You are on page 1of 4

CÂU HỎI SINH HỌC PHÂN TỬ

BÀI 5. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ / SINH TỔNG HỢP PROTEIN


I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Năng lượng giải phóng được từ GTP thành GDP + Pi dùng để:
A. Ghép tARN khởi đầu với tiểu đơn vị 50S
B. Ghép tARN khởi đầu với tiểu đơn vị 30S
C. Bước chuyển vị trong nối dài
D. Hoạt hóa acid amin
E. Gắn kết mARN với ribosome
Câu 2. Trong quá trình dịch mã:
A. Mỗi tARN có một tARN-aminoacyl synthetase tương ứng
B. Một tARN-aminoacyl synthetase chung cho tất cả acid amin
C. tARN-aminoacyl synthetase kéo dài chuỗi peptid
D. Một tARN-aminoacyl synthetase cho mỗi loại acid amin
E. tARN-aminoacylsynthetase xúc tác cho sự chuyển vị
Câu 3. Trình tự Shine-Dalgarno là:
A. Vị trí gắn ribosom B. Yếu tố khởi lắp ráp rARN
C. Yếu tố khởi đầu dịch mã D. Vị trí kết thúc dịch mã
E. Là trình tự codon khởi đầu
Câu 4. Acid amin khởi đầu chuỗi peptid ở tế bào nhân nguyên thủy:
A. Formyl-methionin B. Methyl-methionin
C. Methionin D. AUG
E. GUG
Câu 5. Vai trò của eIF-2 trong tổng hợp protein ở tế bào nhân thật:
A. Mang aminoacyl-tARN tới vị trí A B. Gắn Met-tARN vào ribosom
C. Hoạt hóa acid amin cần để nối dài D. Tái hồi EF-Tu
E. Tái hồi EF-1α
Câu 6. Chuỗi peptid đang hình thành gắn vào:
A. mARN B. Tiểu đơn vị nhỏ C. Tiểu đơn vị lớn
D. Vị trí P E. Vị trí A
Câu 7. Sự chuyển vị ribosom có các hiện tượng:
A. tARN vận chuyển xong được tách khỏi vị trí P
B. Peptidyl-tARN di chuyển từ vị trí A sang vị trí P
C. Ribosom tách ra để gắn vào codon kế tiếp
D. Ribosom chuyển vị từng bước
E. A, B và D
Câu 8. Yếu tố nào KHÔNG tham gia kết thúc dịch mã ở vi khuẩn:
A. RF-1 B. RF-2 C. RRF D. EF-G E. EF-Ts
Câu 9. Tác động của Streptomycin trong quá trình dịch mã của vi khuẩn:
A. Ức chế chuyển peptid hóa
B. Ức chế peptidyl transferase
C. Phong bế việc gắn aminoacyl-tARN vào vị trí A
D. Tương tác codon-anticodon gây đọc nhầm của mARN
E. Gây kết thúc sớm quá trình dịch mã
Câu 10. Ảnh hưởng của Tetracyclin trong dịch mã ở vi khuẩn:
A. Ức chế chuyển peptid hóa
B. Ức chế peptidyl transferase
C. Phong bế việc gắn aminoacyl-tARN vào vị trí A
D. Tương tác codon-anticodon gây đọc nhầm của mARN
E. Gây kết thúc sớm quá trình dịch mã
Câu 11. Số lượng của enzym aminoacyl-tARN synthetase ở hầu hết các loài sinh vật là:
A. 20 B. 30 C. 40 D. 50
Câu 12. Bước đọc “sửa sai” trong quá trình dịch mã được thực hiện ở giai đoạn:
A. Tiểu đơn vị nhỏ loại bỏ tARN gắn sai với acid amin.
B. Enzym aminoacyl-tARN synthetase thực hiện ở giai đoạn aminoacyl hóa.
C. Giai đoạn cuối cùng của sự dịch mã
D. Giai đoạn hình thành liên kết peptid
Câu 13. Tần suất sai số của việc nhận diện acid amin là:
A. 1% B. 10% C. 0,1% D. 0,01%
Câu 14. Codon khởi đầu cho quá trình dịch mã là:
A. UAG B. UGA C. AUG D. GUA
Câu 15. tARN vận chuyển acid amin đầu tiên trong sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn là:
A. tARNfMet B. tARNiMet C. tARNMet D. A, B
Câu 16. Trình tự vi ở mARN của tế bào nhân nguyên thủy có vai trò:
A. Giúp tiểu đơn vị lớn vào mARN
B. Giúp tiểu đơn vị nhỏ tìm được codon khởi đầu
C. Giúp hạt ribosom trượt dễ dàng trên mARN
D. Giúp tạo liên kết peptid
E. Tất cả
Câu 17. Sự khởi đầu dịch mã ở tế bào nhân nguyên thủy cần các yếu tố khởi đầu:
A. IF1, IF2 B. EF-Tu, EF-Ts C. eIF-1, eIF-2, eIF-3
D. IF1, IF2, IF3 E. RF1, RF2
Câu 18. Khởi đầu chuỗi peptid ở vi khuẩn nhờ:
A. Tương tác trực tiếp giữa mARN và rARN của bán đơn vị 30S
B. Gắn mARN vào ribosom
C. Trình tự dẫn khá ngắn ở đầu 5’ mARN
D. Trình tự polypurin mARN gắn bổ sung với trình tự giàu pyrimidin đầu 3’ của rARN 16S.
E. Tất cả
Câu 19. Quá trình dịch mã ở tế bào nhân thật trên mARN là quá trình:
A. Diễn ra liên tục từ vị trí gắn ribosom
B. Diễn ra liên tục từ chóp 5’.
C. Diễn ra không liên tục
D. Diễn ra liên tục từ codon khởi đầu theo chiều 5’ đến 3’.
Câu 20. Các acid amin tham gia quá trình sinh tổng hợp protein ở dưới dạng:
A. Dạng hoạt hóa do gắn với ATP B. Dạng hoạt hóa do gắn với AMP
C. Dạng hoạt hóa do gắn với GTP D. Dạng aminoacyl hóa
Câu 21. Sự nhận diện chính xác các acid amin trong quá trình dịch mã là do:
A. tARN chọn lựa acid amin cần vận chuyển
B. Enzym aminoacyl-tARN synthetase
C. Tiểu đơn vị nhỏ nhận diện các codon trên mARN
D. Các yếu tố khởi đầu
Câu 22. Phản ứng nối dài chuỗi peptid trong quá trình dịch mã được xúc tác bởi enzym:
A. Peptidyl transferase B. Ligase
C. Aminoacyl D. RNAse
Câu 23. Trong quá trình sinh tổng hợp protein ở tế bào nhân thật ở giai đoạn khởi đầu, vị trí A
trên tiểu đơn vị 40S là nơi gắn:
A. eIF3 B. eIF1A C. eIF5B-GTP D. Met-tARNiMet
Câu 24. Giai đoạn nối dài trong quá trình sinh tổng hợp protein cần có:
A. Các yếu tố EF B. Các yếu tố EF, tARN và ATP
C. Các yếu tố EF, aminoacyl-tARN, GDP D. Các yếu tố EF, aminoacyl-tARN, GTP
Câu 25. Quá trình sinh tổng hợp protein có thể có sai sót do:
A. Quá trình aminoacyl sai B. Sự nhận diện codon sai
C. Kết thúc sớm hoặc muộn D. Tất cả
Câu 26. Streptomycin ức chế quá trình sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn do:
A. Ức chế enzym peptidyl transferase
B. Gắn vào 30S gây sự đọc nhầm codon trên mARN
C. Ngăn cản việc gắn aminoacyl-tARN vào vị trí A
D. Gây kết thúc sớm
Câu 27. Việc lựa chọn đúng các acid amin trong quá trình tổng hợp protein là do:
A. tARN B. Peptidyl transferase C. Aminoacyl-tARN synthetase
D. Các yếu tố khởi đầu E. Tất cả
Câu 28. Tiểu đơn vị nhỏ ribosom chịu trách nhiệm:
A. Hình thành liên kết peptid B. Đọc trình tự nucleotid trên mARN
C. Lắp ráp ribosom D. Điều hòa tổng hợp protein
Câu 29. Codon AUG khởi đầu cho quá trình dịch mã ở tế bào nhân nguyên thủy mã hóa cho acid
amin:
A. Methionin B. Formyl-methionin C. Alanin D. Phenylalanin
Câu 30. Có thể ngăn cản phản ứng nối dài chuỗi peptid bằng cách tác động vào enzym:
A. Peptidyl transferase B. Ligase
C. Aminoacyl D. RNAse E. DNAse
Câu 31. Trình tự Kozak ở mARN của tế bào nhân thật có vai trò:
A. Gắn tiểu đơn vị nhỏ vào mARN
B. Giúp tiểu đơn vị nhỏ tìm được codon khởi đầu.
C. Giúp hạt ribosom trượt dễ dàng trên mARN
D. Tất cả
Câu 32. Giai đoạn nối dài trong quá trình sinh tổng hợp protein cần có:
A. Các yếu tố EF
B. Các yếu tố EF, tARN và ATP
C. Các yếu tố EF, aminoacyl-tARN, GDP, peptidyl transferase
D. Các yếu tố EF, aminoacyl-tARN
E. Các yếu tố EF, aminoacyl-tARN, GDP
Câu 33. Quá trình sinh tổng hợp protein, giai đoạn quyết định để nhận diện chính xác acid amin
là:
A. Giai đoạn sửa sai B. Aminoacyl hóa
C. Giai đoạn nối dài D. Giai đoạn khởi đầu
E. Tất cả
Câu 34. Sự nhận diện chính xác các acid amin trong quá trình dịch mã là do:
A. tARN chọn lựa acid amin cần vận chuyển
B. Enzym aminoacyl-tARN synthetase
C. Tiểu đơn vị nhỏ nhận diện các codon trên mARN
D. Các yếu tố khởi đầu
Câu 35. Các kháng sinh tác động trên sự sinh tổng hợp protein có thể do tác động trên:
A. ARN thông tin B. Các yếu tố khởi đầu
C. Các yếu tố nối dài D. Tiểu đơn vị nhỏ
E. Tất cả
Câu 36. Trên mARN, bộ ba mã _____ mã hóa cho methionin sẽ bắt đầu cho quá trình dịch mã.
Mặc dù chỉ có 1 codon mã hóa cho Met nhưng có ___ loại tARN mang Met đến ribosom.
A. AUG, 2 B. AUG, 1 C. UAA, 2 D. UAG, 3 E. UAA, 1
II. CÂU HỎI NGẮN:
1. Số loại aminoacyl-tARN synthetase ở hầu hết các loài là ___________.
2. Trong quá trình sinh tổng hợp protein, có nhiều __________ cùng tham gia sinh tổng hợp
protein tạo thành ________________.
3. Sai sót trong quá trình aminoacyl hóa là do ________________.
4. Ở bước aminoacyl hóa nếu một tARN chấp nhận một acid amin sai dẫn đến việc gắn acid
amin không đúng vào protein và sẽ không có ______________.
5. eIF1, eIF2 giúp tARN vận chuyển acid amin khởi đầu gắn vào _________ trên tiểu đơn vị
nhỏ.
6. Các loại tARN chuyển chở cùng một acid amin thì được gọi là ____________.
7. Trong quá trình sinh tổng hợp protein, vị trí P trên ribosom là vị trí luôn gắn với _______.
8. Ở bước kết thúc dịch mã, cần có sự tham gia của yếu tố ________________.
9. Kể tên các yếu tố khởi đầu dịch mã ở nhân nguyên thủy.
10. Vai trò của yếu tố EF-Tu trong dịch mã?
11. Vai trò của yếu tố EF-Ts trong dịch mã?
12. Chuỗi peptid đang hình thành gắn vào: ______________.
13. Codon mở đầu cho quá trình dịch mã là: ___________.
14. Peptidyl transferase có vai trò tạo: ___________________.
15. Sai sót ở giai đoãn kết thúc muộn có thể do lỗi của bộ máy dịch mã __________________.
16. Sự chuyển vị ribosom bao gồm các hiện tượng: ______________________.
17. Tất cả aminoacyl-tARN (ngoại trừ tARN khởi đầu) đều đi vào ribosom ở ___________.
18. Trong quá trình sinh tổng hợp protein, giai đoạn nối dài diễn ra theo chiều ___________.

You might also like