hút nước
o Sinh khí: Do tạo CO2
 Tinh bột
o Cơ chế vi mao quản do cấu trúc xốp
o Tốc độ và cách rã phụ thuộc độ xốp và sự phân bố vi
mao quản
 Cellulose
o Cấu trúc sợi, khả năng hút nước và trương nở mạnh

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Kết dính, chịu nén và trơn chảy tốt −> dập thẳng
o Ví dụ: MC, CMC, Na CMC, MCC (Avicel)
 Tá dược siêu rã
o Cellulose liên kết chéo
 Trương nở nhanh, nhiều và vi mao quản
 Crosscarmellose, Ac−di−sol, Primellose
o PVP liên kết chéo
 Trương nở ít, chủ yếu vi mao quản
 Crosspovidon, Kolidon
o Tinh bột biến tính
 Trương nở nhanh, nhiều
 Explotab, Primojel
 Tá dược sinh khí: 2 thành phần
o Acid: Tartric, citric, malic, fumaric…
o Kiềm: NaHCO3, Na2CO3, KHCO3…
 Các phối hợp: Trước khi tạo hạt (vào khối bột) hoặc trộn với
hạt trước khi dập viên, hoặc cả 2
 Tá dược trơn
 Yêu cầu
o Làm trơn: Giảm lực ma sát giữa viên và thành cối, đẩy
viên khỏi cối, cho viên bóng, đẹp
o Chống dính: Chống dính chày, cối
o Điều hòa sự chảy: Tăng độ trơn chảy
o Yếu tố ảnh hưởng độ rã và hòa tan
 Loại tá dược trơn
 Diện tích bề mặt hạt
 Quá trình trộn
o Lựa chọn tá dược trơn: Loại viên, yêu cầu độ rã và hòa
tan, tương kỵ của dược chất
o Lượng tá dược trơn: Kích thước hạt (nhỏ hơn cần nhiều
tá dược hơn, như viên dập thẳng) và kích thước tá dược
 Chất làm trơn
o Không tan trong nước

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Hiệu quả làm trơn cao, nên phối hợp với nhóm
khác
 Trộn với tá dược rã ngoài để giảm tính sơ nước của
viên
 Ví dụ: Các stearat (Mg, Ca, Na, H), Sterotex (dầu
hạt bông hydrogen hóa), sáp, Talc, Sterowet (calci
stearat và natri lauryl sulfat)
o Tan trong nước
 Hiệu quả làm trơn không cao, dùng cho viên sủi
bọt
 Ví dụ: Muối natri (oleat, benzoat, acetat, chlorid,
lauryl sulfat), acid boric, Carbowax (PEG)
 Chất chống dính và điều hòa sự chảy
o Một tá dược có nhiều vai trò, ở những mức độ khác nhau
o Ví dụ: Talc, tinh bột, Aerosil, DL−leucin, natri lauryl
sulfat
 Tá dược bao
 Nguyên liệu: Polymer, chất hóa dẻo, chất độn và chống dính,
dung môi
 Phân loại
o Bao đường: Truyền thống, gồm các giai đoạn
 Bao nền: Làm tròn góc cạnh của viên
 Bao nhẵn: Làm nhẵn mặt viên
 Bao màu: Bao bằng các lớp siro màu hoặc chất
màu có cường độ tăng
 Đánh bóng
o Bao film: Chiếm khối lượng lớn (30−50%), polymer
quyết định mục đích bao
 Bao bảo vệ: HPMC, HPC, PVA, Eudragit E
 Bao tan ở ruột: HPMCP, CAP, Eudragit L hoặc S
 Bao giải phóng kéo dài: EC, Eudragit RS hoặc RL
 Tá dược khác
 Chất màu
 Chất bảo quản

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Chất ổn định
3. Kỹ thuật bào chế
 Tạo hạt ướt: Thông dụng nhất
 Ưu điểm
o Đảm bảo độ bền cơ học cho viên
o Dược chất dễ phân phối đồng đều vào viên
o Quy trình và thiết bị đơn giản
 Nhược điểm
o Dược chất bị tác động của nhiệt và ẩm
o Quy trình kéo dài, trải nhiều công đoạn
o Dập viên cần kiểm soát quá trình sản xuất
 Quy trình
o Trộn bột kép: Đồng lượng; hoặc hòa tan dược chất vào tá
dược dính lỏng, hoặc bao từng lớp lên hạt
o Tạo hạt: Tránh hiện tượng phân lớp của khối bột khi dập
viên, thường kích thước 0.5−2mm
 Xát hạt qua rây: Tạo khối ẩm −> Xát hạt −> Sấy
hạt −> Sửa hạt
 Tạo hạt tầng sôi (hay dùng trong công nghiệp):
Hỗn hợp bột được treo trong không khí nhờ áp suất
−> Phun tá dược dính lỏng thành hạt nhỏ −> Các
tiểu phân ẩm dính với nhau tạo hạt −> Sấy khô −>
Lay khỏi máy
o Dập viên: Nén hỗn hợp bột hoặc hạt giữa 2 chày trong
một cối cố định
 Tạo hạt khô
 Ưu điểm
o Tránh tác động của ẩm và nhiệt
o Tiết kiệm mặt bằng và thời gian
 Nhược điểm
o Dược chất phải có khả năng trơn chảy và liên kết nhất
định
o Khó phân phối đồng đều vào từng viên

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Hiệu suất tạo hạt không cao, viên khó đảm bảo độ bền cơ
học
 Quy trình
o Trộn bột kép: Trộn dược chất với tá dược dính khô, tá
dược rã
o Dập viên to – tạo hạt
 Bột được dập thành viên to 1.5−2cm
 Phá vỡ viên to tạo lại hạt
 Rây lấy hạt kích thước phù hợp; hạt quá bé được
dập viên to lại
 Khắc phục: Cán ép
o Dập viên
 Dập thẳng:
 Không qua công đoạn tạo hạt −> Tiết kiệm mặt bằng sản xuất
và thời gian, tránh tác động của nhiệt và ẩm
 Viên thường dễ rã, rã nhanh nhưng độ bền cơ học thấp và chênh
lệch hàm lượng lớn
 Dược chất có cấu trúc tinh thể đều đặn, trơn chảy và liên kết tốt
(NaCl, urotropin…) có thể dập thẳng không cần tá dược
 Dược chất ít trơn chảy và chịu nén, có thểm thêm 70−80% tá
dược dập thẳng: Cellulose vi tinh thể (Avicel), lactose phun sấy
(LSD), dicalci phosphat (Emcompress), tinh bột biến tính…
4. Chỉ tiêu chất lượng
 Độ hòa tan
 Độ rã
 Độ cứng: Đo lực gây vỡ viên
 Độ mài mòn: Thử độ bở
IV. Viên nang
1. Đại cương
 Viên nang là dạng thuốc phân liều gồm vỏ rỗng và dược chất bào chế
ở dạng thích hợp
 Phân loại
 Nang cứng

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Hình dạng và kích thước theo qui định
o Chế tạo vỏ và đóng thuốc riêng biệt
o Thường để uống; ngoài ra cấy dưới da hoặc phun mù
 Nang mềm
o Hình dạng và kích thước phong phú
o Chế tạo vỏ và đóng thuốc đồng thời
o Có thể uống, đặt
 Nang tan trong ruột
 Nang giải phóng kéo dài
 Ưu điểm
 Nhược điểm
2. Thành phần
 Nang cứng
 Vỏ nang: Chế tạo bằng phương pháp nhúng khuôn
o Gelatin
 Loại A: Từ da động vật, thủy phân bằng acid
 Loại B: Từ xương động vật, thủy phân bằng kiềm
o Chất hóa dẻo: Sorbitol, glycerol
o Chất cản quang: Titan dioxyd
o Chất màu, chất bảo quản
o Nước khử khoáng 13−16%
 Dược chất: Bột thuốc; hạt, pellet; viên nén; bán rắn; lỏng
 Tá dược trơn
o Điều hòa sự chảy
o Ví dụ: Magnesi stearat, calci stearat, aerosil…
 Tá dược độn
o Dùng khi liều hoạt chất thấp không chiếm hết dung tích
nang, hoặc bột dược chất trơn chảy kém
o Ví dụ: Tinh bột biến tính, lactose…
 Chất diện hoạt
o Tăng khả năng thấm ướt của khối bột
o Ví dụ: Natri lauryl sulfat
 Tá dược rã, tá dược siêu rã
 Nang mềm

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Vỏ nang: Chế tạo bằng phương pháp hòa tan nóng
o Gelatin: Yêu cầu về độ bền gel tùy phương pháp bào chế
o Chất hóa dẻo: Glycerol, PG, sorbitol, MC…; tỷ lệ so với
gelatin tùy thuộc độ nhớt gelatin
o Chất bảo quản, chất màu
o Nước 7−13%
 Dược chất: pH 2.5−7.5
o Dung dịch
o Hỗn dịch: KTTP nhỏ
o Nhũ tương: Nước <5%
 Tá dược
o Thân dầu: Dầu thực vật, dầu thực vật hydrogen hóa, dầu
khoáng, triglycerid mạch trung bình…
o Thân nước: PEG, glycerol…
o Cho hỗn dịch
 Chất điều chỉnh thể chất: Sáp ong, parafin rắn…
 Chất nhũ hóa: Lecithin 2−3%
 Tá dược thân nước: PEG dài, monoglycerid,
polysorbat 80
3. Sinh khả dụng
 Nang cứng
 Chủ yếu chứa bột hoặc hạt −> SKD phụ thuộc KTTP: Giảm
KTTP làm tăng tốc độ hòa tan, nếu quá mịn lại dễ kết tụ làm
khối bột khó thấm nước
 Tá dược độn khối lượng lớn ảnh hưởng đến khả năng thấm
nước trong môi trường
 Tá dược trơn đều sơ nước, ảnh hưởng khả năng thấm nước
 Thêm chất gây thấm, diện hoạt để thay đổi độ xốp khối bột
 Nang mềm
 Chứa dược chất thân nước hòa tan hoặc phân tán, dễ trộn đều
với dịch vị, giải phóng và hòa tan; nếu tan trong acid thì SKD
đạt cao ngay, nếu không thì đầu tiên sẽ tủa lại (hỗn dịch mịn),
do bề mặt tiếp xúc với môi trường lớn nên nhanh chóng hòa tan
và hấp thu

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Nếu dược chất là dầu hòa tan hoặc phân tán, có thể hấp thu 1
phần qua hệ bạch huyết, còn đa phần phải có thời gian chuyển
sang pha nước, phụ thuộc đột nhớt, chất nhũ hóa, gây thấm
 Bề mặt tiếp xúc lớn nên SKD cao
Dạng thuốc bán rắn
I. Thuốc mỡ
1. Đại cương
 Các định nghĩa
 Kem: Nhũ tương bán rắn, chứa >20% nước và các chất dễ bay
hơi, <50% hydrocarbon, sáp hoặc polyol
 Gel: Thuốc bán rắn
o Gel 1 pha: Các đại phân tử hữu cơ phân tán đều trong
một chất lỏng, không có ranh giới rõ rệt giữa các phân tử
(Carbomer, HPMC, tinh bột…)
o Gel 2 pha: Hỗn dịch các tiểu phân vô cơ nhỏ
(Al(OH)3…) có tính thixotropic
 Mỡ: Nhũ tương bán rắn, chứa <20% nước và các chất dễ bay
hơi, >50% hydrocarbon, sáp hoặc polyol
 Hệ trị liệu qua da: Hệ giải phóng thuốc, phân liều, thuốc thấm
qua da vào tuần hoàn chung; tốc độ, thời gian giải phóng dược
chất và diện tích bề mặt xác định
 Cấu trúc của da: Lớp sừng −> các biện pháp tăng thấm thuốc qua da:
thiết kế công thức, kỹ thuật bào chế, hướng dẫn sử dụng
2. Tá dược thân dầu
 Dầu, mỡ, sáp và dẫn chất
 Ưu điểm
o Dễ bắt dính, hấp thu tốt lên da
o Loại nguồn gốc động vật thường thấm sâu
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Nhược điểm
o Trơn nhờn, khó rửa sạch, cản trở sự trao đổi của da
o Giải phóng hoạt chất chậm
o Dễ ôi khét
o Thể chất thay đổi theo nhiệt độ
 Các sáp
o Sáp ong: Ester của acid béo cao với alcol béo cao (cetyl
palmitat) −> điều chỉnh thể chất
 Sáp ong vàng: Dẻo, quánh
 Sáp ong trắng: Tẩy màu, giòn, dễ vỡ vụn
o Sáp lông cừu: Ester của acid béo với alcol thơm nhân
steroid −> cải thiện bám dính, thấm, hút nước
 Lanolin khan nước: Bền vững, nhũ hóa được 200%
nước, tạo tá dược nhũ tương khan
 Lanolin ngậm nước: 25−30% nước, mềm, không
bền, dễ ôi khét, nhũ hóa được 100% nước
 Các dẫn chất
o Hydrogen hóa (dầu lạc, dầu hướng dương…): Thể chất
đặc, nhiệt nóng chảy cao, bền hơn, không ôi khét −> điều
chỉnh thể chất
o Polyoxyethylen glycol hóa (dầu thầu dầu Polyoxyl 40,
lanolin…): Thể lỏng, mềm, rắn, tan trong dầu parafin,
dầu thực vật, ethanol nóng, không tan trong glycerol, PG,
phân tán trong nước −> khả năng thấm cao
o Alcol béo cao
 Alcol cetylic: Thể rắn −> điều chỉnh thể chất
 Alcol cetostearylic: 50−70% stearylic và 20−35%
cetylic
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
o Acid béo cao và dẫn chất
 Acid stearic: Thể rắn −> điều chỉnh thể chất, tạo xà
phòng với hydroxyd/amin kiềm làm chất nhũ hóa
 Acid oleic: Lỏng sánh −> tăng thấm qua da
 Ester với IPA: IPM, IPP −> tăng thấm qua da
 Ester với glycerol: Nhũ hóa chất lỏng phân cực −>
tá dược nhũ hóa hoặc phối hợp vaselin làm tăng
khả năng nhũ hóa
 Ester với PEG: Cremophor, Myrj −> chất nhũ hóa,
gây thấm, tăng độ tan và cải thiện khả năng thấm
của dược chất
 Hydrocarbon no
 Ưu điểm
o Bền vững hóa học và sinh học
o Có thể phối hợp nhiều loại dược chất
o Rẻ tiền, dễ kiếm
 Nhược điểm
o Giải phóng dược chất chậm và không hoàn toàn
o Khả năng thấm kém
o Khó rửa sạch, cản trở sự trao đổi của da
 Phân loại
o Dầu vaselin (dầu parafin): Lỏng, sánh, không màu, mùi
−> pha dầu các nhũ tương, điều chỉnh thể chất
o Vaselin: Mềm, hòa tan tinh dầu, menthol, long não, khó
phối hợp chất lỏng phân cực >5% −> phối hợp lanolin
khan, sáp ong, alcol béo
o Parafin: Rắn −> điều chỉnh thể chất

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Silicon (polyoxan): Lỏng, độ nhớt phụ thuộc mức độ trùng hiệp hóa
 Ưu điểm
o Bền vững hóa học và sinh học
o Không kích ứng da và niêm mạc, không ảnh hưởng sự
trao đổi của da
o Không thấm qua da
 Nhược điểm: Kích ứng niêm mạc mắt
 Ứng dụng: Tá dược thuốc mỡ bảo vệ da và niêm mạc
3. Tá dược thân nước
 Hòa tan hoặc trương nở trong nước tạo hệ gel
 Ưu điểm
 Hòa tan hoặc trộn đều với dung môi phân cực
 Giải phóng dược chất nhanh, nhất là các chất dễ tan trong nước
 Không trơn nhờn, dễ rửa sạch, không cản trở sự trao đổi của da
 Thể chất ổn định khi nhiệt độ thay đổi
 Nhược điểm
 Không bền, dễ phát triển VSV và hỏng
 Dễ mất nước, trở nên khô cứng
 Khắc phục: Thêm chất bảo quản và chất giữ ẩm (10−20%)
 Phân loại
 Gel polysaccharid: Tinh bột, tinh bột biến tính, thạch, alginat
−> alginat kiềm 5−10%
 Gel carbopol: Trương nở tạo gel, cần trung hòa bằng amin kiềm
hoặc kiềm loãng −> nồng độ 0.5−5% tạo gel

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Gel cellulose: MC, CMC, Na CMC, HPMC trương nở tạo gel,
tương đối bền ở nhiệt độ cao, điều chỉnh pH bằng hệ đệm −>
nồng độ 2−7%, có thể tra mắt
 PEG: Macrogol, carbowax thể chất phụ thuộc mức độ trùng
hiệp, khối lượng phân tử, háo nước, ổn đỉnh, tăng độ tan và giải
phóng dược chất nhanh −> phối hợp các PEG để có thể chất
thích hợp
4. Tá dược nhũ tương có sẵn (nhũ hóa, khan, hút)
 Thành phần có pha dầu và chất nhũ hóa thân dầu, có khả năng hút
nước và chất lỏng phân cực tạo nhũ tương N/D
 Ưu điểm
 Bền vững về hóa lý
 Giải phóng dược chất nhanh hơn tá dược thân dầu
 Có khả năng thấm sâu
 Nhược điểm
 Trơn nhờn, khó rửa sạch, cản trở sự trao đổi của da
 Thể chất thay đổi theo nhiệt độ
 Ví dụ
 Lanolin khan nước
 Vaselin + lanolin khan/sáp ong/alcol béo
5. Tá dược nhũ tương chưa có sẵn (hoàn chỉnh)
 Thành phần có đầy đủ pha dầu, nước và chất nhũ hóa, tạo nhũ tương
N/D hoặc D/N
 Ưu điểm
 Thể chất mềm, mịn, hấp dẫn
 Giải phóng dược chất nhanh

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Có khả năng thấm sâu
 Nhũ tương D/N dễ rửa sạch, không cản trở sự trao đổi của da
 Nhược điểm
 Không bền, dễ tách lớp do nhiệt
 Dễ phát triển VSV −> cần thêm chất bảo quản
 Nhũ tương N/D khó rửa sạch, cản trở sự trao đổi của da
 Ví dụ
 D/N: Acid stearic + kiềm + glycerol + nước
 N/D: Lanolin ngậm nước; lanolin khan nước + vaselin + nước
6. Tá dược khác
 Polymer ổn định: Gôm (arabic, adraganth, xanthan), alginat, dẫn chất
cellulose
 Chất diện hoạt: Không ion hóa (Span, Tween, cholesterol,
Cremophor) và ion hóa (natri laurylsulfat, benzalkonium chlorid)
 Dung môi: Phân cực (nước, PG, glycerol, sorbitol, ethanol, PEG) và
không phân cực (IPA, Mygliol)
 Chất sát khuẩn: Paraben, acid hữu cơ, alcol benzylic, benzalkonium
chlorid, phenol, cresol
 Chất chống oxy hoá: Vitamin E, vitamin C, BHA, BHT, natri
metabisulfit, acid citric, Na EDTA
 Điều chỉnh pH: mono−, di− và tri− ethanolamin, acid lactic, NaOH,
natri phosphat
7. Kỹ thuật bào chế
 Phương pháp hòa tan
 Yêu cầu
o Thuốc mỡ tạo thành hệ đồng thể (dung dịch)

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Dược chất thể lỏng hoặc thể rắn tan trong tá dược
o Tá dược: Trừ nhóm nhũ tương hoàn chỉnh
 Quy trình
o Cân, nghiền nhỏ dược chất rắn
o Cân và phối hợp tá dược, tiệt khuẩn
 Tá dược thân dầu và nhũ tương khan: Đun chảy,
lọc (nếu cần)
 Tá dược PEG: Phối hợp rồi đun chảy
 Tá dược gel: Ngâm trong môi trường phân tán để
gel trương nở hoàn toàn
o Hòa tan dược chất vào tá dược
 Nếu dùng nhiệt: Dược chất dễ bay hơi phải hòa tan
trong dụng cụ có nắp kín
 Phương pháp trộn đều đơn giản
 Yêu cầu
o Thuốc mỡ tạo thành hệ dị thể (hỗn dịch)
o Dược chất thể rắn không hoặc ít tan trong tá dược
o Các dược chất tương kỵ nhau nếu ở dạng dung dịch
 Quy trình
o Cân, nghiền thật mịn các dược chất, rây, trộn bột kép
đồng nhất
o Chuẩn bị tá dược: Như PP hòa tan
o Phối hợp dược chất vào tá dược: Nguyên tắc đồng lượng
 Làm thuốc mỡ đặc
 Phối hợp với tá dược còn lại
 Phương pháp nhũ hóa

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Tá dược nhũ tương có sẵn
o Yêu cầu
 Thuốc mỡ tạo thành kiểu nhũ tương N/D
 Dược chất thể lỏng phân cực hoặc bán phân cực
không tan trong tá dược
 Dược chất thể rắn dễ tan trong dung môi trơ phân
cực
 Dược chất thể rắn chỉ phát huy tác dụng ở dạng
dung dịch nước
 Tá dược: Nhũ tương khan
o Quy trình
 Cân, đong dược chất lỏng, hòa tan trong lượng nhỏ
nước; hòa tan dược chất rắn trong 1 phần glycerol
hoặc glycerol−ethanol−nước
 Phối hợp, đun chảy, lọc tá dược rồi để nguội
 Phối hợp dược chất vào tá dược: Cho từ từ dược
chất lỏng vào cối có tá dược, dùng chày trộn đều
 Tá dược nhũ tương không có sẵn
o Yêu cầu
 Thuốc mỡ tạo thành kiểu nhũ tương D/N hoặc N/D
tùy thuộc chất nhũ hóa
 Dược chất thể rắn, lỏng tan trong nước hoặc dầu
 Tá dược: Nhũ tương hoàn chỉnh
o Quy trình
 Pha dầu: Hòa tan dược chất, tá dược, đun nóng
60−65°C
 Pha nước: Hòa tan dược chất, tá dược, đun nóng
65−70°C
Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU
 Phối hợp: Khuấy trộn có nhiệt
 Đồng nhất hóa −> Kiểm tra bán thành phẩm
 Đóng lọ, dán nhãn −> Kiểm tra thành phẩm
8. Chỉ tiêu chất lượng
 Độ đồng nhất
 Độ đồng đều khối lượng
 Độ nhiễm khuẩn: Vô khuẩn với thuốc tra mắt
 Khác
 Chỉ số nước
 Tính lưu biến, độ nhớt
 Độ xuyên sâu
 Khả năng giải phóng dược chất
 Phần tử kim loại: <50μm với thuốc tra mắt
 Kích thước tiểu phân: ≤75μm với thuốc tra mắt
II. Thuốc đặt
1. Đại cương
 Thuốc đặt là dạng bào chế để đặt vào hốc tự nhiên của cơ thể
 Đặt trực tràng
 Đặt quá cao: Thuốc hấp thu qua tĩnh mạch trực tràng trên về
tĩnh mạch cửa −> Bị chuyển hóa lần đầu
 Đặt đúng: Thuốc hấp thu qua tĩnh mạch trực tràng giữa về tĩnh
mạch chủ dưới −> Sinh khả dụng tối đa
 Đặt quá thấp: Thuốc hấp thu qua tĩnh mạch trực tràng dưới về
tĩnh mạch chủ dưới, nhưng dễ rơi ra ngoài −> Không đảm bảo
 Thiết kế công thức
 Dược chất
o Hấp thu qua đại tràng đạt nồng độ điều trị

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


o Hấp thu kém đường uống, kích ứng niêm mạc tiêu hóa, bị
chuyển hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
o Chú ý: Lỏng, rắn, KTTP, ảnh hưởng đến nhiệt độ đông
đặc của hỗn hợp, tỷ trọng, độ tan, hệ số thay thế
 Tá dược
o Phù hợp với tính chất của dược chất, yêu cầu trong bào
chế và vai trò giải phóng dược chất tại vị trí hấp thu
o Không tương kỵ với dược chất, độc, kích ứng niêm mạc
o Co thể tích khi đông đặc, có khoảng nóng chảy – đông
đặc và độ nhớt thích hợp
o Không bị mềm, biến dạng trong quá trình vận chuyển,
bảo quản
2. Tá dược
 Tá dược thân dầu: Chảy lỏng ở thân nhiệt để giải phóng dược chất
 Bơ cacao
o Ưu điểm
 Khả năng phối hợp với nhiều loại dược chất
 Thích hợp nhiều phương pháp điều chế
 Chảy hoàn toàn ở thân nhiệt
o Nhược điểm
 Nhiệt độ nóng chảy hơi thấp −> Không thích hợp
các nước nhiệt đới
 Khả năng nhũ hóa kém −> Khó phối hợp dược
chất phân cực ở thể lỏng
 Hiện tượng đa hình
o Cách dùng
 Triglycerid bán tổng hợp
o Thủy phân dầu thực vật −> Cất phân đoạn tách acid béo
tự do C8 – C18 −> Hydrogen hóa −> Ester hóa với
glycerol thu hỗn hợp tri−, di− và monoglycerid
o Lưu ý
 Nóng chảy: Tá dược có nhiệt nóng chảy cao
thường kết hợp với dược chất tan trong dầu hoặc
vùng khí hậu nóng và ngược lại

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Phản ứng: Tá dược có chỉ số hydroxyl thấp ít
tương tác nhưng đàn hồi kém, dễ rạn nứt khi làm
lạnh nhanh; liên quan tính thân nước, khả năng giải
phóng và hấp thu dược chất
 Lưu biến: Độ nhớt của tá dược khi chảy lỏng ảnh
hưởng đến khả năng phân tán đều dược chất rắn,
giải phóng và hấp thu
 Phối hợp: Chất diện hoạt (phân tán, cải thiện giải
phóng hoặc hấp thu), Aerosil (làm trơn, giảm hút
ẩm), các tá dược thân dầu (tăng độ cứng, tăng độ
chảy), các tá dược thân nước (tăng độ dẻo, giảm độ
chảy), chất ổn định
 Suppocire, Witepsol (H, W, S, E)
 Dầu mỡ hydrogen hóa
o Dầu lạc (Astrafat), dầu bông (Xalomat), dầu dừa
(Suppositol)
 Tá dược thân nước: Hòa tan trong niêm dịch để giải phóng dược chất
 Gelatin−glycerol
o Gelatin−glycerol−nước (10−60−30)
 PEG
o Ưu điểm
 Tăng độ tan của nhiều dược chất, ổn định dược
chất
 Giải phóng dược chất và hấp thu nhanh
o Nhược điểm
 Nhiệt độ nóng chảy cao
 Kích ứng khi đặt thuốc
 Tá dược nhũ hóa: Hút niêm dịch, chảy lỏng để giải phóng dược chất
 Monolen (PG monostearat), Tween 61
 Bao bì: Polymer (PE, PP…) và kim loại (nhôm) hoặc kết hợp
3. Kỹ thuật bào chế
 Phương pháp đun chảy đổ khuôn
 Chuẩn bị khuôn, nguyên liệu dư 10% để trừ hư hao; tính lượng
tá dược dựa vào hệ số thay thế

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU


 Phối hợp dược chất vào tá dược: Hòa tan, trộn đều đơn giản,
nhũ hóa
 Đổ khuôn (thường chính là bao bì)
 Làm lạnh
 Đóng gói, dán nhãn
 Phương pháp nặn
 Nghiền dược chất, trộn bột kép
 Thêm dần từng phần tá dược, trộn đều
 Tiếp tục nghiền là lèn để được khối thuốc dẻo dai
 Dùng thước bẹt, hàn chia viên thành đũa viên
 Dùng dao chia thành các phần bằng nhau, sửa hình
 Phương pháp ép khuôn
 Chế khối thuốc như nặn
 Đưa khối thuốc vào piston ép khối thuốc vào các khuôn có hình
thù và kích thước phù hợp
4. Chỉ tiêu chất lượng
 Cảm quan: Đồng nhất, thể chất
 Điểm chảy
 Thời gian rã
 Độ đồng đều hàm lượng, khối lượng: ±10%
 Định tính
 Định lượng
 Độ nhiễm khuẩn

Đinh Hoàng Giang – K4 Dược học – SMP – VNU

You might also like