You are on page 1of 3

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

- Thân em: Là mô típ quen thuộc được sử dụng để than cho thân phận
của những người phụ nữ trong xh pk. Phụ nữ trong xh pk là ng lun phải
chịu nhiều bất công, k có quyền lm chủ cuộc đời mình => Gợi nên cảm
giác mềm mại, mong manh yếu đuối, khiêm nhường, xót xa cho thân
phận nhỏ bé, bất hạnh của ng PN, so sánh họ với rất nhiều hình ảnh và
các sắc thái khác nhau
- Tấm lụa đào:
- Nghĩa đen: là 1 tấm lụa rất đẹp, mềm mại, có gt. Nó đẹp từ chất liệu,
dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Và khi mặc
vào thì người đẹp hẳn lên, cha ông ta cũng từng có câu "Người đẹp vì
lụa”.
- Nghĩa bóng: gợi lên vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng, tràn đầy sức sống của
ng PN. Dải lụa đào mang một dáng vẻ đẹp, nó nhẹ nhàng như chính tâm
hồn và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Hơn nữa lụa đào lại là một
thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay
khung ảnh. Và phải chăng cũng giống như chính người phụ nữ trong
cuộc đời vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm
thầm trước những bất công.
- Từ láy ‘phất phơ’ là trạng thái của tấm vải khi đứng trước gió, luôn
phụ thuộc vào hướng gió => nói đến sự vô định, nổi trôi, k lm chủ đc
thân phận của ng PN
- Chợ: là nơi để buôn bán, trao đổi hàng hóa, đông ng => cho thấy sự
phức tạp vs đủ loại ng khác nhau. Tấm lụa đào vừa đẹp vừa quý nhưng
khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người
mua”, đủ loại người có người sang kẻ hèn, người tốt và có cả những kẻ
xấu, không biết rằng cuộc đời mk sẽ đi về đâu.
- Biết vào tay ai => câu hỏi tu từ => thể hiện sự chua xót, bất lực, vô
vọng của ng PN trước số phận
=> Dải lụa đào ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu có
ai biết trân trọng giá trị của tấm lụa đào. Cuộc đời của nh ng PN vừa
có tài vừa có sắc liệu rằng sẽ đi về đâu ? Một gã Giám Sinh buôn sắc
bán hương. Một Trương Sinh đa nghi, ích kỉ hay là một Kim Trọng hào
hoa phong nhã? Họ hoàn toàn biết về số phận của mình cũng như mảnh
lụa mềm nhẹ kia không biết có được một người tri kỉ chọn lựa hay
không? Trong suốt cuộc đời mình, người phụ nữ xưa bị đẩy vào trạng
thái thụ động, chỉ quanh quẩn trong nhà và quanh quẩn với việc thờ
chồng, thờ cha, theo con. Họ có nghĩa vụ phải tuân theo những quy định
lễ nghĩa khắt khe thời bấy h .Tấm lụa bay nhè nhẹ trong gió, phó mặc
ngọn gió đưa mình đến một bàn tay thô bạo. Câu hỏi buông ra biết vào
tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót
xa.Lời than thân ở câu ca dao khiến chúng ta k khỏi xót xa khi người
con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi
băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ
 Cuộc đời của những người phụ nữ trong xhpk bất hạnh,
chông chênh, lận đận, không thể tự quyết định vận mệnh
của mình, đầy may rủi khi mà trong xã hội bây giờ lắm kẻ
độc ác xấu xa => tố cáo một xã hội phong kiến tàn khốc

Người phụ nữ xưa kia dường như đã ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và
phẩm chất cao quý của mình nên tự so sánh ‘Thân em như tấm lụa đào…’
Tuy vậy, số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ thật chông chênh,
không có gì đảm bảo: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
+ Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra
giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua”, đủ loại người có người sang kẻ
hèn, người tốt và có cả những kẻ xấu, không biết sẽ vào tay ai?
+ Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân tràn đầy sức sống của một cô
gái đương thì, nhưng hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại gợi như có
một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.
>>> Dường như nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân trên
chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất
của đời mình thì nỗi băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ.
Quả là hoàn cảnh khách quan chi phối rất nhiều, có khi quyết định số phận cả
một đời người. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã khiến ta thấm thía nỗi đau đó.
- Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà
còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của họ.
- Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa dường như đã chịu rất
nhiều thiệt thòi và bất hạnh.
>>> Những người phụ nữ trong xã hội cũ tủi nhục, khổ và cam chịu đó
thường than thân trách phận qua những lời ca tiếng hát của mình “Thân em”
là các mở đầu quen thuộc trong ca dao xưa là bởi vậy. “Thân em” như đã nói,
gợi mở về thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội cũ, và họ so sánh
họ với rất nhiều hình ảnh và các sắc thái khác nhau. Và hình ảnh:
>>> Dải lụa đào là một hình ảnh mà tác giả dân gian lựa chọn so sánh thật
thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thê
câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành.
- Dải lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu ai có
con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cố
định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến như
vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi
cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đời mình sẽ vào tay ai.
>>> Câu hỏi được người phụ nữ buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo
léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Câu hỏi đó có lẽ đã bám suốt
cuộc đòi người con gái.
>>> Toàn bộ câu ca dao có thể dễ nhận thấy đó là một lời than
Với cách so sánh, ví von thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu
ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc.
C. Kết bài
- Khẳng định lại một lần nữa bài ca dao như gói ghém lại được những tâm
trạng phức tạp của người phụ nữ trong xã hội trước.
+ Họ là những người có tài sắc nhưng lại không định đoạn được số phận của
mình
- Tác giả dân gian thật tinh tế lựa chọn một hình ảnh đẹp ví von để diễn tả
tâm trạng của người phụ nữ xưa.

You might also like