You are on page 1of 33

Đề số 01

1. Công tác Tham mưu


Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 2. Đồng chí trình bày quy trình điều sửa dây máy điện thoại đối với
nhân viên điều sửa cấp 1 theo quy định điều hành khai thác hệ thống thông
tin của Lữ đoàn? Liên hệ vào thực tế đơn vị đồng chí?
Tr¶ lêi :
* Quy tr×nh ®iÒu söa d©y m¸y ®iÖn tho¹i ®èi víi nh©n viªn ®iÒu söa
cÊp 1 theo quy ®Þnh ®iÒu hµnh khai th¸c hÖ thèng th«ng tin cña L÷ ®oµn
gåm 5 bíc:
1. Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu điều sửa
Khi tiếp nhận yêu cầu điều sửa nhân viên sửa chữa phải ghi chép vào sổ theo dõi. Đối với
các yêu cầu điều sửa không thuộc phạm vi đơn vị mình đảm nhiệm, nhân viên điều sửa phải tiếp
nhận sau đó thông qua hệ thống điều sửa của Lữ đoàn để thực hiện điều sửa hoặc thông báo điều
sửa (nếu không thuộc phạm vi Lữ đoàn quản lý).
1.1. Điện thoại thường
Yêu cầu điều sửa được cung cấp từ 3 nguồn cơ bản
a) Kết quả đo máy của tổng đài;
b) Chế độ kiểm tra dây MĐT hàng ngày theo kế hoạch của các đơn vị;
c) Cơ quan, người sử dụng MĐT trực tiếp báo đến hoặc người chỉ huy thông
qua hệ thống điều hành thông tin yêu cầu.
1.2. Điện thoại IP
a) Kết quả kiểm tra tình trạng hoạt động của máy điện thoại IP thông qua
phần mềm giám sát được cài đặt tại máy tính điều sửa 119/d76, trung tâm điều
hành thông tin cấp 2.
b) Chế độ kiểm tra máy điện thoại IP hàng ngày theo kế hoạch của các đơn vị;
c) Cơ quan, người sử dụng máy điện thoại IP trực tiếp báo đến hoặc người
chỉ huy thông qua hệ thống điều hành thông tin…
2. Bước 2: Kiểm tra xác minh các thông tin về thuê bao cần điều sửa
Đo kiểm tra trực tiếp thuê bao có sự cố để xác định nguyên nhân. Tra cứu hồ sơ
thuê bao, kiểm tra tín hiệu trên phối dây (kiểm tra đường truyền đối với điện thoại IP) nếu
quản lý trực tiếp tín hiệu, ghi chép thông tin đã xác minh vào sổ theo dõi sửa chữa. Tiến
hành in phiếu điều sửa (nếu có).
3. Bước 3: Thực hành điều sửa và hiệp đồng sửa chữa
a) Nhân viên điều sửa cấp 1 tiến hành điều sửa đến các đơn vị điều sửa cấp 2
hoặc cấp 3 bằng điện thoại hoặc bằng phiếu. Nội dung điều sửa gồm: Mật danh, tên
thật, cấp ưu tiên, địa chỉ IP (đối với máy điện thoại IP), chủng loại máy, nguyên nhân
hỏng, lộ trình, thời gian điều sửa, người điều sửa, người nhận...;
b) Quá trình khôi phục liên lạc phải hiệp đồng chặt chẽ với các tổ sửa chữa
để xử lý các sự cố về tín hiệu, đường truyền (đo cáp, đổi đôi cáp....). Đối với điện
thoại IP phải hiệp đồng chặt chẽ với Trung tâm Điều hành hệ thống TTLL cấp
1/BTM; Ban CNTT/BTM/BC TTLL; Phòng Chuyển mạch, TSL/CNC; Ban
CNTT, Phòng Thông tin các đơn vị có sử dụng máy điện thoại, tổ sửa chữa để xử
lý các sự cố về tín hiệu, đường truyền...
4. Bước 4: Kiểm tra đo thử xác định kết quả sửa chữa.
Sau khi các tổ sửa chữa đã xử lý xong sự cố thuê bao, nhân viên điều sửa
phải tiến hành kiểm tra, đo thử, xác định kết quả sửa chữa, nếu thấy chưa đạt các
chỉ tiêu chất lượng phải yêu cầu các tổ sửa chữa tiếp tục khắc phục.
5. Bước 5: Đối chiếu, đo thẩm định kết quả sửa chữa, khớp sổ với các đơn vị
điều sửa, tổng hợp tình hình, ghi chép sổ sách, báo cáo chỉ huy và Trực ban 707
theo quy định.
Nội dung báo cáo
a) Tổng số máy hỏng qua kết quả đo đêm;
b) Tổng số máy hỏng qua nguồn khác báo đến;
c) Số máy hỏng đã sửa chữa xong (lý do hỏng...);
d) Số máy đang điều sửa;
e) Máy tồn lâu (số máy, lý do...);
g) Kiến nghị, đề nghị về điều sửa.
* Ghi chú: Hàng tháng (tuần cuối của tháng) các Tiểu đoàn kiểm tra, rà soát, tổng
hợp và báo cáo Phòng Tham mưu bằng văn bản những máy điện thoại cơ quan, gia đình
không có nhu cầu sử dụng, chuyển nhà, chuyển công tác, từ trần, nghỉ hưu đã lâu... đề nghị
thu hồi; những máy phát triển, nâng cấp đã thực hiện xong nhưng chưa có lệnh chính thức
của Bộ Tham mưu Binh chủng; những máy nâng cấp tạm thời...
2. Công tác Chính trị : Đồng chí trình bày nguyên tắc tiến hành công tác tuyên
truyền miêng? Phân tích nguyên tắc (tính Đảng, tính chiếu đấu, tính chân thực)?
Trả lời:
1. Nêu 5 nguyên tắc khi tiến hành công tác tuyên truyền miệng;
- Tính đảng;
- Tính Khoa học;
- Tính chiến đấu;
- Tính quần chúng;
- Tính chân thực.
5 nguyên tắc trên có vị trí, vai trò, nội dung thực hiện khác nhau nhưng chúng có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình tiến hành hoạt động TTM, tránh việc coi trọng đề cao,
hoặc xẹm nhẹ một nguyên tắc nào.
2. Phân tích tính Đảng khi tiến hành công tác tuyên truyền miệng:
* Vị trí: Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng của công tác TTM, đóng vai trò chỉ đạo
chi phối các nguyên tắc khác trong tiến hành công tác TTM.
* Cơ sở xác định:
- Xuất phát vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác TTM.
- Từ thực tiễn hoạt động công tác TTM của Đảng trong quân đội khẳng định.
- Từ âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng.
* Yêu cầu của nguyên tắc:
=> Người làm công tác tuyên truyền miệng trước hết phải:
- Tuyệt đối trung thành với quan điểm, đường lối của Đảng, phải đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân, trên lợi ích của Đảng, của giai cấp và dân tộc để xem xét, đánh
giá, phân tích mọi sự vật và hiện tượng.
- Nói đúng lập trường, quan điểm chính thống của Đảng, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn ở mọi
nơi, mọi lúc là nguyên tắc cơ bản hàng đầu đối với những người làm công tác tuyên truyền miệng.
- Tính đảng thể hiện: Tính tiền phong gương mẫu.....
3. Phân tích tính chiến đấu khi tiến hành công tác tuyên truyền miệng; Tính chiến
đấu trong công tác tuyên truyền miệng được thể hiện:
- Bản lĩnh chính trị vững vàng và sự nhạy bén cảnh giác về chính trị sớm nhận thức rõ
đúng sai, phải trái, khẳng định mạnh mẽ cái đúng, cái tốt để bảo vệ và xây dựng, chỉ rõ cái sai,
cái xấu để kịp thời đấu tranh phê phán khắc phục.
- Tinh thần cách mạng tiến công, đấu tranh kiên quyết, kịp thời, chống lại mọi âm mưu thủ
đoạn, các luận điệu phản tuyên truyền của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta
trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng văn hoá, chống lại các quan điểm, khuynh hướng sai lầm
của các phần tử cơ hội về chính trị, thoái hoá biến chất, kiên quyết bảo vệ quan điểm, đường lối
đúng đắn của Đảng và nhà nước ta ở mọi nơi, mọi lúc.
4. Phân tích tính chân thật khi tiến hành công tác tuyên truyền miệng;
- Người làm công tác tuyên truyền miệng phải trình bày một cách khách quan, cả thành
tựu và thiếu sót, cả thắng lợi và sai lầm, khuyết điểm;
- Không được chủ quan, duy ý chí.
- Phải phản ảnh đúng đắn tâm tư, nguyện vọng của quần chúng trong quá trình chỉ đạo
thực hiện đường lối, chính sách;
Kiến nghị những biện pháp bổ sung để sửa đổi, hoàn chỉnh các chủ trương chính sách của
đảng, pháp luật nhà nước.....
5. Liên hệ

3. Công tác Kỹ thuật: Theo Điều lệ công tác kỹ thuật QĐND Việt Nam, công tác kỹ
thuật gồm mấy nội dung cơ bản?
Trả lời:
Điều lệ công tác kỹ thuật QĐND Việt Nam quy định công tác kỹ thuật gồm có 6 nội dung
cơ bản, đó là:
1. Tham gia bảo đảm trang bị
2. Bảo đảm kỹ thuật cho trang bị
3. Huấn luyện kỹ thuật
4. Hoạt động KHCN-MT và Thông tin khoa học kỹ thuật quân sự
5. Quản lý kỹ thuật
6. Động viên kỹ thuật

4.Công tác Hậu cần: Nêu tiêu chuẩn quân lương năm 2020?
Trả lời:
1. Tiêu chuẩn tiền ăn: Từ 01/07/2020 tiền ăn của HSQ-BS bộ binh = 62.000
đồng/người/ngày, 78.000 đồng/người/ngày,phục vụ =70 k
- Tổ chức chia ăn theo định xuất, thực hiện cơ cấu ăn hợp lý (2-4-4) tiền ăn.
2. Tiêu chuẩn bánh chưng Tết: Tiêu chuẩn mỗi đồng chí 04 chiếc bánh chưng
3. Tiêu chuẩn ăn lễ Tết: HSQ CS, HL được hưởng 11 ngày ăn lễ tết ( ngày
1/1, 5 ngày tết Nguyên Đán, ngày giỗ tổ 10/3 AL, ngày 30/4 và 1/5, ngày 2/9 và ngày
22/12 ).
Đề số 02
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Nêu quan hệ cấp trên cấp dưới, quan hệ cấp trên cấp dưới thuộc quyền và
không thuộc quyền trong ĐLQLBĐ. Liên hệ thực tế việc quán triệt và triển khai thực hiện
của đồng chí ?
Trả lời:
Quan hệ cấp trên cấp dưới thuộc quyền và không thuộc quyền (Điều 10):
1. Quan hệ cấp trên cấp dưới thuộc quyền là quan hệ giữa quân nhân giữ chức vụ chỉ huy
một đơn vị nhất định với mọi quân nhân thuộc biên chế trong đơn vị đó. Người chỉ huy và chính
ủy , chính trị viên gần nhất là cấp trên trực tiếp.
2. Quan hệ cấp trên cấp dưới không thuộc quyền là quan hệ giưa quân nhân có cấp bậc,
chức vụ cao hơn với quân nhân có cấp bậc chức vụ thấp hơn, nhưng không cùng biên chế trong
một đơn vị nhất định.
3. Trường hợp nhiều quân nhân không biên chế trong cùng một tổ chức bộ đội nhất định,
nhưng thực hiện một nhiệm vụ trong một thời gian nhất định thi quân nhân có chức vụ, cấp bậc
cao hơn là chỉ huy.
4. Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là cấp trên của mọi cơ
quan, đơn vị trong toàn quân. Phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị các cấp là cấp trên
của mọi quân nhân cấp dưới và cơ quan đơn vị thuộc quyền.
Liên hệ thực tế đơn vị ?
2. Công tác chính trị: Thời gian gần đây, trong đơn vị có quân nhân thường xuyên
chấp hành không nghiêm quy định về sử dụng rượu, bia. Trên cương vị, chức trách được
giao đồng chí xử lý như thế nào?
Trả lời
* Đặt vấn đề:
* Cách xử trí:
- Hội ý chỉ huy nhận định tình hình, thống nhất cách giải quyết.
- Tiến hành gặp gỡ quân nhân đó, xác định rõ lý do vi phạm về quy định sử dụng rượu, bia (vì
chuyện gia đình, người yêu, đơn vị hay vì nghiện rượu) để có biện pháp giải quyết cho phù hợp.
- Giáo dục, động viên quân nhân thấy được tác hại của việc uống rượu, và làm ảnh hưởng
đến kết quả thực hiện nhiệm vụ đơn vị.
- Tiến hành lập các biên bản theo quy định. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức
cho tiểu đội, trung đội (đại đội hoặc tập trung tiểu đoàn) có quân nhân vi phạm tiến hành sinh
hoạt xét kỷ luật.
- Phân công cán bộ theo dõi giúp đỡ quân nhân nhân đó tiến bộ.
- Thông báo với gia đình để phối hợp giáo dục và động viên quân nhân; đẩy mạnh các
hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao để lôi cuốn quân nhân đó cùng tham gia
- Sinh hoạt đơn vị rút kinh nghiệm, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
cán bộ, chiến sĩ.
- Kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
3. Công tác Kỹ thuật: Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của vũ khí trang bị kỹ thuật,
VKTBKT được phân thành mấy cấp chất lượng?
Trả lời:
Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật, VKTBKT được phân thành 5 cấp chất lượng, từ cấp 1
đến cấp 5.
- Cấp 1: VKTBKT mới, chưa sử dụng, không có hư hỏng, có đủ đồng bộ về số lượng,
chất lượng tốt.
- Cấp 2: VKTBKT đã qua sử dụng, không có hư hỏng hoặc hư hỏng nhẹ có thể sửa chữa
tại chỗ, đủ điều kiện hoạt động tốt, có đủ đồng bộ về số lượng, chất lượng tốt.
- Cấp 3: VKTBKT có hư hỏng, phải tiến hành sửa chữa vừa.
- Cấp 4: VKTBKT có hư hỏng tới mức phải sửa chữa lớn.
- Cấp 5: VKTBKT có hư hỏng nặng, không sửa chữa được hoặc sửa chữa không kinh tế.
VKTBKT loại khỏi biên chế.

4. Câu 2: Nêu tiêu chuẩn quân y, doanh trại năm 2020?


Trả lời:
1. Tiêu chuẩn doanh trại
- Hạ sĩ quan, binh sĩ: 11 KWh/người/tháng
- CNVQP: 16 KWh/người/tháng
- Cấp uý: 28 KWh/người/tháng
+ Cấp thiếu tá, trung tá: 38 KWh/người/tháng
+ Cấp thượng tá, đại tá: 115 KWh/người/tháng
- Tiêu chuẩn nước: 140lít/người/ngày (gồm cả nước sinh hoạt, nấu ăn)
2. Tiêu chuẩn quân y
* Tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng tại đơn vị
- Cán bộ cao cấp: 500.000 đồng/người/năm
- Cán bộ trung cấp: 400.000 đồng/người/năm
- Cán bộ sơ cấp: 300.000 đồng/người/năm
- HSQ - CS : 100.000 đồng/người/năm
* Tiêu chuẩn về dụng cụ và tạp chi vệ sinh
- Dụng cụ, tạp chi vệ sinh: 95.000 đồng/người/năm
- Giấy vệ sinh cho chiến sĩ: 02 cuộn /người/tháng (51.600đ/người/năm)
- Hỗ trợ xử lý rác thải: 88.000 đồng/người/năm (đ.vị đóng quân ở thành
phố, thị xã)
- Hỗ trợ xử lý rác thải: 44.000đ/người/năm (ở địa bàn còn lại).
Đề số 03
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Nêu quan hệ cấp trên cấp dưới, quan hệ cấp trên cấp dưới thuộc quyền và
không thuộc quyền trong ĐLQLBĐ. Liên hệ thực tế việc quán triệt và triển khai thực hiện
của đồng chí ?
Trả lời:
Quan hệ cấp trên cấp dưới thuộc quyền và không thuộc quyền (Điều 10):
1. Quan hệ cấp trên cấp dưới thuộc quyền là quan hệ giữa quân nhân giữ chức vụ chỉ huy
một đơn vị nhất định với mọi quân nhân thuộc biên chế trong đơn vị đó. Người chỉ huy và chính
ủy , chính trị viên gần nhất là cấp trên trực tiếp.
2. Quan hệ cấp trên cấp dưới không thuộc quyền là quan hệ giưa quân nhân có cấp bậc,
chức vụ cao hơn với quân nhân có cấp bậc chức vụ thấp hơn, nhưng không cùng biên chế trong
một đơn vị nhất định.
3. Trường hợp nhiều quân nhân không biên chế trong cùng một tổ chức bộ đội nhất định,
nhưng thực hiện một nhiệm vụ trong một thời gian nhất định thi quân nhân có chức vụ, cấp bậc
cao hơn là chỉ huy.
4. Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là cấp trên của mọi cơ
quan, đơn vị trong toàn quân. Phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị các cấp là cấp trên
của mọi quân nhân cấp dưới và cơ quan đơn vị thuộc quyền.
Liên hệ thực tế đơn vị ?
2. Nội dung chính của Chỉ thị 103/CT-BQP ngày 28/11/2019 của Bộ Quốc phòng,
Chỉ thị 652/CT-BTL ngày 03/02/2020 Của Binh chủng, Chỉ thị số 2608/LĐ ngày
04/2/2020 của Lữ đoàn, Chỉ thị số 6569/CT-BTL ngày 19 tháng 8 năm 2020 của BTL, Chỉ
thị số 2360/CT-LĐ ngày 24 tháng 8 năm 2020 của LĐ
Trả lời
Chỉ thị 103/CT-BQP ngày 28/11/2019 của Bộ Quốc phòng do đ/c 3/// Phan Văn Giang-
TTMT ký về việc tiếp tục tăng cường quản lý, giáo dục chấp hành kỷ luật và bảo đảm an toàn trong
QĐNDVN
Gồm 06 nội dung
1. Toàn quân mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao
nhận thức
2. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các công văn chỉ thị về việc tăng cường quản lý,
giáo dục chấp hành kỷ luật
3. phải quản lỷ kỷ luật toàn diện đối với mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị; mọi lúc, mọi nơi,
mọi hoàn cảnh.
4. Tăng cường nâng cao chất lượng đầu vào đội ngũ học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan;
5. Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải xác định công tác quản lý kỷ luật là một nhiệm vụ trọng
tâm trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
6. Giao cơ quan chức năng của Bộ đôn đốc, kiểm tra, phúc tra báo cáo Bộ trưởng Bộ Quôc
phòng.
Chỉ thị 652/CT-BTL ngày 03/02/2020 Của Binh chủng do đ/c 1/// Khúc Đăng Tuấn- Tư lệnh
Binh chủng ký về việc tiếp tục tăng cường quản lý, giáo dục chấp hành kỷ luật và bảo đảm an toàn
trong Binh chủng Thông tin liên lạc
Gồm 8 nội dung
1. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, nâng cao nhận thức
2. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của BQP,
BTL Binh chủng về công tác giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng, rèn luyện kỷ luật và bảo đảm an toàn; từng
cơ quan,
3. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải quản lý kỷ luật toàn diện đối với mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị;
mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
4. Các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu giúp Thủ trưởng BTL rà soát, bổ sung hoàn thiện
quy chế, quy định về chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội
5. Tăng cường nâng cao chất lượng đầu vào đội ngũ học viên đào tạo tại Trường
6. Người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên các cấp phải tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ nâng
cao năng lực về quản lý bộ đội và quản lý kỷ luật ở đơn vị cơ sở; kết hợp nhiều biện pháp;
7. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải xác định công tác quản lý kỷ luật là một nhiệm vụ trọng
tâm, xuyên suốt trong xây dựng đơn vị vũng mạnh toàn diện, nhiệm vụ thường xuyên, vừa cấp thiết, vừa lâu
dài
8. Giao cho Bộ Tham mưu, Cục Chỉnh trị và các cơ quan chức năng trong Binh chủng đôn đốc kiểm
tra định kỳ và đột xuất
Chỉ thị số 2608/LĐ ngày 04/2/2020 do đ/c 3// Bùi Thế Vỹ ký về việc “Tiếp tục tăng cường quản
lý, giáo dục chấp hành kỷ luật và bảo đảm an toàn trong Lữ đoàn”
Gồm 14 nội dung
1- Thực hiện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
2- Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết về XDCQ, RLKL,
quản lý vũ khí đạn và bảo đảm an toàn.
3- Chỉ huy tiếu đội, trung đội phải ngủ cùng bộ đội; chỉ huy các cấp phải ngồi ăn cùng bộ đội; mọi
sinh hoạt của quân nhân đều phải có cán bộ phụ trách.
4- Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ về công tác quản lý bộ đội và quản lý kỷ luật, quản lý vũ
khí, đạn
5- Duy trì nghiêm 11 chế độ trong ngày, 03 chế độ trong tuần. Thực hiện đối thoại dân chủ (tối thiểu
cấp Đại đội 1 lần/2 tuần; cấp Tiểu đoàn 1 lần/tháng). Duy trì nghiêm nền nếp kiểm tra thẻ đảng, CMT và các
giấy tờ tùy thân; điểm nghiệm quân tư trang.
6- Trách nhiệm của các cơ quan phân công cụ thể trợ lý chuyên hướng thường xuyên bám nắm, chỉ
đạo đơn vị.
7- Chấp hành nghiêm công tác quản lý bộ đội.
8- Quản lý súng, đạn theo đúng các Chỉ thị, Hướng dẫn
9- QN khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của đơn vị và Luật giao thông
10- Cán bộ, QNCN không được sử dụng điện thoại di động trong giao ban, hội họp, học tập, sinh
hoạt, khi thực hiện nhiệm vụ và vào trực ca;
11- Khi thi công các công trình thông tin, khắc phục sự cố thông tin phải tổ chức khảo sát tuyến cụ thể
12- Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, cán bộ, đảng viên trong chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ
luật Quân đội;
13- Đưa nội dung chấp hành kỷ luật, bảo đảm an toàn làm một nội dung kiểm điểm riêng trong báo
cáo
14- Trách nhiệm của các cơ quan trong xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, kiểm tra đơn vị thực hiện .
Chỉ thị số 6569/CT-BTL ngày 19 tháng 8 năm 2020 do đ/c 1// Khúc Đăng Tuấn ký về việc tiếp
tục tăng cường quản lý quân nhân, duy trì kỷ luật và bảo đảm an toàn trong Binh chủng TTLL
Gồm 6 nội dung
1. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, nâng cao
nhận thức về việc chấp hành pháp luật, kỷ luật và bảo đảm an toàn; thực hiện nghiêm
2. Các cơ quan đơn vị tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm nội dung kết luận của Tư lệnh
Binh chủng trong Thông báo số 4846/TB-BTM,
3. Mọi cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, HSQ-BS chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước,
điều lệnh, điều lệ Quân đội và quy định của đơn vị; Đảng viên thực hiện nghiêm những điều đảng
viên không được làm;
4. Những trường hợp vay nợ không chính đáng, các cơ quan đơn vị có các biện pháp cụ thể
như: viết cam đoan không để phát sinh vay nợ mới, ấn định thời gian phải trả hết nợ….
5. Cấp ủy, chỉ huy các cấp quán triệt, giáo dục mọi quân nhân chấp hành nghiêm Chỉ thị số
26/CT-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan
hành chính nhà
6. Các cơ quan, đơn vị tổng hợp kết quả thực hiện Kết luận của Tư lệnh Binh chủng
Chỉ thị số 2360/CT-LĐ ngày 24 tháng 8 năm 2020 do đ/c 4// Đỗ Hoài Nam Lữ đoàn trưởng ký
về việc tiếp tục tăng cường quản lý quân nhân, duy trì kỷ luật và bảo đảm an toàn trong Lữ đoàn
Gồm 6 nội dung
1 Các cơ quan, đơn vị trong toàn Lữ đoàn đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vị
trí, ý nghĩa của việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội;
2 Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của
BQP, BTL Binh chủng, Lữ đoàn về công tác giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng, rèn luyện kỷ luật
và bảo đảm an toàn;
3 Quản lý chặt chẽ, kịp thời nắm bắt tư tưởng, động viên và có các biện pháp cụ thể, phù hợp
đối với các nhóm đối tượng sau từng tháng rà soát chất lượng quân nhâ.
4 Mọi cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, HSQ-BS trong Lữ đoàn phải chấp hành nghiêm
pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội và quy định của đơn vị
5 Những trường hợp vay nợ không chính đáng, tăng cường quản lý chặt chẽ và yêu cầu viết
cam đoan không để phát sinh vay nợ mới, ấn định thời gian phải trả hết nợ…..
6 Cấp ủy, chỉ huy các cấp quán triệt, giáo dục mọi quân nhân thuộc quyền chấp hành
nghiêm Chỉ thị số 26/CT-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ

3. Công tác Kỹ thuật: Nội dung công việc trong ngày kỹ thuật. Trách nhiệm của các
cấp trong tổ chức thực hiện ngày kỹ thuật ở đơn vị?
Trả lời:
Nội dung công việc trong ngày kỹ thuật gồm:
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật và đồng bộ của VKTBKT.
- Bảo quản VKTBKT và dụng cụ, thiết bị khác, sửa chữa hỏng hóc nếu có.
- Làm vệ sinh, tu bổ, sửa chữa nhà cửa, hệ thống đường sá, hệ thống thoát nước, chống sét;
bổ sung, củng cố các phương tiện PCCN của khu kỹ thuật.
- Huấn luyện tính năng chiến kỹ thuật, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của VKTBKT, các
quy định, tiêu chuẩn, định mức và phương pháp, nội dung bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật, sử
dụng VKTBKT.
- Kiểm tra hồ sơ, ghi chép sổ sách đăng ký thống kê.
Trách nhiệm của các cấp trong tổ chức thực hiện ngày kỹ thuật ở đơn vị:
Mọi quân nhân, công nhân viên quốc phòng liên quan đến quản lý, sử dụng VKTBKT
đều phải tham gia ngày kỹ thuật. Kế hoạch ngày kỹ thuật do Chủ nhiệm kỹ thuật (cấp Trung, Lữ
đoàn), trợ lý hoặc nhân viên kỹ thuật (cấp Tiểu đoàn trở xuống) lập, người chỉ huy phê duyệt và
tổ chức giao nhiệm vụ cho các thành phần tham gia. Kết thúc ngày kỹ thuật, người chỉ huy phải
nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện.

4. Câu 2: Nêu tiêu chuẩn quân y, doanh trại năm 2020?


Trả lời:
1. Tiêu chuẩn doanh trại
- Hạ sĩ quan, binh sĩ: 11 KWh/người/tháng
- CNVQP: 16 KWh/người/tháng
- Cấp uý: 28 KWh/người/tháng
+ Cấp thiếu tá, trung tá: 38 KWh/người/tháng
+ Cấp thượng tá, đại tá: 115 KWh/người/tháng
- Tiêu chuẩn nước: 140lít/người/ngày (gồm cả nước sinh hoạt, nấu ăn)
2. Tiêu chuẩn quân y
* Tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng tại đơn vị
- Cán bộ cao cấp: 500.000 đồng/người/năm
- Cán bộ trung cấp: 400.000 đồng/người/năm
- Cán bộ sơ cấp: 300.000 đồng/người/năm
- HSQ - CS : 100.000 đồng/người/năm
* Tiêu chuẩn về dụng cụ và tạp chi vệ sinh
- Dụng cụ, tạp chi vệ sinh: 95.000 đồng/người/năm
- Giấy vệ sinh cho chiến sĩ: 02 cuộn /người/tháng (51.600đ/người/năm)
- Hỗ trợ xử lý rác thải: 88.000 đồng/người/năm (đ.vị đóng quân ở thành
phố, thị xã)
- Hỗ trợ xử lý rác thải: 44.000đ/người/năm (ở địa bàn còn lại).

Đề số 04
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Đồng chí hãy nêu những hình thức xử phạt đối với HSQ- BS, QNCN, SQ;
thứ tự các bước tiến hành xử phạt ,quyền hạn xử phạt từ cấp tiểu đội đến tiểu đoàn quy định tại
TT 192/2016/ TT- BQP. Liên hệ thực tế đơn vị đồng chí?
Trả lời:
I. Hình thức xử phạt đối với HSQ – BS (Điều 9):
a. Khiển trách;
b. Cảnh cáo;
c. Giáng chức;
d. Cách chức;
e. Giáng cấp bậc quân hàm;
f. Tước danh hiệu quân nhân.
II. Hình thức xử phạt đối với sĩ quan, QNCN (Điều 9):
a. Khiển trách;
b. Cảnh cáo;
c. Giáng chức;
d. Cách chức;
e. Hạ bậc lương;
f. Giáng cấp bậc quân hàm;
g. Tước quân hàm sĩ quan;
Điều 41. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan,
đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm
điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi
phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh
được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người
vi phạm.
2. Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi
phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào
biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập
thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề
xuất hình thức kỷ luật.
3. Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc uỷ quyền cho cấp có
thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu
người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi
phạm. để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
5. Báo cáo cấp ủy Đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật
theo quyền hạn phân cấp.
7. Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở
đơn vị.
Điều 45. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người vi phạm kỷ luật thuộc
quyền quản lý
1. Tiểu đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền khiển trách chiến sĩ.
2. Trung đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền khiển trách đến
tiểu đội trưởng và tương đương.
3. Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội, trạm trưởng Biên phòng và chức vụ
tương đương được quyền:
a) Khiển trách đến trung đội trưởng và tương đương; sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp đến cấp đại úy; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có
mức lương tương đương cấp đại úy;
b) Cảnh cáo đến tiểu đội trưởng và tương đương; hạ sĩ quan đến cấp trung sĩ;
công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có mức lương tương đương cấp
thượng úy;
Liên hệ thực tế đơn vị ?
2. Công tác chính trị: Quan điểm của Đảng ta về đối tác, đối tượng? Liên hệ trách
nhiệm đơn vị, bản thân?
Trả lời
I. Đặt vấn đề
Đi thẳng vào nội dung câu hỏi
II. Giải quyết vấn đề
* Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về “Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới”. (Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013)
Nhận thức về đối tượng, đối tác của cách mạng Việt Nam trong tình mới:
Một là, những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can
thiệp vào công việc nội bộ; thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có
lợi với Việt Nam đều là đối tác.
Hai là, bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong
sự nghiêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN đều là đối tượng đấu tranh.
Ba là, cần có cách nhìn biện chứng trong quan niệm về đối tượng, đối tác; không phải là
bất biến, trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có
mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh.
- Hiện nay Đảng ta xác định đối tượng tác chiến chiến lược của ta là Mỹ.
* Liên hệ đơn vị, bản thân
- Đối với đơn vị: Nêu thực trạng công tác tuyên truyền, quán triệt nhận thức của đơn vị
quan điểm của Đảng về đối tượng, đối tác có ưu điểm, hạn chế gì?
- Đối với bản thân: Theo chức trách nhiệm vụ
III. Kết thúc vấn đề
Khái quát lại nội dung; trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong việc quán triệt, tuyên
truyền giáo dục.

3. Công tác Kỹ thuật: Mục tiêu, nội dung của CVĐ50, Sơ kết CVĐ50 được tổ chức
bao lâu một lần và bao giờ kết thúc?
Trả lời:
CVĐ50 có 4 mục tiêu:
1. Quản lý tốt
2. Khai thác VKTBKT tốt, bền
3. Bảo đảm an toàn
4. Thực hành tiết kiệm
Các nội dung của CVĐ50:
1. Nâng cao trình độ quản lý, khai thác, duy trì hệ số kỹ thuật và đồng bộ VKTBKT, xây
dựng nề nếp chính quy, luôn luôn SSCĐ
2. Phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực hành tiết kiệm và an toàn trong quản lý, khai
thác VKTBKT, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao tính năng kỹ chiến thuật của
VKTBKT hiện có, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào các lĩnh vực chỉ huy, quản
lý, sử dụng, bảo quản, sửa chữa và niêm cất.
3. Tập trung sức nâng cao khả năng bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật tạo được sự
chuyển biến về chất lượng và nề nếp chính quy, hoàn thành các chỉ tiêu hàng năm về công tác
kỹ thuật, nâng cao khả năng SSCĐ của VKTBKT và chất lượng đội ngũ cán bộ, NVKT góp
phần hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thời gian sơ kết:
Sơ kết cuộc vận động "Quản lý VKTBKT tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao
thông" (CVĐ50) được tổ chức 1 năm 1 lần cùng với tổng kết phong trào thi đua quyết thắng
hàng năm của đơn vị.
CVĐ 50 không có thời điểm kết thúc và không có tổng kết.
4.Công tác Hậu cần: Nêu tiêu chuẩn quân lương năm 2020?
Trả lời:
4.Công tác Hậu cần: Nêu tiêu chuẩn quân lương năm 2020?
Trả lời:
1. Tiêu chuẩn tiền ăn: Từ 01/07/2020 tiền ăn của HSQ-BS bộ binh = 62.000
đồng/người/ngày, 78.000 đồng/người/ngày,phục vụ =70 k
- Tổ chức chia ăn theo định xuất, thực hiện cơ cấu ăn hợp lý (2-4-4) tiền ăn.
2. Tiêu chuẩn bánh chưng Tết: Tiêu chuẩn mỗi đồng chí 04 chiếc bánh chưng
3. Tiêu chuẩn ăn lễ Tết: HSQ CS, HL được hưởng 11 ngày ăn lễ tết ( ngày
1/1, 5 ngày tết Nguyên Đán, ngày giỗ tổ 10/3 AL, ngày 30/4 và 1/5, ngày 2/9 và ngày
22/12 ).

Đề số 05
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Nêu trách nhiệm của người chỉ huy đối với chế độ quản lý số lượng quân
nhân; quy định phân cấp quản lý chất lượng quân nhân trong ĐLQLBĐ. Liên hệ thực tế
đơn vị đồng chí?
Trả lời:
1. Trách nhiệm của người chỉ huy và chính uỷ, chính trị viên đối với chế độ quản lý
số lượng quân nhân (điều 133).
Người chỉ huy, chính uỷ, chính trị viên các cấp phải quản lý chặt chẽ và nắm chắc tình
hình quân số trong đơn vị thuộc quyền, bao gồm: quân số được biên chế, quân số thực tế đơn vị
đang quản lý, quân số vắng mặt, quân số hiện có mặt học tập, công tác.
- Phải nắm chắc quân số hàng ngày có mặt học tập, công tác và quân số vắng mặt với mọi lý
do. Phải có biện pháp chuẩn bị để khi cần gọi được ngay những quân nhân vắng mặt về đơn vị.
- Phải kiểm tra nắm quân số trước khi chiến đấu, huấn luyện, công tác.
- Phải duy trì chặt chẽ chế độ sinh hoạt hàng ngày, hàng tuần. Có đủ sổ sách theo dõi theo
hướng dẫn của cấp trên.
- Phải tuân theo đúng quyền hạn được giao và quy định của cấp trên, không được tuỳ tiện
vượt quá quyền hạn cấp mình về di chuyển lực lượng, điều động, thuyên chuyển, giải thể đơn vị
cũ, thành lập đơn vị mới, cho nghỉ phép, xuất ngũ, giải quyết chính sách cũng như tuyển quân,
tuyển dụng công chức quốc phòng, CNVQP.
- Phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo quân số lên cấp trên. Nếu quân số có thay
đổi đột xuất (từ trần, tai nạn, bỏ ngũ) phải báo cáo ngay.
- Đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên phải hiệp đồng chặt chẽ giữa cơ quan tham
mưu, chính trị, hậu cần, tài chính thực hiện chế độ liên thẩm quân số để báo cáo quân số được chính
xác và tiến hành kiểm tra quân số theo định kỳ hoặc bất thường ở các đơn vị thuộc quyền.
2. Phân cấp quản lý chất lượng quân nhân(điều 133).
- Cấp đại đội và tương đương quản lý đến từng chiến sĩ.
- Cấp tiểu đoàn và tương đương quản lý đến từng cán bộ tiểu đội và những chiến sĩ có
thành tích xuất sắc, có khả năng hoặc có khó khăn đột xuất trong tiểu đoàn.
- Cấp trung đoàn và tương đương quản lý đến từng cán bộ trung đội trở lên và những cán bộ
tiểu đội, chiến sĩ có thành tích xuất sắc, có khả năng hoặc có khó khăn đột xuất trong trung đoàn.
- Cấp sư đoàn và tương đương quản lý đến từng cán bộ từ đại đội và tương đương trở lên và
những cán bộ trung đội có thành tích xuất sắc, có khả năng hoặc có khó khăn đột xuất trong sư đoàn.
- Cấp binh chủng, quân đoàn và tương đương quản lý toàn bộ sĩ quan trong đơn vị và quản
lý đến từng cán bộ tiểu đoàn và tương đương trở lên.
- Cấp quân khu, quân chủng và tương đương quản lý toàn bộ sĩ quan trong đơn vị và quản
lý đến từng cán bộ trung đoàn và tương đương trở lên.
Liên hệ thực tế đơn vị ?

2. Công tác chính trị: Quy trình tiến hành công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở.
Liên hệ ở đơn vị và cá nhân đồng chí?
Trả lời
1. Nắm tình hình tư tưởng
- Nội dung nắm tưởng bộ đội: Hoàn cảnh xã hội, lịch sử gia đình, môi trường
làm việc của cán bộ, chiến sĩ; mọi biểu hiện, hiện tượng tư tưởng, tâm trạng của bộ
đội; diễn biến quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của quân nhân.
- Phương pháp nắm tư tưởng: Phương pháp trực tiếp và gián tiếp
2. Phân tích, đánh giá tư tưởng bộ đội
- Bước 1: Dựa vào các cứ liệu đã nắm được tiến hành hệ thống, loại trừ những
biểu hiện, hiện tượng không cùng loại; tiến hành phân tích, đánh giá sơ bộ đưa ra nhận
định, dự đoán ban đầu về tư tưởng và xu hướng vận động có thể xảy ra.
- Bước 2: Liên kết, tập hợp những biểu hiện, hiện tượng đã được đánh giá sơ
bộ, tiến hành so sánh, diễn dịch, quy nạp các biểu hiện tư tưởng đã có thể rút ra
những điểm giống nhau, khác nhau và những điểm còn mâu thuẫn trong nhận thức
tư tưởng và hành động.
- Bước 3: Từ những kết luận ban đầu về tư tưởng đưa ra những lập luận,
chứng minh chỉ ra thực chất tư tưởng hiện tại của đối tượng; đồng thời kiểm
nghiệm qua hoạt động thực tiễn để rút ra những kết luận chính xác về tư tưởng,
nguồn gốc, nguyên nhân dự kiến được chiều hướng phát triển của tư tưởng.
- Bước 4: Phân loại tư tưởng
Đây là vấn đề hệ trọng liên quan đến sinh mệnh chính trị và sự tiến bộ, trưởng
thành của từng con người, từng đơn vị. Căn cứ những kết luận đã rút ra và tình hình
cụ thể của từng đơn vị để phân loại từng đối tượng cụ thể cho phù hợp theo mức: tốt,
khá, trung bình và yếu để quản lý, chú ý những quân nhân chậm tiến.
3. Giải quyết tình hình tư tưởng
Trên cơ sở đánh giá, phân tích đúng tình hình tư tưởng, tìm ra nguyên nhân,
dự kiến chiều hướng vận động phát triển để xác định phương hướng, nội dung, giải
pháp tiến hành giải quyết tình hình tư tưởng bộ đội có hiệu quả.
* Yêu cầu:
- Phải thường xuyên, liên tục, tích cực, chủ động, sáng tạo, nhanh, nhạy, thận
trọng, kịp thời, chính xác; tránh chủ quan, nóng vội, lơ là, mất cảnh giác.
- Phải có phương pháp khoa học, cụ thể, sát tình hình, sát từng đối tượng, kết
hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây làm chính.

3. Công tác Kỹ thuật: Quy định quản lý và sắp xếp trong tủ súng theo hướng dẫn
3842/HD-BTL ngày 14/6/2017 của BTLBC
Trả lời:
1. Quy cách, vị trí để tủ súng
a) Quy cách tủ súng: Tủ súng 02 cánh, có khả năng cất giữ, bảo quản được 12
khẩu súng tiểu liên và 01 hộp đựng súng ngắn được gắn chặt ở đáy, bên phải tủ (nhìn
từ ngoài vào) có khả năng cất chứa 05 khẩu súng ngắn (gọi là tủ súng tiểu đội); tủ
súng TSA-2016, TSB-2016 (tủ súng tiểu đội, trung đội) có khả năng cất giữ, bảo quản
được các loại: súng tiểu liên (súng Galil) có ống phóng lựu kẹp nòng, súng phóng lựu
M79, súng chống tăng RPG-7V (RPG-7V2), súng trung liên RPD (RPK), súng ngắn
K54 (K59) và đồng bộ kèm theo (áp dụng cho các đơn vị được Cục Kỹ thuật cấp).
Chỉ được sử dụng tủ súng do Cục Quân khí sản xuất và được Cục Kỹ thuật Binh
chủng cấp, không được sử dụng các loại tủ súng khác;
b) Vị trí đặt tủ súng
- Đối với đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới: tủ súng được để trong nhà ở bộ
đội, không để ở nhà kho riêng hoặc phòng ở của chỉ huy phân đội;
- Đối với các đơn vị còn lại, nhà trường: tủ súng được để ở khu tập trung đại
đội, tiểu đoàn, trong phòng ở chỉ huy;
2. Cất giữ và quản lý vũ khí, đạn, khí tài
- Tủ súng ngắn cất giữ súng ngắn tập trung tại kho Binh chủng, lữ đoàn, nhà
trường; Súng ngắn, đạn được biên chế cho huấn luyện, SSCĐ cất giữ, quản lý tập
trung tại đầu mối tiểu đoàn;
- Đối với đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới: súng tiểu liên, trung liên, chống
tăng và đồng bộ được cất giữ, quản lý ở cấp tiểu đội, trung đội;
- Đối với đơn vị còn lại, nhà trường: súng tiểu liên được cất giữ, quản lý ở
cấp đại đội, tiểu đoàn;
- Đối với các tổ (trạm) lẻ, trạm Quân bưu
+ Tổ (trạm) lẻ: không cất giữ, quản lý vũ khí, đạn tại tổ (trạm) lẻ;
+ Trạm Quân bưu: không cất giữ, quản lý vũ khí, đạn tại trạm. Trạm không ở
cùng với đại đội, tiểu đoàn khi có yêu cầu nhiệm vụ vận chuyển công văn cần phải
mang theo vũ khí, đạn thì chỉ huy lữ đoàn sẽ lệnh tăng cường người và vũ khí, đạn
ở đại đội xuống đi cùng thực hiện nhiệm vụ.
- Đạn súng ngắn, súng tiểu liên (đạn rời) trang bị theo súng khi làm nhiệm
vụ: hộp tiếp đạn có đạn được để bộ trang cụ đeo trước ngực, chỉ lắp hộp tiếp đạn
không có đạn vào súng; đạn rời không sử dụng cho nhiệm vụ, thu về kho lữ đoàn,
nhà trường;
- Khí tài quang học (nếu có) được cất giữ và quản lý tập trung theo đầu mối
đại đội, tiểu đoàn để trong hộp đúng chủng loại, đồng bộ.
3. Sắp xếp vũ khí, khí tài trong tủ súng
a) Sắp xếp súng trong tủ súng
Sắp xếp trong tủ súng đúng vị trí thống nhất với tem súng, hộp tiếp đạn
không có đạn lắp trên súng;
- Đối với tủ súng tiểu đội: Súng được sắp xếp trên giá đỡ trong tủ từ trái qua
phải (theo hướng nhìn vào mặt trước tủ súng) theo thứ tự: súng tiểu liên (báng gấp,
báng gỗ và báng nhựa), súng M79, súng B41, súng trung liên; tay cầm của súng
hướng vào phía trong, dây súng kẹp sát thân súng. Súng ngắn được sắp xếp trong
hộp đựng súng ngắn, xếp đầu ngắm của súng quay xuống dưới, tay cầm hướng lên
trên, đầu nòng súng hướng vào trong;
- Đối với tủ súng ngắn (áp dụng cho kho binh chủng, lữ đoàn, nhà
trường): tủ có 08 ngăn kéo, 06 ngăn kéo phía trên xếp súng; 02 ngăn kéo phía
dưới xếp băng đạn và thông nòng. Khoang dưới cùng xếp bao da và dây an toàn.
Trên các ngăn kéo xếp súng ngắn, súng được xếp thành 02 hàng, mỗi hàng 06
khẩu, đầu ngắm của súng được quay xuống dưới, tay cầm hướng lên trên, đầu
nòng súng ở hai hàng hướng vào nhau. Xếp súng lần lượt từ trong ra ngoài. Tủ
súng phải có đủ biển tên tủ súng, tem súng, đăng ký biên chế vũ khí trang bị cá
nhân và sơ đồ sắp xếp.
Chú ý:
- Khi sắp xếp súng trong tủ, nếu mỗi loại súng gồm nhiều kiểu và nước khác
nhau sản xuất thì sắp xếp từ trái sang phải theo thứ tự kê biên;
- Súng cất giữ trong tủ súng phải được khóa vòng cò (trừ súng ngắn). Khóa
vòng cò với nhau bằng 01 dây cáp lụa 4-6 luồn qua vòng cò của từng khẩu,
một đầu cáp cố định với vách trái của tủ tại gờ sắt đỡ giá súng bên trái. Tương tự,
đầu còn lại liên kết với vách phải của tủ súng tại gờ sắt đỡ giá súng bên phải bằng
01 khoá.
b) Sắp xếp đạn trong tủ súng
- Hộp đạn được sắp xếp từ (01 đến 02 chồng) tại ngăn dưới của tủ súng theo
thứ tự từ trái qua phải, từ dưới lên trên;
- Đạn rời trang bị theo súng khi cất giữ được để nguyên trong hộp tiếp đạn
theo quy định khi làm nhiệm vụ xếp thành hàng ngay ngắn ở đáy tủ súng, cửa hộp
tiếp đạn quay ra ngoài (nghiêm cấm niêm phong hộp tiếp đạn có đạn).
c) Sắp xếp trang cụ, đồ dùng trong tủ súng
- Dây súng mắc trực tiếp vào súng;
- Thông nòng lắp trực tiếp vào súng (với súng có rãnh lắp thông nòng);
- Hộp phụ tùng để trong đế báng súng (với súng có khuyết để phụ tùng ở đế
báng súng);
- Đối với súng không có khuyết gài thông nòng, khuyết chứa hộp phụ tùng ở
đế báng súng thì thông nòng, hộp phụ tùng được để trong túi đựng hộp phụ tùng
được may liền với túi hộp tiếp đạn hoặc được sắp xếp ở đáy tủ súng;
- Hộp tiếp đạn súng tiểu liên, mỗi khẩu lắp 01 hộp tiếp đạn (không có đạn);
số hộp tiếp đạn súng tiểu liên, trung liên, … không lắp vào súng được sắp xếp
thành từng chồng ở đáy tủ, gần cửa tủ; cửa hộp tiếp đạn quay ra ngoài, hộp tiếp
đạn có đạn và không có đạn để tách nhau;
- Hộp tiếp đạn súng ngắn, mỗi khẩu lắp 01 hộp tiếp đạn (không có đạn), số
còn lại để ở đáy tủ súng cạnh hộp để súng ngắn, hộp tiếp đạn có đạn và không có
đạn để tách nhau;
- Vịt dầu: Xếp thành hàng ngay ngắn ở đáy tủ súng;
- Trang cụ: gấp gọn gàng thành 01 đến 02 chồng, ngay ngắn ở đáy tủ súng;
- Bao đạn, bao súng ngắn được xếp gọn gần hộp đựng súng ngắn.
d) Sắp xếp đồng bộ súng ngắn trong tủ súng ngắn
- Hộp tiếp đạn và thông nòng được xếp 02 ngăn cuối cùng của tủ súng, xếp
hộp tiếp đạn vào ngăn kéo theo từng hàng, từng lớp. Mỗi hàng, mỗi lớp được ngăn
cách bằng bìa các-tông hoặc giấy bảo quản;
- Bao súng và dây an toàn xếp gọn vào ngăn dưới cùng.
e) Quy cách biển tên tủ súng, tem súng
- Biển tên tủ súng đơn vị: Biển có nền đỏ, chữ vàng, viền vàng, dán chính
giữa mép trên tủ súng;
- Tem nền màu trắng, chữ đen, ghi họ tên người giữ súng, tên súng, số hiệu
súng. Tem súng tiểu liên được dán trên thanh gỗ đỡ báng súng trong tủ súng, thẳng
và chính giữa vị trí đặt báng súng; các tem được dán thẳng hàng, nằm ngang. Tem
súng ngắn được dán ở mặt trên hộp đựng súng ngắn, các tem được dán thẳng hàng,
nằm ngang, đối diện với từng khẩu súng ngắn bên trong hộp;
- Tủ súng tiểu đội có 01 bảng đăng ký biên chế vũ khí trang bị kỹ thuật cá
nhân, 01 sơ đồ sắp xếp vũ khí trang bị;
+ Bảng đăng ký biên chế vũ khí trang bị kỹ thuật cá nhân: Được làm trên khổ
giấy A4 dọc, dán ở phía trong cánh tủ bên phải theo hướng đứng từ ngoài nhìn vào tủ;
mép trên của bảng cách mép trên của cánh tủ 10 cm và nằm chính giữa cánh tủ súng;
đăng ký vũ khí vào bảng lần lượt theo thứ tự sắp xếp trong tủ súng từ trái qua phải.
Đối với tủ súng trung đội dán ở cánh tủ bên phải của mỗi ngăn;
+ Sơ đồ sắp xếp vũ khí trang bị trong từng tủ súng, được vẽ trên khổ giấy
A4 ngang, dán ngang ở phía trong cánh tủ bên phải, phía dưới, chính giữa, cách
bảng đăng ký biên chế vũ khí trang bị kỹ thuật cá nhân 05 cm. Thực hiện viết trên
sơ đồ bằng bút chì (khi đơn vị điều động vũ khí, đạn dược nội bộ từ vị trí này tới vị
trí khác, dùng tẩy chì xóa số hiệu của vũ khí, đạn dược cũ bổ sung số hiệu, số
lượng mới theo thực tế cất giữ), ghi chép, thống kê trang bị đầy đủ;
f) Quy định về khóa và quản lý khóa tủ súng
* Quản lý chìa khóa đối với tủ súng cất giữ súng tiểu liên, trung liên, chống
tăng
- Đối với đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới: tủ súng tiểu đội được khoá chắc
chắn bằng 02 khóa ngoài, loại khóa cầu ngang; trung đội trưởng giữ 01 chìa khóa
của 01 khóa (hoặc người được giao phụ trách trung đội); đại đội trưởng (hoặc
người được giao phụ trách đại đội nhưng phải hai người riêng biệt) giữ 01 chìa
khóa của khóa còn lại; số chìa khóa còn lại được lưu tại bảo mật của đơn vị. Khi
mở cửa tủ phải có 02 người. Chìa khóa, dây khóa vòng cò do trung đội trưởng (phụ
trách trung đội) giữ;
- Đối với đơn vị còn lại, nhà trường:
+ Tiểu đoàn bộ: tủ súng (loại tủ súng tiểu đội) được khoá chắc chắn bằng 02
khóa ngoài, loại khóa cầu ngang; phó tiểu đoàn trưởng (hoặc người được giao phụ
trách tiểu đoàn bộ) giữ 01 chìa khóa của 01 khóa; trợ lý tham mưu (hoặc trợ lý kỹ
thuật) giữ 01 chìa khóa của khóa còn lại; số chìa khóa còn lại được lưu tại bảo mật
của đơn vị. Khi mở cửa tủ phải có 02 người. Chìa khóa, dây khóa vòng cò do phó
tiểu đoàn trưởng (hoặc người được giao phụ trách tiểu đoàn bộ) giữ;
+ Đại đội: tủ súng (loại tủ súng tiểu đội) được khoá chắc chắn bằng 02 khóa
ngoài, loại khóa cầu ngang; đại đội trưởng giữ 01 chìa khóa của 01 khóa; chính trị
viên đại đội giữ 01 chìa khóa của khóa còn lại; số chìa khóa còn lại được lưu tại
bảo mật của đơn vị. Khi mở cửa tủ phải có 02 người. Chìa khóa, dây khóa vòng cò
do đại đội trưởng giữ;
* Quản lý chìa khóa hộp đựng súng ngắn: hộp được khoá bằng khoá chìm bảo
đảm chắc chắn, chìa khoá do tiểu đoàn trưởng (hoặc người được giao phụ trách tiểu
đoàn) quản lý (01 chìa khoá), số chìa còn lại được lưu tại bảo mật của tiểu đoàn;
* Khóa tủ súng ngắn (để ở kho) được khóa chắc chắn bằng 02 khóa ngoài,
loại khóa cầu ngang. Thủ kho giữ 01 bộ chìa khóa trong giờ hành chính (hết giờ
gửi bảo mật đơn vị), số chìa còn lại được lưu tại bảo mật của đơn vị;

4. Công tác Hậu cần: Nêu cấu tạo bếp Hoàng Cầm cấp 1?
Trả lời:
Bếp có 3 bộ phận chính: hầm bếp, hệ thống thoát khói và mái che bếp.
1. Hầm bếp.
Hầm bếp có kích thước: Chiều ngang 1,4m, chiều dọc 1,7m.
Hầm bêp gồm các bộ phận: hố ngồi đun; gờ đỡ củi; hố đặt nồi; cửa bếp.
+ Hố ngồi đun: để nuôi quân ngồi đun nấu, đồng thời che chắn ánh lửa và
che chắn đảm bảo an toàn cho nuôi quân. Hố ngồi đun có hình hộp chữ nhật, chiều
ngang 1,4m, chiều dọc 0,9m, sâu 0,8 – 1m; có bậc lên xuống ở bên thành hố.
+ Gờ đỡ củi: gờ đỡ củi chạy ngang hố ngồi đun, rộng khoản 10cm, cao bằng
đáy cửa bếp, có tác dụng đỡ củi không bị rơi xuống hố ngồi đun trong quá trình
nấu ăn.
+ Hố đặt nồi: là nơi đốt cháy củi và để đỡ nồi, phân phối nhiệt đều cho quá
trình nấu ăn. Hố đặt nồi được đào trên kệ bếp, có hình tang trống, khoản tang trống
là 3-5 cm để khi nấu ăn thì miệng nồi luôn cao hơn mặt kệ bếp từ 3-4cm; chiều cao
của hố lớn hơn chiều cao của nồi 20-25cm; khoảng cách giữa các miệng hố đặt nồi
với nhau tới mép hố ngồi đun khoảng 20cm, để đảm bảo vững chắc, tránh sụt lở và
để lửa không bị tạt ra ngoài cửa bếp.
+ Cửa bếp: Cửa bếp để đưa củi vào nấu ăn che chắn không để hắt ánh lửa ra
ngoài, đảm bảo giữ bí mật. Cửa bếp thường có hình vòm, vừa đảm bảo độ vững
chắc, tránh sụt lở, vừa có tác dụng che chắn ánh lửa được tốt. Cửa có đáy rộng từ
20-25cm, thường cao 15-20cm, được đào loe sang 2 bên vào trong.
2. Hệ thống thoát khói
Hệ thống thoát khói có tác dụng hút khí tạo sự đối lưu không khí giúp cho
bếp cháy tốt và dẫn khói thoát ra tạo thành làn khói mỏng bay là là trên mặt đất. Hệ
thống thoát khói gồm 3 bộ phận: hầm khói, đường dẫn khói và tia tản khói.
+ Hầm khói: Bếp có thể đào 1 hoặc 2 hầm khói tùy thuộc vào điều kiện địa
hình cho phép và yêu cầu tản khói. Hầm khói có hình khối lập phương, kích thước
mỗi chiều là 0,8m hoặc 1m.
+ Đường dẫn khói có tiết diện 25x25cm hoặc 30x30cm, gồm 2 đoạn từ hố
đặt nồi đến hầm khói và từ hầm khói 1 sang hầm khói 2, hơi dốc lên 10-15 0 là tốt
nhất. Đường dẫn khói từ hố đặt nồi đến hầm khói 1 dài 2,5-3m. Đường dẫn khói từ
hầm khói 1 lên hầm khói 2 dài 3-5m.
+ Tản tia khói: Mỗi bếp thường có 3 tia tản khói, có tiết diện 20x20cm hoặc
25x25 cm, dài 4-7m, dốc lên 10 – 15 0 là tố nhất; đầu tia tản khói khuất vào tròn bụi
rậm hoặc lùm cây.
+ Hệ thống thoát khói được lát phía trên bằng cây, que tươi, phủ một lớp lá
tươi và trên cùng phủ một lớp đất tơi xốp để cho khói thoát ra thành làn khói
mỏng.
3. Mái che:
Bếp Hoàng Cầm cấp 1 có mái che bằng bạt bếp (hoặc tăng) để che mưa,
nắng, được ngụy trang bằng cành, lá cây.

Đề số 06
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Nêu trách nhiệm quản lý vũ khí, trang bị của chỉ huy các cấp; Phân cấp kiểm
tra, quản, quản lý vũ khí trang bị cấp Tiểu đoàn trong ĐLQLBĐ. Liên hệ thực tế việc quán
triệt và triển khai thực hiện của đồng chí?
Trả lời:
Trách nhiệm quản lý vũ khí, trang bị của chỉ huy các cấp (điều 145)
1. Chịu trách nhiệm về tình hình quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuậ. Thường
xuyên nắm chắc số lượng, chất lượng và tình trạng đồng bộ vũ khí trang bị kỹ thuật trong
đơn vị thuộc quyền.
2. Thường xuyên giáo dục cho quân nhân thuộc quyền tinh thần yêu quý, giữ gìn tốt vũ
khí trang bị kỹ thuật được giao, sử dụng đúng tính năng kỹ thuật, chấp hành các chế độ, quy tắc
bảo quản, bảo dưỡng.
3. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo công tác kỹ thuật, tình trạng vũ khí, trang bị kỹ thuật.
Phân cấp kiểm tra, quản, quản lý vũ khí trang bị (điều 146):
1. Tổ chức kiểm tra tình hình vũ khí trang bị kỹ thuật (bao gồm cả số niêm cất) của người
chỉ huy các cấp như sau:
- Tiểu đoàn trưởng và tương đương mỗi tháng phải kiểm tra ít nhất một Đại đội và một
Trung đội trực thuộc;
2. Trước và sau khi luyện tập, công tác, hành quân chiến đấu, kiểm tra nếu phát hiện hư
hỏng phải nhanh chóng sửa chữa, bổ sung kịp thời.
Liên hệ thực tế đơn vị ?

2. Công tác chính trị: Mối quan hệ của người chỉ huy với Chính ủy, Chính trị viên?
Những vướng mắc cần giải quyết? Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Trả lời
I. Đặt vấn đề
Đi thẳng vào vị trí vai trò của mối quan hệ đó?
II. Giải quyết vấn đề
- Với trọng trách là 2 người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong đơn vị, yêu cầu
đặt ra là phải giải quyết hài hoà mối quan hệ nhằm đạt tới sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ
huy, bảo đảm góp phần giữ vững nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công cá nhân phụ trách.
Muốn vậy, trước hết mỗi người phải có nhận thức đúng đắn về vai trò lãnh đạo của tập thể cấp
uỷ cũng như trách nhiệm cá nhân với cương vị, chức trách được giao.
- Người chỉ huy và chính uỷ (CTV) phải kịp thời thông báo và trao đổi cho nhau biết các
nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên giao, thống nhất nhận định đánh giá tình hình, đề xuất
chủ trương, biện pháp lãnh đạo, báo cáo cấp uỷ (chi bộ) thảo luận, quyết định; sau khi có nghị
quyết của cấp uỷ (chi bộ), xây dựng kế hoạch, phân công tổ chức thực hiện theo chức trách và
kiểm tra việc thực hiện. Người chỉ huy ra các chỉ thị, mệnh lệnh để thực hiện toàn bộ hoạt động
quân sự; Chính uỷ (CTV) chỉ thị, hướng dẫn và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động CTĐ,
CTCT trong đơn vị.
- Trường hợp có ý kiến khác nhau phải cùng nhau trao đổi để thống nhất. Nếu đã trao đổi
kỹ mà chưa thống nhất phải kịp thời đưa ra cấp uỷ (chi bộ) thảo luận, quyết định hoặc báo cáo
cấp trên quyết định.
- Trường hợp khẩn trương trong chiến đấu, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn) không
họp được cấp uỷ; hoặc có tình huống phát sinh ngoài phương án, người chỉ huy và chính uỷ
(CTV) bàn bạc thống nhất để quyết định, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình về
các quyết định đó. Khi có những vấn đề trao đổi kỹ mà chưa thống nhất, người chỉ huy được
quyền quyết định để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, sau đó phải báo cáo và chịu trách nhiệm
trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình về các quyết định đó.
* Những vướng mắc cần giải quyết: Hạn chế trong giải quyết mối quan hệ, ví dụ: Người
chỉ huy và chính ủy, chính trị viên có lúc, có viêc̣ chưa mạnh dạn trao đổi, bàn bạc với nhau. Lý
do vì sao? Phương hướng giải quyết ntn?
* Liên hệ trách nhiệm bản thân: Theo chức trách nhiệm vụ
III. Kết thúc vấn đề
Khái quát lại nội dung; vị trí vai trò của việc giải quyết mối quan hệ giữa 2 cán bộ chủ trì
đơn vị đến xây dựng đơn vị VMTD, tổ chức Đảng TSVM?

3. Công tác Kỹ thuật: Tại đơn vị VKTBKT được phân thành mấy nhóm?
Trả lời:
a. Theo tính chất quản lý: VKTBKT được phân thành 2 nhóm
- VKTBKT nhóm 1: là những VKTBKT và tổ hợp VKTBKT, thường là trang bị chính,
khi sử dụng độc lập có khả năng hoàn thành công việc (nhiệm vụ).
- Trang bị kỹ thuật nhóm 2: là các loại phụ tùng, bộ phận chi tiết để bảo đảm sự đồng bộ
theo trang bị của VKTBKT nhóm 1.
b. Theo tính chất bảo đảm kỹ thuật: VKTBKT được phân thành 3 nhóm:
- Trang bị chính: là trang bị trực tiếp tạo nên hỏa lực, bảo đảm cơ động, bảo đảm chiến đấu.
- Trang bị bổ trợ: là trang bị phục vụ cho trang bị chính hoạt động, đi đồng bộ với trang bị chính.
- Trang bị bảo đảm: là trang bị phục vụ cho việc kiểm tra, chuẩn bị sử dụng, bảo quản, bảo
dưỡng kỹ thuật, sửa chữa, niêm cất VKTBKT.

4.Công tác Hậu cần: Nêu tiêu chuẩn quân lương năm 2020?
Trả lời:
1. Tiêu chuẩn tiền ăn: Từ 01/07/2020 tiền ăn của HSQ-BS bộ binh = 62.000
đồng/người/ngày, 78.000 đồng/người/ngày,phục vụ =70 k
- Tổ chức chia ăn theo định xuất, thực hiện cơ cấu ăn hợp lý (2-4-4) tiền ăn.
2. Tiêu chuẩn bánh chưng Tết: Tiêu chuẩn mỗi đồng chí 04 chiếc bánh chưng
3. Tiêu chuẩn ăn lễ Tết: HSQ CS, HL được hưởng 11 ngày ăn lễ tết ( ngày
1/1, 5 ngày tết Nguyên Đán, ngày giỗ tổ 10/3 AL, ngày 30/4 và 1/5, ngày 2/9 và ngày
22/12 ).
Đề số 07
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Những hình thức khen thưởng đối với quân nhân, tập thể cá nhân; quyền hạn
khen thưởng đối với quân nhân thuộc quyền của Tiểu đội trưởng đến Tiểu đoàn trưởng; thứ tự
các bước tiến hành khen thưởng trong ĐLQLBĐ. Liên hệ thực tế đơn vị đồng chí?
Trả lời:
I. Hình thức khen thưởng đối với quân nhân (Điều 187):
1. Biểu dương.
2. Chụp ảnh trước Quân kỳ.
3. Tặng danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến; Lao động tiên tiến.
4. Tặng giấy khen.
5. Tặng bằng khen.
6.Tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.
7. Tặng huy chương, huân chương.
8. Tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước.
II. Hình thức khen thưởng đối với các tập thể (Điều 188):
1. Biểu dương.
2. Tặng danh hiệu Đơn vị tiên tiến; Tập thể lao động tiên tiến.
3. Tặng giấy khen.
4. Tặng bằng khen.
5. Tặng danh hiệu Đơn vị quyết thắng.
6. Tặng cờ thưởng cho cấp trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn và tương đương.
7. Tặng huy chương, huân chương.
8. Tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước.
III. Quyền hạn khen thưởng đối với quân nhân và đơn vị thuộc quyền (Điều 189):
1. Tiểu đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền biểu dương chiến sỹ.
2. Trung đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền biểu dương đến Tiểu đội trưởng
và đơn vị Tiểu đội.
3. Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội và chức vụ tương đương được quyền biểu dương
đến trung đội trưởng, sĩ quan đến cấp thượng úy, đơn vị đến cấp trung đội.
4. Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn và chức vụ tương đương được quyền biểu
dương đến đại đội trưởng, chính trị viên đại đội và tương đương, sĩ quan đến cấp đại uý, đơn vị
đến đại đội.
IV. Thứ tự các bước tiến hành khen thưởng (Điều 190):
1. Quân nhân, đơn vị có thành tích được đề nghị xét khen thưởng từ hình thức giấy khen đến
danh hiệu vinh dự Nhà nước, phải báo cáo thành tích trước tập thể đơn vị để mọi người xét bình bầu.
2. Hội đồng (ban, tổ) thi đua tư vấn cho cấp uỷ đảng, người chỉ huy và chính uỷ, chính trị
viên đơn vị về hình thức, mức khen. Các trường hợp được đề nghị khen thưởng phải được thông
qua cấp uỷ đảng cùng cấp.
3. Người chỉ huy hoặc chính uỷ, chính trị viên ra quyết định hoặc đề nghị cấp trên ra quyết
định khen thưởng.
4. Tổ chức công bố quyết định khen thưởng:
a) Quyết định khen thưởng quân nhân hay đơn vị phải được công bố trước toàn thể đơn vị
hoặc toàn thể cán bộ hoặc gửi cho từng cấp có liên quan, đồng thời ghi vào lý lịch từ hình thức
giấy khen trở lên;
b) Đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên được tặng cờ thưởng, tặng huân
chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, phải tổ chức trao nhận theo nghi lễ quân đội;
c) HSQ-BS được tặng bằng khen trở lên, đơn vị phải thông báo về gia đình và chính
quyền địa phương của quân nhân đó.
Liên hệ thực tế đơn vị ?

2. Công tác chính trị: Một số chiến sĩ trong đơn vị đồng chí có ý định đảo, bỏ ngũ; trên
cương vị chức trách được giao đồng chí xử trí như thế nào?
Trả lời
* Đặt vấn đề:
* Cách xử trí:
1. Đối với trung đội trưởng
* Bước 1: Nghiên cứu, phân tích tình hình tư tưởng
- Gặp gỡ, trao đổi với đội ngũ chiến sĩ bảo vệ, tiểu đội trưởng, đài trưởng nắm diễn biến
tư tưởng của số chiến sĩ có ý định đảo ngũ.
- Tìm hiểu về lai lịch chính trị, hoàn cảnh gia đình; lập trường chính trị, tinh thần, thái độ
trách nhiệm; trình độ nhận thức khí chất, tâm lý và phẩm chất đạo đức, lối sống; thể trạng sức
khoẻ của các chiến sĩ có dấu hiệu chuẩn bị đảo ngũ. Đặc biệt cần nắm chắc các mối quan hệ
trong và ngoài đơn vị của số quân nhân này.
- Tiến hành tổng hợp, phân loại, hệ thống các biểu hiện. Kết luận sơ bộ hiện tượng chuẩn
bị đảo ngũ của quân nhân là đúng hay sai. Nếu đúng, tìm hiểu rõ nguyên nhân.
* Bước 2: Đánh giá, giải quyết, hạn chế những vấn đề dẫn tới nguyên nhân chuẩn bị
đảo ngũ của các quân nhân.
- Thống nhất với phó trung đội trưởng, cán bộ tiểu đội trưởng, đài trưởng (nếu có) đánh
giá, kết luận đúng thực chất: tư tưởng chuẩn bị đảo ngũ của các quân nhân (có hay, không có);
mức độ; chiều hướng phát triển; phạm vi ảnh hưởng...
- Duy trì nghiêm các chế độ sinh hoạt, chế độ phản ánh, chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra,
quản lý, phân tích tư tưởng trong đơn vị.
- Hướng dẫn tiểu đội trưởng (đài trưởng), tổ chức đoàn nắm chắc tình hình tư tưởng,
động viên các quân nhân.
- Kết hợp với gia đình, bạn bè, đồng hương…(những người có ảnh hưởng lớn tới các
quân nhân chuẩn bị đảo ngũ, để động viên, quản lý họ).
- Trực tiếp gặp gỡ, động viên, biểu dương những mặt tích cực và đáp ứng những nhu cầu
cấp thiết của các chiến sĩ.
- Tổng hợp tình hình báo cáo đại đội.
* Bước 3: Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình tư tưởng của đơn vị
- Đánh giá ưu, nhược điểm của quá trình giải quyết tình hình tư tưởng; những khiếm
khuyết và bất cập thuộc về chính sách, quy định của đơn vị (nếu có, báo cáo cấp trên điều
chỉnh).
- Dự báo tình hình và áp dụng các giải pháp không để tái phát.
- Sinh hoạt đơn vị rút kinh nghiệm, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
cán bộ, chiến sĩ.
2. Đối với cán bộ đại đội, tiểu đoàn
* Bước 1: Nghiên cứu, phân tích tình hình
- Trao đổi, thống nhất với chính trị viên tổ chức gặp gỡ đội ngũ chiến sĩ bảo vệ, trung đội
trưởng, tiểu đội trưởng nắm diễn biến tư tưởng của số chiến sĩ có ý định đảo ngũ.
- Tìm hiểu, nắm chắc về hoàn cảnh gia đình; lập trường chính trị, tinh thần, thái độ trách
nhiệm; trình độ nhận thức khí chất, tâm lý và phẩm chất đạo đức, lối sống; thể trạng sức khoẻ
của các chiến sĩ có dấu hiệu chuẩn bị đảo ngũ. Đặc biệt cần nắm chắc các mối quan hệ trong và
ngoài đơn vị của số quân nhân này.
- Tổ chức hội ý cấp uỷ, chỉ huy thống nhất chủ trương, biện pháp quản lý quân nhân,
ngăn ngừa hiện tượng đảo, bỏ ngũ.
* Bước 2: Triển khai các biện pháp quản lý quân nhân
- Cùng chính trị viên giao nhiệm vụ cho đội ngũ cấp uỷ, chiến sĩ bảo vệ, trung đội
trưởng, tiểu đội trưởng; phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng để nắm chắc tình hình tư
tưởng của số quân nhân có ý định đảo, bỏ ngũ.
- Duy trì nghiêm nền nếp, chế độ sinh hoạt, chế độ phản ánh, chế độ báo cáo, chế độ
kiểm tra, quản lý quân nhân trong đơn vị.
- Tăng cường kiểm tra, bám sát hoạt động của bộ đội, nhất là trong ngày nghỉ, giờ nghỉ.
- Cùng chính trị viên gặp gỡ, giáo dục, động viên số quân nhân có ý định đảo, bỏ ngũ.
Kết hợp với gia đình, bạn bè, đồng hương…(những người có ảnh hưởng lớn tới các quân nhân
chuẩn bị đảo ngũ, để động viên, quản lý họ).
- Giải quyết kịp thời những khiếm khuyết và bất cập thuộc về chính sách, quy định của đơn
vị (nếu vượt quá thẩm quyền báo cáo cấp trên giải quyết). Xử lý kiên quyết các hiện tượng quân
phiệt, thiếu tinh thần trách nhiệm và hiện tượng vi phạm các chế độ, quy định của đội ngũ cán bộ.
- Tổng hợp tình hình báo cáo cấp trên
* Bước 3: Tổ chức rút kinh nghiệm
- Tổ chức hội nghị cấp uỷ, chỉ huy rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ huy bộ đội.
- Nhận định, dự báo tình hình và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa không để tái phát.
- Tổ chức sinh hoạt đơn vị rút kinh nghiệm, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của cán bộ, chiến sĩ.

3. Công tác Kỹ thuật: Điều lệ công tác kỹ thuật thông tin quy định mấy mức sửa chữa?
Trả lời:
Điều lệ công tác kỹ thuật QĐND VN quy định có 3 mức sửa chữa:
- Sửa chữa nhỏ: nhằm khắc phục hư hỏng nhẹ, thông thường bằng cách thay thế hoặc khôi phục
các chi tiết, bộ phận riêng biệt của VKTBKT và kiểm tra, điều chỉnh tham số kỹ thuật của chúng.
- Sửa chữa vừa: nhằm khắc phục các hư hỏng, khôi phục tính năng chiến kỹ thuật của
VKTBKT bằng cách thay thế hoặc sửa chữa những chi tiết, bộ phận hư hỏng, hao mòn và kiểm
tra tình trạng kỹ thuật những bộ phận còn lại.
- Sửa chữa lớn: nhằm khắc phục toàn bộ hư hỏng, khôi phục tính năng chiến kỹ thuật, độ
bền, độ tin cậy của VKTBKT bằng cách tháo toàn bộ, kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa tất cả các
chi tiết, bộ phận hư hỏng, tổng lắp, kiểm tra điều chỉnh tổng hợp và thử nghiệm.

4. Công tác Hậu cần: Khi có tình huống chập, cháy điện ở đơn vị xảy ra, đ/c xử lý như
thế nào?
Trả lời:
1. Tên tình huống: Chập, cháy điện
2. Tình huống dẫn dắt
Do thiên tai, cháy lan từ khu vực xung quah; Ý thức người sử dụng không tốt, không đúng
quy trình, các thiết bị tiêu thụ điện sử dụng lâu năm, do cố ý của một số phần tử xấu…dẫn đến
chập, cháy điện.
3. Nhận định tình huống
Chập, cháy điện do sử dụng điện quá tải; Do chập mạch; Do mối nối dây dẫn không tốt;
Do phóng điện sét; Do sử dụng các thiết bị điện kém chất lượng; Do đốt rác gần nơi có dây dẫn
điện đi qua; Do thiên tai …
4. Quyết tâm xử lý tình huống
Sau khi tiếp nhận thông tin sự việc; người chỉ huy chỉ đạo nhân viên nhanh chóng báo
động nhanh nhất; ngắt nguồn điện đến khu vực có cháy; huy động lực lượng sơ tán người và tài
sản ra khỏi khu vực cháy và bằng mọi biện pháp, thiết bị chữa cháy; gọi điện cho lực lượng
phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp nếu đám cháy vượt khả năng kiểm soát của đơn vị. Sau
khi xử lý xong đám cháy, chỉ đạo tổng hợp báo cáo theo phân cấp
5. Quy trình xử lý của người chỉ huy, cơ quan, đơn vị
Bước 1: Khi phát hiện cháy cần báo động gấp: hô hoán, gõ kẻng …
Bước 2: Cắt nguồn điện đến khu vực có đám cháy; sơ tán người, vật tư thiết bị ra khỏi khu
vực bị cháy
Bước 3: Sử dụng các phương tiện chữa cháy như bình chữa cháy, cát, nước …
Bước 4: Bằng mọi biện pháp ngăn không cho đám cháy lan rộng
Bước 5: Gọi điện cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy 114

Đề số 08
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Trình bày các trạng thái SSCĐ, Nhiệm vụ A, A2, A3, A4 là gi, thời gian
chuyển TTSSCĐ từ thường xuyên lên cao thực hiện nhiệm vụ A cấp c, d là bao nhiêu thời
gian ?
1. Trạng thái SSCĐ
- SSCĐ thường xuyên, SSCĐ tăng cường, SSCĐ cao, SSCĐ toàn bộ.
2. thời gian chuyển TTSSCD nhiệm vụ A: từ TX- Cao: c= 2h 40, d=2h 50
A: làm nhiệm vũ chiếc đấu bảo vệ đất
A2 nhiệm vụ chiến đấu chống bảo loạn , bảo vệ trật tự an ninh XH,
A3 nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, hải đảo, biên giới.
A4 nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, đánh địch tập kích đường không.
2. Công tác chính trị: Qua dư luận phản ánh, trong đơn vị có một số quân nhân ghi
lô đề, vay nợ nặng lãi, là chỉ huy đơn vị đồng chí xử trí thế nào?
Trả lời
* Đặt vấn đề:
* Cách xử trí:
- Hội ý, trao đổi trong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, thống nhất nhận định, đánh giá đề xuất
biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời.
- Điều tra từ nhiều nguồn thông tin để xác minh làm rõ sự việc, đối tượng, tính chất, mức
độ; cần thiết bí mật tiếp cận, nắm các đối tượng có liên quan đến ghi lô đề, vay nặng lãi (từ
người ghi lô đề, vay nặng lãi; đến chủ ghi lô đề, người cho vay nặng lãi). - Trực tiếp gặp gỡ
những quân nhân ghi lô đề, vay nặng lãi, cắm ký nợ quán; triển khai viết tường trình kiểm điểm
để nắm tình hình (thời gian vay, số tiền, nơi vay, lãi xuất, hiện nay còn nợ bao nhiêu…). Căn cứ
vào tường trình và kết quả sơ bộ đã tìm hiểu điều tra tiếp tục làm rõ những vấn đề còn mâu
thuẫn.
- Sau khi đã tiến hành xác minh đúng đối tượng, lỗi vi phạm và nguyên nhân dẫn tới việc
vi phạm, trên cơ sở cán bộ được phân công tiến hành gặp gỡ riêng để giáo dục động viên, phân
tích đúng, sai, tác hại ảnh hưởng của hành vi vi phạm đó vi phạm vào qui định nào, hình thức xử
lý kỷ luật ở mức độ nào? được qui định ở văn bản nào....hành vi đó có lợi hay hại đến sự phấn
đấu của bản thân và gia đình, ảnh hưởng đến uy tín...và thành tích của đơn vị (có thể lấy ví dụ
những đ/c đã mắc phải để giáo dục có tính thuyết phục ....). Báo cáo lãnh đạo, chỉ huy cấp trên,
xin ý kiến chỉ đạo.
- Triển khai sinh hoạt ở các cấp, nội dung sinh hoạt cần đạt được:
+ Chỉ rõ tính chất, mức độ, ảnh hưởng của sự việc (đối với cá nhân và tập thể).
+ Xác định nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc vay nặng lãi
+ Xác định rõ trách nhiệm của từng người, tiểu đội, trung đội, đại đội…
+ Hình thức xử lý kỷ luật
+ Đề xuất các biện pháp khắc phục, kinh nghiệm
- Trong sinh hoạt Đảng, sinh hoạt đơn vị thông báo kết quả giải quyết và quán triệt giáo
dục nhắc nhở mọi quân nhân, quyết không để các tệ nạn xẩy ra trong đơn vị. Nếu đồng chí nào
vi phạm sẽ cương quyết xử lý theo qui định.....(trong nghị quyết xác định rõ nội dung,biện pháp
lãnh đạo của chi bộ quyết tâm khắc phục các tệ nạn không để còn tồn tại trong đơn vị...).
- Trong chỉ huy, cấp uỷ chi bộ phân công cán bộ, đảng viên có uy tín kèm cặp giúp đỡ động
viên; thông báo và phối hợp chặt chẽ với gia đình quân nhân vi phạm để giáo dục, quản lý và giải
quyết hậu quả; phối hợp với các cơ quan và chủ nợ để khoanh nợ không tính lãi. Thường xuyên
theo dõi sự tiến bộ của quân nhân vi phạm và động viên kịp thời những cố gắng của quân nhân.
- Sinh hoạt đơn vị rút kinh nghiệm, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
cán bộ, chiến sĩ.

3. Công tác Kỹ thuật: Nội dung công tác quản lý VKTBKT?


Trả lời:
Điều lệ công tác kỹ thuật QĐND VN quy định công tác quản lý VKTBKT có 3 nội dung:
- Quản lý số lượng VKTBKT
- Quản lý chất lượng VKTBKT
- Quản lý chủng loại và đồng bộ VKTBKT
4. Công tác Hậu cần: Khi có tình huống quân nhân trong đơn vị bị điện giật, đ/c sẽ xử
lý như thế nào?
Trả lời:
1. Tên tình huống: Cấp cứu điện giật
2. Tình huống dẫn dắt
Ngay khi bị điện giật, dòng điện làm tê liệt các dẫn truyền thần kinh gây rối loạn điều tiết
vận mạch, da tím tái có thể gây bỏng tại chỗ, ngừng tim, ngừng thở
3. Nhận định tình huống
- Dòng điện làm tê liệt các dẫn truyền thần kinh gây rối loạn điều tiết vận mạch, da tím tái,
có thể ngừng tim, ngừng thở, gây bỏng tại chỗ
4. Quyết tâm xử trí
- Nhanh chóng gọi người hỗ trợ ngắt dòng điện, đưa nạn nhân ra khỏi nguồn điện, chỗ
nguy hiểm về nơi an toàn một cách nhanh nhất; báo cáo thủ trưởng các cấp theo quy định
- Khẩn trương tiến hành nhanh các biện pháp hồi sức tích cực, băng bó cầm máu nếu có
tổn thương bỏng, chuyển nạn nhân về bệnh viện gần nhất.
5. Quy trình xử trí
- Bước 1: Tìm mọi cách tách nguồn điện ra khỏi cơ thể nạn nhân. Lưu ý người cứu phải
bình tĩnh ngắt cầu giao điện hoặc cầu chì, dùng gậy khô, que nhựa... vật không dẫn điện để tách
người bị điện giật ra khỏi dây điện .
- Bước 2: Nhanh chóng khám sơ bộ: Thở hay không, mạch (bắt mạch bẹn, cổ tay mạch
cảnh), huyết áp, ý thức (tỉnh hay mê...).
- Bước 3: Nếu nạn nhân ngừng tim, hô hấp, phải tiến hành hô hấp nhân tạo ép tim ngoài
lồng ngực tại chỗ cho nạn nhân;
- Bước 4: Xử trí các tổn thương khác nếu có: Băng bó, cầm máu, cố định gẫy xương...Tại
chỗ tổn thương bỏng có thể đắp gạc sạch, băng che phủ vết thương
- Bước 5: Vận chuyển về tuyến viện gần nhất theo đúng chỉ định.

Đề số 09
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Đồng chí hãy nêu những hình thức xử phạt đối với HSQ- BS, QNCN, SQ;
thứ tự các bước tiến hành xử phạt ,quyền hạn xử phạt từ cấp tiểu đội đến tiểu đoàn quy định tại
TT 192/2016/ TT- BQP. Liên hệ thực tế đơn vị đồng chí?
Trả lời:
I. Hình thức xử phạt đối với HSQ – BS (Điều 9):
a. Khiển trách;
b. Cảnh cáo;
c. Giáng chức;
d. Cách chức;
e. Giáng cấp bậc quân hàm;
f. Tước danh hiệu quân nhân.
II. Hình thức xử phạt đối với sĩ quan, QNCN (Điều 9):
a. Khiển trách;
b. Cảnh cáo;
c. Giáng chức;
d. Cách chức;
e. Hạ bậc lương;
f. Giáng cấp bậc quân hàm;
g. Tước quân hàm sĩ quan;
Điều 41. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan,
đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm
điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi
phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh
được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người
vi phạm.
2. Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi
phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào
biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập
thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề
xuất hình thức kỷ luật.
3. Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc uỷ quyền cho cấp có
thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu
người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi
phạm. để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
5. Báo cáo cấp ủy Đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật
theo quyền hạn phân cấp.
7. Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở
đơn vị.
Điều 45. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người vi phạm kỷ luật thuộc
quyền quản lý
1. Tiểu đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền khiển trách chiến sĩ.
2. Trung đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền khiển trách đến
tiểu đội trưởng và tương đương.
3. Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội, trạm trưởng Biên phòng và chức vụ
tương đương được quyền:
a) Khiển trách đến trung đội trưởng và tương đương; sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp đến cấp đại úy; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có
mức lương tương đương cấp đại úy;
b) Cảnh cáo đến tiểu đội trưởng và tương đương; hạ sĩ quan đến cấp trung sĩ;
công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có mức lương tương đương cấp
thượng úy;
Liên hệ thực tế đơn vị ?

2. Công tác chính trị: Thời gian gần đây, trong đơn vị có quân nhân thường xuyên
chấp hành không nghiêm quy định về sử dụng rượu, bia. Trên cương vị, chức trách được
giao đồng chí xử lý như thế nào?
Trả lời
* Đặt vấn đề:
* Cách xử trí:
- Hội ý chỉ huy nhận định tình hình, thống nhất cách giải quyết.
- Tiến hành gặp gỡ quân nhân đó, xác định rõ lý do vi phạm về quy định sử dụng rượu, bia (vì
chuyện gia đình, người yêu, đơn vị hay vì nghiện rượu) để có biện pháp giải quyết cho phù hợp.
- Giáo dục, động viên quân nhân thấy được tác hại của việc uống rượu, và làm ảnh hưởng
đến kết quả thực hiện nhiệm vụ đơn vị.
- Tiến hành lập các biên bản theo quy định. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức
cho tiểu đội, trung đội (đại đội hoặc tập trung tiểu đoàn) có quân nhân vi phạm tiến hành sinh
hoạt xét kỷ luật.
- Phân công cán bộ theo dõi giúp đỡ quân nhân nhân đó tiến bộ.
- Thông báo với gia đình để phối hợp giáo dục và động viên quân nhân; đẩy mạnh các
hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao để lôi cuốn quân nhân đó cùng tham gia
- Sinh hoạt đơn vị rút kinh nghiệm, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
cán bộ, chiến sĩ.
- Kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
3. Công tác Kỹ thuật: Trách nhiệm của người chỉ huy trong công tác kiểm tra CTKT.
Liên hệ trách nhiệm bản thân đối với nhiệm vụ CTKT trên cương vị chức trách được giao?
Trả lời:
Kiểm tra CTKT là trách nhiệm của người chỉ huy, chủ nhiệm kỹ thuật và các chuyên
ngành kỹ thuật nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ CTKT của đơn vị, đánh giá
kết quả chỉ huy, chỉ đạo của cấp kiểm tra đối với đơn vị về CTKT để có biện pháp thích hợp tổ
chức thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp đạt kết quả cao.
Liên hệ bản thân: ?

4. Công tác Hậu cần: Nêu tiêu chuẩn quân y, doanh trại năm 2020?
Trả lời:
1. Tiêu chuẩn doanh trại
- Hạ sĩ quan, binh sĩ: 10 KWh/người/tháng
- CNVQP: 15 KWh/người/tháng
- Cấp uý: 25 KWh/người/tháng
+ Cấp thiếu tá, trung tá: 35 KWh/người/tháng
+ Cấp thượng tá, đại tá: 105 KWh/người/tháng
- Tiêu chuẩn nước: 140lít/người/ngày (gồm cả nước sinh hoạt, nấu ăn)
2. Tiêu chuẩn quân y
* Tiêu chuẩn thuốc, bông băng dùng tại đơn vị
- Cán bộ cao cấp: 240.000 đồng/người/năm
- Cán bộ trung cấp: 130.000 đồng/người/năm
- Cán bộ sơ cấp: 130.000 đồng/người/năm
- HSQ - CS : 100.000 đồng/người/năm
* Tiêu chuẩn về dụng cụ và tạp chi vệ sinh
- Dụng cụ, tạp chi vệ sinh: 32.000 đồng/người/năm
- Giấy vệ sinh cho chiến sĩ: 02 cuộn /người/tháng (51.600đ/người/năm)
- Hỗ trợ xử lý rác thải: 30.000 đồng/người/năm (đ.vị đóng quân ở thành
phố, thị xã)
- Hỗ trợ xử lý rác thải: 18.000đ/người/năm (ở địa bàn còn lại).

Đề số 10
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Những giải pháp của bản thân khi đơn vị mình quản lý có quân nhân chấp
hành chế độ quy định không nghiêm, có dấu hiệu chống đối?
Trả lời:
1. Tên tình huống: Quân nhân chấp hành chế độ quy định không nghiêm, có dấu
hiệu chống đối.
2. Tình huống dẫn dắt và cụ thể
Trong quản lý, chỉ huy đơn vị có quân nhân thời gian trước vẫn chấp hành tốt các quy định
của đơn vị, thời gian gần đây có các biểu hiện tiêu cực (mệt mỏi, chán nản, tính khí thất thường,
lấy lý do ốm, đau không tham gia hoặc tham gia không bình thường vào các hoạt động chung,
trực tiếp tham gia hoặc lôi kéo người khác tham gia vào các hoạt động chơi bời, trộm cắp, quậy
phá, chống đối ngầm, chấp hành sai các quy định của đơn vị, cố tình làm trái mệnh lệnh hoặc
không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy).
3. Nhận định tình huống
- Do gia đình, người thân có các vấn đề như: ốm đau, bệnh tật, sa sút về kinh tế hoặc rạn
nứt tình cảm trong gia đình …
- Do tác động của các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội, ăn chơi, cục bộ địa
phương kéo bè, kéo cánh.
- Do công tác quản lý, chỉ huy, điều hành của cán bộ trong đơn vị không sâu sát hoặc có
những sai phạm.
- Do quân nhân có mâu thuẫn với chỉ huy phân đội hoặc mâu thuẫn với quân nhân khác
trong đơn vị, quân nhân không hiểu hết và không nắm chắc được Điều lệnh Quân đội, quy định
chung của đơn vị nên khi thực hiện không đúng hoặc cố tình làm sai gây khó khăn cho đơn vị.
4. Quyết tâm xử trí tình huống
Tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc trên, kiên trì giáo dục kể cả gặp gỡ giáo dục
riêng; có biện pháp kiên quyết không để dư âm kéo dài trong đơn vị.
5. Quy trình xử trí của người chỉ huy cơ quan, đơn vị
Bước 1: Qua các kênh thông tin, chỉ huy các cấp nhanh chóng tìm hiểu kỹ về tình hình gia
đình, quan hệ, tình cảm của quân nhân, tình hình đơn vị, xác đinh nguyên nhân để có biện pháp
ngăn chặn xử trí kịp thời.
- Nắm công tác quản lý, điều hành tổ chức của đơn vị, của cán bộ quản lý quân nhân thông
qua các hoạt động của đơn vị, qua các quân nhân trong đơn vị đó và qua các quân nhân khác
trong đơn vị.
Bước 2: Gặp gỡ quân nhân giáo dục, hướng dẫn, động viên và có các biện pháp giúp đỡ
để quân nhân nhận thức rõ những việc làm sai trái và chức trách, nhiệm vụ, trách nhiệm nghĩa
vụ của bản thân đối với gia đình, đơn vị. Thông qua các hoạt động của đơn vị đẩy mạnh ý thức
đấu tranh phê bình, tự phê bình chống các biểu hiện tiêu cực.
- Hướng dẫn, chấn chỉnh cán bộ quản lý quân nhân hoặc có biện pháp xử lý kỷ luật cán bộ
nếu có sai phạm.
Bước 3: Tổ chức sinh hoạt rút kinh nghiệm chung. Chấn chỉnh lại nền nếp hoạt động của
đơn vị, tăng cường duy trì nền nếp chế độ quy định. Quản lý chặt chẽ đối với quân nhân có ý
thức chấp hành không nghiêm và mọi quân nhân khác trong thực hiện nhiệm vụ.
- Nếu quân nhân tiếp tục thực hiện sai hoặc không chấp hành nghiêm điều lệnh và các quy
định của đơn vị: Phối hợp cùng gia đình quân nhân để quản lý, hướng dẫn, giải thích, động viên
quân nhân. Triển khai các hình thức xử phạt theo đúng quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội.
Tổ chức sinh hoạt rút kinh nghiệm và triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho mọi
quân nhân hiểu rõ chức trách nhiệm vụ trong xây dựng đơn vị, đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ và thực hiện mệnh lệnh của chỉ huy.

2. Công tác chính trị: Trong đơn vị xảy ra hiện tượng mất đoàn kết giữa chiến sĩ cũ và
chiến sĩ mới, là chỉ huy đồng chí xử trí thế nào?
Trả lời
* Đặt vấn đề:
* Cách xử trí:
- Nhanh chóng bằng mọi biện pháp phải ngăn chặn kịp thời không để bộ đội đánh nhau
xẩy ra và gây hậu quả xấu (nếu đã xảy ra hậu quả kịp thời sơ cứu ban đầu rồi nhanh chóng đưa
quân nhân đi khám, cấp cứu).
- Hội ý nhanh chỉ huy nhận định tình hình, thống nhất cách giải quyết. Báo cáo ngay lên
cấp trên theo phân cấp.
- Tiến hành tách số chiến sĩ mới và chiến sĩ cũ, tiến hành sinh hoạt làm rõ nguyên nhân
dẫn đến mất đoàn kết (xuất phát từ đâu, ai cầm đầu, ai quá khích....) phát huy vai trò của chiến sĩ
bảo vệ, chiến sĩ dân vận, tổ trưởng tổ 3 người và những người biết sự việc đễ tìm hiểu nguyên
nhân của việc xẩy ra mất đoàn kết....
- Gặp gỡ, triển khai cho các quân nhân vi phạm kỷ luật viết tường trình, kiểm điểm
theo phân cấp.
- Căn cứ vào nguyên nhân, mức độ hậu quả dẫn đến mất đoàn kết để tiến hành xem xét,
xử lý cho phù hợp, đúng người đúng vi phạm.
- Tổ chức sinh hoạt đơn vị, giáo dục cho bộ đội về phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của Bộ
đội Cụ Hồ, về tình thương yêu đồng chí, đồng đội; nét đẹp truyền thống đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau của các thế hệ cha anh để mọi quân nhân hiểu rõ và chấm dứt hiện tượng mất
đoàn kết trong đơn vị, cùng nhau phấn đấu xây dựng đơn vị VMTD./.

3. Công tác Kỹ thuật: Điều lệ CTKTTT quy định sự cố, tai nạn lao động được phân
thành mấy loại?
Trả lời:
Điều lệ CTKTTT quy định sự cố, tai nạn lao động được phân thành 3 loại:
* Loại A: sự cố, tai nạn lao động gây ra một trong những hậu quả
- Làm chết người hoặc bị thương nặng từ 2 người trở lên.
- VKTBKT bị hư hỏng nặng phải hủy bỏ hoặc sửa chữa lớn.
* Loại B: sự cố, tai nạn lao động gây ra một trong những hậu quả
- Làm người bị thương nặng nhưng chưa đến mức tàn phế, mất sức lao động hoặc làm bị
thương nhẹ từ 3 người trở lên.
- VKTBKT bị hư hỏng phải sửa chữa vừa.
* Loại C: sự cố, tai nạn lao động gây ra một trong những hậu quả
- Làm người bị thương nhẹ từ 1 đến 2 người.
- VKTBKT bị hư hỏng phải sửa chữa nhỏ.

4.Công tác Hậu cần: Nêu tiêu chuẩn quân lương năm 2020?
Trả lời:
1. Tiêu chuẩn tiền ăn: Từ 01/07/2020 tiền ăn của HSQ-BS bộ binh = 62.000
đồng/người/ngày, 78.000 đồng/người/ngày,phục vụ =70 k
- Tổ chức chia ăn theo định xuất, thực hiện cơ cấu ăn hợp lý (2-4-4) tiền ăn.
2. Tiêu chuẩn bánh chưng Tết: Tiêu chuẩn mỗi đồng chí 04 chiếc bánh chưng
3. Tiêu chuẩn ăn lễ Tết: HSQ CS, HL được hưởng 11 ngày ăn lễ tết ( ngày
1/1, 5 ngày tết Nguyên Đán, ngày giỗ tổ 10/3 AL, ngày 30/4 và 1/5, ngày 2/9 và ngày
22/12 ).
Đề số 11
1. Công tác Tham mưu
Câu 01: Trình bày tổ chức, biên chế; nhiệm vụ và vùng mạng thông tin của đơn vị
đồng chí đang quản lý?
Câu 02: Những giải pháp của bản thân khi đơn vị mình quản lý có quân nhân vắng
mặt trái phép, Quân nhân đào bỏ ngũ?
Trả lời:
A. Tên tình huống: “Quân nhân vắng mặt trái phép”
1. Tình huống dẫn dắt và cụ thể
Qua kiểm tra quân số, điểm danh thấy quân nhân vắng mặt ở đơn vị không rõ lý do. Hoặc
quân nhân đi phép, đi tranh thủ hết thời gian quy định chưa thấy trở lại đơn vị.
2. Nhận định tình huống
- Quân nhân có việc gia đình (đám cưới, đám giỗ, ông, bà, bố mẹ…ốm đau đi viện….)
được tin không dám xin chỉ huy đơn vị nên tự ý trốn về sau khi xong việc sẽ lên đơn vị.
- Quân nhân nhận được thư hoặc điện thoại người yêu nói chia tay nên trốn về để giải quyết.
3. Quyết tâm xử trí tình huống
Khi phát hiện quân nhân của mình vắng mặt tại đơn vị chưa quá 24 tiếng người chỉ huy trực
tiếp nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, nhận định tình hình, lập biên bản quân nhân vắng mặt trái
phép. Bằng mọi biện pháp cử lực lượng đi tìm, đưa quân nhân về đơn vị với thời gian sớm nhất
4. Quy trình xử trí của người chỉ huy cơ quan, đơn vị
- Bước 1: Người chỉ huy nhanh chóng tìm hiểu lý do quân nhân bỏ đơn vị, rà soát nắm các
mối quan hệ, các số điện thoại của người thân, người yêu...
- Bước 2: Người chỉ huy (CTV) tổ chức hội ý chỉ huy bàn bạc biện pháp xử lý, phân công
cán bộ rà soát lùng sục các vị trí mà quân nhân thường hay qua lại hoặc có mối quan hệ đặc biệt
cần lưu ý. Thông báo về gia đình để cùng đơn vị phối hợp động viên đưa quân nhân về đơn vị
trong thời gian sớm nhất.
- Bước 3: Tổng hợp báo cáo chỉ huy cấp trên và cơ quan chuyên ngành có liên quan
(Tham mưu, Chính trị…) xin ý kiến chỉ đạo.
B. Tên tình huống: “Quân nhân đào bỏ ngũ”
1. Tình huống dẫn dắt và cụ thể
Qua kiểm tra quân số, điểm danh thấy quân nhân vắng mặt ở đơn vị không rõ lý do. Hoặc
quân nhân đi phép, đi tranh thủ hết thời gian quy định chưa thấy trở lại đơn vị.
Quân nhân, CNVQP có hành vi rời bỏ đơn vị mà không có ý định trở lại, nhằm trốn tránh
nghĩa vụ; tức là đi khỏi đơn vị hoặc không đến đơn vị với ý thức bỏ hẳn, không tiếp tục phục vụ
trong quân đội.
2. Nhận định tình huống
- Quân nhân do gia đình làm ăn thua lỗ không có khả năng chi trả đã bỏ trốn khỏi địa
phương, nên quân nhân đã bỏ đơn vị để trốn theo gia đình không quay trở lại đơn vị nữa.
- Quân nhân do ăn chơi, cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá, vay nặng lãi không có khả năng chi
trả đã bỏ trốn khỏi đơn vị.
- Quân nhân được gia đình nuông chiều nên khi vào quân đội không chịu được cuộc sống
của người quân nhân nên đã bỏ trốn khỏi đơn vị...
3. Quyết tâm xử trí tình huống
Khi phát hiện quân nhân vắng mặt tại đơn vị người chỉ huy trực tiếp nhanh chóng hội ý
chỉ huy, tìm hiểu nguyên nhân, nhận định tình hình, lập biên bản quân nhân vắng mặt tại đơn vị.
Bằng mọi biện pháp đưa quân nhân của mình về đơn vị với thời gian sớm nhất
4. Quy trình xử trí của người chỉ huy cơ quan, đơn vị
- Bước 1: Người chỉ huy nhanh chóng tìm hiểu lý do quân nhân bỏ đơn vị, rà soát nắm
các mối quan hệ, các số liên lạc của người thân, người yêu quân nhân bỏ trốn khỏi đơn vị.
- Bước 2: Hội ý chỉ huy bàn biện pháp xử lý, phân công chỉ huy để giải quyết sự việc. Thông
báo về gia đình để cùng đơn vị động viên đưa quân nhân về đơn vị trong thời gian sớm nhất.
- Bước 3: Tổng hợp báo cáo chỉ huy cấp trên và cơ quan chuyên ngành có liên quan
(Tham mưu, Chính trị…) xin ý kiến chỉ đạo.
2. Công tác chính trị: Những nguyên tắc cơ bản của Nghị quyết 51/NQ-TW, ngày
20/7/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX). Phân tích nguyên tắc 1. Liên hệ thực tiễn
Trả lời:
*Những nguyên tắc cơ bản trong Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với QĐND Việt Nam.
2. Hệ thống tổ chức đảng trong quân đội được tổ chức từ ĐUQSTW đến cơ sở, hoạt động
theo Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, NQ, chỉ thị, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
ĐUQSTW do Bộ Chính trị chỉ định để lãnh đạo mọi mặt trong quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo
của BCHTW mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các cấp uỷ đảng trực thuộc
ĐUQSTW (nay là QUTW) đến cơ sở, cấp uỷ ở cấp nào do đại hội đảng bộ cấp đó bầu; trường
hợp đặc biệt do cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định.
3. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng trong quân đội hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách theo chức trách, nhiệm vụ.
4. TCCT đảm nhiệm CTĐ, CTCT trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban
Bí thư và trực tiếp, thường xuyên là của ĐUQSTW (nay là QUTW). ở mỗi cấp có chính uỷ
(hoặc chính trị viên) là người chủ trì về chính trị và cơ quan chính trị đảm nhiệm CTĐ, CTCT
của đơn vị, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của cấp uỷ, cơ quan chính trị, chính
uỷ (chính trị viên) cấp trên và sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ cùng cấp.
5. Trên cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc, toàn diện, xuyên suốt của các tổ chức đảng,
trong quân đội thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên.
*Phân tích nguyên tắc: “Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp và thường xuyên là
Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với QĐND Việt Nam“.
Đây là nguyên tắc mà Nghị quyết 27-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá V) đã xác định, lần
này Bộ Chính trị (khoá IX) tiếp tục khẳng định lại.
Đây là nguyên tắc chủ yếu nhất, chủ đạo, chi phối các nguyên tắc khác. Nguyên tắc này
xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn lãnh đạo của BCHTW, Bộ Chính trị phải lãnh
đạo chặt chẽ quân đội trong mọi tình huống, nắm chắc tình hình mọi mặt, quyết định các vấn đề
thuộc về đường lối, chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp lớn đối với sự nghiệp xây dựng và chiến
đấu của quân đội.
Nội dung nguyên tắc:
- Trên cơ sở đường lối, nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, BCHTW, Bộ
Chính trị xác định rõ mục tiêu chiến đấu của quân đội, đường lối, tư tưởng quân sự; đường lối,
nguyên tắc tổ chức xây dựng LLVTND; nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; chế độ
CTĐ, CTCT; các tổ chức quần chúng trong quân đội… trực tiếp lãnh đạo và kiểm tra việc tổ
chức thực hiện.
- Về mặt tổ chức, BCHTW, Bộ Chính trị chỉ định QUTW đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của BCHTW, Bộ Chính trị với hai chức năng là: nghiên cứu đề xuất với Trung ương các vấn đề
thuộc về đường lối, nhiệm vụ quân sự, xây dựng và củng cố nền QPTD; đồng thời, lãnh đạo
mọi mặt công tác đối với quân đội. ĐUQSTW vừa là cấp uỷ cao nhất của toàn quân, vừa là cơ
quan trực tiếp tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của BCHTW, Bộ Chính trị đối với quân đội.
- Trong hoạt động thực tiễn của quân đội, việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc này thể
hiện trên hai mặt:
Một là, ĐUQSTW phải cụ thể hoá sự lãnh đạo của BCHTW mà thường xuyên là Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đối với quân đội thành những NQ, chỉ thị phù hợp với đặc điểm, tình hình
nhiệm vụ của quân đội trong từng giai đoạn, để các đơn vị quán triệt và chấp hành.
Hai là, các tổ chức đảng, người lãnh đạo, chỉ huy các cấp; cán bộ, đảng viên trong quân
đội phải chấp hành sự lãnh đạo của BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trước hết và trực tiếp là
thực hiện một cách có hiệu quả các NQ, chỉ thị của ĐUQSTW.
* Liên hệ thực tiễn:

3. Công tác Kỹ thuật: Khi đơn vị xảy ra sự cố, tai nạn lao động, đồng chí sẽ xử lý như
thế nào?
Trả lời:
Khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động, chỉ huy đơn vị phải thực hiện các nội dung sau:
- Tiến hành ngay việc sơ cấp cứu người bị nạn, dừng ngay hoạt động. Bảo vệ hiện trường,
báo cáo lên cấp trên, cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, cơ quan có thẩm
quyền để tổ chức điều tra kết luận.
- Tất cả các sự cố, TNLĐ đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo
cáo theo quy định của Nhà nước và Quân đội.
- Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu hoặc khai báo, báo cáo sai sự thật về các sự cố, tai nạn
lao động.
4.Công tác Hậu cần: Nêu tiêu chuẩn quân lương năm 2020?
Trả lời:
1. Tiêu chuẩn tiền ăn: Từ 01/07/2020 tiền ăn của HSQ-BS bộ binh = 62.000
đồng/người/ngày, 78.000 đồng/người/ngày,phục vụ =70 k
- Tổ chức chia ăn theo định xuất, thực hiện cơ cấu ăn hợp lý (2-4-4) tiền ăn.
2. Tiêu chuẩn bánh chưng Tết: Tiêu chuẩn mỗi đồng chí 04 chiếc bánh chưng
3. Tiêu chuẩn ăn lễ Tết: HSQ CS, HL được hưởng 11 ngày ăn lễ tết ( ngày
1/1, 5 ngày tết Nguyên Đán, ngày giỗ tổ 10/3 AL, ngày 30/4 và 1/5, ngày 2/9 và ngày
22/12 ).

You might also like