You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

BÀI TIỂU LUẬN


Đề tài:

LÝ THUYẾT CHIỀU SÂU VĂN HÓA CỦA


HOFSTEDE

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Tạ Hoàng Thùy Trang

Các thành viên của nhóm:


Trần Thị Minh Anh - 1921001523
Lê Thị Kiều Anh - 1921001993
Nguyễn Hương Anh - 1921001971
Lê Thảo Anh - 1921002045
Phạm Tuyết Sương - 1921001701
Trần Thị Thanh Lam - 1921001965
MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU......................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi của đề tài............................................................................2
2.1 Đối tượng........................................................................................................2
2.2 Phạm vi.............................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................2
3.1 Mục đích...........................................................................................................2
3.2 Nhiệm vụ..........................................................................................................3
4. Cấu trúc đề tài........................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG LÝ THUYẾT CHIỀU SÂU VĂN HÓA CỦA HOFSTEDE
...................................................................................................................................... 4
1. Lịch sử ra đời của lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede..................................4
1.1 Tiểu sử Hofstede..............................................................................................4
1.2 Lịch sử ra đời lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede...................................5
2. Sáu chiều văn hóa của Hofstede............................................................................7
2.1 Khoảng các quyền lực (Power distance)...........................................................7
2.2 Tính cá nhân/ tính tập thể (Individualism/Collectivism)...................................8
2.3 Nam tính/Nữ tính (Masculinity/ Femininity)....................................................8
2.4 Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance)................................................9
2.5 Định hướng ngắn hạn và dài hạn (Long term/ Short term Orientation)..........10
2.6 Tự thỏa mãn (Indulgence)..............................................................................11
3. So sánh mô hình Hofstede tại Nhật Bản và Việt Nam.........................................12
4. Lợi thế và giới hạn của lý thuyết Hofstede..........................................................15
4.1 Lợi thế...........................................................................................................15
4.2 Giới hạn..........................................................................................................16
4.3 Tầm quan trọng..............................................................................................17
PHẦN III: KẾT LUẬN.............................................................................................18

1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, đàm phán đã trở thành một hoạt động vô cùng phổ biến trong cuộc
sống hàng ngày của mỗi người. Đàm phán xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực, từ văn hóa,
giáo dục cho tới khoa học, chính trị và đặc biệt là các vấn đề về kinh tế. Tuy nhiên
đàm phán như nào sao cho hiệu quả lại là một công việc không dễ dàng. Trên thực tế
có nhiều phương pháp, phong cách và quy tắc đàm phán. Tuy vậy, chìa khóa giúp một
nhà đàm phán thành công đó là phải hiểu thấu đối tác đàm phán của mình trước khi
ngồi vào bàn đàm phán.
Vậy thì làm như thế nào để có thế hiểu thấu được những con người từ những
quốc gia, thậm chí là lục địa khác trước khi chúng ta bước vào đàm phán với họ? Liệu
có nguy cơ xảy ra hiểu lầm hoặc cư xử sai lệch về văn hóa gây ra nhầm lẫn không
đáng có trên bàn đàm phán?
Những câu hỏi này đã được nhà tâm lý học Geert Hofstede đề ra và giải đáp
trong những năm 70 của thế kỷ trước. Và từ đó ông cũng đã đưa ra một bộ quy chuẩn
về các chiều văn hóa được toàn bộ thế giới công nhận và sử dụng cho đến ngày nay.
Nhận thức được vấn đề này, nhóm chúng em quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài:
“LÝ THUYẾT CHIỀU SÂU VĂN HÓA CỦA HOFSTEDE” nhằm làm rõ phạm vi lý
thuyết của Hofstede và tính thực tiễn của mà nó mang lại.

2. Đối tượng và phạm vi của đề tài


2.1 Đối tượng
Các chiều sâu văn hóa đa chiều mà Hofstede đề ra.

2.2 Phạm vi
Tập trung chủ yếu trong việc phân tích các lý thuyết văn hóa đa chiều của
Hofstede và ứng dụng của lý thuyết ở một số quốc gia.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1 Mục đích
Hình dung rõ hơn về sự khác biê ̣t giá trị văn hóa giữa các quốc gia ảnh hưởng
đến cách thức suy nghĩ, đánh giá, hành đô ̣ng khác nhau ở các quốc gia đó và đưa ra

2
cách giải quyết vấn đề của những người từ những nền văn hóa khác nhau trong hoạt
động đàm phán quốc tế. Từ đó có thể tránh được những cú sốc văn hoá để giao tiếp tốt
hơn khi tiếp xúc với các đối tác, cá nhân, tổ chức trong hoạt động đàm phán quốc tế.

3.2 Nhiệm vụ
Nhằm đáp ứng mục đích của nghiên cứu đã đề ra trên, bài tiểu luận nhóm chúng
em đề ra những nhiệm vụ sau:
- Phân tích và làm rõ các lý thuyết văn hóa đa chiều mà Hofstede đề ra.
- Nhận thức rõ được tầm quan trọng và ứng dụng thực tế của lý thuyết.
- So sánh để thấy sự khác biệt của mô hình Hofstede tại Nhật Bản và Việt Nam.

4. Cấu trúc đề tài


- Phần 1: Lịch sử ra đời của lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede.
- Phần 2: Sáu chiều văn hóa của Hofstede.
- Phần 3: So sánh mô hình Hofstede tại Nhật Bản và Việt Nam
- Phần 4: Lợi thế, giới hạn và tầm quan trọng của lý thuyết chiều sâu văn hóa của
Hofstede.

3
PHẦN II: NỘI DUNG LÝ THUYẾT CHIỀU SÂU VĂN
HÓA CỦA HOFSTEDE
1. Lịch sử ra đời của lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede
1.1 Tiểu sử Hofstede
Gerard Hendrik (Geert) Hofstede (2/10/1928 – 12/2/2020) là nhà tâm lý học
xã hội người Hà Lan, nhân viên của IBM, và Giáo sư danh dự về Nhân học tổ chức và
Quản lý quốc tế tại Đại học Maastricht ở Hà Lan. Sinh ra tại Gerrit và Evertine
Geessine (Veenhoven) Hofstede, Geert Hofstede theo học tại The Hague và
Apeldoorn , và nhận bằng tốt nghiệp trung học (Gymnasium Beta) vào năm 1945.

Hình 1.1: Gerard Hendrik (Geert) Hofstede

Năm 1953, sau khi tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Delft với bằng Thạc sĩ Kỹ thuật
Cơ khí, Hofstede gia nhập quân đội Hà Lan, làm nhân viên kỹ thuật trong quân đội Hà
Lan được hai năm. Năm 1965, ông tham gia nghiên cứu tiến sĩ bán thời gian tại Đại
học Groningen (Hà Lan) và gia nhập IBM International, làm giảng viên quản lý và
quản lý nghiên cứu nhân sự. Sau đó, ông thành lập và quản lý Phòng nghiên cứu nhân
sự tại đây. Đến năm 1967, Hofstede nhận bằng Tiến sĩ về tâm lý học xã hội kiêm cử
nhân. Trong hai năm nghỉ phép tại IBM từ năm 1971 đến năm 1973, ông là giảng viên
thỉnh giảng tại IMEDE (nay là Viện Phát triển Quản lý Quốc tế). Năm 1980, Hofstede
đồng sáng lập và trở thành Giám đốc đầu tiên của IRIC - Viện nghiên cứu về hợp tác
liên văn hóa, đặt tại Đại học Tilburg từ năm 1998.
4
Hofstede đã nhận được nhiều giải thưởng danh dự trong suốt sự nghiệp của ông.
Năm 2011, ông được phong làm Hiệp sĩ trong Huân chương Sư tử Hà Lan. Bên cạnh
đó, ông còn nhận được bằng tiến sĩ danh dự của bảy trường đại học ở Châu Âu: Đại
học Kinh doanh Nyenrode, Đại học New Bulgary, Đại học Kinh tế và Kinh doanh
Athens, Đại học Gothenburg, Đại học Liège, Đại học Quản lý và Kinh tế ISM, Đại
học Pécs năm 2009, và Đại học Tartu năm 2012. Ông cũng nhận được danh hiệu giáo
sư danh dự tại Đại học Hồng Kông 1992–2000; Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc
tế Bắc Kinh (UIBE) và Đại học Nhân dân Trung Quốc.

Nguồn: https://www.cambridge.org/core/journals/journal-of-institutional-
economics/article/commemorating-geert-hofstede-a-pioneer-in-the-study-of-culture-
and-institutions/

1.2 Lịch sử ra đời lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede


Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede, đề ra bởi nhà tâm lý học người Hà Lan
– Geert Hofstede, được coi là khuôn khổ cho sự giao tiếp đa quốc gia. Bằng việc phân
tích nhân tố, mô hình Hofstede miêu tả sự ảnh hưởng của văn hóa xã hội lên các thành
viên trong xã hội và làm thế nào mà các giá trị này liên quan đến hành vi của họ.
Hofstede đã tiếp cận mô hình đầu tiên của mình như một kết quả phân tích nhân tố của
bảng khảo sát nhân lực trên toàn thế giới cho IBM vào khoảng giữa năm 1967 và
1973. Sau đó, kết quả này đã được phân tích và chắt lọc kỹ càng. Những lý thuyết ban
đầu đã đưa ra bốn khía cạnh cần phân tích của các giá trị văn hóa:
- Chủ nghĩa cá nhân – chủ nghĩa tập thể (individualism – collectivism)
- Mức độ e ngại rủi ro (uncertainty avoidance)
- Khoảng cách quyền lực (power distance)
- Định hướng nam tính, nữ tính (masculinity-femininity)
Một nghiên cứu độc lập tại Hồng Kông đã giúp Hofstede hình thành khía cạnh
thứ năm - định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (long term orientation-short
term orientation), nhằm bao quát các khái niệm chưa được thảo luận trong mô hình
ban đầu. Năm 2010, Hofstede đưa ra khía cạnh thứ sáu để so sánh sự tự thỏa mãn (các
nhu cầu bản thân) so với sự tự kiềm chế của con người (indulgence-restraint) 

5
Hình 1.2: Thang đo 6 chiều văn hóa

Mô hình của Hofstede giải thích sự khác biệt văn hóa quốc gia và hậu quả của
chúng, khi được giới thiệu vào năm 1980, đến vào thời điểm sự khác biệt về văn hóa
giữa các xã hội ngày càng phù hợp vì cả lý do kinh tế và chính trị. Việc phân tích dữ
liệu khảo sát và tuyên bố của ông đã khiến nhiều học viên quản lý nắm lấy mô hình,
đặc biệt là sau khi xuất bản cuốn sách năm 1991 của ông, Cultures and Organis:
Software of the Mind.
Để xác nhận các kết quả nghiên cứu trước đó và mở rộng chúng ra các quần thể
mẫu thử khác, sáu nghiên cứu xuyên quốc gia khác đã được thực hiện thành công suốt
từ năm 1990 đến năm 2002. Lần nghiên cứu bổ sung này bao quát từ 14 đến 28 quốc
gia, với những đối tượng phỏng vấn bao gồm cả phi công thương mại, học sinh, quản
lý dịch vụ dân sư, người tiêu dùng ở tầng lớp trung và thượng lưu. Kết quả nghiên cứu
đã thiết lập điểm giá trị dựa trên bốn khía cạnh văn hóa đã nói ở trên, trong tổng số 76
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thành quả của Hofstede đã tạo ra một truyền thống nghiên cứu quan trọng trong
lĩnh vực tâm lý đa sắc tộc cũng như nhận được sự hỗ trợ và xác nhận từ các nhà
nghiên cứu và tư vấn tại nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và giao tiếp quốc tế.
Lý thuyết của Hofstede cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như làm mô hình cho nghiên cứu về tâm lý học đa sắc tộc, quản lý quốc tế và giao tiếp
đa văn hóa. Đây cũng là nguồn tư liệu quan trọng và là nguồn cảm hứng trong các
nghiên cứu về những khía cạnh văn hóa đa quốc gia như giá trị và niềm tin của xã hội.

6
(Nguồn: https://www.rebe.rau.ro/RePEc/rau/journl/WI12/REBE-WI12-A5.pdf )

2. Sáu chiều văn hóa của Hofstede


2.1 Khoảng các quyền lực (Power distance)
“Khoảng cách quyền lực” là từ để miêu tả cách một xã hội ứng xử với sự bất
bình đẳng về quyền lực giữ con người trong xã hội. Một xã hội có sự chênh lệch về
quyền lực lớn có nghĩa là có mức độ bất bình đẳng tương đối cao và luôn tăng lên theo
thời gian. Tại các quốc gia này, có khoảng cách rất lớn giữa những người có quyền lực
và những người thấp cổ bé họng. Guatemala, Malaysia, Philippin và một vài nước
Trung Đông là các quốc gia điển hình về khoảng cách quyền lực lớn.

Ngược lại, trong các xã hội với khoảng cách quyền lực thấp, sự chênh lệch giữa
kẻ mạnh và kẻ yếu rất nhỏ. Ví dụ, ở các nước Scandinavia như Đan Mạch và Thụy
Điển, các chính phủ xây dựng hệ thống thuế và phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo đất
nước của họ giữ được sự bình đẳng tương đối trong thu nhập và quyền lực. Hoa Kỳ là
đất nước có khoảng cách về quyền lực tương đối thấp.
Sự phân cấp xã hội (social stratification) là yếu tố có ảnh hưởng đến khoảng
cách quyền lực. Ở Nhật, hầu hết tất cả mọi người thuộc tầng lớp trung lưu, trong khi
đó ở Ấn Độ, đẳng cấp trên nắm hầu hết quyền kiểm soát đối với việc ra quyết định và
sức mua. Trong các công ty, mức độ phân tầng quản lý và chuyên quyền trong lãnh
đạo sẽ quyết định khoảng cách quyền lực. Trong các doanh nghiệp, sự chênh lệc lớn
về quyền lực cùng cách quản lý chuyên quyền làm cho quyền lực tập trung vào các
7
nhà lãnh đạo cấp cao và nhân viên không có quyền tự quyết. Còn trong các công ty có
chênh lệch về quyền lực thấp, những nhà quản lý và nhân viên của họ thường bình
đẳng hơn, hợp tác với nhau nhiều hơn để đạt được mục tiêu của công ty.

2.2 Tính cá nhân/ tính tập thể (Individualism/Collectivism)


Tính cá nhân và tính tập thể có nghĩa là văn hóa đó đánh giá một cá thể theo cá
nhân người đó hay theo việc anh ta thuộc nhóm người nào (Ví dụ: thành phần gia
đình, nghề nghiệp…). Trong các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, mối quan hệ giữa con
người tương đối lỏng lẻo, mỗi người có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản
thân mình. Những xã hội này ưa thích tính cá nhân hơn sự đoàn kết tập thể. Cạnh
tranh là tiêu chuẩn và ai cạnh tranh tốt nhất sẽ giành được phần thưởng. Astralia,
Canada, vương quốc Anh và Hoa Kỳ là những đất nước theo chủ nghĩa cá nhân.

Ngược lại, trong các xã hội theo chủ nghĩa tập thể, mối quan hệ giữa các cá nhân
đóng vai trò quan trọng hơn trong ý muốn cá nhân. Hoạt động kinh doanh được tiến
hành dựa trên cơ sở làm việc nhóm, trong đó ý kiến tập thể luôn được coi trọng. Tập
thể quan trọng hơn tất cả, vì cơ bản, cuộc sống là một mối quan hệ hợp tác. Sự đoàn
kết và đồng tình giúp giữ vững mối quan hệ hòa hợp trong tập thể. Trung Quốc,
Panama và Hàn Quốc là những ví dụ tiêu biểu cho một xã hội theo chủ nghĩa tập thể.

8
2.3 Nam tính/Nữ tính (Masculinity/ Femininity)
Nam tính/Nữ tính là khái niệm chỉ một định hướng của xã hội dựa trên giá trị
của nam tính và nữ tính. Các nền văn hóa nam tính có xu hướng coi trọng cạnh tranh,
sự quyết đoán, tham vọng và sự tích lũy của cải. Xã hội được tạo nên bởi những người
đàn ông và phụ nữ quyết đoán, chú trọng đến sự nghiệp, kiếm tiền và hầu như không
quan tâm đến những thứ khác. Có thể kể đến các ví dụ điển hình là Astralia, Nhật Bản,

Hoa Kỳ cũng là một đất nước có nam tính tương đối cao. Các nền văn hóa nói tiếng
Tây Ban Nha cũng khá nam tính và thể hiện sự say mê lao động, sự táo bạo và cạnh
tranh. Trong kinh doanh, tính chất nam tính thể hiện ở sự thích hành động tự tin, năng
động.
Ngược lại, trong các nền văn hoa nữ tính, như ở các nước Scandinavia, cả Nam
giới và Nữ giới đều chú trọng vào việc duy trì vai trò, sự phụ thuộc lẫn nhau và quan
tâm tới những người kém may mắn hơn. Hệ thống phúc lợi phát triển cao và nhà nước
thường có chế độ trợ cấp cho giáo dục.

2.4 Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance)


E ngại rủi ro thể hiện chừng mực mà con người có thể chấp nhận rủi ro và sự
không chắc chắn trong cuộc sống của họ. Trong xã hội có mức độ e ngại rủi ro cao,
con người thường thiết lập nên các tổ chức để tối thiểu hóa rủi ro và đảm bảo an toàn
tài chính. Các công ty tập trung tạo ra việc làm ổn định và thiết lập các quy định để
điều chỉnh các hoạt động của nhân viên cũng như tối thiểu hóa sự không minh bạch.
Các nhà lãnh đạo thường phải mất nhiều thời gian để ra quyết định vì phải xem xét hết
9
mọi khả năng xảy ra rủi ro. Bỉ, Pháp và Nhật Bản là những nước có mức độ e ngại rủi
ro tương đối cao.

Những xã hội có mức độ e ngại rủi ro thấp thường giúp các thành viên làm quen
và chấp nhận sự không chắc chắn. Các nhà quản lý rất nhanh nhạy và tương đối thoải
mái khi chấp nhận rủi ro nhên họ ra quyết định khá nhanh. Con người chấp nhận cuộc
sống mỗi ngày xảy đến và làm việc bình thường vì họ không lo lắng về tương lai. Họ
có xu hướng dung hòa được các hành động và quan điểm khác biệt so với bản thân họ
vì họ không cảm thấy sợ sệt. Ấn Độ, Ireland, Jamaica và Hoa Kỳ là những ví dụ tiêu
biểu nhất cho các quốc gia có mức độ e ngại rủi ro thấp.

2.5 Định hướng ngắn hạn và dài hạn (Long term/ Short term Orientation)
Khía cạnh này thể hiện mức độ ở đó con người và các tổ chức trì hoãn sự thỏa
mãn để đạt được thành công trong dài hạn. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp và con
người trong các nền văn hóa định hướng dài hạn có xu hướng nhìn về lâu dài khi lập
kế hoạch và cuộc sống. Họ chú trọng đến khoảng thời gian trong nhiều năm và nhiều
thập kỉ.

10
Khía cạnh dài hạn được thể hiện rõ nhất trong các giá trị đạo đức của người châu
Á – các định hướng văn hóa truyền thống của một số nước châu Á, bao gồm Trung
Quốc, Nhật Bản và Singapore. Một phần, những giá trị này dựa trên các học thuyết
của triết gia nổi tiếng của Trung Quốc là Khổng Tử. Ông sống vào khoảng năm 500
trước công nguyên. Ngoài định hướng dài hạn, Khổng Tử cũng tán thành các giá trị
văn hóa khác mà cho đến bây giờ các giá trị đó vẫn là nền tảng cho nhiều nền văn hóa
của châu Á. Những giá trị đó bao gồm tính kỷ luật, sự trung thành, sự siêng năng,
quan tâm đến giáo dục, sự tôn trọng gia đình, chú trọng đoàn kết cộng đồng và kiểm
soát ham muốn cá nhân. Các học giả thường công nhận các giá trị này là điều làm nên
sự kì diệu của Á Đông, làm nên tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể và quá trình hiện
đại hóa của các nước Đông Á trong suốt vài thập kỉ qua. Ngược lại, Hoa Kỳ và hầu
hết các nước phương Tây đều chú trọng đến định hướng ngắn hạn.

2.6 Tự thỏa mãn (Indulgence)


Đây là khía cạnh cuối cùng được Hofstede bổ sung vào lý thuyết của mình. Một thách
thức mà nhân loại phải đối mặt, cả hiện tại và trong quá khứ, là mức độ hòa nhập của
trẻ nhỏ với xã hội. Nếu không có xã hội hóa, chúng ta không trở thành “con người”.
Chỉ số này thể hiện mức độ mỗi con người cố gắng kiểm soát những mong muốn, nhu
cầu của bản thân dựa trên cách họ được nuôi dạy. Khả năng kiểm soát tương đối yếu
được gọi là “Nuông chiều” và kiểm soát tương đối mạnh được gọi là “Kiềm chế”. Do
đó, các nền văn hóa có thể được mô tả là Nuông chiều hoặc Kiềm chế.

11
Nền văn hóa “Nuông chiều” sẽ cho phép bạn tự do làm những gì mình thích.
Một xã hội cho phép hưởng thụ thường tạo niềm tin cho cá nhân rằng chính họ, quản
lý cuộc sống và cảm xúc của mình. Ở chiều ngược lại, con người trong xã hội Kiềm
chế thường không chú trọng nhiều đến thời gian giải trí để thỏa mãn sự hài lòng của
bản thân. Những cá nhân sống trong xã hội này sẽ luôn cảm thấy hành động của mình
bị giới hạn bởi những quy tắc, và những hoạt động nuông chiều bản thân sẽ làm họ
cảm thấy sai trái. Các quốc gia Nuông chiều có thể kể đến là Mexico, Đan Mạch,
Mozambique; và ở chiều Kiềm chế sẽ là các nước Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan...
Nguồn: https://geerthofstede.com

3. So sánh mô hình Hofstede tại Nhật Bản và Việt Nam

Nhật Bản
Việt Nam

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh mô hình Hofstede tại Nhật Bản và Việt Nam

3.1. Khoảng cách quyền lực


Nhật Bản với mức điểm trung bình là 54, là một xã hội phân cấp biên giới.
N0gười Nhật luôn ý thức về vị trí thứ bậc của họ trong bất kỳ bối cảnh xã hội nào và
hành động phù hợp. Tuy nhiên, nó không phân cấp như hầu hết các nền văn hóa châu
Á khác. Một số người nước ngoài cho rằng Nhật Bản cực kỳ có thứ bậc vì kinh
nghiệm kinh doanh của họ về quá trình ra quyết định chậm chạp: tất cả các quyết định
phải được xác nhận bởi từng tầng thứ bậc và cuối cùng là bởi ban lãnh đạo cao nhất ở

12
Tokyo. Một ví dụ khác về Khoảng cách quyền lực không quá cao là Nhật Bản luôn là
một xã hội chuyên quyền.
Trong khi đó, Việt Nam đạt điểm cao về khía cạnh này (điểm 70), có nghĩa là
mọi người chấp nhận một trật tự thứ bậc, trong đó mọi người đều có vị trí nhất định.
Hệ thống phân cấp trong một tổ chức được coi là phản ánh sự bất bình đẳng vốn có,
tập trung hóa là phổ biến, cấp dưới mong đợi được chỉ dẫn những gì phải làm và ông
chủ lý tưởng là một người chuyên quyền nhân từ. Những thách thức đối với lãnh đạo
không được đón nhận.
3.2. Chủ nghĩa cá nhân
Nhật Bản đạt điểm 46 trên khía cạnh Chủ nghĩa cá nhân. Điều này cho thấy
nhiều đặc điểm của một xã hội tập thể: chẳng hạn như đặt sự hài hòa của nhóm lên
trên việc thể hiện ý kiến cá nhân. Tuy nhiên, nó không mang tính tập thể như hầu hết
các nước láng giềng Châu Á khác. Lời giải thích phổ biến nhất cho điều này là xã hội
Nhật Bản không có hệ thống gia đình mở rộng như Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhật
Bản là một xã hội trọng gia đình và tài sản được thừa kế từ cha cho con trai cả, những
người em phải rời nhà và tự kiếm sống. Người Nhật có kinh nghiệm tập thể theo tiêu
chuẩn phương Tây và kinh nghiệm theo chủ nghĩa cá nhân theo tiêu chuẩn châu Á. Họ
sống riêng tư và kín đáo hơn hầu hết những người châu Á khác, chẳng hạn như đại gia
đình của họ và cộng đồng địa phương của họ.
Việt Nam, với điểm số 20 là một xã hội tập thể. Điều này được thể hiện trong
cam kết lâu dài chặt chẽ với nhóm tập thể mà họ tham gia, đó có thể là một gia đình,
họ hàng hoặc các mối quan hệ mở rộng. Lòng trung thành trong một nền văn hóa theo
chủ nghĩa tập thể là điều rất quan trọng và vượt qua hầu hết các quy tắc và luật lệ xã
hội khác. Một xã hội như vậy nuôi dưỡng các mối quan hệ bền chặt, nơi mọi người
đều có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm của họ. Các mối quan hệ của người
sử dụng lao động/nhân viên được nhìn nhận theo khía cạnh đạo đức (giống như một
liên kết gia đình), việc tuyển dụng và thăng chức có tính đến mối quan hệ trong nhóm
của nhân viên.
3.3. Nam tính
Ở mức 95, Nhật Bản là một trong những xã hội nam tính nhất trên thế giới. Tuy
nhiên, kết hợp với chủ nghĩa tập thể nhẹ nhàng của họ, bạn không thấy những hành vi

13
cá nhân quyết đoán và cạnh tranh mà chúng ta thường liên tưởng đến văn hóa Nam
tính, thay vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm. Ngay từ khi còn rất nhỏ ở
các trường mẫu giáo, trẻ em học cách thi đấu trong ngày hội thể thao của nhóm mình.
Ở doanh nghiệp Nhật Bản, bạn thấy rằng các nhân viên có động lực cao nhất khi họ ở
trong một đội chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh. Điều cũng được xem là biểu
hiện của Nam tính ở Nhật Bản là động lực cho sự xuất sắc và hoàn hảo trong mọi khía
cạnh của cuộc sống. Tính tham lam khét tiếng của người Nhật là một biểu hiện khác
của tính Nam tính của họ. Phụ nữ khó có thể thăng tiến trong công ty ở Nhật Bản với
tiêu chuẩn nam tính của họ về thời gian làm việc chăm chỉ và lâu dài.
Việt Nam đạt điểm 40 về khía cạnh này và do đó được coi là một xã hội Nữ tính.
Ở các quốc gia Nữ tính, trọng tâm là “làm việc để sống”, các nhà quản lý nỗ lực vì sự
đồng thuận, mọi người coi trọng sự bình đẳng, đoàn kết và chất lượng trong cuộc sống
làm việc của họ. Xung đột được giải quyết bằng thỏa hiệp và thương lượng.
3.4. Mức độ e ngại rủi ro
Ở mức 92, Nhật Bản là một trong những quốc gia tránh được bất trắc nhất trên
trái đất. Điều này thường được cho là do Nhật Bản thường xuyên bị đe dọa bởi thiên
tai từ động đất, sóng thần, bão đến, núi lửa phun trào. Trong hoàn cảnh đó, người Nhật
đã học cách chuẩn bị cho mọi tình huống bất trắc. Điều này còn được áp dụng cho mọi
khía cạnh khác của xã hội. Bạn có thể nói rằng ở Nhật Bản bất cứ điều gì bạn làm đều
được quy định để có khả năng dự đoán tối đa.
Ví dụ, những lễ khai giảng và bế giảng của mỗi năm học được tiến hành gần như
giống hệt nhau ở mọi nơi trên đất nước Nhật Bản. Tại đám cưới, tang lễ và các sự kiện
xã hội quan trọng khác, những gì mọi người mặc và cư xử được quy định rất chi tiết
trong sách nghi thức. Các nhà quản lý yêu cầu tất cả các dữ kiện và số liệu chi tiết
trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Mức độ e ngại rủi ro cao là một trong những lý
do tại sao những thay đổi rất khó thành hiện thực ở Nhật Bản.
Việt Nam đạt điểm 30 về khía cạnh này - xã hội có mức độ e ngại rủi ro thấp.
Các xã hội này duy trì một thái độ thoải mái hơn, trong đó việc thực hành được coi là
nhiều hơn các nguyên tắc và sự lệch lạc so với chuẩn mực dễ dàng được chấp nhận
hơn. Trong các xã hội thể hiện mức độ e ngại rủi ro thấp, mọi người tin rằng không
nên có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết và nếu chúng không rõ ràng thì nên bỏ hoặc

14
thay đổi. Lịch trình thường linh hoạt, sự chính xác và đúng giờ không phải là yếu tố
bắt buộc, sự đổi mới không được coi là mối đe dọa.
3.5. Định hướng dài hạn
Ở 88 điểm, Nhật Bản là một trong những xã hội có định hướng dài hạn nhất.
Người Nhật xem cuộc sống của họ là một khoảnh khắc rất ngắn ngủi trong lịch sử lâu
dài của nhân loại. Bạn làm hết sức mình trong thời gian sống và đó là tất cả những gì
bạn có thể làm. Mọi người sống cuộc đời của họ được hướng dẫn bởi những nhân đức
và những tấm gương tốt thiết thực. Tại các công ty Nhật Bản, bạn nhìn thấy định
hướng dài hạn ở tỷ lệ đầu tư liên tục cao vào R&D ngay cả trong thời điểm kinh tế
khó khăn, tỷ lệ vốn tự có cao hơn, ưu tiên tăng trưởng thị phần ổn định hơn là lợi
nhuận hàng quý, v.v. . Tất cả đều phục vụ cho sự lâu bền của các công ty.
Việt Nam đạt điểm 57, trở thành một nền văn hóa thực dụng. Trong các xã hội
có khuynh hướng thực dụng, người ta tin rằng chân lý phụ thuộc rất nhiều vào hoàn
cảnh, bối cảnh và thời gian. Họ cho thấy khả năng thích ứng dễ dàng với các điều kiện
thay đổi, xu hướng hội nhập mạnh mẽ, tiết kiệm và đầu tư để đạt được kết quả.
3.6. Sự thỏa mãn bản thân
Nhật Bản với số điểm thấp là 42 và Việt Nam với số điểm 35 , được chứng minh
là có văn hóa Kiềm chế. Các xã hội có điểm số thấp trong khía cạnh này có xu hướng
hoài nghi và bi quan. Ngoài ra, trái ngược với các xã hội Nuông chiều, các xã hội
Kiềm chế không chú trọng nhiều đến thời gian giải trí và kiểm soát việc thỏa mãn
mong muốn của họ. Những người có định hướng này có nhận thức rằng hành động
của họ bị hạn chế bởi các chuẩn mực xã hội và cảm thấy việc tự thưởng cho bản thân
có phần sai trái.
Nguồn: https://www.hofstede-insights.com/

4. Lợi thế và giới hạn của lý thuyết Hofstede


4.1 Lợi thế
Là một lý thuyết mạnh và được áp dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu văn hóa.
Một số lý do để làm cho lý thuyết Hofstede phát triển mạnh vì chính tác giả là người
xây dựng nên lý thuyết từ nghiên cứu của chính mình trên 53 quốc gia khác nhau và
cũng chính tác giả Hofstede cũng là người xây dựng thang đo cho nghiên cứu thực
nghiệm, bộ thang đo của tác giả đã được đánh giá độ tin cậy và độ giá trị tốt để đo
15
lường trong các nghiên cứu thực nghiệm (Soares, 2004; Yoo và cộng sự, 2011). Lý
thuyết Hofstede mạnh lên nhờ một số tác giả khác tiến hành nghiên cứu, kiểm định tại
một số quốc gia đã mang lại kết quả phù hợp với lý thuyết Hofstede. Chính tác giả
cũng là người tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm cho lý thuyết của mình, đây
cũng là lý do làm cho lý thuyết Hofstede mạnh lên (Soares, 2004; Yoo và cộng sự,
2011).

4.2 Giới hạn


Dựa vào những ứng dụng rộng rãi của mình, mô hình của Hofstede được coi như
một nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về các giá trị văn hóa quốc gia. Tuy nhiên, lý thuyết
này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, công trình nghiên cứu này dựa trên các dữ liệu thu thập được trong
khoảng thời gian từ năm 1968 đến năm 1972. Từ đó đến nay nhiều thứ đã thay đổi,
bao gồm tiến trình toàn cầu hoá liên tiếp, sự phát triển của các phương tiện truyền
thông xuyên quốc gia, tiến bộ công nghệ và vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao
động. Công trình này đã không thể lý giải được sự hội tụ các giá trị văn hóa đã xuất
hiện trong suốt vài thập kỉ qua.
Thứ hai, những phát hiện của Hofstede đều dựa trên ý kiến của những nhân viên
của một công ty đơn lẻ – công ty IBM – trong một ngành công nghiệp đơn lẻ, do đó
rất khó để khái quát hoá vấn đề.
Thứ ba, ông đã sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, phương pháp này
không hiệu quả khi điều tra một số vấn đề sâu xa xung quanh phương diện văn hoá.
Cuối cùng, Hofstede vẫn không nắm bắt được tất cả các khía cạnh tiềm ẩn của
văn hoá.
Để phản ứng lại với phê phán cuối cùng này, Hofstede cuối cùng đã bổ sung khía
cạnh thứ năm vào nghiên cứu của mình: định hướng dài hạn hoặc ngắn hạn. Khía cạnh
này thể hiện mức độ ở đó con người và các tổ chức trì hoãn sự thoả mãn để đạt được
thành công trong dài hạn. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp và con người trong
các nền văn hoá định hưóng dài hạn có xu hướng nhìn về lâu dài khi lập kế hoạch và
cuộc sống. Họ chú trọng đến khoảng thời gian trong nhiều năm và nhiều thập kỉ. Khía
cạnh dài hạn được thể hiện rõ nhất trong các giá trị đạo đức của người châu Á – các
định hướng văn hoá truyền thống của một số nước châu Á, bao gồm Trung Quốc,

16
Nhật Bản và Singapore. Những giá trị đó bao gồm tính kỷ luật, sự trung thành, sự
siêng năng, quan tâm đến giáo dục, sự tôn trọng gia đình, chú trọng đoàn kết cộng
đồng và kiểm soát ham muốn cá nhân. Các học giả thường công nhận các giá trị này là
điều làm nên sự kì diệu của Á Đông, làm nên tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể và
quá trình hiện đại hoá của các nước Đông Á trong suốt vài thập kỉ qua. Ngược lại,
Hoa Kỳ và hầu hết các nước phương Tây đều chú trọng đến định hướng ngắn hạn.
Chúng ta chỉ nên coi công trình nghiên cứu của Hofstede như là một chỉ dẫn khái
quát, nó hữu ích trong việc giúp chúng ta có được sự hiểu biết sâu hơn trong hợp tác,
giao lưu xuyên quốc gia với các đối tác kinh doanh, khách hàng nước ngoài.
4.3 Tầm quan trọng
Geert Hofstede được biết đến như một nhà nghiên cứu đa dạng văn hóa và nhân
chủng học vĩ đại nhất, nhất là với những ứng dụng từ lý thuyết của ông trong vận hành
của kinh doanh quốc tế. Hàng ngàn tài liệu và nghiên cứu sau đó được lấy cảm hứng
và dẫn chứng từ những xuất bản của ông, ví dụ như với hơn 20 000 trích dẫn được lấy
từ cuốn sách “Hệ quả của văn hóa: so sánh những giá trị, hành vi, thể chế và tổ chức
xuyên quốc gia” mà Hofstede xuất bản năm 2003 (đã được chỉnh lý và bổ sung so với
bản in đầu tiên).

Mô hình năm chiều văn hóa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời
sống và con người, cũng như trong những mô hình kinh doanh quốc tế. Các ứng dụng
thực tế của lý thuyết này gần như được phát triền ngay lập tức sau khi được công bố.
Trên thực tế, trong kinh doanh, văn hóa là một khía cạnh nhạy cảm, nhưng hiệu quả
trong việc giúp con người giao tiếp và hòa nhập từ những nền văn hóa khác nhau.
Điều này cực kỳ hữu ích trong việc bảo đảm sự thành công của các giao dịch kinh tế.

17
PHẦN III: KẾT LUẬN
Mặc cho những minh chứng cho rằng các nhóm sắc tộc khác nhau sẽ có các đặc
trưng khác nhau, chúng ta thường tin rằng ẩn sâu trong đó, mọi sắc tộc đều tương
đồng. Thực tế, chúng ta thường không nhận thức được các nền văn hóa của các nước
khác nhau và có xu hướng tối giản sự khác biệt này. Điều này dẫn đến các hiểu nhầm
cũng như diễn giải sai lệch giữa văn hóa và con người đến từ các quốc gia khác nhau.
Thay cho các dấu hiệu hội nhập mà chúng ta kỳ vọng với sự trợ giúp của công nghệ
thông tin tiên tiến, những khác biệt văn hóa dường như vẫn là một vấn đề nhức nhối
của thế giới và sự khác biệt thậm chí còn diễn ra ngày càng phong phú. Vì vậy, nhằm
hình thành tính tôn trọng sự đa dạng các nền văn hóa, chúng ta cần có nhận thức một
cách đầy đủ về sự khác biệt của chúng.

Với lý thuyết chiều sâu văn hóa này, Geert Hofstede đã làm sáng tỏ những khác
biệt. Đây là công cụ được sử dụng nhằm hình thành cái nhìn tổng quan và đúng đắn về
các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, cũng như xác định cái chúng ta kỳ vọng và
làm cách nào để hành xử tương ứng với những sự đa dạng văn hóa. Thành quả của
Hofstede đã tạo ra một truyền thống nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực tâm lý đa
sắc tộc cũng như nhận được sự hỗ trợ và xác nhận từ các nhà nghiên cứu và tư vấn tại
nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh doanh và giao tiếp quốc tế.

Lý thuyết của Hofstede cũng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như làm mô hình cho nghiên cứu về tâm lý học đa sắc tộc, quản lý quốc tế và
giao tiếp đa văn hóa. Đây cũng là nguồn tư liệu quan trọng và là nguồn cảm hứng
trong các nghiên cứu về những khía cạnh văn hóa đa quốc gia như giá trị và niềm tin
của xã hội.

18
PHỤ LỤC
1. https://www.cambridge.org/core/journals/journal-of-institutional-
economics/article/commemorating-geert-hofstede-a-pioneer-in-the-
study-of-culture-and-institutions/
2. https://www.rebe.rau.ro/RePEc/rau/journl/WI12/REBE-WI12-A5.pdf )
3. https://www.hofstede-insights.com/

19

You might also like