You are on page 1of 14

A.

MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền qua bao
năm tháng. Ca dao còn là tấm gương phản ánh đời sống sinh hoạt lao động bình dị, yên ả
của con người đất Việt. Không những vậy từ những câu nói thân thương của ca dao khắc
họa cho ta thấy được những bức tranh quê hương tươi đẹp , nên thơ .Ca giao nuôi dưỡng
bồi đáp tâm hồn ta từ thủa còn nằm nôi nghe mẹ hát ru bên cạnh hè , từ hồi lên ba lên bốn
hát vu vơ mấy câu ca dao chạy đùa trên cánh đồng xanh bạt ngàn , cho dến khi trưởng thành
ca dao dân tộc vẫn luôn nhắc nhở ta về cội nguồn, về quê hương,về dân tộc, để ai đi xa nơi
đất khách quê người hát lên câu ca dao để dịu nỗi nhớ trong lòng.Nhắc đến ca dao là nhắc
về bản sắc dân tộc , nó mang những ngôn ngữ đời thường nhưng phô diễn được trực tiếp thế
giới nội tâm của con người , len lỏi vào từng khía cạnh của cuộc sống chính vì lẽ đó giờ đây
ca dao phổ biến ở mọi lĩnh vực ngay cả trong văn học , ca dao thể hiện rõ trong “ điệu tâm
hồn dân tộc”(Tố Hữu) biểu đạt được không những là đời sống mà còn tâm tư tình cảm của
con người . Tuy nhiên khi nhắc tới ca dao điều xoáy sâu vào tâm trí chúng ta đó chính là
hình ảnh những người con gái , những người phụ nữ hiền hậu tần tảo , những người chị
người mẹ phận liễu yếu đào tơ, số phận cay đắng – nghiệt ngã nhưng từ những câu ca dao
vốn giản dị đời thường lại tôn vinh những phẩm chất vẻ đẹp cao quý vô ngần của người phụ
nữ .Ca dao nói về người phụ nữ là chủ đề lôi cuốn và hấp dẫn bởi qua đó ta biết được sâu
bên trong nội tâm của người phụ nữ , không những vậy ca dao còn như một cách để họ than
thân trách phận , để học giãi bày những nỗi đau thầm kín , cũng như để lên án số phận hẩm
hiu , xã hội mục nát , coi người phụ nữ như những vật vô tri vô giác rẻ rúm tầm
thường .Song hình ảnh người phụ nữ trong ca dao hiện lên rực rỡ thơm ngát như bông sen
trong dầm , gần giũ ấm áp như những lời hát ru của bà và mẹ ,nhưng ca dao cũng đưa chúng
ta đi ngược dòng thời gian dể thấy được những khổ cực , cay đắng tủi nhục của người phụ
nữ trong xã hội xưa , họ phải gánh trên vai một bên là gia đình một bên là những quan niệm
bất công, hà khắc của xã hội ,họ phải nhẫn nhịn ,cam chịu , dường như không còn chút sực
lực nào để phản kháng , để đấu tranh lại số phận ngững người phụ nữ đáng thương ấy chỉ
biết gửi gắm nỗi niềm vào câu ca dao .
Tuy trong xã hội xưa người phụ nữ hiện lên với nét tần tảo, đảm đang, những nét
đẹp từ vẻ ngoài cũng như tâm hồn, nhưng trong xã hội ấy những bông hoa này không được
coi trọng, dường như không có tiếng nó, phụ thuộc vào đàn ông. Nhưng hình ảnh người phụ
nữ Việt Nam gắn liền với bản sắc dân tộc, nét đẹp truyền thống của nước nhà chính vì lẽ đó
tôi nhận thấy được sự quan trọng của người phụ nữ, cũng như sự độc đáo, giản dị nhưng
mang chiều sâu xã hội của ca dao dận tộc Việt Nam.Do đó tôi chọn chủ đề:
Hình tượng người phụ nữ trong một số bài ca dao.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1 Tìm hiểu và phân tích vẻ đẹp truyền thống, những quan niệm về vẻ đẹp người phụ nữ
qua ánh nhìn của người dân lao động.
1.2.2 Đánh giá được sự bất công, cay nghiệt của xã hội xưa đối với người phụ nữ, sự cam
chịu, nhẫn nhịn đức hi sinh cao cả của người phụ nữ, phân tích được sâu về mọi khía cạnh
của những lời than thân trách phận. Từ đó cảm thông cho số phận bèo bọt, rẻ rúm, tầm
thường của những người phụ nữ.
1.2.3 Khẳng định những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam thể hiện qua
ca dao. Từ đó dùng sức mình, dùng sức trẻ và lòng nhiệt huyết của bản thân để lưu giữ và
phát huy những nét đẹp dân tộc đó.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Để khai thác một cách triệt để nhất và đầy đủ nhất mọi yếu tố của đề tài, tôi chú trọng vào
những phương pháp chủ yếu sau đây:
-Phương pháp định lượng qua thống kê phân loại:
Tìm hiểu kỹ càng nguồn ca dao phù hợp với mọi khía cạnh cần phân tích, lấy khía
cạnh làm luận điểm lấy ca dao làm luận cứ và dẫn chứng. Khảo sát cụ thể và định lượng lời
ca dao theo từng mục, từng giai đoạn. Qua phương pháp này có thể sự dụng nguồn tài liệu
chính xác, để từ đó làm cơ sổ đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và khoa học.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp-bình:
Dựa vào nguồn tư liệu đã qua thống kê và chọn lọc, từ đó làm cơ sở để đi sâu vào
phân tích, hệ thống hóa tư liệu, phân tích một cách triệt để đầy đủ mọi khía cạnh, để đưa ra
những kết luận chuẩn xác nhất. Sau đó tiếp cận trực tiếp tâm tư của tác giả dân gian qua
phương pháp bình để thấy được mặt khách quan trong giai điệu ca dao của tác giả.
-Ngoài ra đế nghiên cứu chủ đề một cách toàn vẹn nhất, tôi còn kết hợp thêm một số
phương pháp văn học như: phương pháp so sánh, lí luận văn học…v.v.
B. NỘI DUNG
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO
1.Vẻ đẹp của người phụ nữ thể hiện qua ca dao
1.1 Vẻ đẹp hình thức
1.1.1 Vẻ dẹp trên khuôn mặt
Người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu biết bao bất công, cay đắng nhưng bằng
những ngôn ngữ bình của ca dao đã khoác lên người phụ nữ nét đẹp cao cả, đằm thắm, ngọt
ngào, duyên dáng như:
“Những cô áo đỏ môi hồng
Để anh nhác thấy đem lòng yêu đương”
Hình ảnh người phụ nữ ở câu trên được thể hiện bởi vẻ đẹp tươi tắn, hồng hào, và
tràn đầy nhựa sống. Bên cạnh đó nhũng vẻ đẹp tưởng chừng dân dã, bình dị nhưng lại đem
lại sự lôi cuốn đến lạ kỳ:
“Một thương tóc đỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà dễ thương.
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sau thương nón thượng quai tua dịu dàng.”
(ca dao Mười thương)
Những câu ca dao gây thương nhớ trong bài ca dao “Mười thương” đã phô diễn
được chân thật, những nét đẹp truyền thống, đậm chất dân tộc của người phụ nữ Việt, từ
mái tóc đuôi gà thân thương, chiếc má lúm hay chiếc hạt huyền duyên dáng trên nụ cười
tươi tắn, ấm áp, thương cả những chiếc áo yếm truyền thống lịch sử bao đời, thương luôn
chiếc nón thượng, nón quai thao yểu điệu dịu dàng. Hình ảnh từ câu ca dao hiện lên như
một bức tranh vẽ về người con gái tuổi đôi mươi, rực rỡ tươi tắn, nhưng cũng không kém
phần dịu dàng, duyên dáng.
Người phụ nữ xưa có những chuẩn mực về cái đẹp hết sức đời thường, nó đến từ đôi
mắt, đôi lông mày hay từ đôi môi đỏ màu bã trầu:
“Đàn bà con mắt lá răm
Đôi mày là liễu đáng trăm quan tiền.”
“Chân mày vòng nguyệt có duyên
Tóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng”
“Miệng cười như búp hoa nhài
Như nụ hoa quế như tai hoa hồng”
Những câu ca dao ca ngợi tiêu chuản đánh giá cái đẹp của thời xưa , đôi mắt thanh
thoát, đuôi mắt dài , mí rõ như lá răm ,đôi mắt ướt át biết cười, kết hợp cùng nét thanh tú
của cặp mày lá kiễu , cong như vòng nguyệt đằm thắm, hiền lành .Tuy nhiên nhắc về vẻ đẹp
của người phụ nữ ta không thể không nhắc đến mái tóc suôn mượt ,yểu điệu thục nữ, nồng
nàn mùi bồ kết, lá bưởi ,đen bóng mượt mà như dòng suối , bồng bềnh gợn sóng như đám
mây.Bên cạnh đó vẻ đẹp người phụ nữ còn được biểu thể qua đôi môi , khuôn miệng hay
điệu cười , một khuôn miệng chúm chím duyên dáng, điệu cười e ngại như nụ hoa đang chờ
mùa xuân , yểu điệu nhẹ nhàng và dịu dàng như những bông hoa vừa đẹp vừa duyên.
1.1.2 Cách ăn mặc, trang phục
Cùng với những hình ảnh mái tóc, đôi mắt …dải yếm đào mềm mại cũng đã đi rất
nhiều vào ca dao dân ca. Dải yếm đào là biểu tượng cho sự xuân sắc của người phụ nữ, nó
trở thành hình tượng nghệ thuật độc đáo và giàu ý nghĩa.

“Tấm yếm đào sao em khéo giữ màu


Răng đen nhưng nhức, mái tóc đầu em hãy còn xanh”
Dải yếm không những là trang phục truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc mà nó
còn tôn lên vẻ đẹp cho người phụ nữ, giúp người phụ nhữ khoe được những xương vai
thanh thoát, hay bầu ngực đầy đặn. Không những vậy chiếc yếm còn được gắn với hình ảnh
tình yêu đôi lứa, lấy dải yếm làm cầu nối cho tình duyên.
Ca dao miêu tả trang phục -dải yếm của người phụ nữ một cách tỉ mỉ, duyên dáng
nhưng không kém phầm hấp dẫn, lôi cuốn:
“Đàn ông đóng khố đuôi lương
Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh”
Cô con gái tuổi xuân sắc đẹp hơn trong dải yếm để lộ hông, eo và lưng lộ nước da
trẵng phô diễn được những đường nét thanh thoát trên cơ thể.
1.1.3 Dáng người của phụ nữ trong ca dao
Ca dao phác họa hình thể người phụ nữ nhỏ nhắn, mềm mại nhưng không hề yếu
đuối:
“Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đúng một mình cũng xinh”
“Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh”
Ta có thể thấy sự thành công của ca dao khi dùng hình tượng cây túc để ví von cho
dáng người phụ nữ, cây trúc là một loại cây dáng thẳng, dẻo dai, mảnh mai phát họa lên một
dáng người cao ráo, thon thả, mong manh, xinh đẹp cho dù đứng ở đâu, ở góc độ nào cũng
xinh.

Hình thể của người phụ nữ trong ca dao còn được phô diễn một cách toàn diện bằng
những ngôn từ dân dã, đời thường nhưng lại hiện lên một cách chân thật, yêu kiều, hoàn mĩ:
“Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng, lại khéo nuôi con.”
Một vóc dáng mà bao người mơ ước mang hàm ý ‘vượng phu ích tử’, là một vóc
dáng ‘thắt đáy lưng ong’ vòng eo nhỏ, bằng phẳng, thắt lại, thân hình tròn trịa, đầy đặn,
mông tròn. Sở hữu vòng eo nhỏ, cùng đường cong quyến rũ của thắt đáy lưng ong được
xem là vẻ đẹp tiêu chuẩn của người phụ nữ xưa và nay.
1.2. Vẻ đẹp lao động của người phụ nữ trong ca dao
1.2.1 Vẻ đẹp buôn bán tha phương
Trong ca dao xưa, khi ruộng đất còn hạn chế, thì nghề mưu sinh của nhân dân ta chủ
yếu là buôn bán, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hình ảnh gánh hàng rong, hay những bè
hàng trôi nổi trên sống, đều là những người phụ nữ lam lũ bám víu để kiếm miếng cơm
manh áo:
“Nửa đêm ân ái cùng chồng
Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi”
“Bắc thần đã mọc xê xê
Chị em thức dậy lo nghề đi buôn”
Qua những câu ca dao trên ta mới thấu hiểu được sự tần tảo của người phụ nữ, đi
sớm về khuya. Khi mọi vật vẫn đang yên ả, những đưa con thơ vẫn đang say giấc, thì những
người phụ nữ đã phải mang trên vai áp lực về đồng tiền mà gồng gánh những đòn hàng đi
từ sáng sớm tinh mơ cho kịp phiên chợ sáng.
1.2.2 Vẻ đẹp cày bừa, làm nông
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những người phụ nữ, quần kéo ngang đùi
lặn lội thân mình dưới bùn đất để cày cấy, trên gương mặt thấm những sự vất vả, khổ cực,
đốt cháy lưng mình dưới cái nắng mùa hè, hay run rẩy dưới cái tiết trời xe lạnh của mùa
đông họ vẫn đều bám víu lấy rảnh đất để mang hy vọng về những bữa cơm no đầy:
“Thân em vất vả trăm bề,
Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.”
“Anh thì quần áo rong chơi
Để em đi cấy mồ hôi ướt đầm.”
(Dị bản)
Người phụ nữ ở đây cũng hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, chịu thương chịu khó, dù sớm
hay tối muộn, chiếc áo đã bạc màu ướt đẫm mồ hôi nhưng vẫn siêng năng cày bừa, cần cù
gieo trồng những hi vọng về ngày gặt hái.
2. Vẻ đẹp nhân phẩm, tâm hồn của người phụ nữ
2.1 Đối với xã hội
2.1.1 Yêu nước
Tục ngữ có câu “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” thẻ hiện từ xa xưa những ngupiwf
phụ nữ đã mang trong mình một dòng máu đào yêu nước nồng nàn, không quản phận mình
chân yếu tay mềm, sẵn sàng xông pha khi đất nước gọi tên, hay làm hậu phương vững chắc
cho chồng nơi chiến trường:
“Chàng ơi đi lính thì đi,
Cửa nhà đơn chiếc đã thì có tôi”
“Anh đi em ở lại nhà
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ”
Tuy không xông pha nơi chiến trường, nhưng chúng ta có thể thấy được lòng yêu
nước của người phụ nữ qua việc sẵn sàng gánh vác công việc nhà, chu toan nhà cửa, chăm
lo gia đình một cách chu toàn nhất để chồng – những người đàn ông yên tâm chiến đấu bảo
vệ tổ quốc.
2.1.2 Lòng hiếu khách
Người phụ nữ mang trong mình tích cách cởi mở, hòa nhã, biết vun vén các mối
quan hệ chính là yếu tố của một người phụ nữa tốt, có lòng cởi mở với mọi người xung
quanh, tiếp đón tận tình chu đáo khi khách đến thăm nhà:
“Cái bống là cái bống bình
Thổi cơm nấu nước một mình mồ côi
Rạng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng”
Dù cực nhọc, lủi thủi nơi góc bếp, bận bịu cơm nước, nhưng vẫn cố gắng làm bữa
cơm đủ đầy, tươm tất đón khách chiều lòng lang quân.
2.2 Đối với gia đình
2.2.1 Đối với chồng
Ca dao thường đánh giá người phụ nữ rất cao trên cương vị người vợ, bởi lẽ ca dao là
tiếng vang của sự tần tảo, lam lũ, dù xưa hay nay thì những phẩm chất ấy vẫng được lưu
truyền và ngợi ca:
“Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”
Dù cho chồng có nghèo hèn hay cao sang quyền quý, người vợ vẫn giữ mãi nét thủy
chung mặn mà sắc son. Sẵn sàng chấp nhận những thiếu sót của người chồng, dù nghèo hay
giàu, dù cho khổ cực nhưng vẫn chung thủy bên chồng đến chân trời góc bể.
Không dừng lại ở đó ca dao còn cho ta thấy được những đức tính vô cùng quý giá của
người phụ nữ xưa, không những hiền lành, vị tha mà còn nhẫn nhịn và hi sinh:
“Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi, nhỏ lửa một đời không khê”
Để giữ lấy hạnh phúc gia đình, vun vén mái ấm, người phụ nữ phải có thái đọ trầm tĩnh,
nhẫn nhịn, hạ thấp cái tôi và lòng tự trọng cảu mình để giữ hòa khí đầm ấm vốn có của gia
đình.
Song quan niệm xưa, đã là người phụ nữ thì phải biết hi sinh vì chồng vì con, chịu nhọc
chịu khổ, quên thân mình để hoàn thành bổn phận:
“Vì chàng thiếp phải mò cua
Những như thân thiếp thì mua mấy đồng.
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bề.”
Không quản nắng mưa cực khổ, trèo đèo, lội suối, mặc cho cái nắng cháy rát da mặt, cái
lạnh se buốt tấm thân, những người phụ nữ vẫn phải lao lực, lam lũ kiếm miếng cơm mamh
áo cho chồng được bữa cơm no mà không quản sức mình.
2.2.2 Đối với con
Hình ảnh người mẹ trong ca dao đã được các nghệ sĩ dân dã, đời thường, vô danh, khắc
họa bằng chất liệu ngôn từ mộc mạc, giàu tình thương, lòng nhân ái, phi thường và vĩ đại:
“Cánh cò cõng nắng cõng mưa
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương”
Con cò là biểu tượng cho người mự trong xã hội xưa, nhỏ bé, còi cọc nhưng tần tảo loa
lắng cho con cái, quanh năm tha phương, mặc cho mùa nào cũng cặm cụi kiếm ăn, một lòng
vì để con no bụng mà không quản thân mình dãi nắng dầm mưa, bão táp phong ba vẫn làm
lụng vất vả.
Không những vậy, mang trên mình nhiệm vụ thiêng liêng là làm mẹ, người phụ nữ luôn
hi sinh thân mình dành những điều tốt đẹp nhất cho con:
“Nuôi con chẳng quản chi thân
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.”
Đức hi sinh của người phụ nữ là cao thượng, bao la vô bờ bến, tình cảm mẫu tử phi
thường đến mức khiến người phụ nữ nhường cho con những điều tốt đẹp nhất, toàn vẹn
nhất, còn về phía bản thân thì tạm bợ, chấp nhận những khổ cực vì đàn con thơ.
Phải nói cuộc đời của những người mẹ gắn liền với gian truân, cay đắng, thân cò gầy
gòm lam lũ đấu tranh với giông tố cuộc đời vì con mà đi gồng gánh hi vọng, tần tảo tha
phương kiếm ăn:
“Mẹ nghèo mưa dột mái tranh
Trải bao bất hạnh, muôn phần gian truân.”
Một đời mẹ long đong, hao gầy vì đàn con thơ, xuyên suốt cuộc đời, niềm vui duy nhất
là con được ăn no mặc ấm, bao nhiêu sóng gió, cay đắng cứ để đời mẹ gánh chịu.
3. Vị thế, số phận của người phụ nữ trong xã hội
3.1 Trong gia đình
Phận liễu yếu đào tơ, người phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn đong, không
có tiếng nói trong gia đình, họ không có quyền cảm thán, than trách, chỉ biết gửi nỗi lòng
vào những lời ca dao than thân:
“Có chồng phải lụy theo chồng
Nắng mưa phải chịu, mặn nồng phải cam”
“Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
Mọi việc trong gia đình đều do người phụ nữ lo toan, đã lấy chồng thì phải cam chịu
mọi hoàn cảnh, sướng nhờ khổ chịu, luôn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ, bổn phận của
mình.Người phụ nhữ trong gia đình được ví như thân cò bay đi tha phương từ cánh đồng
này sang cánh đồng khác chăm lo không những cho con mà còn phải nuôi chồng, cái số
phận, cái định kiến ấy đè nặn lên đôi vai họ nhọc nhằn không còn chút sức lực để phản
kháng, chỉ biết khóc thầm trong lòng nỉ non day dứt.

3.2 Trong xã hội


Phải nói ca dao dân tộc Việt Nam đã lên án được xã hội phong kiến xưa, với
những hủ tục luật lệ hà khắc, gò bó người phụ nữ, tuy ngày nay những điều đó đã được
lượi bỏ, nhưng khi đọc lại những câu ca dao chúng ta không thể ngừng thương sót cho số
phận người phụ nữ:
“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Hay:
“Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”
Những câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ ‘thân em’ gợi lên bao nỗi niềm của người
phụ nữ, họ nhận thức được thân phận nhỏ bé, rẻ rúm, thấp kém của mình trong xã hội lúc
bấy giờ. Họ khiêm nhường nhận mình là những thứ nhỏ nhoi, mỏng manh như ‘tấm lụa’,
‘hạt mưa sa’ những thứ bé nhỏ ấy không có quyền quyết định cuộc đời của mình, trôi nổi,
hẩm hiu, không biết sẽ đi đâu về đâu, mặc cho số phận đưa đẩy.
Số phận người phụ nữ lại càng cay nghiệt hơn khi dấn thân vào cuộc hôn nhân
không hạnh phúc, chịu kiếp chồng chung, nhưng bởi định kiến ‘xuất giá tòng phu’ nên họ
cũng ngậm đắng nuốt cay mà cam chịu sự tủi nhục:
“Thân em đi lấy chồng chung
Khác nào như cái búng xung treo đầu”
Xã hội thời ấy cho phép ‘trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có
một chồng’ bởi lẽ đó những người phụ nữ phải chịu tiếng dèm pha, cô quạnh, họ hứng
chịu mọi áp lực từ những định kiến xã hội, chấp nhận sống những năm tháng không hạnh
phúc, để làm tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ.
Ca dao như giai điệu đâm hồn cho người phụ nữ, nó đánh lên khúc ca khát vọng
về một hạnh phúc, một tình yêu đôi lữa mặn mà nồng nhiệt, nhưng bởi những lề thói
khắc khe của xã hội hong kiến mà không ít cuộc tình bị đổ vỡ:
“Lửa nhen mới bén duyên trầm
Trách sao cha mẹ nỡ cầm duyên con”
Hay:
“Mẹ anh nghiệt lắm anh ơi,
Biết rằng có được ở đời với nhau.
Hay là vào trước ra sau,
Cho cực lòng thiếp cho đau lòng chàng”
Trong xã hội ấy, muốn nên duyên với nhau phải phụ thuộc vào tiêu chuẩn xã hội,
hợp lòng mẹ vừa lòng cha. Chính vì vậy một lần khao khát mà không thể có được hạnh
phúc là lại thêm một bi kịch cho đời người phụ nữ.

C. KẾT LUẬN
Những bài ca dao không chỉ mang ý nghĩa ca ngợi, bộc lộ tâm tư tình cảm mà còn
tôn vinh vẻ đẹp mộc mạc, chất phác của phái liễu yếu đào tơ. Qua ca dao ta thấy được
những nét đẹp truyền thống thuần tú, tinh tế, dáng vẻ tần tảo lam lũ của người phụ nữ từ
xưa đến nay, ca dao giúp ta chiêm nghiệm lại những phẩm chất, đức tính đáng quý của
người phụ nữ.
Ca dao là khúc hát tâm tình, du sương trầm bổng của nhân dân ta ngàn đời nay,
với những ngôn ngữ rất đời, rất bình dị, mộc mạc nhưng không kém phần lôi cuốn, và
trong những lời ca ấy đã đưa chúng ta ngược về lịch sử nơi xã hội xưa để cảm nhận chân
thật những nỗi đau, cực khổ, số phận long đong, lận đận của người phụ nữ qua những câu
hát than thân. Sự gò bó, khắc khe của những luật lệ xã hội đã làm những câu ca dao về
người phụ nữ trở nên đượm buồn, từ ánh mắt xa xăm mong chờ, khát vọng hạnh phúc
của những người phụ nữ ấy đã khiến ta chìm đắm vào những giai điệu của ca dao để
đồng cảm, thương xót cho những nỗi niềm sâu thắm thấm đẫm sự cay đắng, tủi nhục của
người phụ nữ.
Cuối cùng hình tượng người phụ nữ hiện lên từ ca dao là những vẻ đẹp yêu kiều,
thanh tú, mảnh mai. Vẻ chịu thương chịu khó, lam lũ dù số phận cay đắng nhưng vẫn giữ
được những nét đẹp phẩm chất cao quý đáng kính trọng và lưu truyền mãi về sau.

You might also like