You are on page 1of 5

QUẢN TRỊ THEO KHOA HỌC CHESTER I.

BARNARD
Chester I. Barnard (1886-1961) học về kinh tế tại Đại học Hardvard nhưng ông không tốt nghiệp vì không
tham dự học phần “Khoa học về thí nghiệm”.
Ông đã làm việc tại Bộ phận thống kê của công ty AT & T và vào năm 1927 ông đã trở thành tổng giám
đốc của công ty New Jersey Bell.
MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA BARNARD:

- Khái niệm về tổ chức phi chính thức: Tổ chức phi chính thức luôn tồn tại trong mọi tổ chức chính
thức và chúng bao gồm những mối quan hệ, các mạng tương tác phi chính thức, và các nhóm xã
hội tồn tại theo cách tự nhiên hay vốn có.
- Khái niệm lý thuyết vê sự chấp nhận quyển lực: lý thuyết này cho rằng con người có quyền tự do
trong lựa chọn việc chấp nhận hay không chấp nhận mệnh lệnh của nhà quản trị
*Barnard lập luận rằng tổ chức chỉ có thể vận hành nhịp nhàng như một guồng máy và đạt được các nỗ
lực cần thiết khi các mối quan hệ phi chính thức phát huy hiệu lực để hỗ trợ cho tổ chức nhờ vào việc
quản trị thích hợp.

Thế giới quan


- Chính trị là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân
- Trong quan hệ xã hội mỗi cá nhân đều có tính 2 mặt
- Các nhà quản lí phải nhìn thấy cả 2 mặt của cá nhân và tạo điều kiện cho họ phát triển
- Phạm trù “hiệu quả và hiệu lực”
+ tổ chức có hiệu lực là mọi cá nhân trong tổ chức phải nổ lực để tổ chức đạt được mục tiêu
chung.
+ Tổ chức có hiệu quả là khi các cá nhân trong tổ chức nổ lực thực hiện mục đích của tổ chức và
đó cũng là lúc tổ chức đáp ứng nhu cầu của cá nhân
- Barnard luôn tin vào việc học tập theo kinh nghiệm, theo ông “khoa học có nhiều hạn chế, đặt
biệt khi áp dụng vào quản lí”
- Ông khẳng định vẫn còn chỗ cho trực giác, bí quyết và tình cảm.

Tư tưởng chủ đạo


- Quản lí cần sự tối ưu, hiệu quả, chính xác trong tổ chức từ góc độ con người về mặt tâm lí và
hành vi của cá nhân
- Tổ chúc như là hệ thống các hoạt động hay tác động có ý thức của 2 hay nhiều người (tổ chức do
các cá nhân hợp tác với nhau tạo nên)

Cách tiếp cận quản lí:


Barnard cho rằng cần tiếp cận quản lí từ lý thuyết về tổ chức và cần phải phan biệt công việc quản lí và
công việc tổ chức
Quản lí không phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn nhằm duy trì và phát triển tổ
chức
Cách tiếp cận của Barnard ở 3 góc độ:

- Kỹ thuật là phối hợp chính xác


- Kinh tế
- Hành vi hay xã hội mang tính nhân văn

QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÍ


Quan niệm về tổ chức:
* Nhấn mạnh vai trò của người quản lí :
- Tạo ra bầu không khí có sự gắn kết hay thống nhất các giá trị và mục đích
- Thẩm quyền của nhà quản lí bắt nguồn từ sự chấp nhận của người dưới quyền
*Tổ chức cần 3 yếu tổ của hệ thống hợp tác:
- Sự sẵn sàng hợp tác: Phụ thuộc vào động cơ kinh tế, địa vị.. và mối quan hệ giữa đóng góp và nhận
lại khi cá nhân đóng góp cho tổ chức. Nếu sự nhận lại nhiều hơn đóng góp  cá nhân hoạt động hiệu quả
nhất và ngược lại.Vì vậy, bất cứ tổ chức nào cũng phải cố gắng duy trì sự cân bằng giữa “đóng góp” và
“nhận lại”.
+ ông đã đưa ra 4 yếu tố làm thõa mãn cá nhân, và nói gọn lại thành 2 yếu tố cơ bản: Yếu tố vật chất
(lương, thưởng, đk lao động) và yếu tố phi vật chất( cơ hộ thăng tiến, niềm tin,…)

- Mục đích chung: một tổ chức phải xác định được mục đích, mục tiêu rõ rang
- Hệ thống thông tin trong tổ chức: giúp các cá nhân hiểu biết mục đích chung, là nhân tố duy trì sự
hợp tác của các thành viên và có vai trò quan trọng trong việc thu hút các cá nhân vào mục tiêu
chung của tổ chức.
Barnard xem các tổ chức là hệ thống hợp tác hoạt động của con người và lưu ý rằng chúng thường tồn tại
trong thời gian ngắn. Hiếm có hãng nào có tuổi thọ hơn một thế kỷ. Tương tự như vậy, hầu hết các quốc
gia tồn tại dưới một thế kỷ. Tổ chức duy nhất có thể tuyên bố một tuổi đáng kể là Nhà thờ Công giáo La
Mã. Theo Barnard, các tổ chức không tồn tại lâu dài bởi vì chúng không đáp ứng được hai tiêu chí cần
thiết để tồn tại: hiệu lực và hiệu quả. . Tính hiệu quả, được định nghĩa theo cách thông thường: là có thể
hoàn thành các mục tiêu đã nêu. Ngược lại, ý nghĩa của Barnard về hiệu quả tổ chức khác hẳn với cách sử
dụng thông thường của từ này. Ông định nghĩa hiệu quả của một tổ chức là mức độ mà tổ chức đó có thể
thỏa mãn động cơ của các cá nhân
Quan niệm về quản lí:
Barnard cho rằng chức năng của quản lý nhằm duy trì hệ thống các cố gắng,nổ luccjw hợp tác của tổ
chức. Theo ông quản lý có 3 chức năng:
1) Phát triển và duy trì hệ thống thông tin
2) Khuyến khích sự đoàn kết cá nhân nhằm tạo nguồn lực của tổ chức. Chức năng này có 2 nhiệm
vụ:
+ Đưa cá nhân vào mối quan hệ hợp tác với tổ chức
+ Gợi mở dịch vụ sau khi cá nhân đã tham gia vào các mối quan hệ này
3) Đưa ra và xác định rõ mục đích, mục tiêu cả tổ chức
CÁC KHÍA CẠNH CỦA TỔ CHỨC CHÍNH THỨC
* TỔ CHỨC CHÍNH THỨC VÀ PHI CHÍNH THỨC
- Khái niệm:
+ Tổ chức chính thức là kiểu hợp tác giữa những con người có ý thức, có cân nhắc và có mục đích
bao gồm các khía cạnh như chuyên môn hóa, chính sách thúc đẩy, các quyết định quản lí, quyền ,…
+ Tổ chức phi chính thức là bộ phận không thuộc về bộ phận tổ chức chính thức và là 1 tổng hòa
của liên hệ cá nhân và quan hệ qua lại ko chịu sự quản thúc của tổ chức. Có 3 tác dụng: trao đổi thông
tin, điều tiết ý muốn hợp tác cá nhân, bảo về phẩm giá và lòng tự tôn cá nhân
* Chuyên môn hóa có thể theo 5 lĩnh vực:
- Chuyên môn hóa về địa dư
- chuyên môn hóa về thời gian
- Chuyên môn hóa về chức năng
- chuyên môn hóa phương thức: phương pháp hay cách thực hiện công việc
- chuyên môn hóa liên tưởng
*Những khuyến khích
- Thúc đẩy tích cực như tăng lương
- Làm giảm hay loại bỏ những động cơ tiêu cực như giảm giờ làm
* mặt khách quan: Những phương sách làm thõa mãn nhu cầu hiện có bằng phương pháp khích lệ
* Mặt chủ quan: thay đổi trạng thái tinh thần chính là phương pháp thuyết phục

Quyền hành trong tổ chức


Barnard cho rằng quyền hành là đặc tính của thông tin trong tổ chức. Nó phuj thuộc vào sự tiếp nhận và
thực thi hay không của chủ thể mà mệnh lệnh hướng tới

 Mặt chủ quan: chấp nhận thông tin- mệnh lệnh truyền xuống là có thẩm quyền.
 Mặt khách quan: liên quan đên các đặc tính của thông tin mà nó được chấp nhận và phụ thuộc và
những nhân tố tổ chức
Barnard đặt ra yêu cầu đối với quyền hành của nhà quản lí: Giải thích mệnh lệnh một cách dễ hiểu và áp
dụng đc trong hoàn cảnh cụ thể, tránh mệnh lệnh mâu thuẫn
Ra quyết định
Barnard đưa ra lí do ra quyết định bắt nguồn từ 3 lĩnh vực:

- Thông tin có thẩm quyền từ cấp quản lí cao hơn


- Từ những trường hợp thích hợp hơn cho việc quyết định bởi cấp dưới
- Từ những TH xuất phát từ sáng kiến của người quản lí

Theo ông, việc ra quyết định phải được phân phối cho cả 3 cấp quản lí: cao cấp, trung gian và cấp thấp
Barnard nhấn mạnh “không quyết định các vấn đề hiện tại không còn thích hợp, không quyết định vội
vàng, không ra các quyết định không có hiệu lực và không ra các quyết định mà người khác cần đưa ra”
Hệ thống chức vị
Có 2 kiểu hệ thống chức vị:

- Sự phân chia theo bậc của nghề nghiệp


- Kiểu đi cùng với quyền hành chính thức và trách nhiệm tương ứng

*Barnard đưa ra 3 phương pháp giải quyết mau thuẫn đạo đức trong QLTC
- Hành động theo tiềm thức trong phạm vi 1 hệ thống những nguyên tắc ưu tiên để ko nhận thấy sự
mâu thuẫn
- Phát triển 1 nguyên tắc ưu tiên và gắn bó có ý thức với nguyên tắc ấy
- Trở nên sáng tạo về mặt đạo đức

– Ưu điểm:
+ Lần đầu tiên quản lý được tiếp cận đầy đủ và toàn diện dưới góc độ của một tổ chức, xem tổ chức
như một cơ thể sống.
+ Đề cao và chú trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cá nhân trong tổ chức.
+ Bổ sung yếu tố tư duy phi logic (linh cảm, trực giác…) và yếu tố đạo đức vào quá trình ra quyết
định và quản lý, đề cao phẩm chất đạo đức của nhà quản lý. Khẳng định bản chất đạo đức của con người
nằm trong trách nhiệm quản lý.
– Hạn chế:
+ Chủ nghĩa kinh nghiệm.
+ Hệ thống chức vị đôi khi tạo ra những xu hướng tiêu cực.

*** Đánh giá chung:


Phương pháp nghiên cứu của Barnard không giống phương pháp nghiên cứu của lý luận tổ chức truyền
thống. Ông không lấy sự tồn tại của tổ chức làm tiền đề để nghiên cứu sự cấu thành, tính quy luật của sự
vận hành của tổ chức mà lấy những cá nhân cấu thành tổ chức làm điếm xuất phát, để nghiên cứu xem tại
sao các cá nhân đó tham gia hoạt động hiệp tác, thiết lập tổ chức và ông lấy đó làm cơ sở để nêu ra khái
niệm về hệ thống hiệp tác.
Ông cho rằng mỗi người đều có ý chí tự do cá nhân, năng lực lựa chọn và năng lực quyết định vấn đề,
do vậy có thể thực hiện một hành vi nào đó phù hợp với mục đích và thông qua hành vi của họ để biểu hiện
cá tính.

You might also like